Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

THUỐC ĐIỀU TRỊ GIUN SÁN

Mục tiêu học tập


1.VỀ KIẾN THỨC
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức:
- Trình bày và phân tích được dược động học, dược lực học của các thuốc
điều trị giun, sán.
- Trình bày được nguyên tắc điều trị giun sán và ứng dụng lâm sàng.
2. VỀ KỸ NĂNG
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức vào
thực tế để
- Tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị giun sán cho bệnh nhân (ở cộng
đồng)
- Vận dụng được vào thực hành kê đơn thuốc.
Đại cương
✓Các bệnh giun sán cũng là một vấn đề sức khoẻ ưu tiên của 25% dân số
trên thế giới.

✓WHO: ước tính có khoảng 1,4 tỷ người nhiễm giun đũa, 1,3 tỷ người
nhiêm giun móc, 40 triệu người nhiễm sán lá và khoảng 100 triệu người
nhiễm sán dây.

✓Việt Nam có tỷ lệ nhiễm giun sán khá cao do các đặc điểm về điều kiện
khí hậu, phong tục tập quán …
Mục tiêu phòng chống giun sán
• Giảm tỉ lệ nhiễm.

• Giảm cường độ nhiễm.

• Giảm tác hại.


I. Thuốc điều trị giun
1. Mebendazol (Fugacar, Vermox, Mebutar, Nemasole)
• Là dẫn xuất benzimidazol, ít tan trong nưóc và dung môi hữu cơ.
Không hút ẩm, ổn định ở trong không khí.
• Có hiệu quả cao trên giun đũa (Ascaris
lumbricoides), giun móc (Ancylostoma
duodenale, Necator americanus), giun tóc (Trichuris
trichiura), giun kim (Enterobius vermicularis)
• Và một số loại giun khác như giun xoắn (Trichinella
spiralis), giun chỉ (Mansonella perstans, Onchocerca
volvulus), ấu trùng giun di chuyển trong nội tạng (gây
ra bởi Toxocara canis và T. cati), Trichostrongylus,
Dracunculus medinensis và Capillaria philippinensis.
❑Tác dụng
- Thuốc có hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của
giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ.
- Mebendazol còn diệt được trứng của giun đũa và giun tóc. Với liều cao,
thuốc có tác dụng đối với nang sán.
- Cơ chế tác dụng của mebendazol giống như các dẫn xuất benzimidazol
khác. Thuốc liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng, ức chế sự trùng hợp
của các vi tiểu quản (là thành phần thiết yếu cho sự hoạt động bình thường
của tế bào ký sinh trùng), làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen
(nguồn cung cấp năng lượng cho ký sinh trùng).
• Thuốc đã làm tỷ lệ trứng giảm và/hoặc tỷ lệ khỏi của giun đũa, giun kim,
giun móc là trên 90% và giun tóc là trên 70%).
• Hiệu quả điều trị giun của mebendazol rất khác nhau giữa các cá thể, phụ
thuộc vào mức độ tháo rỗng dạ dày, tình trạng nhiễm giun và có kèm tiêu
chảy hay không.
❑Dược động học
- Thuốc ít hấp thu qua ống tiêu hoá. Sự hấp thu sẽ tăng lên khi uống
mebendazol cùng với thức ăn có chất béo. Sinh khả dụng của thuốc
khi uống là dưới 20%.
- Sau khi uống 4 giờ, thuốc đạt được nồng độ tối đa trong máu. Khoảng
95% thuốc gắn với protein huyết tương.
- Chuyển hoá chủ yếu ở gan thành các chất hydroxy và amino hoá mất
hoạt tính.
- Thải trừ qua phân, chỉ một lượng nhỏ (5-10%) thải qua nước tiểu.
❑Chỉ định
• Mebendazol được lựa chọn để điều trị nhiễm một hoặc nhiều loại
giun đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc.
• Nhiễm giun ngoài ruột như giun xoắn, giun chỉ (Mansonella
perstans, Onchocerca volvulus), Toxocara canis, T. cati, Trichinella
spirals, Trichostrongylus, Dracunculus medinensis và Capillaria
philippinensis.
❑Chống chỉ định
• Mẫn cảm với thuốc.
• Có thai 3 tháng đầu.
• Viêm ruột Crohn, viêm loét đại trực tràng (có thể làm tăng hấp thu và
tăng độc tính của thuốc, đặc biệt khi dùng liều cao).
• Xơ gan
❑Tác dụng không mong muốn
• Thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Đôi khi gặp rối loạn tiêu hoá
(đau bụng, tiêu chảy), đau đầu nhẹ.
❑Tương tác thuốc
• Cimetidin ức chế chuyển hoá mebendazol, có thể làm tăng nồng
độ mebendazol trong huyết tương.
2. Albendazol (Albenza, Eskazole, Zeben, Zentel)
• Albendazol là một dẫn xuất benzimidazol carbamat, cấu trúc hoá học
có nhiều liên quan với mebendazol.
❑Tác dụng
• Thuốc có tác dụng tốt với nhiều loại giun như giun đũa, giun kim, giun
