Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

KHÓA LIVE S 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

BÀI 2: DI TRUYỀN PHÂN TỬ


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
THI VÀO THỨ 6: 20g30 – 21g20 (27/8/2021)
LIVE CHỮA: 21g30 thứ 6 (27/8/2021)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

Câu 1: Trong quá trình dịch mã, anticôđon nào sau đây khớp bổ sung với côđon 5’AUG3’?
A. 3’UAX5’. B. 3’AUG5’. C. 5’UAX3’. D. 5’AUG3’.
Câu 2: Thành phần nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptít?
A. Gen. B. mARN. C. tARN. D. ribôxôm.
Câu 3: Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtít 3’… TXX XXT GGA TXG …5’. Trình tự các
nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:
A. 5'…AGG GGA XXU AGX …3'. B. 5'…AXG XXU GGU UXG …3'.
C. 5'…UGG GGU XXU AGX …3'. D. 3'…AGX GGA XXU AGX …5'.
Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp phân tử ARN.
C. Nhân đôi ADN. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 5. Một phân tử mARN có chiều dài 816 nm và có tỉ lệ A:U:G:X = 2:3:3:4. Số nuclêôtit loại A của mARN này

A. 200. B. 400. C. 300. D. 40.
Câu 6. Côđon nào sau đây quy định tổng hợp metionin?
A. 5’AAA3’. B. 5’GGG3’. C. 5’UGA3’. D. 5’AUG3’.
Câu 7: Một phần tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của
phân tử này là
A. 30%. B. 10%. C. 40%. D. 20%.
Câu 8. Phân tử rARN được cấu trúc bởi loại đơn phân nào sau đây?
A. axit amin. B. Nucleotit. C. Nuclêôxôm. D. chuỗi peptit.
Câu 9. Một gen có 1200 đơn phân và số nucleotit loại A chiếm 10%. Số nuclêôtit loại G của gen là
A. 120. B. 600. C. 480. D. 240.
Câu 10: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mã gốc là :
3’…TGTGAAXTTGXA…5’. Theo lí thuyết, trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này

A. 5’…TGTGAAXXTGXA…3’. B. 5’…AAAGTTAXXGGT…3’.
C. 5’…TGXAAGTTXAXA…3’. D. 5’…AXAXTTGAAXGT…3’.
Câu 11. Loại phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 12. Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?
A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến mất đoạn. C. Đột biến lặp đoạn. D. Đột biến gen.
Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và
phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Môi trường sống không có lactôzơ. B. Gen A phiên mã 10 lần.
C. Gen điều hòa nhân đôi 2 lần. D. Gen Y phiên mã 20 lần.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axít amin.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X.
KHÓA LIVE S 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
C. Ở sinh vật nhân thực, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
Câu 15: Bào quan ribôxôm có loại axit nuclêic nào sau đây?
A. rARN. B. tARN. C. mARN. D. ADN.
Câu 16: Trong quá trình phiên mã, tính theo chiều trượt của enzim ARN pôlimeraza thì mạch đơn của gen
được dùng làm khuôn tổng hợp ARN là
A. mạch có chiều 5’-->3’. B. một trong hai mạch của gen.
’ ’
C. mạch có chiều 3 -->5 . D. cả hai mạch của gen.
Câu 17: Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nucleotit loại A chiếm 18% tổng số nucleotit của gen.
Theo lí thuyết, gen này có số nucleotit loại X là
A. 384. B. 768. C. 432. D. 216.
A+T
Câu 18: Một gen có chiều dài 3570A0 và số tỉ lệ = 0,5. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là
G+X
A. A = T = 350; G = X = 700. B. A = T = 1000; G = X = 500.
C. A = T = 250; G = X = 500. D. A = T = 500; G = X = 250.
Câu 19: Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3'ATGXTAG5'. Trình tự các đơn phân tương ứng trên
đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là
A. 3'ATGXTAG5'. B. 5'AUGXUA3'. C. 3'UAXGAUX5'. D. 5'UAXGAUX3'.
Câu 20: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. Các
riboxom này được gọi là
A. polinucleoxom. B. poliriboxom. C. polipeptit. D. polinucleotit.
Câu 21. Quá trình nào sau đây không diễn ra ở trong nhân tế bào?
A. Nhân đôi ADN. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Nhân đôi NST.
Câu 22. Một gen có 1200 cặp nucleotit thì sẽ có bao nhiêu chu kì xoắn?
A. 1200. B. 120. C. 60. D. 240.
Câu 23. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
B. Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
C. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ – 3’ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 24: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen xảy ra ở các loài động vật mà ít gặp ở các loài thực vật.
II. Trong cùng một cơ thể, khi chịu tác động của một loại tác nhân thì các gen đều có tần số đột biến bằng nhau.
III. Những biến đổi trong cấu trúc của protein được gọi là đột biến gen.
IV. Đột biến gen chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục, không xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
V. Tần số đột biến ở từng gen thường rất thấp nhưng tỉ lệ giao tử mang gen đột biến thường khá cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiểu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen được gọi là đột biến điểm khi xảy ra thay đổi ở một hay một số cặp nucleotide.
II. Đột biến gen làm thay đổi trên cả ADN và mARN nhưng có thể không gây ra thay đổi trong protein.
III. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi ADN không nhân đôi.
IV. Đột biến gen xảy ra trong giảm phân luôn di truyền cho đời sau.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 26. Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
KHÓA LIVE S 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
IV. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 27. Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGX – Gly; XXG – Pro; GXX – Ala;
GXU – Ala; XGG – Arg; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có
trình tự các nuclêôtit là 5’GGX-XGA-XGG-GXX-XGA3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho
đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Arg - Ser – Gly – Pro – Ser. B. Pro – Ala – Ala - Arg – Ala.
C. Pro – Arg – Arg - Ala - Arg. D. Ser - Gly – Pro – Ser – Ala.
Câu 28: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại axit
amin.
II. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5‘-3‘ so với chiều trượt của
enzim tháo xoắn.
III. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng
hợp.
IV. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
V. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5‘ đến 3‘ của mARN.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 29. Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây đều có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở
quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
II. Nuclêôtit tự do được liên kết vào đầu 3'OH của mạch mới.
III. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
V. Enzim ADN pôlimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 30: Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen A, B, D, E
thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.
III. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở gen A thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 31: Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin có: 3’AXG
GXA AXG TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’,
5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly;
5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’
quy định Ser. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 bằng cặp G-X thì đó là đột biến trung tính.
II. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng đều được gọi là đột biến
trung tính.
III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ là đột biến trung tính.
IV. Đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit
amin.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 32: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.
II. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
KHÓA LIVE S 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
III. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân vật lí, hóa học.
IV. Nếu cơ chế di truyền ở cấp phân tử không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đều làm phát sinh đột biến
gen.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 33. Gen A quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có 26 axit amin. Gen A bị đột biến điểm trở thành alen a.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể nhiều hơn alen A là 2 nuclêôtit.
II. Alen a có thể nhiều hơn alen A là 2 liên kết hiđrô.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a quy định có thể chỉ có 10 axit amin.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp có 40 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến mất cặp
nuclêôtit.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 34: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa của một đơn vị nhân đôi như hình vẽ (trong đó O là điểm khởi đầu
sao chép, I – II – III – IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
I. Đoạn mạch I được sử dụng làm
khuôn để tổng hợp mạch mới một
cách liên tục.
II. Đoạn mạch II được sử dụng làm
khuôn để tổng hợp mạch mới một
cách gián đoạn.
III. Đoạn mạch III làm khuôn, mạch
mới được tổng hợp thành từng đoạn
Okazaki.
IV. Đoạn mạch IV làm khuôn, mạch mới được tổng hợp cần một đoạn mồi.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 35: Xét 5 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg quy định 5 cặp tính trạng nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể thường khác
nhau. Trong mỗi cặp gen, có một alen đột biến và một alen không đột biến. Quần thể của loài này có tối đa bao
nhiêu loại kiểu gen quy định các thể đột biến?
A. 211. B. 80. C. 242. D. 32.
Câu 36: Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào thực vật không diễn ra ở vị trí nào sau đây?
A. Nhân tế bào. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Ribôxôm.

