Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Câu hỏi ôn tập Bệnh học

(hongiukhoi)
1, Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi

 Triệu chứng lâm sàng:


- Sốt: vừa hoặc cao đột ngột 39 – 40oC, kèm rét run
- Ho: ho khan, kho khạc đờm có mủ xanh, vàng
- Khó thở: nhẹ, vừa, có xu hướng tăng dần
- Đau ngực: khư trú một vùng nhất định, tăng khi ho (bên tổn thương)
- Khám phổi: hội chứng đông đặc
+ Rung thanh tăng
+ Gõ đục
+ Rì rào phế nang giảm
Thấy tiếng thổi ống, đa số trường hợp có ran nổ, ran ẩm rải rác 2 bên phổi. Nhịp tim
nhanh, huyết áp hạ
 Triệu chứng cận lâm sàng:
- X-quang: tổn thương là đám mờ đậm, đồng đều, hình tam giác, đỉnh quay về phía
trung thất
- Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng cao (bạch cầu đa nhân trung tính), tốc độ
máu lắng tăng
- Soi cấy đờm tìm vi khuẩn
- Nuôi cấy dịch phế quản qua soi, chài rửa phế quản
- Cấy máu hoặc dịch màng phổi
- PCK (phản ứng khuếch đại chuỗi) với từng loại vi khuẩn
Hình ảnh X-quang của viên phổi thùy

2, Trình bày phương pháp điều trị hen phế quản. Phân biệt sự khác nhau trong điều
trị khó thở ở hen tim và hen phế quản?

 Phương pháp điều trị hen phế quản

a, Mục tiêu điều trị

- Đạt được và duy trì sự kiểm soát triệu chứng


- Ngăn ngừa cơn hen kịch phát
- Giảm nhu cầu dùng thuốc thắt cơn hen
- Không còn nhập viện hoặc vào cấp cứu
- Duy trì hoạt động, kể cả thể lực hàng ngày
- Duy trì chức năng phổi gần như bình thường
- Giảm thiều phản ứng phụ của thuốc

b, Nguyên tắc điều trị


- Ưu tiên các dạng thuốc hít (xịt)
- Giáo dục bệnh nhân hiểu biết về bệnh
- Hướng dẫn bệnh nhân cách hít (xịt) đúng
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích

c, Các thuốc điều trị Hen phế quản

- Thuốc cắt cơn hen


+ Ưu tiên cường 2 tác dụng nhanh (dạng xịt/ khí dung/ tiêm)
Salbutamol, Ventolin, Terbutalin (Bricanyl)
Fenoterol (Beroter), Salmeterol, Formoterol
+ Glucocorticoid (uống/ tiêm)
Bechomethason (BecotideR , ReclofortR )
Budesomid (PulmicortR )
- Thuốc kháng Cholinergic: Ipratropium bromide (Atroven)
- Theophylin (dạng tiêm/ uống giải phóng nhanh)
- Thuốc dự phòng cơn hen
+ Glucocorticoid: Dạng hít, khí dung
+ 2 – agonist dạng xịt/ uống tác dụng kéo dài: Salmeterol
+ Sodium cromoglycate
+ Theophylin: Dạng viên giải phóng chậm
+ Thuốc lợi tiểu đối kháng IgE
Omalizamah (xolair)
- Thuốc kháng sinh (có bội nhiễm)
Cefotaxim, Ceftazindim, Levofloxacin, Moxifloxacin
- Các điều trị khác
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc dùng thuốc theo đường phun, hít
+ Tránh các yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói thuốc, khói than bếp, các
mùi hắc, không nuôi chó mèo
+ Giữ môi trường trong nhà sạch, thoáng
+ Tránh thức ăn gây dị ứng: nhộng, hải sản,...
 Sự khác nhau trong điều trị khó thở ở hen tim và hen phế quản
- Đối với hen tim: Mục tiêu điều trị cần kiểm soát được các cơn ho vào ban đêm, kiểm
soát tình trạng phù thũng, kiểm soát được lượng dịch vào cơ thể và số lượng máu còn
dư trong tâm thất trái. Điều trị suy tim cấp với thuốc lợi tiểu nhằm giải phóng lượng
dịch ứ trệ tại tuần hoàn phổi và thuốc giúp tăng tác dụng co bóp của cơ tim. Khi tình
trạng suy tim được cải thiện thì khó thở sẽ hết
- Đối với hen phế quản: Chìa khóa để kiểm soát được hen phế quản là phải phòng
chống tái phát bằng điều trị dự phòng bên cạnh điều trị cắt cơn hen cấp tính
3, Trình bày phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp (mục tiêu điều trị, điều trị
không dùng thuốc và dùng thuốc). Tại sao trong u tủy thượng thận lại có cơn tăng
huyết áp kịch phát?