tóc, giun móc, giun mỏ, giun lươn, giun xoắn và sán dây. Albendazol
có tác dụng trên cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của
các loại giun sán ký sinh trong ống tiêu hoá, diệt được trứng giun đũa
và giun tóc.
• Cơ chế tác dụng tương tự như mebendazol.
• Dược động học
• - Sau khi uống, albendazol được hấp thu rất kém (5%) theo đường tiêu hóa, tuy
nhiên chúng lại chuyển hóa nhanh sang dạng chất chuyển hóa có hoạt tính đầu
tiên là albendazole sulfoxide trước khi chúng đi vào hệ tuần hoàn.Albendazol
sulfoxid (chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính của albendazol) gắn 70% với protein
huyết tương và phân bố rộng khắp cơ thể, qua được hàng rào máu não và có
nồng độ trong dịch não tuỷ bằng 1/3 nồng độ trong huyết tương;
• - Thuốc dùng cùng với bữa ăn có nhiều chất béo sẽ làm tăng sinh khả dụng của
thuốc và có thể tăng đến 5 lần nồng độ trong huyết tương của albendazole
sulfoxide.
• - Thải trừ phần lớn qua thận, một lượng nhỏ qua mật.
• - Thời gian bán thải của albendazole sulfoxide khoảng 8-12 giờ (trung bình 9 giờ).
• + Chỉ định
• Nhiễm một hoặc nhiều loại giun như giun đũa, giun kim, giun tóc,
giun móc, giun mỏ, giun lươn.
• + Chống chỉ định
• Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, người có bệnh gan nặng.
3. Diethylcarbamazine citrate ( DEC,
Hetrazan, Notezine, Banocide )
• Diethylcarbamazine citrate là dẫn xuất của piperazine, ở dạng muối
citrate, tan trong nước. Được dùng để điều trị giun chỉ.
❑Liều dùng:
Dùng 6mg/kg/ngày trong 2 tuần.
- Wucheria bancrofti. Để giảm bớt những phản ứng dị ứng do ấu trùng
giun chỉ chết, có thể dùng liều 2mg/kg/ngày đầu, 4mg/kg/ngày thứ hai,
6mg/kg/ngày thứ ba và tiếp tục liều như vậy trong hai tuần.
- Brugia malayi. Nên dùng liều 1mg/kg trong ngày đầu và tăng dần trong
4, 5 ngày.
+ Phải làm xét nghiệm tìm ấu trùng giun chỉ trong máu vài tuần sau khi
điều trị.
+ Có thể điều trị lập lại sau 3-4 tuần, cần điều trị vài đợt và kéo dài 1-2
năm.
+ Nên dùng kèm thuốc kháng histamine, corticoide trong 4-5 ngày đầu.
Điều trị một số bệnh do giun
1. Giun đũa
❑Triệu chứng: không có triệu chứng lâm
sàng đặc hiệu.
• Đôi khi, giun sống bị thải ra theo phân hoặc
chui ra theo đường miệng, mũi.
• Một số bệnh nhân có hội chứng Loffler ở
phổi với các triệu chứng thở khò khè, ho,
sốt, đau ngực dữ dội, tăng bạch cầu ưa a
xít;
• X quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai
phổi; các triệu chứng trên hết sau 6-7 ngày.
• Hậu quả nặng do giun đũa là tắc ruột, tắc
mật hoặc viêm ruột thừa do giun.
Chu kỳ phát triển của ấu trùng giun đũa chó/mèo
(Nguồn US-CDC, 2019)
1. Giun đũa
❑Nguyên tắc điều trị: Chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít
độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.
- Điều trị nhiễm giun đũa đơn thuần: Albendazole 400 mg liều duy
nhất hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc Pyrantel pamoate
10 mg/kg cân nặng.
- Điều trị nhiễm giun đũa phối hợp giun móc, giun tóc: Albendazole
400 mg liều duy nhất hoặc 400 mg/ngày x 3 ngày. Hoặc dùng
Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc 500 mg/ngày x 3 ngày, Hoặc
sử dụng Pyrantel pamoate 10 mg/kg cân nặng hoặc 10 mg/kg cân
nặng/ngày x 3 ngày.
- Chú ý: Albendazole và Mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2
tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử
mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương.
Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận.
2. Giun móc/ Giun mỏ
❑Triệu chứng: không có triệu chứng lâm sàng đặc
hiệu mà chủ yếu là biểu hiện thiếu máu (da xanh,
niêm mạc nhợt) và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức
độ nhiễm giun.
• Thiếu máu do giun móc/giun mỏ là thiếu máu nhược
sắc: giảm protein toàn phần, bạch cầu ái toan tăng
5-12%.
• Đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn,
ăn không ngon miệng, khó tiêu. Khi ấu trùng giun
móc/giun mỏ xuyên qua da có thể gây viêm da tại
chỗ với các triệu chứng ngứa, có nhiều nốt màu đỏ
và hết sau 1-2 ngày. Viêm da thường do giun mỏ
gây ra nhiều hơn là giun móc.
2. Giun móc/ Giun mỏ

