Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

I.

TÔI YÊU EM

Bài thơ có cả thảy 8 câu thơ, thì 4 câu thơ đầu chính là những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn của người thi sĩ, trước
một mối tình đơn phương tan vỡ, trước người con gái ông hằng theo đuổi nay đã mãi mãi ở ngoài tầm tay.

"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài"

Puskin giãi bày tình yêu sâu sắc của mình bằng những từ ngữ vô cùng giản dị, nhưng chân thành "Tôi yêu em: đến
nay chừng có thể/Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai". Dấu hai chấm thể hiện rằng tình yêu, lời giãi bày của nhà thơ có
rất nhiều điều khó nói, nhiều vướng mắc mà ông muốn giải thích ở những ý thơ tiếp theo. Rằng cho dù nàng Ô- lê-nhi-
na đã từ chối tình yêu chân thành và sâu sắc của Puskin nhưng cho đến tận bây giờ tình yêu ấy vẫn đang còn tiếp diễn,
vẫn chưa lụi tắt hoàn toàn, ông muốn khẳng định rằng: Tôi yêu em, tôi đã yêu em và tôi vẫn yêu em như thế! Tình yêu
ấy không chỉ có trong quá khứ mà tình yêu ấy vẫn hằng tồn tại trong trái tim của chàng trai Puskin, nó là một thứ tình
cảm rất sâu nặng, tha thiết, chứ không phải là thứ tình cảm bồng bột của thanh niên mới lớn, mà đó là tình cảm đã có sự
chứng minh của thời gian, chung thủy và vững bền.

Thế nhưng trong thâm tâm của Puskin trước tình yêu ấy lại có những mâu thuẫn, những giằng xé giữa cảm xúc của
con tim và sức mạnh của lý trí. Nếu như ở hai câu thơ trên là những cảm xúc chân thực của trái tim thì hai câu dưới lại
là lời mách bảo, thúc giục của lý trí, chúng được phân tách với nhau bằng quan hệ từ "nhưng".

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài"

Chúng ta nhận thấy sự thay đổi cảm xúc rất rõ ràng, giọng thơ không còn là tiếng nói ngập ngừng của trái tim yêu
chân thành, mà là tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát đầy lý trí. Thâm tâm thi sĩ đang mách bảo, thúc giục ông phải dập tắt đi
cái tình yêu đang bốc cháy, đang âm ỉ tồn tại chỉ chờ thời mà bốc lên dữ dội trong trái tim tác giả. Ông rất lý trí khi
không muốn tình yêu đơn phương của mình đem đến nỗi "u hoài" cho người mình yêu, ông không muốn nàng phải "bận
lòng" khó xử. Puskin mong rằng tình yêu ấy mãi chỉ nằm ngủ yên trong trái tim mình, còn người con gái ông yêu sẽ
được tự do, khoáng hoạt, vui tươi theo đuổi những cái mà nàng muốn, chỉ cần nàng hạnh phúc thì tình yêu của ông hy
sinh cũng là xứng đáng. Tuy nhiên bề ngoài lý trí có phần mạnh mẽ, lấn át là thế nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận
thấy tâm hồn đau đớn vì bị bóp nghẹt của chàng trai, vết thương trong tình yêu bị chối bỏ hãy còn đang rỉ máu, nay lại
một lần nữa Puskin cố ép nó thêm lần nữa, còn đau đớn nào hơn nỗi đau phải từ bỏ tình yêu mà mình hằng trân trọng,
gắn bó. Càng đọc người ta lại càng thấu hiểu tình yêu sâu sắc và tâm hồn cao thượng của Puskin trong tình yêu, sẵn
sàng hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc, được vui vẻ, dẫu điều đó có khiến lòng ông đau đớn, tổn thương vô
cùng.
Sau những giãi bày và tiếng nói mạnh mẽ của lý trí thúc giục từ bỏ tình yêu không kết quả, thì trái tim tràn đầy tình
yêu của ông lại tiếp tục cất lên những tiếng nói sôi nổi, nồng cháy mà dường như nhân vật trữ tình không thể nào kiểm
soát, ngăn chặn bằng lý trí được.

" Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen"

Đó là nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhà thơ khi mà phải từ bỏ tình yêu ông hằng trông mong, dẫu rằng lý trí đã quyết
tâm gạt bỏ tình cảm, thế nhưng con tim lại trào ra những cảm xúc hết sức tiêu cực, là sự đau khổ, giày vò đầy tuyệt
vọng của một tình yêu âm thầm, không hồi đáp. Nhân vật trữ tình đã phải trải qua tất cả những cảm xúc trong tình yêu.
Điệp khúc "Tôi yêu em" lại một lần nữa vang lên, dai dẳng và bền bỉ, kéo theo đó là những cảm xúc đó là những lúc hồi
hộp, rụt rè khi đứng trước người mình yêu, muốn bày tỏ nhưng lại sợ nàng từ chối, rồi có những lúc phải đau đớn, "hậm
hực lòng ghen" khi thấy người con gái ấy vui vẻ bên chàng trai khác, mà bản thân ông không thể làm gì.

Đi qua hết những cảm xúc day dứt, khổ đau của tình yêu, một lần nữa lý trí của người thi sĩ lại thức dậy, gạt bỏ hết
những cảm xúc tiêu cực, tiến đến sự cao thượng trong tình yêu.

"Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em"

Điệp khúc "Tôi yêu em" lại một lần nữa vang lên, nhưng lần này niềm cảm xúc của tác giả đã trở nên êm đềm,
không còn mãnh liệt và tiêu cực, lúc này đây tình yêu của ông lại trở về với những cảm xúc sâu nặng "chân thành, đằm
thắm". Câu thơ cuối là lời chúc phúc cho người yêu đầy cao thượng, vị tha trong tình yêu của nhân vật trữ tình đồng
thời cũng khẳng định lại một lần nữa tình yêu sâu nặng của chàng trai, sự thông minh, niềm tự hào về tình yêu lớn lao
của mình dành cho cô gái. Đôi lúc người ta còn thấy đâu đó ở câu thơ là một chút hy vọng, chờ đợi, dẫu rằng rất mơ hồ
của chàng trai.

Kết cấu trong thơ Puskin mang tính đối xứng được thể hiện ở sự hài hòa giữa các đối cực. Các đối cực ấy là những xúc
cảm của một chủ thể động, được thể hiện qua sự vận động tâm tưởng nhân vật trữ tình và sở trường của Puskin là hóa
giải mâu thuẫn với các đối cực tâm trạng để đạt tới cảm xúc hài hòa.
II. CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG

Ba khổ thơ đầu là nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng nhuốm màu cô đơn. Hình ảnh cánh
đồng, khu rừng được bao phủ trong bạt ngàn tuyết trắng của xứ sở bạch dương hiện lên thật huyền ảo:

Xuyên qua sương mù gợn sóng


Mặt trăng nhô ra
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn
Thời gian là đêm khuya mùa đông tĩnh mịch, không gian là cánh đồng bao la trải dài đến vô tận. Làn sương mờ dày đặc
bao trùm lên tất cả. Động từ “gợn” cho thấy sự chuyển động nhẹ nhàng của màn sương. Động từ “Xuyên” được đảo lên
đầu câu kết hợp với động từ “nhô” ở câu thơ thứ hai diễn tả sự xuất hiện khá bất ngờ của vầng trăng. Trăng vàng xé tan
lớp sương đêm nhưng lại “dội” xuống những ánh vàng tẻ nhạt. Từ láy “buồn bã” gợi liên tưởng đến những tia sáng hiu
hắt, yếu ớt. Nguồn sáng bàng bạc ấy đọng lại trên cánh đồng u buồn. Khung cảnh nên thơ, trữ tình nhưng phảng phất nét
ảm đạm. Bức tranh thiên nhiên Nga được tác giả cảm nhận bằng rất nhiều giác quan và bằng cả tâm hồn tinh tế. Esenin –
nhà thơ của làng quê Nga cũng đã đem những vạt rừng, ánh trăng Nga vào trong sáng tác:

Ánh sáng trăng to lớn


Soi thẳng mái nhà ta
Những cây bạch dương đứng
Như những cây nến to
Vầng trăng của Esenin mang đến nguồn sáng lớn lao “Soi thẳng mái nhà”, những cây bạch dương cũng tráng lệ và lung
linh tựa “những cây nến to”. Nếu thiên nhiên của Esenin rực rỡ sắc màu thì thiên nhiên của Puskin lại hết sức tinh khôi,
tự nhiên và chân thực.

Nói như Ostrovsky thì những câu thơ của Puskin “giản dị” và “trơn tru” quá nhưng “không biết rằng ông đã bỏ biết bao
công sức cho câu thơ được giản dị và trơn tru”. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Con đường mùa đông”. Chỉ
là những thanh âm quen thuộc như tiếng bánh xe, tiếng lục lạc và tiếng hát của con người nhưng bỗng có sức cuốn hút lạ
thường

Trên đường mùa đông, buồn tẻ


Xe tam mã vun vút lao đi
Lục lạc đơn điệu
Mệt mỏi rung lên.
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nổi buồn nặng đìu hiu.
Giữa khung cảnh im lìm đủ làm tê tái cõi lòng con người, chiếc xe tam mã đang lăn bánh không ngừng nghỉ. “Vun vút”
không chỉ diễn tả tốc độ rất nhanh của cỗ xe mà còn là sự trôi chảy không ngừng, lạnh lùng của thời gian. Tiếng lục lạc
rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi. Nhà thơ đã lấy động để tả tĩnh, lấy âm thanh để cực tả cái yên ắng. Bài
ca của người xà ích vang lên đầy “phảng phất thân yêu” như một sự cứu cánh cho tâm hồn. Ta nghe trong bài hát ấy lao
xao những niềm vui khôn tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu. Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho
thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường của chính mình. Nỗi lòng của
Puskin hòa quyện giữa nỗi buồn thời thế với sự cô đơn của thân phận. Trong những ngày bị giam ở ngục tù, ông đã gửi
gắm nỗi niềm ấy vào hình ảnh chú đại bàng:

Tôi ngồi sau chấn song ngục lạnh


Chú đại bàng non trẻ trong lồng
Bên cửa sổ anh bạn buồn chớp cánh
Rỉa miếng mồi thịt máu đỏ loang
Khi đã thoát khỏi cảnh ngục tù, tưởng như cánh cửa tự do đã mở ra với Puskin. Nhưng là một con người nặng lòng với
đất nước, thời đại, Puskin vô cùng đau buồn khi khỏi nghĩa tháng Chạp thất bại. Người thanh niên trẻ cảm thấy lạc lõng,
bơ vơ trước tình cảnh đất nước. Khổ thơ thứ tư được coi là khổ bản lề, chuyển tiếp giữa hai phần đối xứng của bài thơ,
cho thấy sự thấm thía của con người trước cái trôi chảy của thời gian:

Không một mái lều, ánh lửa


Tuyết trắng và rừng bao la…
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta
Từ phủ định “Không” đặt ở đầu câu thơ lại một lần nữa nhấn mạnh vào sự đìu hiu, hoang vu. Màn đêm hun hút không
biết đâu là điểm dừng, chẳng có lấy một dấu hiệu của sự sống con người. Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết
trắng và những cánh rừng sâu bạt ngàn. Không gian càng ngày càng được mở rộng. Tất cả mang đến một ấn tượng về
một đất nước rộng lớn và hùng vĩ. Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời.
Chúng ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người, đánh dấu những điều mà ta đã trải qua. Những cột cây số
lạnh lùng đến tàn nhẫn càng khiến nhân vật trữ tình trở nên lẻ loi.

Từ không gian nỗi buồn trong tâm tưởng, nhà thơ đã thoát ra để tìm thấy điểm tựa tinh thần trong ba khổ thơ cuối:

Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…


Trở về với em ngày mai
Nhi-na, bên lò lửa đỏ
Ngắm em, ngắm mãi không thôi
Kim đồng hồ kêu tích tắc
Xoay đủ những vòng nhịp nhàng
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm.
Từ “buồn” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ như một điệp khúc của bản nhạc du dương. Nỗi buồn mênh mang và sâu
thăm thẳm ấy tràn khắp không gian và trào lên không ngừng trong lồng ngực nhân vật trữ tình. Chàng trai phải thốt lên:
“Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…”. Thán từ “Ôi” kết hợp cùng những từ “buồn đau”, “cô lẻ” thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt.
Tuy nhiên, cái đẹp của thơ Puskin nằm ở chỗ dẫu con người buồn thương nhưng không bao giờ bi lụy. Những vần thơ
đột ngột bừng sáng khi nhắc đến “ngày mai” và hình ảnh “Nhi – na”. Thực tại hôm nay dẫu cô đơn và khắc khổ nhưng
nhân vật trữ tình vẫn dạt dào khát khao hạnh phúc, niềm tin hướng đến tương lai. Nhi – na có thể là bất cứ cô gái Nga
thân thương nào, không nhất thiết là một con người cụ thể. Hình ảnh “lò lửa đỏ” gợi liên tưởng đến một mái ấm bình dị,
đơn sơ. Câu thơ cuối của khổ thơ thứ năm được ngắt nhịp 2/4 với hai từ “Ngắm” được lặp lại cho thấy niềm hạnh phúc
xốn xang dâng lên trong tâm hồn. Kim đồng hồ vẫn kêu, dòng thời gian vẫn không ngừng trôi chảy nhưng con người
không sợ hãi trước bước đi của thời gian mà kiên cường bước tới, để yêu thương và đoàn tụ. Câu thơ “Để ta bên nhau
trong đêm” cho thấy khát khao về hòa bình, hạnh phúc đã trở thành động lực để nhân vật trữ tình bước tiếp, vượt qua
những gian truân.

Sầu lắm, Nhi-na: đường xa vắng


Ngủ quên bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
Nhân vật trữ tình như đang tâm sự với cô gái Nhi – na về nỗi lòng của mình: “đường xa vắng. Hình ảnh chiếc xe ngựa
cùng bác xà ích lặp lại, tạo nên kết cấu vòng tròn tương ứng cho bài thơ. Bác xà ích đã lặng im, tiếng nhạc ngựa trở nên
đều đều, vầng trăng khuất sau màn sương. Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào
tương lai tươi sáng. Puskin đã diễn tả những cung bậc cảm xúc cùng những khát khao cao đẹp nhất của con người bằng
một hình thức giản dị. Thiên nhiên dù là thảo nguyên hay bão tuyết, tất cả đều nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn trong thơ
ông là thực sự là “Nỗi buồn trong sáng”, rất hiện thực mà rất đỗi nên thơ.

“Con đường mùa đông” là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của Puskin. Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc thiên
nhiên và tâm hồn con người Nga một cách trọn vẹn, đúng như Belinxki đã nhận xét: “Hơi thơ của Puskin vô cùng trong
trong sáng, nó tràn ngập hiện thực. Nó không rắc phấn trắng, phấn hồng lên cuộc sống mà mô tả hiện thực như nó vốn
có. Thơ của Puskin luôn có bầu trời và bầu trời đó luôn hòa quyện với mặt đất”.
III/ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH: ANDREY BOLCONSKY VÀ NATASA ROSTOVA

a. Giai đoạn 1: Andrey chạy theo ước mộng công danh

Andrey Bolkonsly là nhân vật trung tâm của tác phẩm, có tâm hồn và trí tuệ, tinh thần yêu nước, trọng danh dự, mang
nhiều khát vọng và ước mộng cao đẹp. Ra trận với ước mong trở thành một Napoleon của nước Nga. Andrey đại diện
cho tầng lớp thanh niên quý tộc tiến bộ đi tìm lí tưởng sống và tìm được lí tưởng chân chính khi thực sự chung một chiến
hào với nhân dân chống giặc ngoại xâm. Andrey thuộc lớp người ưu tú nhất trong xã hội thời bấy giờ. Sống giữa xã hội
thượng lưu nhưng chàng luôn coi thường xã hội ấy và khinh bỉ những cuộc nói chuyện vô bổ, sáo rỗng, trọng hình thức
của giới quý tộc kinh đô trong phòng khách, tiêu biểu là phòng khách của bà Anna Pavlovna. Sự ngán ngẩm của Andrey
đối với giới thượng lưu – cái nôi đã sinh ra và nuôi lớn chàng cho thất Andrey là một người vô cùng nhạy bén, chàng đã
nhận ra được sự nhạt nhep, vô vị trong cuộc sống phòng khách của giới quý tộc thượng lưu. Ý định thoát khỏi ngôi nhà
quý tộc của Andrey manh nha từ cái nhìn uể oải, chán ngán của chàng. Andrey vốn có thể bằng lòng với cuộc sống của
giai cấp chàng, chàng tất nhiên sẽ sống trong nhung lụa với đầy đủ vinh hoa phú quý, nhưng Andrey nhận ra bằng cuộc
sống đó thật tẻ nhạt và rỗng tuếch, bởi niềm vui và hạnh phúc của giai cấp chàng, của những kẻ hưởng thụ được xây đắp
trên mồ hôi, nước mắt và cả máu của quần chúng lao động, do đó cuộc sống nhàn hạ ấy thật tội lỗi và chàng muốn rời xa
nó.

Đối với nhiều người, hôn nhân là bến đỗ của hạnh phúc, gia đình là tổ ấm của mỗi cá nhân nhưng đối với riêng bản thân
Andrey, cuộc sống hôn nhân với Lisa không những không đem lại cho chàng hạnh phúc mà còn khiến chàng cảm thấy vô
cùng khó chịu, buồn tẻ. Chàng không thể tìm ra cái gọi là thú vị, chàng chỉ thấy xung quanh mình toàn là những gì nhàm
chán, và nhàm chán hơn cả là cô vợ Lisa nhỏ nhắn, xinh đẹp của mình: trong số tất cả những người ở phòng khách của
Anna Pavlova thì hình như: “người vợ xinh xắn của chàng lại làm cho càng chán ngấy hơn cả”. Chính vì thế, Andrey đối
xử với Lisa vô cùng khách khí: “công tước nói trong khi đứng dậy hôn tay nàng một cách khách khí như hôn tay một
người lạ”. Sở dĩ Andrey như vậy một phần cũng do sự kiểu cách của Lisa, nàng sử dụng tiếng Pháp thay vì tiếng Nga
trong không gian thân mật gia đình, nàng vẫn nói cái giọng bông đùa, nũng nịu như khi ở trong phòng khách. Andrey và
Lisa không hạnh phúc bởi họ không cùng quan điểm, Lisa không thể sống nếu không hít bầu trời không khí thượng lưu
trong khi đó Andrey đang chết ngộp trong bầu không khí đó.

Với trí tuệ sắc sảo của mình, với lòng tự tôn dòng tộc, Andrey thấu hiểu cuộc sống tù đọng, giả dối cuả xã hội thượng lưu
và đặt mình lên cao hơn nó. Xung đột với hoàn cảnh bên ngoài tạo nên mối xung đột bên trong, gây ra bi kịch trong tâm
hồn Andrey.
Vì muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, Andrey mơ ước đi tìm “một tâm hồn cao cả hơn người” kiểu Napoleon,
bởi lúc này chàng coi Napoleon là biểu hiện của lòng nhân đạo và lí tưởng anh hùng. Chiến thắng ở Toulon đã đem lại
vinh quang cho Napoleon và Andrey cũng ấp ủ trong mình giấc mộng Toulon, với mong muốn được mọi người ngưỡng
mộ. Vinh quang, đối với Andrey, “cũng là tình yêu thương đối với người khác, mong muốn làm cho họ điều gì đó, mong
được họ ngợi khen”. Khát vọng lập chiến công hoà vào ý thức về sứ mệnh của mình trong một thế giới phải đánh giá
đúng công lao của mình. Trải nghiệm trận đầu Schengraben, Andrey đặc biệt suy tư khi thấy viên đại uý Tushin bình dị,
quả cảm lập chiến công, nhưng không những không được tuyên dương, mà thiếu chút nữa là phải chịu kỉ luật, phải chấp
nhận oan ước chỉ vì không muốn sự thanh minh của mình có thể làm ảnh hưởng đến người

khác. Lần đầu tiên Andrey hiểu ra rằng có thể có những chiến công thầm lặng chẳng bao giờ được vinh danh.

Lối thoát trước mắt đối với Andrey là ra trận, tham gia cuộc chiến tranh 1805. Chàng ra đi mang theo giấc mộng Toulon.
Nhưng giấc mộng ấy có cái gì đó tàn nhẫn, khủng khiếp, bởi nó chứa đựng chủ nghĩa cá nhân cực đoan kiểu Napoleon.
Giấc mộng hư danh này đã có lúc khiến Andrey trở nên hết sức ích kỉ. Chàng sẵn sàng “không do dự mà hi sinh hết thảy
mọi người cho một phút vinh quang, cho một lúc chiến thắng, cho lòng hâm mộ của những người mà mình không biết và
sẽ cũng không bao giờ biết”.

