Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

BÀI 12: CACBON


I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Một số dạng thù hình của cacbon:
 Kim cương:
- Kim cương là chất tinh thể không màu, trong suốt, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử, liên kết trong tinh thể kim cương là liên kết cộng hóa
trị không cực.
- Kim cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất.
 Than chì:
- Than chì là tinh thể màu xám đen, có ánh kim, dẫn điện tốt nhưng kém kim loại.
- Tinh thể than chì có cấu trúc lớp. Các lớp liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu, nên các lớp dễ tách
khỏi nhau. Trong các lớp, các nguyên tử cacbon liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực.
 Fularen gồm các nguyên tử C60, C70,…Phân tử C60 có cấu trúc hình cầu rỗng.
 Cacbon vô định hình như than cốc, than gỗ, than muội, than xương, than hoạt tính…Than hoạt tính
được sử dụng hấp phụ các khí độc. Than gỗ, than xương cũng có khả năng hấp phụ.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Ở nhiệt độ thường C khá trơ về mặt hóa học, khi đun nóng C trở nên hoạt động hơn.
- Các số oxi hóa của cacbon là -4, 0, +2 và +4.
 Đơn chất C vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa, nhưng tính khử chiếm ưu thế hơn.
1. Tính khử
Tác dụng với oxi
0 +4
C + O 2 ⎯⎯ → CO 2
0
t

cacbon đioxit
+4 0 +2
CO 2 + C ⎯⎯⎯ → 2CO
0
t cao

cacbon monooxit
Cacbon không tác dụng trực tiếp với clo, brom và iot.
Tác dụng với hợp chất
Ở nhiệt độ cao, C khử được nhiều hợp chất có tính oxi như oxit, HNO3, H2SO4 đặc, KClO3,…
0 +5 +4 +4
C + 4H NO3 ( ñaëc ) ⎯⎯ → CO2 + 4NO2 + 2H 2O
0
t
VD:
0 +6 +4 +4
C + 2H 2 S O4 ( ñaëc ) ⎯⎯ → CO2 + 2SO2 + 2H 2O
0
t

0 +2
C + ZnO ⎯⎯ → Zn + CO
0
t

Lưu ý: Cacbon chỉ khử được những oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim
loại thành kim loại.
2. Tính oxi hóa
Tác dụng với hiđro
0 −4
C + 2H 2 ⎯⎯⎯ → C H4
0
t ,xt

khí metan
Tác dụng với kim loại
C + một số kim loại (Ca, Al,…) ⎯⎯ → hợp chất cacbua
0
t

0 −3
4Al + 3C ⎯⎯ → Al4 C3
0
t

nhôm cacbua
III. ỨNG DỤNG
- Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh,…
- Than chì được dùng làm điện cực, làm ruột bút chì,…
- Than cốc được dùng làm chất khử trong lò luyện kim.
1
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
- Than gỗ được dùng chế thuốc nổ đen, thuốc pháo, chất hấp phụ. Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ
phòng độc.
- Than muội được dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy,…
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN. ĐIỀU CHẾ
1. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, kim cương và than chì là cacbon tự do. Ngoài ra, cacbon còn có trong các khoáng vật như
đá vôi (CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3.MgCO3),…và có trong than mỏ, dầu mỏ và khí thiên
nhiên.
2. Điều chế (giảm tải) (khuyến khích hs tự đọc)

2
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
BÀI 13: HỢP CHẤT CỦA CACBON
I. CACBON MONOOXIT
1. Cấu tạo phân tử
- CTPT: CO - CTCT: C O
 Trong phân tử CO có liên kết 3 giống phân tử N2.
- Trong phân tử CO, cacbon có số oxi hóa +2.
2. Tính chất vật lý
Cacbon monooxit là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước,
rất bền với nhiệt và rất độc.
3. Tính chất hóa học
- Cacbon monooxit kém hoạt động ở nhiệt độ thường, hoạt động hơn khi đun nóng. CO là oxit trung tính.
- CO là chất khử mạnh
+2 +4
2CO + O 2 ⎯⎯ → 2CO 2
0
t
VD:
+2 +4
CO + Cl2 ⎯⎯
xt
→ COCl2
photgen
Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại.
+2 +4
C O + CuO ⎯⎯ → Cu + C O 2
0
t

Lưu ý: Cacbon chỉ khử được những oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim
loại thành kim loại.
4. Điều chế
Trong công nghiệp
1050 C
⎯⎯⎯⎯ → CO + H 2
0

C + H 2 O ⎯⎯⎯ ⎯
Hỗn hợp khí tạo thành được gọi là khí than ướt gồm CO (  44%), CO2, H2, N2,...
CO2 + C ⎯⎯ t0
→ 2CO
Hỗn hợp khí tạo thành được gọi là khí lò gas (hay khí than khô) gồm CO (  25%), N2, CO2,...
Trong phòng thí nghiệm
HCOOH ⎯⎯⎯⎯→ CO + H 2 O
2 H SO
4 ( ñaë
c)
t0

II. CACBON ĐIOXIT


1. Cấu tạo phân tử
- CTPT: CO2 CTCT: O=C=O
- Liên kết C-O trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị có cực, nhưng do có cấu tạo thẳng nên phân tử
CO2 không phân cực.
2. Tính chất vật lý
- CO2 là khí không màu, nặng hơn không khí, tan ít trong nước.
- Ở nhiệt độ thường, khi được nén dưới áp suất 60 atm, khí CO2 sẽ hóa lỏng. Khi làm lạnh đột ngột ở -760C,
khí CO2 hóa thành khối rắn, trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được
dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện lợi cho việc bảo quản thực phẩm.
- CO2 là chất gây hiệu ứng nhà kính.
3. Tính chất hóa học
- Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy, nên được dùng để dập tắt đám cháy.
Tuy nhiên, không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của Mg, Al vì
+4 0 +2 0
C O 2 + 2 Mg ⎯⎯ → 2 Mg O + C
0
t

- CO2 là một oxit axit, tác dụng với oxit bazơ, bazơ → muối cacbonat.
CO2 + H2O ⎯ ⎯⎯ → H2CO3

