Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

Quản lý sử dụng thuốc

Gv. Ths. Đặng Thị Thùy Mỹ


Mục tiêu

• Trình bày các đường dùng thuốc


• Phân tích các tai biến khi dùng thuốc
• Thảo luận các điểm cần lưu ý khi dùng thuốc
• Áp dụng thành thạo các kỹ thuật dùng thuốc trong chăm sóc người bệnh
an toàn.
Các đường dùng thuốc
Đường uống
• Thuốc uống là dạng thuốc dùng qua đường tiêu hóa =>
ành hưởng dịch dạ dày, hệ men, hệ vi khuẩn trong đường
tiêu hóa.
• Thuốc bị chuyển hóa qua gan lần đầu => phần lớn giảm
hoạt tính.
• Bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
• Tác dụng chậm, ít gây tai biến, tiện dụng.
• Nước dùng để uống thuốc tốt nhất là nước ấm.
• Đối với người bệnh mê, cho uống thuốc qua sonde dạ dày
• Vùng dưới lưỡi: có hệ thống mao mạch rất phong phú
=> hấp thu tốt.
• Thuốc đặt dưới lưỡi được hấp thu nhanh.
• Yêu cầu: Phải rã nhanh (từ 1-2 phút), không có mùi vị
Đặt dưới khó chịu, không gây kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi, và
lưỡi dùng liều nhỏ.
• Thường áp dụng cho nhóm thuốc tim mạch (glyceryl
trinitrat; adalat); một số hormone sinh dục (estrogen,
progesterone) và các thuốc khác alphachymotrypsin
• Nhược điểm: Khi đặt thuốc thường gây phản xạ tiết
nước bọt kèm theo phản xạ nuốt, làm cho một lượng
thuốc bị mất đi do trôi xuống dạ dày và ruột; vì vậy khi
dùng viên ngậm phải hạn chế phản xạ nuốt.
• Cách dùng: Co lưỡi lên vòm miệng trên. Đặt thuốc vào
dưới, rồi hạ lưỡi xuống. Nếu viên thuốc to, khô, khó rã
thì có thể thấm nước, rồi cứ để viên thuốc tự
rã ra dưới lưỡi.
Đặt trực tràng
• Dạng dùng: viên đạn. Dưới tác dụng của thân nhiệt, thuốc
đạn giải phóng dược chất nhanh, sau khi hòa tan được hấp
thu vào tĩnh mạch trực tràng đi về tĩnh mạch chủ, phần lớn
(50-70%) => tránh sự phân hủy tại gan, tác động của dịch vị
và hệ men của đường tiêu hóa so với dùng dưới dạng uống.
• Nhược điểm: quá trình hấp thu phụ thuốc nhiều yếu tố như
bản chất của dược chất và tá dược, kỹ thuật bào chế, sinh lý
trực tràng trong thời gian bị bệnh. Viên đạn dễ chảy ở nhiệt
độ cao
• Một số thuốc thường đặt: Thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm
non-steroid, thuốc trị táo bón có chứa glycerin hay bisacodyl
=> nên sử dụng trong thời gian ngắn, vì sẽ gây tác hại đến
nhu động ruột.
Đường dùng thuốc qua da
• Bôi ngoài da, thuốc thường có tác dụng tại chỗ dùng để
sát khuẩn, chống nấm, điều trị mẩn ngứa…
• Một số thuốc khi bôi ngoài da cũng đạt được tác dụng
toàn thân. Người ta đã ứng dụng tính chất này chế ra
dạng miếng dán tại chỗ để gây tác dụng toàn thân. Ví dụ
thuốc điều trị cơn đau thắt ngực Nitroglycerin, thuốc tê
Lidocain….
• Ngoài các đường dùng đã nêu, thuốc còn được sử dụng
theo những đường khác như nhỏ mắt, nhỏ mũi…
Tiêm thuốc
− Trong các trường hợp cấp cứu: cần tác dụng nhanh.
− Những loại thuốc gây:
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
+ Không hấp thu được qua đường tiêu hóa.
+ Bị phá hủy bởi dịch đường tiêu hóa.

