Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Chương 1.

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Mục tiêu:
- Nắm được các khái niệm cơ bản về tỷ giá, phương pháp xác định tỷ giá, nhân tố ảnh hưởng tới
tỷ giá, các biện pháp điều chỉnh tỷ giá; Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ cơ bản trên thị
trường ngoại hối.
- Xác định và tính toán tỷ giá theo phương pháp chéo, phân tích các nghiệp vụ phòng chống rủi
ro tỷ giá trên thị tỷ trường ngoại hối
- Biết vận dụng phân tích diễn biến tỷ giá trên thị trường, áp dụng nghiệp vụ trên thị trường
ngoại hối.

1.1. Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate )


1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Để có thể mua bán các phương tiện ngoại hối ngân hàng ấn định sự ngang giá giữa đồng
nội tệ với các đồng tiền khác gọi là tỷ giá chuyển đổi để làm cơ sở mua ngoại tệ cho một nước.
Trong giao dịch quốc tế tỷ giá này gọi là tỷ giá hối đoái.
Hối đoái là việc chuyển đổi tiền nước mình sang tiền nước ngoài để thanh toán. Muốn đổi
tiền phải căn cứ vào quan hệ tỷ lệ nhất định quan hệ này chính là tỷ giá hối đoái.
Các khái niệm về tỷ giá hối đoái:
- Samuelson: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của nước khác.
- Slatyer (Australia): Một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng
đồng tiền nước khác.
- Christopher Dass and Bryan Lower (England): Tỷ giá hối đoái là giá cả một loại tiền tệ
được biểu hiện giá một tiền tệ khác.
Định nghĩa tổng quát: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giá trị giữa hai đồng tiền với nhau
hay nói cách khác là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước
khác.
Ví dụ : Ngày 05/6 Tỷ giá hối đoái được niêm yết tại thị trường:
London : 1 GBP = 1,7116 CAD
Newyork: 1 USD = 0,8977 CHF
Tokyo : 1 USD = 109,13 JPY
Singapore : 1 USD = 1,3240 SGD

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 1


1.1.1.2. Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
VD : GBP/USD = 1,4121
USD/VND = 22.900
- Đồng tiền đứng trước (USD, GBP): Được gọi là đồng yết giá.
Chức năng: Là đồng tiền yết giá trực tiếp và là 1à một đơn vị tiền tệ cố định còn gọi là
đồng tiền tử số, đồng tiền cơ sở (Base Currency )
- Đồng tiền đứng sau (USD, VND): Là đồng tiền định giá (còn gọi là đồng tiền mẫu số) -
> yết giá gián tiếp (Qouted currency, counter currency)
VD: USD/VND = 22.900 Trong ví dụ này đồng USD với đơn vị là 1 USD và được thể
hiện giá trị qua VND, do vậy người ta gọi là đồng tiền yết gíá. Trái lại, VND ở đây ở vị trí là đồng
dùng để xác định giá trị cho đồng USD nên gọi là đồng tiền định giá.
- Đồng tiền yết giá luôn có đơn vị là 1 trong khi đó đồng tiền định giá có thể là một số
nguyên dương, cũng có thể là một số thập phân.
- Tùy theo tập quán quốc tế của các nước lấy ngoại tệ nào làm đồng tiền yết giá: Tại Việt
nam ngoài USD còn có các đồng tiền khác làm đồng tiền yết giá: GBP, EUR , JPY, HKD…
1.1.1.3. Phương pháp đọc tỷ giá hối đoái:
Trên thị trường hối đoái, hay tại các ngân hàng thương mại, khi cần mua bán ngoại tệ người
ta có thể trao đổi với nhau qua điện thoại nên phải nắm được cách đọc tỷ giá như thế nào?
Trong một số tỷ giá hối đoái duới dạng số thập phân ngưòi ta quy ước tính đến 4 số lẻ .
VD: USD/AUD = 1,2914
Phần thập phân chia làm 2 nhóm:
- Hai số thập phân đầu (29) đọc là “số “– Figure)
- Hai số tiếp theo (14) đọc là “điểm” - Points
Tỷ giá trên đọc là: Dolla Mỹ– AUD: một, hai mươi chín số, mười bốn điểm hoặc một, hai
mươi chín, mười bốn
Chú ý: Có thể sử dụng ¼ thay 25, ¾ thay 75
Trong giao dịch ngoại hối khách hàng có thể lấy tên địa danh ( có thể là thủ đô) mà ở đó là
thị trường ngoại tiền tệ lớn trên thế giới thay cho tên của nước nào đó ở vị trí đồng tiền định giá.
Chẳng hạn, thay vì đọc USD/AUD người ta đọc: USD – Sydney)
1.1.1.4. Tỷ giá mua và tỷ giá bán (tỷ giá hai chiều - two way price)
Giống như những nhà kinh doanh buôn bán trên thị trường, ngân hàng luôn luôn duy trì
nguyên tắc mua thấp bán cao. Sự khác biệt giữa giá trị này càng lớn càng thu được nhiều lợi nhuận.
Ngân hàng là người tạo ra thị trường vừa là người mua vừa là người bán.
VD: USD/VND: 22.900/23.100
- Giá NH mua ngoại tệ vào (BID Rate, buying Rate): Tỷ giá đứng trước là 22.900
- Giá NH bán ngoại tệ ra (ASK Rate, selling rate, offer rate): Tỷ giá đứng sau là 23.100

