Nhap Mon

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Học phần: Nhập môn Quản lý giải trí và sự kiện

CHỦ ĐỀ

NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH VỀ CHƯƠNG TRÌNH


RAP VIỆT

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM ỘP ỘP

LỚP : QH23.GT4

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN THỊ THANH MAI

HÀ NỘI, NĂM 2024

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM THỰC HIỆN


ST
Họ và tên Mã sinh viên Mô tả công việc Đánh giá
T
Nhóm trưởng
1 Phạm Ngọc Minh Anh 23090157 Nội dung Hoàn thành tốt
Powerpoint
Dương Quỳnh Hoàn thành tốt
2 23090308 Nội dung
Phương

3 Nguyễn Hương Giang 23090195 Nội dung Hoàn thành tốt

4 Nguyễn Ngọc Linh 23090249 Nội dung Hoàn thành tốt

5 Hoàng Xuân Thủy 23090341 Nội dung Hoàn thành tốt

Nội dung Hoàn thành tốt


6 Đỗ Thị Hà 23090204
Tiểu luận

7 Lê Thanh Thảo 23090326 Nội dung Hoàn thành tốt

2
MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM THỰC HIỆN................................2

MỤC LỤC.....................................................................................................................3

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................5

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................6

NỘI DUNG....................................................................................................................7

I. Khái quát...................................................................................................................7

1. Nguồn gốc và cơ sở hình thành............................................................................7

1.1. Nguồn gốc........................................................................................................7

1.2. Cơ sở hình thành..............................................................................................8

2. Sơ lược về chương trình........................................................................................9

3. Giải thưởng và đề cử...........................................................................................11

4. Các chương trình liên quan và hoạt động bên lề...............................................12

4.1. Chương trình liên quan..................................................................................12

4.2. Hoạt động bên lề............................................................................................12

II. Những ảnh hưởng và tác động.............................................................................12

1. Phản ứng tích cực từ dư luận, khán giả.............................................................13

2. Tạo nhiều trào lưu hay ho, độc đáo trên các nền tảng......................................15

3. Những bàn luận xoay quanh, tin tức hậu trường, góc khuất nhiều người săn
đón............................................................................................................................16

III. Đánh giá ưu/nhược điểm.....................................................................................16

1. Ưu điểm................................................................................................................16

2. Nhược điểm..........................................................................................................17

IV. Ý tưởng thay đổi và phát triển............................................................................18

1. Thay đổi format chương trình.............................................................................18

2. Tăng cường tương tác.........................................................................................19

3. Giải quyết vấn đề truyền thông triệt để hơn.......................................................19


3
3.1. Sự chuyên nghiệp trong tổ chức và vận hành chương trình...........................19

3.2. Cần hành động rõ ràng với chiều hướng dư luận..........................................20

4. Hỗ trợ thí sinh phát triển sau chương trình.......................................................20

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm Ộp Ộp chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Khoa học Liên
ngành và Nghệ thuật – đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện đưa học phần “Nhập
4
môn Giải trí và Sự kiện” vào giảng dạy trong chương trình học cho sinh viên được tiếp
cận, học tập và thực hành.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng biết ơn chân thành đến
giảng viên Ts. Nguyễn Thị Thanh Mai đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cũng
như đưa ra các đánh giá và lời khuyên trong suốt quá trình học. Nhờ những bài giảng
của cô, lớp đã có cơ hội tìm hiểu về các loại hình giải trí và từ đó áp dụng vào bài tiểu
luận giữa kỳ của nhóm.

Trong quá trình thực hiện bài tập lần này; nhận thấy từng thành viên trong nhóm đã
cố gắng vận dụng những tri thức cô đã truyền đạt, nhưng do còn hạn chế về mặt kiến
thức cũng như thiếu trải nghiệm thực tế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót xuất
hiện trong bài. Chúng em kính mong nhận được sự góp ý từ cô để bài nhóm em được
hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang từng ngày vươn mình phát triển lên, vươn đến tầm
thế giới trong bất kể lĩnh vực. Và giải trí cũng không ngoại lệ. Vào thời điểm khi mà
5
mọi người ai cũng chán nản, khủng hoảng vì làn sóng Covid 19 lần thứ 2, những món
ăn tinh thần là một trong số thứ cần thiết nhất lúc bấy giờ. Vì sao? Vì tình hình dịch
bệnh khi đó vô cùng căng thẳng, việc giải trí trong nhà luôn được ưu tiên để phòng
chống lây nhiễm cộng đồng. Nếu ở nước ngoài, Netflix - một dịch vụ xem phim ảnh
trực tuyến được ưa chuộng thì tại Việt Nam, “kẻ” được yêu thích hơn cả là các chương
trình truyền hình. Nắm được thời cơ đó, VieOn cho ra mắt chương trình “Rap Việt” -
chương trình về một thể loại nhạc đang trỗi dậy trong thị hiếu của người Việt - Rap.
Chương trình “Rap Việt” ra mắt đã làm mưa làm gió trên các nền tảng mạng xã hội và
thị trường Việt Nam đang đón nhận một “cơn bão” rap với những bản hit chất lượng
từ các rapper đến từ mọi miền đất nước. Từ thế giới ngầm bước ra ánh sáng,
Underground như một sự trỗi dậy và trở thành một xu hướng mới trong thị trường âm
nhạc Việt Nam. “Rap Việt” đã đưa một thể loại kén nghe như Rap trở thành một sức
lan tỏa mạnh mẽ đến khắp mọi người với mọi lứa tuổi, phá tan mọi định kiến và
khoảng cách. Chính vì vậy, nhóm chúng em đã lựa chọn chương trình “Rap Việt” làm
đề tài bàn luận cho bài giữa kỳ của nhóm với đề tài: “Nhận diện và phân tích về
chương trình Rap Việt”.