− Người bệnh không thể uống được


Các dung môi thường dùng tiêm thuốc
• Nước cất: “Nước cất pha tiêm” => đây là dung môi phổ biến nhất;
• Dầu: Dầu thảo mộc (dầu lạc, vừng, hướng dương,..);
• Ethanol: Phối hợp với nước cất, glycerin.. để hòa tan dược chất, và một số dung
môi khác.
• Ngoài dược chất và dung môi, thuốc tiêm còn chứa các chất phụ khác:
- Natri sulfit, natri metabisulfit: Là những chất phụ chống oxy hóa nhưng dễ gây
sốc khi tiêm.
- Lidocain: là chất phụ để giảm đau khi tiêm bắp, rất nguy hiểm nếu đưa vào TM.
- Thuốc tiêm bắp có chất phụ sát khuẩn (phenol, clocresol, clobutol, thủy ngân
phenyl borat, benzalkonium clorid, thiomersal…) không được đưa vào tĩnh mạch hoặc
tủy sống.
Ưu điểm tiêm thuốc

• Thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu
quả cao.
• Thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc men gan phân hủy.
• Tiêm thuốc sẽ tránh được các tác dụng phụ của thuốc trên hệ tiêu hóa.
• Tiêm truyền tĩnh mạch cho phép thay thế nhanh chóng lượng nước, điện giải, tế
bào, sinh chất bị mất đi do phẫu thuật hay tai nạn gây mất máu…
Nhược điểm tiêm thuốc
• Đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như bơm, kim tiêm, và phải tuyệt đối vô trùng, nếu
không sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng (áp xe, nhiễm siêu vi viêm gan B, C).
• Thuốc tiêm có tác dụng nhanh và hấp thu trọn vẹn nên tuyệt đối cẩn trọng vì có thể nguy
hiểm đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính.
• Dễ gây phản ứng khi cơ thể không dung nạp thuốc. Như tiêm penicillin, vitamin B1 có
khi gây sốc phản vệ trầm trọng; tiêm thuốc dầu nhiều lần thường để lại nốt cứng gây đau.
• Do đó, chỉ dùng thuốc tiêm thay cho thuốc uống trong những trường hợp cấp cứu, bệnh
nhiễm trùng nặng, bệnh nhân không thể hợp tác uống thuốc, khi dược chất cần sử dụng
không có dạng thuốc uống.
Lưu ý:
• Tiêm thuốc khi thật cần thiết.
• Những đường tiêm thuốc ?
Các đường tiêm thuốc

• Đường tĩnh mạch (IV= intravenous)


• Tiêm bắp (IM=intramuscular)
• Tiêm dưới da (SC=subcutaneous)
• Tiêm trong da (ID=Intradermal)
• Các đường tiêm khác.
Khái niệm
• Tiêm thuốc là dùng bơm, kim tiêm bơm những chất thuốc dưới dạng dung
dịch hoà tan trong nước, trong dầu, hoặc dưới dạng hỗn dịch vào cơ thể
qua đường trong da, dưới da, bắp thịt, tĩnh mạch.
Pha thuốc

Máy bơm tiêm tự động


Các loại bơm, kiêm tiêm
Tiêm đường tĩnh mạch (IV= intravenous)
• Là đưa một lượng thuốc vào cơ thể theo đường TM.
• Áp dụng tiêm tĩnh mạch
- Những thuốc có tác dụng nhanh
- Những thuốc có tác dụng toàn thân
- Những thuốc ăn mòn các mô và có khả năng gây đau, gây
hoại tử
- Máu, huyết tương và dịch keo, các huyết thanh trị liệu hoặc
các dung dịch nhân tạo
- Những thuốc có màu hoặc nhuộm màu
Vùng tiêm Các tai biến
• Các tĩnh mạch ngoại biên: to rõ, ít • Tắc kim
di động, mềm mại không gần
khớp. • Phồng nơi tiêm

• Trẻ em có thể tiêm vào tĩnh mạch • Sốc hoặc ngất


trán, thái dương. • Đâm nhầm vào động mạch: khi
• Khi tiêm tĩnh mạch kim tiêm tạo bơm thuốc vào bệnh nhân kêu
với mặt da một góc 150 - 300 nóng ở bàn tay thì phải ngừng
bơm thuốc và rút kim ra.
Tiêm bắp (IM=intramuscular)

