Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

I.

CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO DÂN SỐ


Có nhiều phương pháp dự báo dân số khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp dự
báo này hay khác tuỳ thuộc vào mục tiêu cần đạt được, nguồn số liệu có thể có và
thời hạn dự báo.
Các phương pháp dự báo dân số thường được áp dụng rộng rãi là dự báo dựa vào
các biểu thức toán học và phương pháp dự báo thành phần.

1. Phương pháp ngoại suy xu thế


Nội dung của ngoại suy xu thế là nghiên cứu tiền sử của đối tượng dự báo và
chuyển tính quy luật đã phát hiện trong quá khứ, hiện tại sang tương lai. Phương
pháp này cho phép xác định dân số trong tương lai trên cơ sở xu hướng vận động
của tổng thể dân số trong quá khứ và hiện tại đồng thời giả thiết xu hướng đó vẫn
còn đúng trong tương lai ở thời điểm dự báo. Để xác định được ta cần có chuỗi
thời gian về dân số.
Các dạng hàm thường được sử dụng trong phân tích và dự báo dân số:
1.1 Hàm xu thế tuyến tính
Xu thế tuyến tính có dạng: Yt = a+b.t
Trong đó các hệ số a và b được xác định bằng phương pháp bình phương tối thiểu
theo chuỗi thời gian về dân số.
Xu thế tuyến tính cũng có thể được viết dưới dạng biến đổi : Pt = P0 ( 1+r.t)
Trong đó: Pt – là dân số năm t
P0 – là dân số năm gốc

r – tỷ suất tự nhiên

t – số thời kỳ nhiên cứu

1.2 Dạng hàm cấp số nhân


Hàm số này được áp dụng để dự báo khi tốc độ gia tăng dân số hàng năm không
thay đổi.

Pt = P0 (1 + r)t với r là tỷ lệ tăng dân số


1.3Dạng hàm số mũ

Dạng tổng quát là: Pt = Po.ert

Trong đó: e là cơ số lôgarit tự nhiên = 2,718...

Và er = (1 + r). Thay vào hàm gia tăng theo cấp số nhân, ta được hàm số mũ. Như
vậy, hàm số mũ là trường hợp đặc biệt của hàm gia tăng theo cấp số nhân. Và điều
kiện để áp dụng hàm gia tăng theo cấp số nhân cũng là điều kiện để áp dụng hàm
số mũ. Nghĩa là r (tốc độ tăng trưởng dân số) không đổi trong mọi khoảng thời
gian.

Áp dụng hàm số mũ để tính thời gian dân số tăng gấp đôi:

Nếu ta gọi T là thời gian để dân số tăng gấp đôi, thì

Pt = P0 .e rt = 2 P0

Giải phương trình này ta có ert = 2.Po

Và rt = ln 2 = 0,693 (làm tròn số = 0,7)