NỘI DUNG

6
I. Khái quát

Rap Việt là chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng về rap. Ngoài mục đích đào
sâu “mảnh đất” rap văn minh, được trau chuốt vần điệu, gửi gắm thông điệp tích cực,
chương trình còn bổ sung thêm mảng giải trí, thu hút sự yêu thích của khán giả. Ngay
từ cái tên, Rap Việt (tức là nhạc Rap của Việt Nam), nhà sản xuất của Rap Việt đã cho
thấy tư duy muốn mang nhạc Rap tiếp cận đến tất cả mọi đối tượng người Việt Nam vì
mục đích ngay từ đầu của họ (như đã nói ở trên) đó là làm show giải trí và kiếm tiền từ
show.

1. Nguồn gốc và cơ sở hình thành

1.1. Nguồn gốc


Rap Việt được mua bản quyền từ chương trình đình đám Thái Lan – The Rapper.
Chương trình từng đạt nhiều giải thưởng vang dội như "Giải thưởng truyền hình châu
Á" lần thứ 23 – 2018 với hạng mục "Chương trình giải trí tổng hợp hay nhất", "Giải
thưởng sáng tạo của Viện Hàn lâm châu Á 2019", "Giải thưởng Zocial Awards Thái
Lan 2019" (Giải thưởng giải trí hay nhất trên mạng xã hội).
The Rapper dù chỉ mới có "tuổi đời" 2 năm nhưng đang là một show truyền hình
thực tế về rap được khán giả Châu Á vô cùng yêu thích. Bằng chứng là mỗi tập phát
sóng của chương trình đều thu về hàng triệu lượt xem cùng sự quan tâm rất lớn của
người hâm mộ. Cũng từ The Rapper mà người dân Thái Lan, công chúng châu Á trong
đó có Việt Nam đã có sự nhìn nhận khác hơn về thể loại âm nhạc hip hop bấy lâu.
Chính vì lẽ đó, Rap Việt đang được khán giả vô cùng kỳ vọng sẽ mang làn gió mới
đến các cuộc thi âm nhạc tại Việt Nam. Với phương châm mang thứ âm nhạc về rap
đến gần hơn với số đông khán giả đại chúng, Rap Việt hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ
để đi đầu trong việc tìm kiếm tài năng trẻ cho thị trường rap Việt Nam.

1.2. Cơ sở hình thành


Rap hay ráp là một hình thức nghệ thuật trong văn hóa hip hop xuất phát từ Âu Mỹ
và được đặc trưng bằng việc trình diễn thông qua việc nói hoặc hô vang lời bài hát, ca
từ một cách có vần điệu, kết hợp với động tác nhảy nhót, tạo hình Rap thường không
có cao độ và trường độ mà người rap có thể nhanh hay chậm tùy ý, có thể sáng tạo
những flow cho riêng mình mà không cần theo quy tắc nào. Nhạc rap nói riêng là thể
loại âm nhạc xuất thân và phát triển ở những khu ghetto ở Hoa Kỳ, là những nơi ở tập

7
trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã
hội và băng đảng. Những người sống dưới đáy đã sử dụng nhạc Rap như một thứ thay
lời muốn nói, tố cáo thực trạng bất công, phân biệt chủng tộc, v.v. của xã hội Mỹ thời
bấy giờ, cũng là cách mà các băng đảng tôn vinh họ lên (những người trong băng đảng
thường gọi nhau là homie).
Vào những năm 2000, nhạc Rap vẫn còn nằm ngoài biên giới Việt Nam, chưa được
khán giả trong nước biết tới nhiều. Đến khoảng giai đoạn 2006 – 2008, rap và hip hop
trở nên không còn xa lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam, số lượng người nghe rap nhiều
hơn. Tại thời điểm đó, những nghệ sĩ “underground” dùng âm nhạc Rap vào những
trận chiến công kích như một phương tiện để thể hiện con người một cách chân thật
nhưng có phần thô sơ, họ tự do sống với thứ âm nhạc họ mong muốn, thỏa mãn cái tôi
người nghệ sĩ. Nhạc rap trong thập niên 2010 – 2020 đã có sự phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng lẫn nội dung. Rap văn minh hơn khi mở rộng đề cập đến những đề tài mới
hơn chỉ một màu u ám của sự giận dữ, phẫn nộ như trước đây. Thế nhưng, trong gần 1
thập niên, rap vẫn chưa thể được biết đến rộng rãi. Tại thời điểm đó, người ta vẫn định
nghĩa rap như một thứ âm nhạc “khó hiểu, khó nghe, và đầy giận dữ” bởi Rap là
những cảm nhận của người nghệ sĩ về thế giới, là những mảng tối trong con người họ
cần đối diện.
Từ thế giới ngầm bước ra ánh sáng, Underground như một sự trỗi dậy và trở thành
xu hướng mới của thị trường âm nhạc Việt Nam. Không ai có thể tưởng tượng được
rằng, một thể loại âm nhạc kén người nghe như Rap lại có sức lan tỏa mạnh mẽ đến
như vậy. Từ chỗ chỉ là dòng nhạc du nhập từ nước ngoài, ít người nghe, rap dần xuất
hiện trong các bài hát chính thống tại Việt Nam như một thứ gia vị, đồ trang sức điểm
xuyết. Rap Việt đến với khán giả như một làn gió hoàn toàn mới và chưa từng có trong
tiền lệ. Rap lên truyền hình, len lỏi vào đời sống một cách mạnh mẽ, chứng minh thể
loại âm nhạc này vẫn được đón nhận nếu biết cách khai thác chứ không phải bó hẹp
trong phạm vi của giới underground. Đến thời gian gần đây thì rap đã được công nhận
như một dòng nhạc riêng, đã có rất nhiều bài hát thuần rap được mọi người lắng nghe
đón nhận. Người ta không chỉ bắt gặp Rapper tại những con ngõ nhỏ hay trên
Soundcloud nữa, thế giới “dưới lòng đất” (underground) được rộng mở và đón nhận
nhiều hợp đồng quảng cáo lớn vì ngay tại thời điểm này, từ thành thị đến nông thôn,
nhạc Rap được đón nhận và yêu mến hơn bao giờ hết.