• Là đưa một lượng thuốc vào trong


bắp thịt (trong cơ)
• Áp dụng của tiêm bắp
- Thuốc ăn mòn và dễ kích thích: Ête,
Quinin
- Thuốc gây đau : thuốc dầu, thuốc sữa
- Thuốc chậm tan: keo, muối bạc,
kháng sinh…
- Thuốc có khối lượng lớn
Vùng tiêm Các tai biến
• Vùng cánh tay: giữa cơ delta • Shock
• Vùng đùi: tiêm vào 1/3 giữa mặt • Gãy kim, quằn kim
trước ngoài đùi trên đường nối từ
gai chậu tới bờ ngoài xương bánh • Đâm vào dây thần kinh hông to
chè • Gây tắc mạch
• Vùng mông: 1/3 trên ngoài đường • Áp xe
nối từ gai chậu đến xương cùng
• Gây mảng mục
hoặc ¼ trên ngoài nếu chia mông
làm 4 phần
Tiêm dưới da
(SC=subcutaneous)
• Là đưa một lượng dung dịch thuốc vào lớp mô
liên kết lỏng lẻo dưới da
• Áp dụng tiêm dưới da:
- Áp dụng khá nhiều, khá rộng rãi, thường tiêm
các thuốc cần có tác dụng chậm, kéo dài như:
thuốc an thần.
Vùng tiêm Các tai biến
• Mô liên kết lỏng lẻo dưới da: • Gây áp xe tại chỗ: chỗ tiêm sưng
thường tiêm vào đầu dưới cơ nóng đỏ, có thể sốt
delta, mặt ngoài đùi hoặc bả vai
+ Xử trí: chườm nóng, báo bác sĩ
• Khi tiêm phương của kim tạo với dùng thuốc, rạch ổ áp xe.
mặt da một góc 300 - 450
• Lây bệnh truyền nhiễm do không
• Chú ý phương pháp véo da đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
như: HIV, Viêm gan...
• Sốc do phản ứng thuốc, đề phòng
mang theo hộp chống sốc khi
tiêm.

Tiêm trong da
(ID=Intradermal)
• Tiêm trong da là tiêm thuốc
vào dưới lớp thượng bì thuốc
được hấp thu rất chậm.
• Áp dụng tiêm trong da:
- Tiêm một số vaccin để phòng
bệnh như: Vaccin BCG phòng
lao
- Thử phản ứng của cơ thể đối
với thuốc
Vùng tiêm Các tai biến
• 1/3 trên trước và trong cẳng tay • Phản ứng với thuốc
• Có thể tiêm ở bả vai, cơ tam • Mẩn ngứa hoặc sốt
giác cánh tay (tiêm phòng).
• Khi tiêm trong da: phương của
kim tạo với mặt da góc 100- 150
, căng da bệnh nhân và không
sát trùng sau tiêm
Đường tiêm Vị trí Góc độ Kiểm tra có máu Lưu ý

- Căng da tối đa khi đâm


- Vùng da sáng màu kim
ID 150 Không
- 1/3 trên mặt trong cẳng tay - Không sát trùng sau tiêm.
- Nổi nốt phồng

- Mô liên kết lỏng lẻo dưới


Không có máu:
SC da 30-450 - Véo da khi tiêm
tiêm
- Đầu dưới cơ Delta

- Vùng cánh tay


Không có máu:
IM - Vùng đùi 60-900 - Căng da khi đâm kim
tiêm
- Vùng mông

- Căng da khi đâm kim


IV - TM to rõ ít di động 15-300 Có máu: tiêm
- Dụng cụ có dây garô
Lưu ý khi tiêm thuốc
• Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn hoàn toàn tuyệt đối
trong khi tiêm
• Mỗi bệnh nhân được dùng một bơm tiêm riêng biệt.
(Nên sử dụng bơm tiêm dùng một lần) 5 đúng khi tiêm
• Khi tiêm không được đâm ngập hết kim mà phải để  Đúng thuốc
thừa 0,5 - 1cm về phía đốc kim để đề phòng gãy kim.  Đúng liều
• Khi tiêm xong phải ghi rõ vào hồ sơ ngày, giờ tiêm  Đúng đường
thuốc, tên thuốc, liều lượng, đường tiêm, phản ứng  Đúng thời gian
của bệnh nhân nếu có, họ tên người thực hiện.
 Đúng người bệnh
• Thu dọn và bảo quản dụng cụ.
Tài liệu tham khảo
• Lê Thị Bình, Điều dưỡng cơ bản I&II (2011), NXB GD Việt Nam
• Trần Thị Thuận (2007), Điều dưỡng cơ bản tập 1&2, NXB Y học, Hà Nội
• Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản, Tập I & II,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
• Bộ Y tế (2012), Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 về Hướng dẫn
tiêm an toàn.
• Infection safety by ANA, update
10/08/2021 https://www.nursingworld.org/practice-policy/project-firstline/on-
the-go-resource/vaccination-safety/injection-safety/

You might also like