NNSXX

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Truyện kể về cuộc sống lao động và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong Phương Định, Nho,

Thao trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Họ là một “tổ trinh sát mặt đường” trên tuyến đường Trường
Sơn oanh liệt. Nhiệm vụ của bộ ba là “quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, và
nếu cần thì phá bom”. Mặc dù tính chất nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, họ vẫn luôn yêu quý công việc và
những người đồng đội của mình, luôn giữ cho mình sự ngây thơ, niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống, họ
luôn coi trọng những phút giây bình yên hiếm hoi trên chiến trường đầy hiểm trở. Cuộc sống và chiến
đấu vô cùng gian khổ và hiểm nguy nhưng lúc nào họ cũng lạc quan, yêu đời. Tâm hồn nhạy cảm, ý chí
sắt đá của tuổi trẻ yêu nước đã giúp họ đứng vững trên chiến tuyến, đối diện với cái chết từng ngày mà
không hề run sợ.Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi
luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được
miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Qua việc miêu tả
cảnh phá bom, tác giả đã vừa tố cáo sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh vừa khắc họa hình ảnh một
Phương Định anh hùng, kiên cường và bản lĩnh.
Đoạn trích ghi lại tâm trạng của cô gái Phương Định trong một lần đi phá bom đủ toát lên những vẻ đẹp
đáng khâm phục. Giọng kể của Phương Định bình thản lạ lùng. Kể việc đi phá bom mà lời kể thản nhiên
như chuyện đi đào đất, lấp đường. Với tâm hồn trong sáng và đầy lạc quan cô gái, khung cảnh nơi đây
bỗng trở nên thật giản đơn dù không khí chứa đầy sự căng thẳng: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ
xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”. Lê Minh Khuê sử
dụng câu văn ngắn liệt kê để diễn tả không khí chiến tranh ác liệt, sợ hãi. Khung cảnh quanh cao điểm
thật im lặng đến phát sợ như không còn sống. Cái im lặng của những nguy hiểm đang rình rập. Không
cần tô vẽ, tự bản thân khung cảnh ấy, với những hình ảnh của hung thần chiến tranh đã đủ gây ấn tượng
về chiến trường ác liệt, nơi hằng ngày Phương Định cùng với những người đồng đội của mình phải sống
và chiến đấu, làm nhiệm vụ. Hiện thực thì luôn khó khăn, khốc liệt nhưng lại hiện lên qua giọng điệu
hóm hỉnh của những cô gái xung phong khiến cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và thu hút người đọc.
Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người đó, cô cũng thấy căng thẳng, hồi hộp, lo sợ. Mặc
dù Phương Định đã “quen rồi” nhưng khi đến gần quả bom vẫn thấy sợ. Đó cũng là tâm lí thường xuất
hiện khi con người đối diện với hiểm nguy. Không khí nơi chiến trường đầy sự căng thẳng, khung cảnh
thật sự tàn khốc nhưng Phương Định lại luôn mang trong mình tâm lý lạc quan, yêu đời, đầy nữ tính của
một cô gái. Một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa: “tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh
mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu
đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự
trọng. Lòng tự trọng khiến cô vượt lên trên nỗi sợ hãi. Chính tình đồng đội đã khiến cô vững tâm hơn,
yên tâm hơn về công việc nguy hiểm mà mình đang và sẽ phải đối mặt ở phía trước. Bằng sự khích lệ của
đồng đội, sự bình tĩnh và cả sĩ diện của bản thân khi “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo”,
Phương Định sẵn sàng đối mặt với công việc một cách tự tin đầy kiêu hãnh. Trong cái tư thế “đàng
hoàng bước tới” của Phương Định, ta thấy sự kiêu hãnh của một người con gái Hà Nội.Khi đã ở bên quả
bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và
căng như dây đàn. Cô bình tĩnh, quyết đoán thực hiện các thao tác phá bom: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào
đất dưới quả bom…thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom.” Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra
tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Thật đáng sợ cái công việc
chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi
đào đào, bới bới ấy.Không khí giờ đây thật căng thẳng: “Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da
thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một
dấu hiệu chẳng lành”. Cái rùng mình ấy của Phương Định chính là thử thách đối với mỗi con người. Kề
bên cái chết im lìm bất ngờ hiểm nguy có thể đến ngay tức khắc cô đã cảm nhận chính xác trong từng
thao tác chạy đua với thời gian vượt qua thần chết. Cách miêu tả của tác giả thật tài tình, khiến cho
người đọc cũng có thể cảm nhận được âm thanh của hai vật bằng sắt chạm vào nhau rồi lại cảm thấy lo
lắng như Phương Định, khiến ta thấy rõ hơn sự bình tĩnh, gan dạ của cô. Cô không run tay, không bỏ
cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cô cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chạy
đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức. Ở
đây nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật được thể hiện rất rõ. Nhà văn Lê Minh Khuê đã thể hiện sự thay
đổi tâm trạng của nhân vật một cách rất tinh tế: từ sự lo lắng, căng thẳng khi mình làm quá chậm, đến
sự bình tĩnh lạ thường và những thao tác thành thạo khi phá bom. Rồi trong giờ phút đó người ta cũng
dõi theo từng cử chỉ của nhân vật. Một thế giới nội hàm phong phú, đa dạng và rất trong sáng của nhân
vật được hiện lên như nó vốn có. Cách nhìn, cách thể hiện những vẻ đẹp của con người trên tuyến đầu
Tổ quốc theo khuynh hướng sử thi ấy chính là vũ khí góp phần động viên toàn dân tham gia kháng
chiến.Phương Định mang vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, hồn nhiên và đầy mơ mộng, như một đóa hoa
giữa rừng kháng chiến đầy bom đạn. Trong chiến trường khắc nghiệt ấy, cô hiện lên với vẻ đẹp của nữ
chiến sĩ với một lí tưởng cao đẹp. Vốn là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp giữa đất Hà Nội nhưng với một
tình yêu nước thiết tha, cô sẵn sàng từ biệt gia đình, từ biệt Hà Nội để đi theo tiếng gọi của non sông và
trở thành một cô trinh sát mặt đường trên cao điểm thuộc tuyến đường Trường Sơn.Cô gái trẻ chẳng
những mang lí tưởng cao đẹp mà ở cô còn có một sự dũng cảm phi thường. Chẳng ai có thể ngờ được
một cô gái đôi mươi, xinh đẹp,trong sáng lại có thể gan dạ đến như vậy. Tiếng bom ác liệt chẳng bao giờ
làm cô run sợ. Cô dũng cảm đối mặt với những hiểm nguy luôn rình rập trên cao điểm, với những lần
phá bom. Phương Định mang trong mình một nét cá tính vô cùng đặc biệt. Cô coi việc trở thành trinh sát
là một chiến tích đáng tự hào, là cái thú của tuổi trẻ. Cô coi những nguy hiểm là điều tất yếu phải đối
mặt. Cô mạnh mẽ, dũng cảm nhưng cũng đầy nữ tính.Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê
Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật
chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương
Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu,
ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính…

Qua dòng chảy tâm trạng của nhân vật Phương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm
chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô. Lê Minh Khuê đã có cái nhìn
thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau
thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ,
của con người. Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ
nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Na

You might also like