Đáp Án Qtrinh PLĐC - Lần 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Câu 1: Hệ thống pháp luật là gì?

1/1

A.là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được quy
định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, được phân chia thành các
ngành luật và các chế định pháp luật, được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban
hành theo một hình thức và thủ tục nhất định.
B.là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau.
C. Được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, được phân chia
thành các ngành luật và các chế định pháp luật, được thể hiện trong các văn bản do nhà
nước ban hành theo một hình thức và thủ tục nhất định.
D.Được phân chia thành các ngành luật và các chế định pháp luật, được thể hiện trong các
văn bản do nhà nước ban hành theo một hình thức và thủ tục nhất định.

Câu 2: Hệ thống pháp luật Việt Nam có mấy hình thức cấu trúc?
0/2

A.01
B.12
C.02
D.04

Câu 3: Việt Nam có mấy hệ thống pháp luật?


2/2

A.12
B.04
C.02
D.01

Câu 4: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật là?
1/1

A.các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau tạo nên toàn bộ nội
dung của hệ thống pháp luật gồm quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.
B. là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc
điểm chung nhất định.
C.là nhóm quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội nhỏ
hơn, có đặc điểm giống nhau hơn hoặc từng khía cạnh cụ thể của các quan hệ xã hội thuộc
đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
D. là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định,
do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực
hiện.

Câu 5: Ngành luật là gì?


2/2

A.là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc
điểm chung nhất định.
B. là nhóm quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội nhỏ
hơn, có đặc điểm giống nhau hơn hoặc từng khía cạnh cụ thể của các quan hệ xã hội thuộc
đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
C. là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định,
do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực
hiện.
D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Quy phạm pháp luật là gì?


2/2

A. là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc
điểm chung nhất định.
B. là nhóm quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội nhỏ
hơn, có đặc điểm giống nhau hơn hoặc từng khía cạnh cụ thể của các quan hệ xã hội thuộc
đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
C. là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định,
do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực
hiện.
D. là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,

Câu 7: Chế định pháp luật:


1/1

A. gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất.
B.là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc
điểm chung nhất định.
C. là nhóm quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội nhỏ
hơn, có đặc điểm giống nhau hơn hoặc từng khía cạnh cụ thể của các quan hệ xã hội thuộc
đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
D. là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định,
do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực
hiện.

Câu 8: Chọn đáp án đúng về chế định pháp luật:


0/2

A. Luật Hình sự
B. Đồng phạm
C. Ngành luật Hình sự
D. Bộ Luật hình sự năm 2015

Câu 9: Chọn đáp án đúng về ngành luật:


2/2

A. Luật Lao động


B. Bộ luật Lao động năm 2019
C. Bộ luật Lao động năm 2012
D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 10: Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam bao
gồm?
2/2
A. Văn bản quy phạm pháp luật; Tập quán pháp; Án lệ
B.Văn bản quy phạm pháp luật;
C.Tập quán pháp; Án lệ
D.Văn bản quy phạm pháp luật;

Câu 11: Tính khách quan của hệ thống pháp luật là?
1/1

A. thể hiện sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật và giữa các văn bản quy phạm pháp
luật trong hệ thống pháp luật với nhau.
B.là phân chia hệ thống thành các bộ phận cấu thành. Hệ thống pháp luật nước ta được
phân chia thành các ngành luật, trong mỗi ngành luật có thể phân chia thành các chế định
pháp luật.
C. sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn
khách quan, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội đang tồn tại, phát triển một
cách khách quan trong xã hội.
D. các quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp dưới phải phù hợp và không được trái với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên

Câu 12: Tính phân chia của hệ thống pháp luật là?
2/2

A. thể hiện sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật và giữa các văn bản quy phạm pháp
luật trong hệ thống pháp luật với nhau.
B.là phân chia hệ thống thành các bộ phận cấu thành. Hệ thống pháp luật nước ta được
phân chia thành các ngành luật, trong mỗi ngành luật có thể phân chia thành các chế định
pháp luật.
C. sự hình thành các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn
khách quan, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội đang tồn tại, phát triển một
cách khách quan trong xã hội.
D. các quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp dưới phải phù hợp và không được trái với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên

Câu 13: Đặc điểm của hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam?
2/2