CaO + CO2 ⎯⎯ → CaCO3
0
t

3
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
Khí CO2 tác dụng với bazơ tùy vào lượng chất mà CO2 tạo muối axit hoặc muối trung hòa hoặc cả hai muối
đó.
VD: CO2 + NaOH ⎯⎯ → NaHCO3
CO2 + 2NaOH ⎯⎯ → Na2CO3
 Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
CO 2 + OH − ⎯⎯
→ HCO3−
CO 2 + 2OH − ⎯⎯
→ CO32 − + H 2 O
n OH−
Lập tỉ lệ: T =
n CO2
Giá trị T T<1 T=1 1<T<2 T=2 T>2
Sản HCO 3− HCO 3− CO32 −
HCO 3− CO32 −
phẩm CO2 dư CO32 − OH − dư
4. Điều chế
Trong phòng thí nghiệm
CaCO3 + 2HCl ⎯⎯ → CaCl2 + CO2  + H2O
III. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Axit cacbonic (H2CO3) là axit rất yếu và kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ phân hủy thành
CO2 và H2O.
Trong dung dịch axit cacbonic phân li theo 2 nấc:
⎯⎯
H2CO3 ⎯ → H+ + HCO3−
⎯ K1 = 4,5.10-7
⎯⎯
HCO3− ⎯ ⎯→ H+ + CO32− K2 = 4,8.10-11
Axit cacbonic tạo ra 2 muối:
- Muối cacbonat ( CO32− ) như Na2CO3, K2CO3, CaCO3, (NH4)2CO3,...
- Muối hiđrocacbonat ( HCO3− ) như NaHCO3, Ba(HCO3)2, NH4HCO3,...
1. Tính chất của muối cacbonat
Tính tan
- Các muối hiđrocacbonat dễ tan trong nước (trừ NaHCO3 ít tan).
- Hầu hết các muối cacbonat không tan hoặc ít tan trong nước, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm (trừ
Li2CO3 ít tan) và amoni.
Tác dụng với axit
VD: NaHCO3 + HCl ⎯⎯ → NaCl + CO2  + H2O
− +
Pt ion thu gọn: HCO3 + H ⎯⎯ → CO 2  + H 2 O
CaCO3 + 2HCl ⎯⎯ → CaCl2 + CO2  + H2O
Pt ion thu gọn: CaCO3 + 2H + ⎯⎯ → Ca 2 + + CO 2  + H 2 O
Tác dụng với dung dịch kiềm
VD: NaHCO3 + NaOH ⎯⎯ → Na2CO3 + H2O
− −
Pt ion thu gọn: HCO3 + OH ⎯⎯ → CO32 − + H 2 O
Ca(HCO3)2 + 2NaOH ⎯⎯ → CaCO3  + Na2CO3 + 2H2O
 Lưu ý 2 phản ứng sau:
2NaHCO3 (dư) + Ca(OH)2 ⎯⎯ → CaCO3  + Na2CO3 + 2H2O
NaHCO3 + Ca(OH)2 (dư) ⎯⎯ → CaCO3  + NaOH + H2O
Phản ứng nhiệt phân
M(CO3)n ⎯⎯ → M2On + CO2 
0
t
Tổng quát:
M: hầu hết các kim loại (trừ kim loại kiềm).
CaCO3 ⎯⎯ → CaO + CO2
0
t
VD:

4
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
MgCO3 ⎯⎯ → MgO + CO2
0
t

M(HCO3)n ⎯⎯ → M2(CO3)n + CO2  + H2O


0
t
Tổng quát:
M: hầu hết các kim loại.
2NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 + CO2 + H2O
0
t
VD:
Ca(HCO3)2 ⎯⎯→ CaCO3 + CO2 + H2O
0
t

2. Ứng dụng của một số muối cacbonat


- Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết được dùng làm chất độn trong cao su và một số ngành công nghiệp.
- Natri cacbonat (Na2CO3) khan, còn gọi là sođa khan. Sođa được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ
gốm, bột giặt,…
- Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm. Trong y học, NaHCO3 được
dùng làm thuốc để giảm đau dạ dày do thừa axit.

BÀI 14: SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC


I. SILIC
1. Tính chất vật lí
Silic tồn tại ở hai dạng: silic tinh thể và silic vô định hình.
- Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim. Silic tinh thể có tính bán dẫn.
- Silic vô định hình là chất bột màu nâu.
2. Tính chất hóa học
- Số oxi hóa của silic: -4, 0, +2, +4. Nhưng số oxi hóa +2 ít đặc trưng đối với silic.
- Silic đơn chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Tính khử
- Tác dụng với phi kim
F2 ⎯⎯⎯⎯
0
t thöôø
ng


 t 0 cao
Si + Cl2 ; Br2 ; I 2 ; O 2 ⎯⎯⎯ →

 C; N 2 ; S ⎯⎯⎯⎯t 0 raá
t cao


0 +4
VD: Si + 2F2 ⎯⎯
→ Si F4
silic tetraflorua
0 +4
Si + O 2 ⎯⎯→ Si O 2 t0

silic đioxit
- Tác dụng với hợp chất
0 +4
Si + 2NaOH + H 2 O ⎯⎯
→ Na 2 Si O3 + 2H 2 
Tính oxi hóa
t 0 cao
Si + Ca; Mg; Fe;... ⎯⎯⎯ → silixua kim loại
0 −4
2Mg + Si ⎯⎯ → Mg 2 Si
0
t
VD:
magie silixua
0 −4
2Ca + Si ⎯⎯→ Ca 2 Si t0

canxi silixua
3. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, silic chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu là cát (SiO2), các khoáng vật silicat và
aluminosilicat như cao lanh, mica, fenspat, đá xà vân, thạch anh,…
4. Ứng dụng và điều chế
 Ứng dụng: Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử, chế tạo pin
mặt trời. Trong luyện kim, silic được dùng để tách oxi khỏi kim loại nóng chảy.
 Điều chế: Dùng các chất khử mạnh như Mg, Al, C khử SiO2 ở nhiệt độ cao.
5
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
SiO2 + 2Mg ⎯⎯ → Si + 2MgO
0
t

SiO2 + 2C ⎯⎯→ Si + 2CO


0
t

II. HỢP CHẤT CỦA SILIC


1. Silic đioxit
- Silic đioxit (SiO2) là chất ở dạng tinh thể, không tan trong nước.
- Silic đioxit là oxit axit tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc
cacbonat kim loại kiềm nóng chảy:
SiO2 + 2NaOH ⎯⎯ → Na2SiO3 + H2O
0
t
VD:
natri silicat
SiO2 + Na2CO3 ⎯⎯ → Na2SiO3 + CO2
0
t

