Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHIỀU TỐI

__HỒ CHÍ MINH__


Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ, nhà chính luận kiệt xuất. Sáng tác
của Người luôn vận động từ trong bóng tối ra ánh sáng, từ cô đơn lạnh giá đến ấm áp tràn đầy, hoà
quyện giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. “Chiều tối” bài thơ tiêu biểu nhất, được in trong tập “Nhật ký
trong tù” vị trí 31 trong tổng số 134 bài thơ. Tác phẩm không chỉ diễn tả tình yêu thiên nhiên, tình yêu
cuộc sống con người mà còn ngợi ca ý chí vượt lên trên hoàn cảnh của người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh.
Cả bài thơ là sự hòa quyện giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn tôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh cánh chim chiều mang màu sắc cổ điển “quyện điểu”. Trong thơ xưa, cánh
chim từng gợi lên sự vận động của không gian và thời gian: “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao). Hay câu
thơ: “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Hình ảnh cánh chim trong thơ xưa thường
bay về cõi hư vô không xác định: “Ngày mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan). Những
cánh chim trong thơ Bác mang màu sắc hiện đại bởi đó là cánh chim của hoàn cảnh trên đường chuyển
lao, cánh chim của khát khao tự do, của tư thế hiên ngang luôn ngẩng cao đầu trước mọi khó khăn, thử
thách. Ta cảm nhận được chất tình chan chứa trong cách cảm nhận sự vận động của cánh chim trong thơ
Bác “quyện điểu”. Phải có một tình yêu thiên nhiên tha thiết, chất thép tràn đầy thì Hồ Chí Minh mới có
thể cảm nhận được sự vận động tinh tế của thiên nhiên tạo vật.

Cùng với hình ảnh cánh chim là sự xuất hiện của hình ảnh mang màu sắc cổ điển: “Cô vân mạn mạn”,
“thiên không”. Thơ xưa thường sử dụng hình ảnh “cô vân” và “thiên không” để nhấn mạnh không gian
rộng lớn. Trong thơ xưa, những đám mây thường bay vào cõi hư vô không xác định: “Ngàn năm mây
trắng bây giờ còn bay” (Hoàng hạc lâu – Thôi Hiệu). So giữa phần phiên âm và dịch thơ, ta thấy phần dịch
thơ chưa lột tả hết sự cô đơn lẻ loi, trạng thái lững lờ, lững thững trôi của đám mây. Hình ảnh “cô vân”
kết hợp với từ láy “mạn mạn” và phép đối “độ thiên không” đã làm nổi bật được một bức tranh thiên
nhiên xóm núi buổi chiều thu thơ mộng, thoáng đãng với bầu trời rộng lớn. Nhưng ẩn sau bức tranh
thiên nhiên đó, ta cảm nhận được nét hiện đại và chất tình tràn đầy. Hình ảnh “cô vân mạn mạn” gợi lên
hoàn cảnh và tư thế của người tù trên đường chuyển lao cô đơn, lẻ loi nơi đất khách quê người, luôn
hướng về quê hương tổ quốc với một phong thái ung dung, tự tại, vượt lên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt
với chất thép tràn đầy.

Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật chấm phá, ước lệ tượng trưng để mở ra một bức tranh thiên
nhiên mang màu sắc cổ điển. Tác giả cũng sử dụng phép đối “quyện điểu - thiên không” để nhấn mạnh
sự lẻ loi của sự vật, con người. Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mở ra một bức tranh thiên
nhiên, một bức tranh gợi tình tinh tế. Nhìn bên ngoài ta nhận thấy đây là một bức tranh thiên nhiên tả
cảnh xóm núi buổi chiều thu thơ mộng, cổ điển, đẹp nhưng đượm buồn. Nhưng ẩn sau đó, ta cảm nhận
được hoàn cảnh của người tù trên đường chuyển lao thoáng mệt mỏi, thoáng cô đơn, luôn khao khát tự
do nhưng dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn trong tư thế ngẩng cao đầu với phong thái ung dung tự tại.

1
Hai câu thơ đầu là sự hòa quyện như bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. Qua đó,
ta có thể cảm nhận được tình yêu xuyên ghi tha thiết mãnh liệt của một tấm lòng luôn hướng về quê
hương đất nước 1 4 thế luôn hẫng cao đầu với phong thái ung dung tự tại trên đường chuyển lao.

Đến với hai câu thơ cuối trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, ta bắt gặp bức tranh đời sống sinh
hoạt gần gũi, bình dị của con người lao động nơi xóm núi:

“Sơn tôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”.