 Mục tiêu điều trị:


- Mức huyết áp mục tiêu: HA < 140/90 mmHg, bệnh nhân đái đường và thận mạn =>
HA mục tiêu < 130/80 mmHg
- Giảm tối đa các biến chứng và tử vong do huyết áp
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm
 Điều trị dùng thuốc:
- Thải Na+, thải H2O: lợi tiểu
+ Thiazide (thải K+): hydroclothiazid, idapamide
+ Furosemid (thải K+): Lasix
+ Aldosterone (giữ K+): Spironolacton
- Ngăn cản tác động của thần kinh giao cảm
+ Ức chế giao cảm ngoại vi: Resepin
+ Ức chế giao cảm trung ương: Clonidin, methydopa
+ Chẹn  giao cảm: Atenolol, Metoprolol, Proranolol (Inoderol)
+ Chẹn  giao cảm: Doxazosin, Prazosin, Terazosin
+ Chẹn  và  giao cảm: Labetalol, Carvediol
 Điều trị không dùng thuốc:
- Ngừng hút thuốc lá
- Giảm cân nặng (nếu thừa cân)
- Tiết chế rượu (nam < 20-30g ethanol/ngày, nữ < 10-20g ethanol/ngày)
- Hạn chế ăn mặn (2,4 - 6g NaCl/ngày), ăn nhiều rau quả
- Tăng cường hoạt động thể lực (30-45 phút/ ngày)
 Trong u tủy thượng thận có cơn tăng huyết áp kịch phát vì:
- Tủy thượng thận sản xuất ra hormon cathecholamin bao gồm Noadrenalin và
Adrenalin hai hormon này làm co mạch ngoại vi vì vậy gây tăng HA.Khi bênh nhân
bị u tủy thượng thận kích thích gây tăng tiết nhiều cathecholamin,sự tiết này phụ
thuốc vào giờ sinh họctăng HA kịch phát trên lâm sang
- Tủy thượng thân còn có chức năng như một hạch giao cảm lớnu tủy thượng
thậncường giao cảmtăng HA

4, Nêu định nghĩa và trình bày nguyên nhân gây suy tim

 Định nghĩa suy tim:


- Suy tim (Heart Failure): là trạng thái cung lượng tim không đủ đáp ứng với nhu cầu
của cơ thể về mặt oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân
 Nguyên nhân suy tim trái:
- Tăng huyết áp động mạch
- Bệnh van tim: hẹp chủ, hở chủ, hẹp, hở hai lá
- Tổn thương cơ tim: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim
- Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, block nhĩ thất
- Bệnh tim bẩm sinh: hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch
 Nguyên nhân suy tim phải
- Bệnh phổi:
+ Bệnh phổi mạn tính: (hen phế quản,viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giản phế
quản, xơ phổi), nhồi máu phổi, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát
+ Gù vẹo cột sống và biến dạng lồng ngực
- Bệnh tim:
+ Hẹp van 2 lá
+ Bệnh van 3 lá, van động mạch phổi
+ Bệnh tim bẩm sinh: hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất

5, Trình bày cách dự phòng và phương pháp điều trị thấp tim. Hãy phân biệt sự khác
nhau cơ bản của tính chất viêm khớp do thấp tim và viêm khớp dạng thấp. ASLO là
gì, ý nghĩa của XN này

a, Cách dự phòng thấp tim:

 Dự phòng nhiễm liên cầu:


- Cải thiện chế độ sống
- Tăng cường vệ sinh
- Giữ ấm vùng hầu họng
- Phát hiện và giải quyết các ổ nhiễm khuẩn vùng tai – mũi – họng, răng
 Phòng thấp cấp 1:
- Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân bị viêm họng do liên cầu  tan huyết nhóm A
- Nhiệm vụ:
+ Điều trị sớm
+ Điều trị triệt để các đợt viêm họng do liên cầu
- Thuốc: Benzathin – Penicillin 1 liều duy nhất (tb)
 Phòng thấp cấp 2:
- Đối tượng
+ Bệnh nhân có tiền sử thấp tim hoặc
+ Dị chứng van tim do thấp tim
- Phòng tái phát phải bắt đầu ngay sau khi đã điều trị nhiễm liên cầu
- Thuốc: Benzathin – Penicillin 4 tuần/ 1 lần (tb)
 Thời gian phòng thấp cấp 2
- Thể thấp tim có viêm tim và để lại di chứng van tim do thấp: tiêm phòng kéo dài ít
nhất 10 năm (35- 40 tuổi)
- Thể thấptim không có viêm tim: Tiêm phòng trong 5 năm/ đến 21 tuổi/ dài hơn tùy
trường hợp
- Với các bệnh nhân bị bệnh van tim mạn tính do thấp tim: phòng thấp cấp đến năm 45
tuổi
- Các bệnh nhân đã được mổ tách van, nong van hay thay van do tổn thương thấp tim:
phòng thấp cấp đến năm 45 tuổi

b, Phương pháp điều trị thấp tim

 Nguyên tắc điều trị


- Điều trị càng sớm càng tốt
- Cần loại trừ ngay nhiễm liên cầu bằng penicillin
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lí
- Phối hợp các biện pháp điều trị và phòng thấp cấp 2
 Thuốc
- Điều trị nhiễm liên cầu
+ Benzathin – penicillin TB liều duy nhất
+ Penicillin (G,V), Amoxicillin, Erythromycin dùng trong 10 ngày
- Chống viêm khớp và viêm tim
+ Viêm khớp và viêm tim nhẹ, chưa tổn thương van tim: Aspirin
+ Viêm tim nặng, tổn thương van tim, Prednisolon 2mg/kg/24h x 14j sau giảm liều
=> triệu chứng lâm sàng tốt thay bằng Aspirin
- Điều trị khác
+ Múa giật: diazepam, chlopromazin
+ Suy tim (trợ tim, lợi tiểu), thay van (hẹp van tim)
 Chế độ nghỉ ngơi
- Tại giường trong giai đoạn cấp
Theo dõi chặt: mạch, nhiệt độ, nhịp tim
Xét nghiệm: Tốc độ máu lắng, công thức máu
Điện tâm đồ: PQ
- Vận động nhẹ quanh nhà
- Vận động nhẹ ngoài trời và dần trở về bình thường

c, Sự khác nhau cơ bản của tính chất viêm khớp do thấptim và viêm khớp dạng thấp

d, Xét nghiệm AlSO

- Xét nghiệm AlSO là loại xét nghiệm thực hiện chức năng chẩn đoán bệnh do vi
khuẩn liên cầu tan máu  thuộc nhóm A gây ra. Kết quả tổng quan của xét nghiệm
ALSO sẽ giúp bạn biết cơ thể có đang mắc bệnh do vi khuẩn liên cầu tan máu như
các căn bệnh huyết áp cao, tim, thấp khớp,...

6, Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của loét dạ dày tá tràng. Hãy giải
thích tại sao bệnh nhân cắt 2/3 dạ dày lại thiếu máu do thiếu vitamin B12

 Triệu chứng lâm sàng:


- Triệu chứng cơ năng
+ Đau vùng thượng vị là chính
Đau âm ỉ hoặc rát bỏng, quặn
Đau có tính chu kỳ, nặng mất tính chu kỳ (đau khi đói, ăn vào đỡ đau => loét
tá tràng, đau sau ăn vài giờ => loét dạ dày)
Loét câm: loét nhưng không đau
+ Rối loạn tiêu hóa
Buồn nôn, nôn: nặng nôn ra máu
Ợ hơi, ợ chua
Táo, lỏng thất thường
Suy nhược cơ thể, thần kinh
- Triệu chứng thực thể
+ Co cứng vùng thượng vị
+ Ấn điểm thượng vị đau (loét dạ dày)
(Nằm ở giữa đường nối từ mũi ức tới rốn)
+ Ấn điểm môn vị đau (Môn vị - loét tá tràng)
( Điểm tiếp giáp giữa rốn – hõm nách với đườn ngang qua điểm thượng vị)
 Triệu chứng cận lâm sàng
- Nội soi dạ dày – tá tràng
Xét nghiệm tìm HP
Test urease nhanh
Xét nghiệm mô học
Nuôi cấy vi khuẩn
PCK máu
Sinh thiết
- Xét nghiệm xâm lấn Clotest
Nuôi cấy vi khuẩn
- Xét nghiệm không xâm lấn
+ ELISA
+ Test thử urea (cho uống ure => CO2 tăng cao => dạ dày có men ure)
- Xét nghiệm thăm dò chức năng dạ dày
+ Hút dịch lúc đói
+ Nghiệm pháp bài tiết dịch vị
- Xét nghiệm máu để chẩn đoán phân biệt
+ Hồng cầu giảm (xuất huyết)
+ Bạch cầu tăng (thủng dạ dày)
 Bệnh nhân cắt 2/3 dạ dày thiếu máu do thiếu vitamin B12 vì:
- Dạ dày được chưa làm 3 phần là phần đáy- thân và phần hang môn vị mà phần thân
dạ dày được lợp bởi 3 loại tế bào trong đó tế bào viền bài tiết HCl và yếu tố
nội.Chính yếu tố nội giúp cho việc hấp thu vitamin B 12 ở hồi tràng do vậy khi cắt 2/3
dạ dày là cắt mất phần tiết ra yếu tố nội giúp hấp thu vitamin B 12 trong khi vitamin
B12 là một trong những nguyên liệu tạo HC bệnh nhân sẽ thiếu máu do thiếu
vitamin B12

7, Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em

 Triệu chứng lâm sàng


- Rối loạn tiêu hóa
+ Đau bụng, buồn nôn, nôn
+ Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
+ Phân lỏng toàn nước (nhầy máu/ phân sống)
- Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: Sốt
- Hội chứng mất nước – điện giải
+ Khát nước, khô miệng, da nhăn nheo, mắt trũng sâu
+ Đái ít, mạch nhan, huyết áp tụt
- Hội chứng suy dinh dưỡng: Gầy, thiếu máu, da khô, lông, tóc, móng khô, dễ gãy
- Phân độ mất nước

Dấu hiệu Độ 1 Độ 2 Độ 3
Toàn trạng Tỉnh táo Vất vã, kích thích Li bì, hôn mê
Mắt Bình thường Trũng Rất trũng
Miệng – lưỡi Ướt Khô Rất khô
Khát Không khát uống Khát, uống háo hức Rất khát, không
bình thường uống được
Casper (+) (++) (+++)
Mạch <100 lần/ phút 100 – 120 >120 lần/ phút
Huyết áp tâm thu Bình thường < 90mmHg < 60mmHg
Kết luận Không có dấu hiệu Mất nước trung bình Mất nước nặng
mất nước
 Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: nếu nhiễm khuẩn (bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng)
- Xét nghiệm phân: có thể thấy vi khuẩn gây bệnh (ecoli, sighella)
- Các xét nghiệm thăm dò hình thái, chức năng của hệ tiêu hóa (u, đại tràng dài,...)