- Silic đioxit tan trong axit flohiđric:


SiO2 + 4HF ⎯⎯ → SiF4 + 2H2O
 Dùng dung dịch HF để khắc chữ và hình trên thủy tinh.
- Trong tự nhiên, SiO2 tồn tại dạng cát và thạch anh.
- Silic đioxit là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thủy tinh, đồ gốm.
2. Axit silixic
- Axit silixic (H2SiO3) là chất ở dạng keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ mất nước:
H2SiO3 ⎯⎯ t0
→ SiO2 + H2O
- Khi sấy khô, axit silixic mất một phần nước, tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Silicagen được dùng để
hút ẩm.
- Axit silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.
Na2SiO3 + CO2 + H2O ⎯⎯ → H2SiO3 + Na2CO3
3. Muối silicat
- Chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước.
- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 gọi là thủy tinh lỏng.
- Trong dung dịch, silicat kim loại kiềm thủy phân tạo môi trường kiềm: Na2SiO3 + 2H2O
2NaOH + H2SiO3

6
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau đây?
A. C + O2 → CO2. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2.
C. 3C + 4Al → Al4C3. D. C + H2O → CO + H2.
Câu 2: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn tính khử của cacbon?
A. 2C + Ca → CaC2. B. 3C + 4Al → Al4C3.
C. C + 2H2 → CH4. D. 2C + SiO2 → 2CO + Si.
Câu 3: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, HCl. B. Al, HNO3 đặc, KClO3.
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. D. NH4Cl, KOH, AgNO3.
Câu 4: Tính oxi hoá của cac bon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
0

A. 2C + Ca ⎯⎯ → CaC2. B. C + 2CuO ⎯⎯ → 2Cu + CO2.


0
t t

→ 2CO. D. C + H2O ⎯⎯
C. C + CO2 ⎯⎯ → CO + H2.
t0 t0

Câu 5: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. 2C + Ca ⎯⎯ → CaC2. B. C + 2H2 ⎯⎯⎯ → CH4.
0 0
t xt ,t

C. C + CO2 ⎯⎯ → 2CO. D. 3C + 4Al ⎯⎯ → Al4C3.


0 0
t t

Câu 6: Câu nào sau đây diễn tả đúng về tính chất hóa học của cacbon?
A. Cacbon chỉ có tính khử.
B. Cacbon chỉ có tính oxi hóa.
C. Cacbon có tính khử và tính oxi hóa.
D. Cacbon không có tính khử và không có tính oxi hóa.
Câu 7: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
A. đá vôi. B. muối ăn. C. thạch cao. D. than hoạt tính.
Câu 8: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, HCl. B. Al, HNO3 đặc, KClO3.
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. D. NH4Cl, KOH, AgNO3.
Câu 9: Thành phần chính của khí than ướt là
A. CO,CO2 ,H2 ,N2 . B. CH4 ,CO,CO2 ,N2 . C. CO,CO2 ,H2 ,NO2 . D. CO,CO2 ,NH3 ,N2 .

Câu 10: Phản ứng nào sau đây không xảy ra


A. CaCO3 ⎯⎯ → CaO + CO2 . B. MgCO3 ⎯⎯ → MgO + CO2 .
0 0
t t

C. 2NaHCO3 ⎯⎯ → Na 2 CO3 + CO2 + H 2 O . D. Na 2 CO3 ⎯⎯ → Na 2 O + CO2 .


0 0
t t

Câu 11: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2 O3 , CuO, MgO, Fe2 O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được chất rắn là
A. Al2 O3 ,Cu,MgO,Fe . B. Al,Fe,Cu,Mg.
C. Al2 O3 ,Cu,Mg,Fe . D. Al2O3 ,Fe2O3 ,Cu,MgO .
7
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
+ CO2 + H 2 O + NaOH
Câu 12: (KB- 2014) Cho dãy chuyển hóa sau: X ⎯⎯⎯⎯→ Y ⎯⎯⎯→ X . Công thức của X là
A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. Na2O.
Câu 13: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaHCO3 và Ca(OH)2. B. NH4Cl và AgNO3.
C. Mg(NO3)2 và NH3. D. Na2CO3 và KNO3.
Câu 14: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3.
B. Cho dung dịch CO2 đến dư vào dung dịch Na2CO3.
C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu 15: (THPTQG 2017) Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa,
vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 16: (THPTQG 2017) Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?
A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. NaCl.
Câu 17: (THPTQG 2017) Dung dịch NaCO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4. B. KNO3. C. KOH. D. CaCl2.
Câu 18: Chỉ ra cặp chất không phản ứng với NaHCO3
A. HCl và NaOH. B. NaHSO4 và Ba(OH)2.
C. KCl và KNO3. D. Ca(OH)2 và CH3COOH.
Câu 1: Hợp chất nào dưới đây không phải là oxit axit?
A. CO2. B. SiO2. C. NO2. D. CO.
Câu 2: Khi đun nóng axit fomic (HCOOH) với H2SO4 đặc thu được khí nào dưới đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 3: Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C + CO2 ⎯⎯ → 2CO. B. C + H2 ⎯⎯ → CH4.
0 0
t t

C. 3C + 4Al ⎯⎯ → Al4C3. D. 3C + CaO ⎯⎯ → CaC2 + CO.


0 0
t t

Câu 4: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bế than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, cỏ
thế dẫn tới từ vong. Nguyên nhản gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 5: Chỉ ra phát biểu không đúng:
A. Khí CO2 là khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Khí CO có trong thành phần của khí lò cao.
C. Để dập tắt đám cháy Mg, Al nên dùng khí CO2.
D. Để đề phòng nhiễm độc CO ta dùng mặt nạ phòng độc chứa than hoạt tính.
Câu 6: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không
nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. CO2. B. N2. C. H2O. D. O2.

