Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG 1:

ĐẠI CƯƠNG VỀ MẠCH ĐIỆN

1. Phần câu hỏi cấp độ 1 (Khái niệm):

Câu 1. Tổng đại số các dòng điện tại một nút bằng 0. Đây là phát biểu của định luật?
A. Kiếcchop 1 B. Ohm
C. Kiếcchop 2 D. Cảm ứng điện từ

Câu 2. Theo quy ước cho một vòng khép kín, tổng đại số các sức điện động bằng tổng đại
số các điện áp rơi trên các phần tử của một vòng. Đây là phát biểu của định luật:
A. Kiếcchop 2 B. Joule -Lenx
C. Kiếcchop 1 D. Cảm ứng điện từ

Câu 3. Chọn định nghĩa sai:


A. Tần số là số chu kỳ của dòng điện thực hiện trong thời gian 1 phút
B. Dòng điện xoay chiều là dòng điện biến đổi cả chiều, lẫn trị số theo thời gian
C. Trị số tức thời của dòng điện xoay chiều là trị số dòng điện ứng với thời điểm t
D. Dòng điện xoay chiều còn gọi là dòng điện sin

Câu 4. Tìm góc lệch pha giữa hai đại lượng điện áp u(t) và dòng điện i(t), biết góc pha
ban đầu của u(t) và i(t) lần lượt là u = 750; i = -150.
A.  = 900 B.  = - 900 C.  = - 600 D.  = 600

Câu 5. Dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 22.sin(10t - 2400) (A). Tính dòng điện
hiệu dụng, góc pha đầu và tần số dòng điện?
A. 2 (A), -2400, 5 (Hz) B. 2 (A), 1200, 5 (Hz)
C. 2 (A), 2400, 50 (Hz) D. 2 (A), -2400, 50 (Hz)

Câu 6. Dòng điện xoay chiều có biểu thức: i =2 sin(10t - 2400) (A). Tìm chu kỳ của
dòng điện?
A. 0,2 s B. 0,5 s C. 2 s D. 5 s

Câu 7. Trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều hình sin là 5 (A). Tìm biên độ của biểu
thức sin dòng điện này?
A. 7,07 (A) B. 5 (A) C. 8 (A) D. 10 (A)

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng đối với mạch xoay chiều thuần trở R?
A. Tổng trở đoạn mạch Z = R
B. Mạch không tiêu thụ công suất
C. Điện áp trễ pha /2 rad so với dòng điện
D. Dòng điện trong mạch sớm pha so với điện áp.

1
Câu 9. Đặt điện áp xoay chiều ở hai đầu mạch điện thuần trở sẽ có dòng điện qua mạch.
Tìm hệ số công suất của mạch?
A. cos = 1 B. cos = 0 C. cos = 0,8 D. cos = 0,9

Câu 10. Công thức nào sau đây là không đúng khi tính công suất phản kháng Q của mạch
xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp có điện áp nguồn U và dòng điện I chạy qua mạch.
A. Q = U.I B. Q = X.I2 C. Q = U.I sin D. Q = S.sin

Câu 11. Khi tính công suất tác dụng của mạch điện xoay chiều 1 pha với R, L, C mắc nối
tiếp có điện áp U và dòng điện I chay qua, ta sử dụng công thức:
A. P = U.I.cos B. P = U.I.sin C. P = UR.I D. P = U.I

Câu 12. Điện áp dây là điện áp đo được giữa:


A. Hai dây pha B. Ba dây pha
C. Một dây pha và một dây trung tính D. Hai dây pha và một dây trung tính

Câu 13. Điện áp pha là điện áp đo được giữa:


A. 1 dây pha và 1 dây trung tính B. 2 dây pha, 1 dây nối đất
C. 2 dây pha, 1 dây trung tính D. 3 dây pha, 1 dây trung tính

Câu 14. Nguồn ba pha đấu sao đối xứng ta có:


A. Ud = Up B. Ud = Up
C. Id = Ip D. Ud chậm pha so với Up

Câu 15. Đối với mạch điện ba pha đối xứng, quan hệ giữa dòng điện dây và dòng điện
pha mắc theo sơ đồ hình Y là:
A. Id = Ip B. Id = 3Ip C. Id = Ip D. Id = Ip

2. Phần câu hỏi cấp độ 2 (Phân tích):

Câu 1. Một bếp điện tiêu thụ công suất 960 W, với điện áp nguồn 220V. Tính điện trở
của bếp điện?
A. 50 () B. 25 () C. 15 () D. 20 ()

Câu 2. Cuộn dây có hệ số tự cảm 0,5 (H) đặt vào mạch xoay chiều có tần số 50 (Hz). Tìm
cảm kháng của mạch?
A. 157 () B. 15,7 () C. 31,4 () D. 314 ()

Câu 3. Một dòng điện 2 (A), tần số 50 Hz qua cuộn dây có điện cảm L = 0,6 (H) thì điện
áp đặt vào hai đầu cuộn dây là:
A. 376,8 (V) B. 110,8 (V) C. 220,8 (V) D. 440,8 (V)
2
Câu 4. Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch?
A. Trễ pha góc /2 so với dòng điện trong mạch
B. Trễ pha góc /4 so với dòng điện trong mạch
C. Sớm pha góc /2 so với dòng điện trong mạch
D. Sớm pha góc /4 so với dòng điện trong mạch

Câu 5. Mạch xoay chiều 1 pha có R, L, C mắc nối tiếp với R = 40 (), XL = 80 (), XC =
50 (). Tìm tổng trở của mạch?
A. 50 () B. 60 () C. 75 () D. 80 ()

Câu 6. Mạch xoay chiều 1 pha có R, L, C mắc nối tiếp, biết công suất phản kháng của
mạch là 1350 (VAR), hệ số công suất là 0,8. Tìm công suất tác dụng P của mạch?
A. 1800 (W) B. 1350 (W) C. 1500 (W) D. 2250 (W)