8, Trình bày triệu chứng lâm sàng viêm cầu thận cấp. Hãy giải thích triệu chứng
thiếu máu trong suy thận cấp

 Triệu chứng cận lâm sàng: Rầm rộ, điển hình


- Thường gặp ở trẻ em 6-10 tuổi (90%), sau nhiễm khuẩn hầu họng, ngoài da 7-15
ngày
- Dấu hiệu báo trước
+ Khởi phát đột ngột, sốt, viêm họng, viêm da
+ Mệt mỏi, chán ăn (1 – 3 tuần)
- Triệu chứng chính
Phù: trắng, mềm, ấn lõm, nhẹ phù chân, nặng toàn thân
+ Vị trí: mí mắt/ mặt/ 2 chân/ toàn thân
+ Phù tăng về sáng, giảm về chiều
+ Ăn nhạt giảm phù
Đái máu
+ Đái máu đại thể toàn bãi, xuất hiện sớm và biến mất trong vòng 10 ngày
+ Đái máu vi thể (nước tiểu có hồng cầu) kéo dài 3 – 6 tháng
Đái ít: thiểu niệu (< 500ml/24h), vô niệu (< 100ml/24h), kéo dài có thể gây suy thận
cấp
Tăng huyết áp
+ Tỷ lệ gặp 80% ở các bệnh nhân
+ Tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương: trẻ em 140/90mmHg, người lớn
160/90mmHg
+ Có thể tăng huyết áp kịch phát (180/90mmHg), đau đầu dữ dội, co giật, hôn mê
+ Thiếu máu nhẹ
 Triệu chứng thiếu máu trong suy thận cấp
- Giảm bài tiết Erythropoietin do giảm tế bảo biểu mô kẽ thận
- Do hội chứng ure huyết cao
- Quá trình lọc máu cũng làm mất máu, làm tăng khả năng tan vỡ hồng cầu.
9, Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng thận hư. Hãy giải
thích tại sao điều trị Prednisolon ở bệnh nhân hội chứng thận hư phải dùng liều “cao
– củng cố - duy trì”

 Triệu chứng lâm sàng


- Phù to toàn thân: trắng, mềm, ấn lõm, có thể tràn dịch đa màng
- Đái ít, nước tiểu đục, sủi bọt
- Da xanh, mệt mỏi, kém ăn
- Thiếu niệu, vô niệu, suy thận cấp
 Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm nước tiểu
+ Pr niệu 3,5g/24h
+ HC niệu, trụ trong, hạt mỡ
- Xét nghiệm máu
+ Pr máu giảm: Pr toàn phần < 60g/l
Albumin < 30g/l
+ Cholesterol, Triglycerid tăng
+ Na+, K+, Ca++ giảm
+ Tốc độ máu lắng tăng
 Điều trị Prednisolon ở bệnh nhân hội chứng thận hư phải dùng liều “cao – củng cố
- duy trì” vì:
11, Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của Basedow. Giải thích tại sao
bệnh Basedow bệnh nhân có triệu chứng lồi mắt, khó ngủ, run tay và gầy nhiều

 Triệu chứng lâm sàng ( cường giáp, bướu cổ, lồi mắt)
- Cường giáp
+ Tăng chuyển hoá: sốt nhẹ, da nóng ấm, ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều
+ Phù niêm nước xương chầy
+ Tim mạch: Nhịp tim nhanh, có thể rung nhĩ, suy tim, tăng HA tối đa
+ Cơ xương: tăng phản xạ gân xương, tiêu cơ và nhược cơ gốc chi
+ Tiêu hóa : tăng nhu động ruột gây tiêu chảy
+ Thần kinh
 Trạng thái kích thích, lo âu, dễ cáu gắt
 Mất ngủ, trầm cảm, rối loạn tâm thần
 Run đầu ngón tay, tần số nhanh, biên độ nhỏ, co cơ mí mắt
 Rối loạn vận mạch: mặt đỏ bừng từng lúc, vã mồ hôi