8
2. Sơ lược về chương trình
Chương trình rap Việt thường thể hiện sự đa dạng về nội dung và phong cách. Nó
thường kết hợp các yếu tố như lịch sử, văn hóa, xã hội, và cả những trải nghiệm cá
nhân của các nghệ sĩ. Đồng thời, rap Việt cũng thường phản ánh những vấn đề đương
đại và thách thức trong xã hội, từ đó tạo nên một diễn đàn cho sự tự do ngôn luận và
biểu đạt. Tập trung vào người trẻ có độ tuổi từ 14 - 27 (Gen Z, Millenials) sống tập
trung tại các thành phố lớn, nhóm đối tượng này đã có sẵn trong mình sự yêu thích văn
hóa hiphop nói riêng và cởi mở với âm nhạc nói chung.
Góp mặt xuyên suốt quá trình diễn ra cuộc thi là các vị huấn luyện viên (HLV), các
giám khảo và MC. Ngoài ra, còn có sự giúp đỡ đặc biệt cho các thí sinh đến từ những
ca sĩ hỗ trợ, các đơn vị sản xuất bản phối, các vũ đoàn, cùng với một số ca sĩ, nhạc sĩ
hỗ trợ được HLV hoặc thí sinh mời đến. Qua mỗi mùa phát sóng, chương trình đã có
những thay đổi về thể thức của các vòng thi: Vòng chinh phục, Vòng đối đầu, Vòng
bứt phá, Vòng chung kết.
Vòng chinh phục, thí sinh dự thi sẽ tự chọn một ý tưởng hoặc sản phẩm trong văn
hóa đại chúng để làm lại bằng lời rap của mình và chinh phục những HLV. Các HLV
lựa chọn thí sinh có tiềm năng và phù hợp với mình về đội bằng cách kích hoạt bàn
đạp ngay trước ghế nóng. Khán giả có mặt tại trường quay sẽ tham gia bình chọn,
đánh giá phần thi của các thí sinh. Các phần đạp chọn của các HLV chỉ được công
nhận nếu thí sinh đó có số phiếu bình chọn của khán giả từ 50% trở lên. Cả bốn HLV
đều sẽ có một quyền ưu tiên đặc biệt, gọi là nón vàng. Sau vòng đầu tiên, các HLV sẽ
phải tạo thành một đội hình với 9 thí sinh để đi tiếp vào vòng trong.
Vòng đối đầu, các HLV tiến hành bắt cặp các thi sinh (không bao gồm thí sinh đã
biểu diễn trong vòng đó rồi được HLV đó cứu) trong đội thành từng cặp đối đầu, mỗi
cặp sẽ được HLV ra đề tài để cùng sáng tác và biểu diễn cùng một tiết mục theo chủ
đề mà HLV đưa ra. Sau tiết mục đối đầu, BGK sẽ chọn ra thí sinh thắng trận để đi tiếp,
thí sinh còn lại sẽ bước vào trận giải cứu. Nếu BGK bất đồng quan điểm, quyền phân
định thắng thua sẽ trao lại cho HLV. Quyền nón vàng tiếp tục được áp dụng theo cách
thức của vòng trước để cứu một thí sinh thua trận từ đội khác (không được dùng để
cứu thí sinh của đội mình). Các HLV sẽ còn lại 6 thí sinh gồm 5 thí sinh được đi tiếp
và một thí sinh được cứu từ HLV khác bằng nón vàng.
Vòng bứt phá, 24 thí sinh còn lại của cả bốn đội được chia thành 6 bảng đấu, mỗi
bảng gồm 4 thí sinh từ 4 đội khác nhau. Các thí sinh sáng tác và trình bày tác phẩm
9
của mình theo đề tài được chương trình đưa ra. Khi cả bốn thí sinh hoàn thành tiết mục
trong bảng đấu, BGK và các HLV sẽ bình chọn để tìm ra 1 người chiến thắng (các
HLV không được bình chọn cho thí sinh của đội mình). Mỗi giám khảo sẽ có một
chiếc nón vàng. Kết thúc phần thi của cả 6 bảng, mỗi giám khảo sẽ sử dụng chiếc nón
này để trao cho một trong số các thí sinh bị loại từ tất cả các bảng mà họ cho rằng là
xứng đáng để bước tiếp vào vòng Chung kết. Như vậy sau vòng này, 6 người chiến
thắng từ 6 bảng và 3 thí sinh được cứu bởi nón vàng của ba giám khảo sẽ được bước
tiếp vào vòng Chung kết.
Vòng chung kết, 9 thí sinh còn lại sẽ phải tham gia vào cuộc đấu cuối cùng. Mỗi thí
sinh sẽ sáng tác và trình diễn solo ở đêm đầu tiên, sau đó kết hợp với HLV và giám
khảo trong đêm Gala được truyền hình trực tiếp. Khán giả có thể bình chọn thí sinh mà
họ mong muốn trở thành người chiến thắng thông qua ứng dụng VieON. Kết quả
chung cuộc sẽ dựa vào số bình chọn của khán giả (60%) và điểm số của các HLV/ban
giám khảo (40%). HLV bình chọn cho thí sinh của mình sẽ được tính là 1 phiếu và khi
bình chọn cho thí sinh đội khác sẽ là 2 phiếu. Thí sinh có kết quả cao nhất sẽ chiến
thắng và trở thành quán quân, đồng thời nhận giải thưởng bao gồm một cúp vàng có
logo của chương trình, tiền mặt và các vật phẩm giá trị khác.