Câu 7. Mạch điện xoay chiều một pha có R, L, C nối tiếp, biết công suất phản kháng của
mạch là 2000 (VAr), hệ số công suất là 0,6. Tìm công suất biểu kiến S của mạch?
A. 2500 (VA) B. 2250 (VA) C. 1800 (VA) D. 1350 (VA)

Câu 8. Mạch xoay chiều RC không phân nhánh có R = 80 (), XC = 60 (). Tổng trở của
mạch?
A. Z = 80 - j60 () B. Z = 80 + j60 ()
0 0
C. Z = 100(cos36,87 - jsin36,87 ) () D. Z = 100- 36,860 ()

Câu 9. Cho các phức Z1 = -5 + j6, Z2 = 8 - j6. Tìm phức hiệu Z = Z1 - Z2.
A. Z = -13 + j12 B. Z = j12 C. Z = 3 D. Z = 3

Câu 10. Cho Z1 = 10 370 và Z2 = 5 530. Tính Z1 x Z2?


A. 50900 B. 50-160 C. 50160 D. 2-160

3. Phần câu hỏi cấp độ 3 (Tổng hợp, đánh giá, vận dụng):

Câu 1. Với mạch điện được cho như hình vẽ, có:

3
A. 4 nút, 6 nhánh B. 4 nút, 7 nhánh
C. 3 nút, 6 nhánh D. 3 nút, 7 nhánh

Câu 2. Với mạch điện được cho như hình vẽ, có:

A. 7 mạch vòng B. 6 mạch vòng


C. 5 mạch vòng D. 8 mạch vòng

Câu 3. Với mạch điện được cho như hình vẽ, có:

A. 5 nhánh, 6 vòng B. 4 nhánh, 6 vòng


C. 5 nhánh, 5 vòng D. 4 nhánh, 3 vòng

Câu 4. Với mạch điện được cho như hình vẽ, có:

A. 3 nút, 7 vòng B. 2 nút, 7 vòng


C. 3 nút, 6 vòng D. 3 nhánh, 8 vòng

4
Câu 5. Mạch xoay chiều một pha có R, L, C mắc nối tiếp, có điện áp u = 120 sin(100t
+ 36,870) (V), dòng điện qua mạch I = 2,4 sin 100t (A). Tìm tổng trở của mạch?
A. 50 () B. 40 () C. 35 () D. 60 ()

Câu 6. Cuộn dây có cảm kháng 80 () nối với tụ điện có dung kháng 20 () đặt vào
mạch điên xoay chiều có dòng điện 5 (A) chạy qua. Tìm công suất phản kháng của mạch?
A. 1500 (VAr) B. 850 (VAr) C. 750 (VAr) D. 1800 (VAr)

Câu 7. Mạch điện xoay chiều một pha có R, L, C mắc nối tiếp có công suất phản kháng là
1350 (VAr), hệ số công suất là 0,8. Công suất tác dụng và công suất toàn phần của mạch?
A. 1800 (W); 2250 (VA) B. 1800 (W); 2550 (VA)
C. 1800 (W); 1750 (VA) D. 1800(W); 1350 (VA)

Câu 8. Mạch xoay chiều một pha có R, L, C mắc nối tiếp, biết: R = 40 (), XL = 70 (),
XC = 40 (), điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch là u = 220 sin 100 t (V). Tìm dòng
điện hiệu dụng qua mạch?
A. 4,4 (A) B. 5,5 (A) C. 6,22(A) D. 7,77 (A)

Câu 9. Cuộn dây gồm R, L đặt vào mạch điện xoay chiều 1 pha có điện áp u =
120 sin(100t+53,130) (V) và dòng điện qua mạch i = 2,4 sin100t (A). Tìm công
suất tác dụng của mạch?
A. 172,8 (W) B. 232,8 (W) C. 252,8 (W) D. 262,8 (W)

Câu 10. Mạch xoay chiều ba pha có R, L, C mắc nối tiếp. Biết công suất tác dụng 1800
(W), hệ số công suất = 0,8. Tính công suất phản kháng và công suất toàn phần của mạch?
A. 1350 (VAr); 2250 (VA) B. 1350 (VAr); 2500 (VA)
C. 1800 (VAr); 2250 (VA) D. 1800 (VAr); 3250 (VA)

CHƯƠNG 2:
MÁY BIẾN ÁP

1. Phần câu hỏi cấp độ 1 (Khái niệm):

Câu 1. Máy biến áp là một thiết bị dùng để:


A. Biến đổi điện năng xoay chiều có điện áp thay đổi nhưng tần số không đổi
B. Biến đổi năng lượng trong hệ lưới điện xoay chiều ra một chiều
C. Biến đổi điện năng xoay chiều ra xoay chiều có tần số thay đổi
D. Tất cả đều sai

Câu 2. Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là sai?


5
A. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
B. Máy biến áp có thể tăng điện thế.
C. Máy biến áp có thể giảm hiệu điện thế.
D. Máy biến áp dùng để thay đổi cường độ dòng điện

Câu 3. Điện áp đầu vào của máy biến áp được gọi là:
A. Điện áp sơ cấp B. Điện áp phụ tải
C. Điện áp thứ cấp D. Điện áp nguồn

Câu 4. Máy biến áp có các dây quấn sơ cấp và thứ cấp được quấn chung với nhau gọi là:
A. Máy biến áp tự ngẫu. B. Máy biến áp đo lường.
C. Máy biến áp kiểu bọc. D. Máy biến áp kiểu lõi.