8
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
Câu 19: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4,
Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 7,. C. 5. D. 6.
Câu 20: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số
trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 21: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều
tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
Câu 22: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2. B. Mg(OH)2, Al2O3,Ca(HCO3)2.
C. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. D. NaHCO3,Ca(HCO3)2, Al2O3.
Câu 23: (THPTQG 2017) Thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + CO2 → Y (2) 2X + CO2 → Z + H2O

(3) Y + T → Q + X + H2O (4) 2Y + T → Q + Z + 2H2O

Hai chất X, T tương ứng là:

A. Ca(OH)2, NaOH. B. Ca(OH)2, Na2CO3. C. NaOH, NaHCO3. D. NaOH, Ca(OH)2.


(THPTQG 2019) Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
to
(1) X Y + CO2 (2) Y + H2O Z

(3) T + Z R + X + H2O. (4) 2T + Z Q + X + 2H2O

Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. KOH, K2CO3. B. Ba(OH)2, KHCO3.


C. KHCO3, Ba(OH)2. D. K2CO3, KOH.
Câu 24: (THPTQG 2019) Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
to
(a) X Y + CO2 (b) Y + H2O Z

(c) T + Z R + X + H2O (d) 2T + Z Q + X + H2O


Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:

A. NaHCO3, Ca(OH)2. B. NaOH, Na2CO3.


C. Na2CO3, NaOH. D. Ca(OH)2, NaHCO3.
+X +Y +X
Câu 25: (THPTQG 2021 – ĐỢT 1) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: NaOH ⎯⎯→ Z ⎯⎯→ NaOH ⎯⎯→
+Y
E ⎯⎯→ BaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3, mỗi mũi tên ứng với
một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên
lần lượt là
A. NaHCO3, BaCl2. B. NaHCO3, Ba(OH)2.
9
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
C. CO2, Ba(OH)2. D. CO2, BaCl2.
+X +Y +X
Câu 26: (THPTQG 2021 – ĐỢT 1) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: NaOH ⎯⎯→ Z ⎯⎯→ NaOH ⎯⎯→
+Y
E ⎯⎯→ CaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3, mỗi mũi tên ứng với
một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên
lần lượt là
A. NaHCO3, Ca(OH)2. B. CO2, CaCl2.
C. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2. D. NaHCO3, CaCl2.
+X +Y +X
Câu 27: (THPTQG 2021 – ĐỢT 1) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: NaOH ⎯⎯→ Z ⎯⎯→ NaOH ⎯⎯→
+Y
E ⎯⎯→ BaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3, mỗi mũi tên ứng với
một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên
lần lượt là
A. Ba(HCO3)2, Ba(OH)2. B. NaHCO3, Ba(OH)2.
C. CO2, BaCl2. D. NaHCO3, BaCl2.
+X +Y +X
Câu 28: (THPTQG 2021 – ĐỢT 1) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: NaOH ⎯⎯→ Z ⎯⎯→ NaOH ⎯⎯→
+Y
E ⎯⎯→ CaCO3. Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3, mỗi mũi tên ứng với
một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên
lần lượt là
A. NaHCO3, Ca(OH)2. B. CO2, CaCl2.
C. NaHCO3, CaCl2. D. CO2, Ca(OH)2.
Câu 29: (KA – 2014) Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X1 + H2O ⎯⎯⎯⎯⎯ ñieä
n phaâ
coùmaø
n
ng ngaê
n
→ X2 + X3 + H2 

X2 + X4 ⎯⎯
→ BaCO3 + K2CO3 + H2O

Hai chất X2, X4 lần lượt là:

A. KOH, Ba(HCO3)2. B. NaOH, Ba(HCO3)2.


C. KHCO3, Ba(OH)2. D. NaHCO3, Ba(OH)2.
Câu 30: Cho dòng CO qua ống đựng 40 g CuO nung nóng, sau một thời gian thì trong ống còn lại 33, 6 gam
chất rắn. Tính thành phần % CuO đã bị khử thành Cu.
A. 62,5%. B. 70%. C. 80%. D. 82,5%
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 2,76 gam muối cacbonat của kim loại R trong dung dịch HCl, thu được 448 ml
khí CO2 (đktc). Công thức hóa học của muối là
A. Na2CO3. B. K2CO3. C. CaCO3. D. BaCO3.
Câu 32: Cho Na2CO3 dư vào 100 gam dung dịch RCl2 9,5% sau phản ứng thu được 8,4 gam kết tủa. Công
thức hóa học của muối clorua là:
A. CaCl2. B. BaCl2. C. MgCl2. D. BeCl2.
Câu 33: Nung nóng 20 gam đá vôi chứa 80% canxi cacbonat rồi dẫn toàn bộ khí CO2 thoát ra vào dung dịch
chứa 16 gam NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa chất tan là:

