Đề Cương Học Phần Thể Loại Và Tác Gia Tiêu Biểu Văn Học Nga Slav

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU

VĂN HỌC NGA – SLAV


1. Giới thiệu được 4 thể loại nổi bật của văn học Nga thế kỷ XIX (thơ; kịch; tiểu thuyết; truyện
ngắn), mỗi thể loại nêu tên được 3 tác gia; mỗi tác gia nêu được một tác phẩm tiêu biểu.
1.1. Thơ (3 tác gia – tương ứng 3 tác phẩm)
− Khái quát:
+ Trong lĩnh vực thơ ca, văn học trong giai đoạn 1860 – cuối TK XIX có những thành tựu
xuất sắc. Ngay từ những năm 1860, thi ca Nga đã phân hóa rõ rệt. Một số tác giả với những
tác phẩm trữ tình và trường ca đc viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội. Một số nhà thơ
lại đi theo khuynh hướng trữ tình triết lí, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa vị lai.
+ Thơ có nội dung chính trị, chiến đấu, cách mạng phát triển song song với thơ có nội dung
triết học duy tâm.
+ Các tác phẩm thơ thời kì này tràn đầy hai nguồn cảm hứng mãnh liệt là tình yêu tự do và
phản kháng xã hội. Các nhà thơ chủ trương NT phải phục vụ những nhiệm vụ chính trị xã
hội của thời đại, nội dung và ngôn ngữ của thơ ca phải tràn đầy nhiệt tình tranh đấu.
+ Thơ của họ là thơ tranh đấu, giống như ngọn lửa làm bùng cháy những khát vọng cao cả
trong những tâm hồn trẻ trung, kêu gọi người ta xốc tới, nhưng đồng thời lại là thơ tâm tình
tha thiết, lí tưởng chung và tâm tư riêng hòa quyện.
− 3 tác gia – tác phẩm:
+ Tôi yêu em – A. Pushkin
+ Cánh buồm – M. Lermontov
+ Gửi viên sủng thần – K. Rưlêep
1.2. Truyện ngắn (3 tác gia – tương ứng 3 tác phẩm)
− Khái quát:
+ Những năm 1890, truyện ngắn dần dần thay thế địa vị độc tôn của tiểu thuyết trong văn
xuôi Nga, các nhân vật không còn kì vĩ nữa mà trở thành con người bình thường trong cuộc
sống đời thường, chủ nghĩa hiện thực chuyển mình trong những cuộc tìm tòi đổi mới theo
các khuynh hướng đa dạng từ CN tự nhiên cho đến các trào lưu hiện đại chủ nghĩa, chủ
nghĩa hiện thực XHCN.
+ Các tác phẩm truyện ngắn phơi bày sự thực nước Nga, các tác giả muốn phân tích những
hiện tượng xấu xa của xã hội bất công vô nhân đạo, chà đạp con người.
+ Nội dung: Trực tiếp đặt ra những vấn đề cấp thiết nhất của thời đại như vấn đề bộ máy nhà
nước thối nát, triều đình hủ bại, địa chủ ngu dốt, độc ác, vấn đề nông dân khởi nghĩa, vấn
đề giáo dục trong gia đình quý tộc,…
− 3 tác gia – tác phẩm:
+ Người coi trạm – A. Pushkin
+ Chiếc áo khoác – N. Gogol
+ Người trong bao – A. Chekhov
1.3. Tiểu thuyết (3 tác gia – tương ứng 3 tác phẩm)
− Khái quát:
+ Lermontov là tác giả của kiệt tác tiểu thuyết hiện thực tâm lí xã hội đầu tiên trong văn học
Nga Nhân vật thời đại của chúng ta (1840)
+ Những năm 1860 đến nhưng năm 1890, tiểu thuyết hiện thực ngự trị trên văn đàn Nga và
có những đỉnh cao kiệt xuất. Tiểu thuyết Nga giai đoạn này đặc biệt giàu tâm lí và tư tưởng,
đồng thời thể hiện sự trăn trở của các nhà văn về những vấn đề nóng bỏng trong thực trạng
xã hội phân hóa, về con đường phát triển của nước Nga và nhân loại.
+ Các tiểu thuyết đã phân tích tâm lí con người, để nhân vật bộc lộ thành khẩn, đầy đủ tất cả
những thì thầm kín, sâu xa của tâm hồn minh.
− 3 tác gia – tác phẩm:
+ Nhân vật thời đại của chúng ta – M. Lermontov
+ Tội ác và hình phạt – F. Dostoievsky
+ Chiến tranh và hòa bình – L. Tolstoy
1.4. Kịch (3 tác gia – tương ứng 3 tác phẩm)
− Khái quát:
+ Kịch Nga trong giai đoạn 1860 đến cuối TK XIX có sự vận động đổi mới vượt bậc.
+ Khoảng cách giữa nhà hát và đời sống được xóa bỏ. Các tác phẩm kịch được đưa lên sân
khấu phản ánh những vấn đề nóng bỏng của thực tại Nga, phản ánh cuộc đấu tranh quyết
liệt giữa “thế kỉ cũ” và “thế kỉ mới”, giữa thế lực phong kiến phản động và thanh niên quý
tộc tiến bộ, khắc họa những tính cách điển hình, đa dạng, có tính lịch sử cụ thể, gắn bó với
hoàn cảnh xã hội, vừa có tính khái quát, vừa có tính cá biệt.
− 3 tác gia – tác phẩm:
+ Khổ vì trí tuệ - A. Griboyedov
+ Quan thanh tra – N. Gogol
+ Vườn anh đào – A. Chekhov
2. Pushkin: vị trí nổi bật trong văn học Nga và văn học thế giới.
Vốn văn hóa bác học và dân gian từ thời thơ ấu; Đặc điểm thơ trữ tình Pushkin (đặc điểm phong
cách nghệ thuật, những chủ đề chính trong thơ trữ tình, “nỗi buồn sáng trong”, những điểm tựa
tinh thần thường thấy trong vận động ý thức của nhân vật trữ tình, bài thơ Con đường mùa đông,
Tôi yêu em); Đặc điểm văn xuôi Pushkin, truyện Người coi trạm, Con đầm Pích.
2.1. Vốn văn hóa bác học và dân gian từ thời thơ ấu
− A.S.Pushkin (1799) trong một gia đình quý tộc tại Moskva.
− Pushkin được học tiếng Pháp từ nhỏ và ngay cả trong gia đình cũng giao tiếp chủ yếu bằng
tiếng Pháp.
− Từ nhỏ, P đã ham thích thơ văn. Cậu bé có “trí nhớ tốt” và “hay quan sát” ấy đặc biệt kính
trọng và yêu mến các nhà thơ.
− Có nhiều NGUYÊN NHÂN tác động đến tuổi thơ P, góp phần phát triển trí tuệ và khả năng
sáng tác:
+ Thân phụ P là một người có văn hóa, giỏi tiếng Pháp, hay làm thơ, diễn kịch.
+ Chú của P là nhà thơ V.Livôvich cùng các văn nghệ sĩ bạn bè của ông đã thức tỉnh hồn thơ
P, khuấy động những rung cảm ban đầu trong tâm hồn cậu bé.
+ Tiếng Nga và văn hóa dân gian Nga ông được tiếp thu chủ yếu từ:
✓ Bà ngoại: những bài học vỡ lòng tiếng Nga do bà ngoại thuộc tầng lớp quý tộc cung
đình cổ xưa dạy cháu cùng với những câu chuyện bà kể, bài học bà dạy, ông đã khám
phá ra một thế giới mới lạ xung quanh mình. Hơn thế ông hiểu hơn về đời sống của
những người nông nô khi mọi thứ đều thuộc về giai cấp địa chủ.
✓ Nhũ mẫu Arina: những lời ca dân gian và ngôn ngữ giản dị, phong phú của nhũ mẫu
Arina, Là chỗ dựa tinh thần của Puskin. Chính những câu truyện cổ tích và những bài
hát ru của bà đã khiến cho Puskin yêu tiếng Nga => Khơi dậy tâm tưởng cách tân ngôn
ngữ Nga
✓ Lão bộc Nhikitin: cung cấp cho Pushkin những truyền thuyết lịch sử xa xưa của nước
Nga, về phong tục tập quán của nhân dân Nga. Puskin đã hiểu thêm về đất nước con
người và trong đầu óc trẻ thơ của ông ngày đó đã nảy ra sự so sánh giữa truyền thống
tốt đẹp, khát vọng tự do của nhân dân Nga với cái địa vị nông nô của họ. → Tất cả đều
để lại những dấu vết không thể phai mờ, chắp cánh cho trí tưởng tượng thơ ngây bay
vào thế giới kì ảo. Để sau này hình thành ở Pushkin sự thông cảm, xót thương đối với
những con người bị áp bức.
➔ Trong gia đình quý tộc khi mọi người đều nói tiếng Pháp và bận rộn với những sinh
hoạt thượng lưu hơn là việc săn sóc con ái, P học tiếng mẹ đẻ không phải ở mẹ đẻ mà ở bà
ngoại, vú nuôi và người làm công trong nhà.
+ Vốn văn hóa bác học của Pushkin còn bắt đầu được hình thành từ thư viện riêng của gia
đình vốn đc coi là phong phú vào bậc nhất nước Nga lúc đó. P đọc rất nhiều sách, có gia
sư dạy tiếng Pháp và tha hồ đọc sách Nga, tha hồ tìm tòi, mở mang. Cậu bé thông minh,
ham học đã nhiều đêm thao thức, bồn chồn với các nhân vật của Vônte, Rutxô, Moliere.
Tại thư viện này, Pushkin nhanh chóng chiếm lĩnh những đỉnh cao của văn học dân tộc và
nhân loại.
− Từ năm lên 8,9 tuổi, P bắt đầu tập sáng tác bằng việc học tập phong cách của nhiều nhà thơ
thuộc các khuynh hướng văn chương khác nhau.
− Từ năm 11 đến 18 tuổi, ông không ngừng thử nghiệm mô phỏng phong cách của các nhà thơ
Nga và phương Tây từ cổ điển đến hiện đại và đem lại cho những hình thức thơ cũ những ý
thơ mới hết sức thú vị và bất ngờ.
− Nhà phê bình V.Belinsky đã khẳng định “thơ Pushkin là đại dương”, biết hòa vào trong mình
sức nước của những dòng sông lớn. Vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao văn hóa dân gian và
bác học, dân tộc và nhân loại. Pushkin đã biết tổng hòa vào trong mình những gì tinh túy nhất
của các phong cách văn chương, các thời đại và các nền văn hóa để trở thành nhà văn độc đáo
nhất mà cũng phổ quát nhất trong số những nhà văn Nga.
➔ Pushkin dân tộc hơn tất cả các nhà thơ Nga. Ông chính là tâm hồn Nga đẹp đẽ, thuần khiết.
Ông là người yêu quý, gìn giữ tiếng Nga, xây dựng thành ngôn ngữ văn học uyển chuyển, tinh
tế. Pushkin là niềm tự hào của mỗi người dân Nga, là đại diện xứng đáng, toàn vẹn nhất cho
văn học Nga.
2.2. Đặc điểm thơ trữ tình Pushkin (đặc điểm phong cách nghệ thuật, những chủ đề chính trong thơ
trữ tình, “nỗi buồn sáng trong”, những điểm tựa tinh thần thường thấy trong vận động ý thức của nhân
vật trữ tình, bài thơ Con đường mùa đông, Tôi yêu em)
− Pushkin làm nhiều thơ trữ tĩnh. Thơ trữ tình của Pushkin chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong
kho tàng thơ ca Nga.Trong hơn 20 năm sáng tác, Ông đã để lại hơn 800 bài thơ có giá trị.
− Đặc điểm phong cách nghệ thuật:
+ Ngôn từ: luôn chính xác, giản dị, trong sáng, hàm súc và cô động.
+ Thơ ông gợi nhiều hơn tả.
+ Những sắc màu, hình ảnh, âm thanh trong thơ Pushkin thường mang nặng tâm trạng của
nvtt, nhưng tâm trạng ấy luôn hướng tới sự cân bằng, hài hòa đến kì lạ.
+ Hình ảnh, chi tiết đặc sắc
+ Thơ trữ tình Pushkin tràn ngập cảm hứng của “cái ta” chung được thể hiện sâu sắc, hài hòa
qua “cái tôi” nghệ sĩ của nvtt.
+ Thơ ông gần gũi với cuộc sống. Sự hài hòa đặc trưng cho thơ Pushkin thể hiện ở ý thức về
quy luật vận động tất yếu củ cuộc sống trong dòng chảy thời gian và không gian. Sự hài
hòa ấy k tĩnh tại mà có khả năng hóa giải, hòa nhập và chuyển hóa các thành tố khác biệt
vào nhau trong xu thế vận động chung như trong cuộc đời sống động.
− Những chủ đề chính trong thơ trữ tình: Đất nước, tình yêu, tự do, thiên nhiên (những kỉ
niệm về trường, các thầy giáo và bạn bè, những cuộc hò hẹn, chia li, những vấn đề xã hội, lịch
sử,…)
+ Chủ đề ĐẤT NƯỚC: Thơ Pushkin gắn liền với quá trình vận động cách mạng ở Nga trong
suốt nửa đầu thế kỷ XIX. Chính nội dung phản ánh cuộc sống nhân dân kết hợp với khí thế
thời đại đã làm nên giá trị các tác phẩm trữ tình của Pushkin. Với chủ đề này, thơ Pushkin
phủ định chế độ Nga hoàng một cách trực tiếp thông qua sự tái hiện một cách chân thật bộ
mặt xấu xa của xã hội cùng với sự phê phán gay gắt xã hội đó. Đồng thời, Pushkin còn tái
hiện hình ảnh, số phận con người Nga với những kiếp đời bất hạnh triền miên, bị chà đạp,
lên án chế độ nông nô chuyên chế, nói lên khát vọng tự do, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu
tranh.
➔ Tóm lại, nội dung phê phán đả kích phủ định chế độ nông nô chuyên chế Nga hoàng
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc tạo ra giá trị to lớn trong thơ Pushkin. Lần
đầu tiên, với tinh thần tiến bộ và dũng cảm, Pushkin đã dám phê phán bản chất chế độ xã
hội đương thời, phê phán từ tên vua cầm đầu cho đến bộ máy chính quyền, xã hội thượng
lưu bệnh hoạn. Ðiều đáng trân trọng ở đây là nhà thơ đã phản ánh đúng bản chất xã hội và
bộc lộ thái độ phê phán một cách mãnh liệt, không hề hòa hoãn, không hề khoan
nhượng.Chính tinh thần dũng cảm, thái độ kiên định, tình cảm phân minh đó đã đem đến
cho những bài thơ của Pushkin một sức mạnh vô biên, một khả năng to lớn trong việc thức
tỉnh nhân dân, cổ vũ nhân dân đứng lên chống lại cường quyền, cải tạo xã hội.
+ Chủ đề TỰ DO: Nội dung ca ngợi tự do trong thơ Puskin có một dung lượng khá lớn và
gắn liền với nội dung phê phán Nga hoàng. Nếu như việc tái hiện về mặt xã hội đem đến
cho tác phẩm một gía trị nhận thức to lớn thì nội dung ca ngợi và khẳng định tự do đem lại
cho tác phẩm một giá trị tư tưởng - tình cảm lớn lao. bài thơ “Tự do” ra đời trở thành tuyên
ngôn cho Cách mạng Nga. Mở đầu là tiếng hét căm thù sau cùng chính là lòng căm hận với
chế độ chuyên chế nông nô.
✓ Các hình tượng chủ yếu: gió, giông, bão, biển, con chim.
✓ Ðối Pushkin, tự do là khát vọng cao nhất, là tiếng lòng tha thiết nhất, mãnh liệt nhất đối
với nhân dân. Ông đã dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh để diễn tả khái niệm tự do và cùng
với nó là hạnh phúc, giải phóng
✓ Cả một đời người Pushkin mất tự do. Vì vậy thơ Pushkin đọng nỗi cay đắng của người
mất tự do. → Từ nỗi đắng cay của mình, Pushkin hiểu nỗi cay đắng của nhân dân. Có
lẽ vì thế, với Pushkin tự do luôn gắn liền với nhân dân, gắn liền với giải phóng.
+ Chủ đề TÌNH YÊU: Một trong những chủ đề lớn của thơ trữ tình Pushkin là tình yêu “Hầu
như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất”. Pushkin
được mệnh danh là nhà thơ tình thế giới. Nhiều bài thơ tình của Pushkin đã đi vào thế giới
bất tử.
✓ Thơ tình yêu của Pushkin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với
những trải nghiệm tình cảm sâu xa do đó, đã thể được những vẻ đẹp đa dạng, tinh tế
của thế giới tâm hồn con người. Thơ tình yêu của Pushkin thuộc mảng thơ viết về vẻ
đẹp nội tâm của con người. Tình yêu chính là nguồn lực sống, nguồn lực sáng tạo, có
sức mạnh làm hồi sinh tâm hồn con người chứ không phải là tình cảm giới tính. Đó là
vẻ đẹp nhân văn vừa cao cả vừa trần thế.
✓ Pushkin viết nhiều bài thơ về tình yêu nam nữ. Nhưng tình yêu nam nữ trong thơ của
ông không phải là tình yêu thông thường với ý nghĩa bình thường của nó. Ðọc thơ tình
của Pushkin, người ta luôn cảm nhận được sự chân thành, sự trong sáng, sự tế nhị trong
tâm hồn của người đang yêu.Trong thơ tình của Pushkin Ông luôn đặt hạnh phúc của
người mình yêu cao hơn tất cả. Ông phải chịu rất nhiều đau đớn và nỗi đau của mình
luôn đặt sau hạnh phúc của người mình yêu thương.Trong bài thơ “Tôi yêu em” đã thể
hiện sâu sắc tình cảm sự hi sinh cao cả vì hạnh phúc của mình.
✓ Thơ tình yêu của Pushkin luôn làm cho người đọc nhận thức khi yêu phải yêu cho đẹp,
cao thượng, phải có văn hóa và nhân cách trong tình yêu.Những bài thơ của Pushkin
luôn phủ định tình yêu giả dối, ích kỉ, vụ lợi và suy tính, tiền bạc.
✓ Tiếp nữa, Pushkin ý thức được tình cảm không phải là tình cảm bất biến mà nó có thể
thay đổi theo thời gian. Cách nhìn hiện thực về tình yêu, biết đối diện và chấp nhận
những đau khổ trong tình yêu để mong người mình yêu được hạnh phúc.
✓ Trong thơ trữ tình của Pushkin Ông thể hiện rất ngắn gọn, trong sáng, giản dị nhưng
tinh tế đằm thắm ý nghĩa sâu sắc.
+ Chủ đề THIÊN NHIÊN:
✓ Thiên nhiên chiếm một vị trí khá quan trọng trong sáng tác của nhà thơ và mang một
nội dung độc đáo.
✓ Thiên nhiên trong thơ Pushkin thể hiện trọn vẹn cái hồn của thiên nhiên Nga, nét độc
đáo và đặc trưng của thiên nhiên Nga. Trong thơ ông, người ta chỉ nhận ra những cảnh
sắc chỉ riêng có ở nước Nga chứ không phải ở một xứ sở nào khác. Vì thế, thiên nhiên
trong thơ Puskin mang tính chân thực và có tính chất tư liệu, góp phần tạo nên giá trị
cho các bài thơ.
✓ Nội dung chủ yếu là thể hiện tình yêu chân thành của một con người ham sống, ham
giao cảm với đời, với cảnh sắc thiên nhiên, tìm thấy trong thiên nhiên những gì tươi
sáng, trân trọng và thân thương, gần gũi nhất. Ðó chính là sự thể hiện tình yêu cái đẹp
và cái thiện của con người. => Ngợi ca đất nước Nga xinh đẹp, yêu TN của con người
Nga.
 KẾT LUẬN: Đề tài thơ trữ tình của Pushkin rất phong phú, đa dạng. Nhà thơ thể hiện mình
như “ca sĩ tự do” khi lên tiếng tố cáo cuộc sống lầm than, bức bối của nhân dân Nga, lên án
chế độ chuyên chế nông nô, nói lên khát vọng tự do, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh, “làm
nên giông tố”.
+ Pushkin còn làm thơ ca ngợi vẻ đẹp nội tâm của con người, ông viết về mái ấm cội nguồn,
về hơi ấm tình người, tình yêu, bạn bè, về mơ ước, khát vọng, niềm vui sống, về sức mạnh
ý chí của con người vượt lên trên mọi đau buồn tủi nhục của cuộc đời.
− “nỗi buồn sáng trong”:
+ Bên cạnh những bài thơ tràn ngập tinh thần lạc quan, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh
vì tự do với niềm tin vào tương lai tươi sáng hay tiếng reo vui đắm say cuộc sống, Pushkin
có không ít những bài thơ nói về nỗi buồn. Đây là một mảng đề tài lớn trong thơ Puskin,
đó là, ông làm thơ ca ngợi vẻ đẹp tinh thần con người, về tình yêu, tình bạn, ước mơ, khát
vọng, niềm vui sống về ý chí và sức mạnh của con người vượt lên mọi buồn đau.
+ “Nỗi buồn sáng trong” là từ quen thuộc, đặc trưng riêng để chỉ những nỗi buồn trong nhiều
bài thơ của Puskin. Trước hết, đó là những nỗi buồn,là những xúc cảm của nhà thơ, nỗi
lòng sầu muộn về con người về đất nước và về chính bản thân mình. Nỗi buồn ấy thấm vào
cảnh vật, hay chính sự vật là phương tiện để khắc họa nỗi buồn của Puskin. Trong nỗi buồn
ấy là sự cô đơn giữa cuộc đời, nỗi buồn về số mệnh đất nước về nỗi đau của nhân dân và
buồn cho thân phận của nhà thơ. Nỗi buồn không hề ẩn dấu mà nó thể hiện ngay trong từng
câu chữ, từng hình ảnh thơ, có khi lặp lại rất nhiều lần từ “buồn” “sầu” trong một bài thơ.
Dường như nỗi buồn đã lan tỏa bao trùm bài thơ.
+ Tuy buồn nhưng thơ Pushkin không hề bi lụy, thê lương “Tôi vừa buồn vừa thanh thản.
Nỗi buồn tôi sáng trong”. Trong nỗi buồn ấy luôn có sự vận động hướng tới ngày mai, luôn
có ý thức chiến thắng nỗi buồn , vươn tới điều tốt đẹp hơn. Trong bài “Con đường mùa
đông” chính là hình tượng con đường như là biểu tượng có hướng chiến thắng nỗi buồn.
+ Có được “nỗi buồn sáng trong” ấy là nhờ nhà thơ ý thức được quy luật vận động của cuộc
sống, điểm tựa cội nguồn, hơi ấm tình người, khát vọng sáng tạo không tắt ở trong lòng
mình. (PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG – tr.27,28)
+ “Nỗi buồn sáng trong” còn thể hiện trong nhiều bài thơ Pushkin viết về tình yêu. Thơ tình
yêu của Pushkin không thiếu những cam giác đớn đau nhưng k bao giờ vị kỉ. Trong tình
yêu, nvtt của Pushkin bao giờ cũng ý thức đc sự đổi thay tình cảm theo thời gian và luôn
biết đặt hạnh phúc của người mình yêu lên cao hơn nỗi đau của chính mình. → Tình yêu
đối với k chỉ đơn thuần là tình cảm giới tính, mà còn là nguồn lực sống, nguồn lực sáng
tạo. (PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TÔI YÊU EM, tr29-34)
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng


Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
 Nỗi buồn sáng trong trong thơ Puskin chính là một đặc điểm lớn trong thơ trữ tình của ông.
Một nỗi buồn luôn có sự vận động với điểm tựa tinh thần, mang lại ý thức, khát khao vượt qua
nó. Đó còn là nỗi buồn sáng trong của tình yêu, một tình yêu đầy vị tha, yêu thương nhưng đầy
lí trí của nhà thơ Puskin. (Những điểm tựa tinh thần thường thấy trong vận động ý thức của
nhân vật trữ tình.)
2.3. Đặc điểm văn xuôi Pushkin, truyện Người coi trạm, Con đầm Pích.
− Song song với tác phẩm thơ là truyện ngắn và tiểu thuyết, những thể loại được Pushkin chú ý
trong giai đoạn những năm 1830.
− Đề tài: Quan tâm đến nhân dân cả trong quá trình lịch sử, cả trong đời sống hiện tại, khẳng
định vị trí của họ, đấu tranh cho quyền sống của họ, cho danh dự, nhân phẩm của họ đang bị
vùi dập; trân trọng những phẩm chất, năng lực của họ, mong muốn những điều tốt lành cho họ.
− Pushkin viết về “con người nhỏ bé” ở khắp mọi nơi trên đất nước và viết về nhân dân Nga.
Puskin gắn sáng tác của mình với thực tế sôi động, với số phận của những con người thuộc lớp
dưới của xã hội: những viên chức nghèo hèn, những người mugích xấu số, những người lính
nơi biên ải. Đồng thời, nhà văn khai thác đề tài lịch sử và những biến cố bước ngoặt ảnh hưởng
đến vận mệnh dân tộc.
− Pushkin là người đặt nền móng cho văn xuôi Nga hiện đại. Ông luôn ý thức văn xuôi phải đc
viết bằng “ngôn ngữ tư duy”: “giản dị, hàm súc, sáng rõ” và “chính xác”. Chính vì vậy mà
ông đã sáng tạo nên những áng “văn xuôi trong suốt” đặc biệt có ý nghĩa tư tưởng và thể hiện
tinh thần nhân đạo một cách sâu sắc. Pushkin đi thêm một bước cách tân, cố gắng không hát
mà nói trong văn xuôi, đặt cơ sở cho một thứ văn xuôi mới mẻ, chính xác, ngắn gọn, giản dị,
xa lạ với mọi thứ cầu kì, phù phiếm, rông dài → Hình thức, ngôn từ ngắn gọn nhưng nội dung
không ngắn. Khối lượng từ ngữ không nhiều nhưng không ngắn về nội dung. → Những đòi
hỏi cao với văn xuôi đươg thời.
− Pushkin quan tâm đến văn xuôi, khám phá lĩnh vực mới mẻ này (cùng với các nhà văn khác,
Pushkin cả tạo cũ, sáng tạo văn xuôi mới cho chủ nghĩa hiện thức Nga.
− Tập truyện của ông Belkin (1830) là tác phẩm văn xuôi hoàn chỉnh đầu tiên của Pushkin, có ý
nghĩa một tác phẩm đặt nền móng, khẳng định vị trí của văn xuôi.
− Sức hấp dẫn của văn xuôi Pushkin đc thể hiện qua sự quan sát tinh tế, nhạy bén, nụ cười hài
hước, giễu cợt, tấm lòng nhân đạo yêu thương.
− Xây dựng nhân vật: nhân vật tiểu thương, tiểu chủ, tiểu viên chức, nông dân, đều là những
“con người nhỏ bé” có chức tước, đị vị, đồng lương, tài sản nhỏ bé. → Viết về những con
người này, nhà văn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, chia sẻ những nỗi bất hạnh của họ. Puskin
không hề tô vẽ, nhưng sự việc và con người, nội tâm và chân dung bên ngoài của nhân vật cứ
hiện ra chân thật, tự nhiên, rõ nét. Đây là điểm mới của văn xuôi Puskin,, là sự chiến thắng của
chủ nghĩa hiện thực đối với chủ nghĩa lãng mạn.
− Nghệ thuật kể chuyện của Puskin mang một phong cách riêng. Hầu hết trong các truyện, nhân
vật người kể chuyện thường ở ngôi thứ nhất. Nhân vật tôi trực tiếp kể về mình hoặc chuyện
được chứng kiến. Điều này khẳng định tính xác thực của câu chuyện, tạo sự tin tưởng ở độc
giả.
− Sự hòa hợp giữa CN lãng mạn và CN hiện thực.
➔ Sự trưởng thành, sức sống mới của văn học Nga. Những đóng góp của Puskin trong lĩnh
vực văn xuôi vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX là những cách tân quan trọng của nhà
văn. Các nhà văn đương thời và các thế hệ sau tiếp tục khẳng định vị trí to lớn của văn xuôi
trong tiến trình văn học Nga thế kỷ XIX với tên tuổi của Gôgôn, Turghênhiép, Đốtxtôiépxki,
L. Tônxtôi, Chêkhốp...
➔ Pushkin nói lên tâm trạng và khát vọng của nhân dân,dùng văn thơ làm vũ khí đấu tranh
chống lại Nga hoàng và giai cấp thống trị, bảo vệ nhân dân. Pushkin là nhà thơ nhân đạo yêu
thương, tôn trọng con người, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của của người.
➔ Pushkin là tác giả của bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga, người đặt ra và giải quyết
những vấn đề có tầm quan trọng lớn và lâu dài, xây dựng những hình tượng điển hinh của thời
đại, giải phóng các thể loại khỏi những khuôn sáo, mạnh bạo đổi mới cho phù hợp với yêu cầu
mới; giải phóng ngôn ngữ khỏi những hạn chế non yếu, tạo đk thuận lợi cho sự phát triển mạnh
mẽ sau này.
+ Con đầm pích là truyện ngắn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Pushkin đã bám chắc sự biến đổi
của hiện thực Nga, nhanh chóng phát hiện một điển hình mới vừa xuất hiện: gã tư sản hám
tiền của, một kiểu người mưu mô, cướp đoạt, làm giàu; một kiểu người gạt bỏ mọi trở ngại
trên đường đi, lấy mục đích biện minh cho phương tiện, giẫm đạp lên tất cả, khoong từ bất
cứ một thủ đoạn giả dối, tàn nhẫn nào để đạt tới cái đích giàu sang. Đồng tiền đảo điên
quay lộn trên chiếu bạc và trong tâm trí. Vẫn một cách viết giản dị, ngắn gọn, rõ ràng nhưng
hoàn thiện, hoàn mĩ hơn, kết hợp những chi tiết có thực với những chi tiết hoang đường.
➔ Pushkin miêu tả rất sinh động anh chàng Gherman, bá tước phu nhân, cô con nuôi Lida,
đám con bạc nhà Secalinxki; nêu bật những nét đặc biệt trong đời sống và tâm tư của
nhiều loại người khác nhau.
a) PHÂN TÍCH NGƯỜI COI TRẠM
Nhân vật Xamxon Vurin
Cách xây dựng hình tượng điển hình con người nhỏ bé của Puskin trong Người coi trạm, đó là con người
có chức tước, địa vị nhỏ bé, là những con người ở dưới đáy xã hội, mang thân phận thấp hèn và chịu nhiều
đau khổ do cuộc sống chà đạp. Là nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực, “Puskin là người đầu tiên miêu tả
những phong tục Nga và cuộc sống của các tầng lớp nhân dân Nga khác nhau với một sự chính xác lạ
thường và sâu sắc”(theo Secnusepxki).
Trong Người coi trạm, hình tượng "con người nhỏ bé" được thể hiện thông qua nhân vật Xamxon Vunvin,
một người coi trạm già. Ngay từ đầu tác phẩm, Pushkin đã đề cập đến "con người nhỏ bé", đó là những
người thuộc hàng "viên chức hạng bét". Đại diện cho những "con người nhỏ bé" đó là Xamxon Vurin.
Nhân vật Xamxon Vurin ngay từ khi xuất hiện đã mang một thân phận nhỏ bé. Ở đây, Pushkin không vội
vàng cho chúng ta xem chân dung bác Xamxon ngay, mà nhà văn đã giới thiệu nhân vật thông qua nghề
nghiệp của y, là nghề coi trạm. Cái nghề mà khi nhắc đến ở nước Nga, nhà văn đã mở màn bằng những
lời mào đầu rất gợi ý.
"Thử hỏi ai là kẻ chưa từng nguyền rủa những người coi trạm, ai là kẻ chưa từng chửi bới họ? Ai mà chả
có lần, trong một phút giận dữ, đã đòi cho được quyển sổ tai hại để ghi vào đó những lời than phiền bất
lợi về một sự xúc phạm, một thái độ lỗ mãng hay một điều sai hẹn? Ai là người chưa từng xem họ như
những ác ôn giữa giống người, như là lũ thơ lại hiện hình, hay ít nhất cũng như những tên kẻ cướp ở
Murôm."
"Đó là kẻ bị đày ải thực sự ở bậc thang thứ mười bốn, may lắm cũng chỉ nhờ vào thứ bậc ấy mà thoát
khỏi những cái đấm đá, nhưng không phải lúc nào cũng thoát được đâu."
Xamxon Vurin, ngay từ khi xuất hiện với chức danh của mình đã đủ cho chúng ta liệt ông vào hàng những
con người nhỏ bé rồi, nhỏ bé từ trong chức vụ của mình. Dù đó chỉ là tấm áo choàng lên cuộc đời, nhưng
nó bao trùm và chi phối toàn bộ cuộc sống của bác. Đầu tiên bác là người coi trạm, thân phận nhỏ bé đến
mức mà người khách qua đường có quyền mắng chửi, có quyền xúc phạm hay ví như kẻ cướp. Mang thân
phận của những người thuộc tầng lớp dưới, người coi trạm chỉ là thùng rác công cộng cho khách lữ hành
trút mọi bực dọc lên đầu. Dù điều kiện thời tiết, ngựa, đường, tất cả mọi khó khăn xáy ra cho khách đều
bị quy chụp do lỗi của bác Xamxon Vurin; bác bị xem như kẻ thù, mưa gió cũng phải đội trời ra đi tìm
bằng được ngựa để làm vừa lòng khách. Bác luôn phải khúm núm, run rẩy trước những vị khách nóng
tính, cục cằn và thô lỗ. Đó là hình tượng cụ thể, số phận cam chịu của một kẻ tôi hèn bị xã hội xem thường
chỉ bởi là người coi trạm. Dù rằng luôn tay luôn chân giúp đỡ những người khách lỡ đường nhưng mặc
định trong công việc của bác không có sự cảm thông và chẳng bao giờ nhận được một lời cảm ơn như thể
đó là nghĩa vụ mà bác phải làm vậy.
Ngoài công việc thì cuộc sống gia đình của bác Xamxon cũng khá buồn tẻ. Căn nhà của bác đơn
giản, chỉ có mấy bức tranh kể chuyện Đứa con hư, chậu phụng tiên, chiếc giường với chiếc màn cửa sặc
sỡ. Không gian của nhân vật cũng chỉ gói gọn trong căn nhà với vài vật dụng đơn giản ấy. Bác là người
thương yêu và chăm lo cho gia đình vô cùng nhưng lại mất đi người bạn đời quá sớm, phải nuôi con một
mình nhưng bù lại bác rất hãnh diện về cô con gái. Tất cả tình thương yêu của bác dành hết cho cô con
gái độc nhất của mình. Đunhia là tất cả vốn liếng của cuộc đời bác. Trớ trêu thay, bác cũng mất luôn cả
cô con gái chỉ bởi vì bản chất quá thật thà và tin người của mình. Để trước đó bác là người nhanh nhẹn,
tháo vát, tươi vui thì sau khi cô con gái ra đi bác trở nên già đi nhiều, tóc bạc, râu không cạo, nhiều nếp
nhăn, lưng còng chỉ bởi vì quá thương nhớ đứa con. Công cuộc đi tìm con với bao hy vọng đã bị dập tắt
khi đứa con gái không muốn trở về và bản thân người cha bị xua đuổi. Bị xã hội coi thường trù dập thì
chớ, bị người con phản bội lại càng đau khổ hơn. Nỗi đau khiến bác Xamxon trở thành người sống với
quan niệm “con người ta dù cầu khẩn thế nào cũng không tránh được tai họa, số trời đã định thì không ai
thoát khỏi”. Sống không niềm tin, không ước mơ và tin tưởng, lạc quan thì chỉ là một cuộc đời chết không
hơn.
Thân phận nhỏ bé của bác Xamxon còn được thể hiện qua cử chỉ, lời nói của bác khi đứng trước Minxki,
con người thuộc tầng lớp quý tộc. Pushkin đã khéo léo xếp đặt để cho nhân vật của mình đi vào một tình
huống cụ thể để đối mặt với tầng lớp trên, từ đó càng lãm rõ hình tượng con người nhỏ bé của mình. Khi
Minxki lừa dối bác Xamxon và đưa con gái của bác đi, trong tình huống đó, lẽ ra người cần phải xin lỗi
để được tha thứ là Minxki mới đúng. Nhưng như chúng ta thấy, khi tìm thấy Minxki, bác Xamxon chỉ có
thể cầu xin: "Bẩm quan lớn!... xin ngài hãy vì Chúa mà sinh phúc..."; "Bẩm quan lớn, - ông già nói tiếp,
- dù sao việc cũng đã lỡ rồi; ít nhất cũng xin ngài trở con Đunhia tội nghiệp lại cho tôi. Bây giờ ngài đã
thoả thích với nó rồi, xin ngài đừng đẩy nó đến chỗ tàn tạ làm gì". Một điều bẩm, hai điều bẩm, trong
hoàn cảnh đó, ít có người chịu được sự lừa dối và xúc phạm mình đến thế, để mà có thể cam chịu, nhẫn
nhục cầu xin một người đã có lỗi với mình. Thế mà bác Xamxon hết sức cam chịu, chẳng dám làm gì
khác ngoài cầu xin kẻ kia rủ lòng thương hại. Bác đã lo sợ những điều xấu xa đến với con gái mình nhưng
bác lại không dám đấu tranh để giành lại con gái, bác đành ngậm ngùi theo "ý trời", đầu hàng số phận.
Điều đó thể hiện ở chi tiết một người bạn của bác khuyên bác đi kiện, nhưng bác lại "phó mặc cho trời và
quyết định rút lui." Trước nỗi khổ đau của mình, bác chỉ còn có thể rơi những giọt nước mắt bất lực. Từ
lời nói cho đến ý nghĩ của bác đều bộc lộ thân phận của một con người thấp cổ bé họng trong xã hội, một
con người mà bất cứ ai cũng có quyền chà đạp và không hề có tiếng nói cho cuộc sống của chính mình.
Thể hiện con người nhỏ bé với những nét tính cách hiền lành, cam chịu, nhẫn nhục bằng giọng điệu hiền
hòa và tràn đầy thương cảm, nhà văn gợi lên trong người đọc niềm thương xót, cảm thông cho số phận
bác coi trạm, ghét chàng trai trẻ Minxki, giận cô Đunhia và bất ngờ trước nhận xét ngây thơ, phiến diện
của chú bé dành cho người phụ nữ mà “ai cũng biết là ai” ấy, “bà cho cháu năm đồng xu bằng bạc, bà ấy
tốt quá”. Câu nói ấy khiến mỗi người đọc đều mang trong mình những suy nghĩ và cảm nhận khác nhau.
Puskin kết thúc câu chuyện bằng một câu nói như mở ra trong lòng mỗi người là một câu trả lời tự mặc
định cách sống và suy nghĩ của chính mình.
Puskin xây dựng nhân vật mang dấu ấn thời đại, giản dị, không phô trương kiểu cách, không phù phép
ngôn từ mà chuyện vẫn diễn biến tự nhiên, hấp dẫn. Ông tìm lối đi cho chính mình và cũng là cho văn
học trong những năm 30 của thế kỉ XIX, đó là chủ nghĩa lãng mạn hòa hợp với chủ nghĩa hiện thực, con
người bình thường trong cuộc sống bình thường. Xây dựng nhân vật nhưng để cho nhân vật tự tìm được
lối thoát chân chính thoát ra khỏi tình trạng bế tắc của chính mình hay từ hoàn cảnh hẹp nhân vật đi ra
hoàn cảnh rộng, gợi cho người đọc những suy nghĩ nghiêm túc. Tác giả khẳng định vị trí của nhân vật,
đấu tranh cho quyền sống, nhân phẩm bị vùi dập, trân trọng nhân phẩm và năng lực, mong muốn những
điều tốt lành cho họ. Dùng số phận con người riêng để nói đến cái chung của nước Nga trong thời điểm
hiện tại; từ sinh hoạt cụ thể phát triển khái quát, tượng trưng, có ý nghĩa xã hội, lịch sử và triết học sâu
sắc.
b) PHÂN TÍCH CON ĐẦM PÍCH
Tóm tắt
Gherman là một thanh niên có tham vọng làm giàu rất mãnh liệt, anh ta muốn đổi đời bằng những canh
bạc lớn nhưng lại không dám tham gia, chỉ dám ngồi xem người khác chơi.
Một hôm anh ta nghe một kẻ chơi bài nói về bí quyết "ba con bài" của bà bá tước, nó đã giúp bà ta thắng
trong những canh bạc.
Gherman đã lợi dụng tình yêu của người con nuôi bà bá tước để đột nhập vào phòng với mong muốn xin
bà bá tước bí quyết "ba con bài". Nhưng vì quá bất ngờ với sự xuất hiện của người lạ trong phòng bà bá
tước đã đột quỵ chết. Sau khi bà bá tước chết Gherman nằm mơ gặp bà bá tước, bà ta hứa sẽ cho anh ta
bí quyết và đổi lại anh ta phải chăm sóc cho cô con gái nuôi của bà. Gherman đồng ý với yêu cầu của bà
ta và nhận được bí quyết là ba con bài "ba, bảy, xì".
Tuy nhiên, ván thứ nhất, con ba anh ta thắng; ván thứ hai, con bảy anh ta thắng; nhưng đến ván thứ ba,
ván bài quyết định thì anh ta lại nhìn thấy một con đầm pích. Trên con bài đó anh ta nhìn thấy đôi mắt
của bà bá tước đang cười nhạo anh ta...
Phân tích
Bên cạnh nhưng tác phẩm văn xuôi của Pushkin như “Người coi trạm”, “Con đầm Pich” có một vị trí đặc
biệt. Truyện ngắn không chỉ phản ánh thực tại một cách sâu sắc mà còn có ý nghĩa dự báo lớn lao về cuộc
khủng hoảng tinh thần của con người trong xã hội đồng tiền hiện đại.
Nhân vật chính trong truyện là Gherman, một sĩ quan công binh trẻ tuổi vốn là con của một người Đức
tới lập nghiệp ở Nga. Là một người. biết kiềm chế, sống chừng mực, tiết kiệm và chăm làm, Gherman
kiên quyết chỉ sống bằng đồng lương và không động đến vốn liếng nhỏ mà người cha để lại cho anh. Khả
năng kiềm chế đã giúp cho Gherman, dù đam mê bài bạc và từng ngồi thâu đêm bên chiếu bạc, nhưng
chưa một lần động đến một quân bài. Một hôm, Gherman nghe tay sĩ quan Tomsky kẻ câu chuyện về bí
quyết của ba quân bài bảy mươi năm trước đã giúp bà anh ta, một nữ bá tước, thăng ba canh bạc lớn. Lợi
dụng tình cảm của Lizaveta, cô gái bất hạnh, con nuôi mà cũng như người hầu của bà bá tước, Gherman
đột nhập được vào phòng của bà ta và cầu xin bị quyết của ba quân bài. Nhưng bà bá tước sợ hãi đã đột
tử. Ba ngày sau, Gherman đến đám tang bà bá tước và kinh hoàng khi thấy xác chết nhảy mắt giễu cợt
mình. Tối hôm đó dường như hồn ma bà bá tước hiện về cho anh bí quyết của ba quân bài với điều kiện
sau ba ván thắng, anh sẽ không được chơi bài nữa và phải chăm lo cho Lizaveta. Gherman thu thập toàn
bộ vốn liếng để chơi ba ván bài “long trời lở đất”. Hai ván đầu với quân 3 và quân 7, Gherman thắng. Ván
thứ ba, Gherman đinh ninh trong tay mình là quân Xì (A) hóa ra lại là một quân đầm Pich (Q♠), hình vẽ
trên quân bài “giống bà bá tước một cách kì dị” và cũng “nháy mắt cười giễu cợt” anh ta. Gherman thua
sạch và hóa điên.
Pushkin tận dụng quan niệm của độc giả về tính cách của hai dân tộc Đức và Nga để triển khai hai nét
tính cách mâu thuẫn trong nhân vật Gherman: chừng mực và đam mê, tham vọng. Hai nét tính cách mâu
thuẫn này được triển khai trong nhân vật ở từng giai đoạn phát triển của sự kiện. Yếu tố kì ảo được Pushkin
sử dụng trong tác phẩm để nhấn mạnh bản chất hiện thực của nhân vật và hoàn toàn có thể lí giải được từ
tính cách nhân vật. Câu chuyện về bà bá tước với ba quân bài thực chất được tất cả những người nghe
trong sòng bạc và chính bà bá tước coi là một “chuyện đùa”, “chuyện bịa”, “chuyện tiếu lâm”. Ba quân
bài thực ra chẳng có gì thần bí: quân 3, 7 ứng với nếp sống chừng mực, với sự tính toán trăn trở chính bên
trong Gherman; quân Xi (A) vốn là chủ bài ứng với “tham vọng Napoléon" của nhân vật. Những điều
kiện mà hồn ma bà bá tước đưa ra thực chất có thể là lời tự nhủ của chính nhân vật. Bản thân sự xuất hiện
của hồn ma, những “nụ cười giễu cợt" có thể lí giải bằng tâm trạng mê muội và tuyệt vọng của nhân vật
sau cái chết của bà bá tước.
Tham vọng tiền bạc ở Gherman không hẳn đã là sai trái. Gherman dường như muốn đòi lẽ công bằng khi
nổi với bà bá tước: "Phu nhân giữ bí quyết này cho ai? Cho các con cháu của phu nhân à? Không có bị
trạc quyết ấy thì họ cũng đã giàu lắm rồi. Họ lại không biết giá trị của đồng tiền... Còn tôi, tôi là một
người chí thủ: tôi biết giá trị của đồng tiền”. Tuy nhiên, đúng như Tomsky nhận định: Gherman có “diện
mạo của hóa Napoléon và linh hồn của quỷ Mephistopheles", "anh ta thì không từ phát một việc gì cả” và
“trong lương tâm anh ta phải có đến ba án mạng là ít”. Khát vọng làm giàu gấp gáp bằng bất cứ giá nào
đã thúc đẩy Gherman nhúng tay vào tội ác. Anh đã bức tử bà già, một “thử xác ướp biết đi” nhưng dù sao
vẫn là một sinh thể; anh đã lăng nhục tình yêu của cô gái Lizaveta bất hạnh. Trở thành kẻ ác, nhân vật
không thể đạt và được mục đích của mình bởi không xứng đáng với nó.
Nhân vật Gherman khơi dòng cho loại hình tượng mới trong văn học Nga, hình tượng chàng trai trẻ tuổi
trong canh bạc cuộc đời với khát vọng nhanh chóng đổi thay cuộc sống bằng bất cứ giá nào, với những
lầm lạc mang tính bị kịch. Con đầm Pich của Pushkin gợi cảm hứng trực tiếp cho những tiểu thuyết như
“Con bạc”, “Tội ác và hình phạt”, “Chàng thiếu niên” của Dostoievsky sau này. Có thể tìm thấy ảnh
hưởng của kiều nhân vật này tới sáng tác của một số nhà văn Việt Nam hiện đại. Truyện “Huyền thoại
phố phường” của Nguyễn Huy Thiệp mang bóng dáng của Con đầm Pich cả về phương diện nội dung lẫn
thủ pháp nghệ thuật.