Câu 5. Phần lõi thép của máy biến áp có đặt các dây quấn được gọi là:
A. Trụ của lõi thép B. Cửa sổ của lõi thép
C. Chiều cao của lõi thép D. Gông của lõi thép

Câu 6. Ở tần số công nghiệp 50 Hz thì lá thép kỹ thuật điện có độ dầy khoảng?
A. 0,35  0,5 mm B. 0,5  0,7 mm
C. 0,1  0,35 mm D. 0,35  0,7 mm

Câu 7. Lõi thép của máy biến áp được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện để:
A. Giảm tổn hao do dòng điện xoáy
B. Giảm tổn hao do từ trễ
C. Giảm tổn hao công suất phản kháng
D. Giảm tổn hao công suất tác dụng

Câu 8. Tác dụng của lõi thép máy biến áp?


A. Dùng để dẫn từ và làm khung để đặt dây quấn
B. Dùng để dẫn từ, chịu được lực cơ học do tương tác giữa từ trường và dòng điện trong
các cuộn dây máy biến áp
C. Dùng để dẫn từ, tạo ra các khoảng cách cách điện an toàn cho máy biến áp
D. Dùng để làm khung đặt các dây quấn, tạo ra các khoảng cách cách điện an toàn cho
máy biến áp

Câu 9. Nguyên tắc làm việc của máy biến áp dựa trên hiện tượng:
A. Cảm ứng điện từ B. Hỗ cảm
C. Tự cảm và hỗ cảm D. Khuếch tán

Câu 10. Khi có dòng điện xoay chiều đi vào cuộn dây sơ cấp của máy biến áp sẽ sinh ra:
A. Từ trường biến thiên B. Từ trường đều
C. Từ trường quay D. Từ trường đập mạch
6
Câu 11. Máy biến áp được sử dụng trong lưới điện:
A. Lưới điện xoay chiều B. Lưới điện một chiều
C. Lưới điện một chiều lẫn xoay chiều D. Lưới điện một chiều tần số cao

Câu 12. Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn
thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng:
A. Giảm điện áp mà vẫn giữ nguyên tần số của dòng điện xoay chiều
B. Tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều
C. Tăng điện áp mà vẫn giữ nguyên tần số của dòng điện xoay chiều
D. Giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều

Câu 13. Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn thứ cấp nhiều hơn số vòng dây của
cuộn sơ cấp. Máy biến áp này có tác dụng:
A. Tăng điện áp và giữ nguyên tần số của dòng điện xoay chiều
B. Tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều
C. Giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều
D. Giảm điện áp và giữ nguyên tần số của dòng điện xoay chiều

Câu 14. Công suất định mức của máy biến áp 1 pha thường được ghi dưới dạng công suất
nào?
A. Công suất biểu kiến (VA)
B. Công suất tác dụng (W)
C. Công suất phản kháng (VAr)
D. Công suất tác dụng, phản kháng và biểu kiến

Câu 15. Trong một máy biến áp 1 pha có số vòng dây cuộn thứ cấp nhiều hơn số vòng
dây cuộn sơ cấp. Thì máy có tác dụng:
A. Tăng điện áp và giảm cường độ dòng điện
B. Giảm điện áp và tăng cường độ dòng điện
C. Tăng điện áp và tăng cường độ dòng điện
D. Giảm điện áp và giảm cường độ dòng điện

2. Phần câu hỏi cấp độ 2 (Phân tích):

Câu 1. Tại sao không nên vận hành máy biến áp lúc không tải hoặc non tải?
A. Vì hệ số cos của máy biến áp khi đó thấp
B. Vì không tận dụng hết công suất của máy biến áp
C. Vì tổn hao công suất trên đường dây tải điện tăng
D. Vì tổn hao điện áp trên đường dây tải điện tăng

7
Câu 2. Một máy biến áp dùng làm máy hạ thế gồm cuộn dây 100 vòng và cuộn dây 500
vòng. Bỏ qua tổn hao. Khi nối máy biến áp với nguồn điện có hiệu điện thế u =
1002cos100t (V) thì điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là:
A. 20V B. 10V C. 50V D. 500V

Câu 3. Đặc tính của máy biến áp 1 pha là:


A. Từ thông chính trong mạch do dòng sơ cấp tạo ra
B. Hoạt động được ở điện áp xoay chiều
C. Không hoạt động được ở điện áp xoay chiều
D. Từ thông chính trong mạch do dòng thứ cấp tạo ra

Câu 4. Một máy biến áp 1 pha đấu vào lưới điện có điện áp 220 (V), biết cuộn thứ cấp có
296 vòng, và điện áp phía thứ cấp là 110 (V). Tìm tỷ số biến áp ku và số vòng dây cuộn
sơ cấp?
A. ku = 2 và 592 (vòng) B. ku = 2 và 148 (vòng)
C. ku = 0,5 và 148 (vòng) D. ku = 0,5 và 592 (vòng)

Câu 5. Một máy biến áp 1 pha có tỉ số biến áp k = 15, cuộn dây quấn đầu vào là 300
vòng. Tính số vòng dây quấn đầu ra? Cho biết đây là máy tăng áp hay giảm áp?
A. 20 vòng; máy giảm áp B. 285 vòng; máy giảm áp
C. 450 vòng; máy tăng áp D. 4500 vòng; máy tăng áp

Câu 6. Máy biến áp một pha có cuộn thứ cấp là 500 vòng, tỉ số biến dòng ki = 5. Cho biết
đây là máy biến áp tăng hay giảm áp, suy ra số vòng dây cuộn sơ cấp là:
A. 100 vòng, máy tăng áp B. 150 vòng, máy giảm áp
C. 2500 vòng, máy tăng áp D. 250 vòng, máy giảm áp

Câu 7. Để biến đổi điện áp ba pha trong hệ thống điện ba pha:


A. Người ta sử dụng máy biến áp ba pha hoặc ba máy biến áp một pha
B. Người ta chỉ sử dụng máy biến áp ba pha
C. Người ta sử dụng máy biến áp hai pha và máy biến áp một pha
D. Người ta chỉ sử dụng ba máy biến áp một pha