10
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và
NaOH.
Câu 34: Cho 8 lít hỗn hợp khí CO và CO2, trong đó CO2 chiếm 39,2% ( theo thể tích) đi qua dung dịch chứa
7,4 gam Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 8 gam. B. 3 gam. C. 6 gam. D. 10 gam.
Câu 35: (Minh họa – 2018) Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản
ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 3,2. C. 6,4. D. 5,6.
Câu 36: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M lớn nhất để tác dụng vừa đủ 4,48 lít CO2 (đktc) là
A. 0,2 lít. B. 0,4 lít. C. 0,1 lít. D. 0,3 lít.
Câu 37: Cho V (lit) khí CO2 (đkc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 14 tạo thành 3,94 gam kết tủa. V
có giá trị lớn nhất là
A. 0,448 lit. B. 2,24 lit. C. 0,75 lit. D. 1,792 lit.
Câu 38: Dẫn 2,24 lit khí CO2 (đkc) vào 400 ml dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu đựơc
kết tủa có khối lượng là
A. 0,8 gam. B. 0,4 gam. C. 0,2 gam. D. 0,6 gam.
Câu 39: Sục V lít CO2 (đkc) vào 4 lít dd Ba(OH)2 0,02 M được 9,85g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 3,696. B. 2,24. C. 1,12. D. 2,464.
Câu 40: Hấp thụ V lít CO2 (đkc) vào 200ml Ca(OH)2 x mol/l nước vôi trong thu được 10g kết tủa. Khối
lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của V và
x là
A. 3,36 và 2,5. B. 4,48 và 1,25. C. 3,36 và 0,625. D. 4,48 và 2,5.
Câu 41: Sục V lít CO2(đkc) vào dd Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa rồi cho dd H2SO4 dư vào
nước lọc thu thêm 1,65g kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 11,2 lít và 2,24lít. B. 3,36 lít. C. 3,36 lít và 1,12 lít. D. 1,12 lít và 1,437 lít.
Câu 42: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít,thu được 15,76g
kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0.048. C. 0,06. D. 0,04.
Câu 43: Sục 2,688 lít CO2 (đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 x mol/l thu được 15,76g kết tủa. x là
A. 0,02. B. 0,01. C. 0,03. D. 0,04.
Câu 44: Cho 112ml khí CO2 (đkc) bị hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd Ca(OH)2 ta thu được 0,1 gam kết tủa.
Nồng độ mol/lít của dd nước vôi là
A. 0,05M. B. 0,005M. C. 0,015M. D. 0,02M.
Câu 45: Cho 0,896 lit khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và
Ba(OH)2 0,12M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 7,88. B. 2,364. C. 3,94. D. 4,728.
Câu 46: Cho 0,2688 lít CO2(đkc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,001M.Tổng
khối lượng các muối thu được là
A. 2,16g. B. 1,06g. C. 1,26g. D. 2,004g.
11
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
Câu 47: Cho m gam hổn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được 6,72 lít khí CO2(đkc) và 32,3g
muối clorua. Giá trị của m là
A. 27g. B. 28g. C. 29g. D. 30g.
Câu 48: Cho 3,45g hổn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được V lít CO2
(đkc) và 3,12g muối clorua. Giá trị của V là
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 0,67 lít. D. 0,672 lít.
Câu 49: Cho 0,15mol hổn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dd HCl.Khí thoát ra được dẫn vào dd
Ca(OH)2 dư thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là
A. 5g. B. 15g. C. 25g. D. 35g.
Câu 50: Cho 1,84g hổn hợp 2 muối gồm XCO3 và YCO3 tác dụng hết với dd HCl thu được 0,672 lít CO2
(đkc) và dd X. Khối lượng muối trong dd X là
A. 1,17g. B. 2,17g. C. 3,17g. D. 2,71g.
Câu 51: Cho 7g hổn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với dd HCl thấy thoát ra V lít khí
(đkc).Dung dịch cô cạn thu được 9,2g muối khan. Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 3,48 lít. C. 4,84 lít. D. Kết quả khác.
Câu 52: Cho khí CO khử hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được 4,48 lit khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO
(đkc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lit. B. 2,24 lit. C. 3,36 lit. D. 4,48 lit.
Câu 53: Cho 19 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại hóa trị I và II vào dung dịch HCl dư thu được
dung dịch A và 4,48 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m(g) muối khan. Vậy m có giá
trị là
A. 33.2 g. B. 26,1 g. C. 21,2 g. D. 22,4 g.
Câu 54: (KA – 2014) Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung
dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 49,4 gam. B. 28,6 gam. C. 37,4 gam. D. 23,2 gam.
Câu 55: Cho 2,44g hổn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2 2M.Sau phản ứng thu được
3,94g kết tủa.Thể tích dd BaCl2 2M tối thiểu là
A. 0,01 lít. B. 0,02 lít. C. 0,015 lít. D. 0,03 lít.
Câu 56: Để khử hoàn toàn hổn hợp FeO, CuO cần 4,48 lít H2(đkc).Nếu cũng khử hoàn toàn hổn hợp đó bằng
CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dd nước vôi trong dư tạo ra bao nhiêu gam kết tủa?
A. 1,0g. B. 2,0g. C. 20g. D. 10g.
Câu 57: Nung 26,8g hổn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn và 6,72
lít khí CO2(đkc). Giá trị của a là
A. 16,3g. B. 13,6g. C. 1,36g. D. 1,63g.
Câu 58: Khử 32g Fe2O3 bằng khí CO dư,sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư thu
được a gam kết tủa.Giá trị của a là
A. 60g. B. 50g. C. 40g. D. 30g.
Câu 59: Nung hổn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76g hai oxit và 33,6 lít CO2(đkc). Khối lượng
hổn hợp muối ban đầu là

12
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
A. 142g. B. 141g. C. 140g. D. 124g.
Câu 60: Cho bột than dư vào hổn hợp 2 oxit Fe2O3 và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
2g hổn hợp kim loại và 2,24 lít khí(đkc). Khối lượng hổn hợp 2 oxit ban đầu là
A. 4,48g. B. 5,3g. C. 5,4g. D. 5,2g.
Câu 61: Hổn hợp X gồm sắt và oxit sắt có khối lượng 5,92g.Cho khí CO dư đi qua hổn hợp X đun nóng.Khí
sinh ra sau phản ứng cho tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9g kết tủa. Khối lượng sắt thu được là
A. 4,48g. B. 3,48g. C. 4,84g. D. 5,48g.
Câu 62: Cho bột than dư vào hổn hợp 2 oxit Fe2O3 và CuO đun nóng để phản ứng hoàn toàn,thu được 4g
hổn hợp kim loại và 1,68 lít khí (đkc). Khối lượng hổn hợp hai oxit ban đầu là
A. 5g. B. 5,1g. C. 5,2g. D. 5,3g.
Câu 63: Cho 0,6mol CO2 vào 250ml dd Ba(OH)2 x mol/l thu được 78,8g kết tủa. Loại bỏ kết tủa, đun nóng
nước lọc thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m là
A. 4 và 5. B. 2 và 19,7. C. 2 và 39,4. D. 4 và 10.
Câu 64: Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m(g) hổn hợp gồm CuO,Fe2O3,FeO,Al2O3,nung nóng khí
thoát ra thu được sục vào nước vôi trong dư thì có 15g kết tủa tạo thành.Sau phản ứng chất rắn trong
ống sứ có khối lượng là 215g. m có giá trị là
A. 217,4g. B. 217,2g. C. 230g. D. Không xác định.
Câu 65: Cho 115g hổn hợp ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng với dd HCl dư thu được 0,896 lít CO2(đkc). Cô
cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng
A. 120g. B. 115,44g. C. 110g. D. 116,22g.
Câu 66: Cho 20g hổn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá tri II và III vào dd HCl 0,5M thu được dd A
và 1,344ml khí(đkc).Cô cạn dd A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,33g. B. 20,66g. C. 25,32g. D. 30g.
Câu 67: (*)(ĐH KB – 2011) Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M
và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác
dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,0. B. 1,4. C. 1,2. D. 1,6.
Câu 68: (THPTQG 2019) Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm CO2 và hơi nước) qua than nóng đỏ thu được 0,035
mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm CuO và
Fe2O3 (dư, đun nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của
m là
A. 9,2. B. 9,76. C. 9,52. D. 9,28.
Câu 69: (THPTQG 2019) Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được
1,8a mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3
(dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Giá trị
của a là
A. 0,10. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,08.
Câu 70: (THPTQG 2019) Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khó CO2) qua cacbon nung đỏ, thu
được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
13
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
A. 9.85. B. 15.76. C. 29,55. D. 19,70