A.Tính thống nhất trong hệ thống; Tính phân hóa của hệ thống; Tính khách quan của sự
hình thành hệ thống
B.Tính phổ biến; Tính phân hóa của hệ thống; Tính khách quan của sự hình thành hệ thống
C.Tính phân hóa của hệ thống; Tính khách quan của sự hình thành hệ thống
D.Tính thống nhất trong hệ thống; Tính khả thi, đồng bộ; Tính khách quan của sự hình
thành hệ thống

Câu 14: Những căn cứ để phân chia ngành luật trong hệ thống pháp
luật Việt Nam?
2/2

A. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh


B. Đối tượng điều chỉnh
C. Phương pháp điều chỉnh
D. Chế định pháp luật và quy phạm pháp luật
Câu 15: Đối tượng điều chỉnh là?
2/2

A.là những quan hệ xã hội mà pháp luật hướng tới, tác động tới. Nghĩa là dựa vào sự khác
biệt của các lĩnh vực quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh để phân chia thành các
ngành luật.
B.là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của các
bên tham gia vào các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh.
C. được pháp luật điều chỉnh để phân chia thành các ngành luật.
D.là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên tất cả các quan hệ
trong xã hội.

Câu 16: Phương pháp điều chỉnh là?


1/1

A. là những quan hệ xã hội mà pháp luật hướng tới, tác động tới.Nghĩa là dựa vào sự khác
biệt của các lĩnh vực quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh để phân chia thành các
ngành luật.
B.là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của các
bên tham gia vào các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh.
C.Nghĩa là dựa vào sự khác biệt của các lĩnh vực quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
để phân chia thành các ngành luật.
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Từ năm 1945 đến nay Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?
2/2

A. 05
B.04
C.03
D.02

Câu 18: Ngành Luật Hành chính là?


2/2

A. là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay các quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nước.
B.là ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; của các tổ chức xã hội
được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
C.là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt. Ngành Luật hình
sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm
tội, nhà nước với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hành sự.
D. là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu,
quan hệ thừa kế, quan hệ nghĩa vụ dân sự) và các quan hệ nhân thân (quyền có họ tên,
danh dự, nhân phẩm,…)

Câu 19: Ngành luật Hình sự là?


2/2
A.là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay các quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nước.
B.là ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; của các tổ chức xã hội
được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
C.là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt. Ngành Luật hình
sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm
tội, nhà nước với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hành sự.
D. Tất cả đáp án trên

Câu 20: Ngành luật Hiến pháp là?


2/2

A.là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay các quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nước.
B.là ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; của các tổ chức xã hội
được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
C.là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt. Ngành Luật hình
sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm
tội, nhà nước với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hành sự.
D.là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan
hệ thừa kế, quan hệ nghĩa vụ dân sự) và các quan hệ nhân thân (quyền có họ tên, danh dự,
nhân phẩm,…)

Câu 21: Ngành luật Dân sự là?


2/2

A.là ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; của các tổ chức xã hội
được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
B.là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt. Ngành Luật hình
sự có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm
tội, nhà nước với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hành sự.
C. là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu,
quan hệ thừa kế, quan hệ nghĩa vụ dân sự) và các quan hệ nhân thân (quyền có họ tên,
danh dự, nhân phẩm,…)
D. là tổng thể các quan hệ xã hội điều chỉnh quan hệ về tài sản.

Câu 22: Ngày ban hành hiến pháp năm 1946?


2/2

A. 9/11/1945
B.9/11/1946
C. 09/12/1946
D. 20/09/1946

Câu 23: Việc xây dựng, sửa đổi và ban hành Hiến pháp phải theo
cần có bao nhiêu tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành?
2/2

A. 1/2
B. Tối thiểu 2/3
C. 100%
D.3/4

Câu 24: Nội dung xây dựng, sửa đổi và ban hành Hiến pháp được
quy định tại Điều bao nhiêu trong Hiến pháp năm 2013?
2/2

A. Điều 112
B. Điều 120
C. Điều 122
D. Không quy định

Câu 25: Đặc điểm đặc trưng nhất của quan hệ pháp luật Hành chính?
2/2

A. Một bên chủ thể phải là đại diện cho quyền lực nhà nước và nhân danh nhà nước.
B. Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tham gia
C. Chủ thể phải có năng lực hành vi
D. Chủ thể phải có năng lực pháp luật