Câu 8. Kiểu nối dây máy biến áp ba pha như hình vẽ là:

8
A. Sơ cấp đấu sao / thứ cấp đấu sao
B. Sơ cấp đấu sao / thứ cấp đấu tam giác
C. Sơ cấp đấu tam giác / thứ cấp đấu tam giác
D. Sơ cấp đấu tam giác / thứ cấp đấu sao

Câu 9. Kiểu nối dây máy biến áp ba pha như hình vẽ là:

A. Sơ cấp đấu sao / thứ cấp đấu tam giác


B. Sơ cấp đấu sao / thứ cấp đấu sao
C. Sơ cấp đấu tam giác / thứ cấp đấu tam giác
D. Sơ cấp đấu tam giác / thứ cấp đấu sao

Câu 10. Ký hiệu tổ nối dây Y/Y-9 của tổ máy biến áp 3 pha thì có góc lệch pha giữa điện
áp dây sơ cấp và thứ cấp là:
A. 2700 B. 900 C. 1800 D. 2100

3. Phần câu hỏi cấp độ 3 (Tổng hợp, đánh giá, vận dụng):

Câu 1. Một máy biến áp lý tưởng có tỷ số vòng dây quấn cuộn sơ cấp là w1 và cuộn thứ
cấp w2 là 3. Biết dòng điện trong cuộn sơ cấp và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn sơ cấp là
I1 = 6A và U1 = 120V. Hỏi cường dộ dòng điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ
cấp là:
A. 18A và 40 V B. 18A và 360 V C. 2A và 40 V D. 2A và 360 V

9
Câu 2. Một máy biến áp lý tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp là 500 vòng, cuộn thứ cấp
là 50 vòng. Điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch thứ cấp là 100V và 10A.
Hỏi điện áp và cường dộ dòng điện hiệu dụng ở mạch sơ cấp là:
A. 1000V; 1A B. 1000V; 100A C. 100V; 10A D. 10V; 1A

Câu 3. Một máy biến áp lý tưởng có tỷ số vòng dây quấn cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là
0,05. Điện áp đưa vào cuộn sơ cấp có giá trị hiệu dụng là 120 V và tần số 50 Hz. Điện áp
hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp là:
A. 2,4 kV và tần số 50 Hz B. 1,2 kV và tần số 50 Hz
C. 6 V và tần số 60 Hz D. 6 V và tần số 50 Hz

Câu 4. Một máy biến áp 1 pha đấu vào mạng điện xoay chiều có điện áp 220 (V), biết
cuộn sơ cấp có 900 vòng. Biết tỉ số biến áp là 5, tìm số vòng dây quấn cuộn thứ cấp và
điện áp tải?
A. 180 vòng và 44 (V) B. 180 vòng và 24 (V)
C. 450 vòng và 110 (V) D. 240 vòng và 110 (V)

Câu 5. Thông số một máy biến áp một pha có: Sđm= 2,5kVA; U1đm = 220V; U2đm = 100V.
Tính dòng điện định mức sơ cấp và thứ cấp của máy.
A. I1đm = 11,36 (A); I2đm = 25 (A); B. I1đm = 25 (A); I2đm = 11,36 (A);
C. I1đm = 0,011 (A); I2đm = 0,025 (A); D. I1đm = 11,36 (A); I2đm = 22,72 (A);

Câu 6. Để cấp điện cho một phụ tải có công suất 2,2 kW, điện áp 110V, hệ số cos = 0,8.
Người ta sử dụng một máy biến áp một pha để giảm áp từ lưới điện có điện áp 220V-
50Hz. Tính dòng điện sơ cấp và dòng điện thứ cấp của máy biến áp khi làm việc?
A. I2 = 25 (A), I1 = 12,5 (A) B. I2 = 12,5 (A), I1 = 25 (A)
C. I2 = 0,25 (A), I1 = 0,125 (A) D. I2 = 25 (A), I1 = 50 (A)

Câu 7. Một phụ tải có công suất 2,2 kW, điện áp 110V, hệ số cos = 0,8. Người ta sử
dụng một máy biến áp một pha để cấp điện cho tải hoạt động được lấy điện từ nguồn có
điện áp 220V-50Hz. Cho biết cần sử dụng một máy biến áp có công suất tối thiểu bằng
bao nhiêu?
A. 2,75 (kVA) B. 1,375 (kVA) C. 5,5 (kVA) D. 3,75 (kVA)

Câu 8. Cho máy biến áp một pha lý tưởng (không bị sụt áp, không tổn hao, dòng điện
không tải bằng không) có tỉ số vòng dây quấn là 440 : 800. Phía sơ cấp đấu vào nguồn
điện áp 220V, phía thứ cấp cung cấp cho phụ tải có công suất 10kVA. Tính điện áp trên
tải, dòng điện thứ cấp máy biến áp.
A. U2 = 400 V; I2 = 25 A B. U2 = 121 V; I2 = 45,4 A
C. U2 = 400 V; I2 = 45,4 A D. U2 = 121V; I2 = 82,6 A

10
Câu 9. Máy biến áp 1 pha có công suất Sđm =35kVA, điện áp phía sơ cấp đo được 1,5kV,
điện áp thứ cấp là 220V. Tính dòng điện định mức trong dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
A. I1đm = 23,33 A; I2đm = 159 A B. I1đm = 2,33 A; I2đm = 159 A
C. I1đm = 159 A; I2đm = 23,33 A D. I1đm = 15,9 A; I2đm = 23,33 A