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 2


- Chênh lệch giữa giá BID và ASK gọi là SPREAD – lợi nhuận chưa nộp thuế của ngân
hàng: SPREAD = ASK – BID
1.1.1.5. Ký hiệu tiền tệ (Currency Code)
Mã tiền tệ quốc tế của các Quốc gia trên thế giới do Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế ISO
quy định, nhằm để thuận tiện giao dịch, trao đổi hàng hóa, định giá tài sản, mua bán trên thị trường
quốc tế. Các mã tiền tệ này gắn liền với tên của một Quốc Gia/Khu vực.
Theo đó bộ Mã mới nhất là ISO 4217:2008 gồm 2 hai ký tự đầu tiên đại diện cho quốc
gia/khu vực. Ký tự thứ 3 là tên gọi đồng tiền.
Ví dụ: Việt Nam Đồng……VND, hay như United States Dollar….USD.
Bảng 1.1. Tỷ giá các ngoại tệ Ngân hàng Vietcombank ngày 30/05/2021
Mã NT Tên ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán
AUSTRALIAN
AUD DOLLAR 17,387.56 17,563.20 18,113.83
CAD CANADIAN DOLLAR 18,613.86 18,801.88 19,391.34
CHF SWISS FRANC 25,033.43 25,286.30 26,079.05
CNY YUAN RENMINBI 3,538.44 3,574.19 3,686.80
DKK DANISH KRONE - 3,708.93 3,848.23
EUR EURO 27,237.63 27,512.76 28,660.58
GBP POUND STERLING 31,890.31 32,212.43 33,222.33
HONGKONG
HKD DOLLAR 2,895.57 2,924.82 3,016.51
INR INDIAN RUPEE - 316.37 328.78
JPY YEN 203.5 205.55 214.13
KRW KOREAN WON 17.84 19.82 21.72
KWD KUWAITI DINAR - 76,544.65 79,548.51
MALAYSIAN
MYR RINGGIT - 5,511.45 5,627.67
NORWEGIAN
NOK KRONER - 2,705.70 2,818.58
RUB RUSSIAN RUBLE - 313.21 349.01
SAR SAUDI RIAL - 6,130.10 6,370.67
SEK SWEDISH KRONA - 2,727.62 2,841.42
SGD SINGAPORE DOLLAR 16,966.79 17,138.17 17,675.48
THB THAILAND BAHT 651.4 723.78 750.97
USD US DOLLAR 22,910.00 22,940.00 23,140.00
1.1.2. Các phương pháp yết giá :
Trên thị trường tài chính người ta thường dùng một trong 2 cách sau đây để niêm yết tỷ giá
hối đoái:
1.1.2.1. Yết giá trực tiếp (Certain Quotation, Direct Quotation)
Là phương pháp biểu thị mà tỷ giá được ấn định trên cơ sở một đơn vị ngoại tệ so với đồng
nội tệ.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 3