3. Giải thưởng và đề cử
Năm 2020, được đề cử giải thưởng Giải Mai Vàng ở hạng mục chương trình truyền
hình, ngoài ra Trấn Thành còn được đề cử giải “Người dẫn chương trình”
Năm 2021, Rap Việt đạt được 2 giải thưởng:
 Giải thưởng âm nhạc cống hiến ở hạng mục nhà sản xuất của năm là Hoàng
Touliver, hạng mục nghệ sĩ mới của năm là DC và chuỗi chương trình của năm.
 Wechoice Awards 2020 ở hạng mục TV Show của năm.
Năm 2023, được đề cử ở giải Mai Vàng ở 2 hạng mục Chương trình truyền hình và
người dẫn chương trình của Trấn Thành.
Cùng năm đó, Rap Việt còn đạt được giải
thưởng WeChoice Awards 2023 ở hạng
mục TV Show của năm.
Vào tối 27/1, đêm gala WeChoice
Awards 2023 đã chính thức diễn ra tại
Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Sài Gòn -

10
SECC ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong 5 đề cử của giải thưởng TV Show của năm là
2 Ngày 1 Đêm, Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, The New Mentor và KOC VIETNAM, Rap
Việt đã xuất sắc được xướng tên giành chiến thắng. Ở hạng mục này, chương trình
Rap Việt dẫn đầu danh sách đề cử với 422.304 lượt bình chọn. Theo sát sau đó, ở vị trí
thứ 2 là chương trình 2 Ngày 1 Đêm với 414.137 lượt bình chọn. Đây là kết quả vô
cùng xứng đáng vì chương trình Rap Việt đã có sức ảnh hưởng rộng rãi trên mạng xã
hội trong năm 2023.

4. Các chương trình liên quan và hoạt động bên lề

4.1. Chương trình liên quan

H4.1.1. King Of H4.1.2. Rap Việt Underground


Rap

H4.1.3. Sing My Song H4.1.4. Yan


Beatfest
4.2. Hoạt động bên lề
 Buổi biểu diễn và cuộc thi freestyle
 Hợp tác và sản xuất âm nhạc
 Sự kiện và buổi giao lưu cộng động
 Hoạt động từ thiện và giáo dục
 Xuất hiện trên phương tiện truyền thông: HTV2, Facebook, Instagram, Youtube
,v.v… và podcast.
II. Những ảnh hưởng và tác động

11
Điều đầu tiên phải nhắc đến khi nói tới sự thành công của Rap Việt đó chính là bối
cảnh xã hội. Lên sóng chính thức vào 1/8/2020, giữa cơn khủng khoảng của làn sóng
Covid 19 lần thứ 2 tại Việt Nam, Rap Việt đã có cơ hội để thể hiện sức mạnh của
mình. Trong tình hình dịch bệnh lúc bấy giờ, giải trí tại nhà là việc được chúng ta ưu
tiên hơn cả để đề phòng lây nhiễm cộng đồng. Nếu ở nước ngoài, công cụ Netflix –
một dịch vụ xem video, phim ảnh trực tuyến được ưa chuộng thì tại Việt Nam, “kẻ”
được yêu thích hơn cả là các gameshow truyền hình.
Nhưng nói vậy không có nghĩa bất cứ game show truyền hình nào ra mắt trong bối
cảnh bệnh dịch cũng đều đạt được thành công vang dội. Chúng còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố mang tính nền tảng và thời điểm. Nếu như cách đây khoảng 5-6 năm, thể
loại nhạc điện tử (EDM) vẫn còn đang làm mưa làm gió tại Việt Nam thì thời điểm
hiện tại, nhạc Rap là kẻ dẫn đầu xu thế. Theo khảo sát được Novaon Communication
thực hiện vào tháng 9/2020, hơn 82,9% số người được hỏi cho rằng Rap là thể loại
nhạc xu hướng năm 2020. Nói cách khác, giai đoạn năm 2020 chính là khởi điểm cho
đỉnh trend của nhạc Rap tại Việt Nam và hứa hẹn sẽ còn đem tới nhiều sự phát triển,
đón nhận tích cực hơn nữa từ cộng đồng.