14
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
BÀI 3 : SILIC VÀ HỢP CHẤT
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Silic chỉ thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với?
A. Mg. B. F2. C. O2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 2: Số oxi cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau?
A. SiO. B. SiO2. C. SiH4. D. Mg2Si
Câu 3: Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. O2, C, F2, Mg, HCl, NaOH. B. O2, C, F2, Mg, NaOH.
C. O2, C, F2, Mg, HCl, KOH. D. O2, C, Mg, NaOH, HCl
Câu 4: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây?
A. HCl, HF. B. NaOH, KOH. C. Na2CO3, KHCO3. D. BaCl2, AgNO3
Câu 5: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:
A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
B. Cho SiO2 tác dụng với dd NaOH loãng.
C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl
Câu 6: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng. B. F2, Mg, NaOH.
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH. D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl
Câu 7: Có các chất sau:
1. Magie oxit 2. Cacbon 3. Kali hiđroxit

4. Axit flohiđric 5. Axit clohiđric

Silic đioxit phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4
Câu 8: Nguyên tử của hai nguyên tố cacbon và silic đều có
A. Cấu hình electron giống nhau.
B. Cùng điện tích hạt nhân và số electron gần bằng nhau.
C. Bán kính nguyên tử và độ âm điện tuơng tự nhau.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau và đều có độ âm điện nhỏ hơn nitơ
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng.
B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng CO2.
C. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và
than cốc ở 12000C trong lò điện.
D. Phân bón NH4NO3 làm tăng độ chua của đất.

15
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
Câu 10: Từ những phản ứng hóa học:
Na2CO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑

Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3

Cho biết axit silixic có tính axit

A. Mạnh hơn axit cacbonic, nhưng yếu hơn axit clohiđric.


B. Yếu hơn axit cacbonic và axit clohiđric.
C. Yếu hơn axit cacbonic, nhưng mạnh hơn axit clohiđric.
D. Mạnh hơn axit cacbonic và axit clohiđric
Câu 11: Ở điều kiện thích hợp, dãy chuyển hóa nào sau đây đúng với tính chất của X và các hợp chất của X
(X là nguyên tố C hoặc Si)?
A. X → XO2 → Na2XO3 → H2XO3 → XO2 → X.
B. XO2 → Na2XO3 → H2XO3 → XO2 → X → NaHXO3.
C. X → Na2XO3 → H2XO3 → XO2 → X.
D. X → XH4 → XO2 → NaHXO3 → Na2XO3 → XO2
Câu 12: Để phân biệt hai chất rắn Na2CO3 và Na2SiO3 có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch KNO3

16
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

CÁC ĐỀ ÔN LUYỆN
TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN KHUYẾN
ĐỀ ÔN LUYỆN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- HÓA LỚP 11 – ĐỀ 1.
Thời gian: 45 phút Ngày 20/11/2020 -

Câu 1: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
A. đá vôi. B. muối ăn. C. thạch cao. D. than hoạt tính.
Câu 2: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu?
A. NO. B. CO2. C. NO2. D. SO2.
Câu 3: Thủy Tinh Lỏng được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong lĩnh vực chế tạo thủy tinh. Những
thành phần, tính chất của silicate giúp đảm bảo độ bền vững về cấu trúc tạo thành cũng như góp phần làm nên
vẻ thẩm mỹ, độ lung linh, sang trọng. Ngoài ra, Thủy Tinh Lỏng còn được dùng để sản xuất chất tẩy rửa,
silicagel, keo dán, chất độn, cực điện dương kim loại nhẹ, xử lý nước thải trong sản xuất, sinh hoạt ….Dung
dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng
A. Na2SiO3 và K2SiO3. B. SiO2 và K2SiO3.
C. NaOH và Na2SiO3. D. KOH và K2SiO3.
Câu 4: Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịch nước vôi trong sau đó lại đun nóng dung dịch sau phản ứng.
Hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa trắng xuất hiện. B. Có kết tủa sau rồi kết tủa tan.
C. Không có kết tủa dung dịch trong suốt. D. Có kết tủa sau tan rồi lại xuất hiện kết tủa
Câu 5: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. NaNO3 B. KCl C. NH4NO3 D. K2CO3
Câu 6: Thành phần chính của quặng photphorit là
A. Ca3(PO4)2. B. NH4H2PO4 C. Ca(H2PO4)2 D. CaHPO4.
Câu 7: Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc
loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân đạm. B. phân kali. C. phân lân. D. phân NPK
Câu 8: Supe phôtphat đơn là hỗn hợp gồm
A. Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2 C. Ca(H2PO4)2 và CaSO4 D. CaHPO4
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. SiO2 là oxit axit.
B. SiO2 tan tốt trong natricacbonat nấu chảy.
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.
D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.
Câu 10: Hỗn hợp rắn A gồm Ca(HCO3)2, CaCO3, NaHCO3, Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được
chất rắn B. Chất rắn B gồm:
A. CaCO3 và Na2O. B. CaCO3 và Na2CO3.
C. CaO và Na2CO3. D. CaO và Na2O.
Câu 11: Tính oxi hóa của Cacbon thể hiện trong phản ứng nào sau đây
A. C + 2CuO → 2Cu + CO2. B. C + 2H2 → CH4.
C. C + H2O → CO + H2. D. 4HNO3 + C → CO2 +4NO2 + 2H2O.
Câu 12: Natri bicarbonat thường được người dân một số nơi, nhất là ở các vùng nông thôn gọi tắt là “nabica”.
Đây là loại thuốc chống acid và thuốc kiềm hóa. Khi bị đầy hơi, ợ chua người dân thường hay mách nhau mua
thuốc này về dùng. Sau khi uống, natri bicarbonat trung hoà nhanh độ acid của dạ dày làm giảm nhanh triệu