Câu 10. Máy biến áp 3 pha nối Y/Δ có điện áp sơ cấp định mức 22kV; dòng điện sơ cấp
định mức là 1,18A. Tính dung lượng máy biến áp và dòng điện định mức thứ cấp khi biết
điện áp định mức thứ cấp là 400V.
A. Sđm = 45kVA; I2đm = 65 A B. Sđm = 65kVA; I2đm = 45 A
C. Sđm = 26kVA; I2đm = 37,5 A D. Sđm = 45kVA; I2đm = 112,5 A

CHƯƠNG 3:
ĐỘNG CƠ ĐIỆN

1. Phần câu hỏi cấp độ 1 (Khái niệm):

Câu 1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện không đồng bộ ba pha dựa trên:
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Hiện tượng tự cảm
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ và lực từ tác dụng lên dòng điện
D. Hiện tượng tự cảm và lực từ tác dụng lên dòng điện

Câu 2. Về cấu tạo, phần cảm của máy điện không đồng bộ là:
A. Stator (phần tĩnh) B. Mạch điện dây quấn stator
C. Rotor (phần quay) D. Mạch điện dây quấn rotor

Câu 3. Về cấu tạo, phần ứng của máy điện không đồng bộ là:
A. Rotor (phần quay) B. Stator (phần tĩnh)
C. Mạch điện dây quấn stator D. Mạch điện dây quấn rotor

Câu 4. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha có tần số 50Hz, tốc độ 1500 v/p tương
ứng với số đôi cực p = 2. Khi số đôi cực tăng lên gấp đôi thì:
A. Tốc độ động cơ giảm đi một nửa B. Tốc độ động cơ thay đổi nhiều
C. Tốc độ động cơ không thay đổi D. Tốc độ động cơ tăng lên gấp đôi

Câu 5. Khi làm việc, tần số dòng điện trong stator f1 và rotor f2 động cơ không đồng bộ
ba pha có quan hệ:
A. f2 = s.f1 B. f1 = s.f2 C. f2 = f1 D. f2 = f1 - f

Câu 6. Gọi f là tần số của dòng điện xoay chiều 3 pha, f1 là lần số của từ trường quay, f2
là tần số của dây quấn rô to động cơ. Quan hệ giữa f, f1, f2:
A. f = f1 > f2 B. f = f1 < f2 C. f2 = f1 > f D. f = f2 > f1

11
Câu 7. Một động cơ điện xoay chiều có 2 cặp cực. Đấu vào nguồn điện xoay chiều có tần
số 50 Hz. Hỏi tốc độ quay của từ trường trên dây quấn stato?
A. 1500 vg/ph B. 1000 vg/ph C. 3000 vg/ph D. 2000 vg/ph

Câu 8. Trên nhãn của động cơ điện không đồng bộ 3 pha ghi: Y/ - 380/220V. Nếu
nguồn cấp có điện áp Ud = 380V, để động cơ hoạt động đúng chế độ thì bộ dây quấn của
động cơ được đấu theo sơ đồ:
A. Y B.  C. Y/ D. /Y

Câu 9. Trên nhãn của động cơ điện không đồng bộ 3 pha có ghi: Y/ - 660/380V. Nếu
nguồn cấp có điện áp Ud = 380V, để động cơ hoạt động đúng chế độ thì bộ dây quấn của
động cơ được đấu theo sơ đồ:
A.  B. Y C. Y/ D. /Y

Câu 10. Dây quấn stator của một động cơ điện ba pha, đấu theo sơ đồ hình Y, làm việc
với nguồn 3 pha đối xứng có Ud = 380V, thì điện áp đặt vào mỗi pha dây quấn của động
cơ có giá trị là:
A. 220V B. 380V C.127V D. 190V

Câu 11. Cho biết sơ đồ dây quấn stato của động cơ điện được đấu như hình vẽ là:

A. Dây quấn stato động cơ điện đấu hình sao


B. Dây quấn stato động cơ điện đấu hình sao nối tiếp
C. Dây quấn rôto động cơ điện đấu hình sao
D. Dây quấn rôto động cơ điện đấu hình sao nối tiếp

Câu 12. Sơ đồ dây quấn stato của động cơ điện được đấu như hình vẽ là của:

12
A. Động cơ điện ba pha ra 6 đầu dây đấu tam giác
B. Động cơ điện ba pha ra 6 đầu dây đâu tam giác nối tiếp
C. Động cơ điện một pha ra 6 đầu dây
D. Động cơ điện một pha có cuộn dây khởi động

Câu 13. Đảo chiều quay động cơ điện không đồng bộ 3 pha bằng cách:
A. Đảo thứ tự hai trong ba pha dây cấp nguồn
B. Đảo cách đấu dây từ hình Y sang hình 
C. Thay đổi số đôi cực của động cơ
D. Thay đổi vị trí lắp trục của động cơ

Câu 14. Nhược điểm của phương pháp khởi động trực tiếp động cơ không đồng bộ là:
A. Dòng mở máy lớn
B. Mômen khởi động nhỏ, thiết bị khởi động phức tạp
C. Thời gian khởi động lớn do quán tính của động cơ lớn
D. Chỉ áp dụng được với động cơ công suất lớn, còn động cơ công suất nhỏ không áp
dụng được

Câu 15. Dòng điện mở máy trực tiếp của động cơ điện vạn năng:
A. Imm khoảng 20  30 lần Iđm B. Imm khoảng 5  7 lần Iđm
C. Imm khoảng 10  20 lần Iđm D. Imm khoảng 3  5 lần Iđm

2. Phần câu hỏi cấp độ 2 (Phân tích):

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha:
A. Động cơ biến đổi điện năng thành cơ năng
B. Phần cảm của máy là rô to, phần ứng là stato
C. Tần số quay của rôto bao giờ cũng lớn hơn tần số quay của từ trường
D. Rôto của động cơ được cấu tạo dưới dạng lồng sóc để dễ thay điều chỉnh tốc độ

Câu 2. Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách:


A. Cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua 3 cuộn dây stato của động cơ không đồng
bộ ba pha
B. Cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện

13
C. Cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua 3 cuộn dây của stato động cơ không đồng
bộ ba pha
D. Cho dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện

Câu 3. Đặc điểm của từ trường quay động cơ điện không đồng bộ là:
A. Tốc độ từ trường quay phụ thuộc vào tần số dòng điện và số đôi cực dây quấn stator
B. Từ trường quay có tốc độ bằng tốc độ quay của rô to
C. Từ trường quay có tốc độ bằng tốc độ dòng điện trên dây quấn rô to
D. Tốc độ quay của từ trường dòng điện stator bằng s lần tốc độ quay của từ trường dòng
điện rotor

Câu 4. Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ
trường không đổi thì tốc độ quay của rô to:
A. Nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường
B. Lớn hơn tốc độ quay của từ trường
C. Luôn bằng tốc độ quay của từ trường
D. Có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường tuỳ thuộc vào phụ tải

Câu 5. Tốc độ của động cơ điện không đồng bộ ba pha:


A. Phụ thuộc vào tần số dòng điện ba pha và số đôi cực của máy điện
B. Phụ thuộc vào tốc độ quay rotor và điện kháng dây quấn stator
C. Phụ thuộc vào số đôi cực của máy điện và điện trở dây quấn stator
D. Phụ thuộc vào tần số của dòng điện ba pha và từ trường kích từ

Câu 6. Đối với máy điện không đồng bộ thì phát biểu nào sau đây là sai:
A. Tốc độ quay của rotor luôn lớn hơn tốc độ quay của từ trường quay
B. Tốc độ động cơ có thể thay đổi khi thay đổi tần số của dòng điện stator
C. Mô men cực đại luôn phụ thuộc vào điện áp đặt vào stator động cơ điện
D. Hệ số trượt sm luôn thay đổi khi thay đổi điện trở phụ đặt vào dây quấn rotor

Câu 7. Tần số sức điện động của một động cơ điện không đồng bộ ba pha là bao nhiêu
khi biết động cơ có 6 cực và tốc độ là 1500 v/p.
A. f = 75 Hz B. f = 85 Hz C. f = 55 Hz D. f = 65 Hz

Câu 8. Công suất định mức Pđm của động cơ điện không đồng bộ là:
A. Công suất cơ có ích trên đầu trục động cơ
B. Công suất điện cấp cho động cơ làm việc
C. Công suất điện trên dây quấn rôto của động cơ
D. Công suất điện trên dây quấn stato của động cơ

14
Câu 9. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha có điên áp định mức là 220V, cường độ
dòng điện 0,5A và hệ số công suất là 0,8. Biết công suất định mức ở đầu trục động cơ là
146W. Hiệu suất của động cơ là:
A. 0,96 B. 0,98 C. 0,89 D. 0,92

Câu 10. Động cơ không đồng bộ ba pha có thể:


A. Khởi động trực tiếp, khởi động gián tiếp qua cuộn cảm, qua máy biến áp tự ngẫu, đổi
nối Y/
B. Khởi động trực tiếp, khởi động gián tiếp qua cuộn cảm, máy biến áp tự ngẫu
C. Khởi động trực tiếp bằng đổi nối sao - tam giác
D. Khởi động trực tiếp qua cuộn cảm, qua máy biến áp tự ngẫu, đổi nối Y/

3. Phần câu hỏi cấp độ 3 (Tổng hợp, đánh giá, vận dụng):

Câu 1. Hãy xác định hệ số công suất của động cơ điện không đồng bộ 3 pha có các số
liệu sau: Pđm = 37kW, Uđm = 380V; Iđm = 140,26 A, đm = 0,89.
A. cosφđm = 0,45 B. cosφđm = 0,8
C. cosφđm = 0,78 D. cosφđm = 0,6

Câu 2. Một động cơ không đồng bộ ba pha dây quấn stato nối hình tam giác, điện áp lưới
220V; 50 Hz. Số liệu động cơ: p = 2; cos = 0,82; = 0,837; s = 0,053. Tính tốc độ từ
trường quay trên dây quấn stato và tốc độ động cơ.
A. n = 1500 vg/ph; n1 = 1420 vg/ph B. n = 1500 vg/ph; n1 = 1450 vg/ph
C. n = 1500 vg/ph; n1 = 1440 vg/ph D. n = 1420 vg/ph; n1 = 1500 vg/ph

Câu 3. Một động cơ không đồng bộ 3 pha có Pđm = 22,8 kW, ký hiệu dây quấn nối Y/Δ -
380/220 V, làm việc với lưới có Ud = 380V, cosφđm = 0,88, hiệu suất ηđm = 0,87. Dây
quấn động cơ điện được đấu dây theo sơ đồ hình gì và tính dòng điện định mức động cơ:
A. Đấu Y, Iđm = 45,2 A B. Đấu , Iđm = 39,3 A
C. Đấu , Iđm = 45,2 A D. Đấu Y, Iđm = 39,3 A

Câu 4. Động cơ không đồng bộ ba pha có 4 cực, được cấp nguồn xoay chiều 3 pha tần số
50Hz, tốc độ định mức là 1425 vòng/phút. Xác định Tốc độ của từ trường quay và độ
trượt của động cơ khi tải định mức.
A. n1 = 1500 vg/ph; s = 0,05 B. n1 = 750 vg/ph; s = 0,05
C. n1 = 1500 vg/ph; s = 0,045 D. n1 = 750 vg/ph; s = 0,045

Câu 5. Một động cơ điện không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc có Pđm = 10 kw; Uđm =
220/380V, dây quấn đấu /Y, tốc độ quay nđm = 960 vg/ph, số cực 2p = 6, tần số f = 50