2. Phương pháp thành phần


Thực chất của phương pháp thành phần là dựa vào mức độ và xu hướng thay
đổi của ba yếu tố sinh, chết và di chuyển của dân số cùng với số lượng và cơ cấu
dân số theo giới tính và độ tuổi tại một thời điểm xác định sẽ dự báo số lượng và
cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi cho các thời điểm khác nhau trong tương
lai. Vì vậy, phương pháp thành phần có các ưu điểm sau:
(1) Đưa ra số liệu dự báo theo tuổi và giới tính
(2) Xem xét một cách rõ ràng xu hướng của các thành phần phát triển dân số là
sinh, chết và di cư. Nhờ phương pháp thành phần, có thể thấy được tác động của
một xu hướng xác định.
(3) Cho kết quả chính xác hơn so với các phương pháp dự báo khác do sử dụng mô
hình cụ thể về cấu trúc tuổi và giới tính và các mô hình sinh, chết và di cư theo
tuổi.
(4) Đơn giản hơn về khái niệm, về công thức tính toán và về cách tính toán so với
nhiều phương pháp khác.
(5) Sử dụng tối đa nguồn dữ liệu có được bao gồm cả những loại thông tin như kỳ
vọng và ước muốn về quy mô gia đình của các cặp vợ chồng được thu thập trong
nhiều cuộc điều tra mẫu quốc gia và địa phương.
Dự báo dân số bằng phương pháp thành phần cần có các thông tin đầu vào:
(i) Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi ban đầu (dân số gốc);
(ii) Các giả thiết về tử vong;
(iii) Các giả thiết về sinh;
(iv) Các giả thiết về di cư.
Khi phải dự báo dân số cả nước, khu vực thành thị, nông thôn, hay dự báo
cho các đơn vị cấp dưới, ví dụ cấp vùng, các thông tin đầu vào đã nêu trong các
mục từ (i) đến (iv) ở trên phải có cho cả nước, thành thị, nông thôn, hoặc cho vùng.
Phương pháp thành phần chuẩn đề cập dự báo dân số theo từng giai đoạn 5
năm một. Do vậy, các giả thiết về các thành phần biến động dân số phải biểu thị
cho thời điểm 5 năm một, hoặc cho các giai đoạn 5 năm một. Các giả thiết này phải
được thể hiện ở dạng các số đo khác nhau về sinh, chết và di cư.
Khi sử dụng phương pháp thành phần để dự báo dân số, kết quả dự báo có thể bao
gồm:
(i) Số lượng dân số theo giới tính và độ tuổi;
(ii) Các tỷ suất biến động dân số do sinh, chết và di chuyển.
Quá trình dự báo theo phương pháp thành phần bao gồm các bước tính toán
nhất định được lặp đi lặp lại cho từng giai đoạn dự báo, thường là 5 năm. Các bước
của phương pháp thành phần là:
Bước 1: Tính số người từ 5 tuổi trở lên sống đến cuối mỗi giai đoạn dự báo
Trong bước này sẽ sử dụng các giả thiết về mức độ chết trong tương lai, cụ
thể là các hệ số sống theo độ tuổi để xác định cơ cấu dân số theo giới tính và độ
tuổi vào cuối các giai đoạn dự báo theo công thức:
5 P1x+5 = 5P0X . 5SX (1)
trong đó:
5P1x+5 là dân số thuộc nhóm tuổi (x+5, x+10) tại cuối kỳ dự báo;
0
5P X là dân số thuộc nhóm tuổi (x, x+5) tại đầu kỳ dự báo;

5SX là hệ số sống của nhóm tuổi (x, x+5) trong giai đoạn dự báo x = 0, 5, 10...

Trong công thức (1), 5SX hệ số sống của nhóm tuổi (x, x+5) được tính từ bảng sống
như sau:
5 X S = 5Lx+5 /5Lx (2)
trong đó: 5Lx là số người đang sống trong nhóm tuổi (x, x+5) của bảng sống.
Về nguyên tắc, một dự báo dân số được chuẩn bị với sự liên kết với chương
trình phát triển được xây dựng cho chu kỳ 15-20 năm. Theo quan điểm này,
việctiến hành một dự báo theo phương pháp thành phần sẽ được lặp đi lặp lại cho
vài chu kỳ 5 năm.
Bước 2: Tính số người dưới 5 tuổi cuối kỳ dự báo
Số lượng người dưới 5 (0-4) tuổi vào cuối giai đoạn dự báo là số trẻ em sinh
trong kỳ dự báo còn sống được đến cuối kỳ dự báo. Bởi vậy, để tính toán được con
số này, trước tiên phải tính số trẻ em được sinh ra trong giai đoạn dự báo và sau đó
nhân số trẻ em sinh ra này với các hệ số sống phù hợp.
Số trẻ em sinh trong giai đoạn dự báo được tính từ các tỷ suất sinh theo các
giả thiết sinh và số phụ nữ trung bình trong độ tuổi sinh đẻ trong giai đoạn dự báo
và tỷ số giới tính khi sinh.
a) Số phụ nữ trung bình trong độ tuổi sinh đẻ trong giai đoạn dự báo
Số phụ nữ trung bình trong nhóm tuổi (x, x+5) trong giai đoạn dự báo được
tính bằng cách cộng số phụ nữ thuộc nhóm tuổi đó tại đầu và cuối giai đoạn dự
báo sau đó chia 2 (trung bình cộng), theo công thức:
5Pf,x = 1/2(5P0f,x + 5Pt f,x) (3)
trong đó:
0
5P f,x Số phụ nữ thuộc nhóm tuổi (x, x+5) đầu giai đoạn dự báo;
t
5P f,x Số phụ nữ thuộc nhóm tuổi (x, x+5) cuối giai đoạn dự báo.