1. Phản ứng tích cực từ dư luận, khán giả


Ngay từ mùa đầu tiên, chương trình đã nhận được sự chú ý của đông đảo khán giả,
từ những người yêu rap nói riêng đến cộng đồng mạng nói chung. Chỉ tính riêng tập 2
mùa 1 (phát sóng ngày 8 tháng 8 năm 2020), chương trình đã nhận được hơn 500.000
lượt xem ngay trong thời điểm công chiếu trên YouTube - con số kỷ lục tại Việt Nam
lúc bấy giờ. Chỉ một thời gian ngắn sau, cả hai tập đầu tiên của chương trình trên đã
chiếm hai vị trí đầu trong top thịnh hành của YouTube tại Việt Nam. Chưa dừng lại ở
đó, tập 3 tiếp tục phá kỷ lục tập 2 với hơn 700.000 lượt xem công chiếu trực tiếp. Các
tập phát sóng đều có trên 10 triệu lượt xem và từng lọt vào top thịnh hành của nhiều
quốc gia châu Á.
Cụ thể, theo thông báo của MC Trấn Thành vào gần cuối chương trình, kênh
YouTube HTV2 [Rap Viet Official] đã có trung bình hơn 900.000 người theo dõi trực
tiếp đêm chung kết, lúc đỉnh điểm lên tới hơn 1,12 triệu người. Con số này gấp gần 30
lần sức chứa của sân vận động Mỹ Đình, đồng thời gấp 5 lần kỷ lục mà YouTuber Độ
Mixi thiết lập cách đây không lâu khi anh livestream giới thiệu ngôi nhà mới và thu
hút hơn 242.000 người xem trực tuyến. Tuy nhiên, không chỉ đêm chung kết mà ngay

12
từ khi phát sóng, các tập của Rap Việt đều thu hút một lượng lớn khán giả đón xem tại
kênh Vie Channel - HTV2. Các video của Rap Việt đều nhanh chóng lọt top các video
có lượt xem nhiều nhất của kênh Vie Channel - HTV2.
Chờ đợi trong thời gian dài nhưng hoàn toàn không hề giảm sức hút mà đó có thể
coi là lực đẩy để tập 1 Rap Việt – mùa 2 ghi dấu với hàng loạt thành tích khủng: Top 1
thịnh hành Youtube Việt Nam với hơn 2,3 triệu lượt xem sau hơn 12 giờ công chiếu
(cập nhật 13h00 ngày 18/10), Top 1 CCU (lượt xem cùng lúc) với hơn 480.000 lượt
xem khi được công chiếu trên nền tảng VieON và kênh Youtube Vie Channel –
HTV2, gấp hơn 2,5 lần so với tập 1 mùa 1.
Từ khoá “Rap Việt mùa 2” đạt Top tìm kiếm tại Google Việt Nam ngày 16/10 với
hơn 100.000 lượt tìm kiếm. Cùng với đó, tập 1 được phát vào tối 16/10 hiện đã thu về
hơn 8,4 triệu lượt xem.
Rap Việt cứ thế tiến đến
phát triển, cho đến hiện tại đã
đi đến mùa 3 (2023) với
nhiều thành tích đáng kinh
ngạc, khẳng định rõ sức hút
của một chương trình giải trí
giờ vàng. Xuyên suốt 16 tập
phát sóng, Rap Việt Mùa 3 nhận về đông đảo sự yêu thích của khán giả toàn cầu với
hơn 14 tỷ lượt xem (số liệu được tổng hợp từ VieON, YouTube, Facebook, TikTok)
và tạo nên một tiền lệ chưa từng có trên thành tích nhạc số khi vượt ngưỡng 1 triệu
người nghe hàng tháng và có đồng thời 26 ca khúc lọt top 200 Spotify Việt Nam, luôn
luôn dẫn đầu top tìm kiếm và thảo luận trên mạng xã hội mỗi tập phát sóng.

13
Ban đầu, đây chỉ là một chương trình giải trí dành cho giới trẻ, lứa tuổi thanh thiếu
niên, nhưng dần dần Rap Việt đã từng bước đưa văn hóa rap đi sâu hơn vào thị trường
Việt Nam. Rap không chỉ dành cho những bạn trẻ nữa mà còn trở thành thị hiếu của
những thế hệ lớn hơn. Các bác, các cô đã ngày chấp nhận thể loại âm nhạc này, bằng
chứng là họ biết, hát theo khi nghe thấy, thậm chí là chủ động bật để nghe và có thể
bàn luận cùng con cháu.

2. Tạo nhiều trào lưu hay ho, độc đáo trên các nền tảng MXH

Rap Việt đã “tạo bão" trên mạng xã hội cùng những câu nói viral xuyên suốt cả 3
mùa vừa qua có thể kể đến như: “Amazing good job em”, “Ra đường anh là cá mập/ ở
nhà anh là cá con”, “over hợp”, “Abracadabra”, “Làm cả đêm không ngủ để sau này
ngủ cùng nhau”... Những câu nói này được mọi người sử dụng thường xuyên, đặc biệt
là gen Z, có nhiều câu gần như là cửa miệng, được chế thành các meme thú vị, mới mẻ
và đặc biệt gây ấn tượng trên các nền tảng mạng xã hội. Gần đây nhất phải kể đến
chính là mùa hè sôi động của Rap Việt mùa 3, một mùa bùng nổ với nhiều cái tên mới
lạ, mang nhiều cá tính, bên cạnh đó là chất nhạc riêng biệt. Ngay từ những tập đầu
tiên, đã có nhiều bài hát trở thành challenge nhảy, hát theo, trở thành 1 sound để nhiều
người tạo content và đã lên xu hướng nhờ sử dụng sound đó. Ví dụ như là bài “Từ A
đến Z” của 24K.Right đã trở thành xu hướng trên Tiktok với challenge nhảy từ các
Tiktoker lên tới 19,2 nghìn bài đăng kèm với sound nhạc.