Câu 26: Gia đình khó khăn, không có điều kiện học hành, H lại ăn
chơi đua đòi theo nhóm bạn hư hỏng. Thấy các bạn có điện thoại xịn,
xe đắt tiền, H đã đăng tin trên một số trang mạng tìm khách làm gái
bán dâm. Sau khi trót lọt một thời gian thì H bị cơ quan công an phát
hiện. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi bán dâm của H bị áp
dụng hình phạt như thế nào?
3/3

A. Áp dụng các hình phạt đốt với vi phạm hành chính theo quy định.
B. Xử lý hình sự theo quy định.
C. Đi tù từ 1-3 năm
D. Đưa đi trại phục hồi nhân phẩm.

Câu 27: Nguyễn Tiến Tùng 15 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều
bị cảnh sát giao thông dừng xe và ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với Tùng. Cụ thể, Tùng bị phạt cảnh cáo đối với hành
vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới và
phạt tiền đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều. Xin
cho biết quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tùng là đúng
hay sai? Vì sao?
3/3

A. ĐÚNG vì theo quy định trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành
chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
B. ĐÚNG vì người từ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính.
C. SAI vì cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt tiền đối với hành vi đi ngược chiều của
đường một chiều đối với Tùng là trái với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên.
D. SAI vì Tùng chưa đủ 18 tuổi.

Câu 28: Những hình phạt nào dưới đây được coi là hình phạt chính
trong xử lý vi phạm hành chính?
2/2

A.Phạt tiền; Cảnh cáo


B.Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
C. Phạt tiền
D. Trục xuất

Câu 29: Năm 1989, Ông Tình kết hôn với bà Xa. Ông bà sinh được
3 con là M (30 tuổi), N (18 tuổi nhưng bị bệnh tâm thần), C (5 tuổi(.
Tháng 3/2023 Ông Tình chết để lại DI CHÚC cho 1 người con riêng
của ông Tình là D (Đã hoàn thành thủ tục nhận con theo quy định). Bà
Xa không đồng ý vì tất cả tài sản của ông bà Tình Xa là hình thành
trong quá trình hôn nhân của ông bà. Bà không biết đứa con riêng
của ông Tình.
Những người nào được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp này?
0/5

A. Bà Xa, N, C và D.
B. Bà Xa và 3 người con M, N và C
C. D được hưởng toàn bộ tài sản theo di chúc
D. Tất cả mọi người đều được hưởng phần di sản bằng nhau.

Câu 30: Trong UBND cấp xã, những ai là cán bộ?


0/2

A. Tất cả những người làm việc ở xã.


B. Cán bộ địa chính; Cán bộ Tư pháp; Cán bộ Văn phòng...
C. Chủ tịch và Phó chủ tịch
D. Chủ tịch, Phó chủ tịch và các chức danh chuyên môn.

Câu 31: Công chức là gì?


2/2

A. là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.
B. là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội.
C. là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
D.là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan

Câu 32: Cán bộ là gì?


2/2

A.là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
ở trung ương, địa phương, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
B.là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong
cơ quan nhà nước, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm
bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
C.là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội.
D.là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Câu 33: Vi phạm hành chính là gì?


2/2

A.là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính.
B.là hành vi có lỗi do cá nhân thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính.
C.là hành vi có lỗi do tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính.
D.là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước.

Câu 34: Đặc điểm của vi phạm hành chính?


2/2

A Là loại vi phạm thường xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước, mức độ nguy hiểm cho xã
hội thấp hơn vi phạm hình sự.
B.Chủ thể vi phạm hành chính rất đa dạng, có thể là cơ quan nhà nước, hoặc các tổ chức
và cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch).
C. xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
(kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh…).
D. Tất cả đáp án trên

Câu 35: Nhận định nào sau đây đúng


2/2
A.Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02
lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
B.Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng mức
phạt tiền đối với cá nhân.
C.Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 05
lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
D.Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 1/2
lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Câu 36: Độ tuổi phải chịu trác nhiệm xử phạt vi phạm hành chính?
2/2

A.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính.
B.Người từ đủ 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người
từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
C.Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính.
D.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành
chính do vô ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính.