❑Nguyên tắc điều trị.

+ Nhiễm nhẹ: Albendazole 400 mg liều duy nhất cho mọi lứa tuổi trên 2 tuổi
hoặc Mebendazole liều duy nhất 500 mg hoặc Pyrantel pamoate (combantrin,
embovin, helmex,...) liều duy nhất 10 mg/kg cân nặng.

+ Nhiễm nặng: albendazole 400 mg/ngày x 3 ngày hoặc Mebendazole


(vermox, fugaca,...) liều 500 mg/ngày x 3 ngày hoặc Pyrantel pamoate
(combantrin, embovin, helmex,...) liều 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.
3. GIUN TÓC
❑Triệu chứng lâm sàng: hầu hết
không có triệu chứng lâm sàng đặc
hiệu.
✓Một số Bệnh nhân có hội trứng giống
lỵ
✓Bệnh nhân nhiễm giun tóc có thể bị
nổi mẩn dị ứng, nhiễm nhiều và kéo
dài có thể gây thiếu máu nhược sắc,
tim có tiếng thổi tâm thu và bị phù
nhẹ.
3. GIUN TÓC

❑Nguyên tắc điều trị.


- Điều trị nhiễm giun tóc đơn thuần: albendazole 400 mg/ngày x 3
ngày hoặc dùng mebendazole 100 mg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày.
- Điều trị nhiễm giun tóc phối hợp giun móc/giun mỏ: albendazole
400 mg/ngày x 3 ngày hoặc dùng mebendazole 500 mg/ngày x 3
ngày.
4. Giun Kim
❑Triệu chứng lâm sàng:
• Trẻ em bị nhiễm giun kim thường ngứa và gãi hậu
môn về đêm, quấy khóc về đêm; quan sát bằng mắt
thường có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn.
• Khi trẻ đại tiện phân rắn có thể thấy giun kim cái bám
ở rìa khuôn phân.
• Giun kim có thể chui vào âm đạo gây viêm âm đạo
hoặc rối loạn kinh nguyệt. Giun kim có thể chui vào
ruột thừa và nếu bị bội nhiễm sẽ gây viêm ruột thừa.
• Ấu trùng → trưởng thành sau 2-4 tuần Hình ảnh giun kim trong ruột non
(Viện ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn
4. Giun Kim

❑Nguyên tắc điều trị.