Không thể không kể đến bài hát “Người miền núi chất” của Quán quân mùa 3 -
Double2T cũng trở thành xu hướng dance challenge trên nền tảng tiktok khi có lên đến
30 nghìn lượt sử dụng sound vào video của mình. Bài hát không chỉ hiện đại qua từng
lời rap mà còn mang đậm chất liệu dân gian, thứ mà không phải nghệ sĩ nào cũng theo
đuổi.

3. Những bàn luận xoay quanh, tin tức hậu trường, góc khuất nhiều người săn đón
Nổi đình đám là thế, Rap Việt không thể tránh khỏi những drama xoay quanh. Ngay
tại mùa 1, thông tin kết quả các bảng đấu đã bị rò rỉ từ một số người tự nhận là khán
giả xem ghi hình tại trường quay đã tiết lộ kết quả vòng Bứt phá. Trước tình trạng liên
tục lộ danh sách thi đấu đến kết quả vòng thi, nhiều người đã đặt ra câu hỏi về công
tác bảo mật thông tin của Rap Việt. Nhiều người cho rằng việc để lộ kết quả này khiến
chương trình giảm đi sức hấp dẫn, khán giả sẽ mất hứng thú theo dõi diễn biến tiếp
14
theo của cuộc thi. Việc chương trình chọn hình thức ghi hình có khán giả thay vì cho
các thí sinh trình diễn trực tiếp như các sân chơi âm nhạc khác khiến cho việc rò rỉ kết
quả cũng là điều khó tránh khỏi. Thêm vào đó, những ý kiến trái chiều về việc chọn
Trấn Thành làm MC cho chương trình cũng gây rầm rộ trên MXH lúc bấy giờ.
Sang đến Rap Việt mùa 2 vẫn không tránh khỏi các bàn tán, tranh cãi về việc vi
phạm bản quyền hình ảnh, viết sai tên tác giả bài hát hay nghi vấn thi sinh đạo nhạc.
Mùa 3 là một sự chuyển mình của Rap Việt song cũng gây nhiều điều tranh cãi từ
phía khán giả. Luật thi của vòng chinh phục tại mùa thứ ba chương trình Rap Việt
đang gây ra những phản ứng trái chiều cho người xem khi để khán giả tại trường quay
quyết định quyền đi tiếp của thí sinh. Bên cạnh đó vẫn là những nghi vấn đạo nhạc của
thí sinh và các vấn đề liên quan đến đời tư cá nhân của thí sinh.

III. Đánh giá ưu/nhược điểm

1. Ưu điểm
Chất lượng sản xuất cao: Cả ba mùa của Rap Việt đều được ghi hình với chất lượng
cao, đặc biệt là phần âm thanh được xử lý rất tốt. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm thú
vị cho khán giả.
Dàn HLV và giám khảo chuyên nghiệp: Họ là những gương mặt đại diện cho các
màu sắc âm nhạc khác nhau của rap Việt: Binz, Rhymastic, Justatee, Karik,... Sự xuất
hiện của họ đã tạo ra một không gian thú vị cho các rapper trẻ được trải nghiệm với sự
đam mê và học hỏi nhiều kinh nghiệm.
Sức hút của dàn thí sinh: Dàn thí sinh tài năng và chất lượng chính là nhân tố thu
hút lượng lớn người xem của chương trình. Những tài năng trẻ tuổi như Dế Choắt,
Tlinh, MCK, Ricky Star, Lăng LD… đã được khám phá và nâng tên tuổi của họ qua
Rap Việt.
Tạo không gian sáng tạo và thể hiện bản thân: Rap Việt khuyến khích, tạo cơ hội
phát triển cho giới trẻ đam mê và có tài năng âm nhạc cũng như cung cấp không gian
đầy sáng tạo, tự do cho giới trẻ thể hiện tài năng của mình. Thông qua chương trình,
giới trẻ được tự do sáng tác với nhiều thông điệp hay câu chuyện khác nhau và được
thể hiện những cảm xúc riêng một cách trọn vẹn, được nói lên “cái tôi” trong cuộc
sống một cách chân thực nhất.

15
Giao lưu và hòa nhập: Rap Việt tạo ra cơ hội cho giới trẻ cũng như các nghệ sĩ rap
giao lưu, học hỏi và hợp tác với nhau, từ đó tạo ra một môi trường gameshow tích cực,
lành mạnh.
Rap Việt không chỉ là một chương trình giải trí mà còn là một phần của văn hóa và
sự phát triển của xã hội Việt Nam. Qua các mùa phát sóng, Rap Việt đã khám phá và
nâng tên tuổi của nhiều rapper trẻ tài năng, mở rộng thị trường âm nhạc và tạo ra sự
cạnh tranh lành mạnh.