3. Nhicolai Gogol: truyện ngắn Chiếc áo khoác; hài kịch Quan thanh tra.
− Truyện ngắn Chiếc áo khoác: (tr172, 173 Sách lịch sử)
+ Viết về số phận bi thảm của con người nhỏ bé, những viên chức thường trong bộ máy quan
liêu cồng kềnh, nhằng nhịt của nước Nga.
+ Hoàn cảnh sáng tác: nghe chuyện khẩu súng săn với viên chức nghèo.
+ Nhân vật chính: AKAKI
➔Chiếc áo khoác là tác phẩm có sức tố cáo mãnh liệt và thấm đượm tinh thần nhân đạo.
➔CN hiện thực trong văn học Nga.
TRIỂN KHAI PHÂN TÍCH truyện ngắn CHIẾC ÁO KHOÁC:
Khái quát
“Chiếc áo khoác” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Gogol, được viết trong thời gian từ năm
1839 đến năm 1842.
Nhân vật chính của truyện là Akaky Akakievich Bashmachkin – một công chức bàn giấy, đã lớn tuổi.
Công việc của ông ta là sao chép các loại giấy tờ, và ông say mê công việc đó. Cuộc sống bình lặng đến
vô cảm bỗng thay đổi khi Akaky cần có một chiếc áo khoác mới với giá tám mươi rúp. Để có được chiếc
áo, nhân vật đã phải làm việc hết mình, tiết kiệm hết mức, và cuối cùng, ước mơ thành hiện thực. Ngày
ông mặc chiếc áo khoác mới đến công sở, các đồng sự vốn trước kia luôn trêu chọc, coi thường ông bỗng
trở nên niềm nở, ân cần, thậm chí có người còn mời ông đến nhà dự tiệc sinh nhật. Nhưng buổi tối, lúc
Akaky ở đám tiệc trở về, ông bị những người “ria mép xồm xoàm” cướp mất chiếc áo. Cầu cứu từ lính
gác, quận trưởng cảnh sát đến “nhân vật quan trọng”, nhưng Akaky không nhận được một sự giúp đỡ nào,
thậm chí còn bị một “nhân vật quan trọng” quát mắng đến nỗi không đứng vững nổi. Trở về nhà, ông lên
cơn sốt và lặng lẽ chết trong cô đơn. Ít lâu sau cái chết của Akaky, người ta đồn có con ma trông giống
ông ta hoành hành trong thành phố, chuyên cướp áo khoác của mọi công chức, bất kể thuộc phẩm trạch
nào. Nạn nhân cuối cùng của con ma chính là “nhân vật quan trọng”. Hình như đã hài lòng với chiếc áo
của “nhân vật quan trọng”, con ma thôi không đi cướp nữa, mặc dù nhiều người vẫn còn quả quyết vẫn
thấy nó xuất hiện ở những khu phố hẻo lánh.
(TÓM TẮT: Chiếc áo khoác kể về bác Akaky Akakievich Bashmachkin, một công chức bàn giấy đã lớn
tuổi. Công việc của bác ta là sao chép các loại giấy tờ và bác say mê công việc đó. Cuộc sống bình lặng
đến vô cảm bỗng thay đổi khi Akaky cần có một chiếc áo khoác mới với giá tám mươi rúp.
Để có được chiếc áo, bác đã phải làm việc hết mình, tiết kiệm hết mức và cuối cùng, ước mơ thành hiện
thực. Ngày bác mặc chiếc áo khoác mới đến công sở, các đồng sự trước kia vốn luôn trêu chọc, coi thường
bác bỗng trở nên niềm nở, ân cần, thậm chí có người còn mời bác đến dự tiệc sinh nhật. Nhưng buổi tối,
lúc ở đám tiệc trở về, bác Akaky bị cướp mất chiếc áo.
Bác chạy khắp nơi, cầu cứu từ lính gác, quận trưởng cảnh sát đến "nhân vật quan trọng", nhưng Akaky
không nhận được một sự giúp đỡ nào, thậm chí còn bị "nhân vật quan trọng" quát mắng đến nỗi không
đứng vững nổi. Trở về nhà, ông lên cơn sốt và lặng lẽ chết trong cô đơn. Ít lâu sau cái chết của Akaky,
người ta đồn có một con ma trông giống bác ta hoành hành trong phố, chuyên cướp áo khoác của mọi
công chức, bất kể thuộc phẩm trạch nào. Nạn nhân cuối cùng của con ma chính là "nhân vật quan trọng".
Hình như đã hài lòng với chiếc áo của "nhân vật quan trọng", con ma thôi không đi cướp nữa mặc dù
nhiều người quả quyết vẫn còn thấy nó xuất hiện ở những khu phố hẻo lánh...)
3.3.2. Anh công chức mất khẩu súng săn
Cốt truyện “Chiếc áo khoác” trước liên có liên quan đến các truyện tiếu lâm lưu truyền trong giới công
chức ở Petersburg.
Gogol luôn cần các truyện cười, chẳng hạn, năm 1835, trước khi viết vở “Quan thanh tra”, Gogol từng
viết cho Pushkin:
“Xin làm ơn cho tôi một cốt truyện nào đó, buồn cười hay không cũng được, nhưng là một truyện tiếu lâ
m thuần túy Nga…” Còn sau đó, năm 1837, trong bức thư gửi N.Ya.Prokopovich ông viết:
“Đặc biệt hãy hỏi xin Julia (tức P.A. Annenkov), nói ông ấy viết cho tôi. Anh ấy có cái để viết, có lẽ
trong giới văn phòng đang có truyện cười gì đó”.
P.A.Annenkov, nhà phê bình, đồng thời là bạn của Gogol, trong hồi ức về nhà văn đã kể lại rằng ý tưởng
viết truyện “Chiếc áo khoác” lần đầu tiên xuất hiện nơi Gogol vào năm 1836, trước khi nhà văn ra nước
ngoài: “… Có lần, trong khi có mặt Gogol, người ta kể một chuyện vui về một anh chàng công chức
nghèo nào đó rất mê săn chim, đã tiết kiệm hết mức và lao động cật lực để ky cóp được số tiền đủ mua
một khẩu súng săn tốt với giá hai trăm rúp. Buổi đầu, anh chàng ngồi trên chiếc thuyền nhỏ bơi trên vịnh
Phần Lan đề đi săn, đặt cây súng quý giá trước mũi, mải trầm tư mộng tưởng đến lúc sực tỉnh, nhìn xuống
dưới mũi mình thì không thấy món đồ chơi mới đâu. Cây súng đã bị cuốn trôi vào đám sậy rậm rịt, anh
ta không thể nào len vào được, mọi cố gắng tìm kiếm đều vô vọng. Anh công chức về nhà, lên giường
nằm và không dậy được nữa: anh ta lên cơn sốt. Chỉ nhờ bạn bè, sau khi biết về sự cố, đã gom góp mua
bù, anh ta mới sống lại, nhưng mỗi khi nhớ lại câu chuyện khủng khiếp đó, mặt anh ta đều tái nhợt như
người chết (…) Câu chuyện vốn cũng có cơ sở thực tế đó đã làm mọi người cười, trừ Gogol cúi đầu nghe
một cách trầm tư. Truyện tiếu lâm là ý tưởng đầu tiên của tác phẩm tuyệt vời “Chiếc áo khoác”, và ý
tưởng đó gieo vào đầu Gogol chính vào buổi tối hôm đó”.
Ý kiến cho rằng những truyện cười dân gian thành thị, đặc biệt là những truyện tiếu lâm về giới công
chức, là một trong những nguồn quan trọng cho sự ra đời những tác phẩm của Gogol, trong đó có “Chiếc
áo khoác”, được nhiều nhà nghiên cứu chia sẻ. Truyện tiếu lâm không chỉ được phổ biến dưới dạng truyền
khẩu, mà còn được ghi chép, tập hợp thành những tuyển tập và xuất bản nhiều lần. Chính trong “Chiếc
áo khoác” cũng có chi tiết: các công chức buổi tối rảnh rỗi thường tụ tập chơi bài, uống trà và kể chuyện
cười cho nhau nghe, như câu chuyện về cái đuôi ngựa của Falconet (tức bức tượng Piotr Đại đế do nhà
điêu khắc người Pháp Étienne Falconet dựng năm 1782 trên quảng trường Senat ở Saint-Petersburg). Hình
tượng nhân vật Akaky chắc chắn có mối liên hệ với các truyện cười dân gian. Ngoài truyện về anh chàng
mất súng ở trên, người ta còn dẫn một truyện khác như nguồn của “Chiếc áo khoác”: có một công chức
nhiều năm làm nghề sao chép, bị trêu chọc bắt chép đi chép lại ba lần một tờ giấy với nội dung rằng chính
ông ta, với tên họ đầy đủ, bị kết tội chém đầu. Người công chức cần mẫn chép đến lần thứ ba thì bảo:
“Hình như công văn này nói về cái đầu của ai đó”. Có thể thấy những tương đồng giữa nhân vật của Gogol
với “cỗ máy sao chép” trong câu chuyện cười: Akaky làm ký lục cho đến lúc bạc đầu, ông tận tụy với
công việc sao chép đơn giản và không thể làm được việc gì khác (khi cấp trên muốn giao ông công việc
có tính sáng tạo hơn một chút là chuyển một bản báo cáo thành một bức thư thì ông cũng đầu hàng). Ngay
cả lúc rảnh rỗi ông cũng sao chép cho vui những tài liệu nào đó không phải vì nội dung hay hình thức của
tài liệu, mà vì đó là của cấp trên gửi đến. Bản thân cái tên của ông ta, Akaky Akakievich (tức Akaky con
của ông Akaky), mà lúc sinh ra được mẹ đặt cho cũng là một sự sao chép (“tên bố nó làm sao thì cứ gọi
nó như vậy”), đã nhấn mạnh cái bản chất “chỉ biết chép mà không biết nghĩ” của nhân vật.
Mối liên hệ với truyện cười dân gian mà bản chất thể loại là hài hước, trào phúng, nghịch dị, đa nghĩa…
đã góp phần tạo nên đặc trưng sáng tác của Gogol. Gogol, như nhận xét của Belinsky, “là một người nổi
tiếng thích đùa và sắc sảo” Tiếng cười Gogol hướng vào những mặt trái, mặt tối, mặt tầm thường thấp
hèn của xã hội và con người Nga thế kỷ XIX. Pushkin lúc sinh thời cũng nhận ra tài năng này của Gogol:
“Ông luôn nói với tôi – chính Gogol đã nhớ lại – rằng không có một nhà văn nào có cái tài vạch ra một
cách rõ ràng cái dung tục tầm thường (poshlost) của cuộc sống như thế, mô tả với sức mạnh như thế cái
dung tục tầm thường của con người tầm thường dung tục (poshlost poshlogo cheloveka), làm cho tất cả
cái vụn vặt nhỏ mọn vốn không ai để ý bỗng trở nên to lớn trước mắt tất cả mọi người”[6] Truyện của
Gogol phơi bày sự trống rỗng, vô nghĩa bao trùm lên cuộc sống những con người Nga, trong số đó có các
công chức thành thị (kiểu nhân vật tiêu biểu của Gogol), cuộc sống đó đã bị thay thế bằng sự tồn tại vật
chất tầm thường. Với “Chiếc áo khoác”, Gogol đã đẩy quá trình mất nhân tính nơi con người đến cực
điểm, khi tạo nên nhân vật Akaky – một con người mà mọi niềm vui chỉ ở khối lượng giấy tờ được cấp
trên giao cho chép, và mối tình duy nhất trong đời là với cái áo khoác.
3.3.3. Con người nhỏ bé
“Chiếc áo khoác” của Gogol đề cập đến một trong những đề tài tiêu biểu của văn học Nga: hình tượng
“con người nhỏ bé”. Đó là kiểu nhân vật văn học thời đại của chủ nghĩa hiện thực, thường ở vị trí thấp
kém trong bậc thang đẳng cấp xã hội, chẳng hạn như những công chức quèn, những kẻ tiểu thị dân hay
thậm chí là quý tộc nghèo. Khi văn học càng mang tinh thần dân chủ, thì hình tượng “con người nhỏ bé”
càng thu hút sự quan tâm của các nhà văn.
Có thể xem Pushkin là người khởi xướng đề tài này trong văn học Nga, với những tác phẩm như “Người
coi trạm”, “Kỵ sĩ đồng”, trong đó mô tả bi kịch của những người công chức nghèo bị vùi dập bởi cường
quyền, bởi những hoàn cảnh phi nhân tính, bởi sức mạnh cái ác, bởi số phận nghiệt ngã. Gogol là người
tiếp tục Pushkin.
Akaky là một “con người nhỏ bé”. Bản thân họ của ông ta đã thể hiện điều đó
Nhân vật của “Chiếc áo khoác” là công chức xuất thân từ tầng lớp bình dân, có phẩm hàm là “titulyarny
sovetnik” - tạm dịch là “cố vấn danh nghĩa”. Đó là phẩm hàm thứ 9 trong 14 bậc công chức dưới thời Nga
hoàng, và thuộc nhóm phẩm hàm thấp nhất, trong xưng hô chỉ được gọi là “vashchee blagorodie” (tạm
dịch là “thưa ông”), mà không có tiếp đầu tố “vysoko” hay “prevoskhoditelstvo” (với nghĩa là “cao, lớn”,
tạm dịch là “bẩm quan lớn”, “bẩm cụ lớn”) như với các phẩm hàm bậc trên (nếu so sánh với cách xưng
hô ở Việt Nam thì Akaky thuộc loại “không phải thằng mà cũng chẳng phải ông”). Vào đầu thế kỷ XIX,
người công chức nếu không thuộc dòng dõi quý tộc, đa phần kết thúc sự nghiệp của mình ở phẩm hàm
này, không thể lên đến bậc cao hơn, bởi vậy mới có những “cố vấn danh nghĩa vĩnh cửu” như Akaky,
ngồi bàn giấy đến bạc đầu và trở thành đối tượng trêu chọc, khinh thường của đồng nghiệp, kể cả những
người trẻ tuổi.
“Con người nhỏ bé” Akaky ban đầu xuất hiện với vẻ trào phúng, khôi hài: “vóc người thấp bé, mặt hơi rỗ
hoa, tóc hơi hung hung, mắt đã hơi kèm nhèm, trán hơi hói, hai bên má hằn những nếp nhăn và có nước
da được gọi là của kẻ bị bệnh trĩ”, cổ áo quá hẹp đến nỗi cái cổ ông ta trở nên “dài một cách lạ kỳ”, mũ
áo lúc nào cũng vương cọng rơm, sợi chỉ, vỏ dưa, bởi vì “ông có tài nghệ đặc biệt là lúc đi trên đường
luôn bước ngay dưới cửa sổ đúng lúc người ta vứt ra từ đó đủ thứ rác rưởi”,… Tuy nhiên, hình tượng đó
dần dần nhuốm màu đáng thương: chiếc áo khóac cũ kỹ đã quá rách nát không còn đủ sức chống chọi với
cái lạnh buốt giá của mùa đông Petersburg, và để sắm được chiếc áo mới, Akaky phải nhịn ăn, thôi không
uống trà, không thắp nến buổi tối, đi nhón chân nhẹ nhàng để đế giày đỡ mau mòn, quần áo đưa đi giặt
thưa hơn. Và Akaky thực sự trở thành nhân vật bi kịch khi bị cướp mất chiếc áo giữa đêm khuya giá lạnh,
cuống cuồng chạy cầu cứu khắp nơi. Đỉnh điểm của bi kịch ấy không phải là lúc Akaky bị “nhân vật quan
trọng” giáng một trận quát tháo sấm sét vào người, mà chính là lúc ông lặng lẽ chết trong cô đơn, không
để lại gì đáng giá ngoài cái áo khoác cũ và mấy cây bút lông ngỗng, mà cũng chẳng có ai thừa kế, chẳng
có ai tiếc thương.
Gogol năm 19 tuổi đã lên thủ đô Petersburg lập thân, lập nghiệp. Thành phố này, cả về thời tiết lẫn con
người, hẳn đã không niềm nở tiếp đón chàng trai đến từ miền quê Ukraina phương nam. Cuộc sống Gogol
chật vật, khốn khó, với nhiều thất bại. Ông từng làm công chức nhà nước một thời gian đủ để căm ghét
công việc bàn giấy tầm thường vô nghĩa và thấu hiểu nỗi nhục nhằn của thân phận “con người nhỏ bé”. Vì
vậy những công chức quèn đã trở thành nhân vật trung tâm trong hầu hết tác phẩm của ông, thường được
xây dựng chủ yếu với bút pháp trào phúng. Tuy nhiên, trong “Chiếc áo khoác”, hình tượng đó được lột tả
trên cả hai phương diện hài lẫn bi, và tính bi kịch ở mức độ tập trung cao nhất. Sau thành công của “Quan
thanh tra” – vở kịch được xem là kiểu mẫu cho hài kịch hiện thực Nga, trong đó nhân vật chính cũng là
một “con người nhỏ bé”, Gogol đã viết: “tôi cảm thấy rõ hơn bao giờ hết cái nhu cầu được sáng tác một
tác phẩm đầy đặn, trong đó không chỉ có cái cần phải cười.” “Tác phẩm đầy đặn” đó là bản trường ca
“Những linh hồn chết” mà theo ý đồ của nhà văn sẽ có quy mô rất lớn (“cả nước Nga hiện ra trong đó”),
nhưng rồi chỉ có tập 1 được hoàn tất và xuất bản, tập 2 bị nhà văn thiêu hủy trước khi qua đời ít lâu. Thời
gian nhà văn hoàn tất tập 1 “Những linh hồn chết” cũng là thời gian ông cho ra đời “Chiếc áo khoác”, và
rõ ràng “Chiếc áo khoác”, tuy khuôn khổ nhỏ hơn, nhưng cũng thể hiện nhu cầu sáng tạo tác phẩm “không
chỉ có cái cần để cười”.
Câu chuyện về Akaky và chiếc áo khoác được kể từ ngôi thứ nhất. Cái tôi - người kể chuyện hiện diện từ
đầu đến cuối truyện: đó là một người rất am hiểu về giới công chức: công việc, tính nết, nếp sống, thói
quen, cách ăn mặc, thú tiêu khiển, tâm lý… của họ, tất cả đều được kể lại một cách rất tỉ mỉ. Trong suốt
diễn biến các sự kiện liên quan đến Akaky, cái tôi – người kể chuyện luôn tỏ thái độ của mình. Mặc dù
giọng lưỡi trào lộng, chua cay, nhưng tâm trạng thì luôn ưu tư, thâm trầm, thương cảm. “Các người hãy
để tôi yên! Tại sao các người cứ hành hạ tôi thế?” – “con người nhỏ bé” chỉ kêu lên yếu ớt có một lần
duy nhất khi bị hạ nhục quá mức, nhưng âm vang của tiếng kêu đó vọng suốt tác phẩm, và cùng với nó là
lời nhắc nhở về sự bình đẳng: “Tôi là anh em của người mà!”
Nhà phê bình phái hình thức Nga B.M.Eikhenbaum trong bài viết nổi tiếng: “Chiếc áo khoác của Gogol
được tạo ra như thế nào?” có nói đến vai trò người kể chuyện và cách thức kể chuyện của Gogol: với
Gogol, cái quan trọng không phải là cốt truyện (cốt truyện thường nghèo nàn, thậm chí không có cốt
truyện), mà là vai trò người kể chuyện. Theo hồi ức của những người đương thời (I.S.Turgenev,
D.A.Obolensky, P.V.Annenkov,…), Gogol hay đọc truyện của mình cho mọi người và đọc rất hay, luôn
thay đổi ngữ điệu, nhấn rõ từng từ, khiến người nghe phải chú ý đến các sắc thái tinh tế của các ý tưởng.
Nếu như truyện của Gogol được viết ra nhằm hướng tới người nghe, người đọc tương tự như sự trình diễn
sân khấu như vậy, thì rõ ràng tiếng kêu “hãy để cho con người nhỏ bé được yên, đừng hành hạ họ nữa”
và “chúng ta là anh em” là những lời của chính Gogol thốt ra, thể hiện một tấm lòng đầy nhiệt huyết, đầy
nhân đạo của nhà văn khi hướng về “con người nhỏ bé”. Đó chính là lý do mà “Chiếc áo khoác” được
xem là ngọn cờ đầu của “Trường phái tự nhiên”, khuynh hướng văn học hiện thực chủ nghĩa xuất hiện
những năm 40-50 thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng của nhà phê bình dân chủ V.G.Belinsky. Một trong những
đặc điểm quan trọng của trường phái này là tinh thần dân chủ, nhân ái và quan tâm sâu sắc đến những
“con người nhỏ bé” như nạn nhân của cái ác ngự trị trong xã hội Nga nửa phong kiến nửa tư bản. Và để
nói về mức độ ảnh hưởng của Gogol trên phương diện này, không gì hơn là dẫn câu nói nổi tiếng được
coi là của F.M.Dostoevsky: “Tất cả chúng ta đều bước ra từ Chiếc áo khoác của Gogol”.
3.3.4. Bóng ma
Nếu “Chiếc áo khoác” của Gogol kết thúc ở cái chết của nhân vật Akaky, thì giá trị nhân đạo, giá trị phản
ánh hiện thực, hay phê phán vạch trần cái ác đều đã đạt ở đỉnh cao. Tuy nhiên, nhà văn chưa dừng lại đó,
mà thêm vào một phần “vĩ thanh” mà chính bản thân nhà văn như cũng bất ngờ về sự hiện diện của nó:
“Nhưng ai có thể ngờ rằng mọi chuyện về Akaky Akakievich đến đây nào đã hết…câu chuyện nghèo nàn
này của chúng ta bỗng nhiên lại có thêm cái kết huyền ảo”.
“Cái kết huyền ảo” này không ngừng là đề tài thảo luận của giới phê bình và nghiên cứu văn học.
Trước hết, “cái kết huyền ảo”, như chính cách nói của nhà văn, là một sự đối lập, bổ sung cho “câu chuyện
nghèo nàn” về nhân vật “con người nhỏ bé”: một con ma nhưng hết sức sống động, được coi là hồn
của ông công chức Akaky, tung hoành cướp bóc, trả thù những kẻ đã hành hạ mình, trả thù cho
những ngày đã phải sống âm thầm nhẫn nhịn.
Môtíp nổi loạn, báo thù không phải hiếm gặp nơi Gogol. Ông có truyện “Cuộc báo thù khủng khiếp”
(trong tập “Những buổi tối ở gần ấp Dikanka”). Vở kịch “Quan thanh tra” cũng có thể là một dạng câu
chuyện về sự báo thù khi viên công chức quèn đói khát không xu dính túi Khlestakov bỗng khiến tất cả
các “nhân vật quan trọng” của thành phố N.N. phải khiếp sợ luồn cúi. Trong “Những linh hồn chết” có
câu chuyện về đại úy Kopeikin nổi loạn sau hành trình cầu xin trợ cấp thương binh bất thành… Các cuộc
báo thù đều huyền ảo hay giống như trò chơi, nhưng đều gây kinh sợ và có nhiều nạn nhân.
Về ý nghĩa hình tượng “hồn ma nổi loạn”, “hồn ma báo thù” trong “Chiếc áo khoác” có những giải thích
khác nhau. Đó là “chiến thắng của lẽ phải” (I.F.Annensky), là biểu hiện của cuộc trỗi dậy tất yếu và tất
thắng của cách mạng (I.Grossman-Roshchin), là khả năng phản kháng cường quyền khủng khiếp của
những con người nhỏ bé, nhưng chưa có điều kiện để thành hiện thực. Người ta còn nhìn thấy ở đây là sự
đánh thức lương tri, không chỉ nơi “con người nhỏ bé” mà cả nơi những kẻ thuộc hàng “nhân vật quan
trọng”.
Ý nghĩa báo thù, phản kháng, thức tỉnh trong cái kết “Chiếc áo khoác” có lẽ là dễ nhận thấy nhất, được
chia sẻ nhiều nhất và nói đến từ lâu nhất.
Người ta cũng nhìn thấy trong cái kết này mối liên hệ với đời sống hiện thực: khi viết đoạn kết, cũng như
toàn bộ “Chiếc áo khoác”, Gogol hướng tới độc giả đương thời, những người có thể hiểu những ám dụ
của Gogol đằng sau các chi tiết trong truyện, liên tưởng đến những người thực, việc thực. Việc con ma
xuất hiện, lột áo khoác của người đi đường, bất kể “đệm bông hay bằng bông, cổ da mèo hay cổ hải ly,
áo khoác da cáo hay da gấu…” là một ám dụ. Vào thời Gogol, áo khoác gắn với các thứ bậc trong giới
công chức Nga. Năm 1834, chính quyền còn ra hẳn một quy định về các loại chế phục mà các công chức
phải tuân thủ. Mặc áo với chất liệu thích hợp, tương ứng với cấp bậc của mình là biểu hiện của sự tôn
trọng công việc, tôn trọng trật tự, trở thành một thứ luân lý của công chức được gọi tên là “phẩm giá áo
khoác” (chest mundira). Bởi vậy, con ma cướp áo mà không quan tâm đến chất liệu áo, cũng mang ý
nghĩa phản kháng lại trật tự, luân lý đó.
Ngoài ra, đây còn là sự phản ánh thực trạng cướp bóc, mất an ninh phổ biến ở thành phố Petersburg và
sự bất lực của chính quyền. Pushkin từng ghi trong nhật ký của mình về điều này: “Đường phố không còn
an ninh nữa… Cảnh sát dường như chỉ quan tâm đến chính trị thay vì đến bọn trộm cướp và bảo vệ đường
phố. Bọn lang thang cướp bóc suốt đêm”. Ẩn ý chính trị có lẽ cũng có ở chi tiết về “nhân vật quan trọng”:
trước sự cố gặp con ma và bị nó cướp áo, nhân vật này rời khỏi nhà và “bước lên đứng trên xe trượt” (stal
v sani) để đến nhà nhân tình – tư thế “đứng trên xe trượt” đó gợi nghĩ đến viên mật thám khét tiếng
A.Benkendorf, thủ trưởng của Phòng III cảnh sát, chuyên giám sát kiểm duỵêt sáng tác của các nhà văn
Nga, bởi ở Petersburg bấy giờ chỉ có ông ta mới đứng trên xe trượt khi đi đường như vậy.
Yu.Mann trong công trình “Thi pháp Gogol” có lưu ý đến cách kể chuyện ở đoạn kết: rằng bóng ma
Akaky chỉ được biết đến qua “những lời đồn” (một hiện thực khủng khiếp được Gogol nói đến không chỉ
một lần trong các tác phẩm của mình), chứ bản thân tác giả chưa bao giờ đồng nhất con ma với Akaky.
Như vậy, hình tượng con ma mang đầy tính huyền hoặc, phi lý, nhưng đồng thời sự hiện diện của nó
không hề phá vỡ tính hiện thực của tác phẩm, khiến “Chiếc áo khoác” hoàn toàn có quyền được xem là
tác phẩm khai sinh ra một chủ nghĩa hiện thực sống động mà về sau sẽ được phát triển trong văn học Nga.