+ Sinh dục: kinh nguyệt thưa, suy giảm tình dục

- Bướu cổ
+ Bướu to lan toả, mức độ vừa phải (độ II)
+ Mật độ mềm, không nhân
+ Bướu mạch: sờ có rung mưu, nghe có tiếng thổi liên tục /thổi tâm thu
- Lồi mắt
+ Lồi cả hai mắt
+ Chảy nước mắt, ánh mắt sáng long lanh
+ Viêm củng, giác mạc phù nề quanh hốc mắt
 Triệu chứng cận lâm sang
- Biểu hiện ngoại biên do dư thừa hormone
+ Chuyển hóa cơ bản tăng 20%
+ Thời gian phản xạ gân gót ngắn< 0,24s( bình thường 0,26-0,30s)
+ Giảm cholesterol máu
+ Đa hồng cầu,hồng cầu nhỏ
- Định lượng hormon lưu hành: FT3,FT4 tự do trong máu tăng, TSH giảm
- Độ tập trung I(3) tăng cao,nhanh ngay những giờ đầu
- Xạ hình tuyến giáp: cho biết kích thích tuyến giáp,mật độ tập trung iod,sso lượng và
kích thích nhân
- Siêu âm tuyến giáp: CT scan
- Sinh thiết yếu nghi ngờ khối u ác tính
 Trong bệnh basedow bệnh nhân có triệu chứng lồi mắt, khó ngủ, run tay và gầy
nhiều vì:
- Lồi mắt: trong cấu trúc của TSH có chứa chất gây lồi mắt ESP chất này có tác dụng
giữ nước và tăng lượng mỡ ở tổ chức đệm sau nhãn cầu do vậy làm tăng áp lực trong
ổ mắt vì vậy đẩy nhãn cầu lồi ra trước.
- Khó ngủ,run tay:khó ngủ do Hormon tuyến giáp tăng hoạt hóa các synap thần kinh
luôn ở trạng thái hưng phấn.Run cơ vì synap dãn truyền xung động điều hòa trương
ở tủy sống bị hoạt hóa mạnh
- Gầy nhiều: tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể tăng thoái
hóa protid ở các mô dự trữ
- Tiêu chảy: tăng vận động đường tiêu hóa, tăng nhu động ruột

13, Nêu định nghĩa và nguyên nhân gây thiếu máu. Nêu sự khác nhau cơ bản của
kháng thể ở hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh

 Định nghĩa thiếu máu


- Là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn
đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể
 Nguyên nhân thiếu máu
- Giảm sinh hồng cầu
+ Thiếu nguyên liệu: thiếu sắt thiếu vitamin b12
+ Tủy xương giảm sinh: suy tủy, thiếu erythropoitetin
- Tan máu
+ Vỡ hồng cầu do bản thân hồng cầu
 Bất thường màng hồng cầu,thường do bẩm sinh: bệnh HC hình tròn, bệnh HC
bầu dục HC dễ vỡ
 Rối loạn cấu tạo hemoglobin: bệnh thalasemia do rối loạn gen  HbF, thiếu
máu HC hình lưỡi liềm do rối loạn tổng hợp Hb ở vị trí 6 của chuỗi  tạo
HbS
 Rối loạn men hồng cầu: thiếu máu tan máu do thiếu hụt G6PD( bệnh di truyền
nên NSTX biểu hiện cơn vỡ HC khi uống thuốc chống SR PAS, sulfamid,
vitaminC)
- Vỡ HC do nguyên nhân ngoài HC
+ Truyền nhầm nhóm mái, tuyền nhóm máu O nguy hiểm
+ Khác biệt yếu Rh mẹ_con
+ Giảm HC do thuốc( theo cơ chế tự miexn)
+ Nhiễm vk, vr, kst
+ Nhiễm độc các chất gây vỡ HC: phenol,benzen,quinin,sulfamid
- Do chảy máu
+ Chảy máu cấp tính trong chấn thương: phẫu thuật, xuất huyết nội tạng nặng
+ Chảy máu mạn tính: trĩ ,loét dạ dày, nhiễm KST đường ruột( giun móc)
 Sự khác nhau cơ bản của kháng thể ở hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm
máu Rh