✓Nếu tập thể bị nhiễm cao phải điều trị hàng loạt để tránh tái nhiễm.

✓Thuốc điều trị giun kim: mebendazole 500 mg liều duy nhất cho cả người lớn và
trẻ em, điều trị nhắc lại sau 1 tháng với liều như trên.

✓Hoặc dùng albendazole 400mg liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em, điều trị
nhắc lại sau 1 tháng với liều như trên.
5. Giun chỉ
❑Triệu chứng: Hầu hết không có biểu hiện lâm
sàng.
✓Một số ít có triệu chứng sốt cao đột ngột kèm
theo mệt mỏi, nhức đầu nhiều, sốt tái phát
từng đợt 3-7 ngày.
✓Viêm bạch mạch và hạch bạch huyết xảy ra
sau sốt vài ngày.
✓Viêm đỏ đau dọc theo hệ bạch mạch, thường
ở mặt trong chi dưới, hạch bẹn có thể sưng to,
đau.
✓Giai đoạn mãn tính: phù voi, Viêm Bộ phận
sinh dục, đái dưỡng chấp: nước tiểu trắng Phù chân voi
(Bệnh viện Nguyễn Tri Phương)
đục như nước vo gạo, để lâu không lắng, đôi
khi lẫn máu.
5. Giun chỉ
❑Chẩn đoán:
✓có ấu trùng giun chỉ trong máu hoặc xét
nghiệm nước tiểu có ấu trùng giun chỉ trong
trường hợp bệnh nhân đái ra dưỡng chấp
(hiếm),
✓Hoặc xét nghiệm miễn dịch hấp phụ gắn men
ELISA (Enzyme linked immunosorbent assay)
(+)
✓hoặc siêu âm, chụp bạch mạch, sinh thiết bạch
huyết có giun chỉ trưởng thành.
✓Lưu ý: lấy máu ngoại vi ban đêm từ 20 giờ
đến 24 giờ Phù chân voi
(Bệnh viện Nguyễn Tri Phương)
5. Giun chỉ

❑Thuốc điều trị:

+ Diethyl Carbamazin (DEC) có biệt dược là Banocide, Hetrazan,


Notezine... dạng viên nén 50 mg, 100 mg, 300 mg.

+ Albendazole: dạng viên nén 400 mg. Khi dùng đơn độc, albendazole
không diệt ấu trùng. Khi dùng phối hợp với DEC, albendazole làm
tăng hiệu quả diệt ấu trùng ở cả 2 loài W.bancrofti và B. malayi.
5. Giun chỉ