Trước trận Austerlitz, tất cả sự nhộn nhào của quân đội không còn giữ được kỉ cương, việc bất đắc dĩ phải cứu một người
phụ nữ khỏi sự chèn ép của một sí quan và cả việc Kutuzov ngủ gật bởi tin rằng trận chiến sẽ thua – tất cả như một thứ
“văn xuôi với sự bệ rạc của nó” mâu thuẫn với ước vọng vinh quang bay bổng và trừu tượng của Andrey, song anh vẫn
cố gắng tin rằng ý chí cá nhân của mình có thể sẽ xoay chuyển được cục diện trận chiến. Chàng tưởng tượng “mình
giương cao lá cờ lao vào trận địa, đi đến đâu quét sạch đến đấy”. Và sự thật, khi trận chiến diễn ra và lâm vào tình trạng
khủng hoảng, tay nắm chặt cán cờ, kêu gọi binh linh xung quang, Andrey xông xáo, gấp gáp “chạy” tới ước vọng vinh
quang của mình… rồi trúng đạn, ngã xuống và ngất đi. Khi Andrey tỉnh dậy: “Ở phía trên chàng đã không có gì khác
ngoài bầu trời – bầu trời cao, không quang đãng lắm, nhưng vẫn cao vòi vọi, với những đám mây xám lặng lẽ trườn trên
đó”. Tất cả sự nhộn nhào của trận chiến được thay thế bằng sự tĩnh lặng của bầu trời mà Andrey thầm gọi là “bầu trời
cao, công bằng và nhân hậu”. “Im lặng quá, yên tĩnh và trang trọng quá, hoàn toàn không giống như lúc ta đang chạy, -
công tước Andrey nghĩ, - không giống như khi chúng ta chạy, la hét và bắn giết nhau, hoàn toàn không giống như khi
người pháo binh và tên lính Pháp giằng co nhau chiến gậy thông nòng, mặt mày giận dữ và hoảng sợ, - những đám mây
trườn trên bầu trời cao rộng, mênh mông kia hoàn toàn không giống như thế. Sao ta trước đây chưa từng thấy bầu trời
cao vòi vọi này? Và thật hạnh phúc là cuối cùng ta cũng biến đến nó. Phải!

Mọi thứ đều vô nghĩa, đều là giả dối, ngoài bầu trời cao vô tận này”. Cái nhộn nhạo nhân tạo, giả dối của thế gian tương
phản với sự tĩnh lặng tự nhiên chân thực của chân lí vĩnh hằng.Vì thế, thần tượng Napoleon sụp đổ trong mắt Andrey.
Giấc mơ của Andrey trong cơn sốt mê man cũng chính là những suy nghĩ chàng rút ra được: “Chàng mơ thấy cuộc sống
bình lặng và cái không khí hạnh phúc nào thìbỗng cái lão Napoleon nhỏ bé kia hiện ra với cái nhìn dửng dưng, thiển cận
và thoả mãn trước những bất hạnh của người khác, rồi những hoài nghi, nhưng đau khổ bắt đầu kéo đến, và chỉ có bầu
trời kia là hứa hẹn sẽ cho chàng yên tĩnh”. Với Andrey, đó là bầu trời của thinh không vô thường, là bầu trời của cuộc
sống không bon chen lo nghĩ. Đó cũng là bầu trời của an nhiên vĩ đại, không có dối lừa, không có chiến tranh. Đó là bầu
trời của Andrey. Và từ giây phút ấy, Andrey nhen nhóm chủ trương sống cho riêng mình, còn lí tưởng của chàng cũng
tiêu tan khi giấc mộng Toulon đổ vỡ dưới bầu trời Austerlitz.

Khi đi duyệt lại chiến tuyến, thấy Andrey ngã xuống trong tư thế xung phong, tưởng anh đã hi sinh, Napoleon cất lời
khen ngợi: “Thật là một cái chết đẹp!”. Lời nói của Napoleon vọng vào tâm trí Andrey đang dần tỉnh lại. Song lời khen
ấy không đủ sức chiến thắng ý thức về bầu trời lúc trước của Andrey. Tỉnh lại, trước hết anh đưa mắt tìm bầu trời và chỉ
thật sự yên tâm khi thấy lại nó. Lúc đó những lời nói của Napoleon vọng đến tai anh nghe chỉ “vo ve như tiếng ruồi”.
Thần tượng của vinh quang cá nhân sụp đỏ trước chân lí vĩnh hằng. Bầu trời Austerlitz trở thành biểu tượng đánh dấu
bước trưởng thành về nhận thức của Andrey. Bị thương nằm lại chiến trường, dưới bầu trời ấy, Andrey như soi mình qua
một tấm gương tinh thần và tự nhận thức chính bản thân mình. Thế là, từ chỗ trước kia chàng say mê công danh bao
nhiêu thì giờ chàng lại thất vọng chán chường bấy nhiêu. Và Andrey giờ đây, bầu trời lí tưởng của chàng không còn là
bầu trời với những chiến công lừng lẫy nữa, mà chính là bầu trời của cuộc sống không bon chen lo nghĩ, cuộc sống bình
lặng và cái không khí hạnh phúc đời thường giản dị. Bầu trời lí tưởng là bầu trời hoà bình không có chiến tranh.

b. Giai Đoạn 2: Chán chường cuộc sống

Tiểu thuyết đưa độc giả qua cuộc hành trình của nhân vật Andrei, một người lính và quý tộc Nga, trong bối cảnh thời kỳ

chiến tranh Napoleon. Chúng ta được làm quen với tâm trạng chán chường cuộc sốngcủa Andrei, một người đã trải qua
những biến cố lớn đầy đau thương và mất mát.Andrei, một nhân vật đầy chất nhân văn và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống
trong tiểuthuyết "Chiến tranh và hòa bình" của Lev Tolstoi, trở về trại ấp Bogutsarovo với tâmhồn u ám và
mệt mỏi sau những thất bại đầy đau thương trong sự nghiệp và cuộc sốnggia đình không như ý muốn. Điểm động lòng
của câu chuyện là tình yêu sâu đậm giữaAndrei và vợ, Lisa, một tình yêu đã được thử thách bởi số phận đầy đau
đớn.Thất bại trong sự nghiệp và cuộc sống gia đình là những đòn đau mà Andrei phảiđối mặt, những đòn đau không chỉ
làm yếu đuối tinh thần anh mà còn làm nhòa đihình ảnh về một tương lai hạnh phúc. Hình bóng của trại ấp Bogutsarovo
trở nên nhưmột bức tranh tĩnh lặng của sự thất vọng, nơi mà những u ám của tâm trí Andrei bắtđầu hiện rõ. Tình yêu của
Andrei và Lisa, dù rất đẹp và mãnh liệt, lại chấm dứt trongbi thương khi Lisa rời bỏ thế gian sau khi sinh đứa con đầu
lòng. Cảm giác hối hận vàsự chán nản lan tỏa trong tâm hồn Andrei, khiến anh nhìn nhận cuộc sống với ánhsáng tối và
tưởng chừng như không còn hứng thú. Những cảm xúc đau đớn và nặng nềvề tình cảm gia đình chiếm giữ tâm trí của
Andrei, khiến anh đối mặt với bản thânmình và những quyết định khó khăn trong quá khứ. Gương mặt trách móc của
Lisaluôn hiện hữu trong kí ức của Andrei, như một bóng đen che phủ ánh sáng trong trí ócanh.Trải qua những thất bại và
mất mát, Andrei không chỉ chán chường với cuộc sốngmà còn mất đi niềm tin vào ý nghĩa của nó. Trại ấp Bogutsarovo
trở thành không giantĩnh lặng, nơi mà sự lạc quan và hy vọng dường như đã mất đi mãi mãi. Andrei chìmđắm trong
những suy nghĩ về sự hối hận và những quyết định không thể thay đổi đượctrong quá khứ, khiến cho hình bóng anh trở
nên u ám và mờ nhạt. Cuộc hành trình củaAndrei không chỉ là cuộc đấu tranh với bản thân và số phận, mà còn là hành
trình đểtìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống giữa những cảm xúc mất mát và chán nản. Liệu anhcó thể tìm thấy đèn sáng cuối
con đường, hay chỉ là một bóng tối vĩnh viễn, đó là câuhỏi lớn mà cuộc phiêu lưu của Andrei chưa dừng lại để trả
lời.Gương mặt trách móc của vợ quá cố luôn hiện hữu trong tâm trí Andrei, tạo nênmột bóng dáng ám ảnh đau lòng. Anh
ta chìm đắm trong những suy nghĩ về sự hối hận và những quyết định không thể đảo ngược trong quá khứ. Sự chán
chường của Andreikhông chỉ đến từ những thất bại cá nhân, mà còn từ khả năng anh nhìn nhận cuộc sốngxã hội và cuộc
sống gia đình.Andrei, người đã trải qua những trải nghiệm đau thương và thất bại, tỏ ra tuyệtvọng và mất lòng tin vào ý
nghĩa của cuộc sống. Sau khi tham gia vào chiến dịchAuteclit và phải đối mặt với những kết quả không như ý muốn, tâm
trạng của anh trởnên u ám và chán chường. Sự từ bỏ và chán nản trước những thách thức của cuộc sốnghiện rõ trong
quyết định của Andrei khi anh từ chối tham gia vào chiến tranh, mộthành động thể hiện sự hiu quạnh trước sự không
chắc chắn và khó lường của địnhmệnh. Anh ta mất lòng tin vào ý nghĩa của cuộc sống, coi nó như một chuỗi những
sựdối trá và thất bại. Dù đã cố gắng thực hiện những hành động tích cực như giải phóngnông dân, mở trường, và xây
dựng nhà thương, nhưng cái nhìn tiêu cực của Andrei vềtình trạng đau khổ của nông dân không hề giảm bớt. Anh ta quan
sát xã hội xungquanh mình với ánh mắt mệt mỏi và đầy chán chường, thấy rằng những nỗ lực củamình có vẻ như vô
nghĩa trước bức tranh lụi tàn và khó khăn của thế giới. Quan điểmtiêu cực của Andrei về tình trạng của nông dân, đặc
biệt là quan điểm rằng kéo họ rakhỏi tình trạng súc vật sẽ cướp đi hạnh phúc duy nhất của họ, phản ánh sự chán nản
vàtuyệt vọng của anh về khả năng thay đổi thực tế xã hội. Điều này là một biểu hiện củasự mất niềm tin vào khả năng
thay đổi tích cực và ý thức về sự vô lý của cuộc sống.Cuối cùng, khi Andrei nhấn mạnh việc sống cho bản thân và tránh
hai điều ác làsự hối hận và bệnh tật, anh ta đang thể hiện sự hiểu biết về bản thân và nhận thức vềcái gọi là "vinh
quang." Ông nhận ra rằng sự hạnh phúc không chỉ đến từ việc phục vụngười khác mà còn từ việc tìm kiếm sự an
bình và hòa quyện với chính bản thân mình.Bức tranh tâm trạng u ám và tuyệt vọng của Andrei là một cuộc hành trình
sâu sắc vàphức tạp, đồng thời làm tăng thêm sự phức tạp của những chủ đề tâm lý và xã hộitrong tác phẩm của
Tolstoi.Cuộc hành trình của Andrei không dễ dàng, và Tolstoi không mô tả nó như một

chiều, mà thay vào đó, đó là một cuộc đấu tranh với nhiều khó khăn và thách thức, bao gồm cả những núi lớn từ bản thân
anh. Con đường tìm kiếm lẽ sống của Andreicòn rất nhiều khó khăn và thử thách phía trước, đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của
cuộcsống và ngày mai của anh ta.Andrey, một người từng là lãnh đạo quân sự xuất sắc, giờđây là kẻ đơn độc trong bóng
tối của sự thất bại gia đình. Chàng cho rằng: “Tôi đãsống để tìm vinh quang. Mà vinh quang là cái gì? Chẳng qua cũng
vẫn là tình yêungười khác… Tôi đã sống cho những người khác như thế và tôi không phải suýt làmhỏng mà chính là đã
hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của tôi. Và chỉ có từ khi sống choriêng mình thì tôi bắt đầu cảm thấy được yên tĩnh hơn.”
Hành trình chán chường củaanh không chỉ là cuộc đối đầu với những khó khăn trong hôn nhân và công việc màcòn là
cuộc chiến không trọng lực với bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.
c. Giai đoạn 3. Andrei và những sự thay đổi tích cực13Sau giai đoạn mà Andrei chán chường với cuộc sống, thì cũng đến
lúc cuộc sốngcủa chàng có những chuyển biến, có những sự thay đổi tích cực. Từ cảm thấy sự chánnản, không còn hứng
thú kỳ vọng vào cuộc sống thì giờ đây, một Andrei đã có nhữngbước chuyển trong sự nhìn nhận cũng như là tiềm thức,
có những sự gặp gỡ mới, cónhững cảm xúc mới, những tác động, những mối duyên gặp gỡ đã dường như gópchút công
sức khiến cho Andrei có những thay đổi tích cực hơn, mới mẻ hơn, và làmsống dậy những tháng ngày chán chường, tẻ
nhạt của cách nhìn cuộc sống giai đoạntrước đó, “chàng nhớ đến cánh đồng cỏ, cây ngải, cánh đồng yến mạch, quả cầu
đenxoay tít, và cái giây phút tình yêu của chàng với cuộc sống bỗng dưng vút lên hư gọichào”. Nhìn cảnh vật với những
cảm xúc tích cực hơn, tình yêu đã khiến lòng chàng

rạo rực, thay đổi.Tuy trong lòng vẫn hoài nghi “ làm gì có mùa xuân, có ánh nắng, có hạnh phúc”.Nhưng chính mối
duyên gặp gỡ với Pierre cũng khiến “ một cái gì lâu nay đã thiếp đi,một cái gì tốt nhất trong tâm hồn chàng bừng tỉnh,
vui sướng và trẻ trung”. Đây là thứcảm giác chàng biết nó vẫn tồn tại trong thâm tâm chàng mặc dầu nó không phát
huyđược mà thôi. Hai người với hai tính cách, hai cách nghĩ khác nhau, nhưng lại gặp gỡvà nói chuyện với nhau rất say
xưa, họ lắng nghe quan điểm của đối phương, Pierrenói về Hội Tam điểm, về ý nghĩa chân chính của cuộc sống, còn
những thứ khác chỉlà giấc mộng... chính Pierre cũng phát hiện ra cái thứ ánh sáng mới, ánh sáng khácthường và long lanh
trong đôi mắt của Andrei, cùng với sự im lặng, dường như nhữnggì Pierre nói không thật sự vô nghĩa. Sự gặp gỡ buổi
hôm đó với Pierre giống như mộtbước đi đầu tiên mới mẻ trong một cuộc sống mới sắp tới của Andrei, mặc dù cho
bênngoài chẳng có sự thay đổi nào cả. Nhưng bằng những gì nhỏ bé nhất, chúng ta đềuthấy được rằng cuộc sống nội tâm
của chàng đang dần được tái sinh.Những nỗ lực của Pierre, xong tiếp đến lại là những ánh hi vọng tràn ngập nhờ sựxuất
hiện của nàng Natasha. Cuộc gặp gỡ với nàng trong đêm trăng tại trang trạiOtradnoye mới thực sự hồi sinh tâm hồn cho
Andrey. Bóng dáng cô thiếu nữ “mắtđen, tóc đen, vóc người mảnh dẻ lạ lùng, mặc chiếc áo dài bằng vải hoa vàng,
đầuchít một tấm khăn mùi xoa trắng để tuột ra ngoài mấy món tóc rối”, và cảnh đêmtrăng với tiếng nói ước vọng của
người con gái muốn bay lên trời cùng ánh trăngxuân… tất cả đã khơi dậy khao khát hòa nhập mà Andrey cố gắng trấn áp
ở trong lòngmình mà không được. Chàng công tước bỗng dưng thấy lòng se lại mà chẳng hiểu vìsao. Trời trong xanh
hơn, đẹp hơn, và ánh nắng thật rực rỡ. Chàng thản nhiên lắngnghe, lắng nghe vì chờ đợi và sợ rằng nàng sẽ nói một điều
gì về mình. Trong suynghĩ của chàng nổi lên le lói biết bao ý nghĩ rối ren bất ngờ “ cùng với bao hy vọng trẻtrung không
ăn nhập gì với cuộc đời chàng”. Chính chàng cũng nghĩ rằng bản thânkhông đủ sức để hiểu được cho cái thứ tâm trạng
mới mẻ này của mình. Sự thay đổilạc quan, biết nghĩ ngợi đến suy nghĩ của người khác về mình, biết để tâm đến
ngườikhác, cảm giác như trỗi dậy một tâm hồn sống động, bị vô thức bỏ quên trước đó vậy.Không chỉ cảm xúc, lòng
chàng rạo rực đổi thay, mà đến hiện tại, mọi cảnh vậtxung quanh chàng, và đặc biệt là qua con mắt của chàng cũng tràn
ngập sức sống, trànngập tươi đẹp, “ cây sồi già cũng đổi mới hẳn, ... khẽ đung đưa trong nắng chiều,vẻngờ vực và buồn
rầu trước kia cũng không còn dấu vết... và chính chàng công tước vôcớ cảm nhận sự vui mừng sảng khoái, tưởng chừng
như mỗi tế bào trong mình như đổi mới sống lại”. Tất cả những kí ức khi trước, về chiến trường, về đôi mắt trước khitắc
thở của vợ, về cuộc gặp với Pierre và cả cô nàng hôm ấy, vầng trăng. Tất cả đềuhiện lên trong kí ức của chàng, nhưng có
lẽ đó không còn là những kí ức vô thức, màphải chăng là những kí ức được chàng chủ động nhớ về, những kí ức sống
dậy tâm trí.“Không, cuộc đời không chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt, một công tước Andrei độtnhiên nghĩ thầm, và ý nghĩ
này có cái sức mạnh của một điều quyết định, không thểnào thay đổi được nữa” . phải chăng là một sự quyết định mang
tính chấm dứt mộtcuộc đời, nhưng là một cuộc đời chán chường trước đó, chứ không phải sự dừng lại ởcái tuổi ba mươi
mốt còn quá nhiều dang dở và dự định ở đây. Chàng không nhữngbiết bản thân biết sự quyết định này, mà chàng còn
muốn những người khác cùng biết,đó là Pierre, là người con gái đêm nào muốn bay lên trời. Để cho mọi người thấy
rằngchàng sống không phải chỉ vì chàng, để cho họ không sống cách biệt với cuộc sốngcủa chàng, “... để cho mọi người
cùng sống chung với ta”. Lời tuyên ngôn đanh thépnhư một sự chứng tỏ vừng vàng về sự đổi mới, về sự sống dậy tích
cực.Và rồi, từ những lần gặp gỡ với Natasha, tiếp xúc, khiêu vũ với nàng, chàng lạicàng có những chuyển biến tích cực
hơn, “ chàng thấy mình trẻ lại và tràn đầy sinhkhí mới mẻ, sau khi chàng dừng lại nghỉ sức, dẫn nàng về chỗ cũ và đứng
nhìn nhữngngười đang khiêu vũ” đến Pierre còn nhận ra “ một sắc thái mới mẻ, trẻ trung trêngương mặt bạn”. Không còn
là cái vẻ mặt lầm lì như trước mà chỉ mỗi khi nhắc đến Natasha thì cái vẻ mặt chàng bỗng dưng hoạt bát lên thiếu tự tin,
chàng nhìn nàng

không phải bằng cặp mắt chán đời mà nhìn nàng bằng ánh mắt long lanh kì lạ. Sứcmạnh của tình yêu, của sự chìm đắm
trong hạnh phúc đã khiến một con người sốngtrong đen tối như được tỏa ánh sáng kì diệu, hoàn toàn không còn là một
Andrei códấu vết của vẻ chua chát, khinh đời, thất vọng trước đây. Chàng tràn đầy niềm tin, tinvào cuộc sống, tin vào
tương lai.Có thể thấy công tước Andrei chàng là một người có một sức sống tiềm tàng, mộtngười có ý chí và đầy nghị
lực, biết yêu thương con người, biết lắng nghe, biết suynghĩ rất nhiều về những thứ đã qua trong cuộc đời, yêu cuộc đời
rất nhiều. Những tìnhyêu ấy không phải trước đó không có, mà có thể chàng đã vô tình ẩn chìm nó trongđáy lòng mà
chưa có cơ hội cho nó nhen nhóm cháy lại. Cuộc đời với chàng như trảiqua gần đủ những dư vị cuộc sống, khi từ bắt đầu
có ý định công danh, khi lại vỡ lởcông danh, chán chường cuộc đời, nhìn đời như những dư vị tẻ nhạt chán ngắt, và đểrồi
chính lúc này, chính là lúc những tình yêu cuộc sống, yêu mọi người được đốtcháy, được sống dậy và tan vào sự sống.
“Andrey là một người có nghị lực kiêncường, bản chất chàng là tích cực, giàu tính sáng tạo”. Đây chính là sự trỗi dậy,
sựthay đổi mạnh mẽ nhất trong hành trình cuộc sống của chàngVà thế rồi chàng lại ra đi, lại lăn xả trên cuộc sống của
mình, Andrei bị cuốn vàonhững hoạt động luật pháp, nhưng để rồi chàng nhận ra công việc này thật vô bổ, vàchàng lại
tiếp tục đi tìm con đường phù hợp với mình.

d. Giai đoạn 4. Andrei đến với cuộc chiến tranh vệ quốc và tìm được con đường đúng đắn