17
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
chứng bệnh, người bệnh sẽ dễ chịu. Nhưng đây là thuốc chống acid trực tiếp và khá mạnh nên tránh dùng kéo
dài với liều cao. Công thức của Nabica là
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2(đkc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X.
Dung dịch X chứa
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3 và NaOH. D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 14: Để khử hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần 2,24 lít khí CO (đktc). Khối
lượng sắt thu được là
A. 17,6 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 6,72 gam.
Câu 15: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy
nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. đám cháy do xăng, dầu. B. đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. đám cháy do magie hoặc nhôm. D. đám cháy do khí ga.
Câu 16: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 100ml dung dịch X gồm K2CO3 1,5M và NaHCO3 1M vào 200ml dung
dịch HCl 1M, sinh ra V lít khi (đktc). Giá trị của V?
A. 2,8. B. 5,6. D. 8,4. D. 1,4.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. không dùng khí CO2 hoặc cát khô để dập tắt đám cháy magie .
B. silic không tác dụng được với Flo.
C. SiO2 không tan trong dung dịch HCl nhưng tan được trong dung dịch HF.
D. dung dịch đậm đặc Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
Câu 18: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 9,85. C. 19,70. D. 39,40.
Câu 19: Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C + O2 ⎯⎯ → CO2. B. C + H2 ⎯⎯ → CH4.
0 0
t t

C. 3C + 4Al ⎯⎯ → Al4C3. D. 3C + CaO ⎯⎯ → CaC2 + CO.


0 0
t t

Câu 20: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn
bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.
Câu 21: Cho các phát biếu sau:
(a) Thành phần chính của quặng đolomit chứa MgCO3.CaCO3.
(b) Silic đioxit (SiO2) là oxit bazơ.
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan và dao cắt thủy tinh.
(d) Bột silicagen dùng để hút ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 22: Hòa tan 27,32 gam hỗn hợp E gồm hai muối M2CO3 và MHCO3 vào nước, thu được dung dịch X.
Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phẩn một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được
31,52 gam kết tủa. Cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Phát
biểu nào dưới đây đúng?
A. Hai muối trong E có sổ mol bằng nhau. B. Muối M2CO3 không bị nhiệt phân.
C. X tác dụng với NaOH dư, tạo ra chất khí. D. X tác dụng được tối đa với 0,2 mol NaOH.
Câu 23: Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với 9 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn thì
thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 4,4. C. 6,4. D. 5,6.

18
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
Câu 24: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,1 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô
cạn X, thu được 17,12 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,68. B. 2,13. C. 4,46. D. 2,84.
Câu 25: Để m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được 37,4 gam hỗn
hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Cho 6,72 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y
và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,7 mol HNO3,
thu được dung dịch chỉ chứa 120,46 gam muối và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so
với H2 là 16,75. Giá trị của m là
A. 27. B. 31. C. 32. D. 28.
(HẾT)
ĐỀ ÔN LUYỆN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- HÓA LỚP 11 – ĐỀ 2.
Thời gian: 45 phút Ngày: 20/11/2020 - Mã đề 992
Câu 1: Hợp chất nào dưới đây không phải là oxit axit?
A. CO2. B. SiO2. C. NO2. D. CO.
Câu 2: Silic chỉ thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với?
A. Mg. B. F2. C. O2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 3: Khi đun nóng axit fomic (HCOOH) với H2SO4 đặc thu được khí nào dưới đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 4: Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C + CO2 ⎯⎯ → 2CO. B. C + H2 ⎯⎯ → CH4.
0 0
t t

C. 3C + 4Al ⎯⎯ → Al4C3. D. 3C + CaO ⎯⎯ → CaC2 + CO.


0 0
t t

Câu 5: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bế than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, cỏ
thế dẫn tới từ vong. Nguyên nhản gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 6: X là một loại phân bón hóa học. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư có khí bay ra làm xanh
giấy quì và kết tủa Y. Biết Y không tan trong axit HCl. Vậy X là
A. ure B. amoni nitrat C. amoni sunfat D. amophot.
Câu 7: Dần khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn
bộ X vào nước vôi trong dư. thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10. B. 30. C. 15. D. 16.
Câu 8: Chỉ ra phát biểu không đúng :
A. Khí CO2 là khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Khí CO có trong thành phần của khí lò cao.
C. Để dập tắt đám cháy Mg, Al nên dùng khí CO2.
D. Để đề phòng nhiễm độc CO ta dùng mặt nạ phòng độc chứa than hoạt tính.
Câu 9: Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn thì
thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 4,4. C. 6,4. D. 5,6.
Câu 10: Dung dịch nước của chất A làm quì tím ngả sang xanh, còn dung dịch nước chất B không làm đổi
màu quì tím Trộn dung dịch A với dung dịch B xuất hiện kết tủa. A, B có thể là
A. NaOH và K2SO4. B. K2CO3, Ba(NO3)2.
C. KOH và FeCl3. D. Na2CO3 và KNO3.
Câu 11: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3 ⎯⎯ → 2KNO2 + O2. B. NH4NO2 ⎯⎯ → N2 + 2H2O.
0 0
t t

19
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
C. H2SiO3 ⎯⎯ → SiO2 + H2O. D. NaHCO3 ⎯⎯ → NaOH + CO2.
0 0
t t

Câu 12: Cho 6,72 lít CO2 vào 400 ml dung dịch KOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,8 gam. B. 33,8 gam. C. 18,2 gam. D. 37,6 gam.
Câu 13: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không
nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
A. CO2. B. N2. C. H2O. D. O2.
Câu 14: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.
C. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2. D. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4
B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2
C. Urê có công thức là (NH2)2CO
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.
Câu 16: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm
khối lượng của MgO trong X là
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D.80%.
Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 100 ml dung dịch NaOH 1M và mol
Ba(OH)2 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 39,40. B. 59,10. C. 29,55. D. 19,70.
Câu 18: Cho các phản ứng sau:
(a) C + H 2 O (hoi) ⎯⎯
t0
→ (b) Si + dung dịch NaOH →

(c) FeO + CO ⎯⎯ →
0
t
(d) SiO2 + dung dịch HF →
o
(e) SiO2 + Mg ⎯⎯⎯⎯⎯ t
tØ lÖ mol 1:2
→ (f) CO2 + Na 2SiO3 + H 2O ⎯⎯

Số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 19: Cho các phát biếu sau:
(a) Sục 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol KOH thu được dung dịch chứa 2 muối.
(b) Cacbon monoxit (CO) là oxit bazơ.
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan và dao cắt thủy tinh.
(d) Giống như cacbon, silic cũng vừa có tính oxi hóa và vừa có tính khử.
(e) Hợp chất NaHCO3 và Ca(HCO3)2 là những hợp chất lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 20: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. K3PO4, K2HPO4. B. K2HPO4, KH2PO4
C. K3PO4, KOH. D. H3PO4, KH2PO4.
Câu 21: Cho CO dư qua 39,2 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 thu được m gam rắn Y vả hỗn hợp khí Z.
Cho Y vào HNO3 dư thu được 4,2 gam khí N2O (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn Z vào
400 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 19,7 gam. B. 78,8 gam. C. 118,2 gam. D. 39,4 gam.
Câu 22: Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,035 mol hỗn
hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng),
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9.76. B. 9,20. C. 9,52. D. 9,28.