b) Tính tổng số sinh trong giai đoạn dự báo


Số trẻ em sinh trong giai đoạn dự báo được tính dựa trên cơ sở số phụ nữ
trung bình trong độ tuổi sinh đẻ và tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi của giai
đoạn dự báo. Tổng số trẻ em sinh được tính theo công thức:
B = 5 ∑5Pf,x * 5ASFRx (4)
trong đó: 5ASFRx là tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ nhóm tuổi (x, x+5)
trong giai đoạn dự báo.
c) Tính số sinh riêng cho từng giới tính
Do số em gái dưới 5 tuổi (0-4 tuổi) vào cuối giai đoạn dự báo là số em gái
sinh ra trong kỳ dự báo còn sống được đến cuối kỳ dự báo nên nếu trong
công thức (4), tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi của phụ nữ biểu thị riêng
cho từng giới thì khi nhân số phụ nữ trung bình với ASFR của giới nào sẽ
được số sinh theo giới đó. Nếu tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi của phụ nữ
tính chung cho cả hai giới thì sau khi tính được tổng số sinh phải tách riêng
theo từng giới tính. Công việc này có thể thực hiện nhờ sử dụng tỷ số giới
tính khi sinh.

Giả sử:
B - Tổng số trẻ em sinh;
Bm - Số sinh trai;
Bf - Số sinh gái;
SRB Tỷ số giới tính khi sinh, được xác định bằng số sinh trai trên 100 sinh
gái. Khi đó, Bm + Bf = B và Bm/Bf = SRB, nên:
Bm = B*SRB/(1+SRB)
Bf = B*1/ (1+SRB) (5)

d) Xác định dân số dưới 5 tuổi theo từng giới tính


Sau khi xác định được số sinh trong giai đoạn dự báo theo từng giới, có thể
dễ dàng tính được dân số dưới 5 tuổi vào cuối kỳ dự báo nhờ hệ số sống từ khi
sinh đến 0-4 tuổi (khả năng sống từ khi sinh cho đến khi đạt 0-4 tuổi). Hệ số
sống từ khi sinh đến 0-4 tuổi được tính bằng cách chia số người đang sống
trong nhóm tuổi 0-4 của bảng sống (5L0) cho 5 lần số sinh ban đầu cũng của
bảng sống (l0):
5Pm,0 = Bm * 5Lm,0 / 5*l0
5Pf,0 = Bm * 5Lf,0 / 5*l0 (6)
trong đó:
P
5 m,0 Số em trai 0-4 tuổi vào cuối kỳ dự báo;
P
5 f,0 Số em gái 0-4 tuổi vào cuối kỳ dự báo;
5Lm,0 Số người đang sống trong nhóm tuổi 0-4 của bảng sống nam;
5Lf,0 Số người đang sống trong nhóm tuổi 0-4 của bảng sống nữ;
l0 Số sinh ban đầu của bảng sống (gốc của bảng sống);

Bước 3: Dự báo số di chuyển thuần


Số di chuyển thuần (tức là số chuyển đến trừ đi số chuyển đi) theo tuổi có
thể ước lượng được bằng cách nhân tỷ suất di chuyển thuần đặc trưng theo tuổi
với dân số theo tuổi vào cuối kỳ dự báo đã ước lượng được trong bước 1 và
bước 2.
Số lượng di chuyển thuần cho từng giới được xác định như sau:
5Mm,x = 5Pm,x * 5ASNMRm,x
5Mf,x = 5Pf,x * 5ASNMRf,x (7)
trong đó:
5Mm,x Số di cư thuần của nam giới độ tuổi x trong kỳ dự báo;
5Mf,x Số di cư thuần của nữ giới độ tuổi x trong kỳ dự báo;
5ASNMRf,x Tỷ suất di cư thuần đặc trưng theo tuổi và giới tính;
Cuối cùng, tổng dân số cuối kỳ dự báo sẽ tính được bằng cách cộng dân số
từ 5 tuổi trở lên của từng giới đã tính được trong bước 1 với dân số dưới 5 tuổi
của từng giới đã tính được trong bước 2 và số di cư thuần trong kỳ tính được
trong bước 3.

3. Phương pháp Ban thư ký Liên Hợp Quốc


Phương pháp Ban Thư ký Liên hợp quốc hay còn gọi là chỉ số chính xác giới
tính - tuổi Liên hợp quốc được sử dụng nhằm đánh giá mức độ sai sót của số
liệu về phân bố dân số theo giới tính và nhóm 5 độ tuổi. Chỉ số này bao gồm
việc cho điểm các tỷ số giới tính và tỷ số tuổi cho tất cả các nhóm 5 độ tuổi
trong khoảng tuổi từ 0 đến 74.
Để phân tích điểm tỷ số-giới tính, người ta đã tính hiệu số giữa tỷ số giới
tính ở một nhóm tuổi này so với nhóm tuổi liền kề trên và lấy số bình quân,
không tính đến dấu cộng, trừ, làm điểm tỷ số-giới tính (viết tắt là SRS-Sex
Ratio Score) nền.

