Xong R Xóa Đi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM
KHOA DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BM Hóa đại cương- Vật lý- Hóa lý
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2021

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


MÔN HÓA LÝ DƯỢC

I. Chương I:
Câu 1. Thông số cường độ là
A. Những thông số phụ thuộc vào lượng chất
B. Những thông số không phụ thuộc vào lượng chất
C. Những thông số phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của lượng chất
D. Những thông số không phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của lượng chất
Câu 2. Hệ sinh công và nhiệt có
A. Q > 0 và A > 0 c. Q < 0 và A < 0
B. Q < 0 và A > 0 d.Q > 0 và A < 0
Câu 3. Nguyên lý I của nhiệt động lực học
A. ΔU = Q - A c. ΔU = Q + A
B. ΔU = A - Q d.ΔU = Qp
Câu 4. Hệ cô lập là hệ không trao đổi chất và … với môi trường
A. Công C.Nhiệt
B. Năng lượng D. Bức xạ
Câu 5. Chọn phát biểu đúng:
A. Biến thiên của hàm trạng thái chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu
B. Biến thiên của hàm trạng thái chỉ phụ thuộc vào trạng thái cuối
C. Biến thiên của hàm trạng thái chỉ phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình
D. Biến thiên của hàm trạng thái chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối mà
không phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng: “Đại lượng không phải là hàm trạng thái” là
A. Nội năng C. Entropy
B. Entanpy D.Công
Câu 7. Chọn phát biểu đúng
A. Hiệu ứng nhiệt phản ứng đo ở điều kiện đẳng áp bằng biến thiên entanpy của hệ
B. Khi phản ứng thu nhiệt ΔH < 0
C. Khi phản ứng tỏa nhiệt ΔH > 0
D. Cả b và c đều đúng
Câu 8. Hệ cô lập là hệ:
A. Có thể trao đổi chất và năng lượng với môi trường
B. Không trao đổi cả chất và năng lượng với môi trường
C. Không trao đổi chất nhưng có thể trao đổi năng lượng với môi trường
D. Có trao đổi chất nhưng không thể trao đổi năng lượng với môi trường
Câu 9. Trong các hệ sau hệ nào là hệ đồng thể
A. Nước lỏng + nước đá
B. Dung dịch bão hòa + NaClrắn + nước đá rắn
C. Một dung dịch chưa bão hòa
D. Một dung dịch khi trộn lẫn AgNO3 + Ba(OH)2 + NaNO3
Câu 10. Trong các hàm sau, hãy chỉ ra hàm đặc trưng biểu diễn thế đẳng nhiệt đẳng tích:
A. H = U + nRT
B. F = U – TS
C. G = H – TS
D. U = Q - A
Câu 11. Nếu hệ thực hiện chuyển trạng thái từ rắn 1 sang rắn 2, ta gọi hệ thực hiện quá
trình:
A. Thăng hoa C.Hóa hơi
B. Nóng chảy D.Chuyển dạng thù hình
Câu 12. Khi dùng ΔS để xét chiều cho quá trình sẽ dẫn đến một giả thiết phải đặt ra là:
A. Hệ cô lập
B. Hệ không trao đổi chất với môi trường
C. Hệ mở
D. Hệ trao đổi nhiệt với môi trường
Câu 13. Hàm H, G và S có mối quan hệ ràng buộc theo mô tả toán học như sau:
A. H = G - TS C. TS = G + H
B. G = H - TS D. G = -H + TS
Câu 14. Trường hợp nào dưới đây phản ứng có thể xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào
A. ΔH < 0, ΔS < 0 C. ΔH > 0, ΔS < 0