(nghĩa là thể hiện tỷ giá của một đơn vị ngoại tệ bằng một số lượng tiền tệ trong nước)
VD: ngày 05/06 tỷ giá của Vietcombank được niêm yết như sau: 1USD = 22.900 VND
Nghĩa là: trong phương pháp này giá của 1 đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tiếp ra bên
ngoài còn giá của 1 đơn vị nội tệ thì chưa thể hiện ra bên ngoài mà mới thể hiện gián tiếp, muốn
tìm 1 đơn vị nội tệ ta phải thực hiện phép chia ngược lại. Muốn tìm 01 VND bằng bao nhiêu USD
ta phải làm phép chia ngược lại: 1VND = 1/22.900 USD = 0.00004367 lúc này 01 đơn vị tiền Việt
mới thể hiện ra ngoài.
1.1.2.2. Yết giá gián tiếp (Incertain/Indirect Quotation)
Là phương pháp yết giá mà trong đó tỷ giá được ấn định trên cơ sở một đơn vị nội tệ với
đồng ngoại tệ.
Cách này thường được áp dụng tại một số nước có đồng tiền mạnh Anh, Mỹ, Châu Âu, Úc,
Newzealand…
Tại London: GBP/USD = 1,4125
Tại Châu Âu: EUR/USD = 1,2200
Với phương pháp này 1 đơn vị nội tệ được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài.
Việt nam: Áp dụng phương pháp định giá trực tiếp nội tệ được xác định trên cơ sở một
đơn vị ngoại tệ, ngân hàng công bố 1 đơn vị ngoại tệ = x đơn vị VND
1.1.3. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái :
1.1.3.1. Hệ thống tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng (1880-1914)
Cơ sở để định giá tỷ giá hối đoái là đồng giá vàng hay ngang giá hàm lượng vàng là Tỷ giá
hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng
tiền với nhau.
VD : 1 GBP = 2,182281 gr vàng
1 USD = 0,888671 gr vàng
Như vậy hàm lượng vàng của đồng bảng Anh so với đồng USD = 2,13278/0,818512 =
2,7932 lần hàm lượng vàng của đồng USD -> tỷ giá GBP/USD = 2,7932
Trong chế độ lưu thông tiền giấy thì sự so sánh này cũng chỉ mang tích chất tương đối
tượng trưng mà thôi. Vì nếu đồng giá vàng là cơ sở định giá thì phải đúng với đồng giá vàng của
chúng. Nhưng thực tế thì tỷ giá hối đoái trên thị trường rất ít khi đúng với đồng giá vàng mà có
thể lên cao hoặc xuống thấp quanh đồng giá vàng do quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường
quyết định.
1.1.3.2. Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Wood.
Vào giữa thời kỳ 2 địa chiến thế giới thứ I và II (1918-1939) các nước cần nhiều nguồn tài
trợ cho chiến tranh và việc đáp ứng các các khoản tài trợ đó chủ yếu dựa vào việc in tiền gây ra
lạm phát làm mất ổn định hệ thống tiền tệ thế giới vì vậy các nước bắt đầu dùng chế độ quản lý
hối đoái chặt chẽ.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước lớn như Anh, Mỹ muốn đưa đồng tiền nước mình
vào vị trí thống trị trong hệ thống tiền tệ thế giới. Sau chiến tranh, kinh tế Anh suy thoái, trong khi