Câu 37. Một loài thực vật, xét 7 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg, Hh, Kk nằm trên 7 cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen lặn là alen đột biến và các alen A, B, D là trội không hoàn toàn
so với alen lặn tương tương ứng; các alen E, G, H, K là trội hoàn toàn. Quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra tối đa bao
nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình đột biến?
A. 2059. B. 2171. C. 128. D. 432.
Câu 38. Gen M có 5022 liên kết hidro và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T; Trên mạch hai của gen có G = A
+ T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô trở thành alen m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.
II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.
III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.
IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung câp 7809 số nucleotit loại X.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
KHÓA LIVE S 2022 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Câu 39. Một loài thực vật, xét gen A có 2 alen là A1 và A2 và alen A2 nhiều hơn A1 3 liên kết hiđrô. Dưới tác
động của tác nhân đột biến làm phát sinh đột biến gen thuộc các alen này. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Nếu tác nhân đột biến là 5BU và trải qua 1 lần nhân đôi thì sẽ tạo ra tối đa 2 alen mới từ hai alen A1, A2.
II. Nếu alen A1 bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do alen đột biến quy định có trình tự, thành phần, số lượng
axit amin giống alen A1 quy định thì đột biến này không gây hại cho thể đột biến.
III. Nếu alen A1 bị đột biến trở thành alen A2 thì đột biến này thuộc đột biến thêm 1 cặp G-X.
IV. Các alen mới được tạo ra từ quá trình đột biến của A1 và A2 vẫn có các nucleotit liên kết theo nguyên tắc bổ
sung.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 40 : Cho các sự kiện mô tả về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ như sau:

I. ARN polimeraza bám vào bộ ba mở đầu làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch khuôn có chiều từ 3’ đến 5’

II. Khi ARN polimeraza tiếp xúc với bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.

III. ARN polimeraza tổng hợp ARN bằng cách lắp ráp các nu trong môi trường bổ sung với mạch gốc.

IV. ARN bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch khuôn có chiều từ 3’ đến 5’

V. ARN polimeraza di chuyển trên mạch gốc có chiều từ 3’ đến 5’.

VI. Khi ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại,

VII. ARN polimeraza di chuyển trên mạch gốc có chiều từ 5’ đến 3’.

Trình tự đúng về quá trình phiên mã là

A. IV → III → VII → VI. B. I  VII → III → VI.

C. I  III →V → II. D. IV → III → V → VI.

-------------HẾT--------------

You might also like