B. ΔH < 0, ΔS > 0 D. ΔH > 0, ΔS > 0
Câu 15. Chọn phát biểu đúng
A.H = U - TS C.G = H + TS
B.F = U + PV D. G = U + PV-TS
Câu 16. Chọn phát biểu đúng:
A. Với hệ không cô lập, quá trình tự diễn biến theo chiều tăng entropi cho tới khi đạt giá
trị cực đại
B. Với hệ ở điều kiện đẳng nhiệt, đẳng tích, quá trình tự diễn biến theo chiều tăng thế
đẳng tích cho tới khi đạt giá trị cực đại
C. Với hệ có thành phần thay đổi ở điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp, quá trình tự diễn biến
theo chiều tăng hóa thế cho tới khi cân bằng
D. Với hệ ở điều kiện đẳng áp, quá trình tự diễn biến theo chiều giảm thế đảng áp cho tới
khi đạt giá trị cực tiểu.
Câu 17. Trong hệ đẳng nhiệt, đẳng áp, nếu ΔG < 0:
A. Quá trình không tự xảy ra
B. Quá trình cân bằng
C. Quá trình tự xảy ra
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 18. Hệ dị thể là:
A. Hệ gồm một pha trở lên
B. Hệ gôm hai pha
C. Hệ gồm hai pha trở lên
D. Hệ gồm ba pha trở lên
II. Chương II
Câu 1. Pha là khái niệm dùng để mô tả:
A. Một tập hợp những phần đồng thể có trong hệ
B. Một tập hợp những phần đồng thể tồn tại trong hệ
C. Một tập hợp những phần đồng thể có trong hệ mà có cùng tính chất lí hoá ở mọi điểm
D. Một tập hợp những phần đồng thể có trong hệ mà tính chất vật lý và hoá học là đồng
nhất
Câu 2. Hỗn hợp FeO và CuO có số pha bằng:
A. 2 C. 0
B. 1 D. 3
Câu 3. Cấu tử :
A. Là số hợp phần tối thiểu tạo ra hệ và không thể tách ra khỏi hệ
B. Là số hợp phần tối thiểu tạo ra hệ và có thể tách ra khỏi hệ
C. Là số hợp phần có mặt trong hệ và không thể tách ra khỏi hệ
D. Là số hợp phần có mặt trong hệ và có thể tách ra khỏi hệ
Câu 4.Cho phản ứng CaCO3 (r)  CaO(r) + CO2 (k) có đặc điểm:
A. Hệ có 3 cấu tử độc lập, 1 pha và bậc tự do bằng 2
B. Hệ có 3 cấu tử độc lập, 2 pha và bậc tự do bằng 2
C.Hệ có 2 cấu tử độc lập, 3 pha và bậc tự do bằng 1
D. Hệ có 2 cấu tử độc lập, 2 pha và bậc tự do bằng 2
Câu 5.Bậc tự do có ý nghĩa:
A.Cho biết thông số nhiệt động độc lập tối thiểu dùng để xác lập trạng thái hệ ở
trạng thái cân bằng.
B.Cho biết số thông số nhiệt động phụ thuộc tối thiểu dùng để xác lập hệ ở trạng
thái cân bằng.
C. Cho biết số thông số nhiệt động tối thiểu dùng để xác lập hệ ở trạng thái không
cân bằng.
D. Cho biết số thông số nhiệt động phụ thuộc tối thiểu dùng để xác lập hệ ở trạng
thái không cân bằng.
Câu 6.Bậc tự do tính theo qui tắc pha Gibbs:
A. C = K -  + 2
B. C = K - 2 + 
C. C = K + - 2
D. C = K + 2 - 
Câu 7.Cho hệ NaNO3(r)  NaI(r) + 3/2 O2(k). Biết NaIO3 và NaI tạo dung dịch rắn. Vậy
số pha  của hệ là:
A.3 C.1
B. 2 D.0
Câu 8.Cho hệ NaIO3(r)  NaI(r) + 3/2 O2(k). Biết NaIO3 và NaI tạo dung dịch rắn. Số bậc
tự do là
A.0 C.2
B.1 D.3
Câu 9.Thông qua giản đồ pha ta sẽ
A. Định tính được các quá trình chuyển pha
B. Định lượng các quá trình chuyển pha
C. Định tính và định lượng các quá trình
D. Định tính và định lượng các quá trình chuyển pha
Câu 10.Cho giản đồ pha
0,8
A B