− Hài kịch Quan thanh tra:


+ Tin quan thanh tra đến → Tin bình thường nhưng gieo vào lòng bọn quan lại trước hết la
thị trưởng nỗi sợ hãi khủng khiếp và gây nên một sự náo loạn thật sự → trở thành xung đột
chủ yếu thúc đẩy hành động kịch phát triển.
+ Có tật giật mình, bọn quan lại xấu xa lo che đậy tội lỗi của chúng trước sự xét xử, trước
ánh sáng công lí mà quan thanh tra là tượng trưng.
+ Tội lỗi đã khoác áo đạo đức dối trá, tàn bạo chui vào vỏ nhân nghĩa, hống hách làm ra vẻ
khiêm nhường. → chính là hạt nhân của xung đột hài kịch.
+ Bằng tiếng cười, Gogol đã vạch trần trước khán giả bộ mặt thật của lũ quan lại tham lam,
hống hạch, tàn bạo, giả dối, vô liêm sỉ.
+ Tư tưởng chủ đạo chi phối xung đột của toàn vở kịch là phơi bày nỗi khiếp sợ của lũ quan
lại xấu xa trước pháp luật, trước cơn giông tố dữ dội của sự trừng phạt có thể đổ ập xuống
đàu chúng bất cứ lúc nào. Hình ảnh quan thành tra ám ảnh tất cả lũ chúng, lộn trái chúng
ra, làm cho chúng khiếp sợ. Gogol khuyên các diễn viên: “Chỉ cần đừng quên rằng quan
thanh tra ngồi trong đầu tất cả mọi nhân vật”.
+ Thị tưởng – kẻ lo sợ nhất và cũng lắm hy vọng, tham vọng nhất trong đám nhân vật ấy. Có
thể nói, thị trưởng là nhân vật chính của vở kịch – điển hình trọn vẹn nhất giới quan lại Nga
đương thời.
+ Y lo lắng, cuống cuồng nhất trước tin quan thanh tra tới bởi vì y có nhiều tội lỗi xấu xa
nhất, cai trị bằng bạo lực tàn nhẫn, bắt lỗi oan sai, sỉ nhục mọi người đến mức k tả xiết, lấy
nhà dân làm trại lính, k có đạo đức nhân nghĩa gì → tên thị trưởng cướp ngày. Nhưng
BUỒN CƯỜI ở chỗ ông luôn kêu “Thiếu thốn!” và luôn khoe công “làm việc đêm ngày
không ngủ”, muốn đc khen thưởng.
+ Thói tàn bạo hằn học muốn trả thù dân chúng và đầu óc háo danh vênh váo của vợ chồng
thị trưởng.
+ Y dọa nạt những kẻ đã tố cáo tội ác của y với quan thanh tra.
+ Y kể công với bọn con buôn về những việc vi phạm pháp luật mà có.
+ Mụ vợ và con gái cũng tham lam, nhơ nhuốc k kém. Trong HỒI 3, LỚP III, hai mẹ con
tranh nhau màu áo để trưng diện trước quan thanh tra → lẳng lơ, vô liêm sỉ
+ Tình huống: do quá sợ hãi và luôn bị sự trừng phạt ám ảnh → Thị trưởng nhầm tưởng
Khlextacop là quan thanh tra thực sự → Gogol đã mô tả chân thức diễn biến logic trong
tâm lí của thị trưởng. Tên bịp bợm già đời đã bị lừa một các cay đắng. Toàn bộ cách sống,
nếp nghĩ của y đẩy y tới tình trạng ngờ nghệch đến thảm hại, “ngu như một con ngựa thiến
lông xám”
➔Phơi trần bản chất của tên quan lại
+ Nhân vật Khlextacop: đc tạo ra do sự thối nát của bộ máy quan liêu Nga. Vì thực tế trong
đời có những quan thanh tra ba hoa khoác lác, ăn hối lộ trắng trợn và chim gái trắng trợn
như Khlextacop. → Chính vì thế thì bọn thị trưởng kia mới càng sợ hãi, càng cung kính,
càng dốc thêm tiền ra biến quan trên và lầm tưởng đó là cung cách của một quan thanh tra
đích thực.
− NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KỊCH:
+ Mỗi nhân vật đều đc cá tính hóa một cách sinh động.
+ Kết cấu vở kịch cân đối, hoàn chỉnh. Gogol bỏ bớt vài cảnh làm chậm sự phát triển của
hành động kịch. Tất cả các nhân vật đều tập trung làm nổi bật tư tưởng cơ bản của vở kịch.
MÀN CUỐI HÔ ỨNG VỚI MÀN ĐẦU: Mở đầu là cảnh lũ quan lại khiếp sợ trước cuộc
vi hành của quan thanh tra giả, kết thúc là nỗi khủng khiếp của bọn quan lại đầy tội lỗi
trước tin quan thanh tra thật đã tới.
+ Nghệ thuật tạo tiếng cười: Gogol đã sử dụng tất cả những thủ pháp nghệ thuật có thể gây
được tiếng cười, từ xây dựng tình huống, hệ thống nhân vật điển hình cho đến những đối
thoại tế nhị
4. F.Dostoevsky: tiểu thuyết Tội ác và hình phạt (vấn đề “tội ác và hình phạt”, nhân vật nhà tư tưởng
Raskolnikov).
4.1. Vấn đề “tội ác và hình phạt”
4.2. Nhân vật nhà tư tưởng Raskolnikov
Raskolnikov là hình tượng nhân vật thể hiện con người chân thực với đầy đủ những phẩm chất tốt, xấu
khác nhau. Cụ thể:
a. Raskolnikov - con người nhỏ bé sống trong cảnh khốn cùng
Các nhân vật trong những sáng tác của Dostoievsky bao gồm đủ mọi loại người thuộc các tầng lớp khác
nhau trong xã hội: từ những tên địa chủ, tư bản, những nhà tri thức quý tộc đến những “con người nhỏ
bé”, những công chức ở nấc thang cuối cùng của xã hội, những sinh viên nghèo, những cô gái điếm,
những kẻ lưu manh...
Trong Tội ác và hình phạt, Raskolnikov là nhân vật đại diện cho những con người nhỏ bé sống trong cảnh
khốn cùng. Raskolnikov xuất thân từ một gia đình nghèo ở nông thôn, là một chàng sinh viên quần áo
rách mướp, không đủ tiền học, tiền thuê nhà, nhiều ngày không có miếng ăn vào bụng, đã trải nghiệm,
chứng kiến và quan trọng hơn cả là ý thức được tất cả cảnh khốn cùng của thành phố và con người
Peterburg. Raskolnikov sống trong một căn gác xếp thuê lại ở áp mái một ngôi nhà năm tầng. Căn phòng
“dài độ sáu bước”, “thấp đến nỗi người nào hơi cao một chút bước vào là thấy rờn rợn, cứ lo cộc đầu vào
trần”. Anh gọi căn phòng ấy là “cái tử”, “chuồng chó”, “góc xó”, người bạn của anh là Razumikhin thì
gọi nó là “buồng tàu thủy”, mẹ Raskolnikov lên thăm con nhận thấy nó “giống như quan tài”. Căn phòng
ấy là hình mẫu thu nhỏ của thành phố Peterburg, hay còn của thế giới yếm khí, thiểu tính người. Nhưng
Raskolnikov không phải là kẻ nghèo khổ duy nhất hay cá biệt trong thành phố, bởi vì “Chàng ăn mặc tồi
tàn đến nỗi giá phải người khác, dù đã dạn dày chăng nữa, cũng phải thấy ngượng khi bước ra phố giữa
ban ngày trong những tấm giẻ rách như vậy. Song ở khu phố nầy thì dù có ăn mặc thế nào cũng khó lòng
mà khiến ai ngạc nhiên.” – Raskolnikov chỉ là một trong số những người bần cùng.
Rõ ràng Raskolnikov không phải là trường hợp cá biệt, vì bên cạnh Raskolnikov là không ít những nhân
vật khác cũng sống trong hoàn cảnh nghèo khổ và bần hàn. Người công chức nhỏ Marmeladov mà
Raskolnikov gặp trong một tầng hầm nặng mùi mất việc, sa vào tệ nghiện rượu, để gia đình lâm vào cảnh
khốn cùng đến nỗi cô con gái Sonya phải “nhận lấy tấm thẻ vàng” ra đường bán mình làm gái diễm để
gia đình khỏi chết đói. Cô em gái Raskolnikov là Dunya phải đi làm gia sư cho một gia đình địa chủ để
lấy tiền cho anh ăn học, bị tên địa chủ Svidrigailov tán tỉnh, bị vợ ông ta lăng nhục, sau đó để tiếp tục hi
sinh cuộc sống của chính mình cho người anh, cô lại quyết định lấy tên luật sư hãnh tiến Luzhin mà cô
biết rõ là kẻ tệ hại. Những cô gái điếm đứng đầy ở trước cửa nhà chứa, ở các góc tối tầng hầm, lang thang
ngoài phổ... mới chào khách. Cô gái mới 15, 16 tuổi “còn hoàn toàn là một đứa trẻ” bị người ta chuốc
rượu lợi dụng và sẽ còn tiếp tục bị người ta lợi dụng trên đường phố... Đó là cuộc sống mà trong đó “người
ta không còn biết đi đâu nữa”, như Marmeladov nhận định, “người ta không phải là cầm gậy đuổi đánh
mà cầm chổi quét mình ra khỏi cộng đồng con người”.
Sống trong cảnh chui rúc, tù túng, lại bị bao phủ bởi bầu không khí ngột ngạt của toàn thành phố,
Raskolnikov đã quen với cảnh lầm lũi một mình, thu mình trong vỏ ốc. Raxkonikov thường tránh những
nơi đông người và vốn không muốn tiếp xúc với bất cứ ai. Chính sự sống xa gia đình giữa một hoàn cảnh
cùng quẫn đã thành quen thuộc như vậy đã làm nảy sinh ở Raskolnikov những tư tưởng khác thường và
là cơ sở cho sự nổi loạn “tội lỗi” của anh. Như vậy, sức tác động của không gian sống, hoàn cảnh sống
hay nói đúng hơn là của xã hội sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hành vi, tư tưởng
của một con người. “Nhân chi sơ tính bổn thiện” nhưng trong một xã hội tù túng, khốn cùng sẽ không thể
có một con người nguyên vẹn với những đức tính tốt đẹp.
b. Raskolnikov - con người giàu tình yêu thương
Bản chất của Raskolnikov là một người có trái tim đầy tình yêu thương, vị tha. Anh đã không quản nguy
hiểm lao vào một đám cháy để cứu hai đứa trẻ, từng cưu mang một người bạn đau yếu với một người cha
già cả một năm rưỡi trời trong lúc chính mình cũng khó khăn. Vì tình thương anh sẵn sàng nhận lời lấy
một cô gái tàn tật, đau yếu làm vợ bằng những đồng tiền cuối cùng của mình, anh đã giúp đỡ gia đình
Marmeladov trong lúc khó khăn, giúp cô gái say rượu trên phố khỏi rơi vào tay “một gã bảnh bao” đùa
ghẹo... Raskolnikov không muốn “đi ngang qua cuộc sống và ngoảnh mặt làm ngơ với tất cả”. Tuy có
những lúc biểu hiện như muốn xa lánh, muốn từ bỏ nhưng thực chất Raskolnikov rất yêu quý mẹ và em
gái, chàng hiểu được sự hi sinh của em, “Minh mà còn sống thì nhất định cuộc hôn nhân này sẽ không
thành, và ngải Lugin kia phải xéo!”. Chàng sẵn sàng đuổi vị hôn phu của Dunya trước mặt mọi người bởi
vì biết rõ hắn ta là một kẻ vô lại không xứng với em gái mình cho dù hắn giàu có. Chàng lại là người duy
nhất lắng nghe những lời tâm sự của Marmeladov một cách chân thành và còn tận tỉnh đưa ông ta về nhà,
khi đi ra, Raxkonikov vừa kịp thọc tay vào túi vốc mấy đồng tiền đồng mà lúc này lão chủ vừa phụ lại
cho chàng và kin dao đặt lên bậu cửa sổ... Sau này cũng chính Raskolnikov là người sẵn sàng bỏ tiền lo
liệu cho đám tang của Marmeladov trong khi bản thân cũng không dư giả gì. Đối với Raskolnikov, tiền
bạc vốn dĩ không phải là thứ quan trọng, đó chỉ là vật ngoài thân, chàng sẵn sàng cho đi khi trong tất cả
số tiền
mình có chỉ vì lòng thương người. (Ngay cả hành động tội ác của Raskolnikov cũng không phải là hành
động vì tiền). Nếu là một con người hèn hạ, coi tiền là quan trọng thì Raskolnikov đã không có những sự
tức giận khi đọc bức thư mẹ gửi lên kể về việc Duyna và Luzhin, và cũng sẽ không dễ dàng đuổi Luzhin
ra khỏi bữa gặp mặt gia dinh. Raskolnikov coi thường Luzhin vì biết “rõ ràng ông coi việc này như một
cuộc kinh doanh, một chuyến buôn chung trong đó hai bên đều có lợi và mỗi bên phải đóng một cổ phần
ngang nhau, thế thì chi phi cũng phải chia đều; bánh và muối thì chung, nhưng thuốc lá thì riêng, như
trong câu tục ngữ. Và chăng trong chuyển ngày, nhà kinh doanh cũng đã ăn bớt của các bà được ít nhiều
rồi: tiền chuyên chở hành lý rẻ hơn lộ phi tàu xe, mà có thể ông cũng không mất xu nào về khoản này
nữa! Cả bà không thấy ra, hay họ cố tình làm ngơ”. – Coi thường Luzhin cũng chính là sự thể hiện coi
thường đồng tiền và coi thường những con người giả dối, hành tiến.
Trái tim đầy yêu thương của Raskolnikov còn thể hiện trong mối quan hệ đối với Sonya, Raskolnikov đã
không hề để ý đến thân phận của cô, công việc của cô có hèn hạ thấp kém hay không. Ngay từ lần đầu
tiên gặp mặt, mặc dù đã biết rõ về Sonya qua lời kể Marmeladov, Raskolnikov vẫn không hề tỏ thái độ
coi thường, chàng cư xử rất dùng mực, chỉ nhìn nàng từ xa. Lần gặp mặt sau đó, Raskolnikol đã cho phép
Sonya ngồi chung với mẹ và em gái mình.v.v. Chàng trút hết mọi tâm sự với Sonya, thậm chí là thú tội
về hành động tàn ác của minh cho Sonya biết và muốn nghe ý kiến của cô. Chỉ cần tình yêu, Raskolnikov
đã luôn ở bên cạnh, chia sẻ và giúp đỡ Sonya, và cũng chính Sonya đã giúp Raskolnikov dần lấy lại những
bản chất tốt đẹp của minh. Câu chuyện kể thúc mở, nhưng có thể hy vọng về một tuoi lai tốt đẹp giữa
Raskolnikov và Sonya dựa vào tình cảm yêu thương mà họ dành cho nhau.
Dostoievsky đã làm hiện rõ phần nhân văn sâu đẹp bên trong một con người tưởng chừng như lầm thường
– Raskolnikov. Cùng với đó, ông còn xây dựng những nhân vật mang bản chất tốt đẹp khác như
Razumikhin, Dunya, Sonya,... Họ đều là những con người thấp cổ bé họng nhưng không đánh mất phẩm
chất tốt đẹp của mình, trong họ luôn chất chứa tình yêu và sự hi sinh cho những người cùng khổ. Đặt
Raskolnikov bên cạnh những nhân vật như vậy đã giúp thể hiện niềm tin tươi sáng của Dostoievsky về
con người: Cho dù trong hoàn cảnh khốn cùng như thế nào thi vẫn tồn tại những con người chất chứa
những phẩm chất tốt đẹp, vẫn tồn tại tình yêu giữa con người với nhau.
c. Raskolnikov – con người bị tha hóa
Trong cảnh khốn cùng, người ta rất dễ đánh mất nhân cách, trở nên tội lỗi, xa lạ và độc ác với nhau. Trong
quán rượu người ta nghe đi nghe lại câu chuyện thương tâm của Marmeladov để cười chế giễu ông ta.
Thấy Raskolnikov đi giữa đường bị một người đánh xe quất vào người, những người đi đường cũng cười
chế giễu anh. Người ta tò mò đến xem cảnh Marmeladov hấp hối vi bị xe ngựa cản phải “với cảm giác
hài lòng thầm kin luôn thấy ở những người thậm chỉ gần gũi nhất khi tại biển bất ngờ xảy ra với người
thân của họ”.
Raskolnikov cũng là một trong số những con người bị hoàn cảnh làm cho phần góc khuất tăm tối của tâm
hồn trỗi dậy. Mở đầu tác phẩm, Raskolnikov đã xuất hiện với những biểu hiện lén lút, những toan tính
không tốt đẹp. Do dời sống thiếu thốn, hàng ngày chứng kiến nơi cái xóm trọ toàn dân nghèo với bao
cảnh đời lầm than, cùng quẫn, lại bị tiêm nhiễm bởi triết lí người hùng khi mơ tưởng một ngày sẽ được
như Napoléon Bonaparte, Raskolnikov tự coi mình là phi thường, thường xuyên khép kin lỏng minh, bơi
mải miết trong những suy tư đơn độc, nung nấu những căm uất về tình trạng bất công, phi nghĩa của xã
hội và tìm kiếm lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình. Raskolnikov lại là một người tàn ác khi phạm
tội giết người. Anh đã giết cả hai chị em mụ chủ cầm đồ Ivannova. Hành động giết người cướp của ấy đã
được nhân vật lên kế hoạch một cách kĩ lưỡng, suy tinh hàng tháng trời: “Chàng lại còn biết rõ tử cổng
nhà trọ đến dấy bao nhiêu bước: đúng bảy trăm ba mươi bước”. Và cảnh giết người được tác giả miêu tả
một cách cụ thể, tỉ mỉ, có cả những đoạn khá ghê rợn cho thấy sự bình tĩnh của Raskolnikov trong hành
động tội ác: “Chàng còn đang cười nhạt chế nhạo mình, thì bỗng nhiên một ý nghĩ hãi hùng khác lại đập
mạnh vào đầu chàng. Chàng bỗng tưởng tượng như mụ giả hãy còn sống và có thể tỉnh dậy... Cúi xuống
nhìn sát hơn nữa vào xác chết, chàng thấy rất rõ ràng cái sọ đã bị bổ toạc ra, xương đỉnh đầu còn lệch đi
một chút nữa là khác. Chủng toan lấy ngón tay sở thứ, nhưng rồi lại rụt tay về. Không sở cũng đã đủ rõ
chán”...
Ngoài ra, Raskolnikov còn thể hiện thái độ chán ghét, thậm chí vô ơn đối với những người thân xung
quanh, trong đó có mẹ và em gái, người bạn thân Razumikhin.
Đây chính là hình phạt được kéo theo từ tội lỗi trước đó. Raslonikov tự thấy bản thân không xứng đáng
với những người thân, đôi khi lại thấy họ như đang điều tra, gài bẫy mình. Cũng chính nhờ những bản
chất tốt đẹp vẫn còn lưu giữ khá nhiều trong tâm hồn nên sau hành động tội ác, Raskolnikov vẫn triền
miên trong nỗi ân hận dày vỏ vì đã giết người cướp của: “Lạy Chúa? Chỉ xin nói rõ cho tôi một điều: họ
đã biết việc ấy chưa, hay là chưa biết? Chắc họ biết hết rồi nhưng cứ giả vờ không biết để trêu gan mình,
trong khi mình còn nằm liệt giường, thế rồi đến một lúc nào đó họ sẽ ập vào và nói rằng họ đã biết hết từ
lâu nhưng cứ để thể xem sao... Bây giờ biết làm gì đây? Quên bằng đi mất, cứ như cố ý ấy; bỗng dưng
quên liệt: vừa mới rồi còn nhớ kia mà...” Tâm trí chàng luôn căng thẳng, vừa vì sự lẩn tránh tội lỗi, vừa
vì những dằn vặt ám ảnh của bản thân khiến toàn thân chàng nhiều lúc rã rời, đầu óc muốn nổ tung, và đã
tâm sự với Sonya rằng anh giết người bởi muốn trở thành một Napoléon Bonaparte. Trong một lần tự đối
thoại với chính mình, chàng đã liên tục tự hỏi "ta là con sâu con bọ run rẩy hay ta có quyền lực?", và khi
hiểu ra phần nào chàng đã thốt lên "ta đã giết không phải một con người, ta đã giết một nguyên li". Với
chủng lúc này hình phạt ghê gớm nhất không phải là tù đày mà là nỗi nhức nhối dai dẳng vì đã giết chết
nhân phẩm của mình và cắt đứt quan hệ với những người thân thiết.
Cần thấy được rằng sự phân tách theo hai bình diện tốt xấu phía trên chỉ là những chia tách tạm thời. Thực
chất Raskolnikov là sự hòa trộn, giằng xé thống nhất giữa hai bình diện ấy. Dostoievsky là một bậc thầy
của nghệ thuật thể hiện tâm lí con người khủng hoảng, con người ở “ngưỡng giới hạn”, trong những trạng
thái tâm lí đôi lúc gắn với bệnh lí, khi tiềm thức có thể trỗi dậy bất ngờ, ranh giới giữa ý thức và vô thức
trở nên mong mạnh, khó xác định. Trong Tội ác và hình phạt, Raskolnikov được khắc họa một cách rõ
nét thông qua những cấu trúc tâm lí giằng xé, phức tạp, những độc thoại nội tâm đầy đau đớn. Thông qua
miêu tả tâm lí nhân vật, Raskolnikov đã hiện lên như một khối thống nhất bản thể về những phần tốt, xấu,
được, mất trong một con người. Anh ta không hoàn toàn là một con người xấu xa mà chính là lớp vỏ xù
xỉ ấn chứa những đức tính tốt. Bên trong con người tưởng chừng như mất nhân tính nhất vẫn là một con
người lương thiện và đầy ắp yêu thương và khát khao yêu thương.
5. Lev Tolstoy: tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình (tính sử thi, biện chứng tâm hồn, nhân vật
công tước Andrey và Natasha).
5.1. Tính sử thi
Chiến tranh và hòa bình là một tác phẩm mang “tầm vóc sử thi” đồ sộ (hàng ngàn trang sách với 100
cảnh quần chúng, 20 cảnh chiến trận, với 559 nhân vật đếm được – trong đó có hơn 70 tính cách được
khắc họa rõ nét, trên 200 nhân vật lịch sử – cùng hàng ngàn nhân vật “không đếm được”). Tác phẩm bao
quát hiện thực lịch sử châu Âu và nước Nga từ thành thị đến nông thôn trong 15 năm với 2 cuộc chiến
tranh lớn xen vào dòng chảy của cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, tính sử thi của tác phẩm
không chỉ dừng đặc điểm hình thức mà còn thể hiện ở chiều sâu bản chất của nó: Chiến tranh và hòa bình
thấm đẫm tinh thần cộng đồng đặc trưng cho thể loại sử thi. Tolstoy tâm sự: để viết nên Chiến tranh và
hòa bình, nhà văn đã đặc biệt tâm đắc với “tư tưởng nhân dân”. Tư tưởng nhân dân trở thành chủ đạo chi
phối “muôn vàn kết nối” trong tác phẩm này.
Chiến tranh và hòa bình tái hiện lại hai cuộc chiến tranh lớn ở Châu Âu đầu thế kỉ XIX. Cuộc chiến tranh
1805 diễn ra bên ngoài biên giới nước Nga chi là cuộc tranh giành quyền bá chủ châu Âu của các vị của
thế giới để vương, nó đi ngược lại tâm nguyện của nhân dân, thể hiện sự phân rã con người. Nhưng “chiến
tranh” (BoňHa) trên trang sách của Tolstoy không đồng nhất với những sự kiện diễn ra trên các chiến
trường. Chiến tranh như “biến cố đi ngược lại lẽ phải và bản chất con người” còn diễn ra ở các phòng
khách thượng lưu với những mưu toàn thoán đoạt tài sản của công tước Vasili Kuraghin và Anna Sherer,
những cuộc tình trống rỗng của Elen, âm mưu lừa đảo và chiếm đoạt tình yêu của Anatol... “Chiến tranh”
như vậy là một phản đề của sự hòa đồng”. Song nhìn từ góc độ khác, sự kiện trung tâm của tác phẩm,
Chiến tranh vệ quốc 1812 của dân tộc Nga chống lại cuộc xâm lăng của Napoléon, vừa hội tụ đỉnh điểm
mâu thuẫn của thế giới phân rã, vừa bộc lộ khả năng giải quyết mọi khủng hoảng riêng tư, qua “nhiệt khí
thầm lặng của tinh thần ái quốc” ở mỗi người, hướng tới thống nhất sức mạnh toàn dân để làm nên “sự
hoà đồng của thế giới con người” (Map). Sau lần bị bắt làm tù binh, Pierre Bezukhov đi đến kết luận: “Cứ
nghĩ ta bị văng ra khỏi chặng đường quen thuộc, thế là rồi đời; nhưng thật ra lúc đó mới bắt đầu một cái
gì mới mẻ, tốt lành”. Trong “khủng hoảng lớn lao” tiềm ẩn giải pháp “tự do”. Tinh thần ấy chi phối cả
những sự việc tưởng như chẳng liên quan gì đến chủ đề “chiến tranh và hòa bình” như cảnh đi săn, vũ hội
đầu tiên của Natasha, đêm trăng Otradnoye, hay tâm trạng của công tước Andrey trong hai lần gặp gỡ với
cây sồi già lúc xuân sang... Muôn vàn cái “tôi” riêng tư hỗn độn, kiêu hãnh và xa lạ vận động đến với ý
thức hòa vào dòng chảy chung của cuộc sống dân tộc, cộng đồng, đến với ý thức về sự hòa đồng của thế
giới con người. Nhan đề của tác phẩm “BoñHa H MHp” có thể được xác định là “Chiến tranh và sự hòa
đồng của thế giới con người” là vì vậy.
Không gian nghệ thuật của “Chiến tranh và hòa bình” mang màu sắc sử thi. Không gian sử thi thường
chia làm ba tầng: mặt đất (không gian chiến trận) – con người – không gian trên cao (bầu trời, thiên
đường). Không gian trên cao thường mang chức năng hướng đạo tâm linh con người. Bầu trời trong tiểu
thuyết của L. Tolstoy cũng mang chức năng ấy. Song nếu như trong sử thi cổ đại, chức năng hướng đạo
tâm linh thường được cụ thể hóa bằng hình tượng các vị thần trên cao thì ở đây, bầu trời được nhân vật
nội cảm hóa thành không gian tâm trạng, biểu hiện sự tự ý thức của con người. Chỉ riêng điều này đã cho
thấy nét mới mẻ của L.Tolstoy trong việc kết hợp tính sử thi và tính tâm lí trong tiểu thuyết.
5.2. Phép biện chứng tâm hồn
LN Tolstoy tin rằng những tình cảm, nguyện vọng, mong muốn đa dạng nhất sống trong một con người.
Vì vậy, anh hùng của nhà văn có thể khác nhau, tác giả thấy anh hùng của mình "bây giờ là một kẻ xấu,
bây giờ là một thiên thần, bây giờ là một nhà hiền triết, bây giờ là một người đàn ông mạnh mẽ, bây giờ
là một sinh vật bất lực." Sự hấp dẫn của việc tìm kiếm, suy nghĩ, nghi ngờ các anh hùng nằm ở chỗ họ
say mê muốn hiểu cuộc sống là gì, công lý cao nhất của nó là gì. Do đó, một sự chuyển động liên tục của
những suy nghĩ và cảm xúc nảy sinh. Chuyển động giống như một sự va chạm, một cuộc đấu tranh của
nhiều giải pháp khác nhau. Những khám phá mà các anh hùng thực hiện là các bước trong quá trình phát
triển tinh thần của họ.
N. G. Chernyshevsky gọi đặc điểm này trong thủ pháp nghệ thuật của L. N. Tolstoy trong việc bộc lộ thế
giới nội tâm của nhân vật là “phép biện chứng của tâm hồn”. Bản thân LN Tolstoy tin rằng "để độc giả
đồng cảm với người anh hùng, họ cần phải nhận ra ở anh ta nhiều điểm yếu của họ như những đức tính
tốt, những đức tính có thể có, và những điểm yếu cần thiết ..."
Trong cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình, tác giả đi trên con đường truy tìm tinh thần cùng với các
anh hùng. Những nhân vật và số phận khác nhau trong tiểu thuyết của ông thể hiện những kiểu quan hệ
khác nhau của con người với cuộc sống, với con người, với Chúa. Không phải tất cả các anh hùng của
Tolstoy đều cố gắng biết sự thật. Nhưng những anh hùng yêu thích của tác giả đang giải quyết các vấn đề
đạo đức và triết học, tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi "muôn thuở". Một trong những anh hùng này
là Hoàng tử Andrei Bolkonsky.
Một trong những nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình của Leo Tolstoy, Hoàng
tử Andrei, xuất hiện trên các trang của cuốn tiểu thuyết trong phòng vẽ của Anna Pavlovna Sherer. Đây
là một nam thanh niên có nét khá điển trai, dáng vẻ mệt mỏi, buồn chán. Chúng ta thấy Hoàng tử Andrew,
mệt mỏi với xã hội giả dối, ngu ngốc, phát cáu. Đối với anh ta, phòng khách, những câu chuyện phiếm,
những quả bóng, phù phiếm, tầm thường là một vòng luẩn quẩn mà từ đó anh ta đang cố gắng thoát ra.
Đó là lý do tại sao Hoàng tử Andrei Bolkonsky ra trận. Mục tiêu của anh ấy là đạt được vinh quang, vinh
quang mà anh ấy sẵn sàng hy sinh mọi thứ.
Trong trận chiến Austerlitz, Andrei, với biểu ngữ trên tay, chạy đến giấc mơ "Toulon", nhưng, bị đánh