✓ Điều trị nhiễm ấu trùng giun chỉ nhưng không có biểu hiện lâm
sàng cấp tính:
+ Với W.bancrofti: DEC 6mg/kg/ngày x 12 ngày. Tổng liều 72 mg/kg.
+ Với B.malayi: DEC 6mg/kg/ngày x 6 ngày. Tổng liều 36mg/kg.
✓Điều trị trường hợp nhiễm ấu trùng giun chỉ có biểu hiện lâm
sàng cấp tính:
+ Trong đợt cấp chỉ điều trị triệu chứng, kháng sinh chống bội nhiễm.
Không sử dụng DEC do có thể gây viêm mạch, hạch bạch huyết.
+ Sau khi hết đợt cấp tính thì sử dụng DEC liều như trên.
II. Thuốc điều trị sán
1. Niclosamid (Cestocid, Yomesan, Tredemine, Niclocide)
• Là dẫn xuất salicylanilid có clor, bột màu vàng nhạt, không mùi, không vị, không
tan trong nước
❑Tác dụng
- Thuốc có hiệu lực cao đối với sán bò, sán lợn, sán cá, sán dây ruột không có
tác dụng trên ấu trùng sán lợn.
- Thuốc có tác dụng tại chỗ, khi tiếp xúc với thuốc, đầu và thân sán bị "giết" ngay
vì niclosamid ức chế sự oxy hoá.
- Thuốc còn ảnh hưởng đến chuyển hoá năng lượng của sán do ức chế sự sản
sinh ra adenosin triphosphat (ATP) ở ty lạp thể
❑Áp dụng điều trị
+ Chỉ định: Niclosamid được dùng khi bị nhiễm sán bò (hiếm thấy), sán cá và
sán lợn
+ Chống chỉ định: Người quá mẫn với niclosamid, trẻ em dưới 2 tuổi.
2. Praziquantel (Biltricid, Cysticid, Droncit, Cesol)
Là dẫn xuất isoquinolein-pyrazin tổng hợp, có phổ tác dụng rộng, thường được lựa chọn để
điều trị các bệnh sán lá, sán dây.
❑Tác dụng
- Thuốc có hiệu quả cao đối với giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của sán máng, các loại
sán lá (sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột) và sán dây (sán cá, sán bò, sán lợn).
- Praziquantel không diệt được trứng sán, không phòng được bệnh nang sán.
- Cơ chế tác dụng: thuốc làm tăng tính thấm của màng tế bào sán với ion calci, làm sán co
cứng và cuối cùng làm liệt cơ của sán.
- Khi tiếp xúc với praziquantel, vỏ sán xuất hiện các mụn nước, sau đó vỡ tung ra và phân
huỷ, cuối cùng sán bị chết và được tống ra ngoài.
Niridazole ( Ambilhar)
• Là dẫn xuất của Nitrothiazole thường được dùng để điều trị sán máng.
❑Cơ chế tác dụng
- Niridazole ức chế sự làm bất hoạt của enzyme phosphorylase, kết quả gây thiếu hụt
glycogen trong giun.
- Ngoài ra niridazole còn có thể ức chế hay làm gián đoạn sự sản xuất trứng.
❑Tác dụng phụ
• Thường thoáng qua và gặp ở 70% bệnh nhân với các biểu hiện : chán ăn, buồn nôn, nôn
mửa, ỉa chảy, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, ra mồ hôi, phát ban ở da.
3. Triclabendazole
❑Chỉ định: Nhiễm sán lá gan, mật (do Fasciola hepatica); sán lá phổi
(Paragonimus).
❑Liều dùng:
✓Người lớn: 10mg/kg thể trọng dưới dạng một liều đơn.
- Trong trường hợp không đáp ứng điều trị với liều 10 mg/kg thể trọng, có
thể tăng liều đến 20 mg/kg thể trọng và chia liều thành 2 lần cách nhau 12-
24 giờ.
✓Trẻ em dưới 6 tuổi: Chưa có báo cáo
1. Sán lá gan lớn
❑Tác nhân
✓ Bệnh sán lá gan lớn ở người chủ yếu do hai
loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica
✓ Loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở
Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á.
Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở
Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Philippines.
✓ Việt Nam là loài F. gigantica lai với F.
hepatica.
Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn
(Nguồn USA-CDC, 2018)
1. Sán lá gan lớn
❑Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan
• Dạ dày, tá tràng → Gan
• Nhu mô gan (dạng u, áp xe), vị trí khác như thành bụng, khớp, thành ruột
• Triệu chứng: thường có sốt, đau hạ sườn phải và đau bụng.
❑Giai đoạn xâm nhập vào đường mật:
• Sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hóa đường
mật thứ phát.
• Triệu chứng không điển hình: Viêm mật, đường mật, sỏi túi mật
• - Thuốc Triclabendazole 250 mg liều duy nhất 20 mg/kg/ngày,
chia 2 lần cách nhau giờ 6-8 giờ sau ăn no.

You might also like