Qua giản đồ này ta thấy:


A. Hàm lượng của cấu tử A lớn hơn cấu tử B
B. Hàm lượng của cấu tử B lớn hơn cấu tử A
C. Hàm lượng của cấu tử B bằng cấu tử A
D. a, b, c đều sai
Câu 11.Cho giản đồ pha
0,8
A B
Hệ M có thành phần:
A. xA = 0,2
B. xB = 0,2
C. xC = 0,8
D. Cả a, b, c đều sai
Câu 12.Cho quá trình sau: NH 4 Cl (r) NH3(k) + HCl(k). Số bậc tự do của hệ là:
A.2 C.0
B.1 D.3
Câu 13.Hệ có ba khí He, H2 , Ar không phản ứng với nhau. Số cấu tử và số bậc tự do
của hệ là:
A. K = 2; C = 3 B.K = 3; C = 4
C. K = 3; C = 2 D.K = 3; C = 3
Câu 14. Cho một hệ gồm NH3 (k) , HCl (k) và NH4Cl (r). Theo qui tắc pha Gibbs số cấu tử
và bậc tự do của hệ là:
A. K = 1, C = 2 B. K = 2, C = 2
C. K = 3, C = 2 D. K = 3, C = 3
Câu 15.Hệ KCl, NaBr và H2O là hệ có số cấu tử là:
A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 16.Có 4 hệ cân bằng sau:
1.Nước lỏng và hơi nước đang cân bằng nhau ở 1 atm
2.NH4Cl(r) HCl(k) + NH3 (k)
3.Nước và hơi nước cân bằng nhau
4.2NH3 (k) N2 (k) + 3H2 (k)
Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A.Hệ có số bậc tự do F = 2 là hệ (1)
B.Hệ có số pha  = 1 là hệ (3)
C.Hệ có số cấu tử độc lập K = 2, số bậc tự do F = 1 là hệ (2)
D.Hệ có số cấu tử độc lập K = 2, số bậc tự do F = 3 là hệ (4)
Câu 17.Trên giản đồ pha, khi điểm hệ chạy về phía cấu tử nào thì:
A. Hàm hượng của cấu tử đó tăng lên
B. Hàm lượng của cấu tử đó giảm xuống
C. Hàm lượng của cấu tử đó không thay đổi
D. Hàm lượng có thể tăng lên, có thể giảm
Câu 18. Hiện tượng thẩm thấu là quá trình vật lý
a. Chuyển chất qua màng bán thấm
b. Chuyển dung môi qua màng bán thấm
c. Chuyển chất tan qua màng bán thấm
d. Chuyển dung môi và chất tan qua màng bán thấm
Câu 19.Quá trình thẩm thấu khi cân bằng sẽ tạo ra một áp suất p, áp suất đó có ý nghĩa

a. Áp suất cản trở quá trình thẩm thấu xảy ra
b. Áp suất của môi trường cộng với hệ
c. Áp suất thủy tĩnh của cột dung môi
d. Áp suất của khí quyển
Câu 20.Màng bán thấm có tính chất
a. Chuyển dung môi theo 2 chiều
b. Chuyển dung môi theo một chiều
c. Thấm ướt một bên
d. Thấm theo một hướng
Câu 21. Dung dịch vô cùng loãng có tính chất
a. Như dung dịch lý tưởng
b. Như dung dịch thực
c. Như dung dịch keo
d. Như dung dịch rắn
Câu 22. Giản đồ pha của nước biểu diễn như sau:
Số bậc tự do trên các đường nóng chảy, thăng hoa và
đường sôi là:
A.0
B.1
C.2
D.3
Câu 23.Giản đồ pha của nước biểu diễn như sau:
Vị trí mà tồn tại cả cân bằng cả ba thể rắn, lỏng,
khí là:
a. Điểm A
O
b. Điểm B
c. Điểm C
d. Điểm O
Câu 24.Cho giản đồ pha của hệ phenol – nước.