Andrei nghĩ rằng anh sẽ có một tình yêu hạnh phúc và hoàn hảo sau khi cầuhôn Natasha. Nhưng không, cha anh lão
công tước Bolkonsky không đồng ý nên lễcưới của họ phải hoãn lại một năm khiến hai người xa cách nhau. Natasha một
cô gáihoạt bát, nông nổi không chịu nổi cảnh cô độc và những cám dỗ. Natasha vì thiếu suynghĩ đã đánh mất đi bản
thân, nàng từ bỏ tình yêu mà nàng đã gìn giữ suốt một nămchờ đợi và mau chóng quyết định chia tay với Andrei để đến
với tên Anatol lừa đảo.Mối duyên với Natasha bị đoạn trừ với Andrei là nhát dao cắt đứt trái tim củaanh.Điều đó khiến
tâm trí Andrei không chỉ không theo kịp những suy nghĩ trước đâyđã xuất hiện lần đầu tiên khi anh nhìn lên bầu trời ở
trận Austerlitz mà anh còn sợ nhớlại những ý nghĩ đó, những ý nghĩ đã mở ra một bầu trời vô hạn tươi sáng chỉ còn
làbóng tối mù mịt, chật chội mà thôi: “Có thể tưởng chừng như bầu trời vô tận trước kiađã từng mở rộng ra trên đầu
chàng nay bỗng biến thành một cái vòng thấp hẹp, cụthể, đang đè lên chàng, trong đó cái gì cũng rõ ràng, nhưng không
có gì vĩnh viễn vàbí ẩn nữa”. Một lần nữa, chiến tranh vệ quốc năm 1812 nổ ra. Andrei làm việc ở bộ thammưu tổng
hành dinh bên cạnh Kutuzov. Với trí tuệ sắc bén, Andrei nhanh chóng nhậnra hầu hết những kẻ giữ vai trò then chốt
trong cơ quan kháng chiến của quân Nga đềulà những kẻ ích kỉ, lừa đảo. Bọn người này không quan tâm đến nguy cơ
mất nước màchỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình: “Tất cả những người thuộc phái này đềukiếm chác những
đồng rúp, những huân chương chữ thập, những cấp bậc và trongviệc kiếm chác ấy họ chỉ theo dõi chiều gió xoay về
hướng nào, là cả bầy ong đựcchuyển về hướng ấy, đến nỗi mà hoàng thượng cũng khó lòng mà xoay sang hướngkhác
được”. Và nhận thấy ý chí kiên cường bất khuất của các quân nhân đã sẵn sànghi sinh cho đất nước. Do đó, với sự
quyết đoán, Andrei đã đề nghị Nga hoàng chophép anh tham gia quân đội dã chiến để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm
lược. Hànhđộng can đảm này không chỉ thể hiện ý thức cao cả về trách nhiệm cứu nước củaAndrei mà còn minh chứng
cho quyết tâm và sự kiên định của anh trong cuộc chiếnbiên giới năm 1805. Với ý chí vững vàng và nghị lực bất khuất,
Andrei vượt quanhững khó khăn và đau thương cá nhân, trở nên mạnh mẽ hơn. Anh quyết khôngkhuất phục trước số
phận và sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách trên con đường tìmkiếm ý nghĩa cuộc sống. Trước cơ hội lịch sử quan trọng
của đất nước, Andrei tỉnhgiấc và nhận ra ánh sáng của lý tưởng, thoát khỏi bóng tối của quá khứ. Tinh thần yêunước
trong Andrei là ngọn lửa mãnh liệt, khiến anh quên đi cảm xúc buồn bã chỉ đểtập trung vào việc chống lại quân
thù“Lòng căm phẫn đối với quân thù mới nảy sinhlàm chàng quên cả nỗi buồn riêng”.Andrei, một chỉ huy đầy trách
nhiệm, dành tâm huyết cho công việc quân sự vàcó trái tim ấm áp “chàng quan tâm săn sóc đến binh lính cũng như sĩ
quan và rất âncần đối với họ”. Tình cảm này đã tạo ra sự kích thích và lòng tự hào trong trung đoàn,khiến họ gọi Andrei
là "công tước của chúng ta". Quyết định này không chỉ thể hiệnsự gắn bó với binh lính mà còn là bước đầu
tiên trên con đường danh dự. Trước trậnBorodino, Andrei đã chia sẻ với Pierre về quan điểm của mình rằng nhân tố
quyếtđịnh chiến thắng, quyết định số phận của đất nước không phải là những người thuộc16tầng lớp trên, tầng lớp của
chàng mà là ở tinh thần của anh em binh lính quần chúng.Chàng còn quả quyết nói với bạn rằng “Ai tin chắc rằng mình
thắng thì người ấy sẽthắng”, “mười vạn quân Nga và mười vạn quân Pháp sẽ đánh nhau, và trong số haimươi vạn quân
này thì đạo quân nào chiến đấu ác liệt nhất và không sợ hy sinh nhất,đạo quân ấy sẽ thắng”. Lời quả quyết của Andrei
phản ánh sự kiên định với nhận thứcrõ ràng rằng mọi người Nga đều chịu nỗi đau mất nước, người thân và nhà cửa,
kèmtheo tình cảm căm hận sâu sắc với đối thủ. Tất cả những khía cạnh này kết hợp tạothành một sức mạnh tinh thần
mạnh mẽ, có khả năng quét sạch kẻ thù. Lập luận vàgiải thích của Andrei một lần nữa làm nổi bật sự sáng tạo của anh,
đồng thời làm nổibật lòng yêu nước và niềm tin mạnh mẽ trong anh và cả trong cộng đồng người Nga:“Ngày mai dù có
thế nào ta cũng sẽ thắng trận”. Trải qua nhiều khó khăn và tháchthức, Andrei từng gặp thất bại và gục ngã, nhưng với ý
chí và nghị lực phi thường,anh dần trưởng thành trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Andrei nhận thứcrằng
“chiến tranh không phải là cái gì lịch sự phong nhã, đó là cái việc bỉ ổi nhất trênthế gian”. Trước đây, Andrei tham gia
cuộc chiến với mong muốn danh vọng và sựthăng tiến, sẵn lòng hy sinh người thân và người đồng loại để đạt được mục
tiêu cánhân. Nhưng giờ đây, anh nhận ra rằng mục đích của cuộc chiến không phải là vềdanh vọng cá nhân mà là vì gia
đình và Tổ quốc. Andrei hiểu rõ rằng hạnh phúckhông nằm trong cung đình hay quyền lực, mà là ở việc đồng lòng chiến
đấu bên cạnhđồng đội đến phút cuối cùng.Tư duy của Andrei đã thay đổi từ khi ở Bogusarovo vớitâm trạng ích kỷ đến
khi tham gia Borodino, nơi anh hoàn toàn hòa nhập vào cộngđồng, tập thể toàn dân. Anh dũng cảm đứng vững trước
sức mạnh địch tại Borodino,không rời khỏi vị trí, và bị thương trong hàng người đồng đội. Hình ảnh quả đạn quayvòng
ám ảnh Andrei, nhưng anh không sợ chết, mà muốn sống để yêu cuộc sống vàquê hương hơn bao giờ hết bởi chàng đã
trót “yêu cuộc sống, yêu đám cỏ này, yêumảnh đất này, bầu không khí này”. Tâm lý sợ chết hiện tại không làm Andrei
trở nênnhu nhược, yếu đuối, mà ngược lại, nó thể hiện sự kiên định và dũng cảm của anh.Andrei đã tự nguyện tham gia
chiến đấu mặc cho nguy hiểm, và sự sợ hãi của anhkhông phải là do sợ chết mà là do anh đã hòa mình vào đại dương
nhân dân, nhìn thấysức mạnh của nhân dân và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Anh yêu thiên nhiên và cuộcsống ở Nga và
không muốn kết thúc khi con đường của anh vẫn còn nhiều điều chưađược khám phá. Trước khi qua đời, Andrei
gặp lại Natasha, tha thứ và cảm thấy yêu nàng hơn.Tuy nhiên, tôn giáo đã khiến anh có những suy nghĩ không hoàn
toàn đúng đắn và tiêucực: “Thương yêu đồng loại, thương yêu kẻ thù của mình, thương yêu tất cả - thươngyêu
Thượng đế trong tất cả những sự thể hiện của Người. Có thể thương yêu mộtngười chí thân bằng tình yêu của con
người, nhưng chỉ có thể thương yêu một kẻ thùbằng tình yêu của Thượng đế”. Những suy nghĩ đối với tôn giáo và nhân
đạo chungchung trước lúc Andrei qua đời một phần giới hạn giá trị tích cực của anh. Tuy nhiên,không thể phủ nhận tất
cả những phẩm chất tích cực của Andrei trên hành trình tìmkiếm ý nghĩa cuộc sống. Ngay cả trong những giây phút cuối
cùng, anh vẫn trăn trởvới những câu hỏi về sự sống, cái chết, tình yêu cuộc sống và tình yêu thượng đế, thểhiện sự khát
khao tìm tòi không ngừng của anh. Quan trọng hơn, thông qua tôn giáo,Andrei nhận ra một chân lí quan trọng: chết
không đáng sợ như chúng ta thường nghĩ,mà ngược lại, là một khởi đầu mới, một "sự thức tỉnh". Có được
sự thấu hiểu này,17Andrei ra đi với lòng thanh thản. Mặc dù anh đã hy sinh, nhưng anh trở thành một anhhùng chân
chính, và con đường của Andrei, từ suy nghĩ tự phát, dần dần phát triểnthành suy nghĩ tự giác trong tương lai. Andrei là
hình tượng tiêu biểu của tầng lớpthanh niên quý tộc tiến bộ thời đại, sẵn lòng bỏ quê hương quý tộc để tìm kiếm
chânlý. Anh có thể được xem là tiền thân của những nhà cách mạng Tháng Chạp, họ trảiqua những khó khăn và chiến
đấu dũng cảm trên chiến trường Borodino. Đối mặt vớithách thức, họ trở nên mạnh mẽ và trưởng thành, lòng yêu
nước sôi nổi trong họ làđộng lực để chống lại chính quyền, đấu tranh chống lại hệ thống chuyên chế lỗi thờivà tàn bạo.
Mặc dù Andrei đã rời đi, nhưng những đặc điểm cao quý của anh vẫn đượctruyền lại cho Nikolenka - con trai của anh.
Nikolenka, giống như Andrei, yêu quýPierre và luôn ủng hộ chú Pierre trong tranh luận với Nikolai về hội 48 kín. Cả hai
đềutin rằng nếu Andrei còn sống, anh sẽ đồng lòng với Pierre, người có thể trở thành mộtnhà cách mạng Tháng Chạp
trong tương lai.3. Ý nghĩa của sự vận độngCuộc đời của Andrei trải qua những biến cố đầy thăng trầm. Quá trình vận
độngcủa nhân vật Andrei Bolkonsky trong câu chuyện đã mang lại những ý nghĩa sâu sắcvề cuộc sống, tình yêu, chiến
tranh và sự sống. Andrei trải qua một sự biến đổi lớn, từmột lính quân lạnh lùng đến người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
Sau những mất mát vànhận thức về vô nghĩa của cuộc sống, anh tìm kiếm ý nghĩa cao cả trong việc phục vụđất nước và
tự do. Hành trình của Andrei cũng phản ánh sự biến đổi chính trị và xãhội trong thời kỳ chiến tranh Napoléon. Anh tham
gia vào những cuộc cải cách quânđội và xã hội, đại diện cho lòng mong muốn thay đổi và phát triển. Và Andrei trải
quamối quan hệ phức tạp với Natasha Rostova, một tình yêu ảnh hưởng sâu sắc đến quyếtđịnh và sự phát triển của anh.
phản ánh tinh thần hy sinh của Andrey vì lợi ích cao cả.Hơn hết, trải qua những đau thương của chiến tranh Andrei nhìn
nhận và hiểu rõ ýnghĩa của hòa bình và gia đình. Quá trình này không chỉ thể hiện quan điểm củaTolstoy về chiến tranh
và hòa bình mà còn là cách đối mặt với những vấn đề lớn nhấtcủa xã hội. Anh từ bỏ những ước mơ và giá trị vật chất ban
đầu để hướng đến mụctiêu tối cao hơn.Như vậy, quá trình phát triển của Andrei Bolkonsky không chỉ là câu chuyện
cánhân mà còn là một phần quan trọng trong bức tranh toàn diện về chiến tranh, xã hộivà ý nghĩa cuộc sống mà Lev
Tolstoy muốn truyền đạt trong tiểu thuyết "Chiến tranhvà hòa bình". Hay cũng chính là bối cảnh xã hội nước
Nga lúc bấy giờ.
IV/ VỀ CHIẾN CÔNG, VINH QUANG, BAO GIÁ TRỊ
Chủ đề tình yêu không phải chủ đề mới, nó luôn hiện diện trong nền văn học song hành cùng sự phát triển của văn minh
con người. Nhắc đến chủ đề này ta không thể không kể đến những áng thơ của A.Blok. Có lẽ, chính những ảnh hưởng
của gia đình, thời đại và của tư tưởng triết học Nga cuối TK XIX và đầu TK XX đã ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng của
nhà thơ. Ông thường thể hiện tình yêu như một điểm sáng trong bóng tối của thế giới, một nguồn năng lượng và hy vọng
trong cuộc sống. Bài thơ “…” mang âm hưởng đau buồn, thất vọng và đầy nuối tiếc về một tình yêu đã từng rất đẹp
nhưng phải tan vỡ.

Mở đầu bài thơ là những hình ảnh “về chiến công, dũng cảm và vinh quang…” làm ta liên tưởng đến địa vị, danh lợi
và giá trị con người, điều đó khiến cho ta phải đặt câu hỏi: “Vậy thì nó có ý nghĩa gì mà nhà thơ lại nhắc đến nó?”.
“Về chiến công, lòng dũng cảm, vinh quang
Anh đã quên trên mặt đất đau khổ
Khi gương mặt em trong khung ảnh nhỏ
Trước mặt anh rạng rỡ đặt trên bàn.”
Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ ở khổ đầu tiên hiện lên biết bao giá trị lớn lao đối với nhà thơ. Hình ảnh
người phụ nữ trong khung ảnh nhỏ trên bàn như là biểu tượng của sự thần thánh, vô danh, huyền diệu. Đối với ông,
người phụ nữ ấy mang lý tưởng của vẻ đẹp tinh thần, là biểu tượng của sự hài hòa của vũ trụ và ánh sáng. A.Blok
dùng phép so sánh hơn, đặt người phụ nữ trong sự đối sánh với những giá trị mà người ta hằng ước ao “Chiến công,
danh vọng, vinh quang” để khẳng định tầm quan trọng của người phụ nữ, không có người phụ nữ, những vật ngoài
thân ấy không còn giá trị, không có gì đáng để lưu luyến trên cõi đời này nữa. Người phụ nữ của ông hơn cả chiến
công, lòng dũng cảm và vinh quang. Cả thế giới rộng lớn bỗng chốc chỉ thu bé lại vừa bằng “gương mặt em trong
khung ảnh nhỏ”.
Bên cạnh đó, bằng thủ pháp đối lập, nhân vật tôi đã khẳng định dứt khoát rằng: tình yêu anh dành cho em luôn lớn
hơn bất cứ thứ gì trên đời. Danh vọng phù hoa chỉ là tạm bợ, hình ảnh em trong trái tim thì mãi luôn vĩnh cửu.
Khung ảnh chân dung trên bàn trở thành một thứ biểu tượng tình yêu mà Blok dành cho vợ. Theo lời kể, sau đám
cưới, bức tranh ấy luôn được đặt ở trên bàn làm việc của nhà thơ. Và đây cũng là một loại biểu tượng mà Blok đặc
biệt coi trọng. Ông tin chắc rằng, chính bức chân dung này là hiện thân cho người vợ luôn đứng sau, hỗ trợ ông trong
mọi công việc. Trong thơ, Blok luôn đề cao, thể hiện sự tôn trọng, coi người phụ nữ mà ông yêu là một phần quan
trọng trong cuộc đời mình.
=> Tất cả chiến công, lòng dũng cảm hay vinh quang giờ đối với anh đã không còn giá trị gì cả, chỉ còn lại đau
khổ lưu trong cuộc đời. Chỉ còn lại hình bóng của em: gợi nỗi đau, niềm thương, hạnh phúc,..bởi vậy trong
tâm hồn nhân vật trữ tình mâu thuẫn luôn luôn giằng xé. Khung ảnh nhỏ nhưng chứa đựng tất cả những kỉ
niệm, niềm vui, hạnh phúc và đau khổ của anh; bởi nụ cười của em càng đẹp, càng rạng rỡ bao nhiêu thì trái
tim của anh càng quặn thắt bấy nhiêu. Đó là sự đối lập giữa công danh địa vị với tình yêu. Và tình yêu ấy tuy
đã xa rời nhưng nó vẫn luôn tồn tại và chế ngự con người, khung ảnh và nụ cười là tất cả những gì mà nhân
vật trữ tình hướng tới, dù trong bi kịch thế nào đi chăng nữa nhưng hình ảnh ấy vẫn toát lên niềm yêu của
con người. Khung ảnh và nụ cười là nhỏ bé so với tất cả, nó đặt trong so sánh giữa cái tầm thường với cái vô
thường; nó càng bình thường thì lại càng cao quý bấy nhiêu. Đó là những gì có giá trị nhất với nhân vật trữ
tình. Quá khứ, A.Blok coi vợ là nàng thơ, là tinh khôi, là quý giá. Bi kịch thay, thực tại phũ phàng ngay lập tức dập
tắt những hồi ức tươi đẹp của quá khứ:
“Nhưng đến giờ em đi khỏi nhà anh
Chiếc nh̀ ẫn thề anh vứt vào đêm vắng
Giờ người khác em gửi trao số phận
Anh đã quên rồi gương mặt đẹp xinh.”
Khổ thơ tiếp là sự hô ứng, tiếp nối và đan xen hành động giữa nhân vật “tôi” và người phụ nữ, người phụ nữ hiện lên
qua đó với sự phản bội phũ phàng, đáng quên. Trước sự phản bội của vợ mình, thi sĩ đã có những hành động quyết
liệt, khẳng định sự cự tuyệt, dứt khoát: “vứt”, “quên”. Hình ảnh “chiếc nhẫn” chính là biểu tượng cho hôn nhân, một
tình yêu chung thủy và khi nhân vật trữ tình ném nó vào màn đêm cũng có nghĩa là những kỷ vật biểu tượng cho tình
yêu ấy, những điều mà ông từng coi là quý giá, tất cả giờ đây đều không còn nghĩa lý gì để nhớ nhung, để níu giữ.
Thế nhưng, liệu ông có thực sự quên?
=> Chiếc nhẫn gợi tới “nhà thờ”: bởi lẽ họ đã trao chiếc nhẫn tại nhà thơ, nhà thờ là nơi chứng kiến một cuộc
hôn nhân đầy hạnh phúc; nhưng rồi cuối cùng chiếc nhẫn ấy lại bị “vứt đi” - bi kịch của con người bắt đầu. Chiếc
nhẫn để trao hạnh phúc, trao tình yêu, được chứng nhận bởi pháp luật thì bây giờ em đã gửi số phận cho người
khác; và chỉ còn lại anh với chiếc nhẫn ấy => không còn giá trị gì nữa cả.
“Ngày trôi đi, nguyền rủa xoáy thành đàn…
Rượu và đam mê làm đời anh tàn tạ…
Trước bàn cưới, về em anh chợt nhớ
Anh gọi em như tuổi trẻ của mình.”
Sự xuất hiện của hàng loạt dấu chấm lửng trong câu đã thể hiện cảm xúc đặc biệt trong nhà thơ. Thật khó để Blok có
thể chọn ra một từ phù hợp để diễn tả cảm xúc, ông như nghẹt thở trước dòng kí ức đang trào dâng. Rõ ràng, nhân
vật trữ tình chưa thực sự quên đi sự phản bội và vĩnh viễn xóa hình ảnh người mình yêu ra khỏi ký ức như cách ông
tỏ ra bên ngoài. Trong sự nỗ lực để thoát khỏi nỗi thống khổ về tinh thần, ông đã tìm đến những thú vui tiêu khiển:
những quán rượu, những địa điểm giải trí, không chỗ nào không có dấu chân của nhà thơ. Có thể thấy rằng, Blok vẫn
cảm thấy đau đớn. Cả rượu, đam mê hay những người phụ nữ đẹp đều không thể lấp đầy khoảng trống sau sự ra đi
của người vợ. Ông luôn cảm thấy một nỗi cô quạnh khó tả mà không một phụ nữ nào khác có thể lấp đầy. Trong ý
thức của A.Blok, Mendeleev không chỉ là biểu tượng của sự thuần khiết của một nàng thơ mà còn là những gì tươi
đẹp nhất gắn liền với tuổi trẻ. Vì vậy, nhân vật trữ tình trong bài thơ có khuynh hướng đồng nhất tình yêu ra đi với
sự kết thúc của tuổi trẻ. Tác giả quan niệm rằng sự ra đi của người phụ nữ đã đánh dấu sự chấm dứt của một tuổi trẻ
cuồng nhiệt, vô tư.
=> Rượu không làm anh quên đi, mà anh càng vùi sâu vào nó thì anh lại càng tĩnh tại trong tâm hồn anh và
hình bóng em cứ trở đi trở lại ngay cả trong cuộc sống và giấc mơ . Hình ảnh ấy còn cao hơn tất cả, vẫn là
bóng hình dáng của em mà anh gặp lại trong mơ. Trong hơi men và cả sau cơn say nhưng hình bóng của em
vẫn luôn tồn tại, khiến anh đau khổ cùng cực không có lối thoát nào.
Nếu như thi sĩ cảm thấy đau khổ, lưu luyến những quá khứ thì trái lại người phụ nữ lại thẳng thắn cự tuyệt, không có
một chút luyến lưu hay thương tiếc gì. Trong lúc đau khổ và tuyệt vọng, ông đã viết nên những vần thơ khiến người
đọc không ai không cảm thấy đau đớn. Cả bài thơ nhuộm màu nỗi nhớ và thấm đẫm những nuối tiếc, sự cay đắng
khi bị phản bội:
“Anh gọi em nhưng em chẳng ngoái nhìn
Nước mắt anh em không thèm đoái tới
Trong chiếc áo choàng màu xanh quấn lại
Em ra khỏi nhà trong ẩm ướt đêm”.
Hình ảnh “áo choàng xanh” là hình ảnh tượng trưng cho sự phản bội trong tình yêu, nó gợi lên những nỗi đau về
hạnh phúc đổ vỡ và dư vị cay đắng của sự phản bội. Có thể thấy những vần thơ của bài thơ “Thơ về Người Đàn bà
Kiều diễm”, người phụ nữ đã từng xuất hiện với hình ảnh mang vẻ đẹp tuyệt diệu cùng sự im lặng:
Giữa đêm khuya tịnh không lời đáp
Em đi ra đám lau sậy ven bờ
Đem theo cả nguồn Em thắp sáng
Rồi từ xa Em quyến rũ tôi theo”
(Thơ về Người Đàn bà Kiều diễm)
Nếu như ở trên, đó là sự im lặng khiến thi sĩ rung động và thổn thức, còn sự im lặng lúc này đây, nó lại đưa thi sĩ
chìm sâu vào trong sự tuyệt vọng. Nhân vật trữ tình lại quay trở về với quá khứ để làm sống dậy khoảnh khắc chia
ly đầy đau đớn, tuyệt vọng. Khi con người ta đã hết tình cảm họ trở thành những con người xa lạ đầy nhẫn tâm, bất
cần và bất nhẫn. Có thể thấy được điều đó qua hình ảnh người phụ nữ dứt áo ra đi. Trong không gian ẩm ướt cùng
với thời gian đêm tối có lẽ để lại một sự ám ảnh dai dẳng cho nhà thơ đến mãi sau này. Có lẽ cũng vì vậy mà hình
ảnh ấy cứ trở đi trở lại trong bài thơ của Blok:
“Trong giấc ngủ, áo xanh anh mơ thấy
Chiếc áo mặc vào em đi khỏi trong đêm…”
=> Chiếc áo choàng xanh “xanh”: nhà thơ tượng trưng luôn sử dụng màu sắc đưa vào trong thơ. Trong bài
thơ này, “xanh” được Blok biểu thị sự lo lắng, đau đớn, sự phản bội >< nguyên mẫu, có ý nghĩa cao hơn
nữa: - “xanh” - cuốn đi tất cả tuổi trẻ của con người, những năm tháng tuổi trẻ với tình yêu, “em ra đi” như
đem theo cả bầu trời yêu thương sụp đổ.
- Màu xanh ấy còn như một ẩn ức của con người, ẩn ức trong chiều sâu tâm khảm, trong vô thức của con
người. Hình ảnh ấy không bao giờ có thể lấy lại được nữa, nó sẽ mãi là sự ám ảnh của con người.