2. Nhược điểm
Tập trung vào drama: Một số ý kiến cho rằng chương trình có xu hướng tập trung
quá nhiều vào các mâu thuẫn cá nhân và drama giữa các thí sinh hoặc giữa các huấn
luyện viên để thu hút người xem, đôi khi làm lu mờ giá trị âm nhạc thực sự của các
phần trình diễn.
Thiên vị của huấn luyện viên: Có ý kiến cho rằng các huấn luyện viên có thể có sự
thiên vị nhất định đối với các thí sinh, ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa và nhận xét,
khiến kết quả có phần không công bằng.
Bị truyền thông dắt mũi : Khán giả có thể cảm thấy một số thí sinh được "đóng
khung" theo một hình tượng nhất định hoặc họ bị đánh giá không hoàn toàn dựa trên
tài năng mà còn dựa trên câu chuyện cá nhân hoặc sự ảnh hưởng truyền thông.
Chất lượng âm thanh và sản xuất: Dù là một chương trình lớn nhưng đôi khi âm
thanh và chất lượng sản xuất trong một số tập không đạt tiêu chuẩn mong đợi, ảnh
hưởng đến trải nghiệm thưởng thức tổng thể của người xem.
Sự đa dạng trong phong cách âm nhạc: Mặc dù là một show về rap, nhưng đôi khi
sự đa dạng về phong cách âm nhạc trong chương trình có phần hạn chế. Các thể loại
và phong cách rap khác nhau không được khai thác triệt để, khiến cho chương trình
đôi khi thiếu đi sự sáng tạo và mới mẻ.
Áp lực thương mại: Áp lực để đạt được rating cao và sự chú ý từ công chúng có thể
khiến chương trình nhấn mạnh quá nhiều vào yếu tố giải trí thay vì chất lượng nghệ
thuật và sự phát triển của thể loại nhạc rap.

IV. Ý tưởng thay đổi và phát triển

16
1. Thay đổi format chương trình
1.1. Chia thí sinh thành nhiều bảng nhỏ theo phong cách âm nhạc (trap, drill, boom
bap,...) để có sự cạnh tranh công bằng và đa dạng hơn.
Ở vòng Bứt phá, các thí sinh được chia vào thành 6 bảng theo sự sắp xếp của Huấn
luyện viên. Bởi vậy, đã xảy ra trường hợp có những bảng đấu tử thần gây ra sự thiếu
công bằng và không phải thí sinh nào cũng có cơ hội được tỏa sáng khi tất cả những
ánh mắt đều nhìn vào những thành viên của bảng đấu đó. Điều này được đánh giá là
một vết sạn và vẫn chưa có sự thay đổi nhiều trong cách chia vòng bảng của chương
trình.

Vậy nên đề xuất một cách chia mới: chia theo phong cách âm nhạc như trap, drill,
boom, bap, melody,... sẽ thúc đẩy các phong cách rap khác nhau phát triển. Trong một
bảng đấu sẽ là những người có cùng phong cách và thi đấu với nhau để tìm ra người
giỏi nhất. Không những phát triển sâu hơn phong cách của mình đang theo đuổi, các
thí sinh còn được trải nghiệm và học hỏi nhiều hơn chứ không chỉ là những người giỏi
tự đấu với nhau.
1.2. Điều chỉnh format trận Chung kết: Chỉ 1 trận chung kết và thông báo kết quả ngay
trong buổi cuối cùng.
Rap Việt có 2 phần của vòng Chung kết và được chiếu thành 2 tuần khác nhau.
Điều này khiến cho nhiều khán giả khó chịu và cảm giác chỉ có tập sau mới là tập
Chung kết. Nó cũng khiến cho những khán giả mong chờ biết được kết quả cuối cùng
thất vọng và một phần làm giảm lượng nhiệt của chương trình. Nên Rap Việt cần điều
chỉnh độ dài tập Chung kết sao cho thời lượng chỉ là 1 tập, hoặc chỉ để vòng cuối cùng
là trận Chung kết chứ không phải khi còn 9 thí sinh tham gia.

1.3. Giảm số lượng “mũ vàng”: tăng tính cạnh tranh

Một điều dễ nhận thấy là số lượng thí sinh được cứu là một con số lớn. Ban đầu,
cộng đồng yêu Rap hào hứng đón nhận những cú “quăng” kịch tính. Nhưng lâu dài,
lượng lớn Nón vàng được dành ra như một cách để huấn luyện viên thoát khỏi “thế bí”
mà ban giám khảo chốt hạ, làm tổng thể tập phát sóng rườm rà. Việc thường xuyên
dùng muộn Nón vàng, đẩy lùi diễn biến khiến ý kiến của 2 giám khảo như “muối bỏ
bể” dấy lên nhiều thắc mắc về giới hạn quyền lực mà BGK được trao.

17
Tại tập 1 mùa 1, Ban tổ chức công bố Nón vàng là “luật đặc biệt để huấn luyện viên
sử dụng khi muốn giành thí sinh về đội mà không phụ thuộc vào quyết định của 2
giám khảo”. Quả thật, điều này cần được quy định cụ thể. Thí sinh và khán giả không
nhất thiết phải đợi cả chục phút cho một quyết định sẽ mất hiệu lực bởi một quyết định
khác. Đồng thời, việc BTC làm rõ quyền năng của Nón vàng sẽ củng cố giá trị cho
những nhận xét, đánh giá của BGK.

2. Tăng cường tương tác


 Mời các rapper nổi tiếng quốc tế tham gia chương trình với vai trò khách mời
hoặc mentor để tạo sự thu hút và học hỏi kinh nghiệm.
 Giao lưu với giới underground nước ngoài.