A.Điểm B là dung dịch phenol trong nước, điểm F là dung dịch của nước trong
phenol
B.Điểm A là dung dịch phenol trong nước, điểm F là dung dịch của nước trong
phenol
C.Điểm B là điểm dung dịch phenol bão hòa trong nước, điểm F là điểm dung dịch
nước bão hòa trong phenol
D.Điểm F là điểm dung dịch phenol bão hòa trong nước, điểm B là điểm dung dịch
nước bão hòa trong phenol
Câu 25.Hệ đồng thể có số pha () là:
A.1 C.2
B.3 D.0
Câu 26.Qui tắc chung ưu tiên khi chọn dung môi để hòa tan phải dựa vào:
A.Độ phân cực giống nhau
B.Độ phân cực khác nhau
C.Độ âm điện giống nhau
D.Độ âm điện khác nhau
Câu 27.Tại điểm eutecti của hai cấu tử có bậc tự do là:
A.0 C.1
B.2 D.3
Câu 28.Chọn phát biểu đúng nhất. Hỗn hợp eutecti có ưu điểm về dược học là:
A.Có độ bền vững hóa học và độ hòa tan cao
B. Có cấu trúc vi tinh thể và độ bền vững hóa học cao
C.Có kích thước tiểu phân nhỏ và độ hòa tan cao
D.cả a, b, c đều sai
Câu 29.Xác định độ kết tinh của dung dịch chứa 5 g ure (M=60) trong 100 g nước. Cho
biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86.
A. -1,55 0C C.1,48 0C
B.1,55 0C D.-1,48 0C
Câu 30.Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 10 g đường glucose (M=180)
trong một 100 ml dung dịch ở 300C.
A.0,0138 atm C.0,0137 atm
B.1,38 atm D.33,44 atm
Câu 31.Chọn phát biểu đúng:
A.Dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu, độ hạ băng điểm giống như dịch
sinh học
B.Dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu, độ hạ băng điểm giống như dịch
sinh học và không làm thay đổi thể tích của tế bào khi trộn với tế bào vào dung dịch đó.
C. Dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu, độ hạ băng điểm nhỏ hơn dịch sinh
học và không làm thay đổi thể tích của tế bào khi trộn với tế bào vào dung dịch đó
D. Dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu, độ hạ băng điểm lớn hơn dịch sinh
học và không làm thay đổi thể tích của tế bào khi trộn với tế bào vào dung dịch đó
Câu 32.Cho 3 dung dịch mỗi dung dịch chứa 10g một chất tan không điện ly C6H12O6;
C12H22O11; C3H8O3 trong 1 kg nước. Độ hạ nhiệt độ đông đặc của các dung dịch nói trên
được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A.tb (C12H22O11) <tb (C3H8O3) <tb (C6H12O6)
B.tb (C6H12O6) <tb (C3H8O3) <tb (C12H22O11)
C.tb (C3H8O3) <tb (C6H12O6) <tb (C12H22O11)
D.tb (C12H22O11) <tb (C6H12O6) <tb (C3H8O3)
III. Chương III
Câu 1.Độ dẫn điện riêng của dung dịch điện li có công thức là:
Trong đó k là:
A. Hằng số phân ly C. Hệ số phân ly
B. Độ điện ly D. Hằng số bình điện cực
Câu 2.Độ dẫn điện riêng là:
A. độ dẫn điện của một dung dịch có thể tích V = 1cm3
B. độ dẫn điện của 1 dung dịch tiêu chuẩn
C. độ dẫn điện của hai điện cực song song có diện tích như nhau bằng 1 cm2 và cách
nhau 1 cm
D. a và c đều đúng
Câu 3.  là đại lượng:
A.Độ dẫn điện riêng
B.Độ dẫn điện đương lượng
C.Độ dẫn điện đương lượng giới hạn khi dung dịch vô cùng loãng
D.Độ dẫn điện đương lượng giới hạn của các ion
Câu 4. Dung dịch điện ly là dung dịch :
A. Có khả năng dẫn điện
B. Các chất điện ly trong dung dịch điện ly sẽ phân ly thành các ion
C. Có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn dung dịch thật
D. A, B đúng
Câu 5. Độ dẫn điện đương lượng là độ dẫn của các ion trong một thể tích chứa:
A. Một đương lượng gam chất tan
B. Một mol chất tan
C. Mười đương lượng gam chất tan
D. Một phần mười đương lượng gam chất tan
Câu 6. Khi môi trường tăng 10C , độ dẫn điện cảu dung dịch:
A. Tăng 10% C. Tăng 2,5%
B. Giảm 2,5% D. Giảm 5%
Câu 7. Công thức tính độ dẫn điện đương lượng được biểu diễn như sau :
1000 1000
A. ∝= 𝐶 C. ∝= 𝐾
𝐾 𝐶
1000 1000
B. k=∝ D. C = ∝
𝐶 𝑘

Câu 8. Độ dẫn của một kim loại là do:


A. Các nguyên tử tạo bên trong kim loại đó
B. Là các phân tử hình thành kim loại đó
C. Là do các hạt và lỗ bên trong
D. Các điện tử cấu tạo bên trong kim loại
Câu 9. Độ dẫn điện dung dịch gây nên bởi:
A. Các điện tử do điện trường cung cấp
B. Các hạt và lỗ trong dung dịch
C. Các ion của chất điện ly trong dung dịch
D. Do H+ và OH- của nước phân ly trong môi trường
Câu 10. Các yếu tổ ảnh hưởng đến độ dẫn điện
A. Bản chất chất điện ly C. Nhiệt độ môi trường
B. Dung môi hoà tan D. Tất cả các yếu tố trên
IV. Chương IV
Câu 1.Chọn phát biểu đúng:
A.Thế điện cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách điện cực rắn với pha
lỏng
B. Thế điện cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách của hai pha rắn
C. Thế điện cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách của hai dung dịch có
nồng độ khác nhau
D. Thế điện cực là điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách điện cực rắn với pha
rắn
Câu 2.Cho một điện cực oxi hóa khử có quá trình điện cực:
Ox + ne  Kh
Điện thế của điện cực là:
RT a ox RT a ox
a.   0  ln b.   0  ln
nF akh nF akh
RT a kh
c.    0  ln d.a, b và c đều sai
nF aox

Câu 3.Cho điện cực loại 1 có cân bằng điện cực là: Men+ + ne  Me
Điện thế của điện cực là:
RT aMen RT a
a.   0  ln b.   0  ln Me
nF aMe nF aMen

RT a
c.   0  ln Me d.a, b đều đúng
nF aMen

Câu 4.Cho điện cực Ag, AgCl | KCl có phản ứng điện cực: AgCl + e  Ag +Cl-
Điện thế điện cực là:

RT RT
a.   0  ln a Ag  c.   0  ln a Ag 
F F
RT RT
b.   0  ln aCl  d.   0  ln aCl 
F F
Câu 5.Trong pin điện hóa:
A. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Anot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Anot là điện cực không xác định
Câu 6.Trong pin điện hóa:
A. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Catot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Catot là điện cực không xác định
Câu 7 .Cho pin Zn|ZnSO4 ||CuSO4 |Cu. Quá trình điện cực là:
A. Zn – 2e = Zn2+ và Cu – 2e = Cu2+
B. Zn – 2e = Zn2+ và Cu + 2e = Cu
C. Zn + 2e = Zn2+ và Cu + 2e = Cu2+
D. Zn – 2e = Zn2+ và Cu + 2e = Cu2+
Câu 8.Chọn phát biểu đúng nhất
Cho pin: Zn|ZnSO4||CuSO4|Cu
A. Dòng điện đi từ cực Zn sang cực Cu
B. Dòng điện đi từ cực Cu sang cực Zn
C. Dòng điện đi từ cực Zn sang cực Cu và dòng electron đi ngược lại
D. Dòng điện đi từ cực Cu sang cực Zn và dòng electron đi ngược lại
Câu 9.Cho biết điện thế tiêu chuẩn của điện cực Fe3+|Fe2+ và Cu2+|Cu lần lượt là 0,771V
và 0,34V. Phản ứng tự diễn biến theo chiều
A. 2Fe3+ + Cu2+ 2Fe2+ + Cu
B. 2Fe2+ + Cu  2Fe3+ + Cu2+
C. 2Fe3+ + Cu2+ 2Fe2+ + Cu
D. 2Fe3+ + Cu  2Fe2+ + Cu2+
Câu 10.Cho thế điện cực tiểu chuẩn của Sn2+|Sn và Fe2+|Fe lần lượt là: -0,136 và -0,44V.
Pin được tạo bởi 2 điện cực trên là:
A. Sn|Sn2+ || Fe2+ |Fe
B. Sn2+|Sn || Fe|Fe2+
C. Fe|Fe2+ ||Sn2+ |Sn
D. Fe2+|Fe ||Sn2+|Sn
V. Chương V
Câu 1.Chọn phát biểu đúng
A. Phản ứng đồng thể là phản ứng có các chất tham gia phản ứng không ở cùng pha
với nhau còn phản ứng dị thể là phản ứng nhiều pha
B. Phản ứng đồng thể là phản ứng có các chất tham gia phản ứng ở cùng pha với
nhau còn phản ứng dị thể là phản ứng có các chất ở khác pha với nhau
C. Khi phản ứng xảy ra trong điều kiện đẳng tích và đẳng nhiệt thì biến thiên nồng
độ một chất bất kỳ tham gia phản ứng trong một đơn vị thời gian được gọ là tốc
độ phản ứng
D. a và b đều đúng
Câu 2.Chọn phát biểu đúng nhất
A. Phản ứng bậc hai đơn giản 1 chiều là những phản ứng có tốc độ phản ứng phụ
thuộc nồng độ hai chất và chu kì bán hủy không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu
B. Phản ứng bậc hai đơn giản một chiều là những phản ứng có tốc độ phản ứng phụ
thuộc nồng độ hai chất
C. Phản ứng bậc hai đơn giản một chiều là những phản ứng có tốc độ phản ứng phụ
thuộc nồng độ hai chất và chu kì bán hủy phụ thuộc nồng độ ban đầu
D. Cà a, b và c đều đúng
Câu 3.Chọn phát biểu đúng nhất
A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và biến đổi về chất khi phản
ứng xảy ra
B. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và không biến đổi về chất khi
phản ứng xảy ra
C. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và không biến đổi về chất và
lượng khi phản ứng xảy ra
D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi vận tốc phản ứng và không biến đổi về lượng
khi phản ứng xảy ra
Câu 4.Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng vì:
A. Làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng
B. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng
C. Làm tăng số phân tử hoạt động
D. Làm giảm số phân tử hoạt động
Câu 5.Nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng vì:
A. Làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng
B. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng
C. Làm tăng số phân tử hoạt động
D. Làm giảm số phân tử hoạt động
Câu 6.Một phản ứng đơn giản tuân theo quy luật động học bậc nhất sau một giờ tiêu thụ
hết 75% chất tham gia phản ứng. Hằng số tốc độ phản ứng là:
A.0,0231 phút-1. C.2,31 phút -1
B.0,231 phút-1 D.23,1 phút-1
Câu 7.Một phản ứng đơn giản tuân theo quy luật động học bậc nhất sau một giờ tiêu thụ
hết 75% chất tham gia phản ứng có chu kì bán hủy là:
A.300 phút C.3 phút
B.30 phút D.0,3 phút
Câu 8.Một phản ứng đơn giản tuân theo quy luật động học bậc nhất sau một giờ tiêu thụ
hết 75% chất tham gia phản ứng. Thời gian cần thiết để phân hủy hết 87,5% là:
A.9 phút C.90 phút
B.0,9 phút D.900 phút
Câu 9.Một phản ứng đơn giản tuân theo quy luật động học bậc nhất sau một giờ tiêu thụ
hết 75% chất tham gia phản ứng. Lượng chất phân hủy sau 15 phút là:
A.2,927% C.28,27%
B.0,927% D.29,27%
Câu 10.Phản ứng có năng lượng hoạt hóa càng cao thì:
A. Càng dễ xảy ra
B. Càng khó xảy ra
C. Không ảnh hưởng tới khả năng phản ứng
D. Cả a, b và c đúng
Câu 11.Phản ứng bậc 1: A sản phẩm. Biểu thức phương trình động học của phản ứng
bậc 1 là:
C 1 C0
a .ln A0  k .t c. ln A  t
CA k CA