bại, anh ta gục ngã, và đồng thời ý nghĩa của mục tiêu anh ta đang phấn đấu cũng sụp đổ, Andrei cảm
thấy sự vô nghĩa của nó. Hoàng tử Andrew không nhìn thấy gì ngoài bầu trời cao bao la vô tận, mọi thứ
dường như trống rỗng, một sự lừa dối, mọi thứ ngoại trừ bầu trời vô tận. Trong những phút này, anh nhìn
thấy Napoléon "bé nhỏ", thấy sự nhỏ nhen của anh, sự tầm thường của sự vĩ đại của anh, cũng như sự tầm
thường của sự sống và cái chết, mà không ai có thể hiểu và giải thích được.
Mục đích sống của anh đã bị phá hủy, cuộc sống đã kết thúc. Bước ngoặt làm thay đổi quan điểm này là
cuộc trò chuyện tình cờ bị nghe lén ban đêm giữa Natasha Rostova và Sonya. Cô gái gầy gò này, chiêm
ngưỡng vẻ đẹp trong đêm, mơ về một chuyến bay, đã có thể làm sống dậy trong Hoàng tử Andrei niềm
tin vào khả năng làm lợi cho con người, vào khả năng hạnh phúc và tình yêu. Lần gặp Natasha thứ hai
diễn ra ở vũ hội, lần đầu tiên là Natasha Rostova.
Andrei Bolkonsky bị thu hút bởi những gì khác biệt giữa cô với xã hội thế tục: sự chân thành, tự nhiên,
vui vẻ và rụt rè, thậm chí cả những lỗi sai tiếng Pháp của cô. Anh cảm thấy rằng thế giới của cô gái này,
xa lạ với anh, đang vẫy gọi anh. Những mặt đối lập bắt đầu cùng tồn tại trong Andrei: điều vĩ đại và không
thể cưỡng lại vô cùng tồn tại trong anh ta sau Austerlitz, và điều cô ấy - hẹp hòi và vật chất.
Sau khi đính hôn, tại một thời điểm nào đó, người anh hùng đã sợ hãi trước sự trung thành và đáng tin
cậy của Natasha, niềm vui sướng và đồng thời ý thức nặng nề về nghĩa vụ. Có lẽ vì vậy mà hoàng tử
Andrei nhường ngôi cho vua cha, đồng ý hoãn đám cưới một năm. Trong thời gian anh vắng mặt, niềm
đam mê của Natasha dành cho Anatol hóa ra mạnh mẽ hơn tình yêu của cô dành cho Andrei. Và Hoàng
tử Andrew, người đã nói về sự tha thứ của người phụ nữ đã sa ngã, bản thân anh cũng không thể tha thứ.
Anh ta trở nên ám ảnh với mong muốn trả thù.
Nhưng cuộc gặp gỡ với Anatol không mang lại sự hài lòng như mong đợi cho Bolkonsky. Cả hai anh
hùng đều bị thương, và cảnh tượng đáng thương của Anatole đang rên rỉ đã đánh thức trong Hoàng tử
Andrei một cảm giác gần gũi và nặng nề đã kết nối anh với người đàn ông này. Anh nhớ lại sự dịu dàng
và tình yêu của mình dành cho Natasha và cảm nhận được cô ấy với sức mạnh lớn hơn. Anh không chỉ
tha thứ mà còn đem lòng yêu Anatole bằng tình yêu, tình anh em, yêu thương, thù hận, kẻ thù.
Andrey đã tha thứ cho Natasha và yêu cô bằng tình yêu thần thánh, thuần khiết mới mẻ ấy. Tình yêu trần
gian đã nhường chỗ cho tình yêu Cơ đốc. Trong một trận ốm, sau khi bị thương, người anh hùng phải đấu
tranh giữa sự sống và cái chết. Anh hiểu được cảm giác mới của mình - tình yêu, thứ mà Chúa đã rao
giảng trên trái đất và công chúa Marya đã dạy anh. Tình yêu là Chúa, có sự sống. Yêu mọi sự là yêu Chúa
trong mọi biểu hiện. Bolkonsky có thể hiểu được điều này bởi vì anh ấy đã yêu. Nỗi sợ hãi về cái chết đã
không còn nữa, vì cái chết bắt đầu có ý nghĩa đối với anh ta là sự trở về của một hạt tình yêu với nguồn
vĩnh cửu.
Vượt qua con đường cuộc đời không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi muôn thuở, không
ngừng hoàn thiện bản thân, Andrei Bolkonsky đã đạt đến đỉnh cao nhất của sự phát triển của mình.
L.N. Tolstoy không chỉ được biết đến như một nhà văn thiên tài mà còn là một nhà tâm lý học sâu sắc và
tinh tế đến kinh ngạc. Roman L.N. Tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình" của Tolstoy đã mở một phòng
trưng bày những hình ảnh bất hủ ra thế giới. Nhờ sự khéo léo tinh tế của nhà văn - nhà tâm lý học, chúng
ta có thể thâm nhập vào thế giới nội tâm phức tạp của các anh hùng, học được phép biện chứng của tâm
hồn con người.
Phương tiện miêu tả tâm lý chính trong Chiến tranh và Hòa bình là độc thoại nội tâm và chân dung tâm
lý.
Hình ảnh của Pierre Bezukhov là một trong những hình ảnh quan trọng nhất trong cuốn tiểu thuyết. Tác
giả giới thiệu cho chúng ta người hùng của anh ấy đã có từ những trang đầu tiên của tác phẩm, trong tiệm
làm đẹp của Anna Pavlovna Scherer. Người đương thời ghi nhận một điểm tương đồng đáng chú ý giữa
nhân vật và tác giả. Quả thực, Pierre Bezukhov thể hiện nhiều tâm tư ấp ủ của nhà văn. Nhưng không nên
xác định chúng trong mọi thứ.
Hình ảnh của Pierre Bezukhov, giống như hình ảnh của Natasha Rostova và Andrei Bolkonsky, được đưa
ra trong sự năng động, tức là, trong sự phát triển không ngừng. Leo Tolstoy tập trung vào sự chân thành,
tính cả tin trẻ con, lòng tốt và sự thuần khiết trong suy nghĩ của người anh hùng của mình. Pierre sẵn lòng
và thậm chí vui vẻ tuân theo ý muốn của người khác, ngây thơ tin vào lòng nhân từ của người khác. Anh
trở thành nạn nhân của Hoàng tử Vasily tham lam và là con mồi dễ dàng cho những Masons xảo quyệt,
những kẻ cũng không thờ ơ với tình trạng của anh. Tolstoy lưu ý: vâng lời "đối với ông thậm chí không
phải là một đức tính tốt, mà là hạnh phúc."
Một trong những ảo tưởng đạo đức của chàng trai trẻ Bezukhov là nhu cầu bắt chước Napoléon một cách
vô thức. Trong những chương đầu của cuốn tiểu thuyết, ông ngưỡng mộ "vĩ nhân", coi ông là người bảo
vệ các cuộc chinh phạt của cách mạng Pháp, sau đó vui mừng với vai trò là "ân nhân", và về lâu dài - một
"người giải phóng" của nông dân, vào năm 1812, ông muốn loại bỏ mọi người khỏi Napoléon,
"Antichrist". Mong muốn vượt lên trên mọi người, thậm chí bị sai khiến bởi những mục tiêu cao cả, luôn
dẫn anh ta đến một ngõ cụt tinh thần. Theo Tolstoy, cả sự phục tùng mù quáng theo ý muốn của người
khác và sự tự phụ đau đớn đều không thể chấp nhận được: trung tâm của cả hai là một cái nhìn vô luân
về cuộc sống, công nhận một số người có quyền ra lệnh, và những người khác - nghĩa vụ phải tuân theo.
Pierre trẻ tuổi là đại diện cho tầng lớp quý tộc trí thức của nước Nga, vốn coi thường sự “gần gũi” và
“hiểu chuyện”. Tolstoy nhấn mạnh "sự tự lừa dối quang học" của người anh hùng, xa lánh cuộc sống đời
thường: trong cái bình thường, ông không thể xem xét cái vĩ đại và cái vô hạn, ông chỉ thấy "một giới
hạn, vụn vặt, hàng ngày, vô nghĩa." Cái nhìn sâu sắc về tinh thần của Pierre là sự thấu hiểu giá trị của một
cuộc sống bình thường, "không anh hùng". Trải qua sự giam cầm, tủi nhục, nhìn thấy khía cạnh sâu thẳm
của quan hệ con người và tinh thần cao đẹp ở người nông dân Nga bình thường Platon Karataev, ông nhận
ra rằng hạnh phúc nằm ở chính con người đó, ở “sự thỏa mãn nhu cầu”. “… Anh ấy học cách nhìn thấy
cái vĩ đại, cái vĩnh cửu và cái vô hạn trong mọi thứ, và do đó… anh ấy ném vào đó cái ống mà anh ấy vẫn
đang nhìn qua đầu mọi người,” Tolstoy nhấn mạnh.
Ở mọi giai đoạn phát triển tinh thần của mình, Pierre đau đớn giải quyết những câu hỏi triết học “không
thể loại bỏ”. Đây là những câu hỏi đơn giản nhất và khó tan biến nhất: “Có chuyện gì vậy? Cái gì tốt? Cái
gì nên yêu, cái gì nên ghét? Tại sao phải sống, và tôi là gì? Sống là gì, chết là gì? Sức mạnh điều khiển
mọi thứ là gì? " Cường độ của nhiệm vụ đạo đức tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng. Pierre thường cảm
thấy "ghê tởm mọi thứ xung quanh mình", mọi thứ ở bản thân và con người đối với anh dường như "bối
rối, vô nghĩa và kinh tởm." Nhưng sau những cơn tuyệt vọng bạo lực, Pierre lại nhìn thế giới qua con mắt
của một người đàn ông hạnh phúc, người đã hiểu được sự đơn giản khôn ngoan trong quan hệ giữa con
người với nhau.
Trong khi bị giam cầm, lần đầu tiên Pierre cảm thấy một cảm giác hòa nhập hoàn toàn với thế giới: "và
tất cả những điều này là của tôi, và tất cả những điều này là ở tôi, và tất cả những điều này là tôi." Anh ta
tiếp tục cảm thấy sự giác ngộ vui vẻ ngay cả sau khi giải phóng - toàn bộ vũ trụ đối với anh ta dường như
hợp lý và "thoải mái". Tolstoy lưu ý: "bây giờ anh ấy không thực hiện bất kỳ kế hoạch nào ...", "không
thể có mục tiêu, bởi vì anh ấy bây giờ có niềm tin - không phải niềm tin vào lời nói, quy tắc và suy nghĩ,
mà là niềm tin vào một Chúa sống động, luôn hữu hình."
Tolstoy lập luận rằng miễn là một người còn sống, người đó sẽ đi theo con đường của những thất vọng,
được và mất mới. Điều này cũng áp dụng cho Pierre Bezukhov. Những giai đoạn ảo tưởng và thất vọng
thay thế cho sự giác ngộ tâm linh không phải là sự suy thoái đạo đức của anh hùng, sự trở lại của anh
hùng với mức độ tự nhận thức đạo đức thấp hơn. Sự phát triển tâm linh của Pierre là một vòng xoáy phức
tạp, mỗi vòng mới đưa người anh hùng lên một tầm cao mới về tinh thần.
Trong phần kết của cuốn tiểu thuyết, Tolstoy không chỉ giới thiệu với độc giả về một Pierre “mới”, người
tin chắc vào lẽ phải đạo đức của mình, mà còn vạch ra một trong những con đường có thể có của sự vận
động đạo đức của ông gắn với kỷ nguyên mới và hoàn cảnh mới của cuộc sống.
5.3. Nhân vật công tước Andrey và Nhân vật Natasha
Đây là hai nhân vật trung tâm theo diễn tiến của cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”. Nói đến hai
nhân vật này, trước hết, ta cần tìm hiểu đường tới chân lí của công tước Andrey xuất phát từ cái “tôi” của
trí tuệ kiểu hãnh.
Với trí tuệ sắc sảo của mình, với lòng tự tôn dòng tộc, Andrey thấu hiểu cuộc sống tù đọng, giả dối của
xã hội thượng lưu và đặt mình lên cao hơn nó. Coi Napoléon là thần tượng, ấp ủ trong mình “giấc mộng
Tulon", Andrey tham gia vào cuộc chiến tranh 1805 để tìm kiếm “vinh quang”. Vinh quang, đối với
Andrey, “cũng là tình yêu thương đối với người khác, mong muốn làm cho họ điều gì đó, mong được họ
ngợi khen”. Khát vọng lập chiến công hòa vào ý thức về sứ mệnh của mình trong một thế giới phải đánh
giá đúng công lao của mình. Trải nghiệm trận đầu Schengraben, Andrey đặc biệt suy tư khi thấy viên đại
úy Tushin bình dị, quả cảm lập chiến công, nhưng không những không được tuyên dương, mà thiếu chút
nữa là còn phải chịu kỉ luật, phải chấp nhận oan ức chỉ vì không muốn sự thanh minh của mình có thể làm
ảnh hưởng đến người khác. Lần đầu tiên Andrey hiểu ra rằng có thể có những chiến công thầm lặng chẳng
bao giờ được vinh danh.
Trước trận Austerlitz, tất cả sự nhộn nhạo của quân đội không còn giữ được kỉ cương, việc bất đắc dĩ phải
cứu một người phụ nữ khỏi sự chèn ép của một sĩ quan và cả việc Kutuzov ngủ gật bởi tin rằng trận chiến
sẽ thua ... tất cả như một thứ “văn xuôi với sự bệ rạc của nó” mâu thuẫn với ước vọng vinh quang bay
bổng và trừu tượng của Andrey, song anh vẫn cố gắng tin rằng ý chí cá nhân của mình có thể sẽ xoay
chuyển được cục diện trận chiến. Khi trận chiến diễn ra và lâm vào tình trạng khủng hoảng, tay nắm chặt
cán cờ, kêu gọi binh lính xung phong, Andrey xông xáo, gấp gáp “chạy” tới ước vọng vinh quang của
mình rồi trúng đạn, ngã xuống và ngất đi. Khi Andrey tỉnh dậy: "Ở phía trên bầu trời cao, không quan
đăng lãm, nhưng vẫn cao vòi vọi, với những đám mây xám lặng là trườn trên đó”. Tất cả sự nhộn nhạo
của trận chiến được thay thế bằng sự tĩnh lặng của bầu trời mà Andrey thâm gọi là “bầu trời cao, công
bằng và nhân hậu”. “Im lặng quá, yên tĩnh và trang trọng quá, hoàn toàn giống như khi người pháo binh
và tên lính Pháp giăng có nhau chiếc giống như khi chúng ta chạy, la hét và bắn giết nhau, hoàn toàn
không trên bầu trời cao rộng, mênh mông kia hoàn toàn không giống như thế. gậy thông nòng, mặt mày
giận dữ và hoảng sợ, – những đám mây trườn Sao ta trước đây chưa từng thấy cái bầu trời cao vòi vọi
này? Và thật hạnh phúc là cuối cùng ta cũng biết đến nó. Phải! Mọi thứ đều vô nghĩa, đều là giả dối, ngoài
bầu trời cao vô tận này”. Cái nhộn nhạo nhân tạo, giả dối của thế gian tương phản với sự tĩnh lặng tự
nhiên chân thực của chân lí vĩnh hằng.
Khi đi duyệt lại chiến tuyến, thấy Andrey ngã xuống trong tư thế xung phong, tưởng anh đã hi sinh,
Napoléon cất lời khen ngợi: “Thật là một cái chết đẹp!”. Lời nói của Napoléon vọng vào tâm trí Andrey
đang dần tỉnh lại. Song lời khen ấy không đủ sức chiến thắng ý thức về bầu trời lúc trước của Andrey.
Tinh lại, trước hết anh đưa mắt tìm bầu trời và chỉ thật sự yên tâm khi thấy lại nó. Lúc đó những lời nói
của Napoléon vọng đến tai anh nghe chỉ “vo ve như tiếng ruồi”. Thần của vinh quang cá nhân sụp đổ
trước chân lí vĩnh hằng. Bầu trời Austerlitz trở thành biểu tượng đánh dấu bước trưởng thành về nhận
thức của Andrey.
Sau khi bị bắt làm tù binh và được trao trả, công tước Andrey về nhà trong đêm mưa gió, khi “công tước
phu nhân nhỏ bé” trở dạ, sinh con, rồi băng huyết mà qua đời. Bồng thằng con trên tay, đọc được lời trách
móc trên gương mặt của người vợ từng bị anh đối xử trịch thượng, Andrey ân hận tự nhủ sẽ bó hẹp cuộc
sống của mình chỉ trong gia đình và trang trại. Ý thức mới và tình cảm với người thân phần nào đổi thay
gương mặt Andrey, làm cho nó “mềm đi một cách kì lạ”. Song Andrey sinh ra không phải để sống cuộc
sống chật hẹp như vậy. Tolstoy ghi nhận ánh nhìn của anh trong thời gian này trở nên “lụi tắt, chết chóc”,
còn nụ cười thì “tư lự, đau khổ”.
Andrey cứ chìm trong những cảm xúc tiêu cực như thế, chỉ khi sau cuộc gặp gỡ với Pierre - “bước đầu
cho một cuộc sống mới mà của công tước Andrey” – và đặc biệt hơn cả là cuộc gặp gỡ với Natasha và
đêm trăng tại phải vô tình, sự kiện ấy được Tolstoy bao bọc bởi hai lần gặp gỡ của trang trại Otradnoye
mới thực sự hồi sinh tâm hồn cho Andrey. Không Andrey với cánh rừng bạch dương có cây sồi già. Bóng
dáng “cô thiếu nữ mắt đen, tóc đen, vóc người mảnh dẻ lạ lùng, mặc chiếc áo dài bằng vải hoa vàng, đầu
chít một tấm khăn mùi soa trắng để tuột ra ngoài mà món tóc rối” tươi vui trong “nắng trời rực rỡ”, rồi
cảnh đêm trăng với tiếng nói ước vọng của người con gái muốn bay lên trời cùng ánh trăng xuân... tất cả
khơi dậy khát khao hòa nhập mà Andrey cố gắng trấn áp ở trong lòng mình mà không được. Đi ngang
qua cánh rừng bạch dương hôm trước, Andrey đưa mắt tìm mãi mới thấy cây sồi như “quái vật giả nua
cau có và khinh khinh đứng giữa đám bạch dương tươi cười” lúc trước “bây giờ đã đổi mới hẳn, toả rộng
thành một vòm lá sum suê thẩm màu, đang như say sưa ngất ngây, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều..
Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những đám lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài”. Phong cảnh
thiên nhiên trong Chiến tranh và hòa bình không chỉ thể hiện tâm trạng nhân vật, nó còn là lời nhắc nhủ
nhân vật về quy luật tồn tại của bản thể cuộc đời luôn sống động và tươi xanh. “Không, cuộc đời chưa
chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt, công tước Andrey đột nhiên nghĩ thầm, (...) Phải làm sao cho mọi người
đều biết rõ ta, sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ vì minh ta, sao cho họ dùng sông cách
biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người
chung sống cùng ta!”. Từ ý thức sống “vi người khác” đến ý thức “mọi người chung sống cùng ta" là cả
một chặng đường nhận thức. Nhận thức mới về cuộc sống ấy trực tiếp dẫn đến việc Andrey đính hôn với
Natasha, đồng thời đưa anh đến quyết định tham gia vào Ủy ban cải cách của Speransky. Natasha Rostova
trong Chiến tranh và hòa bình là hiện thân cho về đẹp sống động của tâm hồn Nga. Ngay từ lần đầu tiên
xuất hiện trong tác phẩm khi chạy ùa vào phòng như một luồng ánh sáng, Natasha đã bộc lộ sức quyến rũ
đặc biệt của một “cô bé không đẹp, nhưng lanh lợi", tràn đầy sinh lực, hồn nhiên, bộc trực “như thuốc
súng”, luôn sống hết mình với từng khoảnh khắc cuộc đời. Đối chiếu ánh mắt, nụ cười, khuôn mặt luôn
biến đổi thể hiện những sắc thái tình cảm phong phủ, sống động khác nhau của Natasha với hình thể, “nụ
cười đẹp đến đơn điệu” của Elen, Tolstoy khẳng định quan niệm được phát biểu qua lời nhân vật Nikolai
Rostov: “Người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà đẹp vì đáng yêu". Natasha “không đẹp”, cũng “chả lấy
gì làm thông minh”, song cô gái lại có một tâm hồn sống động “hiếm có”, một “tâm hồn say sưa, chân
thành, cởi mở, cái tâm hồn dường như bị thể xác trói buộc” như công tước Andrey nhận xét.
Tolstoy nhấn mạnh tinh thần cội nguồn ở Natasha Rostova. Tại trang trại của ông chú một nhà quý tộc
trại ấp gần gũi với nhân dân, Natasha đã hào hứng với một vũ điệu được đàn và hát lên “như trong dân
gian”. Bằng “tinh thần và phong cách Nga không sao bắt chước được, không sao phân tích nổi”, cô thả
mình vào vũ điệu ấy như một cô gái nông dân, cảm nhận và “hiểu được tất cả những gì trong tâm hồn
Anisya, trong tâm hồn của ông bố Anisya của bà dì và của mẹ bà ta, trong tâm hồn của mọi người Nga”.
Natasha nhạy cảm đặc biệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nghệ thuật, con người: “bao giờ cô cũng thấy và
nhận biết được mọi thứ”. Người kể chuyện cũng phải ngạc nhiên thán phục khả năng cảm nhận trực giác
của mình, Natasha có khả năng cảm hiểu một cách sâu sắc và bắt và thâu nhận mọi ân tượng phong phú
nhất của cuộc đời ấy? Bằng của cô: “Điều gì xảy ra trong tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm khát khao năm tinh
tế tâm hồn của những người cô có dịp tiếp xúc, khơi dậy ở họ những tình cảm chân thành, thuần khiết
nhất. Cô không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời của Andrey và Pierre, mà còn luôn đem lại niêm
vui sống, nguồn động viên đối với hầu hết những người xung quanh.
“Bản chất căn bản của đời Natasha là tình thương yêu”. Đó là tình thương yêu thiên về trực cảm, nó tự
do và không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc của lí trí. Tình thương yêu như vậy có những điểm “thái
quá” của nó. Trước đó, mẹ Natasha từng linh cảm: “trong Natasha có một cái gì thái quá, và vì cái đó
Natasha sẽ khổ”. Như một đứa trẻ, Natasha yêu Andrey, song cô không thể chịu đựng được một năm ước
hẹn xa cách với anh. Lúc đó cô cần có anh ngay lập tức, “ở đây và bây giờ”, nhưng không có anh, cô gái
non nớt, thiếu kinh nghiệm, lần đầu bước chân vào những vũ hội, những phòng khách lớn của xã hội
thượng lưu, “không thể hiểu nổi cả điều gì đã xảy ra với cô, cả những điều cô cảm nhận được. Tất cả
trong hình dung của cô thật tối tăm, mù mịt và khủng khiếp”. Cô chịu ảnh hưởng của Elen, bị Anatol
quyến rũ, rồi chút nữa đã cùng anh ta bỏ trốn nếu không bị gia đình ngăn chặn. Tolstoy không lí tưởng
hóa nữ nhân vật của mình, nhân vật của ông “không được bảo hiểm trước sự sa ngã”. Đối với nhà văn,
cái quan trọng không phải là không mắc sai lầm, quan trọng là sau khi ý thức được sai lầm, biết đứng dậy
mà đi tiếp những bước vững vàng hơn. Sau chuyện làm lạc với Anatol, Natasha vẫn “tin rằng mình có thể
sửa chữa sai lầm và sống cuộc đời mới trong sạch và có hạnh phúc”. Song hạnh phúc như vậy chưa thể
đến ngay được với cô.
Không phải vô tình, Tolstoy tuyên bố đoạn viết về chuyện lầm lạc của Natasha với Anatol là “nút thắt”
của tác phẩm. Chính sau biến cố này, các nhân vật trung tâm đạt tới đỉnh điểm khủng hoảng tinh thần đòi
hỏi phải được giải quyết một cách bức thiết. Sau thời gian xa cách, trở về, Andrey đã không đủ sức tha
thứ cho Natasha, anh định truy tìm Anatol để trị tội hắn. Thất vọng trong tình yêu, Andrey cũng thất vọng
về nhân cách của Speransky trong Ủy ban cải cách xã hội: hành động “vì người khác” của ông ta thực
chất đều là “đắc thăng đứng trên người. khác” là “cái chết của tâm hồn”. Andrey cảm thấy “đường như
vòm trời. vô tận, tít tắp vốn vòi vọi trên anh giờ biển thành một cái lồng úp, thấp. cứng ngắc, thật rõ ràng
và chăng còn gì là vĩnh hằng, bị ăn, ép sát lên đầu anh bức bối”. Lúc này, Pierre cũng đã thất vọng và từ
bỏ hội Tam điểm khi nhận ra rằng phần lớn hội viên của hội chỉ dừng ở lời nói, mà không chủ trương tích
cực cải biến cuộc sống bằng hành động. Trong khi chạy đi chạy lại giữa Andrey và Natasha với mục đích
hòa giải hai người, Pierre ý thức được lòng ngưỡng mộ, tình thương, sự cảm thông Với Natasha đang dần
chuyển hóa thành tình yêu lấn át các câu hỏi trừu tượng trong đầu anh một cách trở trên.
Chiến tranh vệ quốc 1812, một mặt, là biến cố ứng với định điểm khủng hoảng tinh thần của mỗi cá nhân
và cộng đồng, mặt khác, lại chính là sự kiện giải quyết tất cả trạng thái khủng hoảng, giải tòa tỉnh thần
cho các nhân vật, hướng tới thống nhất cộng đồng.
Chiến tranh bắt đầu, Andrey xung phong từ Bộ Tham mưu xuống trực tiếp chỉ huy một trung đoàn. Thực
tế cuộc chiến và tinh thần đoàn kết toàn dân đem tới cho Andrey một nhận thức mới. Anh bắt đầu quan
tâm đến cuộc sống của người khác hơn: từ “những cô bé” hái mận cho đến đám binh lính mà anh gọi là
“anh em”... Đối với Andrey, “mọi người” bây giờ không chỉ “sống cùng ta” mà
còn có quyền tồn tại bên ngoài ý chí của ta, đòi hỏi ta phải biết quan tâm đến họ. Khả năng hòa đồng với
binh sĩ của đại úy Timokhin được Andrey ý thức như một tấm gương phải nói theo, anh tự hào khi trong
trung đoàn người ta trìu mến gọi anh là “công tước của chúng ta”. Trả lời câu hỏi của Pierre, thắng lợi
của cuộc chiến phụ thuộc vào cái gì, Andrey đáp: “Vào cái tinh thần ở trong tôi, ở trong ông này. ở mỗi
người lính”. chàng chỉ Timokhin Trong trận Borodino, Andrey bị thương thực sự như một người anh hùng
(theo cách hiểu của Tolstoy) khi đang chỉ huy một đơn vị dự phòng kiên nhẫn chờ đến lượt mình góp sức
vào trận chiến. Trong trạm quân y, lần đầu tiên công tước Andrey nhìn vào những bộ phận thân thể bê bết
máu của những | “thứ thịt làm mồi cho đại bác” — mà không thấy ghê tởm như khi anh chứng kiến cảnh
binh lính trần truồng chen chúc tăm trong dầm nước đục ngầu trước trận chiến Không những thế, anh còn
có thể xót thương cho kẻ tình địch của mình dây không chỉ ân hận vì đã không đủ sức tha thứ cho Natasha,
mà còn là Anatol cũng bị thương đang ở giường bên rên la đau đớn. Andrey gia buồn nhớ nụ cười, ánh
mắt của nàng. Tâm hồn anh, như Pierre sau này nhận xét, "đã dịu lại”. Đó cũng chính là lúc Natasha, cảm
nhận sâu sắc tình thần "tất cả nhất tề, không phân biệt đẳng cấp, hận thù, mà đoàn kết với nhau trong tình
anh em!", kiên quyết nhường đoàn xe của gia đình để chở thương binh, và do vậy mà cô được gặp lại
Andrey. Hạnh phúc lớn lao đối với Andrey là cuối cùng, trước lúc qua đời, anh cũng được gặp lại Natasha
để không phải là tha thứ cho cô, mà là cầu xin cô tha thứ. Những phút giây cuối cùng của Andrey được
anh ý thức như một sự thức tỉnh; “Phải, đó chính là cái chết. Ta đã chết – ta đã tỉnh dậy. Phải, cải chết là
một sự thức tỉnh!". Andrey ngộ ra rằng: “Tình yêu là cuộc sống. (...) Tình yêu là Thượng đế và chết đi
nghĩa là ta, một phần nhỏ của tình yêu, trở về với ngọn nguồn chung, vĩnh cửu”. Xuất phát từ trí tuệ kiêu
hãnh, Andrey vận động đến với tình yêu thương không phân biệt đẳng cấp, chiến tuyến và sự sẻ chia “máu
thịt” với những người "anh em" trong cộng đồng thế giới con người. Công tước Andrey kết thúc cuộc
sống này để phục sinh trong một cuộc sống khác trong hình bóng và ý thức của cậu bé Nikolenka, con
trai anh, ở cuối tác phẩm.