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 4


đó Mỹ không bị ảnh hưởng của chiến tranh mà còn trở thành cường quốc giàu có nhờ bán vũ khí,
Mỹ muốn chuyển vị thế đồng Bảng Anh sang đồng USD trong thanh toán quốc tế. Ngày 5/4/ 1943
Mỹ công bố đề án cải tổ hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh. Bao gồm 3 nội dung:
- Thành lập tổ chức tài chính quốc tế
- Thiết lập hệ thống tỷ giá cố định lấy đồng Dollar làm chuẩn
- Thủ tiêu mọi khu vực tiền tệ, mở rộng tự do chuyển đổi tiền tệ giữa các nước -> tăng XNK
Thực chất là thủ tiêu mọi khu vực tiền tệ, xóa bỏ khu vực đồng Bảng Anh nhằm tạo điều
kiện cho Dollar Mỹ thâm nhập vào thị trường Châu Âu và thế giới.
Ngày 6/4/1943 Anh cũng đưa ra bản đề án do nhà Bác học Keynes soạn thảo. Nội dung:
- Thành lập liên minh thanh toán bù trừ là tổ chức tiền tệ quốc tế: giữa các nước thành viên
có thể thanh toán nợ nần bù trừ lẫn nhau cần phải có đồng tiền ghi sổ dùng cho TTQT và
dự trữ quốc tế lấy tên là BANCO.
- Thực thi chế độ quản lý hối đoái theo chế độ tỷ giá linh hoạt.
Sau một thời gian tranh luận, Mỹ Và Anh quyết định đi đến một đề án chung. Ngày
22/7/1944, Mỹ đã triệu tập một hội nghị quốc tế gồm đại diện các nước đồng minh để bàn về hệ
thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh. Hội nghị được tổ chức tại Bretton Wood miền Bắc nước Mỹ
gồm 45 nước tham dự. Hội nghị đã ký một hiệp ước gọi là Bretton Wood với các nội dung sau:
- Hình thành quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) nhằm mục đích cho các
nước thành viên vay khi cần thiết để giữ cho đồng tiền nước đó không biến động so với thế
giới và đồng thời thành lập ngân hàng thế giới.
- Hình thành một chế độ tỷ giá hối đoái cố định với các nội dung là các nước hội viên của
IMF phải ấn định đồng tiền của nuớc mình bằng vàng và USD và có trách nhiệm duy trì tỷ
giá biến động trong phạm vi nhất định so với tỷ giá cố định là ±1% ( Từ 1971 -> ±2,25%).
Trong khuôn khổ của hội nghị Mỹ công bố hàm lượng vàng của đồng USD là 0,888671
gram vàng nguyên chất hay 35USD/ounce (1ounce = 30,28 gram) các tỷ giá hối đoái của
các nước đuợc hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng chính thức của đồng USD.
Hệ thống Bretton Wood hoạt động khá tốt trong những năm 1950-1970. Đầu năm 70 nền
kinh tế Châu Âu và Nhật có dấu hiệu phục hồi có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ nhu cầu
giao dịch bằng USD giảm đi trong khi đó nhu cầu JPY và GBP tăng lên, sức mua đồng USD giảm
xuống, cán cân thương mại của Mỹ luôn thâm hụt cán cân thanh toán Châu Âu và Nhật luôn dư
thừa vì vậy Mỹ buộc phải bán ngoại tệ mua USD vào trong khi đó các nước Tây Âu và Nhật không
muốn nâng giá đồng tiền của mình lên vì sợ suy thoái kinh tế. Năm 1971 Mỹ tuyên bố phá giá
đồng USD lần thứ nhất nâng tỷ lệ trao đổi USD so vàng là 38 USD/ounce và đưa biên độ biến
động mở rộng từ 1% - 2,25%.
Đầu năm 1973, Mỹ phá giá lần thứ 2 và tuyên bố thả nổi đồng USD -> hệ thống Bretton
Wood hoàn toàn sụp đổ -> ra đời hệ thống tỷ giá mới tỷ giá thả nổi
1.1.3.3. Hệ thống tỷ giá thả nổi (Floating Exchange)
Tỷ giá thả nổi tự do là loại tỷ giá được hình thành do cung cầu ngoại hối quy định không
có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 5


- Thả nổi hoàn toàn: Tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường (Quốc gia phát triển
mạnh mới theo hướng này)
Tỷ giá thả nổi tự do là một tỷ giá mà mức của nó được hình thành tự phát trên thị trường
do quan hệ cung cầu quyết định .
+ Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ -> Thì giá ngoại tệ sẽ giảm, ngược lại
+ Nếu cung < cầu ngoại tệ -> thì tỷ giá tăng.
+ Nếu giá ngoại tệ cao -> có nhiều người bán ngoại tệ -> khuyến khích XK.
+ Nếu giá ngoại tệ giảm -> có nhiều người mua ngoại tệ -> khuyến khích NK
- Tỷ giá thả nổi có quản lý: được hầu hết các nước áp dụng
Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ để tác động đến tỷ giá hối đoái phục
vụ chiến lược chung của nước mình.
(Ví dụ, chính phủ có thể điều tiết tỷ giá bằng biện pháp mua bán ngoại tệ trên thị trường
làm cho tỷ giá thay đổi).
Tóm lại: Sau khi chế độ tỷ giá Brettoon Woods sụp đổ năm 1971, tỷ giá hối đoái giữa các
đồng tiền biến động hàng ngày, hàng giờ và nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố .
1.1.4. Xác định tỷ giá hối đoái theo Phương pháp tính chéo (Cross Rate)
Trong thị trường hối đoái quốc tế các ngân hàng thông thường chỉ thông báo tỷ giá USD
so với nội tệ. VD: Tại Singapore USD/SGD, tại Nhật USD/JPY… do vậy nếu muốn xác định tỷ
giá của một đồng tiền nào đó VD: SGD/JPY… cần phải áp dụng phương pháp tính chéo. Tỷ giá
chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ 3.
1.1.4.1. Xác định tỷ giá hối đoái của 2 đồng tiền yết giá gián tiếp (đồng tiền định giá).
VD: Ngân hàng công bố tỷ giá:
USD/VND: 22.900/23.100
USD/JPY: 110,20/112,50
-> Xác định tỷ giá JPY/VND (JPY, VND là hai đồng tiền định giá hay còn gọi là yết giá
gián tiếp trong 2 cặp tỷ giá trên).
Ký hiệu chung:
BIDn: Tỷ giá mua của ngân hàng BIDk: Tỷ giá mua của khách hàng
ASKn: Tỷ giá bán của ngân hàng BIDk: Tỷ giá mua của khách hàng
- Tỷ giá bán JPY/VND của khách hàng: ASKk JPY/VND
- Tỷ giá mua JPY/VND của khách hàng: BIDk JPY/VND
• Xác định tỷ giá ASKk JPY/VND (Khách hàng bán JPY mua VND)
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng dùng JPY mua USD, ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá bán:
ASKn USD/JPY = 112,50 -> 1USD = 112,50 JPY (1)