20
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
Câu 23: Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
- Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là
A. 180. B.200. C.110. D. 70.
Câu 24: Cho 4,26 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và 0,04 mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 13,76 gam hai chất tan. Giá trị của x là:
A. 0,030. B. 0,050. C. 0,057. D. 0,060.
Câu 25: Cho khí CO qua m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt nung nóng FeO, Fe2O3 và Fe3O4 sau một thời
gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Khi cho toàn bộ khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến
phản ứng hoàn toàn, thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, khi hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn Y trong dung
dịch HNO3 đặc nóng lấy dư, thu được một dung dịch chứa 29,04 gam muối và một sản phẩm khí NO duy
nhất là 1,344 lít (đktc). Giá trị của m là
A. 5,80. B. 14,32. C. 6,48. D. 9,12.
(HẾT)

ĐỀ ÔN LUYỆN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- HÓA LỚP 11 – ĐỀ 3.


Thời gian: 45 phút Ngày: 20/11/2020 – Mã đề 993
Câu 1: Hợp chất nào dưới đây là oxit axit?
A. CaO. B. SiO2. C. N2O. D. CO.
Câu 2: Phản ứng nào dưới đây dùng để khắc chữ lên đũa thủy tinh?
A. Si + 2F2 ⎯⎯ → SiF 4 . B. SiO2 + 4HF ⎯⎯ → SiF4 + H2O.
0 0
t t

C. SiO2 + 2NaOH ⎯⎯ → Na2SiO3 + H2O.. D. Si + 2NaOH +H2O ⎯⎯ → Na2SiO3 + 2H2.


0 0
t t

Câu 3: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bế than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, cỏ thế dẫn
tới từ vong. Nguyên nhản gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 4: Thành phần hỗn hợp chính của supe phôtphat kép là
A. Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2 C. Ca(H2PO4)2 và CaSO4 D.CaHPO4
Câu 5: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?
A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. NaCl.
Câu 6: Dung dịch NaCO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4. B. KNO3. C. KOH. D. CaCl2.
Câu 7: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát
ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2 . D. H2SO4.
Câu 8: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:
A. cacbon. B. kali. C. nitơ. D. photpho.
Câu 9: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là
A. NH4Cl B. (NH4)2CO3 C. BaCl2 D. BaCO3
Câu 10: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4.
Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 11: Amophot là hỗn hợp các muối:

21
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
A. (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4 B. (NH4)3PO4và NH4H2PO4
C. (NH4)3PO4và (NH4)2HPO4 D. (NH4)2HPO4, NH4H2PO4, (NH4)3PO4
Câu 12: Dãy kim loại không có khả năng phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Al, Zn, Cr. B. Ag, Al, Cr. C. Al, Fe, Cr. D. Cu, Ag, Hg.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 50 gam dd NaOH 32%.
Dung dịch thu được có các chất:
A. Na3PO4, Na2HPO4 B. Na2HPO4
C. Na3PO4, NaOH. D. Na2HPO4
Câu 14: Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí
(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,15. B. 20,75. C. 24,55. D. 16,60.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 16,8 gam NaHCO3 thu được m gam Na2CO3. Giá trị của m là
A. 21,2. B. 10,6. C. 13,2. D. 12,4.
Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho BaSO4 vào dung dịch HNO3 loãng. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
C. Cho NaHCO3 vào dung dịch NaOH. D. Cho CaO vào dung dịch HCl.
Câu 17: Cho 3,06 gam hỗn hợp Fe, Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,896 lít
NO sản phẩm khử duy nhất (đktc). Khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 9,50 gam. B. 7,44 gam. C. 7,02 gam. D. 10,50 gam.
Câu 18: Silic chỉ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Si + 2F2 ⎯⎯ → SiF 4 . B. Si + 2Mg ⎯⎯ → Mg2Si.
0 0
t t

C. Si + O2 ⎯⎯ → SiO2. D. Si + 2NaOH +H2O ⎯⎯ → Na2SiO3 + 2H2.


0 0
t t

Câu 19: Chỉ ra phát biểu đúng :


A. Kim cương trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
B. Khí CO có thể khử dược MgO.
C. Để dập tắt đám cháy Mg, Al nên dùng khí CO2.
D. Để đề phòng nhiễm độc CO ta dùng mặt nạ phòng độc chứa than hoạt tính.
Câu 20: Dẫn một luồng CO qua 10 gam rắn X nung nóng gồm Fe2O3, Al2O3, CuO và MgO được 8,4 gam
rắn Y. Khí thoát ra dẫn vào nước vôi trong dư được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 5 gam. B. 10 gam. C. 15 gam. D. 20 gam.
Câu 21: Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được
m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,75. B. 3,88. C. 2,48. D. 3,92.
Câu 22: Cho 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 8,88 gam. B. 13,92 gam. C. 15,60 gam. D. 13,32 gam.
Câu 23: Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian, thu được 10,24 gam hỗn hợp rắn X. Cho
X phản ứng hết với dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở
đktc). Giá trị của V là
A. 2240. B. 3136. C. 2688. D. 896.
Câu 24: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn
hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Giá trị của a là
22
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
A. 0,10. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,08.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó khối lượng oxi bằng ¼ khối lượng hỗn hợp. Cho
0,06 mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí
có số mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m
gam muối và 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m xấp xỉ bằng giá trị

nào sau đây?


A. 9,02 B. 9,51 C. 9,48 D. 9,77

(HẾT)

23

You might also like