C A0
b.ln  k .t d. Cả b và c đúng
CA

Câu 12.Phản ứng bậc 1: A sản phẩm. Biểu thức chu kì bán hủy là:
A.t1/2 = k/ln2 C.t1/2 = ln2/k
B.t1/2 = 1/(kC0A) D. t1/2 = k/C0A
Câu 13.Chu kì bán hủy của phản ứng bậc 1 là 5,7 (h). Hằng số tốc độ phản ứng là:
A.k = 8,223 (h-1) C.k = 0,1216 (h)
B.k = 8,223 (h) D. k = 0,1216 (h-1)
Câu 14.Năng lượng hoạt hóa của phản ứng là bao nhiêu để tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần
khi tăng nhiệt độ lên 100C tại 300K.
A. Ea = 220 (kCal) C.Ea = 220000 (kCal)
B. Ea = 22 (kCal) D.a, b và đều sai
Câu 15.Cho phản ứng: 2NO (k) + O2 (k)  2NO2 (k) là phản ứng đơn giản một chiều.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu giữ nguyên nồng độ NO và tăng nồng độ O2
lên 4 lần.
A.Tăng 4 lần C. Tăng 16 lần
B.Không thay đổi D.Giảm 4 lần
Câu 16. Phản ứng bậc 2: 2A → sản phẩm. Biểu thức phương trình động học của phản
ứng là :
1 1 1 1
A. − = 𝑘𝑡 C. − = 𝑘𝑡
𝐶𝐴0 𝐶𝐴 𝐶𝐴 0
𝐶𝐴
0
𝐶𝐴 −𝐶𝐴
B. = kt D. B và C đều đúng
𝐶
𝐴.𝐶𝑂
𝐴