15, Nêu định nghĩa và trình bày triệu chứng bệnh bạch cầu cấp

 Định nghĩa:
- Bệnh BC cấp là một bệnh ác tính của tế bài tiền thân tạo huyết trong đó
+ Tăng sinh loại tế bào non không biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít
+ Tế bào bạch cầu tăng sinh khong kiềm soát dược
+ Thay thế hoàn toàn các phân tử bình thường của tủy xương
 Triệu chứng lâm sàng
- Khởi phát:
+ Xanh sao mệt mỏi
+ Xuất huyết dưới da,niêm mạc,rong kinh
+ Nhiễm khuẩn: viêm phổi, nhiễm khuẩn quanh hậu môn, viêm miệng
+ Có thể đau sưng khớp
- Toàn phát: thể điển hình có 5 hội chứng
+ Hội chứng thiếu máu : da xanh, ,hoa mắt, chóng mặt, thoáng ngất, ngất, số lượng
HC giảm,Hb giảm..
+ Hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bần, hơi thở hôi, sốt, số lượng BC tăng
(bạch cầu đa nhân trung tính) tốc độ máu lắng tăng
+ Hội chứng xuất huyết: xuyết huyết dưới da, niêm mạc( chảy máu cam,chảy máu
chân răng) , xuyết huyết nội tạng
+ Hội chứng gan-lách-hạch to
+ Hội chứng loét và hoạt tử miệng họng
- Biến chứng: xuất huyết màng não, xuất huyết não,nhiễm khuẩn huyết suy tim
cấp( do thiếu máu nặng)
 Triệu chứng cận lâm sàng
- Công thức máu: HC, TC giảm BC tăng cao chủ yếu là BC non
- Fibrinogen giảm, thời gian chảy máu kéo dài

16, Nêu định nghĩa và trình bày triệu chứng lâm sàng của viêm khớp dạng thấp

 Định nghĩa: Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh khớp mạn tính ở người lớn,biểu hiện
bằng viêm khớp không đặc hiệu màng hoạt dịch của nhiều khớp.Diễn biến kèo
dài,tăng dần dẫn tới dính và biến dạng khớp.
 Triệu chứng lâm sàng
- Tại khớp
+ Khởi phát
 Viêm cấp tính một khớp
 Kèo dài vài tuần tới vài tháng

+ Toàn phát:

 Vị trí: khớp nhỏ, nhỡ


 Tính chất viêm: đối xứng,sưng đau, ít nóng đỏ, đau tăng dần về đêm và
gần sáng,hạn chế vận động, cứng khớp vào buổi sang >1h
- Toàn thân
+ Bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, gầy sút
+ Da, niêm mạc nhợt
+ Rối loạn thần kinh thực vật
- Biểu hiện dưới da
+ Hạt dưới da
+ Da khô teo
+ Giãn mạch: gan bàn tay, chân đỏ hồng
+ Rối loạn dinh dưỡng và vận mạch gây loét,phù
- Cơ,dây chằng,bao khớp
+ Teo cơ
+ Viêm gân
+ Co kéo hoặc giãn dây chằng
+ Bao khớp: phình to tạo kén hoạt dịch
- Biểu hiện khác
+ Tổn thương nội tạng( ít gặp): tràn dịch màng phổi,tràn dịch màng tim,xương mất
vôi
+ Thiếu máu nhược sắc, viêm mống mắt, viêm giác mạc
+ Nhiễm amiloid thận