Tỷ số tuổi được định nghĩa là tỷ số giữa những người ở một nhóm tuổi so
với số trung bình của những người ở hai nhóm tuổi bên cạnh như sau:

trong đó,
Px: dân số của nhóm tuổi cho trước, ví dụ 20-24
Px-1: dân số của nhóm tuổi liền trước, ở đây 15-19
Px+1: dân số của nhóm tuổi liền sau, ở đây 25-29.
Với một phân bố tuổi bình thường, tỷ số tuổi, khi biểu diễn bằng số phần
trăm, sẽ rất gần với 100. Do đó sẽ tính các chênh lệch so với 100 và lấy số bình
quân của chúng không kể dấu cộng, trừ làm điểm tỷ số - tuổi (viết tắt: ARS-Age
Ratio Score) gốc cho từng giới tính, cụ thể, ARSM là điểm tỷ số tuổi của nam
và ARSF là điểm tỷ số tuổi của nữ.
Vì tỷ số giới tính ổn định hơn, nên nó có quyền số lớn hơn trong điểm phối
hợp (viết tắt: JS-Joint Score), cụ thể điểm phối hợp thu được bằng cách cộng 3
lần điểm tỷ số - giới tính với điểm tỷ số - tuổi nam và điểm tỷ số - tuổi nữ.
Công thức tính:
JS = 3*SRS + ARSM + ARSF (3.2)
Dựa vào phân tích kinh nghiệm cách khai tuổi và giới tính trong các cuộc
tổng điều tra dân số của các nước phát triển và đang phát triển, Liên hợp quốc
khuyến nghị rằng cơ cấu tuổi và giới tính của một dân số sẽ (a) chính xác nếu
giá trị điểm chỉ số phối hợp dưới 20, (b) không chính xác nếu giá trị điểm chỉ số
phối hợp nằm giữa 20 và 40, và (c) rất không chính xác nếu giá trị của chỉ số
trên 401 . Nếu dân số với phân bố tuổi - giới tính có giá trị điểm chỉ số phối hợp
trên 40, thì số liệu có vấn đề về sai số chứ không phải do những dao động bất
thường trong các thành phần tạo ra biến động dân số (sinh, chết và di cư) và khi
sử dụng thực tế cần có sự điều chỉnh (chủ yếu bằng các phương pháp làm trơn).
Với các chỉ số thành phần (giới tính hoặc tuổi), cũng theo kinh nghiệm, nếu chỉ
số giới tính hay chỉ số tuổi có giá trị trên 10 được coi là ở mức “cao”, tức số
liệu về tuổi hoặc giới tính có sai số chứ không phải do những dao động bất
thường trong các thành phần tạo ra biến động dân số (sinh, chết và di cư).

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC


Có nhiều phương pháp được sử dụng để dự báo, được phân loại theo nhiều cách
thức khác nhau. Tùy theo mục đích dự báo có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Với đặc điểm về nguồn nhân lực và điều kiện số liệu thống kê về nguồn nhân lực
ở Việt Nam, có thể thấy các phương pháp dự báo nguồn nhân lực phổ biến là
phương pháp chuyên gia; ngoại suy xu thế, và mô hình hóa.
1. Phương pháp định tính
Các phương pháp định tính có thể sử dụng để dự báo nhu cầu nguồn nhân lực bao
gồm:

1.1 Tham khảo ý kiến chuyên gia.


Kết quả dự báo của phương pháp này là lời khuyên từ một nhóm chuyên gia với
kinh nghiệm dày dặn. Họ sẽ tiến hành bàn luận và xây dựng ý kiến, đưa ra dự báo
lẫn giải pháp phù hợp. Về ưu điểm, phương pháp này giúp làm rõ tình trạng nhân
lực một cách triệt để, và dự báo với góc nhìn đa chiều hơn. Tuy nhiên tồn tài một
nhược điểm là kết luận của các chuyên gia sẽ bị ảnh hưởng bởi những người còn
lại.