Từ thực tại trở về với quá khứ, từ hiện thực trở vào giấc mơ, dù nó đã là quá khứ nhưng nó vẫn còn ám ảnh thi sĩ
đến tận vô thức. Có lẽ nhân vật trữ tình chỉ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống trong tình yêu và không có niềm vui
trần thế nào có thể thay thế được:
“Giờ không còn mơ về trìu mến, vinh quang
Tất cả đi qua, tuổi trẻ không còn nữa!
Gương mặt em trong lồng khung ảnh nhỏ
Bàn tay anh đem cất khỏi chiếc bàn.”
Hình ảnh “Gương mặt em trong lồng khung ảnh nhỏ” lại một lần nữa trở lại làm ta nhớ đến những vần thơ của
Pushkin: “Tôi nhớ một khoảnh khắc tuyệt vời/Em đã xuất hiện trước tôi.” trong bài thơ “Anh nhớ mãi khoảnh khắc
tuyệt vời”. Dù cùng mang một tâm trạng nhưng phần kết thúc của hai bài thơ lại hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu
Pushkin đến cuối bài thơ là sự thức tỉnh của linh hồn:“Trái tim lại rộn ràng náo nức/Và trái tim sống dậy đủ điều”
thì Blok lại là nỗi cay đắng và tuyệt vọng của một người đã mất đi thanh xuân. Trước sức mạnh của tình yêu, Blok đã
hiến dâng trọn vẹn cho tình yêu với người yêu. Thông qua các cung bậc xúc cảm trong bài thơ đã thể hiện rõ điều
đó.
Nhà thơ sử dụng cấu trúc vòng tròn, dòng đầu tiên lặp lại và đối lập với dòng cuối cùng. Ở cuối bài thơ, nhà thơ
dường như muốn tái hiện lại những xúc cảm đầu tiên, nhưng ông không còn nghĩ về sự dũng cảm hay vinh quang mà
dường như đang nỗ lực tìm kiếm là sự dịu dàng, nhưng rốt cuộc cũng không tìm thấy nó.
Hình ảnh “gương mặt em trong lồng khung ảnh nhỏ” lại lần nữa được trở lại vẫn gợi lên tâm trạng đau đớn và xót xa
hơn khi hạnh phúc đổ vỡ, vẫn là hình ảnh người mình yêu trong khung ảnh nhưng bây giờ sự đối lập ở đây đó là
nhân vật trữ tình đã quyết tâm kết thúc mối quan hệ đó. Có lẽ tuổi trẻ kia đã là quá khứ và tình yêu dành cho người
phụ nữ ấy dù vẫn luôn ám ảnh thi sĩ nhưng hiện tại nó đã không còn quan trọng nữa vì thi sĩ quyết định buông bỏ tất
cả.
=> Kết cấu vòng tròn thể hiện rất rõ, hình ảnh chồng lấp “khung ảnh em cười” (khổ 1 là quá khứ, khổ cuối là
quá khứ -> quá khứ vĩnh viễn tồn tại và không bao giờ biến mất => Công danh, vinh quang không thể nào so
sánh với tình yêu, tình yêu là thứ mà con người không bao giờ đạt được khi mà họ bị rơi xuống bi kịch.
=> Thơ Blok mang ý nghĩa tượng trưng, nó cao hơn tất cả những gì mà thực tại mang đến cho chúng ta về thế
giới bí ẩn của tình yêu không thể nào giải thích được, rằng tại sao cô gái đã phản bội người mình yêu nhưng
vẫn đem tới nỗi đau, đem tới sức mạnh thần bí, con người sống trong nỗi đau khổ và sống trong cả niềm hạnh
phúc tình yêu của mình.
=> Bài thơ là đặc trưng tình yêu của Blok và Tính nữ được trở đi trở lại trong thơ qua hình ảnh người phụ nữ
trong tình yêu, mà nó còn thể hiện qua nỗi đau, sự mất mát mà không ai có thể cứu giúp con người được, chỉ
có con người ấy sống, tồn tại và vươn lên mà thôi.
Như vậy, tình yêu trong thơ Blok khởi điểm từ những câu chuyện tình với những người đàn bà qua cuộc đời ông, các
bài thơ trữ tình ông viết đầy lãng mạn tượng trưng nhưng không hề thoát li hoàn toàn hiện thực mà vẫn mang sắc
màu chân thành, xúc động đời thường. Nét đặc sắc trong thơ tình yêu của Blok là cảm xúc mê hoặc bởi những người
đàn bà với cái cái đẹp thần bí, kín đáo, những mẫu hình trong mơ tưởng,...Thứ tình ông dành cho tình yêu lứa đôi
được gọi tên bằng chữ đắm say, tôn thờ. Đó là những vần thơ có sức ám ảnh lòng người một cách lạ lùng, những
dòng thơ "như có phép màu", những vần thơ "bất chợt đi vào tâm trí chúng ta và ở lại đó mãi mãi", khiến trong hình
dung của mọi người "Blok mãi mãi là con người trẻ trung" - như nhận xét của Paustovsky. Chính sự tôn thờ ấy mà
khi mất đi người mình yêu, Blok mới có những cảm xúc đau đớn đến tuyệt vọng như vậy.
=> Kết luận: Khổ thứ 2,3,4,5 thực tại, khổ cuối trở về quá khứ, đan xen nhau trong mối tình, nhằm nhấn mạnh tình
yêu trong thực tại và cuộc đời.