Câu 37: Quan hệ tài sản trong ngành Luật Dân sự bao gồm?
2/2

A. quan hệ có tính chất đền bù ngang giá trong trao đổi tài sản, nghĩa vụ tài sản, trách
nhiệm đền bù trong và ngoài hợp đồng.
B. quan hệ liên quan đến quyền sở hữu thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản.
C. Các quan hệ về thừa kế, tặng cho tài sản
D. Tất cả các đáp án trên?

Câu 38: Quan hệ pháp luật Dân sự là?


2/2

A. là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên
tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của
các bên được nhà nước bảo đảm thực hiện.
B.là các quan hệ xã tài sản được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các
bên tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ
của các bên được nhà nước bảo đảm thực hiện.
C.là các quan hệ quan hệ nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong
đó các bên tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và
nghĩa vụ của các bên được nhà nước bảo đảm thực hiện.
D. là các quan hệ xã hội (quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân) được các quy phạm pháp
luật dân sự điều chỉnh được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Câu 39: Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là?
2/2

A. là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự (quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân); mang quyền và nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật dân sự.
B.là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn nhu cầu,
đòi hỏi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
C. là bao gồm các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia quan hệ dân sự đó
D.là những lợi ích vật chất, tinh thần của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

Câu 40: Khách thể của quan hệ pháp luật Dân sự là?
2/2

A.là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự (quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân); mang quyền và nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật dân sự.
B.là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn nhu cầu,
đòi hỏi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
C.bao gồm các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia quan hệ dân sự đó
D. Tất cả đáp án trên

Câu 41: Tài sản bao gồm?


2/2

A. Tiền
B.Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
C.Tài sản là vật, tiền, giấy tờ và quyền tài sản.
D.Tài sản là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Câu 42: Người có thể tham gia ký kết hợp đồng dân sự?
2/2

A. Đủ18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, tự chịu trách nhiệm về thực hiện quyền và
nghĩa vụ hợp đồng.
B. Đủ 15 đến chưa đử 18 phải có tài sản riêng đủ để thanh toán nghĩa vụ thì được giao kết
hợp đồng mà không cần phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ những trường
hợp pháp luật quy định phải đủ 18 tuổi.
C. Dưới 15 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được phép tham gia hợp đồng
dân sự nhưng phải được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ trừ những hợp đồng có
giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
D. Tất cả đáp án trên

Câu 43: Trách nhiệm của chủ thể do vi phạm nghĩa vụ dân sự là:
2/2

A. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự; Phạt vi
phạm
B. Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự; Phạt vi phạm
C.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
D. Phạt tiền

Câu 44: Tội phạm là gì?


2/2

A.là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lý hình sự.
B.là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý
hình sự.
C.là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
D.là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Câu 45: Yếu tố khách quan của tội phạm là?


0/2

A. quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại hoặc bị đe dọa gây thiệt
hại ở mức độ đáng kể.
B.là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
C.là con người cụ thể có năng lực chịu TNHS đã thực hiện hành vi phạm tội. Đó là người
phải có năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ
tuổi luật định.
D. là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi của chủ thể, động cơ
phạm tội, mục đích phạm tội

Câu 46: Khách thể của tội phạm?


2/2

A. là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại hoặc bị đe dọa gây
thiệt hại ở mức độ đáng kể.
B. là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
C.là con người cụ thể có năng lực chịu TNHS đã thực hiện hành vi phạm tội. Đó là người
phải có năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ
tuổi luật định.
D.à những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi của chủ thể, động cơ phạm
tội, mục đích phạm tội

Câu 47: Giai đoạn chuẩn bị phạm tội là?


2/2

A.Là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc
thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
B.là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội
C.là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả dấu hiệu được mô tả trong cấu thành
tội phạm
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 48: Tội phạm hoàn thành là?


0/2
A.Là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc
thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
B.là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội
C.là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả dấu hiệu được mô tả trong cấu thành
tội phạm
D. Tất cả đáp án trên

Câu 49: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là:


2/2

A.là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt được quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc
phạt tù đến 03 năm.
B.là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt được quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
C.là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt được quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
D.là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất
của khung hình phạt được quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.

Câu 50: Tội rất nghiêm trọng là:


2/2

A. là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt được quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc
phạt tù đến 03 năm.
B.là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt được quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
C.là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt được quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
D.là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất
của khung hình phạt được quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.

You might also like