1.2 Phương pháp delphi.


Tương tự là tham khảo ý kiến chuyên gia như phương pháp trên. Tuy nhiên, họ
không được tập trung lại mà phải đưa ra những thông tin cố vấn một cách độc lập.
Hình thức có thể là mỗi người một phòng riêng, mỗi người 1 thời điểm hoặc mỗi
người sẽ viết kết quả của mình vào tệp tài liệu. Nhờ vậy mà dự báo của họ được
xây dựng khách quan hơn. Công việc của bạn là tổng hợp và quyết định phương án
phù hợp nhất.

2. Phương pháp định lượng


Song song với các phương pháp định tính (nghe lời khuyên từ chuyên gia), bạn vẫn
có thể áp dụng các phương pháp định lượng (sử dụng việc tính toán).

2.1 Phân tích xu hướng.


Những doanh nghiệp ổn định và không có quá nhiều thay đổi trong quá trình kinh
doanh, sản xuất sẽ phù hợp với phương pháp này. Phương pháp này yêu cầu thông
tin đầu vào bao gồm số lượng nhân viên theo từng giai đoạn. Từ đó, xây dựng biểu
đồ gồm 2 trục: trục tung (mốc thời gian) và trục hoành (số lượng nhân viên).
Thông qua biểu đồ, chúng ta phân tích xu hướng và dự báo nhu cầu nguồn nhân
lực trong tương lai. Vì dự báo chỉ dựa trên 2 yếu tố nên phương pháp này có độ
chính xác không cao, không thể hiện được sự tác động của các yếu tố khác đến kết
quả dự báo.

2.2 Phân tích tương quan.


Phương pháp này tối ưu hơn phương pháp xu hướng vì phân tích sự tương quan
giữa các yếu tố phụ thuộc nhau. Chẳng hạn, sau khi tham khảo các số liệu thu thập
và tính toán được hệ số tương quan giữa các yếu tố, bạn có thể xác định được số
lượng nhân viên cần có cho tổ chức. Các yếu tố phụ thuộc có thể là số lượng công
việc, khối lượng việc làm, số lượng sản phẩm, doanh số… Tuy nhiên phương pháp
này vẫn gặp phải hạn chế vì không đưa ra được dự báo chính xác nếu công ty thay
đổi cơ cấu hay cập nhật công nghệ mới trong tương lai.

2.3 Phương pháp hồi quy.


Đây được xem là một trong những phương pháp đưa ra kết quả dự báo gần chính
xác nhất. Đó là vì phương pháp này thể hiện được sự phụ thuộc của nhân viên đến
với nhiều biến. Tuy nhiên phương pháp hồi quy vẫn phải thu thập một lượng lớn
dữ liệu từ quá khứ và khá phức tạp để thực hiện.

Ngoài ra còn có thể áp dụng một số phương pháp khác:


Phương pháp ngoại suy xu thế
Về nguyên tắc có thể dự báo nguồn nhân lực theo phương pháp ngoại suy
trên cơ sở các số liệu thống kê tình hình lao động trong quá khứ. Điều kiện
có thể tiến hành là thu thập được đủ các số liệu thống kê phản ánh biến động
của nguồn nhân lực trong thời kỳ đã qua. Kết quả dự báo có được trên cơ sở
giả thiết sự biến động của chỉ tiêu dự báo về cơ bản không khác biệt nhiều
so với xu hướng biến động trong quá khứ. Khi dự báo bằng phương pháp
này cần chú ý đến tính tự hồi quy trong các chuỗi thời gian mà độ trễ thường
kéo dài khoảng trên dưới vài chục năm. Để nâng cao độ tin cậy của dự báo
cần có thêm số liệu và thông tin về kinh tế xã hội để điều chỉnh dự báo.
Phương pháp mô hình hoá
Cách thức tiếp cận của phương pháp này là dùng phương trình toán học để mô tả
mối liên hệ giữa đối tượng dự báo với các yếu tố có liên quan. Một số yếu tố có
liên quan đến nguồn nhân lực thường được sử dụng để dự báo là dân số, vốn sản
xuất, sản lượng (GDP).

Dự báo nguồn nhân lực dựa vào dân số


Quá trình dự báo này dựa vào mối quan hệ giữa dân số và nguồn nhân lực. Việc sử
dụng dân số để tính toán nguồn nhân lực cho ta dự báo về mức cung lao động của
nền kinh tế nói chung hay những ngành, vùng cụ thể theo mục đích nghiên cứu. Dự
báo nguồn nhân lực, đầu tiên ta phải tiến hành dự báo dân

You might also like