V. MẶT TRỜI, ÔNG GÌA VÀ CÔ GÁI


Vasily Shukshin là “nhân vật cổ điển của nghệ thuật Nga thế kỉ XX”, “mộtthiên tài bẩm sinh từ giữa đám đông nhân
dân”, người đã thể hiện tài năng củamình cả trong nền văn học cũng như trong ngành điện ảnh. Shukshin đến với
nềnnghệ thuật khi đã là một người trưởng thành vượt qua bao thử thách. Những conngười bình dị nơi quê hương ông ấy
đã “sống động” trong óc quan sát và ý nghĩsáng tác của Shukshin mà sau này họ đã hiện lên trong hầu hết các tác phẩm
củaông. Vốn có tình yêu con người, quê hương tha thiết, sâu nặng, sau nhiều lần đếnnhững thành phố lớn, cuối cùng ông
vẫn chọn quay về quê hương. Đối với ôngcuộc sống thành phố thật khó hòa hợp. Sống trên quê hương, gần gũi với người
laođộng ông cảm thấy thanh thản và hạnh phúc. Vì vậy ý tưởng chủ đạo trong tất cảcác tác phẩm của ông là: “điều quan
trọng nhất đối với con người chính là quêhương”.
2.1. Cốt truyện
Cốt truyện là một trong những yếu tố giúp truyện ngắn của Shukshin thànhcông đến thế. Trong từ điển thuật ngữ văn học
định nghĩa cốt truyện là : “hệ thống10sự kiện cụ thể, được tổ chức yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo
thànhmột bộ phận cơ bản nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc hìnhthức tự sự và kịch… Có thể tìm
thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bóhữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt
truyện,nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyệncòn là phương diện để nhà văn
tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa gópphần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính
cách, lạivừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội, có sứcmạnh lôi cuốn và hấp dẫn người
đọc”. Cốt truyện là toàn bộ những sự kiện đượcnhà văn kể trong văn bản tự sự, là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà
nghệ thuậtngôn từ đứng vững. Về bản chất, “cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mỹ, không tuântheo trật tự biên niên của sự
kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theoý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện
nào đó, nhằmmục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc” (LêHuy Bắc) Thông qua
cốt truyện ta thấy được cách nhìn nhận thái độ của chính tácgiả. Một tác phẩm có cốt truyện hấp dẫn và lôi cuốn sẽ làm
cho chủ đề của tácphẩm có sức thuyết phục hơn.Với truyện ngắn “Mặt trời, ông già và cô gái”, những đặc điểm nổi bật
trongviệc sử dụng cốt truyện một cách Shukshin không sử dụng những tình huống truyệnbi kịch, những sự kiện đẩy mâu
thuẫn lên cao trào, hành động nhân vật kịch tínhmà ông lựa chọn một lối đi khác. Cốt truyện nhẹ nhàng, bình dị, có phần
đơn giảnkhông có sự xung đột mâu thuẫn giữa các nhân vật. Ông mong muốn tác phẩm củamình chạm đến người đọc
không phải bởi vì sự kích thích, hấp dẫn của những chitiết, tình huống truyện đầy bất ngờ, quyết liệt, luôn biến hóa mà
bởi sự dung dị, nhẹnhàng từ những câu chuyện đời thường. Với dung lượng ngắn, truyện chỉ xoayquanh hai nhân vật là
ông lão 80 tuổi ở làng quê yên ả và cô họa sĩ đến từ nông11thôn. Những chi tiết, sự kiện liên quan đến hai nhân vật cũng
vô cùng giản lược.Với cốt truyện đơn tuyến, những sự kiện, tình huống diễn ra được tác giả kể lại rấtgọn gàng, tập trung
thể hiện chiều sâu nhân vật. Giữa hai nhân vật chỉ có nhữngcuộc gặp gỡ thoáng qua bên bờ con sông Catuni chảy xiết.
Mọi chuyện diễn ra hếtsức tự nhiên như theo lẽ thường thấy. Dưới sự chủ động của cô gái, hai nhân vật đãcó sự thân thiết
hơn, những cuộc trò chuyện đều xoay quanh những vấn đề trongcuộc sống hằng ngày, chỉ là sự gặp gỡ và làm quen, tìm
hiểu, như những người bạncùng nhau ngắm nhìn cảnh đẹp của tạo hóa. Khi ông lão về đến nhà, Shukshin chota thấy
được một gia đình bình dị ở nông thôn. Cụ ông ở với người con trai cùngcon dâu, cuộc sống của họ trầm lặng, yên ả,
nhưng cũng có những mệt mỏi lo toan.Vợ chồng người con trai cũng vì miếng cơm manh áo mà bực dọc, không
thoảimái. Giữa ba người không có quá nhiều sự tương tác, căn nhà hiu quạnh, không ainói gì, dường như họ không có gì
để nói với nhau vậy. Cuộc sống thường nhật củamột gia đình nông thôn được tác giả thể hiện rất rõ nét, có những người
con xa quêra thành phố làm lụng chỉ có cha mẹ già còm cõi ở quê. Những tình tiết, lời thoạicủa nhân vật diễn ra hết sức
tự nhiên, mộc mạc. Đến chiều ngày hôm sau gặp lại,vẫn chốn cũ quen thuộc, ông lão đã bộc bạch hết với cô họa sĩ trẻ về
cuộc đời ôngtự cho là an nhàn và sung sướng của chính mình. Trong ông cũng có nỗi buồn tủi,tiếc thương với những nỗi
đau đã đi qua. Shukshin kể câu chuyện rất nhẹ nhàngnhưng lại thấm đượm cảm xúc khó mà tả được. Cuộc trò chuyện của
hai nhân vậtchính vẫn chỉ là những câu chuyện đời thường không có gì kịch tính hay quyết liệt,về hòn đá cuội tầm
thường. Những ngày sau đó, khi không thấy sự xuất hiện củaông lão, cô gái đã quyết định tìm đến nhà và bất ngờ biết
được ông ra đi, đến giâyphút này, cô đã biết được ông đã bị mù hơn chục năm nay rồi.Câu chuyện mà Shukshin mang
đến tựa như những câu chuyện thường nhậttrong cuộc sống, với các tình huống hành động và tình huống tâm lý. Tình
huống12hành động là kiểu tình huống, trong đó, những chi tiết đều hướng tới hành động cótính chất bước ngoặt của nhân
vật chính. Đó là lúc cô gái tìm đến nhà ông lão khiđã 3 ngày không thấy ông ra bờ sông. Đây là tình huống mang tính
chất bước ngoặtcủa cô họa sĩ trẻ, giúp bộc lộ diễn biến hành động và làm rõ nét tính cách nhân vật.Hành động này đưa cô
gái sang một bước ngoặt mới, khiến cô gái tìm hiểu đượcsâu thêm về ông lão, biết được ông đã bị mù từ hơn 10 năm
trước, chính điều đócũng khiến cô thêm trưởng thành hơn, nhìn nhận mọi thứ một cách thấu đáo, toàndiện hơn. Cô cũng
nhận thấy được mình đã trưởng thành hơn. Chính tình huốngnày đã giúp tác giả truyền tải được tư tưởng, tâm tư của
chính mình về lẽ sự vôthường, về cuộc đời con người. Tình huống diễn ra tuần tự theo lẽ thường, khá đơngiản, và chính
người đọc cũng có thể mường tượng được điều gì sẽ xảy ra. Nhưngkhông vì điều đó mà khiến truyện kém hấp dẫn, hay
đơn điệu nhàm chán. Bởingười đọc vẫn luôn mong muốn tìm được đến gốc rễ vấn đề mà tác giả muốn mangđến. Tình
huống tâm lý là tình huống xuất hiện giúp làm rõ đặc điểm tâm lí nhânvật. Trong truyện ta thấy tình huống tâm lý là hành
động ra bờ sông vào mỗi buổichiều để ngắm nhìn mặt trời của ông lão. Một cụ ông 80 tuổi, dù mắt bị mù khôngnhìn thấy
đường nhưng ông vẫn chăm chỉ đợi chờ, ngắm nhìn hoàng hôn dầnbuông xuống, mặt trời đỏ rực dần khuất núi. Điều ấy
khiến ta nhận ra rằng ông lãođang ngắm nhìn tuổi già của mình trôi đi. Hình ảnh mặt trời từ rực rỡ đến khi khuấtbóng tựa
như cuộc đời ông đang dần trôi đi nhanh chóng, chợt nhận ra ông đã già.Trong ấy, ta thấy được nỗi niềm cô đơn của
chính ông lão, mỗi ngày ngắm mặt trờilà khoảng thời gian thư giãn, giải tỏa, yên bình nhất. Ông đã quen thuộc đến
mựcdù đã bị mù hơn chục năm nhưng bóng hình mặt trời luôn in hằn sâu trong tâm tríông, ông nhớ trọn vẹn từng khoảnh
khắc, đón nhận tất cả nhưng vẻ đẹp của mặttrời. Như một người bạn đồng hành cùng ông qua năm tháng. Mặt trời mọc
rồi lạilặn, đấy là quá trình hoạt động luôn tiếp diễn như cuộc đời ông lão dù trải quanhiều đau thương khi phải mất đi 4
người con trong chiến tranh, tuổi xế chiều cô13đơn, hiu quạnh thì ông vẫn phải sống tiếp. Mặt trời vẫn mọc và con người
vẫn phảisống. Mặt trời lặn kết thúc một ngày như ông lão đang dần đi những bước cuốicùng trong hành trình của cuộc
đời. Mỗi tình huống truyện tác giả xây dựng đều rấttự nhiên, bình dị nhưng lại mang sức gợi, sức chứa lớn về tư tưởng
của tác giả.
2.2. Đề tài
2.2.1. Khung cảnh thiên nhiên
Những truyện ngắn viết về nông thôn của Shukshin đã chiếm một vị trí tronglòng công chúng. Ông luôn biết nắm bắt
những khoảnh khắc sáng chói, lấp lánhhương thơm trong tâm hồn những người nông dân bình thường chân chất. Cùng
vớiđó, thế giới thiên nhiên đẹp đẽ đã trở thành một điểm sáng trong các truyện ngắn vềnông thôn của ông. Sinh ra và lớn
lên ở nông thôn ông hiểu rõ và yêu lấy những gìở đấy, tuổi thơ thấm đượm những nỗi buồn đã trao cho ông tâm hồn tinh
tế và nhạycảm để rồi ông cho ta thấy được những khung cảnh nông thôn cũng đẹp đến naolòng. Thiên nhiên trong truyện
ngắn của ông không hề một màu, vô cảm, chúngbình dị nhưng tươi đẹp. Bức tranh thiên nhiên của ông luôn khiến lòng
người phảixao xuyến, thiên nhiên trong truyện “Mặt trời, ông già và cô gái” cũng thế, trongtruyện ngắn ấy là cả một
khung cảnh thiên nhiên làng quê đẹp đẽ vô cùng.Truyện được mở đầu với khung cảnh của một ngày nắng gắt, “mặt đất
hầmhập, cây cối cũng nóng, cỏ héo khô lạo xạo dưới chân. Chỉ gần tối trời mới mátmẻ”. Còn có dòng sông Catuni chảy
xiết. Khung cảnh ngày hè rực rỡ, ngập trànnhững ánh nắng. Thế nhưng vẫn có ông lão ốm yếu ngồi bên bờ sông ngắm
nhìnmặt trời. Mặt trời lúc này đã sắp xuống núi, “nở to và đỏ rực”. Khung cảnh ấy phảiđẹp đến mức nào mà có thể khiến
cho ông lão và cô gái say sưa đến vậy. Shukshinvẽ lại cảnh mặt trời dần dần lặn xuống. Mặt trời xuất hiện lần đầu qua sự
cảm tháncủa ông lão “Mặt trời hay chưa kìa!”, “đỏ như có pha máu” một vẻ đẹp rực rỡ, huy14hoàng. Mặt trời được khắc
họa lại theo như sự vận hành vốn có của nó từ “mặt trờiđã chạm tới đường viền của đỉnh núi Antai” rồi sau đó “bắt đầu
chìm dần sau dãynúi xanh biếc. Mặt trời càng xuống thấp thì đường viền dãy núi càng rõ nét. Dãynúi cứ như nhích lại
gần. Dưới thung lũng, nơi giữa con sông và rặng núi, hoànghôn đỏ hồng đang sẫm dần. Bóng tối lâng lâng như từ dãy núi
lan tỏa đến gần họ.Cuối cùng, mặt trời lấp hẳn sau đỉnh núi Buduakhan, và liền sau đấy, những tiasáng màu vàng thẫm
rực rỡ xoè ra như nan quạt trên bầu trời xanh nhạt. Lát sau,những tia sáng ấy cũng lại lặng lẽ tắt dần. Chân trời phía ấy
chỉ còn sáng lên nhưmột đám cháy ở xa.”. Shukshin khiến ta phải ngỡ ngàng, choáng ngợp trước vẻ đẹpcủa ấy. Mặt trời
từ lúc vẫn còn đỏ rực như lửa đến khi khung cảnh hoàng hôn tắthẳn, mặt trời đã đi qua một ngày, những cảnh vật hiện lên
càng sinh động, càng rõnét. Miền quê xinh đẹp lúc chiều tà được tỏa sáng bởi hoàng hôn, được điểm xuyếtbởi “bờ sông”,
“rặng núi”, “thung lũng”. Dưới sự lụi tàn dần của ánh nắng, mọicảnh vật trở nên thơ mộng hơn. Hoàng hôn mang lại cho
ta cảm giác lãng mạn,bình yên, màu “đỏ hồng”, “vàng thẫm” trên bầu trời khiến lòng người thanh bìnhhơn bao giờ hết.
Không gian như được mở rộng hết cỡ, có cả dòng sông, có cả bầutrời, núi non. Thời khắc màn đêm dần buông xuống, chỉ
còn tiếng sóng vỗ liên tiếpvà khe khàng vào bờ, từng đám sương mù đang thơ thẩn trôi xa trên thung lũng,tiếng chim kêu
khẽ. Cảnh vật khiến lòng người dễ chịu, buông lơi những căngthẳng, mệt mỏi. Với Shukshin thiên nhiên nông thôn luôn
vô cùng tươi đẹp, rực rỡ,thơ mộng và rất đa dạng. Thiên nhiên đủ đầy những sắc màu, âm thanh. Dù ôngđang miêu tả
khung cảnh ở nông thôn nhưng không tẻ nhạt mà vô cùng sinh động,khiến ta đắm mình vào buổi hoàng hôn ấy. Những
câu văn của Shukshin luôn mangđến cảm giác nhẹ nhàng, bình thản, tràn đầy tình yêu đối với nông thôn, với điềubình dị,
thân thuộc. Không phải là cảnh đẹp hào nhoáng, sung túc mới mẻ ở thànhthị mà đây là điều mỗi bạn đọc muốn tìm đến ở
Shukshin.15Trong tác phẩm, mặt trời là một điểm nhấn không chỉ bởi vẻ đẹp kì vĩ màmặt trời vốn có, mà còn bởi ý nghĩa
sâu sắc bên trong hình ảnh ấy. Theo dấu châncủa ông lão, dường như ta càng nhìn ngắm được nhiều hơn khung cảnh
thanh bìnhcủa miền quê Nga. Đôi lúc khiến ta quên rằng ông lão bị mù đã hơn chục năm rồi.Thật kì lạ, một người không
nhìn thấy được sao ông có thể biết được chi tiết tượngtận về cảnh hoàng hôn đến vậy. Ông lão dường như nắm giữ trọn
vẹn từng khoảnhkhắc của mặt trời vậy, khiến cô họa sĩ trẻ không nhận ra rằng ông bị mù. Tất cảnhững chuyển động của
mặt trời đã thân thuộc đến trong từng thớ thịt của ông, dùchỉ là một chuyển động nhỏ cũng khắc sâu vào tâm trí. Trải qua
hơn 10 năm khôngnhìn thấy ánh sáng, nhưng ánh sáng mặt trời vẫn len lỏi vào trong trái tim ông. Mỗingày ông ra ngắm
nhìn mặt trời, ngắm nhìn khung cảnh hoàng hôn, những cảnh vậtthân quen của làng quê, như muốn ghi lại những dấu ấn
ấy để bản thân không quênđi những vẻ đẹp của quê hương. Ông thường đi ngắm cảnh hoàng hôn như cáchông đón đợi
tuổi già qua đi, mặt trời lụi tàn là lúc ông ở tuổi xế chiều đã chuẩn bịsẵn tinh thần. Khung cảnh huy hoàng rực rỡ ấy lại
khiến cho ông bình tâm đến lạ.Bức tranh thiên nhiên của quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, trở thành mộtngười bạn
tinh thần để kéo ông ra khỏi nỗi cô đơn. Mặt trời vẫn vậy, vẫn sẽ trườngtồn theo năm tháng, nhưng ông lão lại dần chìm
vào cuộc đời.
2.2.2. Con người
Con người xuất hiện trong trang văn của Shukshin chủ yếu là những ngườinông dân thân thuộc bởi ông luôn quan niệm
“điều quan trọng nhất đối với conngười chính là quê hương”. Nhân vật chính trong truyện ngắn này là một ông lãođã
ngoài 80 tuổi. Không có ý văn nào giới thiệu tên của ông lão, người đọc chỉ cóthể tưởng tượng dáng vẻ qua vài nét đặc tả
ngoại hình: “Hai bàn tay nhăn nheo màunâu sẫm đặt trên hai đầu gối. Mặt ông lão cũng nhăn nheo. Đôi mắt lờ đờ và
ướt.Chiếc cổ khẳng khiu. Đầu ông nhỏ, tóc bạc trắng. Xương vai gầy guộc nhô lên dưới16lần áo sơ mi vải xanh”. Ông
lão đã già, tuổi già thể hiện rõ ràng qua những đặcđiểm của ông lão. Sự chảy trôi của thời gian thể hiện rõ nét qua hình
tượng ông lão.Lão đã già, cái già vốn có, tự nhiên, những nếp nhăn biểu trưng cho sự khắc khổ,vất vả. Những đường nét
nhăn nheo của ông lão lại hiện lên một vẻ đẹp lạ kì khiếncho cô gái bộc lộ rằng “Cụ rất đẹp”. Qua những chi tiết miêu tả
đó, ta còn cảmnhận được sự trải đời của ông lão cũng như nét chất phác, bình dị, trầm lắng củacon người đã vào độ
“chín” nhất của tuổi già. Dường như, cả cuộc đời ông lão gắnbó ở mảnh đất này, ông hiểu từng chi tiết nhỏ nhặt nơi đây.
Dù bị mù nhưng ônglão biết rõ từng khoảng khắc của mặt trời, hoàng hôn, có thể đi về nhà không “vấpváp hoặc ngừng
lại chỗ nào. Ông lão bước chậm chạp, mắt hướng xuống bànchân”. Ông gắn bó với làng quê này nên ông có thể nói rõ về
từng hòn đá cuội khiông chỉ dùng tay cầm nắm, “Có hòn trắng muốt, trong nữa, thấy cả những vân ởgiữa. Có hòn nhẵn
nhụi như trứng chim bồ câu, có hòn lại giống như trứng sẻ, hơixanh, nhưng đều có vân ở giữa hết, giống như thế này”.
Qua những chi tiết đó, tacó thể nhận ra rằng, ông lão là người thôn quê bình dị, đôn hậu, dễ mến, gắn bó vớinơi đây cả
đời người.
2.3. Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn “Mặt trời, ông già và côgái”
2.3.1 Hình tượng nhân vật ông lãoViết về đề tài nông thôn, Shukshin không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, pháchọa hình
ảnh thiên nhiên, cảnh vật mà ông còn tập trung vào khắc họa hình ảnhngười nông dân vừa bình thường, dân dã, vừa
mang những nét ấn tượng, đặcbiệt. Ông lão trong truyện là hiện thân của trí tuệ, có cuộc sống khá sung túc vàtuổi già rất
đỗi “yên lặng”. Chính ông cũng tự nhận xét về cuộc đời mình: “Đờilão lúc nào cũng an nhàn, không có điều gì phải phàn
nàn cả. Lão làm thợ mộc.Không lúc nào thiếu việc.” Những đứa cháu mà ông yêu quý, thỉnh thoảng cũng17từ thành phố
lên. Duy chỉ có điều, khi vắng bóng chúng, ngôi nhà có chút hiuquạnh. Sau cuộc nói chuyện với cô gái, ta biết thêm về
cuộc đời ông lão, mộtcuộc đời mà ông tự cho là “an nhàn”. Ông kể về cuộc đời mình như chẳng cómấy gì đặc biệt, con
cháu đông nhưng 4 người con đã mất trong chiến tranh, sốcòn lại đều ở thành phố cả. Dường như ông lão đã trải qua nỗi
đau tột cùngnhưng thái độ lại quá bình thản khiến người ta phải ngạc nhiên. Phải chăng, cuộcđời ở độ “chín” này đã
khiến ông phải kìm nén cảm xúc đó. Ở cả tác phẩm,dường như chỉ có lần này ông được trải lòng mình một cách tự nhiên,
ông đượctâm sự về cuộc đời mình với người khác. Tuy nhiên, ông lão cũng không phảigánh nặng của bất kì ai, kể cả con
trai và con dâu ông. Người con trai luôn cảmthấy bực dọc, mỏi mệt về đủ thứ chuyện và vợ anh ta cũng thế. Khoảnh
khắcdùng bữa của gia đình cũng yên ắng đến mức cô đơn, lạc lõng, không một ai nóigì và họ chỉ làm công việc thường
ngày của mình. Có lẽ, những gì muốn nóicũng đã bộc bạch hết rồi, chẳng còn lí do để đối thoại cùng nhau.Dù hai mắt đã
mù nhưng ông lão vẫn tự mình ra bờ sông ngắm mặt trời vàomỗi buổi chiều. Nó đã trở thành trò “tiêu khiển” và lạc thú
của tuổi già. Ông lãongắm hoàng hôn với nét bình lặng, âm thầm. “Ông lão ngồi bất động” ở chỗquen thuộc và ngắm mặt
trời. Ông “ngồi xuống vẫn một chỗ ấy” chứng tỏ đây làđiều ông thường xuyên làm vào mỗi buổi chiều, là một việc đã
quen thuộc vớiông lão. Ông như nắm rõ mặt trời, cảnh vật, biết được từng thời điểm của mặttrời và cảnh vật nơi đây.
Nhà văn đã đặt con người vào mối quan hệ mật thiết vớithiên nhiên, thể hiện thái độ gần gũi và gắn bó với thiên nhiên.
Ông lão và mặttrời dường như có những nét tương đồng. Mặt trời cô đơn như ông lão lúc bấygiờ, còn hoàng hôn đó đại
diện cho tuổi xế chiều của lão. Qua từng câu chữ,người đọc nhận ra một nỗi cô đơn thầm kín. Ông lão có cô đơn, giống
như mặttrời lẻ loi kia. Phải chăng, lão bước về phía mặt trời mặt trời là để tìm kiếm hơi18ấm, điều mà lão không thể cảm
nhận được trong cuộc sống với chính người concủa mình? Ông lão nhận thấy sự vô dụng của bản thân. Khi các cháu lớn
dần,ông không còn ai bên cạnh để cùng tâm sự, giữa những người trong gia đìnhcũng chỉ còn sự im lặng. Ông lão mù
chính là nhân vật kì quặc mà Shukshin xâydựng - ông đã mù 10 năm nhưng vẫn đến ngắm nhìn mặt trời. Ông coi đó là
sựbình yên, là khát vọng. Ông tự đem đến bình yên cho cuộc đời, cho chính mình.Ông tự nhận ra rằng mình là gánh nặng
của con cái. Ông tìm đến mặt trời, tìmđến hoàng hôn như một người bạn để để an ủi bản thân, an ủi tuổi xế chiều
củangười già. Trong khoảnh khắc ấy, cô gái xuất hiện- người đã nhìn thấy điều gì đósâu tận bên trong tâm hồn ông.
2.3.2. Hình tượng nhân vật cô gái
Cô gái cũng là nhân vật chính của truyện. Người đọc cũng không được biếttên của cô, chỉ biết cô mới chỉ 25 tuổi, là một
họa sĩ đến từ thành phố xa xôi. Côtìm về với nông thôn, nơi làng quê này và gặp được ông lão. Cô bày tỏ ý muốnvẽ ông
lão và một lời khen có chút vụng về “Cụ rất đẹp. Cháu nói thật đấy”nhưng thể hiện được tấm lòng chân thành của cô.
Lần gặp mặt đầu tiên, cô bắtchuyện với ông lão bằng những câu hỏi thường nhật nhưng dường như còn chútgượng gạo
và ít để tâm. Những câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn, vào thẳng vấn đề“Vâng ạ”, “Hai mươi nhăm ạ”... Qua câu nói về bức
tranh của mình vẽ “có bứcđược, có bức không, cụ ạ. Nếu cháu vẽ đẹp thì người ta sẽ trả tiền” có vẻ cuộcsống nơi chốn
thành thị cũng không dễ dàng gì với cô gái, vậy nên cô mới tìm vềchốn bình yên nơi làng quê này. Cô tự hiểu rằng, mình
cũng chẳng có tài năng gìnhiều, rồi bạn trai cô sẽ lại cằn nhằn về những bức vẽ. Bức chân dung ông lão làmột trong số
những kí họa khi cô trải nghiệm miền quê Nga nơi đây. Cô cũnglường trước được sự than vãn, cằn nhằn của bạn trai:
“Vẫn lại những khuôn mặtnhăn nheo! ... Để làm gì kia chứ?”. Điều đó chứng tỏ đây không phải lần đầu tiên19cô gái họa
chân dung một người già, nhưng vẫn phải tẩy xóa trong khi sáng tạokiệt tác của mình. Trước khi tạm biệt ông lão, cô
chất chứa những suy nghĩ vềcuộc sống của chính mình nhưng cũng có phần băn khoăn về cuộc đời của ônglão này nhưng
nó cũng chỉ là thoáng qua vậy thôi.Hôm sau, cô gái và ông lão gặp lại nhau, cô vội vã vẽ, lúc lại tẩy xóa và cứtập trung
vẽ. Phải chăng cô quá tập trung mà chẳng để ý ông lão, chỉ tiếp chuyệnmột cách khách quan, từng câu hỏi của cô có phần
tỏ vẻ hơi vô tâm, vụng về.Chắc cô vẫn đang suy nghĩ cuộc đời ông lão vất vả mà hỏi một câu không ănnhập gì với lời kể
của ông lão “Cụ sống ngày trước có vất vả lắm không ạ?” Côđang mải mê với bức vẽ của mình, xóa đi rồi vẽ lại, bực tức,
vội vã. Dường nhưmọi sự chú ý của cô dành cho bức vẽ, câu chuyện của ông lão chỉ đặt ngoài tai.Rồi bỗng chốc cô lại
suy nghĩ về thái độ của ông lão khi mất đi bốn người con,“cô thấy thương hại ông lão hay thấy ngạc nhiên về thái độ bình
thản và nhịnnhục của ông cụ, cảm giác nào nhiều hơn?”Cô gái ấy cũng tò mò về những thứxung quanh mình, tiêu biểu là
lúc cô hỏi ông lão về viên đá trắng có “những vânvàng óng ánh”. Câu trả lời có phần hơi qua loa và hành động “hơi đưa
mắt vềphía hòn đá, rồi nắn nó trong những ngón tay co quắp” khiến cô gái phát giác ramột điều rằng: ông lão có lẽ bị mù.
Khả năng quan sát, nhìn nhận của một ngườinghệ sĩ thực thực bộc lộ từ đây. Đó vẫn còn là điều trăn trở, chưa có gì chắc
chắnđến khi cô thấy ông lão bước đi một cách độc lập, không vấp, không ngã, suytưởng về giác quan của ông lão chợt
biến mất. Cô cho rằng mình đã lầm.Những ngày sau đó, ông lão không xuất hiện, cô gái trở nên lo lắng vàđích thân đến
nhà ông. Giây phút biết tin ông lão đã ra đi, chắc hẳn trong lòng côrất hụt hẫng và có phần bất ngờ. Những suy nghĩ trước
đó về đôi mắt của ông lãobỗng nhiên lại hiện về trong tâm trí cô. Cuối cùng, cảm nhận của cô gái đã đúng.Ông lão thực
sự bị mù. Đây có lẽ là phần buồn nhất của câu chuyện. V.Shukshin20đã đưa cả độc giả và nhân vật từ những khoảnh
khắc tươi đẹp của thiên nhiên,của mặt trời sang nhận thức đau đớn của cuộc sống. Trong thâm tâm, bản thân côgái cũng
cảm thấy bất ngờ vì ông cụ vẫn tỏ ra rất đỗi bình thường, vẫn nói vềmặt trời một cách tự nhiên và vẫn đưa ra câu trả lời
về hòn đá của ông. Lần đầutiên cô gái nhận ra rằng điều quan trọng nhất không phải sự tiếc nuối khi mộtngười đã ra đi,
mà là cô không thể và không có thời gian “kể về ông cụ” sau này.Những giọt nước mắt của cô gái cũng khiến người đọc
uất nghẹn. Số phận củamột con người lại thay đổi nhanh đến thế. Cô gái cảm thấy mình đã trưởng thànhhơn, thấu hiểu
hơn về cuộc đời. Có lẽ, cô gái cũng “mù” ở một phương diệnkhác. Thứ nhất, về cách chọn người bạn đời của cô gái. Anh
chàng ấy khôngnhận ra những tinh túy đằng sau những bức họa người già của cô, thậm chíkhông hề hài lòng. Thứ hai,
mặc dù cảnh vật thiên nhiên ở làng quê rất đẹp, rấtthơ mộng nhưng cô gái lại không đoái hoài đến điều đó, cái cô quan
tâm là ônglão đã già nua, nhăn nheo kia. Cô nhận thấy vẻ đẹp của ông lão, nó là sự tổnghòa sâu sắc những kinh nghiệm ở
đời, cảm nhận bằng nhiều giác quan khi ánhmắt không còn nhìn rõ. Một ông cụ mù lòa lại thấu tận được sức sống trường
tồncủa mặt trời. Vậy tại sao cô gái lại không thể làm điều đó? Sự trưởng thành chínhlà ở chỗ này.
2.4. Ngôn ngữ, giọng điệu
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức hấp dẫn củatruyện ngắn Shukshin. Ngôn ngữ của ông
giản dị, mộc mạc nhưng lại giàu tính biểucảm, giúp ông thể hiện một cách sinh động và chân thực những con người,
cuộcsống và bối cảnh xã hội của Nga. Với Shukshin ngôn ngữ của ông vô cùng côđọng, hàm súc. Trong truyện ngắn
“Mặt trời, ông già và cô gái” có rất ít những câuvăn dài, hầu hết là những câu văn ngắn, với những từ ngữ vô cùng cô
đọng. Ngônngữ trong truyện ngắn của Shukshin đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng21nhân vật, miêu tả bối cảnh
và thể hiện chủ đề tác phẩm. Đối với nhân vật ông lão,tác giả đã tập trung phác họa lên dáng hình ông với những câu văn
ngắn nhưng ýnhiều: “Đôi mắt lờ đờ và ướt. Chiếc cổ khẳng khiu. Đầu ông nhỏ, tóc bạc trắng.Xương vai gầy guộc nhô
lên dưới lần áo sơ mi vải xanh”. Shukshin chú trọng sửdụng những câu văn ngắn, những từ ngữ cô đọng mang tính chất
đặc tả để họa lạingoại hình nhân vật là một ông lão 80 tuổi. Chỉ từng ấy thôi cũng đủ để người đọcthấy được đây là một
hình ảnh điển hình của những người già ở nông thôn mangtheo sự khắc khổ, vất vả. Sự chảy trôi của của thời gian đã in
hằn lên dáng hình ônglão. Không cần sử dụng nhiều từ ngữ nhưng tác giả lại miêu tả đúng và đủ conngoại hình của ông.
Đối với nhân vật cô họa sĩ trẻ, ông tập trung vào đối thoại vàhành động của cô. Thông qua những cuộc đối thoại ngắn, và
hành động của cô cóthể thấy được đây là một cô gái có ước mơ, nhiệt huyết, biết cảm thông, sẻ chia,quan tâm đến người
khác Đúng với cái tuổi trẻ của mình cô lạc quan, vui tươi, khátkhao với cuộc sống mới lạ. Dù tuổi đời khá trẻ nhưng cô
biết cảm nhận vẻ đẹp từnhiều khía cạnh. Hai nhân vật chính không có tên họ, không được kể rõ ràng chitiết nhưng với tài
năng sử dụng ngôn từ độc đáo, sáng tạo, hám súc của mìnhShukshin vẫn có thể để lộ ra nhiều mặt về các nhân vật.Ngôn
ngữ của Shukshin giàu tính tạo hình, có khả năng gợi mở, liên tưởng,tưởng tượng. Không chỉ có khả năng biểu hiện nội
dung của sự vật, hiện tượng màcòn làm cho chúng hiện lên cụ thể, sinh động, tạo nên vẻ đẹp mang tính thẩm mỹvà tư
tưởng cao. Khung cảnh làng quê Nga đầy mơ mộng, bình dị hiện lên quanhững nét chấm phá của Shukshin. Dù không
miêu tả nhiều, nhưng cảnh vật củamiền quê ấy vẫn vô cùng ấn tượng với dòng sông, ngọn núi, thung lũng, tiếng chimca,
đặc biệt nổi bật là cảnh hoàng hôn mặt trời dần lặn xuống. Đó là bức tranh rựcrỡ đầy màu sắc, vạn vật như dung hòa vào
nhau trong không gian rộng lớn, tạo racảnh khó phai. Cũng vì nó đẹp đến vậy mà chính ông lão vẫn luôn ghi nhớ và
khắc22sâu dù đã rất lâu rồi không được chứng kiến. Hay khi ông lão nói về những hòn đácuội bình thường, vô vị ấy mà
cũng rất sáng tạo, mang đến cảm giác đây là một vậtquý và rất đẹp “có hòn trắng muốt, trong nữa, thấy cả những vân ở
giữa. Có hònnhẵn nhụi như trứng chim bồ câu, có hòn lại giống như trứng sẻ, hơi xanh”. Thôngqua lời chỉ đường của
ông lão, ta thấy được khung cảnh của một ngôi làng yênbình, với những ngôi nhà giản dị thân thuộc. Những ngôn ngữ
giàu tính tạo hình đógiúp cho những tác phẩm của ông có sự khác biệt, mang dấu ấn riêng.Tác phẩm còn gây ấn tượng
mạnh mẽ với ngôn ngữ đối thoại và độc thoạinội tâm nhân vật. Xuyên suốt tác phẩm ta có thể thấy được có không ít lần
hainhân vật đối thoại với nhau. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được tác giả lựachọn vô cùng chính xác, tiêu biểu
cho phát ngôn của nhân vật, góp phần hình thànhnên tính cách, đặc điểm nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại của ông lão và cô
họa sĩ trẻluôn tác động vào nhau thúc đẩy sự phát triển của truyện, đồng thời bộc lộ mụcđích hành động của nhân vật.
Trong truyện “Mặt trời, ông già và cô gái”, ngôn ngữđối thoại của các nhân vật hết sức đơn giản, đều là những từ ngữ
trong cuộc sốnghằng ngày. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp rất đời thường, rất giản dị đếnmức ta cảm thấy đây
không phải là một tác phẩm văn học được sáng tạo mà chỉ làmột câu chuyện bình thường ngoài đời thực. Shukshin đưa
ngôn ngữ đời thườngvào tác phẩm khiến nhân vật trở nên gần gũi, quen thuộc hơn. Còn đối với ngônngữ độc thoại nội
tâm, tác giả sử dụng ngôn ngữ hàm súc mang nhiều ý hơn hìnhthức biểu hiện. Độc thoại nội tâm trong truyện tập trung
chủ yếu ở nhân vật cô gái,tuy không nhiều nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng hình tượng, tính cáchnhân vật.
Nổi bật là lúc cô gái nhạy cảm, phát hiện dường như ông lão không nhìnthấy bởi ông lão cầm nắm viên đá cuội “Cô gái
sửng sốt trước một phát hiện, cô cócảm giác như ông lão mù. Cô không biết nói gì, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn nghiêng
ông23lão”. Ngôn ngữ ngắn gọn, không dài dòng thể hiện được cô gái là một người có sựtinh tế, nhạy cảm, biết quan sát.
2.5. Ý nghĩa và mối liên hệ giữa 3 hình tượng “mặt trời”, “ông già” và“cô gái”
2.5.1. Ý nghĩaTruyện ngắn “Mặt trời, ông già và cô gái” là một trong những truyện ngắn hayvà ấn tượng nhất của V.
Shukshin. Gồm có 3 hình tượng chính đó là: ông già, mặttrời và cô gái, trong truyện không hề có tên hay họ của nhân vật
nhưng người đọcđều cảm nhận được họ là những con người chân thành, bình dị. Cuộc gặp gỡ giữaông già và cô gái đã
trở thành một chặng đường quan trọng trên hành trình của cô,hành trình tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống: “Giờ đây cô
cảm thấy một ý nghĩa sâusắc và bí ẩn nào đó của cuộc sống con người.” Bên cạnh đó, truyện ngắn còn nóilên vẻ đẹp của
con người, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, thái độ sốngvà ý nghĩa của cuộc sống.
2.5.2. Mối liên hệ giữa 3 hình tượng mặt trời, ông già và cô gái* Mối liên hệ giữa mặt trời và ông lãoHình ảnh mặt trời
luôn xuất hiện đi liền với hình ảnh ông già, và gắn liền vớiviệc ông luôn hướng về phía mặt trời “Ông lão vẫn hướng về
mặt trời” hay “vẫnnhìn về phía mặt trời”. Mặt trời được coi là hiện thân của sự sống, nguồn nănglượng tích cực và ấm áp.
Còn đối với ông lão, hình ảnh mặt trời giống như mộtngười bạn, một nguồn năng lượng tích cực để ông có thể tiếp tục
cuộc sống. Tuycon cháu đông, nhưng có bốn người con đã mất vì chiến tranh, cháu thì cũng đã đilên thành phố học hết
rồi. Vì thế, sự xuất hiện của mặt trời trong cuộc sống buồn tẻ24của ông tượng trưng cho một góc nhìn tích cực, lạc quan
để động viên con ngườitiếp tục sự sống.Trong tác phẩm, Shukshin không hề nhắc đến mặt trời lúc bình minh mà hầuhết
là lúc mặt trời sắp lặn, điều đó giống như hình ảnh của ông già lúc tuổi già. Đólà hình ảnh của một mặt trời sắp kết thúc
trong một ngày, nó dường như là một chutrình, một quy luật bất biến của tự nhiên, nó cũng giống một đời người của ông
lãorồi cũng sẽ phải đến tuổi xế chiều.* Mối liên hệ giữa mặt trời và cô gáiChính hình ảnh mặt trời đã giúp cô gái nhận ra
rằng ông lão bị mù, nhưngcũng chính nó khiến cô khẳng định ông lão không bị mù “Cụ không mù”. Cho đếncuối cùng,
khi ông lão chết cô mới nhận ra rằng mặt trời chính là người bạn, điểmtựa thiên nhiên cho tâm hồn để ông trải qua những
ngày xế chiều buồn tẻ, cô đơn.*Mối liên hệ giữa ông già và cô gáiÔng già được hiểu là biểu tượng của sự già nua và quá
khứ, đại diện chonhững kinh nghiệm và bài học mà họ đã trải qua. Còn cô gái là biểu tượng của sựtrẻ trung, năng động
và hy vọng, đại diện cho tương lai và sự tiếp nối của cuộcsống. Tưởng chừng như hai hình tượng ông già và gái là hai thứ
hoàn toàn tráingược, đối lập nhau: “một cô gái vừa bước vào tuổi trưởng thành, và một ông già,đã xế chiều” nhưng hai
hình tượng này lại có mối liên quan sâu sắc. Tưởng chừngnhư chỉ là những người xa lạ tình cờ gặp nhau, nhưng khi nhìn
thấy ông lão, ta cóthể cảm nhận được ông lão kia có một sức hút mạnh mẽ đối với cô gái: “Dườngnhư có một điều gì đó
thôi thúc cô gái đòi hỏi được gặp và cảm nhận ông lão nhiềuhơn”. Sau khi ông lão chết đi, đã để lại trong cô gái rất nhiều
suy nghĩ và dườngnhư cô đã trưởng thành hơn, cô nhận ra được chân lí của tự nhiên cuộc sống:25“Nhưng lúc này cô cảm
thấy được rằng, trong cuộc sống và công lao của conngười, có chứa đựng 1 ý nghĩa sâu xa và thầm kín nào đó. Và cô
nhận thấy rằng lúcnày cô đã trưởng thành thêm được rất nhiều.
Qua ba hình tượng ông già, mặt trời và cô gái ta thấy được mối liên hệ gắnbó mật thiết trong cuộc sống. Mặt trời biểu
tượng cho cuộc đời ông lão lúc xếchiều, mặt trời lặn giống như việc ông lão đang bước những bước cuối cùng trongcuộc
đời của mình. Còn đối với cô gái, việc gặp gỡ ông lão giúp cô nhân ra được ýnghĩa cuộc sống, giúp cô trưởng thành hơn,
ông như một nguồn cảm hứng để côtiếp tục hành trình phía trước.