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 6


- Khách hàng bán USD lấy VND, do đó ngân hàng sẽ mua USD vào và áp dụng tỷ giá mua:
BIDn USD/VND = 22.900 -> 1USD = 22.900 VND (2)
Từ (1) và (2), suy ra 112,50 JPY = 22.900 VND
JPY/VND = 22.900/112,50 = 203,50
Hay:
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝑉𝑁𝐷
𝐴𝑆𝐾𝑘 𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝐵𝐼𝐷𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝐽𝑃𝑌
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝑈𝑆𝐷⁄𝑉𝑁𝐷
𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝑈𝑆𝑌/𝐽𝑃𝑌
BIDn
ASKk =
ASKn
Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá cuả 2 đồng tiền yết giá gián tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền định
giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.
2. Muốn xác định tỷ giá bán của khách hàng ta lấy tỷ giá mua cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá bán của ngân hàng.
• Xác định tỷ giá BIDk JPY/VND
Khách hàng bán JPY mua VND
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá bán:
ASKn USD/VND = 23.100 -> 1USD = 23.100 VND (3)
- Khách hàng bán USD lấy JPY do đó ngân hàng sẽ mua USD vào và áp dụng tỷ giá mua:
BIDn USD/JPY = 112,20 -> 1USD = 112,20 JPY (4)
Từ (3) và (4), suy ra 112,20 JPY = 23.100 VND
JPY/VND = 23.100/112,20 = 205,88
Hay:
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝑉𝑁𝐷
𝐵𝐼𝐷𝑘 𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝐵𝐼𝐾𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝐽𝑃𝑌
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝑈𝑆𝐷/𝑉𝑁𝐷
𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝑈𝑆𝐷/𝐽𝑃𝑌
ASKn
BIDk =
BIDn

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 7


Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá cuả 2 đồng tiền yết giá gián tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền định
giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.
2. Muốn xác định tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá mua của ngân hàng.
1.1.4.2. Xác định TGHĐ của 2 đồng tiền yết giá trực tiếp.
VD: GBP/USD = 1,4205/1,4280
EUR/USD = 1,2200/1,2265
Xác định tỷ giá GBP/EUR?
Ký hiệu:
- Bán GBP/EUR của khách hàng ký hiệu là ASKk GBP/EUR
- Mua GBP/EUR của khách hàng ký hiệu là BIDk GBP/EUR
• Xác định tỷ giá ASKk GBP/EUR
Khách hàng bán GBP mua EUR
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng bán GBP mua USD, ngân hàng sẽ mua GBP theo tỷ giá bán:
BIDn GBP/USD = 1,4205 -> 1USD = GBP/1,4205 (5)
- Khách hàng bán USD mua EUR, do đó ngân hàng sẽ bán EUR ra và theo tỷ giá bán:
ASKn EUR/USD = 1,2265 -> 1USD = EUR/1,2265 (6)
Từ (5) và (6), suy ra GBP/1,4205 = EUR/1,2265
 GBP/EUR = 1,4205/1,2265 = 1,1582
Hay:
𝐵𝐼𝐷𝑛 𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐴𝑆𝐾𝑘 𝐺𝐵𝑃⁄𝐸𝑈𝑅 =
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐺𝐵𝑃⁄𝑈𝑆𝐷 =
𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷
BIDn
ASKk =
ASKn
Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá của 2 đồng tiền yết giá trực tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá
chia cho tỷ giá cuả đồng tiền định giá.
2. Muốn xác định tỷ giá bán của khách hàng ta lấy tỷ giá mua cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá bán của ngân hàng.
• Xác định tỷ giá BIDk GBP/EUR
CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 8
Khách hàng mua GBP bán EUR
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng bán EUR mua USD, ngân hàng sẽ mua EUR theo tỷ giá mua:
BIDn EUR/USD = 1,2200 -> 1USD = EUR/1,2200 (7)
- Khách hàng bán USD mua GBP do đó ngân hàng sẽ bán GBP ra và áp dụng tỷ giá bán:
ASKn GBP/USD = 1,4280 -> 1USD = GBP/1,4280 (8)
Từ (7) và (8)  GBP/1,4280 = EUR/1,2200
GBP/EUR = 1.4280/1,2200= 1,1705
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐵𝐼𝐷𝑘 𝐺𝐵𝑃⁄𝐸𝑈𝑅 =
𝐵𝐼𝐷𝑛 𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐺𝐵𝑃⁄𝐸𝑈𝑅 =
𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷

USD / DEM
USD/GBP =
GBP / DEM
ASKn
BIDk =
BIDn
Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá của 2 đồng tiền yết giá gián tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền yết
giá chia cho tỷ giá của đồng tiền định giá.
2. Muốn xác định tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá mua của ngân hàng.
1.1.4.3. Xác định tỷ giá của 2 đồng tiền yết giá khác nhau
VD: GBP/USD = 1,4205/1,4280
USD/VND = 22.900/23.100
Hãy xác định tỷ giá : GBP/VND?
GBP/VND = GBP/USD x USD/VND
ASKk GBP/VND = BIDn GBP/USD x BIDn USD/VND
BIDk GBP/VND = ASKn GBP/USD x ASKn USD/VND
GBP/VND = 1,4205x22.900/1,4280x23.100
Ngân hàng yết giá: GBP/VND = 32.529/32.987

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 9


1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái:
1.1.5.1. Mức chênh lệch lạm phát của 2 nước
Mức chênh lệch lạm phát ở 2 nước có đồng tiền yết giá và định giá ảnh hưởng trực tiếp đến
sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Gọi:
A: là đồng tiền yết giá.
B: là đồng tiền định giá
Pr: là tỷ giá bình quân hiện tại.
IA: là tốc độ lạm phát ở nước A.
IB: là tốc độ lạm phát ở nước B.
Ta có: Tỷ giá lúc trước lạm phát: A = Pr x B
Tỷ giá sau khi có lạm phát:
A + A.IA = Pr. (B + B. IB )
A(1 + IA ) = B. Pr. (1 + IB )
A/B = Pr. (1 + IB )/ (1 + IA )
A/B = Pr. (1 + IB + IA - IA )/ (1 + IA )
A/B = Pr. [ 1 + (IB - IA) / (1 + IA )]
Nếu lạm phát ở nước A nhỏ: (1 + IA )  1
Vậy: A/B = Pr [ 1 + (IB - IA) ]
Căn cứ vào đó để dự đoán tỷ giá trong tương lai dựa vào tỷ lệ lạm phát
VD: Tỷ giá USD/VND năm 2020 là 22.500. Biết tỷ lệ lạm phát của Mỹ là 5%, tỷ lệ lạm
phát Việt Nam là 10%. Vậy dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2021 là:
USD/VND = 22.500 [ 1 + ( 0,10 - 0,05 ) ] = 23.625
1.1.5.2. Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán ảnh hưởng trực tiếp và
nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá
Tình hình CCTTQT của một nước tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu về ngoại hối
trên thị trường do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của TGHĐ.
- Nếu CCTT dư thừa ( Thu > Chi) -> Cung ngoại hối > Cầu ngoại hối-> Tỷ giá HĐ giảm.
- Nếu CCTT thiếu hụt ( Chi > Thu) -> Cầu ngoại hối > Cung ngoại hối ->Tỷ giá hối đoái
tăng.
1.1.5.3. Ảnh hưởng của lãi suất.
Mức chênh lệch lãi suất ở 2 nuớc có đồng tiền yết giá và định giá cũng ảnh hưởng đến tỷ
giá.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 10


Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào đó nhằm
thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra do đó làm cho cung ngoại hối tăng, tỷ giá hối đoái giảm
xuống.
Ngược lại, nước nào có lãi suất ngắn hạn thấp hơn nước khác thì xu hướng dòng ngoại tệ
chạy ra nước ngoài làm cung ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái tăng lên.
1.1.5.4. Các yếu tố khác
Tỷ giá hối đoái biến động là do tình hình cung cầu ngoại hối quyết định. Tình hình cung
và cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như:
- Yếu tố tâm lý thể hiện bằng phán đoán suy xét của thị trường và các sự kiện kinh tế,
chính trị, thiên tai, chiền tranh.. từ sự kiện này người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị
trường và ra quyết định hành động (biến động này mang tính chất ngắn hạn). Đặc biệt, hiện nay
vai trò của USD rất quan trọng nên những thông tin tình hình biến động của nền kinh tế vĩ mô ở
Mỹ (lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp...) ảnh hướng rất lớn đến tỷ giá của các đồng tiền trên toàn thế giới.
- Sự can thiệp điều chỉnh của chính phủ, chế độ TGHĐ mà các nước đang vận hành là chế
độ TGHĐ thả nổi có sự quản lý. Các yếu tố trên chỉ có thể làm biến động TGHĐ hoàn toàn tức là
nó tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại hối và làm thay đổi TGHĐ. Trái lại trong chế độ
TGHĐ thả nổi có sự quản lý của nhà nước thì vai trò chính phủ rất quan trọng tác động làm ổn
định TGHĐ. Chính phủ có thể can thiệp vào tỷ giá tùy theo mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn,
chính phủ có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường để tác động vào tỷ giá làm nó tăng hoặc giảm.
1.1.6. Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái :
1.1.6.1. Chính sách chiết khấu (Discount rate policy)
Đây là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu để điều chỉnh TGHĐ
trên thị trường.
Khi tỷ giá cao đến mức nguy hiểm muốn làm cho TGHĐ hạ xuống NHTW nâng cao lãi
suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường tăng -> Vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ
chạy vào nước mình để thu lãi cao -> cung ngoại hối tang -> Tỷ giá hối đoái sẽ giảm.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý lãi suất chiết khấu thấp thì tiền trong nước có khuynh hướng
chạy ra nước ngoài -> tỷ giá hối đoái tăng.
Chú ý: Lãi suất chiết khấu của NHTW là một trong những công cụ điều chỉnh lãi suất trên
thị trường. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW cho các NHTM vay tiền, khi lãi suất chiết
khấu tăng lên các NHTM cũng tăng lãi suất cho vay và ngược lại.
1.1.6.2. Chính sách hối đoái (Exchange Policy)
Là chính sách mà NHTW hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ trực
tiếp mua bán ngoại hối trên thị trường tự do nhằm tác động vào cung cầu ngoại hối trên thị
trường, thông qua đó tác động vào TGHĐ.
+ Khi TGHĐ tăng, Cung < Cầu ngoại hối -> NHTW bán ngoại hối theo giá thấp hơn giá
thị trường -> Kéo TGHĐ giảm xuống.
+ Khi TGHĐ giảm, Cung > Cầu ngoại hối -> NHTW dùng nội tệ để mua ngoại hối vào
(mua cao hơn giá hiện hành) làm cho tỷ giá thị trường tăng lên.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 11