6. Bài thơ Thư gửi mẹ của S.Esenin.


TỔNG QUAN:
- Người mẹ già nua khoác áo choàng cũ kĩ → hình ảnh nước Nga suy tàn, khốn khó.
- Hình ảnh niềm tin – chỗ dựa của Esenin muốn hướng tới – Ánh hào quang của Chúa
- Viết thư chứa đựng cảm xúc, trăn trở của cả mẹ và con.
- Câu hỏi: dãi bày cuộc sống lo toan, vất vả của mẹ; biện minh cho tất cả những gì mẹ đã từng nghe
về mình.
 Hướng tới niềm tin: mẹ là chỗ dựa tinh thần, mẹ là Chúa cứu thế, soi sáng tâm hồn, vượt thoát
khỏi thực tại đen tối (Trong một giai đoạn bế tắc nghiêm trọng tới mức suýt tự tử, Yesenin
nhận được thư nhà. Nhờ thế, ông bỗng qua cơn hoảng loạn rồi xuất thần sáng tác thi phẩm Thư
mẹ gửi)
MỞ BÀI: Nước Nga với phong cảnh thiên nhiên quê hương tuyệt đẹp, với những người thân yêu ruột
thịt, với những “ngôi nhà gỗ vàng óng” và những con gà trống, những chú bò vàng luôn luôn là nguồn
cảm hứng ko bao giờ cạn trong hồn thơ trữ tình tươi mát của Esenin. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm
nhất, tạo nên những rung động trữ tình đằm thắm nhất trong sáng tác của nhà thơ vẫn là hình ảnh bà
mẹ quê hương.
Hiếm có ai làm nhiều thơ về mẹ như Esenin. Có thể nói, hình ảnh bà mẹ vấn vương, toả sáng suốt
con đường thơ của ông, từ lúc mới bước vào làng thơ cho đến khi nổi tiếng rồi từ giã cõi đời. Song
nổi tiếng nhất vẫn là Thư gửi mẹ (1924). Bài thơ từng được xem là một kiệt tác trữ tình của thơ ca
Nga. Thông qua bài thơ, Esenin đã sáng tạo nên một hình tượng bà mẹ vô cùng đặc sắc, đứng vào
hàng những hình tượng đã thể hiện rực rỡ một trong những vẻ đẹp thiêng liêng nhất của tình cảm con
người – đó là tình mẫu tử.
THÂN BÀI:
Bài thơ được viết theo hình thức một bức thư (Thư gửi mẹ”). Đã là thư thì ít nhiều phải tuân theo
khuôn mẫu. Cho nên, mở đầu thư thường là lời trao đổi tin tức: về sức khỏe; về tình hình sinh hoạt,
làm ăn; về niềm vui, nỗi buồn hay những điều gì đó tương tự. Vậy mà bài thơ có lối mở đầu thật lạ –
mở đầu bằng tin về sự sống chết:
Mẹ có còn sống chăng thưa mẹ?
Con cũng còn sống đây. Xin chào mẹ của con!
Sự nhấn mạnh “con cũng còn sống đây” ở câu thơ thứ hai không chỉ biểu hiện niềm quan tâm cháy
bỏng của người con đối với sự sống của người mẹ mà còn hé lộ một điều gì đó bất thường xảy ra trong
cuộc sống của cả người mẹ lẫn người con. Hai câu thơ nén chặt trong cuộc sống của cả người mẹ lẫn
người con, nén chặt những dự cảm căng thẳng, âu lo.
Lời hỏi thăm báo tin đã lạ. Lời chúc ở hai câu thơ tiếp lại càng lạ hơn: Ánh sáng diệu kì vào lúc
chiều hôm
Ánh sáng diệu kỳ vào lúc chiều hôm
Xin cứ toả trên mái nhà của mẹ.
Câu thơ lấp lánh những hình ảnh, lung linh ánh sáng, màu sắc. Dường như trước ta đang hiện ra
một bức tranh phong cảnh đơn sơ mà gợi cảm. Một “mái nhà gỗ” kiểu Nga thân thương, bình dị, đang
đắm mình trong “ánh sáng diệu kì của buổi chiều hôm”. Bức tranh – thơ gợi cảm giác về một thế giới
êm ả thanh bình. Tuổi thơ của anh – con trai của mẹ, đã từng đi trong thế giới ấy. Nhưng giờ đây “ánh
sáng kì diệu” từ trong sâu thẳm của tâm tưởng, anh cầu mong, nguyện ước không chỉ sự bình yên cho
mẹ mà là sự bình yên vĩnh cửu cho tất cả những gì hợp thành nên thế giới ấy, thế giới của mẹ gắn liền
với thế giới tuổi thơ của anh. Còn gì đẹp hơn, chân thành hơn, kì diệu hơn lời cầu chúc ấy.
Nếu khổ thơ đầu bộc lộ nỗi lo lắng đến cháy lòng của người con trai thì hai khổ thơ tiếp theo lại
tập trung thể hiện “nỗi lo âu quá đỗi” của mẹ:
Người ta viết cho con, rằng mẹ
Phiền muộn lo âu quá đỗi vì con
Rằng mẹ thường đi đi lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát

Trong bóng tối chiều hôm xanh ngắt


Mẹ mãi hình dung chỉ một cảnh hãi hùng
Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
Giữa quán rượu ồn ào loạn đả.
Hình ảnh người mẹ được gợi lên thấp thoáng ở khổ thơ đầu, giờ đây đã dần hiện ra rõ nét hơn. Ta
chợt hiểu, điều khiến người con lo lắng ở đây chính là sự “quá đỗi” trong nỗi lo âu buồn phiền của
mẹ. Đọng lại trong tâm trí người con là cảnh tượng một mẹ già đang ngày đêm trông ngóng. Câu thơ
“Rằng mẹ thường đi đi lại lại trên đường” diễn tả một tâm trạng bồn chồn, lo âu khắc khoải. Chi tiết
“tấm áo choàng xưa cũ nát” như nhấn mạnh cái nghèo của mẹ - mẹ đã già lại nghèo! Màu “xanh ngắt”
của bóng tối chiều hôm gợi một không gian, thời gian vời vợi, hoàng hôn buông, bóng mẹ nhoà dần
trong đêm tối. Ở nơi đây, từ phương trời xa xôi này mẹ như vẫn nghe thấy rất rõ “sự ồn ào”, “loạn đà”
nơi quán rượu mà con mẹ đang lâm vào. Một “cảnh tượng hãi hùng” ám ảnh tâm tư mẹ: “Có kẻ nào
đâm trúng tim con”. “Đâm trúng tim con” hay “đâm trúng tim mẹ”? Câu thơ truyền một cảm giác nhói
buốt. Mẹ đang lo âu tưởng chừng đến chết. Lo âu, đó là tâm trạng điển hình của biết bao bà mẹ. Và
sự lo âu đó cũng chính là biểu hiện cao nhất của lòng mẹ nghèo thương con. Esenin đã nắm bắt và thể
hiện chính xác tâm trạng đó.
Thấu hiểu nỗi lo âu của mẹ, người con trai kịp thời viết thư an ủi và bày tỏ tâm tư, tình cảm của
mình. Những an ủi như thế nào? Làm thế nào để mẹ yên lòng? Chân thành và khéo léo, trước hết anh
dịu dàng trách mẹ:
Mẹ thân yêu! Xin mẹ cứ yên lòng
Đó chỉ là con nặng nề mộng mị
Con có đâu be bét rượu chè
Đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ.
Và khẳng định:
Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng
Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước
Sớm thoát khỏi nỗi buồn đau trĩu nặng
Để trở về với mái nhà xưa.
Rồi hứa hẹn, cầu xin:
Con sẽ về khi vào độ xuân sang
Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc
Chỉ có điều, mẹ nhé, mỗi ban mai
Đừng gọi con như tám năm về trước.

Đừng thức dậy những ước mơ đã mất


Đừng gợi chi những mộng đẹp không thành
Đời con nay đã thấm nỗi nhọc nhằn
Đã sớm chịu bao điều mất mát.

Cũng đừng dạy con nguyện cầu. Vô ích!


Với cái cũ xưa, không quay lại làm chi
Qua những lời an ủi trên, ta bắt gặp ỏ đây giọng của một người con trai đã trưởng thành, từng trải.
Anh đã từng trải qua một cuộc sống đầy những “cảnh hãi hùng”, những “cơn nặng nề mộng mị”,
những nỗi buồn đau trĩu nặng”, những “sự nhọc nhằn”, những “điều mất mát”. Thậm chí, có những
lúc anh đã lao vào “rượu chè”, tuy chưa đến mức “be bét” để “đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ”.
Đây là chi tiết có tính tự thuật. Esenin đã từng có thời bị ma men ám ảnh. Đã có lúc, nhà thơ nhìn cuộc
đời như một quán rượu (có thể thấy điều đó qua nhan đề tập thơ Moskva – Quản rượu). Chi tiết này
hé mở một sự thật, anh có giấu nhưng không giấu nổi. Đó là sự bế tắc trong cuộc sống hiện tại của
anh. Một mặt, anh mong muốn khao khát “trở về” với “mái nhà xưa”, “mảnh vườn” xưa. Nhưng mặt
khác, anh cũng chua xót nhận thấy niềm khát khao ấy là điều không thể (“Với cái cũ xưa đã khép lại
rồi”). Những lời cầu xin lặp đi, lặp lại ("đừng gọi con...; đừng thức dậy.... đừng gợi chi...; cũng đừng
dạy con”...) diễn tả một nỗi thất vọng chua xót, cay đắng tràn ngập trong tâm hồn người con.
Nhưng chính vào những lúc buồn đau tuyệt vọng nhất, mẹ đã ở bên anh. Ý thơ bỗng chuyển đổi
bất ngờ. Hình ảnh mẹ toả sáng, thăng hoa:
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kỳ.
Chỉ mình mẹ, giúp đời con vững bước.
Song thực ra, mẹ luôn trong anh, có mặt trong suốt đường đời của anh. Mẹ là người ngăn anh trước
những sự sa ngã “be bét rượu chè”. Mẹ là “mái nhà” che chở những lúc anh “buồn đau trĩu nặng”. Mẹ
là “mảnh vườn” xưa toả bóng mát tâm hồn anh. Mẹ không chỉ là người chăm từng giấc ngủ mà còn là
người “thức dậy những giấc mơ”, “gợi lên những mộng đẹp”, dạy cả bây giờ, khi anh đã trưởng thành;
đã từng trải, đã va vấp, lầm lạc, sa ngã, mẹ vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc của anh. Cụm từ
“chỉ mẹ là”, “chỉ mình mẹ” được láy lại như khẳng định mẹ là người duy nhất đem lại “nguồn vui”,
“giúp đời con vững bước”. Đây là điều đã được anh trải nghiệm qua bao tháng năm “nhọc nhằn”, “mất
mát”. Hình ảnh “ánh sáng diệu kì” được vận dụng ở khổ thơ này mang một ý nghĩa biểu tượng to lớn.
Đó là ánh sáng của tình yêu thương thiêng liêng, vĩnh cửu, của những điều tốt đẹp nhất trên đời. Với
biểu tượng này, Esenin đã nâng Mẹ lên ngang hàng với Tạo Hóa – Đức Mẹ. ?
Khổ thơ cuối láy lại ý thơ ban đầu, nhưng lại được thể hiện dưới hình thức lời cầu mong, tạo nên
một kết cấu vòng tròn đặc sắc rất gần gũi với thơ ca dân gian, đồng thời cũng rất phù hợp với hình
thức của một bức thư:
Hãy quên đi những lo âu, mẹ nhé!
Đừng buồn phiền quà đỗi vì con
Mẹ chớ đi đi lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.
Kiểu câu cầu khiến (cầu mong, cầu chúc, cầu xin) được sử dụng khá nhiều trong bài thơ. Ngay
việc sử dụng nhiều câu kiểu này cũng đủ thấy lòng kính yêu chân thành, tha thiết vô hạn của người
con. Hình ảnh người mẹ “đi đi lại lại trên đường, khoác tấm áo choàng xưa cũ nát” được lặp lại ở hai
câu cuối như tạc vào tâm khảm người con, tâm trí của người đọc. Kết thúc như thế nghĩa là không có
kết thúc. Sống mãi trong ta là hình ảnh một bà mẹ nông dân Nga nghèo nhưng sức mạnh tình yêu
thương của mẹ thì mênh mông, bao la vô hạn.
NGHỆ THUẬT:
- Toàn bài thơ toát lên vẻ giản dị. Tác giả đã vận dụng được một số yếu tố thơ ca dân gian khá nhuần
nhuyễn. Cách dùng từ ngữ sinh động, hình ảnh cụ thể để tăng thêm sự hấp dẫn cho bài thơ.
- Ngòi bút miêu tả của Esenin giống như ngòi bút của họa sĩ, ông biết phối hợp các màu sắc (xanh
ngắt, trắng) một cách hài hòa.
- Thơ ca của Esenin bình dị, trữ tình, thể hiện phong cách NT độc đáo của ông
7. Tóm lược quan niệm về tình yêu trong thơ Maiakovsky (lấy VD minh chứng).
MỞ BÀI: Đề tài tình yêu có một vị trí đặc biệt trong sáng tác của Maiakovsky. Không phải chỉ vì ông
viết nhiều tác phẩm về tình yêu. Mà hầu như trong tác phẩm của anh, bất kì đề tài gì, thể loại gì cũng
có ánh sáng và hơi thở của tình yêu. Anh "có thể không viết về tình yêu", nhưng anh không thể không
viết bằng tình yêu".
Tình yêu đôi lứa đối với Maiakovsky rất quan trọng và câu chuyện tình yêu ấy gắn liền với 1 giai
thoại – những lẵng hoa từ Maiacopsky. Gắn với Maiacopxki là gắn với những mối tình, đó có thể là
những mối tình đơn phương, đơn cử khi nhắc tới ông người ta nhớ tới những bức thư gửi cho người
phụ nữ ở Paris ông đã yêu lần đầu tiên khi sang Paris nhưng người phụ nữ ấy không yêu ông bởi ông
sinh ra trong một gia đình nghèo và thế giới của họ ko cùng chung tiếng nói bởi bà là một người phụ
nữ quý tộc. Tuy không được đền đáp nhưng Maiacopxki luôn tôn thờ người phụ nữ đó, tình yêu đó.
Chính vì thế năm 1921, khi được diễn thuyết ở Paris, nhận được nhuận bút lớn ông đã kí gửi số tiền
đó vào cửa hàng hoa đẹp nhất Paris để mỗi ngày người con gái ông yêu nhận được những bó hoa
tươi thắm, xinh đẹp nhất cho tới tận ngày ông mất, bà vẫn nhận được những đóa hoa xinh đẹp mỗi
ngày. Người phụ nữ ấy nói, chính trong những năm tháng chiến tranh, những bó hoa của Maiacopxki
đã cứu sống bà, cửa hàng hoa vẫn hàng ngày gứi tới bà những đóa hoa ¬=> sự thủy chung, yêu hết
mình của Maiacopxki
THÂN BÀI:
Đối với Maiakovsky, tình yêu không chỉ là cảm xúc mà còn là hành động. Chính vì thế mà
Maiakovsky đã đưa cho chúng ta một quan niệm về tình yêu:
- Tình yêu là cốt lõi của sự sống, nhưng không chỉ là tình cảm riêng tư mà còn là cảm hứng hành
động vì nhân loại.
VD: Bài thơ Lilychka – LiLy của tôi
Thay cho bức thư Thiếu tình yêu của em
thì anh
Khói thuốc làm cho đặc bầu không khí. không có biển
Căn phòng – mà trong tình em không được nghỉ ngơi.
cái đầu lâu nơi âm phủ. Mong yên lặng, đã mệt mỏi con voi –
Em còn nhớ uy nghiêm nằm trên cát bỏng.
bên cửa sổ này Thiếu tình yêu của em
lần đầu thì anh
Anh điên cuồng ve vuốt đôi bàn tay. không có mặt trời
Thế mà hôm nay ngồi đây mà anh không biết em ở đâu và em ở với ai.
con tim trơ như sắt đá. Giá mà em làm khổ nhà thơ nào như thế
Ngày nữa thì thi sĩ
em đuổi ra sẽ đổi em yêu lấy danh vọng và tiền
quở trách, biết đâu mà. còn anh
Trong phòng khách mờ tối không một tiếng vang nào vui sướng
bàn tay gãy run lên không xỏ được áo vào. ngoài tiếng vang của cái tên em.
Anh chạy ra mau Và anh sẽ không lao vào khoảng không
đem xác thân anh quăng ngoài đường phố. sẽ không uống vào thuốc độc
Vẻ hoang dã và cò súng vào thái dương không bóp.
và cuồng điên Trên người anh
tuyệt vọng đến vô cùng. thiếu cái nhìn của em
Điều này thì không cần không một lưỡi dao nào sắc được.
em yêu ạ Ngày mai đây em sẽ quên
em tốt quá rằng anh đã đăng quang tên em
em hãy cho anh từ giã bây giờ. rằng tâm hồn nở hoa bằng tình yêu anh đốt
Nhưng mà và hội hoá trang của những ngày khó nhọc
tình yêu của anh – sẽ làm rối lên những cuốn sách của anh…
một quả cân Những chiếc lá khô của những lời anh chăng
quả cân nặng treo trên đầu em đó sẽ bắt buộc anh dừng lại
dù em có chạy trốn xa gần. khao khát thở quá chừng?
Hãy cho anh tru lên trong tiếng kêu cuối cùng
nỗi đắng cay của những điều hờn giận. Xin em hãy cho anh
Nếu người ta bắt con bò làm việc nặng dù, bằng vẻ dịu dàng cuối cùng sẽ trải
thì nó bỏ đi bước chân đã đi khỏi của em*.
đắm mình trong nước lạnh.