VI. SAY NẮNG


Dòng chảy văn chương có lẽ chưa từng ngưng đọng ở một khoảnh khắc cố định nào, mọi sự chảy trôi ý tưởng đã
mang đến nhiều sự giao thoa giữa những chất văn sâu lắng đau thương có, chất văn thôi thúc khơi gợi tươi sáng cũng
có. Đến với nền văn học nước Nga, cho dù trải qua vô vàn biến đổi của lịch sử nhưng những gì để lại vô cùng ấn tượng
đến với giới điệu mộ trên toàn thế giới. Nhắc đến văn học Nga, không thể không nhắc đến Ivan Bunin, một nhà văn tài
hoa với những tác phẩm đi cùng năm tháng. Ông được biết đến như một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lý con người,
đặc biệt là những rung động tinh tế và những chuyển biến phức tạp trong nội tâm. Ông sinh ra và lớn lên ở Nga, nhưng
phần lớn cuộc đời lại sống lưu vong ở nước ngoài. Tuy nhiên, dù ở đâu, ông vẫn luôn hướng về quê hương và dành cho
đất nước mình một tình yêu sâu sắc. Ông là một nhà văn nổi bật với những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, đặc
biệt là đến với ấn phẩm mang tên “Say nắng”. "Say nắng" là một truyện ngắn được Ivan Bunin sáng tác vào năm 1915.
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình yêu đầy oan trái giữa một sĩ quan và một phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp quý tộc Nga,
sự khác biệt to lớn giữa hai tầng lớp khác nhau.
Tác phẩm “Say nắng” của Bunin đem đến nhiều vấn đề khiến người đọc phải suy ngẫm. Trong bài nghiên cứu này, nhóm
nghiên cứu chủ yếu đi vào phân tích, làm rõ các đặc trưng truyện ngắn trong tác phẩm này của ông. Đặc trưng truyện
ngắn đã được thể hiện sâu sắc và nổi cộm với vô vàn “biểu hiện” chỉ có trong văn chương của ngòi bút bậc thầy Bunin.
2.2. Tóm tắt
Truyện ngắn này kể về câu chuyện tình yêu ngắn ngủi nhưng tự nhiên giữa chàng trung úy với người thiếu phụ.
Câu chuyện tình yêu này diễn ra và kết thúc rất nhanh chóng, chỉ vỏn vẹn trong vòng một ngày, từ trưa ngày hôm trước
và kết thúc vào sáng ngày hôm sau. Nàng đã tình nguyện tiến tới cuộc tình chốc lát với chàng trung úy trẻ, để rồi hôm
sau lại quay trở về với cuộc sống thường ngày của mình mà không để lại cho chàng trung úy ngay cả cái tên và nàng tự
gọi đùa mình là một “người đẹp không quen biết”. Ban đầu, họ chỉ tình cờ gặp nhau và giữa họ chỉ xuất hiện những
đam mê về thể xác chứ không hề có tình yêu. Dường như họ chỉ coi đó là giải trí, người phụ nữ còn không hiểu tại sao
mình lại có thể đi theo chàng trai và ở cùng chàng trai một đêm. Nhưng sau đó tình yêu bất ngờ trỗi dậy - người ta gọi
đó là say nắng, nhưng chính cái say nắng ấy lại ám ảnh anh sĩ quan trẻ tuổi. Chàng trung úy ấy đã yêu người thiếu phụ,
yêu một cách si mê, say đắm. Chính sự ra đi của người thiếu phụ ấy đã khiến trái tim chàng trai tan nát, để lại chàng
trung úy một trái tim đầy đau khổ với những thiếu hụt và trống trải trong tâm hồn.