Điều kiện để áp dụng chính sách hối đoái: NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối lớn,
nếu nước nào có cán cân thanh toán thâm hụt thì thực hiện chính sách này khó thành công.
1.1.6.3. Phá giá tiền tệ (Devaluation)
Là sự hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, hay là nâng
cao TGHĐ của 1 đơn vị ngoại tệ .
VD: NHNN điều chỉnh tỷ giá từ 1USD = 22.000VND thành 1USD = 22.500VND
- Mục đích:
+ Đẩy mạnh XK, hạn chế NK, góp phần làm thay đổi CCTT (Tăng thu + Giảm chi ngoại
tệ ) -> Giảm TGHĐ.
VD: Nếu TGHĐ USD/VND = 22.000VND, 1kg tôm tươi giá 220.000VND, thì người Mỹ
muốn ăn 1kg tôm phải trả 10USD, nếu TGHĐ tăng lên 1USD = 22.500VND thì người Mỹ muốn
mua 1kg tôm chỉ phải trả < 10 USD/1kg tôm vì vậy, trong con mắt của người Mỹ thì giá 1kg tôm
sẽ rẻ hơn do đó nhu cầu mua lớn hơn kích thích các doanh nghiệp VN xuất khẩu mạnh hơn.
+ Khuyến khích NK vốn, đầu tư, kiều hối và hạn chế XK vốn ra nước ngoài -> Cung ngoại
tệ trong nước tăng -> TGHĐ giảm.
+ Khuyến khích du lịch nước ngoài vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài -> tăng
cung và giảm cầu về ngoại hối -> giảm căng thẳng TGHĐ.
1.1.6.4. Chính sách nâng giá tiền tệ (Revaluation)
- Là việc Nhà nước nâng cao chính thức giá trị của 1 đơn vị tiền tệ nước mình so với 1
ngoại tệ, TGHĐ của 1 ngoại tệ so với đồng tiền nâng giá sụt xuống, hay là hạ thấp TGHĐ xuống.
- Tác dụng: Nguợc lại với chính sách phá giá tiền tệ nhằm hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh
nhập khẩu, góp phần duy trì sự ổn định của TGHĐ.
Khi VND lên giá các doanh nghiệp VN nhập khẩu sẽ có lợi hơn vì giáhàng nhập sẽ rẻ hơn
và khi quy đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ các doanh nghiệp sẽ phải trả ít nội tệ hơn để đổi
láy 1 đơn vị ngoại tệ, ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu ngoại tệ về và quy đổi ra đồng
nội tệ sẽ được ít hơn.
-Áp dụng trong các trường hợp:
+ Nền kinh tế tăng trướng quá nóng, gây lạm phát
+ Dưới sức ép của các bạn hàng có CCTTQT thiếu hụt thường xuyên -> Nâng giá tiền tệ
để giảm bớt XK sang các nước khác để cán cân thương ại hai nước cân bằng trở lại(ví dụ
quan hệ thương mại Mỹ - Trung).
+ Đồng USD mất giá.
1.1.7. Các loại tỷ giá hối đoái :
Trong thực tế tuỳ từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnh nào đó của TGHĐ
người ta thường gọi đến tên loại tỷ giá đó. Do vậy, cần thiết phải phân loại TGHĐ.
Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khác nhau.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 12


1.1.7.1. Căn cứ vào phương thức (phương tiện) chuyển tiền :
- Tỷ giá điện hối (Telegraphic transfer rate): Được niêm yết tại các NHTM, được sử dụng trong
việc mua bán và chuyển ngoại hối bằng điện. Là tỷ giá cơ sở của tất cả các tỷ giá còn lại.
- Tỷ giá thư hối (mail transfer rate): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm
chuyển ngoại hối bằng thư.
1.1.7.2. Căn cứ vào Nghiệp vụ KD của các NH thương mại và các cơ quan ngoại hối :
- Tỷ giá mua (BID Rate): Là tỷ giá NH mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán (ASK Rate): Là tỷ giá NH bán ngoại tệ ra.
1.1.7.3. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:
- Tỷ giá mở cửa : Là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến
giao dịch đầu tiên trong ngày, thường được xác định vào tỷ giá đóng cửa của ngày hôm
trước.
- Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày được coi là cơ sở để
đánh giá sự biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó .
- Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được
thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: Là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối nhưng sau một thời gian
mới được thanh toán theo giá thỏa thuận lúc ký kết HĐ.
1.1.7.4. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối (công bố của Nhà nước):
- Tỷ giá trung tâm: Do Nhà nước quyết định, công bố chính thức trong một giai đoạn nào
đó.
- Tỷ giá các ngân hàng thương mại: tỷ giá áp dụng mua bán tại các ngân hàng thương mại.

Hộp 1.1. NGOẠI HỐI (FOREIGN EXCHANGE)

Là một khái niệm chung dùng để chỉ các phương tiện có thể sử dụng để tiến hành các
hoạt động thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế..
Ngoại hối gồm 5 loại (hình thái) chủ yếu:
1. Ngoại tệ (Foreign currency) được sử dụng trong thanh toán quốc tế
2. Các phương tiện TTQT ghi bằng ngoại tệ: Hối phiếu (hối phiếu đòi nợ) -Bill of
Exchange; Kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ) -Promissory Note; Séc (Cheque, Check), Thẻ thanh
toán (Payment Card)
3. Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ: Cổ phiếu phát hành bằng ngoại tệ (Stock),
Trái phiếu công ty (Debenture), Trái phiếu kho bạc (Treasury Bill)
4. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư
trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam Vàng
5. Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển
vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
(Theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 13

You might also like