Hai câu thơ cuối là sự chuyển dịch từ bức tranh thiên nhiên cổ điển ước lệ đến bức tranh đời sống sinh
hoạt gần gũi, bình dị. Từ cái cao của bầu trời đến cái thấp dần của mặt đất.

Trong thơ xưa thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, con người chỉ xuất hiện thấp thoáng rồi ẩn đi.
Nhưng trong bài thơ của Bác, hình ảnh trung tâm của tranh đời sống sinh hoạt là “sơn thôn thiếu nữ ma
bao túc”. Hình ảnh con người hiện lên khỏe khoắn, tươi tắn trong lao động, làm chủ bức tranh thiên
nhiên chứ không như xưa, chỉ thấp thoáng mà khôi:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan).

Phần phiên âm Bác gọi là “thiếu nữ” thể hiện sự tôn trọng còn phần dịch thơ là “cô em” thể hiện sự
suồng sã, chưa làm nổi bật được sự tinh tế của ý thơ. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp liên hoàn “ma
bao túc, bao túc ma hoàn” để gợi lên nhiều ý nghĩa sâu sắc. Gợi lên sự vòng quanh liên tục không ngừng
nghỉ của chiếc cối xay ngô. Hình ảnh còn gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên trì, bền bỉ của người trong lao
động. Hình ảnh là nó còn gợi lên sự chuyển dịch của không gian và thời gian từ bên ngoài đã chuyển vào
bên trong, từ chiều đã chuyển sang tối gợi lên hơi ấm, niềm vui cho người tù trên đường chuyển lao.
Phần dịch thơ đã dịch thừa chữ “tối” làm mất đi sự tinh tế và hàm súc của ý thơ. Ta cảm nhận được tấm
lòng nhân hậu, tình yêu thương con người tha thiết mãnh liệt của Bác. Dù hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng
Bác vẫn luôn hướng về cuộc sống con người với tình yêu thương trân trọng nhất. Đó là chất thép và chất
tình của người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh.

Hình ảnh được đánh giá là nhãn tự của bài thơ đó là “lô dĩ hồng” với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là ánh lửa
hồng tỏa ra từ chiếc lò than. Đó là ánh hồng tỏa ra từ đôi má người thiếu nữ, thể hiện trái tim mẫn cảm,
thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp người lao động của Bác. Chữ “hồng” gợi lên sự dịch chuyển về thời
gian chiều đã chuyển sang tối. Tác giả đã sử dụng bút pháp “dùng sáng để nói tối” nhằm thể hiện sự tinh
tế của ý thơ. Chữ “hồng” cũng gợi lên sự vận động của hình tượng thơ từ bóng tối ra ánh sáng, từ tàn lụi
đến sinh sôi, từ cô đơn lạnh giá đến ấm áp tràn đầy. Đó cũng là niềm lạc quan, ý chí bền bỉ, niềm tin
vững chắc của người chiến sĩ cách mạng luôn hướng về ngày mai tươi sáng. Bài thơ Chiều tối với 28 chữ,
27 chữ đầu thoáng mệt mỏi, cô đơn, lạnh giá thì sự xuất hiện của chữ “hồng” ở cuối bài thơ đã làm cho
bài thơ trở nên nồng ấm, hướng về ánh sáng. Hai câu cuối là sự hòa quyện giữa bút pháp cổ điển và hiện
đại, giữa chất thép và chất tình đã làm nổi bật được trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương con người
luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Hồ Chí Minh.

2
“Chiều tối” đã thể hiện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp cổ điển
hiện đại, ngôn ngữ hàm súc, phép điệp liên hoàn. Tất cả đã góp phần diễn tả thành công tình yêu thiên
nhiên, tình yêu đất nước, tình yêu con người và tư thế hiên ngang luôn ngẩng cao đầu, phong thái ung
dung tự tại, niềm lạc quan tin tưởng của người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh. “Chiều tối” là bức chân dung
tự họa về con người bác

“Chiều tối” là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh. Bài thơ là sự hòa quyện
giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. Chính sự đặc sắc về nghệ thuật và phong
phú về nội dung đã góp phần làm nên sự thành công nổi bật cho bài thơ “Chiều tối” nói riêng và tập thơ
“Nhật ký trong tù” nói chung. Bài thơ là minh chứng cho nét độc đáo trong phong cách thơ Bác như một
nhà thơ từng nhận định rằng “Thơ Bác đi từ ngôn ngữ đến hình tượng thơ luôn luôn có sự vận động,
hướng về sự sống, ánh sáng tương lai”.

You might also like