3. Đặc trưng truyện ngắn thông qua tác phẩm “Say nắng”
3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phương diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà
văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong
hành động thường liên quan chặt chẽ và vô cùng mật thiết với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật.
Trong bài nhắc đến khái niệm “nội tâm" nhằm chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng suy
nghĩ, tâm tư, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật
chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật
bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện. Những biện pháp phổ biến mà nhà văn thường hay sử
dụng nhất là được biểu hiện thông qua “độc thoại nội tâm" và “đối thoại nội tâm" của nhân vật. Những điều này được
thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng xuất hiện một cách thầm lặng nhưng cũng đều là “ý đồ” của tác giả
trong tâm tư của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày mọi xúc cảm, suy nghĩ trong tâm trạng của mình qua những
suy nghĩ, cảm xúc cụ thể, có thể nổi để đặt được sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật. Nhà văn phải thực sự
“dấn thân” vào nhân vật và phải đắm chìm cũng như sống cùng nhân vật của chính mình xây dựng nên. Nhân vật tự
biểu hiện, phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những suy nghĩ, cảm xúc cụ thể. Có như vậy người
sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc của trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp.
Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới. Tất cả những điều đó đã được Bunin thể hiện thành công trong truyện
ngắn “Say nắng”.
Nhà văn đã vô cùng thành công khi miêu tả tâm lý nhân vật chàng trung úy trong ấn phẩm “Say nắng” với vô
vàn những bút pháp miêu tả tâm lý đa dạng, Bunin đã làm sống dậy cả một thế giới tâm lý vô cùng lôi cuốn, phong phú
và cũng không kém phần phức tạp. Nhà văn vốn không tách riêng, không đứng ngoài nhân vật để miêu tả tâm lý của
nhân vật, ông như dấn thân vào nhân vật hơn, đồng cảm cùng nhân vật, chia sẻ và thấu hiểu nỗi đau đớn, tuyệt vọng,
bất lực của chàng trung úy. Bằng ngôn ngữ tinh tế, bậc thầy giới văn học Nga đã miêu tả cặn kẽ từng cung bậc cảm xúc,
từng trạng thái của tâm lý mà ông cho rằng sẽ chạm đến độc giả. Ông đã để nhân vật của mình tự độc thoại nội tâm, tự
đặt ra những câu hỏi và tự trả lời cho những câu hỏi ấy. Tất cả nhân vật như trở nên sinh động hơn. Thêm vào đó,
Bunin còn sử dụng thủ pháp đối lập và lặp trong nghệ thuật miêu tả tâm lý, góp phần hoàn thiện một cách sâu sắc tâm
lý nhân vật. Cho dù chàng trung úy ấy mang trong lòng một tình yêu đến si mê, cuồng nhiệt, đắm say với một người phụ
nữ chỉ ở cạnh chàng trong vòng một ngày – một người mà đến tên tuổi chàng còn chẳng thể biết rõ. Một cơn “say
nắng” đã khiến chàng phải trải qua những trạng thái tâm lý vô cùng phức tạp: từ buồn bã đến nhớ nhung, rồi đau khổ
và tuyệt vọng đến bất lực,... Những cung bậc của cảm xúc cứ tăng dần theo cấp độ, ở đỉnh cao thăng hoa rơi vào trầm
tư. Và đến đỉnh điểm đó là khi những giọt nước mắt lăn trên má chàng trai. Sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân
vật của Bunin cũng chính là thành công của truyện ngắn “say nắng”.
Như đã nhận định, Nhà văn xứ Nga – Ivan Bunin luôn sát sao với nhân vật của mình dù cho có là chi tiết nhỏ
nhất. Nhà văn đã tập trung như hòa làm một với nhân vật của mình để có thể cảm nhận hết được những diễn biến tâm
lý đang diễn ra sâu bên trong chàng trung úy. Tất cả mọi hành động của ông như sống cùng nhân vật, đặt mình vào vị trí
của nhân vật, thấu hiểu những đổi thay, những trạng thái cảm xúc của chàng trai khi người phụ nữ mà chàng yêu đã ra
đi mãi mãi, không bao giờ trở lại nữa. Truyện có sự đan xen, kết hợp rất tự nhiên giữa lời của người kể chuyện với lời
của nhân vật. Điều độc đáo này khiến cho độc giả khó có thể nhận ra đâu là lời của nhà văn, đâu là những dòng suy nghĩ
của nhân vật. Nhà văn đóng vai trò là người kể chuyện biết tuốt. Với “điểm nhìn Zero”, Bunin đã miêu tả một cách tinh
tế từng trạng thái cảm xúc của chàng trung úy. Thủ pháp đối lập trong miêu tả tâm lý Bunin không chỉ nhập thân vào
nhân vật, cùng nhân vật sống với nỗi đau khổ, tuyệt vọng mà ông còn đặt nhân vật của mình trong sự đối lập của nhiều
yếu tố để từ đó tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét. Trước hết, độc giả sẽ rất dễ nhận thấy có
sự đối lập giữa tình yêu, hi vọng, mong muốn ở chàng trung úy với một bên là hiện thực cuộc sống. Nhà văn đã tạo ra
cuộc gặp gỡ, đã để tình yêu này sinh trong người thiếu phụ và chàng trung úy. Tình yêu ấy trở nên sâu đậm, mãnh liệt
trong trái tim của chàng trung úy. Nhưng đối lập với tình yêu sâu đậm ấy lại là hiện thực về một người phụ nữ đã có gia
đình. Nhà văn đã xây dựng sự đối lập giữa một bên là tình yêu cháy bỏng của chàng trai với một bên là hiện thực trớ
trêu về hoàn cảnh của người phụ nữ chàng yêu. Chính vì vậy, chàng “không sao có thể tự dưng mà đến cái thành phố
đó, nơi có chồng nàng, có đứa con gái 3 tuổi của 4 nàng, nói chung là toàn bộ gia đình của nàng và toàn bộ cuộc sống
thường ngày của nàng”. Yêu mà không thể có được người mình yêu, yêu mà không thể được gặp, được nhìn thấy người
mình yêu thì cuộc sống còn có ý nghĩa gì. Tình yêu ấy ngay từ lúc chớm nở đã để lại trong lòng độc giả sự đau đáu và
chắc có lẽ điều đó cũng trớ trêu như cái cách nó bắt đầu. Sự mâu thuẫn ấy đã làm cho chàng trai trung úy vô cùng đau
khổ và day dứt. Nhưng có lẽ tình yêu quá lớn, quá mãnh liệt, cơn “say nắng” ấy làm chàng trai trẻ bất chấp tất cả, vượt
lên tất cả để quyết định đến với người mình yêu, quyết định dành cả cuộc đời cho người phụ nữ ấy “từ nay toàn bộ
cuộc đời tôi là của em, là thuộc quyền em, vĩnh viễn, cho đến khi xuống. Sau khi đưa nàng đi, trở về phòng, cảm xúc đầu
tiên của chàng trang mới chỉ là thấy “có cái gì đó đã khác trước”. Chàng lính cảm thấy sự vắng bóng, sự thiếu thốn một
cái gì đó khó lí giải trong chính mình. Diễn biến tâm lý tiếp tục được Bunin chắp bút tăng dần theo cấp độ: “Trái tim
chàng trung úy bỗng thắt lại”, rồi “đi đi lại lại” và “nước mắt đã trào lên mi”. Tất cả những suy nghĩ tiếp sau cứ xoáy vào
xung quanh người thiếu phụ. Hết “ngỡ ngàng”, “ngạc nhiên” đến “đau lòng” rồi “hoảng sợ”, “tuyệt vọng”, rồi “nhớ tất
cả những gì về nàng”. Chàng “đau khổ”, “trái tim chàng như vỡ vụn ra”, thậm chí “có thể chết ngay ngày mai cũng
được”. Con tim chàng trai đã bị “trúng thương”. Chàng tuyệt vọng khi không còn cách nào để có thể gặp lại nàng. Chàng
trai đau khổ tột cùng, rơi vào cảm giác sâu hõm của một chân bước hụt vào vũng lầy. Nhà văn Bunin còn rất tinh tế khi
tạo nên sự mâu thuẫn giữa cảnh vật và tâm trạng con người. Khi người thiếu phụ ra đi, chàng trai trở về căn phòng mà
hai người đã ở cùng nhau qua một đêm. Một mâu thuẫn diễn ra trong căn buồng đó là tất cả mọi thứ như vẫn còn in
đậm bóng dáng của người phụ nữ: “mùi nước hoa Ănglê”, “chiếc khăn tay”, “chiếc chén uống dở”... với hiện thực là
người phụ nữ đã đã không còn ở đó nữa. Tất cả mọi thứ, đều in hằn sâu sắc hình ảnh của nàng. Đặc biệt là hình ảnh
“chiếc giường”. Chàng càng cố gắng để không nhìn vào mọi vật trong gian phòng (“không còn đủ sức để nhìn vào chiếc
giường ấy nữa”, “cố không nhìn vào chiếc giường ở đằng sau tấm bình phong”) thì mọi vật lại càng như phơi bày ra, làm
hiện bật rõ lên hình ảnh của nàng. Thật là điều nghịch lý, trớ trêu làm sao. Tất cả mọi thứ chung quanh dường như đều
kéo chàng vào sự giằng xé, giày vò đến vô cùng. Và chàng quyết định “kiếm cho được kế thoát thân”, chàng tìm đến với
cuộc sống bên ngoài: là “chợ”, là “nhà thờ”... Một lần nữa Ivan Bunin lại tạo ra sự đối lập gay gắt giữa cảnh vật trong
cuộc sống với tâm trạng của nhân vật. Tất cả cảnh vật “đều tốt đẹp cả, tất thảy đều hạnh phúc vô ngần và cực kỳ vui
vẻ”. Dù là trong cảnh oi nồng ấy, giữa tất cả mọi mùi vị chợ búa ấy, trong toàn bộ cái thành phố không quen biết này và
trong cái khách sạn huyện lỵ cũ kĩ này vẫn có niềm vui kia. Bên cạnh những nghệ thuật nổi bật, bậc thầy văn chương
nước Nga Ivan Bunin đã tinh tế thêm vào nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật những cho tiết vô cùng ấn tượng rằng ông
để chàng trung úy sống với chính thế giới nội tâm của mình. Nhân vật của ông tự độc thoại với mình, tự đặt ra những
câu hỏi cho mình và tự trả lời chúng. Khi chỉ còn sự cô độc trong căn phòng chứa đầy kỉ niệm của đêm hôm trước,
chàng trung úy trẻ đã bật lên tự hỏi rằng: “Mình làm sao thế này nhỉ?Mà nàng có gì đặc biệt và thật ra thì cái gì đã xảy
ra?”... “vắng nàng giờ đây ta làm thế nào để qua được cả một ngày trời ở cái nơi hiểu lánh này”. Những câu hỏi vang
lên từ chính trái tim đáng rạo rực, si mê đến “điên cuồng” của chàng trai. Những câu hỏi chứa chất tâm trạng rối bời,
giằng xé:“Chứng minh để làm gì nhỉ? Thuyết phục để làm gì nhỉ”, “mình làm thế nào bây giờ, làm sao thoát được cái
duyên nợ bất thình lình và đột ngột này?”. Chàng trai đang rơi vào tình thế vô cùng bế tắc và tuyệt vọng: “Đi đâu bây
giờ? Làm gì bây giờ”... Những câu hỏi cứ liên tiếp dồn dập vang lên, như xé nát trái tim chàng. Chàng hoàn toàn tuyệt
vọng, hoàn toàn mất hết phương hướng, không biết đi đâu, về đâu, không biết nên làm gì. Cái thứ tình yêu “say nắng”
đã khiến chàng trở nên hoang mang và suy sụp. Chàng tự hỏi mình và cũng không thể tự tìm ra cho mình câu trả lời
được. Và có lẽ chàng trung úy đã mất đi người mình yêu đã không thể làm gì để gặp lại người phụ nữ ấy. Nhà văn đã để
nhân vật sống trong những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp, ông đã để nhân vật tự độc thoại nội tâm và “quay
cuồng” với mớ nghĩ suy chẳng có hồi đáp nào. Những giằng xé, day dứt, những đau khổ tột cùng đã được thể hiện sâu
sắc qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Tình yêu của chàng trại không chỉ là cơn “say nắng” tầm thường nhứ thông thường
nữa mà là “say nắng” đặc biệt đến khác biệt. “Say nắng” khiến cho nhân vật không còn biết đến cuộc sống xung quanh,
“say nắng” khiến chàng trung úy không biết phải đi đâu, về đâu, phải làm gì và phải sống như thế nào? Đó phải chăng là
kết quả của tiếng sét ái tình – một kết quả không có hậu...? Biện pháp lặp trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của
truyện ngắn “say nắng”. Nhà văn có thể nhập thân vào nhân vật đồng cảm cùng nhân vật có thể dùng ngôn ngữ tinh tế
để diễn tả tâm lý, hay tạo nên những mâu thuẫn, đối lập để thể hiện tâm lý một sách sâu sắc, cũng có thể đề nhân vật
tự độc thoại nội tâm. Mặt khác, tác giả còn miêu tả tâm lý nhân vật thông qua cách nhấn mạnh bằng thủ pháp lặp.
Trước hết là lặp hành động: “đi đi lại lại” trong căn phòng của chàng trung úy. Hoạt động đó được nhắc đến lần đầu sau
khi chàng trung úy tiễn người phụ nữ ra đi và trở lại phòng. Nó tiếp tục được nhắc đến lần thứ hai sau khi chàng ngồi
suy nghĩ miên man về nàng. Ngay trong hành động đã thể hiện tâm trạng rối bời, đứng ngồi không yên của chàng trai,
đúng với tâm thế của một đôi “đang yêu”, vô cùng lắng lo và bất an khi chưa hay tin người kia. Tiếp đó là sự lặp lại của
tâm trạng. Chàng trai lo lắng và băn khoăn không biết cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu thiếu nàng. Ba lần tâm trạng ấy
được lặp lại một cách liên tục: “Và chàng cảm thấy đau lòng, cảm thấy toàn bộ cuộc sống sau đây của mình nếu không
có nàng thì sẽ vô dụng biết bao nhiêu, đến nỗi chàng đâm ra hoảng sợ vì tuyệt vọng”, tiếp đó là: “vắng nàng, giờ đây ta
làm thế nào để qua được cả một ngày trời ở cái nơi hẻo lánh này?”, đến lần thứ ba: “Và ta sẽ làm gì, sẽ làm sao để sống
qua được cái ngày vô tận này. với những nối nhớ nhung ấy”. Tất cả đều để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu
sắc về một chàng lính “thủy chung” với mục tiêu của mình dù chỉ là “một đêm qua đường”. Mọi sự bắt đầu đều đã
mang đến éo le, làm sao có thể nên duyên với một người phụ nữ đã có gia đình, điều này vốn đã chẳng có kết cục tốt
đẹp. Mọi sự đối lập và mâu thuẫn dường như được Bunin đẩy lên cao trào, không bàn đến tình yêu thì xuất thân ở hai
tầng lớp khác nhau đã là một “chìa khóa” – đất diễn rộng mở cho các nhà văn nói chung cũng như Bunin nói riêng đào
sâu về những “sâu xa khác biệt” của giới tầng lớp quý tộc cũng như tầng lớp thường dân. Nói như vậy để hiểu rằng
Bunin đã vô cùng thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
1.2. Ngôn ngữ gợi tả, giàu sức gợi cảm
Trong hầu hết các sáng tác của Bunin, bối cảnh chủ yếu là khung cảnh nông thôn Nga yên bình và thơ mộng.
Truyện ngắn “Say nắng” cũng không ngoại lệ, một câu truyện tình yêu đơn giản, trong trẻo mà sâu lắng. Một mối tình
giữa chàng trung úy điển trai và một người đẹp chưa từng quen biết. Sau đêm ân ái, si mê cô gái xinh đẹp kia đã rời đi
trong sự tỉnh táo lạ thường. Chỉ để lại chàng trung úy trong sự bối rối, ngơ ngác, cô độc và đau buồn. Sự gặp gỡ và khởi
đầu tình yêu như một cơn “Say nắng” rất đỗi tự nhiên, không giống như một hoàn cảnh người ta sắp xếp trước hay đã
được ông trời định đoạt.
Xuyên suốt câu chuyện có sự đan xen, kết hợp tự nhiên giữa lời của người kể chuyện với với lời của nhân vật
trong chuyện. Bunin đã miêu tả một cách tinh tế từng trạng thái của hai nhân vật, ngôn ngữ trong chuyện rất nhẹ nhàng
sâu lắng nhưng lại cho ta thấy rõ cảm giác sâu sắc một cách lạ thường, dường như nó mơ màng nhưng lại rất rõ nét cứ
thế chạm nhẹ vào tâm hồn người đọc nhưng sự mờ ảo và rất nên thơ ấy lại để lại trong mỗi chúng ta một sự suy tư rất
khó diễn tả.
Câu chuyện sử dụng ngôn ngữ dung dị, đơn giản là để chạm tới mọi nhân dân Nga và mọi đọc giả sau này.
Trong chuyện không sử dụng ngôn ngữ hàn lâm, mỹ lệ. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, dung dị nhưng chạm đến trái tim của
người đọc, giàu sức gợi tả và giàu sức gợi cảm. Sự gợi hình gợi cảm trong “Say nắng” được tạo nên từ ngôn ngữ dung dị
kết hợp với những hình ảnh thiên nhiên đạm chất trữ tình, lãng mạn đã phác lên một bức tranh thiên nhiên, một bức
tranh tình yêu đẹp giữa đất nước Nga trữ tình. Một tình yêu đơn thuần, đẹp và buồn, cái buồn xuất phát từ tâm trí của
nhân vật chàng trung úy. Thấm lên từng hàng cây, khung cảnh của câu chuyện.
Sức gợi của ngôn ngữ đã giúp chúng ta nhìn thấy một câu chuyện đẹp đúng nghĩa. Ở đây không phải cái đẹp
lộng lẫy, cái đẹp của sự chỉn chu sang trọng. Ngôn ngữ trong “Say nắng” của Bunin tạo nên một cái đẹp đơn thuần nhất,
một cái đẹp phải cảm nhận bằng tâm hồn chứ không thể chỉ cảm nhận bằng mắt. Cái đẹp mà Ivan Bunin thể hiện trong
câu chuyện là sự rung động từ những trái tim yêu, bằng những thổn thức, bồi hồi trong tâm hồn, sự xao xuyến luyến
lưu của nỗi nhớ tình nhân.
Hình ảnh thiên nhiên nước Nga hiện lên khắp câu chuyện: “Phía đằng trước là màn đêm điểm những đốm
sáng. Từ trong bóng tối ấy, những làn gió mạnh, dịu mềm phả vào mặt, còn những đốm sáng rập rình lìu mãi về một
bên: con tàu có cái sặc sỡ của sông Volga quay lái chạy một vòng rộng, cập vào một bến nhỏ.” Tác giả sử dụng ngôn ngữ
thuần túy, lối miêu tả nhẹ nhàng mà tinh tế
vẫn tạo cho người đọc nhiều luyến lưu về câu chuyện tình giữa chàng trung úy điển trai và người phụ nữ lạ
mặt không quen biết.
1.3. Cốt truyện thu hút, đơn giản, tập trung vào tâm lý nhân vật
Say nắng có cốt truyện rất đơn giản: một mối tình ngoài vợ ngoài chồng giữa chàng trung úy điển trai và người
đẹp không quen biết. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cả hai đều rơi vào trạng thái si mê, và may mắn, cùng thoát khỏi lưới
tình sau một đêm ân ái. Trong cơn say nắng này, chỉ có người thiếu phụ xinh đẹp đã tỉnh táo rời đi, để lại chàng trung
úy trong sự bối rối, ngơ ngác, cô độc, buồn rầu. Dường như, trong bảo tàng ký ức của chàng trung úy và trong những
trang văn rất đẹp của Ivan Bunin, mùi của làn da cháy nắng, mùi của chiếc xiêm vải gai… vẫn còn vương lại, như những
dấu ấn nửa hư nửa thực của một cuộc tình đã mất. Cốt truyện xoay quanh 2 nhân vật với những cảm xúc, tâm trạng
được Bunin tập trung khắc họa. Bunin phải thực sự nhập thân vào nhân vật, phải sống cùng nhân vật của mình, đồng
cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Cốt truyện đan xen giữa lời của người kể chuyện với lời của nhân vật.
Điều đó khiến ta khó có thể nhận ra đâu là lời của nhà văn, đâu là suy nghĩ của nhân vật. Nhà văn cũng để nhân vật tự
bộc lộ, sống với chính thế giới nội tâm của mình. Nhân vật của ông tự độc thoại với mình, tự đặt ra những câu hỏi cho
mình và tự trả lời chúng. Thông qua cốt truyện, Bunin có thể bộc lộ cảm xúc trữ tình của mình đối với cảnh vật và con
người được mô tả.
1.4. Kết thúc mở
Người đọc bắt gặp một cái kết chóng vánh, mơ hồ như tiêu đề “Say nắng” đã gợi ra. Thay vì kéo dài những giây
phút thăng hoa trong tình yêu của hai nhân vật chính là chàng thiếu úy và “người đẹp không quen biết”, I. Bunin dành
cho tác phẩm của mình một cái kết dường như thật thiếu trọn vẹn, day dứt và tiếc nuối. Sau khi tiễn nàng đi, viên thiếu
úy trở về căn phòng thuê với nỗi ám ảnh trong tâm hồn, sự hoảng hốt và tuyệt vọng khi những dấu vết về nàng đang
dần dần tan biến. Anh buộc phải rời khỏi căn phòng ấy để lên chuyến tàu tiếp theo, khi “những ánh lửa tản mạn giữa
màn đêm chung quanh cứ lùi dần về sau”. tâm trạng nặng trĩu đó đeo bám anh đến cả khi anh lên tàu: “Viên sĩ quan
ngồi lặng trong căn phòng trống trải bốn phía trên boong tàu và anh cảm thấy mình đã già thêm chục tuổi”. Đến cả khi
kết thúc tác phẩm, độc giả lẫn chàng trai đều chẳng hay biết gì về cô nàng đã qua đêm với anh ngoại trừ những chi tiết
rất mờ nhạt như thành phố phía Nam, người chồng cùng đứa con gái ba tuổi của nàng. Tình yêu của họ chấm dứt khiến
cho chàng trai đau khổ, song âu đó cũng là một cái kết thỏa đáng cho một mối tình ngoài vợ ngoài chồng.
Tuy dở dang, đau đớn là vậy, song chúng ta cũng có thể coi đây là một “lối thoát” trọn vẹn nhất cho câu
chuyện say nắng của hai con người xa lạ vô tình va phải nhau trên chuyến tàu. Dường như độc giả sẽ chẳng thể kì vọng
gì hơn ở một tình yêu chỉ nảy mầm và đơm hoa trong vỏn vẹn một ngày, khi mà tất cả những bước quan trọng nhất
như làm quen, thấu hiểu, cảm thông,… đều đã được lược bỏ hết sang một bên. Hai nhân vật chính gặp nhau và sà vào
vòng tay của nhau ngay tắp lự, dành trọn cho đối phương những cảm xúc “cả đời này, cả đời này cũng chưa từng trải
qua”… Trong mối tình sớm nở tối tàn ấy của mình, cả hai đã vừa bỏ lỡ nhau, song cũng vừa kịp thời tìm thấy nhau, yêu
thương nhau, gieo vào lòng nhau những ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm mà suốt đời không tài nào quên được.
Truyện ngắn vốn có khả năng tái hiện những lát cắt của cuộc sống thực tại; nó đi sâu vào phân tích, diễn đạt
những khoảnh khắc ngắn trong cuộc đời dài rộng, không ngừng diễn tiến của con người nói riêng và xã hội nói chung.
Kết thúc mở trong truyện ngắn có thể coi là một thủ pháp kinh điển, khi mà các sự kiện, mâu thuẫn trong tác phẩm sẽ
không được giải quyết một cách hoàn hảo, từ đó những khoảng trống được mở ra và gieo vào lòng người đọc, khiến
người đọc trăn trở, tưởng tượng và suy ngẫm mãi về cái kết ấy: “Kết thúc mở mang một ý nghĩa tượng trưng nghệ
thuật lớn lao. Nhà văn muốn chỉ ra (…) rằng dòng đời mô tả trong truyện vẫn còn đang tiếp tục và trong nó hạnh phúc
cùng khổ đau, khát vọng và bất lực, niềm vui và buồn đau đan cài, không thể phân tách” (PGS.TS Đào Tuấn Ảnh). Đối với
“Say nắng”, hiển nhiên Bunin đã thành công gieo vào lòng người đọc cảm xúc vừa trống trải lại vừa bâng khuâng như
vậy: ta sẽ không khỏi cảm thán “Liệu rằng sau khi cuộc tình đã kết thúc, viên thiếu úy sẽ dành cả đời để tương tư về
nàng hay không?”; “Liệu rằng họ sẽ còn cơ hội gặp lại nhau ở thành phố phía Nam nơi nàng đang êm ấm với gia đình
nhỏ của mình hay không?”; “Hay liệu rằng trong tương lai gần, viên sĩ quan phải chăng sẽ lần nữa nếm được trái ngọt
của tình yêu với một cô gái khác?”… Sự bí ẩn về tương lai phía trước cùng sự khó đoán trong số phận của các nhân vật
mang một chiều sâu không bao giờ chạm đáy, độc giả được trao đặc quyền “định đoạt kết cục” cho nhân vật, từ đó
“đồng sáng tạo”, tham gia vào xây dựng cái kết chân chính mà họ mong muốn ở tác phẩm… Bằng cách để ngỏ kết
truyện, “Say nắng” của Bunin đã để lại những dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc.
Cách kết thúc truyện ngắn cho ta thấy một “tác phong Bunin” rất đặc trưng khi ông viết về tình yêu. Tác giả
kiên định với quan niệm “tình yêu là nhựa sống của con người”, vậy nên kết thúc của “Say nắng” dĩ nhiên cũng truyền
tải thông điệp tương tự. Bằng chứng xác đáng nhất chính là hình ảnh tiều tụy, héo mòn về cả thể xác lẫn tinh thần của
viên thiếu úy sau khi người tình của anh đi mất: anh trở nên tê liệt trong xúc giác, thính giác lẫn vị giác, tâm hồn anh
trống rỗng, già nua như thể đã “già đi chục tuổi”. Nhấn mạnh cái kết nhuốm màu tuyệt vọng trong lòng viên sĩ quan,
I.Bunin truyền tải được bi kịch của một tình yêu không trọn vẹn, một tình yêu bị đánh mất. Qua đó, ta cũng thấy được
quy luật của tình yêu: tình yêu đẹp, say đắm, nồng nàn, khiến con người kết nối, chia sẻ và đồng điệu với nhau; song
tình yêu cũng có thể là sự chia ly, dang dở; cũng bởi tình yêu là nhựa sống mà khi con người không còn tình yêu bên
cạnh nữa, họ cũng mất đi niềm vui, đam mê hay hi vọng… Bên cạnh tính mở của mình, cái kết cho “Say nắng” dễ gợi lên
liên tưởng cho người đọc đến những chuyện tình đẹp mà dang dở khác đã từng xuất hiện trong loạt truyện ngắn của
Bunin, như chuyện tình nàng Russia với chàng gia sư (“Ruxia”), nàng Olia (“Hơi thở nhẹ”), hay nhân vật “tôi” với Natali
và Sonia,…v.v. Những tư tưởng về tình yêu mà nhà văn gửi gắm trong các truyện ngắn của mình tuy đồng điệu mà luôn
mới mẻ, hấp dẫn.
Tựu trung lại, kết thúc mở cho “Say nắng” của I.Bunin là một trong những điểm sáng tiêu biểu của tác phẩm,
góp phần tăng thêm sức nặng ý nghĩa cho một cốt truyện có phần mộc mạc mà vẫn cuốn hút. Cách kết thúc tác phẩm
này cũng là một thủ pháp đặc trưng, mang tính tiêu biểu trong thể loại truyện ngắn nói chung.

VII. NGƯỜI TRONG BAO

Được mệnh danh là một trong những ông thánh truyện ngắn, Chekhov là một
trong những người đặt nền móng cho sân khấu kịch tâm lí hiện đại, là người sáng tạo
nên cách viết mới cho toàn thế giới. Sự nghiệp viết kịch của ông để lại cho hậu thế
bốn tác phẩm kinh điển, còn những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông luôn được giới
văn sĩ và giới phê bình quý trọng. Nguyễn Tuân từng ca ngợi: “Truyện Bê-li-cốp là
một áng văn đả kích lên tuyệt đỉnh: hình thù, tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã
thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”. Thông qua những biến động
xã hội của nước Nga lúc bấy giờ, Chekhov đã thành công khi phát hiện ra nhiều góc
nhìn mới lạ về cuộc sống, về con người nơi đây. Lối sống cũ kĩ, rập khuôn theo
chuyên chế, giáo điều của xã hội Nga thế kỉ XIX, đã sản sinh ra những con người
“sống trong bao” như nhân vật Belikov được kể đến trong tác phẩm “Người trong
bao” của nhà văn.

1. Phương diện cốt truyện


Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Chekhov có khuynh hướng thủ tiêu cốt truyện,
phi trung tâm hóa nhân vật. Truyện của ông thường như một lát cắt không đầu không
cuối của bản thể. Mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng vào khung cảnh của câu
chuyện, tâm trạng của nhân vật, kết thúc thường gây cảm giác “chưa có chuyện gì
xảy ra cả” tất cả vẫn như đang ở trong một sự đợi chờ khắc khoải cái tương lai còn
chưa đến. Cái hấp dẫn trong truyện của ông chính là ở chỗ nó mở ra, hòa với dòng đời
bất tận.
Khuynh hướng thủ tiêu cốt truyện, truyện có kết thúc mở: Truyện như lát cắt
không đầu không cuối của bản thể, mở đầu tác giả đưa người đọc nhập thẳng vào
khung cảnh câu chuyện, tâm trạng nhân vật và kết thúc thường gây cảm giác “chưa
có chuyện gì xảy ra”, tất cả như vẫn trong sự chờ đợi khắc khoải cái tương lai chưa
tới. Điểm hấp dẫn của câu chuyện sẽ nằm ở chỗ nó “mở” ra, hoà với dòng đời bất tận.
Khuynh hướng phi trung tâm hoá nhân vật: Ông lựa chọn miêu tả những con người
bình thường trong cuộc sống đời thường, với tất cả những điều quẩn quanh vặt vãnh.

Hình tượng nhân vật Belikov: vừa yếu ớt như một nhân cách vừa mạnh như
một căn bệnh dễ lây lan. Hình tượng Belikov được Chekhov phóng đại lên tới mức
nghịch dị không chỉ nhằm mục đích đả kích, gây cười, mà còn như để nhấn mạnh bi
kịch khủng khiếp của nỗi sợ cuộc sống. Tổng hòa tất c những biểu hiện “trong bao”,
Belikov trở thành một con người quái dị. Song nếu nhìn vào những biểu hiện đơn lẻ,
có thể thấy những nét tâm lí đời thường ấy quen thuộc đối với mỗi người đến mức
không thấy bất bình thường nữa. Những nét tính cách ấy tiềm ẩn ở trong mỗi người.
Truyện của Chekhov định hướng vào tâm lí đời thường nên có thể coi người đọc cũng
không nằm ngoài thế giới của Belikov. Chính vì trong mỗi người dân thành phố (và
cả người đọc) đều có một phần Belikov nên y mới thôi miên được tất cả. Nỗi sợ cuộc
sống không chỉ thủ tiêu ý ý chí của người mang nó trong mình, mà còn là căn bệnh
rình rập, đe dọa cuộc sống của mọi người. Thủ pháp nghịch dị được nhà văn dùng để
“lạ hóa” cái đời thường, chỉ ra sự khủng khiếp, “bất bình thường” của nó.
Hình tượng Kovalenko và Varenka đối lập với Belikov, nhưng không được
Chekhov lí tưởng hóa, đó không phải là giải pháp mà chỉ là một phương án có thể.
Kovalenko là một thầy giáo vừa mới chuyển về ngôi trường mà Belikov đang làm
việc. Belikov có tình cảm với người chị gái, Varenka. Ý nghĩ lấy vợ choán lấy tâm trí
của ông giáo viên kia, nhưng ông ta cứ sợ này sợ nọ. Và rồi tình cảm đó cũng nhanh
chóng qua đi. Belikov đã nhìn thấy hai chị em kia đi xe đạp, điều mà Belikov cho là
khủng khiếp. Ông ta đến nhà của họ, nhưng chỉ gặp Kovalenko vì Varenka đã đi vắng
và chỉ trích rất nhiều về việc đó. Kovalenko cũng không phải vừa, tạo nên một cuộc
tranh cãi gay gắt. Cuối cùng, Kovalenko túm lấy cổ áo của Belikov, xô ông ta xuống
cầu thang, làm ông ta ngã đau điếng. Tất cả, kể cả chuyện yêu đương, chấm hết bằng
điệu cười khoái chí của Varenka. Belikov trở về nhà mà không đi bệnh viện, một
tháng sau thì chết. “Câu chuyện tình yêu” của Belikov thực chất là một “sự kiện giả”
không thay đổi hiện trạng cuộc sống của anh ta. Nếu nhìn vào nó từ bên ngoài bằng
con mắt trào phúng thì có thể thấy hình tượng bà Mavra ở đường viền câu chuyện là
một ví dụ nhấn mạnh tính điển hình xã hội của nhân vật Belikov.

2. Phương diện kết cấu

“Truyện trong truyện” là kiểu kết cấu truyện có sự đan lồng một hoặc một số
truyện thành phần vào trong một cốt truyện lớn bao trùm, thường gọi là truyện khung.
Kiểu kết cấu “truyện lồng truyện” tạo ra hai điểm nhìn trần thuật từ bên trong và bên
ngoài Điều này sẽ tạo ra khoảng cách tự sự/sử thi giữa nhà văn và độc giả, hiệu quả
gián cách động, người đọc có thể tiếp cận nhân vật cả từ góc độ chủ quan và khách
quan, vừa có thể thấu hiểu tâm lý của nhân vật, vừa có thể nhìn nhận sự việc từ góc
độ người ngoài cuộc.