- Cảm xúc phải gắn liền với hành động, chính vì thế mà thơ của Maiakovsky vượt trên cảm xúc
khi mà Maiakovsky hướng tới nhân loại, hướng tới con người xung quanh.
Tình yêu trong quan niệm của Maiacôpxki hoàn toàn vượt ra ngoài khuôn khổ "chăn gối, lứa đôi"
truyền thống. Nó giống như một hiện tượng thiên nhiên và rộng lớn như thiên nhiên:
Tình yêu mọc
sau Thái sơn lồng ngực,
lên cao hơn
cả rừng già mái tóc.
(Thư gửi đồng chí Kôxtrôp)
Tác động của tình yêu còn lớn hơn sự chinh phục một trái tim. Nó "lay động toàn thân", động viên
và phát huy toàn bộ tinh lực của con người. Nó là một sức sáng tạo vô tận:
Yêu nghĩa là:
chạy thốc vào sân

Yêu là đánh ghen
với Copecnich,
không đánh ghen,
với người tình địch,
gã làm chồng cô ả Mari.
Yêu là thi thổ sức tài. Và ở Maiacôpxki, sự thi thổ sức tài đã vượt hẳn ra ngoài khuôn khổ của
những thứ "ghen tuông thường tỉnh". Tình yêu chính là động lực sâu xa trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người.
"... Đối với tôi, - Maiacôpxki viết, - tình yêu có phải là tất cả không ? Là tất cả, nhưng phải hiểu
khác đi... Tình yêu là sự sống, là cái cốt yếu. Mọi sự xoay chuyển từ tình yêu, thơ ca cũng như sự
nghiệp và cũng như bao nhiêu điều khác. Tình yêu là trái tim của tất cả. Nếu như trái tim ngừng làm
việc thì tất cả những cái còn lại sẽ lịm chết, sẽ trở nên thừa, không cần thiết. Và nếu như không có
"hoạt động" này, tôi là một người chết" (Thư gửi Lili).
Theo quan niệm truyền thống, tình yêu chỉ là một tiếng nói của trái tim. Đối với Maiacôpxki, tình
yêu là cả trái tim và "cả người anh là tim". Hiểu như vậy, tình yêu là động lực của toàn bộ sáng tác
của anh.
Hiểu như vậy, trong thơ của Maiacôpxki, tình yêu hầu như đồng nhất với cách mạng Trong quan
niệm của anh, cách mạng đem lại tự do, hạnh phúc cho quần chúng, đồng thời trả lại tình yêu cho
người nghệ sĩ.
 KẾT LUẬN: Như vậy ta có thể thấy các nhân vật trữ tình của Mayakovsky bộc lộ một cách
kín đáo và chân thành những cảm xúc, kinh nghiệm của mình, nói về bản chất của tình yêu, về
điều mà theo quan điểm của ông và các mối quan hệ trong cuộc sống. Theo Mayakovsky, tình
yêu làm nảy sinh khát vọng sáng tạo không thể nguôi ngoai, kêu gọi hành động, đấu tranh,
đương đầu với mọi thứ cản trở hạnh phúc của con người; tình yêu làm cho một người mạnh
mẽ và hạnh phúc, tô đẹp cho thế giới. Tình yêu là cốt lõi của sự sống những không chỉ là tình
cảm riêng tư mà còn là cảm hứng hành động vì nhân loại, hướng tới con người xung quanh.
8. Quan niệm về tình yêu của A.Blok trong bài thơ Danh vọng, vinh quang, bao giá trị..., so sánh
với A.Pushkin?
Danh vọng, vinh quang, bao giá trị Ta đắm mình trong cốc rượu truy hoan
Ta đều quên đi trong cuộc đời Trước bàn thơ ta cầu em trở lại
Khi mặt em trong cái khung giản dị Ta giơ tay kêu gọi tuổi thanh xuân.
Trên bàn ta như một tấm gương soi
Nhưng vô ích em đi không ngoảnh lại
Nhưng đến lúc em ra đi mãi mãi Mặc ta cầu xin em chẳng đáp lời gì
Ta ném trong đêm chiếc nhẫn hứa hôn Vận chiếc áo choàng xanh lặng lẽ
Ta không muốn nghĩ đến hình em nữa Trong sương đêm em lủi thủi ra đi.
Một người kia xứng đáng với em hơn.
Ở nơi nào, nơi nào lý tưởng
Ngày tháng quay cuồng trong vòng hung ác Em gửi vào kiêu hãnh của em ?
Trong giấc chiêm bao ta thấy mãi Tuổi trẻ đã qua, hết ý nghĩa cuộc đời
Chiếc áo xanh chìm trong sương đêm Và đến lúc để không còn hình bóng
Ta cất cái khung có tấm ảnh em cười.
Thế là hết yêu thương - Ta không cần danh
vọng
PHÂN TÍCH BÀI THƠ:
- Vào năm 1908, Blok đã viết bài thơ nổi tiếng “Danh vọng, vinh quang bao giá trị…”. Bài thơ là
tiếng lòng của thi sĩ khi kể về những cung bậc cảm xúc đã trải qua trong tình yêu đau khổ
của chính mình. Người phụ nữ được nhắc đến trong bài thơ là vợ Madeleeva – người đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của anh. Trong suốt sáu năm, anh đã dành tặng
687 bài thơ trữ tình cho cô. Và đây là một trong số đó!
- Về nguồn gốc ra đời bài thơ, có lẽ nó xuất phát từ chính tình yêu, sự ảo vọng, niềm hy vọng,
nỗi tiếc nuối và cả chứa chan nỗi đau khổ của nhân vật trữ tình. Trong tình yêu hôn nhân,
Blok từng được xem là một người “kì quặc” và có khá nhiều mâu thuẫn. Dẫu Madeleeva là vợ, là
thần tượng, là mẫu người lý tưởng nhưng ông lại có mối quan hệ bất chính với nhiều người phụ
nữ khác trong giới thượng lưu, ông cho rằng sự hòa hợp thể xác sẽ không mang lại gắn kết tinh
thần, sự gần gũi về tinh thần quan trọng hơn nhiều so với thể xác. Chính vì vậy, không có gì đáng
ngạc nhiên khi ông nhận lại sự phản bội từ người phụ nữ ấy. Cú sốc tại thời điểm đó đã trở thành
một đòn giáng nặng nề đối với thanh xuân của Blok, khiến cuộc sống ông bị tàn phá nặng nề, hủy
diệt về mặt đạo đức, tê liệt về tâm hồn. Chủ đề của bài thơ chính là nỗi thất vọng trong tình yêu.
Sự phản bội và ra đi của người phụ nữ mà ông một thời hết mực yêu thương đã để lại vết thương
lòng sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ.
- Bằng thủ pháp đối lập, nhân vật trữ tình đã khẳng định dứt khoát rằng: tình yêu anh dành
cho em luôn lớn hơn bất cứ thứ gì trên đời. Danh vọng phù hoa chỉ là tạm bợ, hình ảnh em
trong trái tim thì mãi luôn vĩnh cửu.
- Sự tan vỡ trong hôn nhân có lẽ bắt nguồn từ tính cách và suy nghĩ “kì quặc” của A.Blok: là
yêu một người nhưng không chọn cách chung thủy, là coi vợ như mẫu hình lý tưởng nhưng
vẫn có mối quan hệ bất chính với những người phụ nữ khác. Phải chăng, ông đang khát khao
kiếm tìm cảm giác mới mẻ? Trước sự phản bội ấy của vợ mình, thi sĩ đã có những hành động
quyết liệt, khẳng định sự cự tuyệt, dứt khoát: “vứt”, “quên”...
- Nhiều dấu chấm lửng: Thật khó để Blok có thể chọn ra một từ phù hợp để diễn tả cảm xúc, ông
như nghẹt thở trước dòng kí ức đang trào dâng. Rõ ràng, nhân vật trữ tình chưa thực sự
quên đi sự phản bội và vĩnh viễn xóa hình ảnh người mình yêu ra khỏi ký ức như cách ông
tỏ ra bên ngoài
- Trong ý thức của A.Blok, Lyubov Mendeleev không chỉ là biểu tượng của sự thuần khiết của
một nàng thơ mà còn là những gì tươi đẹp nhất gắn liền với tuổi trẻ. Vì vậy, nhân vật trữ tình
trong bài thơ có khuynh hướng đồng nhất tình yêu ra đi với sự kết thúc của tuổi trẻ. Tác giả quan
niệm rằng sự ra đi của người phụ nữ đã đánh dấu sự chấm dứt của một tuổi trẻ cuồng nhiệt.
SO SÁNH A.Blok và A. Pushkin:
- Hình ảnh “khuôn mặt em lồng trong khung ảnh nhỏ” gợi nhắc ta đến những vần thơ của Pushkin:
“Tôi nhớ một khoảnh khắc tuyệt vời
Bạn đã xuất hiện trước tôi.”
 NHẬN XÉT: Dù mang cùng một tâm tư, phần kết thúc ở hai tác phẩm lại hoàn toàn trái ngược.
Nếu ở Pushkin, đến cuối bài thơ, linh hồn thức tỉnh, thì ở Blok, độc giả chỉ thấy nỗi cay đắng
và tuyệt vọng của một người mất đi tuổi trẻ. Trước sức mạnh cứu rỗi của tình yêu, A. Blok
luôn nỗ lực hiến thân trọn vẹn cho tình yêu với người phụ nữ của mình. Chính những tầng bậc
xúc cảm trong bài thơ đã thể hiện rất rõ điều đó.
 Pushkin và A.Blok đều gặp gỡ là viết về tình yêu đơn phương từ một phía, đều say mê những
điều tuyệt đẹp, nhưng mỗi người có một cách vượt thoát nỗi buồn khác nhau.
✓ Với Pushkin, ông vượt thoát bằng cách nhà thơ ý thức đc sự vận động của thời gian, sự vận
động của cuộc sống và hướng tới tình cảm cao đẹp, hướng tới mái ấm gia đình và cội nguồn.
→ Tình yêu trong thơ Pushkin mặc dù là đơn phương nhưng k hề bi lụy.
✓ Với Blok thì không như vậy, Blok luôn mang tới cho cta một tình yêu được ví như thượng
đế → không vượt thoát được chính vì vậy mà Blok chìm đắm trong nỗi đau, trong u buồn
→ Thơ Blok khiến cho cta cảm thấy đau buồn đến cùng cực.
9. A.Chekhov: Đặc điểm truyện ngắn Chekhov (Người trong bao, Một chuyện đùa nho nhỏ); Ba
đặc điểm cơ bản của thi pháp kịch A.Chekhov và vở Vườn anh đào.
Chekhov đã góp một tiếng nói cách tân vào sự phát triển của hai thể loại truyện ngắn và kịch của
Văn học Nga và văn học thế giới
9.1. Đặc điểm truyện ngắn Chekhov (Người trong bao, Một chuyện đùa nho nhỏ)
− Nội dung: Truyện ngắn của Chekhov đưa ra những điển hình hóa của cuộc sống phù phiếm, nhỏ
hẹp, tù túng tha hóa con người; đồng thời thể hiện những nỗi buồn nhân thế, những trăn trở, những
sự bừng tỉnh của ý thức con người muốn vùng thoát khỏi bi kịch đời thường. → Đọc truyện ngắn
Chekhov, ta cảm nhân rõ ràng trọn vẹn về nước Nga ngột ngạt, trong xã hội ấy, những “con người
nhỏ bé” gặp biết bao nhiêu điều thảm thương bất hạnh. Nhưng chính trong những điều đau đớn
ấy, con người có khát vọng sống, khát vọng tình yêu, khát vọng sáng tạo và hướng tới hạnh phúc.
− Nhân vật là những con người bình thường trong cuộc sống đời thường. Ông không miêu tả nhiều
đời sống, tư tưởng, tình cảm của “con người nhỏ bé” đáng thương mà tập trung miêu tả những gì
làm cho con người thành “nhỏ bé” → Chekhov muốn các nhân vật của ông chiến thắng cuộc sống,
ý thức đầy đủ về tình cảnh bế tắc, cố gắng bứt phá cho xứng đáng với tiềm năng của con người.
Chính vì vậy, Chekhov xây dựng nhân vật tích cực không ồn ào, không khoa trương, cứ lặng lẽ
chăm chỉ làm việc, cống hiến cho đất nước.
− Chekhov viết truyện ngắn đúng là truyện ngắn:
+ Chekhov là một bậc thầy của NT xây dựng mạch ngầm văn bản. Trên bề mặt văn bản, Chekhov
luôn kiệm ngôn, luôn ý thức phải lựa chọn, cân nhắc từ nào chính xác nhất, diễn đạt đầy đủ
nhất, có sức biểu hiện cao nhất, gợi mở nhiều nhất → Chekhov ưa gợi nhiều hơn tả, để nhân
vật tự bộc lộ hơn là đi sâu phân tích. → Mục đích: Khai thác mối liên hệ tích cực, chủ động
giữa tác giả - văn bản nghệ thuật – độc giả → Bổ sung lớp nghĩa mới cho tác phẩm trên cơ sở
lớp nghĩa trực tiếp của văn bản.
+ Những điều “vặt vãnh”, “tình cờ” trong truyện ngắn Chekhov là những “tín hiệu” của mạch
ngầm văn bản. Các “tín hiệu” của mạch ngầm gợi liên tưởng kết nối, đối sánh, kích thích người
đọc tích cực vận dung cả vốn sống của mình, vừa hòa nhập vào tâm trạng nhân vật, vừa có khả
năng lùi xa để suy ngầm nhân vật.
− Người kể truyện trong truyện ngắn Chekhov không có một “giọng văn thông tấn” lạnh lùng. Giọng
điệu trữ tình , ngập tràn chất thơ của khát vọng.
− Khuynh hướng thủ tiêu cốt truyện, phi trung tâm hóa nhân vật.
− Truyện của Chekhov thường như một lát cắt không đầu không cuối của bản thể. Đi từ đầu đến cuối
truyện, thương có cảm giác “chưa có chuyện gì xảy ra”.
a) Truyện ngắn Người trong bao
b) Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ
9.2. Ba đặc điểm cơ bản của thi pháp kịch A.Chekhov và vở Vườn anh đào.
− Kịch tâm lí với sự giảm thiểu xung đột bề mặt (trong tác phẩm của ông, không nhận ra những
xung đột trên bề mặt văn bản – nôi tâm – đối thoại). Đó là những vở kịch không có xung đột hiểu
theo nghĩa truyền thống là giữa các tính cách, tư tưởng hay ý thức. Hành động kịch trên bề mặt
giản thiểu, tình cờ, quần quanh với những sinh hoạt đời thường. Quan tâm đếm XUNG ĐỘT BÊN
TRONG – XUNG ĐỘT TÂM LÍ
− Phá vỡ sự tung hứng của lời thoại (thông thường, các nhân vật sẽ đối thoại về một nội dung;
nhưng trong kịch Chekhov, mỗi nhân vật nghĩ tới một vấn đề riêng của mình → đối thoại giữa 2
người nhưng không tập trung 1 vấn đề nào cả). Đối thoại trong kịch Chekhov thường là đối thoại
của những người không hiểu nhau. Các nhân vật thường nói những điều trái ngược với tâm trạng,
nói để lần tránh hoặc an ủi chính mình. Người nói dường như chỉ nghe chính mình, tự nói với
mình, dù lời thoại bề ngoài như hướng tới người khác. Lời chú giải của tác giả về cử chi hành động
của nhân vật có thể mâu thuẫn với nội dung lời nói của nhân vật.
− Mỗi nhân vật đều có nỗi niềm riêng → làm lệch hướng xung đột trung tâm. Bao trùm lên các vở
kịch là vận động tâm trạng của các nhân vật. Dường như có một mạch ngầm kết nối tâm trạng của
các nhân vật với nhau và tâm trạng ấy mâu thuẫn với cuộc đời tẻ nhạt, bức bối, đầy vướng bận, lo
âu.
− Xung đột không được giải quyết: nếu coi xung đột chính là mâu thuẫn giữa các nhân vật và cuộc
đời, thì mâu thuẫn ấy cũng không có thắt nút, mở nút gì cả, cho đến hết vở kịch, đối với nhiều
nhân vật, nó không được giải quyết mà thậm chí còn gay gắt thêm, nặng nề thêm
 Những cách tân táo bạo, độc đáo và những đóng góp tô lớn của Chekhov với thể loại kịch.
VƯỜN ANH ĐÀO:
− Vườn anh đào là vở kịch bốn hồi có phụ đề “hài kịch”. Địa điểm hành
− động là trang trại có vườn anh đào của một gia đình địa chủ đã sa sút Liubov Andreevna
Ranevskaia. Thời gian hành hành động kéo dài từ tháng 5 đầu xuân cho đến tháng 10 lúc sang thu.
− Vở kịch xoay xung quanh việc Liubov Andreevna cùng con gái là Ania
− với người hầu Iasha, cô gia sư Sharlota từ Paris vội vã trở về quê nhà vì gia đình lâm vào cảnh
túng quẫn phải nghĩ đến chuyện đem trang trại ra bán đấu giá để trang trải nợ nần. Trang trại còn
là nơi bấu víu của người anh vốn tiêu phí cả cuộc đời bên bàn bi-a là Gaev, đó cũng còn là chốn
nương thân của cô con gái nuôi Varia, lão bộc Firs, cô hầu gái Duniasha, anh “sinh viên muôn
thuở” Piotr Trofimov. Ăn bám theo gia đình còn có người kế toán Epikhidov, địa chủ láng giềng
khánh kiệt Pishik. Nhà buôn mới khất Lopakhin, vốn là con của một nông nô trước kia của gia
đình, nay với tư cách là người thân đã đề xuất giải pháp chặt hạ hết mọi cây cối, chia mảnh vườn
ra thành các lô nhỏ và cho thuê để lấy tiền trả nợ, vừa giữ được trang trại vừa không bị phá sản.
Nhưng Ranevskaia từ chối. Hi vọng mong manh r ng Lopakhin sẽ lấy Varia trở thành vô vọng.
Khi trang trại bị đem ra đấu giá, khoản tiền khoản tiền c u trợ của bà cô già gửi từ Iaroslav đến
không đủ để mua lại nó. Trong cuộc đấu giá, chính Lopakhin đã mua được trang trại trong một
cảm xúc say sưa: trở thành chủ nhân trang trại nơi xưa kia cha ông mình từng làm nô lệ. Mặc dù
tuyên bố “không nơi đâu trên cõi đời này tuyệt hơn vườn anh đào”,
− Loopakhin vẫn bắt tay vào việc triệt phá vườn anh đào để phát triển kinh doanh.