15
Hz, hệ số công suất cos = 0,8, hiệu suất  = 0,85. Tính dòng điện định mức của động cơ
tương ứng với các cấp điện áp làm việc định mức.
A. IđmY = 22,34 A, Iđm = 38,59 A B. IđmY = 38,69 A, Iđm = 66,84 A
C. IđmY = 12,89 A, Iđm = 22,28 A D. IđmY = 22,34 A, Iđm = 44,64 A

CHƯƠNG 4:
KHÍ CỤ ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ TRONG MẠCH ĐIỆN

1. Phần câu hỏi cấp độ 1 (Khái niệm):

Câu 1. Theo nguồn điện, khí cụ điện được chia thành:


A. Khí cụ điện một chiều, khí cụ điện xoay chiều, khí cụ điện hạ áp và cao áp
B. Khí cụ điện một chiều, khí cụ điện xoay chiều một pha, khí cụ điện xoay chiều ba pha
C. Khí cụ điện xoay chiều, khí cụ điện một chiều, khí cụ điện hạ áp
D. Khí cụ điện xoay chiều một pha, khí cụ điện xoay chiều ba pha

Câu 2. Trạng thái làm việc bình thường của khí cụ điện là trạng thái:
A. Các thông số làm việc đều nằm trong giá trị định mức
B. Nhiệt độ cho phép làm việc vượt quá giới hạn
C. Tất cả các thông số đạt giá trị định mức trừ một thông số vượt quá giá trị cho phép
D. Tất cả các thông số làm việc đều phải cao hơn giá trị định mức

Câu 3. Điều kiện chọn khí cụ điện để lắp đặt vào mạch điện:
A. Điện áp định mức, dòng điện định mức
B. Dòng điện, điện trở và tần số làm việc
C. Công suất và điện áp sử dụng
D. Công suất định mức và dòng điện định mức

Câu 4. Khí cụ đóng, cắt mạch điện gồm:


A. Cầu dao, công tắc, áp tô mát
B. Cầu chì, rơ le, công tắc, áp tô mát
C. Nút ấn, bộ khống chế, công tắc hành trình
D. Công tắc tơ, khởi động từ

Câu 5. Khí cụ bảo vệ mạch điện gồm:


A. Cầu chì, áp tô mát, rơ le
B. Cầu dao, công tắc, áp tô mát
C. Cầu chì, rơ le, công tắc, áp tô mát
D. Công tắc tơ, khởi động từ, bộ khống chế

Câu 6. Khí cụ điều khiển mạch điện:


A. Nút ấn, bộ khống chế, công tắc hành trình, công tắc tơ
B. Nút ấn, bộ khống chế, cầu dao, công tắc hành trình
16
C. Nút ấn, bộ khống chế, công tắc tơ, rơ le
D. Nút ấn, bộ khống chế, cầu dao, cầu chì, công tắc tơ

Câu 7. Khí cụ điều khiển và bảo vệ động cơ điện gồm:


A. Khởi động từ B. Công tắc tơ C. Bộ khống chế D. Áp tô mát

Câu 8. Một trong các thông số cơ bản ghi trên nhãn của cầu dao là:
A. Điện áp và dòng điện định mức B. Công suất và dòng điện định mức
C. Điện áp và dòng điện sử dụng D. Công suất và dòng điện sử dụng

Câu 9. Theo kết cấu, ta có:


A. Áp tô mát loại 1 cực, 2 cực và 3 cực
B. Áp tô mát nhiệt, áp tô mát điện từ, áp tô mát điện từ - nhiệt
C. Áp tô mát 1 pha, áp tô mát ba pha
D. Áp tô mát dòng điện, áp tô mát điện áp

Câu 10. Cầu chì là một loại khí cụ điện dùng để:
A. Bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự cố ngắn mạch
B. Bảo vệ thiết bị và lưới điện khi có sự cố quá tải
C. Bảo vệ quá tải thiết bị điện và đường dây tải điện
D. Bảo vệ quá áp thiết bị và đường dây tải điện

Câu 11. Thành phần chính cơ bản của cầu chì là:
A. Phần tử ngắt mạch B. Lưỡi dao
C. Cuộn dây D. Ống thủy tinh

Câu 12. Nút nhấn là khí cụ điện:


A. Dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau
B. Dùng để đóng ngắt và bảo vệ các mạch điện từ xa
C. Dùng để đóng ngắt các thiết bị điện từ khác nhau
D. Dùng đóng ngắt và bảo vệ từ xa các thiết bị

Câu 13. Công tắc tơ thường có bao nhiêu bộ tiếp điểm chính:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Câu 14. Điện áp định mức của công tắc tơ là:


A. Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại
B. Điện áp đặt vào hai đầu cực của tiếp điểm chính
C. Điện áp đặt vào hai đầu cực của tiếp phụ
D. Điện áp cho phép tiếp điểm chính làm việc bình thường

Câu 15. Hệ thống tiếp điểm của công tắc tơ gồm:


17
A. Tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ
B. Tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, tiếp điểm tác động trễ
C. Tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, tiếp điểm liên động
D. Tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, tiếp điểm bảo vệ

2. Phần câu hỏi cấp độ 2 (Phân tích):

Câu 1. Khí cụ điện được chia thành các nhóm chính:


A. Khí cụ đóng, cắt; bảo vệ và điều khiển mạch điện
B. Khí cụ điều khiển, bảo vệ thiết bị điện
C. Khí cụ điều khiển, đo lường và bảo vệ thiết bị điện
D. Khí cụ đóng, cắt, bảo vệ mạch điện

Câu 2. Cầu dao là một loại khí cụ:


A. Đóng, ngắt dòng điện bằng tay đơn giản nhất được sử dụng trong các mạch điện hạ áp
B. Bảo vệ mạch điện bằng tay đơn giản nhất được sử dụng trong các mạch điện hạ áp
C. Điều khiển mạch điện bằng tay đơn giản nhất được sử dụng trong các mạch điện hạ áp
D. Điều khiển dòng điện bằng tay đơn giản nhất trong các hệ thống điện hạ áp