3. Giải quyết vấn đề truyền thông triệt để hơn

3.1. Sự chuyên nghiệp trong tổ chức và vận hành chương trình


Trấn Thành luôn được công nhận là một MC rất giỏi, cũng góp một phần không nhỏ
trong sự thành công của show Rap Việt. Dù có cách ăn nói hài hước, phản ứng nhanh
nhạy và ứng xử thông minh tuy nhiên việc lỡ miệng hay có những phát ngôn chưa suy
nghĩ kĩ của trấn thành đã không ít lần gây nên một luồng tranh cãi cho cộng đồng
người xem show. Ví dụ điển hình như trong phần thi của thí sinh HURRYKNG, anh
đã mời bạn thân của mình là rapper hieuthuhai lên hỗ trợ, cả hai đã có một bài thi sôi
động và bùng nổ. Mọi chuyện có vẻ êm đẹp cho đến khi Trấn Thành hỏi một câu với
thí sinh hurrykng rằng mời hieuthuhai là một người đẹp trai hơn mình có sợ bị chiếm
sportline không? Câu hỏi này của MC vô tình đã làm cho thí sinh bị sượng trân và
không biết phải trả lời lại thế nào. Hay tlinh là thí sinh Rap Việt mùa 1 và được mời
đến trình diễn ca khúc “ Gái độc thân “ ở mùa 2, sau thi kết thúc phần trình diễn của
mình tlinh cũng cảm thấy không mấy thoải mái khi bắt gặp câu hỏi “ Em hát bài này vì
em hát thôi hay là em đang độc thân ? Bởi lúc đấy tlinh vốn đang dính vào lùm xùm
tình cảm khi vừa mới chia tay MCK. Trấn Thành nên lưu ý và cẩn trọng trong từng lời
nói của mình làm sao đảm bảo sẽ đem lại sự thoải mái cho thí sinh và tạo được hiệu
ứng người xem tốt hơn.
Đối với mỗi thí sinh sau khi kết thúc phần trình diễn của mình, việc nhận những lời
nhận xét từ những người đi trước, những người giỏi hơn là điều mà họ mong muốn.
Tuy nhiên về huấn luyện viên Andree, với bài nào mà anh ấy thích thì sẽ khen và nói

18
là thích bài đó ( vì thích nên sẽ đưa ra lời nhận xét ), tuy nhiên với những bài anh ta
không thích thì andree sẽ nói thẳng là bài này không phải là “ gu “ anh hay không “
phù hợp” với anh và xin phép không đưa ra lời nhận xét. Điều này vô tình gây ra nhiều
ý kiến trái chiều và cũng làm tổn thương phần nào đến thí sinh.Thí sinh chưa tốt phần
nào thì họ rất nên được nghe những lời góp ý hay động viên để có thể khắc phục và
tiến bộ tự tin hơn ở vòng đấu sau.
Việc lựa chọn huấn luyện viên là một chiến lược quan trọng góp phần lớn tạo nên
thành công cho chương trình. Mùa 3, Thái VG được lựa chọn là 1 trong 4 huấn luyện
viên của rap việt với mong muốn có thể đưa show rap việt tiếp cận hơn với thị trường
quốc tế. Bởi Thái VG tuy là người gốc Việt nhưng lại sinh sống và hoạt động rap ở
nước ngoài và cũng có tạo được tiếng vang. Tuy nhiên đây không hẳn là một lựa chọn
đúng đắn vì vị huấn luyện viên này không thể nói giỏi tiếng việt cũng như không thể
hiểu và gần gũi được hết với thí sinh đội mình vì đa số thí sinh là người Việt. Mặc dù
có sự trợ giúp của phiên dịch viên nhưng những bài rap của thí sinh viết lyric tiếng
việt và có chơi chữ vần và chỉ có thể cảm nhận được melody và không thể giúp đỡ hay
góp ý sửa lyrics cho thí sinh. Cùng vì điều này mà đa số thí sinh đội thái VG đều bị
đánh giá là kém nổi bật hơn với các team khác.

3.2. Cần hành động rõ ràng với chiều hướng dư luận


Là một show thành công và tạo được tiếng vang đi kèm đó cũng không ít lần
chương trình Rap Việt bị réo tên bởi những ồn ào lớn nhỏ không đáng có. Thay vì làm
rõ mọi chuyện thì chương trình luôn chọn cách im lặng và né tránh làm cho luồng dư
luận lại càng phẫn nộ hơn. Để tạo được hiệu ứng người xem tốt hơn, tạo được sự tin
tưởng và ổn định trong dư luận, Rap Việt cần xem xét và thực hiện việc giải thích và
đính chính
- Xin lỗi: Chương trình nên công khai xin lỗi về những sai sót, khiếm khuyết hoặc
thông tin không chính xác mà dư luận đã phát hiện. Điều này giúp xây dựng
lòng tin và thể hiện sự chân thành đến khán giả.
- Đính chính: Nếu có thông tin sai lầm hoặc hiểu lầm, chương trình cần đính
chính ngay lập tức. Điều này giúp tránh lan truyền thông tin sai và tạo ra góc
nhìn đúng đắn, lấy lại được danh dự cho các thí sinh hay ekip tổ chức.

19
4. Hỗ trợ thí sinh phát triển sau chương trình
 Tổ chức các khóa học đào tạo chuyên sâu về âm nhạc, sản xuất âm nhạc,
marketing,... cho thí sinh sau chương trình.
 Kết nối thí sinh với các nhà sản xuất âm nhạc, công ty giải trí để tạo cơ hội hợp
tác và phát triển sự nghiệp.
 Hỗ trợ thí sinh phát hành album, MV, tổ chức tour diễn,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://vi.wikipedia.org/wiki/Rap_Vi%E1%BB%87t

https://viez.vn/dem-trao-giai-rap-viet-mua-3-dat-top-1-trending-sau-chua-day-12-gio-
pWX0W7J4VoNs.html

https://viez.vn/rap-viet-mua-3-pha-moi-ky-luc-voi-10-ty-luot-xem-toan-cau-
ZL1bCwAMgOUB.html

20
LỜI KẾT

21

You might also like