Kết cấu “truyện trong truyện” của “Người trong bao” được thể hiện ở chỗ tác
giả không trực tiếp kể về cuộc đời của nhân vật Belikov mà được kể gián tiếp thông
qua truyện khung là cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật Burkin và Ivan Ivanưch tại
một nhà kho sau chuyến đi săn về muộn.
Câu chuyện được kể lại ở ngôi kể thứ 3, người kể lại toàn bộ câu chuyện là
Burkin – giáo viên trường phổ thông, đồng nghiệp với Belikov. Anh kể cho bác sĩ
Ivan Ivanưch về Belikov. Vì đi săn ra khỏi rừng quá muộn mà “phải dừng lại nghỉ
đêm trong gian nhà kho của ông trưởng xóm Prôcôphi ở tận cuối
làng Mirônôxítxkôê”. Rồi họ kể cho nhau về đủ thứ chuyện, từ chuyện vợ ông trưởng
làng là bà Mavra, “một phụ nữ khỏe mạnh không đến nỗi ngu đần, nhưng cả đời
không đi ra khỏi làng, chưa từng nhìn thấy thành phố, đường sắt, và chục năm trở lại
đây lúc nào cũng ngồi ru rú bên bệ lò, chỉ buổi tối mới đi ra ngoài nhà”.
Rồi Burkin nói đến trường hợp của Belikov - “một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp”, đồng
nghiệp vừa mới chết của Burkin. Kết thúc câu chuyện là khi cả hai nhận ra đã muộn
và Burkin đi ngủ, còn Ivan Ivannưch khi nghe tiếng bước chân của bà Mavra thì “cứ
thở dài và trở mình luôn luôn, sau đó ông dậy rồi lại đi ra ngoài, ngồi xuống bên
cửa, lấy thuốc ra hút”.
Câu chuyện bên trong là câu chuyện cuộc đời Belikov qua người kể chuyện
ngôi thứ nhất hạn tri – Burkin. Burkin là đồng nghiệp của Belikov, đồng thời là hàng
xóm của Belikov, nhà ngay đối diện. Vì vậy khi đọc tác phẩm, độc giả sẽ có một phần
tin tưởng đối với câu chuyện mà Burkin kể kèm lời nhận xét, đánh giá của anh ta. Tuy
nhiên, anh ta không phải đấng toàn năng mà là một con người bình thường tự xem
mình là nghiêm chỉnh, chín chắn, đứng đắn, nhưng lại phải sợ hãi, quy phục, chịu
đựng Belikov. Anh ta và những người như anh ta (mà Burkin gọi là “chúng tôi”) luôn
sống trong sợ hãi: “Sợ nói to, sợ gửi 13 thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người
nghèo, dạy học chữ”; là những người vô tâm, vô tình, Belikov sống mười lăm năm
mà hắn không hề để ý là Belikov chưa có vợ: “Không hiểu sao chúng tôi đều chợt
nhớ rằng Bêlikốp không có vợ, và bây giờ chúng tôi mới lấy làm lạ rằng bấy lâu nay
chúng tôi đã bỏ qua, đã hoàn toàn không để ý đến chi tiết quan trọng đến thế trong
đời hắn”; và khi xuất hiện cô gái quá thì Varenka, mới nghĩ đến chuyện ghép đôi cho
Belikov – không phải vì nghĩ đến hạnh phúc cho hắn, mà vì đó là trò đùa giải khuây
cho cuộc sống tẻ nhạt vô vị của chính Burkin.
Câu chuyện bên ngoài được thể hiện qua hình ảnh biểu tượng cái bao. Hình
tượng người trong bao là một sáng tạp đầy độc đáo và giàu giá trị khái quát. Cái bao
tượng trưng cho lối sống ích kỉ, thu mình, ích kỷ, hèn nhát và lạc hậu. Belikov chính
là người mang trong mình một cái bao, là biểu tượng, là sản phẩm của xã hội Nga đầy
căng thẳng và ngột ngạt cuối thế kỉ XIX. Đó là xã hội tồn tại những con người tự thu
mình vào chiếc bao của riêng mình, luôn mặc cảm và trốn tránh thế giới, cách ly với
thế giới. Họ không dám thể hiện mình, nói lên suy nghĩ của mình, làm những việc
được cho là đi ngược lại với tư cách, chuẩn mực của xã hội. Dù Belikov chết nhưng
lối sống trong bao vẫn còn tồn tại, để lại ám ảnh lâu dài và huỷ hoại cuộc sống tinh
thần của những con người Nga. Vì vậy, thông qua hình tượng cái bao, Chekhov muốn
gửi gắm đến nhiều thông điệp ý nghĩa. Tác giả đã lên tiếng phê phán lối sống ích kỉ,
cá nhân của một bộ phận tri thức Nga, lên án xã hội phong kiến Nga áp đặt những chỉ
thị, lệnh cấm lên con người tạo ra một xã hội gò bó tù túng. Thông qua đó, tác giả
muốn loại bỏ lối sống thu mình trong cái bao, sống một cách tự do và thoải mái,
chống lại các định kiến và hủ tục lạc hậu của xã hội đã ăn mòn trong nếp sống và suy
nghĩ.
Gọi Burkin là người kể chuyện hạn tri, không đáng tin cậy vì anh ta cũng sợ và
ghét Belikov. Câu chuyện được kể lại với giọng đầy ác cảm, mỉa mai nên không thể
xem những đánh giá, những nhận xét, những mô tả về Belikov là vô tư khách quan
đáng tin cậy được. Tâm trạng xấu hổ, sợ dư luận, sợ bị làm trò cười cho thiên hạ, sợ
cấp trên cho từ chức của Belikov tất cả đều là lời của Burkin, đều là Burkin và những
người như Burkin “suy bụng ta ra bụng người” mà đổ cho Belikov. Về tổ chức điểm
nhìn trần thuật, Chekhov đã có sự khéo léo, linh hoạt trong luân phiên điểm nhìn của
người kể chuyện với điểm nhìn của nhân vật tạo nên hình thức truyện lồng trong
truyện.
Người kể chuyện với điểm nhìn của nhân vật Burkin có điểm nhìn bình đẳng
với thế giới được miêu tả, đã cho thấy nhận định của anh ta về Belikov: “Con người
này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho
mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.”
Còn người kể chuyện ngôi thứ ba đã đứng cao hơn thế giới được miêu tả, để thuật lại
những sự kiện và nhân vật trong câu chuyện đó một cách khách quan. Việc luân phiên
điểm nhìn trần thuật vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính
chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện. Thái độ của những
nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn thể hiện hai cấp độ phản ứng đối với câu
chuyện: Burkin kể xong chuyện, có lúc đã “bước ra khỏi nhà kho”, rồi sau đó lại vào
ngủ và coi những liên tưởng của Ivan Ivanuch đã lan man “sang chuyện khác”, còn
Ivan Ivanuch, sau khi đã vào ngủ, nghe tiếng chân bà Mavra, liên tưởng đến mình,
“thở dài và trở mình luôn luôn, sau đó ông dậy rồi lại đi ra ngoài, ngồi xuống bên
cửa, lấy thuốc ra hút”. Bên ngoài là ánh trăng và những vì sao.
Ngay đoạn đầu tác phẩm, Chekhov đã tả nhân vật kể chuyện Burkin “trong bóng tối
không nhìn rõ mặt ông”, khác hẳn với Ivan Ivanưch “ngồi phía ngoài cánh cửa, ánh
trăng chiếu lên người ông”. “Không, không thể sống như thế mãi được!”. Chekhov
để nhân vật thốt lên những lời như thế trên nền bức tranh tuyệt đẹp: “Thật khó mà tin
rằng tạo hoá lại có thể yên lặng như thế. Vào đêm trăng, khi nhìn thấy con đường
quê thoáng đãng với những ngôi nhà nhỏ, những đống cỏ khô, những hàng kiễu rủ,
lòng ta bỗng thấy thanh thản,… tâm hồn ta trở nên dịu dàng, nhè nhẹ buồn và tốt
đẹp. Có cảm giác rằng đến cả những vì sao cũng soi xuống tâm hồn ta với những vẻ
đầy thương cảm và trìu mến, rằng cái ác đã bị loại bỏ trên mảnh đất này và vạn vật
đều êm đẹp, yên lành…”. Bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ làm phông nền cho
truyện, mà còn gắn với những ưu tư, suy nghĩ của con người về cuộc đời, về những
vấn đề mang tính triết lí xã hội lớn lao.

Nếu ta liên tưởng phần kết với đoạn đầu truyện ngắn (Burkin “nằm trên đống
cỏ khô, trong bóng tối”, còn Ivan Ivanuch “ngồi phía ngoài cửa và ngậm tẩu thuốc
lá; ánh trăng chiếu lên người ông”), thì có thể thấy tác phẩm có một kết cấu vòng
tròn quẩn quanh đến bức bối và trăn trở, đồng thời có thể thấy thái độ hàm ẩn của tác
giả đối với hai người kể chuyện. Thái độ ấy thể hiện “giọng điệu trữ tình – mỉa mai
nước đôi” của truyện ngắn.

3. Phương diện không gian và thời gian nghệ thuật

3.1. Không gian nghệ thuật


Không gian trong các truyện ngắn của Chekhov tập trung xây dựng hai kiểu
không gian chính:
Không gian sinh hoạt:
Nếu với các tác phẩm đương thời, không gian được mở rộng, đa dạng, lắp
đầy với các chi tiết nhỏ nhặt để mở ra một khung cảnh sống động, thực tế cho độc giả
thì với các truyện ngắn của Chekhov, không gian dường như khép kín lại, chỉ quân
quẩn trong ngôi nhà hay tỉnh lẻ. Không gian ngôi nhà trong các sáng tác của Chekhov
thường được hiện lên với cảm giác tù túng, ngột ngạt, tách biệt với thế giới bên ngoài.
Còn đặc điểm không gian tỉnh lẻ trong truyện ngắn của Chekhov là cảnh hoang tàn,
vắng vẻ, buồn tẻ cùng với những con người im lìm, không quan tâm tới bất cứ sự việc
gì xung quanh.
Không gian trong truyện ngắn người trong bao của Chekhov:
Nhà văn Nguyễn Tuân có lý khi dùng hình ảnh “cái hũ nút khổng lồ” để chỉ kiểu
không gian “hẹp, khép kín, mang tính cản trở” - một kiểu không gian đặc trưng trong
truyện ngắn của Sê – Khốp. Quả thật, đọc Người trong bao, độc giả có cảm giác như
bước vào một thế giới tù túng, chật hẹp, ngột ngạt, khép kín.
Có cảm giác này là bởi nhà văn đã dụng công xây dựng hình ảnh“cái bao”.
Ở đây cái bao không chỉ là vật cụ thể gắn với đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của
Bêlicốp mà còn là hình ảnh mang tính biểu trưng cao độ. Nó thể hiện lối sống, tính
cách của Belikov. Belikov là điển hình cho kiểu người trong bao, lối sống, tính cách
trong bao mà nhà văn khái quát được từ cuộc sống của một lớp người “mê-si-an”
thiển cận, nhỏ nhen trong cái “thời buổi ốm đau” của nước Nga cuối thế kỷ XIX.
Những cái bao hữu hình và vô hình với những “ngộ nhỡ”, “giá như”... ấy đã cản trở,
kìm hãm biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng lẽ phải có trong cuộc đời mỗi con người.
Nỗi niềm trăn trở này của nhà văn được gửi gắm gắm qua tâm trạng đầy suy tư của
một nhân vật trong truyện: “Và phải chăng khi ta sống trong thành phố, trong sự
nóng nực nghẹt thở, trong sự chui rúc, viết những giấy tờ vô dụng đánh cờ, đánh bạc,
đó không phải là vỏ ốc hay sao? Và khi suốt đời ta sống giữa những kẻ ăn không
ngồi rồi, những thầy cò, thầy kiện, những kẻ
ngu si, những bà bà đàng điếm, nói và nghe mọi thứ ngu xuẩn đó không phải là vỏ ốc
hay sao?”
Không gian tâm lý:
Mỗi nhân vật của Chekhov đều có mỗi không gian tâm lý riêng để học bộc
lộ tâm trạng của mình trong đó. Gắn với cảm xúc nhân vật, thời gian đảo lộn nên
không gian trong các truyện ngắn luôn thay đổi. Nhân vật của Chekhov thường tách
mình ra khỏi không gian hiện thực để đưa bản thân trở về không gian quá khứ.
Với Ngòi bút của Chekhov luôn hướng về tương lai, những truyện ngắn của
ông rất hiếm những tác phẩm kết thúc lạc quan. Dòng đời của các nhân vật của ông
như “một con đường dốc, một buổi chiều tà, ánh sáng thoi thóp dần”, xám xịt, ngưng
đọng. Điều này phần nào có thể được lý giải bởi chính quan niệm của nhà văn.
Chekhov là nhà văn hiện thực, ông chỉ có thể nắm bắt và phản ánh những biến động,
tâm trạng đã có trong thực tại thời đại mà ông đang sống. Tuy nhiên, trong Người
trong bao, kết thúc bế tắc, tuyệt vọng bị mờ đi trước vẻ đẹp tĩnh lặng của Chekhov:
“...Thật khó mà tin rằng tạo hóa lại có thể trở nên yên
lặng đến thế, khi giữa đêm trăng ta thấy con đường làng rộng hai bên là nhà gỗ, nhà
lá thôn quê, với những sân cỏ, những cây liễu ủ rũ, thì tâm hồn ta trở nên yên tĩnh
trong sự yên tĩnh đó, trong bóng tối ban đêm, trút hết khỏi những nỗi lao lung, hết lo
âu và buồn rầu thì tâm hồn trở nên hiền lành, êm dịu, tốt đẹp và sao trên trời hình
như cũng soi sáng tâm hồn ta một cách trìu mến và cảm thương; và hình như trên
Trái Đất này không còn hung ác nữa mọi sự đều tốt lành”. Có thể nói, bức tranh thiên
nhiên trong truyện ngắn này không đơn giản chỉ giữ vai trò làm phông, nền cho hành
động nhân vật mà nó còn gắn với những suy nghĩ, ưu tư của con người về cuộc đời,
về những vấn đề mang tính triết lý xã hội lớn lao. Chính trong khung cảnh thiên nhiên
thơ mộng đó, nhân vật của Sêkhốp đã thốt lên: “Không thể sống như thế được mãi!”.
Vì những tia sáng ấm áp của niềm tin này mà M.Gorki đã khẳng định: Mỗi truyện
ngắn mới của Chekhov đều tăng cường thêm một âm hưởng quý giá vô ngần và tối
cần thiết đối với chúng ta - âm hưởng của một tâm hồn lành mạnh và yêu đời.
Tổ chức không gian ở “Người trong bao” tạo cảm giác về một căn phòng
kín: được phóng dựng dưới hình dung về căn “Buồng ngủ của Belikov chật như cái
hộp”, hình dung về “gian nhà kho của ông trưởng xóm Prôcôphi ở tận cuối làng
Mirônôxítxkôê”, nơi bóng tối trùm phủ không nhìn rõ mặt, chỉ có ánh trăng len vào từ
phía ngoài không đủ chiếu sáng một góc. Thành phố nơi Belikov và Burkin sinh sống
cũng là một căn phòng kín bưng, không có tiếng nói tiếng cười, không có vui chơi,
nơi mà người ta sợ mọi thứ. Không gian đó không cho phép sự tồn tại của ánh sáng:
ánh trăng lọt vào gian nhà kho chưa bao giờ chiếu trọn vẹn cả hai người: “ánh trăng
chiếu lên người” Ivannưch, “Còn Burkin thì nằm trên đống cỏ khô, trong bóng tối
không nhìn thấy rõ ông.” Không gian có tính đóng chặt ấy, cũng kiềm tỏa mọi nỗ lực
thấu hiểu lẫn nhau. Ivanưch và Burkin trò chuyện với nhau suốt cả buổi tối, nhưng họ
chưa bao giờ giao tiếp bằng ánh mắt với nhau. Kết thúc tác phẩm, khi “hai người đã
trùm chăn và thiu thiu ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng chân bước nhè nhẹ. Có ai đó
đang đi gần nơi nhà kho, đi một lúc rồi dừng lại, một phút sau lại nghe 12 tiếng chân
bước tiếp”. Đi tới gần nhà kho, câu nói “Đấy là bà Mavra đi đấy” đã kết thúc tất cả.
Không gian tỉnh lẻ nơi Belikov sinh ra, sống, làm việc và chết đi tạo nên một không
gia tù túng, tẻ nhạt, chỉ có một sự im lặng đáng sợ: “Vạn vật đều chìm trong giấc ngủ
im lìm, tĩnh mịch; không một vật nào di động, không một âm thanh nào vang ra. Thật
khó mà tin rằng tạo hóa lại có thể lặng yên đến thế.”, “Phía bên trái, từ rìa làng là
cánh đồng trải rộng dưới ánh trăng mênh mông đến tận chân trời, ở đây cũng không
một âm thanh, không một vật nào động đậy.” Nó khiến những người hít thở chung
một bầu không khí ấy sợ sống. Tất cả những học trò nghịch ngợm bị bắt giam, hạ hạnh
kiểm và đuổi học. Các vở kịch không được diễn. Thư từ không được gửi. Người ta
thậm chí ngại việc biểu đạt bản thân mình một cách tự nhiên, lành mạnh. “Nhỡ xảy
ra chuyện gì…”.

3.2. Thời gian nghệ thuật


Thời gian trong “Người trong bao” chủ yếu là buổi đêm, ban đêm. Hai nhân
vật Ivan Ivannưch và Berkin do đi săn về muộn mà phải nghỉ đêm ở một nhà kho.
Belikov cũng sinh hoạt chủ yếu về buổi tối và buổi đêm, thậm chí buồng ngủ của
Belikov cũng được mô 11 tả kĩ lưỡng. Cuộc gặp gỡ của Belikov với Kovalenko cũng
diễn ra vào buổi tối: “Chập tối hắn mặc áo ấm hơn bình thường một chút mặc dù lúc
đó là tiết trời mùa hạ, rồi lần mò đến nhà Kovalenko”. Đám ma Belikov mặc dù
không diễn ra vào ban đêm, nhưng hôm đó “trời mưa dầm âm u”. Kết thúc truyện
cũng là kết thúc vòng lặp của đêm tối: “Đã nửa đêm”, “Vạn vật đều chìm trong giấc
ngủ im lìm, tĩnh mịch; không một vật nào di động, không một âm thanh nào vang
ra”. Bóng tối đấy giúp “những buồn phiền, lo âu, tâm hồn ta bỗng trở nên dịu dàng,
nhè nhẹ buồn và tốt đẹp.” Đêm xuất hiện như sự định vị tọa độ cho toàn bộ câu
chuyện, ngoài đêm ra, không có một thời gian cụ thể nào hết mà chỉ là phiếm chỉ:
Kovalenko và Varenka chuyển đến vào “dạo ấy”; cuộc mai mối của cả hội đồng nhà
trường, hay những lần trò chuyện chỉ trích Belikov của Kovalenko thì toàn diễn ra
vào những thời điểm gọi là “có lần”. Cuộc cãi vã giữa Varenka và Kovalenko diễn ra
theo cách “đại loại thế này”. Duy chỉ có biến cố quan trọng nhất cuộc đời Belikov –
sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân dự định – là có một bối cảnh cụ thể: “đó là vào ngày
mùng một tháng Năm, một ngày chủ nhật”. Dường như tất cả những tọa độ thời gian
có tính phiếm chỉ ấy khiến ta liên tưởng với tọa độ thời gian của những truyện cổ tích
“ngày xửa ngày xưa”, “ở làng nọ”, “một hôm”, “lần nọ”, “vào một ngày”. Thời
gian phiếm chỉ khiến cho câu chuyện về Belikov qua lời kể của Burkin, trở thành một
câu chuyện đồn đại huyễn hoặc chứ không phải sự thực đã xảy ra, nó là sản phẩm của
những cuộc tán gẫu trong đêm trước khi đi ngủ, khi “không có gì là quan trọng cả”.
Điều đó có thể giái thích cho lý do vì sao Burkin liên tục giục Ivan Ivanưch đi ngủ
sau khi đã kể hết câu chuyện của mình.
Cấu trúc tương phản không gian giữa chật hẹp – thoáng rộng, dưới thấp – trên
cao, bóng tối – ánh sáng, âm thanh bức bối – sự tĩnh lặng; thời gian quá khứ với thời
thơ ấu tự do – hiện tại nhàm tẻ, bức bối, tương lai còn nghi vấn đã góp hần xác định
dòng chảy cho mạch ngầm tâm trạng của hai nhân vật – thái độ của Ivannưch và
Burkin.

4. Mạch ngầm văn bản


Chekhov là một bậc thầy của nghệ thuật xây dựng mạch ngầm văn bản, tạo tiền
đề để Hemingway sau này nâng lên thành “nguyên lí tảng băng trôi”. Trên bề mặt
văn bản, Chekhov luôn kiệm ngôn, biết kiềm chế, ưa gợi hơn tả, để nhân vật tự bộc lộ
hơn là đi sâu phân tích. Trong thư gửi cho một người bạn, ông tuyên bố: “Khi viết, tôi
hoàn toàn trông đợi ở độc giả, tôi cho rằng những thành tố chủ quan còn thiếu trong
truyện độc giả sẽ tự thêm vào”. Không muốn làm tăng độ dài của văn bản ảnh hưởng
tới sự “cô đọng”, không muốn “đại ngôn” trực tiếp gây phản cảm cho người đọc,
Chekhov vẫn muốn “lòng nhiệt thành” của nhà văn ngầm đến được với độc giả, tìm
được tiếng nói chung, “tâm trạng chung” với độc giả thông qua việc “miêu tả cuộc
sống như nó đang có”. Mạch ngầm văn bản, một mặt, đáp ứng được nhu cầu viết “cô
đọng” sao cho “lời chật ý rộng”, mặt khác, lại khai thác được hết mức mối liên hệ
tích cực, chủ động giữa cả ba thành tố của hoạt động nghệ thuật: tác gia văn bản nghệ
thuật – độc giả. Một điều quan trọng nữa là mạch ngầm văn bản có thể bổ sung thêm
một lớp nghĩa mới cho văn bản tác phẩm mà không thay thế hoàn toàn lớp nghĩa trực
tiếp vốn thể hiện chất nhựa sống của vật chất “đời thường” không thể thiếu được
trong tác phẩm của Chekhov. Hơn nữa, tổ chức được mạch ngầm văn bản cũng có
nghĩa là tạo được một “dòng chảy ngầm” với “những vận động” có thể là nhỏ bé,
nhưng liên tục bên dưới “những điều vặt vãnh”, “tình cờ” trong một thế giới tưởng
như tù đọng vốn là đối tượng miêu tả chủ yếu trong văn xuôi Chekhov; những vận
động này giúp cho “những điều vặt vãnh” không “chồng chéo lên nhau”, mà liên kết
được với nhau làm nên “tâm trạng chung”, “âm điệu chung” của tác phẩm.

You might also like