Câu 3. Công tắc là một loại khí cụ điện dùng để đóng, ngắt mạch điện gồm:
A. Công tắc đóng ngắt trực tiếp; công tắc chuyển mạch; công tắc hành trình
B. Công tắc thường, công tắc chuyển mạch, công tắc hành trình
C. Công tắc đóng ngắt trực tiếp, đóng ngắt gián tiếp
D. Công tắc đóng ngắt mạch điện xoay chiều, mạch điện một chiều

Câu 4. Áptômát (cầu dao tự động) là loại khí cụ điện:


A. Dùng để đóng ngắt điện bằng tay, hoặc có thể tự động ngắt mạch điện khi có sự cố
B. Dùng để điều khiển mạch điện bằng tay hoặc tự động khi mạch điện có sự
C. Dùng để điều khiển, bảo vệ mạch điện bằng tay
D. Dùng để đóng điện bằng tay và ngắt mạch điện khi có sự

Câu 5. Rơ le điện từ là:


A. Khí cụ điện tự động được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa và cung cấp điện
B. Khí cụ đóng cắt mạch điện điều khiển, dùng bảo vệ sự làm việc của mạch điện
C. Khí cụ tự động đóng mạch điện điều khiển, dùng để bảo vệ sự cố quá tải
D. Khí cụ điện quan trọng trong việc bảo vệ mạch điện

Câu 6. Theo cấu tạo, công tắc hành trình được chia thành:
A. Kiểu nút ấn, kiểu tỳ, kiểu quay
B. Kiểu nút ấn, kiểu tỳ, kiểu gạt bằng một lực điện động
C. Kiểu nút ấn, kiểu tỳ, kiểu quay bằng điều khiển từ xa
D. Kiểu nút ấn điều khiển từ xa

18
Câu 7. Công tắc tơ là khí cụ điện dùng để:
A. Đóng cắt mạch điện từ xa, thao tác bằng tay hoặc tự động
B. Đóng cắt mạch điện từ xa và bảo vệ quá tải
C. Đóng cắt mạch điện từ xa và bảo vệ ngắn mạch
D. Đóng mạch điện từ xa, tự động đóng mạch thông qua mạch điều khiển

Câu 8. Khởi động từ gồm những thiết bị nào?


A. Công tắt tơ và rơ le nhiệt B. Công tắt tơ và rơ le dòng điện
C. Rơ le nhiệt và rơ le điện áp D. Rơ le nhiệt và rơ le dòng điện

Câu 9. Khởi động từ đơn là khởi động từ gồm:


A. 1 công tắc tơ và 1 rơ le nhiệt B. 1 công tắc tơ và 1 áp tô mát
C. 1 áp tô mát và 1 rơ le nhiệt D. 1 công tắc tơ và 1 điện trở

Câu 10. Khởi động từ kép là khởi động từ gồm:


A. 2 công tắc tơ và 1 rơ le nhiệt B. 2 công tắc tơ và 1 áp tô mát
C. 2 áp tô mát và 2 rơ le nhiệt D. 2 công tắc tơ và 1 điện trở

3. Phần câu hỏi cấp độ 3 (Tổng hợp, đánh giá, vận dụng):

Câu 1. Khí cụ điện là những thiết bị điện hoặc cơ cấu điện dùng để:
A. Đóng cắt, bảo vệ các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong
trường hợp có sự cố; Điều khiển các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ
chúng trong các trường hợp sự cố
B. Đóng cắt, bảo vệ các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong
trường hợp có sự cố
C. Điều khiển các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường
hợp sự cố.
D. Tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ
chúng trong các trường hợp sự cố.

Câu 2. Bộ khống chế là khí cụ điện dùng để:


A. Điều khiển gián tiếp các động cơ điện công suất lớn và đôi khi được dùng đóng cắt
trực tiếp các động cơ có công suất bé
B. Điều khiển gián tiếp và trực tiếp các động cơ điện công suất lớn
C. Điều khiển gián tiếp các động cơ điện công suất lớn. Đôi khi được dùng đóng cắt trực
tiếp các mạch điện có công suất lớn.
D. Điều khiển gián tiếp và trực tiếp các động cơ điện, hệ thống điện có công suất lớn

Câu 3. Công tắc hành trình là khí cụ điện dùng để:


A. Đóng cắt ở mạch điện điều khiển nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc
B. Đóng mở trực tiếp động cơ công suất nhỏ hoặc dùng để đổi nối, khống chế các mạch
19
điều khiển và tín hiệu
C. Đóng cắt, chuyển đổi mạch điều khiển các công tắc tơ, khởi động từ, rơ le, các dụng
cụ đo lường
D. Bảo vệ các mạch điều khiển và tín hiệu, các công tắc tơ, khởi động từ, rơ le, các dụng
cụ đo lường

Câu 4. Khởi động từ là một loại khí cụ điện dùng để:


A. Đóng cắt mạch điện từ xa, đảo chiều và bảo vệ quá tải cho động cơ
B. Đóng cắt mạch điện từ xa và bảo vệ sụt áp
C. Đóng cắt mạch điện từ xa và bảo vệ ngắn mạch
D. Đóng mạch điện từ xa, tự động đóng mạch thông qua mạch điều khiển

Câu 5. Nhóm khí cụ điện nào sau đây được dùng trong mạch điện điều khiển đảo chiều
quay động cơ điện không đồng bộ 3 pha:
A. Hai công tắc tơ, một rơ le nhiệt B. Hai công tắc tơ, hai rơ le nhiệt
C. Một công tắc tơ, một rơ le nhiệt D. Một công tắc tơ, hai rơ le nhiệt

20

You might also like