− Nhan đề “vườn anh đào” gắn với sự thay đổi. Nó là biểu tượng cho quá khứ huy hoàng của giới
quý tộc - nơi diễn ra những buổi dạ tiệc. Đến khi nó suy tàn vì chủ nhân phải bán nó đi rồi tương
lai đầy khát vọng với sự xuất hiện của Anhia => Vườn anh đào bị chặt gãy cũng là khi một đất
nước mới ra đời bởi khát vọng của tầng lớp trí thức
− Các thế hệ gắn liền với sự tồn vong của vườn anh đào: Liubov, Gaev hai nhân vật đều có những
nỗi niềm riêng song đều khắc khoải với dòng nước mắt gắn với sự nuối tiếc quá khứ. Ngoài ra còn
có Lopakhin chủ nhân mới của khu vườn và Trofimov và Ania
− Vở kịch có chú giải sân khấu tỉ mỉ: Miêu tả không gian sân khấu để nhân vật bước vào nhập vai
một cách chính xác. Chi tiết các mùa, tháng gắn với hình ảnh khu vườn từ xuân - thu ứng với thời
gian tâm trạng nhân vật và thời gian của đời người. Thế giới nội tâm nv cũng được khắc hoạ một
cách rõ nét, từng âm thanh hiệu ứng đều được chú ý một cách tỉ mỉ.
− Yếu tố hài kịch: màn ảo thuật của Sharlota, cuộc vũ hội, nv “hai mươi cái xúi quẩy” Epikhodov,
những đối thoại “ông chẳng bà chuộc”, câu nói xen lẫn thuật ngữ bi-a của Gaev
− => Vườn anh đào: Sự đi vào của tầng lớp địa chủ đã sa sút không chủ động, thực tế, sống một cuộc
sống hoài phí; biểu tượng cho ý chí đắc thắng của tầng lớp tư sản mới; đồng thời là biểu tượng cho
khát vọng tương lai của những người trẻ tuổi như Trofimov và Ania
10. Truyện ngắn Một con người ra đời của M.Gorki: sự chuyển đổi vị thế của người kể chuyện,
quan niệm nghệ thuật về con người.
10.1. Sự chuyển đổi vị thế của người kể chuyện.
− Nhân vật tôi là người kể chuyện, nhưng nhân vật tôi cũng là người tham gia vào câu chuyện.
+ Ban đầu, có thể thấy nhân vật tôi là một người rất suy tưởng, chính sự suy tưởng ấy chúng ta
có một thế giới thiên nhiên kì vĩ và tráng lệ. →Khi mà anh ta đứng trước một thế giới thiên
nhiên rộng lớn của vùng Kafkado, với mùa thu vàng và với một bầu trời trong xanh, một khu
rừng dát đầy lad vàng, tiếng suối reo, tiếng sóng vỗ vào núi → Bức tranh thiên nhiên
+ Sau đó, con người suy tưởng ấy đã nhìn thấy dòng người, nhớ ra có những lần anh ta đã đi theo
dòng người ấy để đi tìm, phá vỡ khung cảnh thiên nhiên → Lúc này, anh ta tham gia vào câu
chuyện. Nhìn thấy một người phụ nữ bụng mang dạ chửa cứ đi thụt lại đằng sau. Đây chính là
lúc, nhân vật tôi trở thành người hành động trong câu chuyện: trở thành người đỡ đẻ cho người
phụ nữ.
10.2. Quan niệm nghệ thuật về con người.
− Cao cả thay các chức vị làm người trên trái đất → M.Gorki hướng tới con người hai tiếng ấy thật
tuyệt diệu, 2 tiếng ấy thật thiêng liêng; con người là sự khởi đầu, cũng là sự kết thúc
− Con người phải không được thương hại con người, không làm nhục con người mà phải kính trọng,
bởi thương hại con người nghĩa là giết chết họ. → Nhân vật tôi nhìn thấy vị trí của đứa trẻ ra đời
và khẳng định con người trên trái đất.
− 1 con người ra đời 1 đất nước mới ra đời
− Đau đớn, hạnh phúc của người mẹ  Nước Nga cũng đã phải trải qua những cuộc chiến CMT10
như vậy để làm nên những chiến công.
TRIỂN KHAI CỤ THỂ HƠN:
- Thứ nhất, tác giả đặt con người trong mối quan hệ với thiên nhiên và cuộc đời để bộc lộ quan
niệm: “Cao cả thay chức vị làm người trên trái đất.”
- Thứ hai, tác lý giải về sự xuất hiện của con người – con người không tự nhiên sinh ra hay do
một đấng thần kì nào tạo nên mà đó là cả một quá trình sinh nở đầy vất vả và thiêng liêng.
- Thứ ba, tác giả khẳng định, sự tồn tại của con người trên thế giới là rất đáng quý. Qua đó, ông
đã gửi gắm tình thương và suy ngẫm về con người.
Thứ nhất, tác giả đặt con người trong mối tương quan với tự nhiên và cuộc đời để bộc lộ quan
niệm: “Cao cả thay chức vị làm người trên trái đất”. Trước hết, để gửi gắm các quan niệm nghệ
thuật về con người; tác giả đã làm làm rõ hoàn cảnh xuất hiện của con người. Người kể chuyện
xưng “tôi”; tác giả đặt điểm nhìn nghệ thuật là người trực tiếp quan sát và tham gia vào mạch
truyện, mọi con người, sự việc đều đặt dưới lăng kính của nhân vật “tôi”. Đầu tiên, con người xuất
hiện trong thời gian và không gian cụ thể. Đó là mùa thu “vào năm 1892”, “ở vùng giữa Xukhum
và Otsemtsiry, trên bờ sông Kôdor”. Ở đó, cảnh thiên nhiên hoang sơ và kì vĩ: phía dưới là “đám
bọt nước tung trắng xóa của dòng sông Kôdor quay cuồng những chiếc lá trúc đào đã vàng úa như
những con cá mương con nhanh nhẹn”; nơi đó có âm thanh sóng vỗ ầm ì và tiếng kêu của chim
âu, chim cốc. Phía trên, là những “cây rẻ đã nhuộm màu vàng rực”; “những cành trăn đã trụi hết
lá, rũ rượi như một tấm núi rách. Phía bên trái, “trên đỉnh núi, treo lơ lửng những đám mây nặng
nề mau khói báo hiệu một cơn mưa, bóng mây trườn đi trên các sườn núi màu lục mọc tua tủa
những cây xam-sit cằn cỗi”. Thiên nhiên còn nổi bật với vẻ tráng lệ, cổ điển, đẹp đẽ đến vô thực:
“Về mùa thu, cảnh Kapkado giống như một thánh đường tráng lệ dựng lên cho những bậc đại
hiền” ; “một ngôi đền mênh mông bằng vàng, bằng ngọc bích, ngọc thạch”; “tất cả vật báu khắp
thế giới” đều được tập hợp tại nơi đây. Khung cảnh thiên nhiên nước Nga tựa như một cõi mộng
ảo vừa hoang sơ vừa lộng lẫy. Đối lập với thiên nhiên, con người xuất hiện trong hoàn cảnh đói
khổ, cùng cực. Đó là năm đói kém, những con người “phải dứt ra khỏi mảnh đất quê hương kiệt
quệ không còn chút màu mỡ nào” kéo đến Otsemtsiry để xin việc. Họ không ở yên mà đang trên
hành trình đầy vất vả chuyển dời đến một nơi khác để mưu cầu sự sống. Cuộc sống đói khổ và
hành trình kiếm tìm cơ hội tự cứu khiến họ mệt mỏi, như bị “xéo nát đi rồi”. Tác giả đã đặt con
người trong mối tương quan với cuộc đời và hoàn cảnh để đưa ra những quan niệm nghệ thuật về
con người. Quan niệm ấy không phải là nội dung một con người như thế nào mà là cách tác giả
nhìn nhận và suy nghĩ về con người. Sự đối lập giữa thiên nhiên và hoàn cảnh con người không
nhằm nổi bật sự nhỏ bé, bất lực của con người trước cuộc đời. Mà ngược lại để trực tiếp nhấn
mạnh, khẳng định giá trị của cuộc sống con người: “Cao cả thay chức vị làm người trên trái đất”
đó là được thấy bao nhiêu điều kì diệu, trái tim được rung động một cách ngọt ngào mãnh liệt
trong khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Cũng có nghĩa là, dù hoàn cảnh sống có khổ cực đến đâu thì
trong cuộc sống vẫn còn bao nhiêu điều tốt đẹp, con người có niềm tin rằng ngay cả việc mình
được sinh ra trên trái đất này đã là một niềm hạnh phúc cao cả và lớn lao. Thiên nhiên choáng
ngợp đến vô thực kết hợp cùng sự xuất hiện của con người đã tạo nên một không gian nghệ thuật
đặc biệt, đó là nơi có cuộc sống thực nhưng cũng mang màu sắc huyền ảo như một huyền thoại.
Qua đó, tác giả đã hướng con người tới vẻ đẹp của đất trời, tạo hoá tồn tại bất diệt.
Thứ hai, tác giả lí giải về sự xuất hiện của con người – con người không tự nhiên sinh ra hay do
một đấng thần kì nào tạo nên mà đó là một quá trình sinh nở đầy vất vả và thiêng liêng . Tác giả
đã khắc hoạ chân thực và đầy xúc động quá trình trở dạ sinh con của người mẹ. Đặc biệt, sự sinh
nở ấy còn diễn ra ở một hoàn cảnh hết sức éo le. Chị trở dạ sinh con khi vừa mới mất chồng, đang
trên đường di chuyển đến Otsemtsiry để tìm việc làm; trong một bụi rậm. Và nếu như không có
nhân vật “tôi” phát hiện ra nhờ âm thanh tiếng rên, thì có lẽ sẽ chẳng ai biết sắp có một con người
khác chào đời. Dưới ngòi bút của nhà văn, để một con người ra đời phải trải qua quá trình “khai
hoa” đầy đau đớn và nguy hiểm: đau đớn, trở dạ, cắt rốn rồi chờ nhau. Nỗi đau đớn kinh khủng,
sự quằn quại, vật vã được thể hiện trực tiếp qua từng biểu hiện trên gương mặt, hành động của
người mẹ trong suốt cả quá trình. Khi đau đẻ, “đầu ngả xuống một bên vai, miệng bè ra, méo xệch,
mắt trợn ngược lên như người điên, hai tay ôm lấy cái bụng chửa to tướng, chị thở dữ dội khác
thường, đến nỗi cả cái bụng cũng run lên bần bật; hai tay giữ lấy bụng, khẽ gầm gữ, miệng để lộ
làm răng nanh vàng như chó sói”; “hai chân đạp rướn ra, quằn quại. Người nóng bừng lên như sốt.
Đến khi bắt đầu đẻ con, “người đàn bà quằn quại như miếng vỏ bạch dương hơ lửa, hai tay cứ đạp
xuống mặt đất ở hai bên mình”. Chị làm tất thảy mọi thứ để giảm bớt sự đau đớn và cố gắng sinh
con ra: “nhổ bụi cỏ úa, nhét nó vào mồm”. Quá trình sinh nở đau đớn và kinh khủng đến mức: “chị
trông không còn ra mặt người nữa”; “đôi mắt đã dại hẳn ra; chạy đầy những tia máu”. Trong cả
quá trình sinh nở ấy, cả người đỡ đẻ và người mẹ đều vô cùng chật vật. “Cả hai đều văng những
tiếng chửi”, quá trình đau đớn đến nỗi khiến “tôi” cũng có cảm giác “lòng đau thắt lại”; “gào lên”.
Người mẹ lại càng khổ sở hơn thế, chị kêu gào; “đôi môi tím bầm mím chặt lại”; “bọt sùi hai bên
mép”; “những giọt nước mắt của nỗi đau đớn vô cùng”; “toàn thân chị như vỡ ra, chia hẳn làm
đôi”. Thế mới thấy, để một con người ra đời người mẹ đã phải chịu đau đớn ghê sợ đến thế nào.
Con người không do một vị thần nào tạo nên, cũng không tự nhiên xuất hiện một cách dễ dàng
trên trái đất. Con người được tạo nên và sinh ra bởi chính con người sau quá trình thai nghén và
sự kiện sinh nở đau đớn khủng khiếp như chết đi sống lại. Thế nên, sự xuất hiện của con người
mới thực cao cả và đáng quý. Điều đặc biệt chính là khi viết về quá trình sinh nở này tác giả đã
miêu tả một cách rất trực tiếp, sử dụng những từ ngữ thật sự để trỏ thẳng vào việc sinh nở: “đã
thấy bọc ối nhú ra ngoài”; “hai tay ôm lấy cái bụng chửa to tướng”. Hơn nữa, tác giả đã nhấn mạnh
đến vai trò của người mẹ trong việc sinh nở. Mẹ là người chịu nhiều đau đớn, vật vã thậm chí là
nguy hiểm để đứa con được chào đời. Nhưng điều quan trọng là người mẹ luôn bảo vệ con trong
mọi hoàn cảnh. Trong truyện, dù có chật vật đến đâu, người mẹ vẫn giữ một tư thế “hai tay ôm
bụng” - tư thế để bảo vệ đứa con trong bụng mình. Khi có người đến tiếp cận, người mẹ nghĩ người
đó sẽ gây ra nguy hiểm cho con, nên cố hết sức để bảo vệ con mình dù bản thân đang đau đớn
khôn cùng. Trong suốt quá trình sinh nở vật vã ấy, dù là hành động nhỏ nhất cũng thể hiện người
mẹ đang hết sức bảo vệ con của mình, Đó là khi đôi môi cắn chặt đến ứa máu ra nhưng chị vẫn
thều thào nhắc nhân vật tôi lấy dây trong túi buộc rốn đưa bé lại. Khi nhân vật tôi đưa đứa bé đi
tắm thì chị lại lo lắng rồi lẩm bẩm: “Coi khéo đấy nhé... cẩn thận”. Khi nhân vật tôi đưa đứa bé trở
lại, bất chấp cơn đau quặn qua những tiếng rên và những tiếng thở dài, nhân vật tôi vẫn nghe thấy
tiếng thì thầm hấp hối củ chị: Đưa... đưa… nó đây cho tôi. Hay là ánh mắt ấm ấp, chứa chan đầy
tình yêu thương của chị nhìn khuôn mặt bé tí,phụng phịu của thằng bé đang nằm ngủ dưới bụi
cây… Qua đó, tác giả đã thể hiện quan niệm về sự sinh ra của con người trên trái đất: con người
do chính con người sinh ra, sau sự đau đớn khốn cùng của sự kiện sinh nở; người mẹ chính là đấng
sinh thành phải đánh đổi cả mạng sống để con người được sinh ra. Thế nên, quan niệm này cũng
làm sáng tỏ hơn quan điểm lớn mà ông muốn nêu ra trong bài: “Cao cả thay chức vị làm người
trên trái đất”.
Thứ ba, tác giả khẳng định, sự tồn tại của con người trên thế giới là rất đáng quý, cao cả. Sự tồn
tại đáng quý ấy được thể hiện qua sự xuất hiện của đứa trẻ được chào đón bởi tạo hoá, là nỗi khát
khao mong chờ và là niềm hạnh phúc của những người khác. Trước hết, hài nhi cũng là một con
người, sự xuất hiện của con người được tạo hoá đón nhận. Như đã phân tích ở trên, tác giả đã khắc
hoạ một khung cảnh thiên nhiên đầy tráng lệ và lộng lẫy đến vô thực, nhưng thiên nhiên ấy lại
chính là phông nền để chào đón cho sự kiện quan trọng tiếp theo, sự kiện một con người ra đời”.
Khi con người ra đời, ngay cả thế giới tự nhiên cũng có những sự biến đổi vi diệu thể hiện sự chào
đón tích cực: “cả con chim gì kì diệu đang khẽ hót lên”, sóng biển rì rầm nghe du dương không
biết chán, tiếng suối xa gần róc rách “như tiếng một thiếu nữ thủ thỉ kể chuyện người yêu với bạn
gái mình”. Ngay cả khi đứa trẻ đã say ngủ sau khi bú mẹ, nó cũng được chào đón và ấp ủ bởi thiên
nhiên: “Nó nằm trên một lớp lá thu vàng rực, dưới một bụi cây không hề mọc ở tình Oren bao
giờ”. Sự chào đón của tự nhiên đã cho thấy sự xuất hiện của con người là đáng quý, đáng trân
trọng đến nhường nào. Bên cạnh đó, con người xuất hiện trong niềm chờ mong, khao khát và hạnh
phúc của những người khác. Đó trước tiên là người mẹ, niềm hạnh phúc của mẹ khi đứa con chào
đời được thể hiện rõ nhất qua chi tiết đôi mắt và nụ cười. Đôi mắt khi đón chào đứa con ra đời trái
ngược hoàn toàn với đôi mắt trợn ngược hay đầy tia máu vì đau đớn, đó là đôi mắt trong trẻo,
thánh thiện và tràn ngập hạnh phúc. “Tôi thấy rõ đôi mắt sâu thẳm của chị tươi rói lên một cách kì
lạ, cháy bừng lên ngọn lửa xanh biếc. .... Chị khẽ kêu lên một tiếng, im bặt, rồi lại mở mắt ra, đôi
mắt đẹp vô cùng, đôi mắt thần thánh của người sản phụ. Xanh biếc, đôi mắt ấy nhìn lên bầu trời
xanh biếc, trong đôi mắt bừng lên và hòa tan một nụ cười hoan hỉ biết ơn... Mắt như hai hồ nước
xanh mênh mông... đôi mắt phát ra những luồng ánh sáng ấm áp chứa chan tình thương... Đôi mắt
ấy lại trong trẻo và sáng bừng lên với ngọn lửa biếc của tình thương không bao giờ cạn”.Trong cả
truyện nụ cười của người mẹ được miêu tả mang những sắc thái hạnh phúc khác nhau, đặc biệt
qua chi tiết: “Nụ cười của chị mỗi lúc càng thêm rực rỡ, nụ cười ấy đẹp đẽ, chói lọi đến nỗi tôi gần
như là lóa mắt”. Câu văn như đặc tả được sự chuyển động của nụ cười, nụ cười càng rạng rỡ dần
cũng chính là niềm hạnh phúc và tự hào ngập tràn đang dần dần lớn hơn, mọi đớn đau trước đó
đều là đáng giá cho sự xuất hiện của con người. Đứa trẻ ra đời trong sự cố gắng hết mình và niềm
hạnh phúc ngập tràn của những người khác, cụ thể là nhân vật “tôi”. Khi đã bế trên tay một con
người, mắt anh nhoà lệ, rồi nhìn nó mà cười lớn “Rất mừng được gặp chú bé”. Đó là niềm sung
sướng và hạnh phúc tuyệt diệu khó có thể diễn tả hết thành lời. Đặc biệt, “tôi” còn là người đã
“đỡ” đứa trẻ ra đời, cảm giác ấy của anh cũng chính là khẳng định sự tồn tại của con người là đáng
mong chờ và đáng trân trọng đến nhường nào. Sự tồn tại của con người còn thực sự cao quý bởi
lẽ, mỗi con người khi sinh ra đời đã mang những nét riêng và sứ mệnh cao cả. Khi miêu tả về con
người, ngòi bút của ông trực tiếp viết về những ấn tượng riêng mà họ tạo đến một cách khách quan
nhất. Đó có thể là những quan sát về ngoại hình, hành động, lời nói của họ. Dù cùng đặt trong một
hoàn cảnh như nhau nhưng mỗi người lại mang đến những ấn tượng riêng, có hoàn cảnh riêng. “
Mụ đàn bà cao lêu đêu, người thẳng đuột và dẹt như tấm ván, hàm dài như hàm ngựa, đôi mắt lác
đen như than có cái nhìn hơi đùng đục.” Chị trùm khăn vàng bụng to vượt mặt, chồng mới mất;
mụ đàn bà lác bị lên cơn sốt phải khiêng về. Đứa bé trong trong truyện ngắn vừa sinh ra đã được
gọi là “đấng người đỏ hỏn” “thằng dân Oren mới tinh” sinh ra trong một cuộc sinh nở đặc biệt và
được đón chào bởi cả tạo hoá và con người. Vừa sinh ra, đứa trẻ đã mang những nét riêng: “chưa
chi đã bất mãn với cuộc đời”: “nó vùng vằng, giãy đạp và hét tướng lên, tuy cuống rốn vẫn còn
dính vào mẹ”. Đứa trẻ cũng không cất tiếng khóc như những đứa trẻ khác mà kêu “ya, ya”. Nó
mang dáng dấp của một con người Nga với đôi mắt xanh biếc, khẳng định mình là một công dân
Oren với chất giọng ồ ồ đặc trưng. Cũng chính là ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã là một phần của
đất nước Nga và bản thân nó cần ý thức được sứ mệnh của mình khi đến với cuộc đời. Nó cần trở
nên mạnh mẽ, để tự bảo vệ được bản thân mình rồi sau đó mới có thể bảo vệ gia đình và quê
hương: “Chú mày phải tự khẳng định cho khỏe vào mới được, chứ không thì kẻ đồng loại sẽ vặt
cổ chú mày”. Đứa trẻ mới ra đời bản thân nó cũng đã hoàn thành một sứ mệnh cao cả đó chính là
làm thay đổi cuộc đời. Đứa trẻ là sợi dây kết nối để những người xa lạ như người mẹ và nhân vật
tôi đến gần và đồng cảm với nhau hơn. Đứa trẻ ra đời tiếp thêm nguồn động lực to lớn để người
mẹ tiếp tục cuộc hành trình, nguồn động lực ấy lớn đến nỗi mà, người mẹ phải bật thốt lên: “Lạy
Chúa tôi, Chúa ơi ! Sung sướng quá, thích quá đi mất ! Ước gì cứ thế này mà đi, đi mãi cho đến
cùng đường cuối đất, và thằng con tôi cứ thế lớn lên, nép vào lòng mẹ mà lớn lên mãi trong cảnh
tự do, con yêu của tôi...” Cuối cùng, tác giả đã gửi gắm tình thương và những suy ngẫm về con
người trong cuộc đời. Đó là niềm thương cảm cho những con người bị dày xéo bởi hoàn cảnh, chỉ
có thể gửi gắm nỗi niềm vào những lời than trong câu hát giữa đoạn đường mệt nhọc, những đứa
trẻ phải sinh ra trong hoàn cảnh éo le; những con người đói khổ trên hành trình di cư tìm việc. Đó
đồng thời cũng là những trăn trở cho tương lai của con người. Sự tồn tại của con người là cao cả
và đáng quý như thế nhưng rồi tương lai con người sẽ đi về đâu. Như đứa trẻ mới sinh ra kia, một
cuộc đời mới được mở ra kéo theo bao mối trăn trở. Điều đó được thể hiện thông qua những băn
khoăn của người mẹ: “Chẳng biết đời nó sẽ ra sao? Anh đã giúp tôi, tôi thật cảm ơn anh...Còn điều
đó có tốt lành cho nó hay không tôi cũng chẳng biết nữa.” Người dân mới của nước Nga, con
người mà số phận chưa ai lường trước được. Trên cái ranh giới của sự hủy diệt của xã hội cũ và
sự nảy sinh của một xã hội mới, một vấn đề bức xúc đặt ra cho văn học thời đại lúc này là vận
mệnh nước Nga, số phận nhân dân Nga, con người Nga sẽ ra sao? Thế nhưng trên tất thảy, ông
viết để động viên và cổ vũ con người. Đúng là không ai có thể lường trước được tương lai, con
người có thể đối mặt với vô vàn biến số nhưng thực tế là ngay từ khi sinh ra, con người đã có bản
năng tự mình đấu chọi lại với thử thách. Như đứa trẻ mới sinh đã “bất mãn với cuộc đời”, cất tiếng
nói “Ya, Ya - Tôi, tôi”. Qua đó, nhà văn muốn nhấn mạnh rằng tương lai của con người nằm trong
bàn tay của chính họ, con người cần vượt lên số phận và làm chủ cuộc đời của chính mình. Tựu
trung, truyện ngắn “Một con người ra đời” đã khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người của
M.Gorky: “Cao cả thay chức vị làm người trên trái đất.” Mọi nhân vật, sự kiện, diễn biến đều để
thể hiện quan niệm này. Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, cốt truyện đơn giản mà
giàu kịch tính, những chi tiết truyện rất đắt (chi tiết đôi mắt, nụ cười của người mẹ, hình ảnh đứa
trẻ sơ sinh,...) tác giả đã có những kiến giải về con người. Con người sinh tra bởi sự kiện sinh nở
đầy vất vả, dưới sự chào đón nồng nhiệt của tạo hoá và những người khác; sự tồn tại của con người
trên trái đất là vô cùng đáng trân trọng và dù rằng không thể lường trước được điều gì sẽ xảy đến
trong tương lai nhưng con người hoàn toàn có thể chủ động nắm giữ và thay đổi vận mệnh của
mình. Đó là những quan niệm mới mẻ và đầy tính nhân văn.
NGHỆ THUẬT:
- Âm thanh của dòng suối chảy. Ở đây ta thấy cảnh mùa thu được hiện lên giống như 1 khung
cảnh tráng lệ, 1 khung cảnh có mùa thu với màu sắc vàng, với âm thanh của sóng biển, tiếng chim
hót và dòng suối chảy rì rào và trong cái khung cảnh thiên nhiên ấy hiện lên con người. Con người
ở đây được miêu tả với màu sắc xám xịt => tương phản (cảnh sinh nở: Trước khi sinh: khuôn
mặt, tiếng kêu…. Tất cả tạo nên nỗi đau >< Sau khi sinh: tất cả chỉ còn niềm vui, hạnh phúc và
hy vọng; Hiện thực >< người mẹ)
- Bút pháp lãng mạn: tại sao lại có bút pháp lãng mạn? Bởi lẽ ông đem vào đó khát vọng của con
người. Bút pháp lãng mạn để tô điểm thêm sức mạnh của con người, khát vọng về tự do, khát
vọng về tình yêu. Và chính những khát vọng ấy là nguồn động lực rất lớn cho nhân vật của ông
sống và hướng tới tương lai. Và chính vì thế là khi mà chúng ta nhận ra truyện ngắn của M. Groky
có sức mạnh cổ vũ rất lớn đến đại đa số những con người Nga cuối tk 19 đều tk 20 như thế nào.
11. Nghệ thuật tương phản trong bài thơ Đêm đông của Iuri Zhivago (trong tiểu thuyết “Bác sỹ
Zhivago”) của B.Pasternak.
ĐÊM ĐÔNG
Bão tuyết trùm mặt đất
Trải trắng tràn muôn nơi.
Ngọn nến cháy trên bàn,
Ngọn nến cháy.

Như đám thiêu thân mùa hè


Táp vào ngọn lửa,
Những bông tuyết ngoài trời
Bay dồn vào khung cửa.

Bão tuyết tạc trên kính


Những vòng tròn, mũi tên.
Ngọn nến cháy trên bàn,
Ngọn nến cháy.

Trên trần nhà rọi sáng


Hắt lên những bóng hình,
Tay đan tay, chân đan chân,
Đan nhau số phận.

Và hai chiếc giầy rơi


Xuống sàn nặng tiếng.
Sáp nến như giọt lệ từ đèn đêm
Nhỏ lên áo dài.

Tất cả đều mất tăm


Trong bóng đêm trắng, bạc.
Ngọn nến cháy trên bàn,
Ngọn nến cháy.

Ngọn nến gió tạt vào,


Và sức nóng cám dỗ
Dâng lên, như thiên thần,
Đôi cánh hình thập giá.

Trải trắng suốt tháng hai


Cứ triền miên như thế.
Ngọn nến cháy trên bàn,
Ngọn nến cháy.
TRIỂN KHAI:
Hình ảnh trung tâm của bài thơ là ngọn nến đang cháy, tượng trưng cho ánh sáng cứu rỗi giữa
bóng tối bao trùm. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết nói chung cũng được thấm nhuần theo motif này. Ngọn
nến đối với những người yêu nhau trở thành trung tâm của vũ trụ, kéo họ lại với chính mình và là nơi
trú ẩn giữa “sương mù tuyết”. Mối quan hệ tình yêu chỉ được phác thảo bằng vài nét hấp dẫn: “khoanh
tay”, “bắt chéo chân”, “sức nóng của sự cám dỗ”. Sự đối lập những trường ngữ nghĩa hình ảnh này
với trường ngữ nghĩa hình ảnh về cái chết như “bão tuyết” “trắng tràn muôn nơi” “tạc lên cửa kính”
“bay dồn vào khung cửa” mang đến nét nghĩa về sự “vượt qua số phận”, tức là sự kết hợp xung quanh
nguồn sáng thực sự mang lại sự sống của hai trái tim cô đơn.
Trong bối cảnh của cuốn tiểu thuyết, hình ảnh ngọn nến tượng trưng cho sự sống của con người,
và thời tiết xấu xung quanh tượng trưng cho cái chết không thể tránh khỏi. Một ánh sáng run rẩy
rất dễ dập tắt khi di chuyển bất cẩn, nó nhắc nhở con người rằng cái chết có thể đến bất ngờ vào thời
điểm không ngờ nhất. Mặt khác, ngọn lửa của một ngọn nến yếu hơn rất nhiều so với một trận bão
tuyết cứng, nhưng vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh không cân sức của nó. Ý nghĩa triết học của cuộc chiến
mang tính biểu tượng này là một người không bao giờ được từ bỏ và sử dụng thời gian dành cho anh
ta đến cùng.
Pasternak sử dụng nhiều phương tiện biểu đạt trong bài thơ. Điệp từ “ngọn nến đã cháy” được
lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh ý nghĩa của hình ảnh. Văn bia được sử dụng chủ yếu để miêu tả thời tiết
xấu của tháng Hai: "tuyết rơi", "tóc bạc và trắng". Hầu hết mọi thứ xung quanh các nhân vật chính
đều được tạo hóa ban tặng cho những nét đặc trưng của con người (“bão tuyết hun đúc”, “bóng đổ”).
Các phép so sánh được sử dụng rất biểu cảm: "như muỗi vằn", "sáp với nước mắt", "như thiên thần".
Đêm đông được thể hiện trong bài thơ như một yếu tố vô biên, theo ý muốn của tự nhiên, không biết
đầu không cuối. Tất cả các ranh giới của trái đất đều được bao phủ bởi tuyết, và trái ngược với điều
này, một ngọn nến cháy trên bàn, như một biểu tượng của sự sống. Pasternak coi màn đêm là biểu
tượng của cái chết, khi tất cả sự sống dưới bầu trời đóng băng hoặc dừng lại. Ngọn nến là biểu tượng
của sự sống, bởi vì nó cháy sáng, bất chấp sự bạo loạn của thiên nhiên.
Melo, melo trên khắp trái đất
Đối với tất cả các giới hạn.
Ngọn nến cháy trên bàn
Ngọn nến đã cháy.
Pasternak được biết đến với cái nhìn triết lý về cuộc sống, nên cái chết về đêm trong bài thơ không
phải là điều gì ghê gớm, không phải bà lão cầm lưỡi hái mà là trạng thái tự nhiên của tạo hóa ban tặng.
Vào một đêm mùa đông, những bông tuyết bay đến tận cửa sổ - ngay cả cái chết cũng không
ngại gần gũi với sự sống, nhìn thấy vẻ đẹp và năng lượng của nó. Ngọn nến sự sống bùng cháy,
bất chấp gió hú, bất chấp sương giá giả dối trên kính, bất chấp bóng tối khắp thế giới. Trong môi
trường này, ngọn nến cháy sáng, thắp sáng ngôi nhà, mang đến hơi ấm cho những người đang yêu
thương và nuôi hy vọng rằng mỗi đêm sớm muộn cũng biến thành ngày. Sự sống và cái chết được
ngăn cách bởi tường và kính cửa sổ, từ nơi mà đêm nhìn vào ngọn nến và nhìn thấy sự sống. Những
giọt nước mắt dưới dạng sáp, nhỏ giọt từ ngọn đèn ngủ, tượng trưng cho nỗi buồn của tác giả đối với
cuộc đời đã qua. Có lẽ, vào lúc làm thơ, Pasternak nhìn thấy chính mình trong ngôi nhà này với một
ngọn nến - anh xem xét các bức vẽ hàng đêm trên kính cửa sổ và nhớ lại sức nóng của sự cám dỗ,
khiến nó nâng đôi cánh lên, trở nên giống như một thiên thần.
Ngọn nến thổi từ góc,
Và sức nóng của sự cám dỗ
Theo chiều ngang.
Ngọn nến cháy theo thời gian trong suốt tháng Hai - chúng ta thấy điều này trong câu thơ cuối cùng.
Có lúc ngọn nến được thắp lên, có lúc làm thơ, có lúc tác giả như sống lại, tìm về nơi ẩn náu trong ký
ức và tác phẩm.
12. Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn ấn tượng chủ nghĩa Hơi thở nhẹ của I.Bunin.
− Chủ nghĩa ấn tượng:
+ Khái niệm: Ấn tượng trong văn học là cảm xúc mãnh liệt với những gì đã và đang xảy ra: một
khoảnh khắc, một ý niệm, một niềm tin, một chân lý,...Tất cả đều xảy ra tức thời, thoáng chốc,
để lại ấn tượng trong khoảnh khắc, trong một phần hay toàn bộ cuộc đời.
+ Đặc điểm:
✓ Tính tự do của đề tài
✓ Cốt truyện lỏng lẻo, chi tiết rời rạc, thậm chí không có cốt truyện do tính tự do của đề tài.
+ Trong Hơi thở nhẹ: miêu tả thiên nhiên (thiên nhiên của thasng4, bắt đầu những này mùa xuân
xám xịt, mưa giọ sụt sùi); Màu sắc; Sự hoài niệm (gắn với cô giáo chủ nhiệm – thay đổi cách
nhìn, quan niệm của bà giáo già: sự trân trọng cuộc sống, con người)
− Truyện ngắn Hơi thở nhẹ (đặc sắc NT chủ nghĩa ấn tượng)
+ Đặc trưng truyện ngắn Bunin là miêu tả những người con gái rất quyến rũ nhưng ngỗ ngược
và nổi loạn.
+ Hơn thở nhẹ: cảm xúc chân thật nhất, cái đẹp của con người. Sống thật bằng cảm xúc của chính
mình trong tình yêu → Dám sống, không ngại ngùng khi trở thành một người đàn bà, thậm chí
hết sức hãnh diện, sảng khoái → Nổi bật trong số các cô gái cùng lứa, cùng thời
13. Phân tích và chứng minh truyện Số phận con người của M.Sholokhov như tiểu anh hùng ca (sử
thi ở thể loại nhỏ).
− Trang 850, 851, 852 (Lịch sử văn học Nga) – Scan vào
− Gợi ý triển khai:
+ Ca ngợi con người trong chiến tranh → tiểu anh hùng ca
+ Kết nối số phận con người với cộng đồng dân tộc (chiến tranh → con người ta trận để bảo vệ
Tổ quốc)
+ Sự kết nối gắn liền với các biến cố lịch sử và nó được thể hiện qua cuộc đời của nhân vật (3
chương – trước CT, trong CT, sau CT) → Thấy được TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NGA.
✓ Trước CT: Adrey Sokolov và Irina
✓ Trong CT: Tính cách con người Nga được thể hiện rõ nét: Thấu hiểu (1 con người thấu
hiểu “tất cả đều ổn”: biết rằng cuộc sống hậu phương cũng khó khăn không thua kém gì ở
chiến trường); Dũng cảm (Chở vũ khí vào trận địa để trao cho đồng đội); Yêu nước (Trốn
thoát khỏi phát xít Đức và trở về với Hồng quân Nga, con mang được chiến tích về); Bất
khuất (Đối diện với Miulơ nhưng k hề sợ hãi) ➔ Bậc thầy xây dựng tình huống
✓ Sau CT: Nhận nuôi cậu bé Vania → Sự chung lòng và yêu thương giữa con người với con
người.
+ Cuộc chiến – con người trong cuộc chiến – số phận con người – số phận dân tộc ➔ Đau thương
nhưng hy vọng, khát vọng, có sức bật mạnh mẽ, vùng lên.
14. Đặc trưng thể loại truyện ngắn trữ tình trong Lẵng quả thông của Pautovsky.
− Tổ chức không gian – thời gian
− Ý nghĩa:
+ Cuộc gặp gỡ định mệnh
+ Cuộc sống khốn khó của con người
+ Cái đẹp của thiên nhiên + khát vọng sống
− Cốt truyện: truyện k có truyện: cốt truyện bị thủ tiêu, bởi văn phong trữ tình mà Pautovsky gửi
gắm trong thiên nhiên của nước Nga.
− Tên: Đanhi – ngày mới (trong tiếng Nauy) → sự trong sáng và thanh khiết của những con người
Nga; trưởng thành hơn.

You might also like