18, Nêu nguyên tắc và trình bày các phác đồ điều trị lao

 Nguyên tắc
- Phối hợp các thuốc chống lao
- Dùng thuốc đúng liều
- Dùng thuốc đều đặn
- Dùng đủ thời gian(>= 8 tháng) tránh tái phát
- Điều trị có kiểm soát
 Các phác đồ điều trị
- Các phác đồ điều trị theo chương trình chống lao quốc gia
+ Isoniazid(H)
+ Rifampicin(R)
+ Pyrazinamid(Z)
+ Ethambutol(E)
+ Streptomycin(S)
- Phác đồ điều trị lao mới: 2SHRZ/6HE
+ Chỉ định tất cả các BN lao mới
+ Sau 2 tháng điều trị AFB(+) dùng thêm 1 tháng HRZ
+ Sau 5 tháng điều trị còn AFB(+) chuyển phác đồ điều trị lại
+ Lao phổi nặng , lao kê, lao màng não,..có thể kéo dài thời gian dùng thuốc
- Phác đồ điều trị lại 2SHRZE/1HRZE/5H3R3E3
+ Chỉ định sau khi điều trị hết phác đồ mà AFB(+), lao tái phát
- Phác đồ điều trị lao trẻ em: 2HEZ/4RH
+ Chỉ định: mọi thể lao trẻ em nếu lao màng não, lao kê dùng streptomycin trong 2
tháng đầu
- Dự phòng
+ Cắt đứt nguồn lây
+ Dự phòng đặc hiệu : vaccin BCG
+ Dự phòng không đặc hiệu
+ Dự phòng lao bằng thuốc chống lao(isoniazid)

19, Nêu định nghĩa AIDS và trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của hội
chứng AIDS. Hãy giải thích thế nào là giai đoạn cửa sổ

 Định nghĩa: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải gây ra bởi HIV
 Triệu chứng lâm sang
- Gồm các triệu chứng của ARC kèm theo 1 hay nhiều biểu hiện khác
+ Hạch to dạng kaposi sarcoma
+ Nhiễm trùng phổi: viêm phổi do pneumocytis carinii,lao phổi,nấm phổi
+ Thần kinh: liệt, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm giác nóng lạnh
- Các bệnh hay gặp của hội chứng AIDS
+ Nhiễm trùng cơ hội: viêm phổi do pneumocytis carinii hoặc nhiễm trùng
cytomegalovirus
+ Nhiễm trùng thông thường
+ Ung thư hóa: kaposis sarcome. U lympho non Hodgkin
+ Tổn thương trực tiếp do HIV: bệnh não, tủy
 Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu
+ Có kháng thể kháng HIV hoặc kháng nguyên của HIV
+ Số lượng T-CD4 giảm(500-1500/mm3) khi T-CD4 giảm <200/mm3 ADIS( mức
độ T-CD4 tương ứng với mức độ suy giảm miễn dịch)
+ Tỉ lệ T_CD4 hoặc TCD8 <1 ( bình thường 1,5-2,5
+ Số lượng lympho toàn phần giảm
+ Giai đoạn muộn HC,BC, TC giảm
 Giai đoạn cửa sổ
- Giai đoạn này kém dài từ 3 đến 8 tuần. trong 1-2 tuần đàu không tháy kháng nguyên
và kháng thể kháng HIV trong máu. Từ khoảng tuần thứ 3, trong huyết thanh có
kháng nguyên p24 và kháng thể kháng HIV typ IgM.Tuy nhiên các yếu tố này xuất
hiện ở mực độ thấp, các kỹ thuật hiện nay có thể không đủ đọ nhậy để phát hiện.

You might also like