Câu 17. Chu kỳ bán huỷ của phản ứng bậc 1 là 5,7(h). Hằng số tốc độ phản ứng là:
A. k = 8,233 (h-1 ) C. k = 0,1216 (h )
B. k = 8,223 ( h ) D. k = 0,1216 ( h-1 )
Câu 18. Chu kỳ bán huỷ của phản ứng bậc 1 là 5,7(h). Thời gian cần thiết để phân huỷ
hết 75% là :
A. t = 1,14 (h ) C. t = 11,4 (h )
B. t = 11,4 (h-1 ) D. t = 1,14 (h-1 )
Câu 19. Chu kỳ bán huỷ của phản ứng bậc 1 là 5,7(h). Thời gian cần thiết để phân huỷ
hết 87,5% là :
A. t = 0,171 (h ) C. t = 1,71 (h )
B. t = 17,1 ( h ) D. t = 171 (h )
Câu 20. Lượng chất phóng xạ Poloni sau 14 ngày giảm đi 6,85% so với ban đầu. Biết
phản ứng phóng xạ là bậc 1. Hằng số tốc độ phóng xạ là:
A. k = 0,00507 ( ngày -1 ) C. k = 0,00507 ( ngày )
B. k = 0,9934 ( ngày ) D. k = 0,9934 ( ngày -1 )
Câu 21. Lượng chất phóng xạ Poloni sau 14 ngày giảm đi 6,85% so với ban đầu. Biết
phản ứng phóng xạ là bậc 1. Chu kỳ bán huỷ của Poloni là :
A. 𝑡1⁄ = 136,7 𝑛𝑔à𝑦 C. 𝑡1⁄ = 1,367 𝑛𝑔à𝑦
2 2

B. 𝑡1⁄ = 13,67 𝑛𝑔à𝑦 D. 𝑡1⁄ = 1367 𝑛𝑔à𝑦


2 2

Câu 22. Cho phản ứng: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k), là phản ứng đơn giản một chiều.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi nồng độ NO và O2 đều tăng lên 3 lần
A. Tăng 3 lần C. Tăng 18 lần
B. Tăng 9 lần D. Tăng 27 lần
Câu 23. Cho phản ứng: 2NO(k) + O2(k) → 2NO2(k), là phản ứng đơn giản một chiều.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi nồng độ NO giảm 1/3 lần:
A. giảm 3 lần C. giảm 27 lần
B. giảm 9 lần D. A, B, C đều sai
Câu 24. Đặc điểm của phản ứng bậc nhất:
A. Thứ nguyên của k là t-1
B. Chu kỳ bán huỷ: 𝑡1⁄ = 0,693⁄𝑘
2

C. Chu kỳ bán huỷ không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu
D. Tất các các câu trên đều đúng
Câu 25. Thứ nguyên của phản ứng bậc một được biểu diễn:
A. t-1.mol.l-1 C. l.mol-1.t-1
B. t.mol.l-1 D. Tất cả cùng sai
Câu 26. Theo quy tắc gần đúng của Van’t Hoff: Khi nhiệt độ tăng 100 C thì tốc độ phản
ứng tăng lên:
A. ½ đến 3/2 lần C. 4- 6 lần
B. 2 đến 4 lần D. 6-8 lần
Câu 27. Hạn sử dụng của thuốc là:
A. Thời gian thuốc có tác dụng điều trị
B. Thời hạn ấn định cho một thuốc
C. Thời gian thuốc không có tác dụng phụ
D. Thời điểm ấn định cho một lô thuốc, mà sau thười gian này thuốc không được phép
lưu thông, phân phối và sử dụng
Câu 28. Phương pháp xác định tuổi thọ của thuốc:
A. Phương pháp thử dài hạn
B. Phương pháp thử cấp tốc
C. Phương pháp lão hoá cấp tốc
D. A,B,C đều đúng
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chất xúc tác:
A. Không làm thay đổi cân bằng
B. Tham gia với lượng nhỏ
C. Làm dịch chuyển cân bằng hoá học
D. Gia tăng tốc độ phản ứng
Câu 30. Phản ứng giữa A & B có nồng độ ban đầu như nhau sau 10 phút xảy ra hết 25%
lượng ban đầu. Chu kỳ bán huỷ cảu phản ứng bậc 2 này là:
A. 35 phút C. 25 phút
B. 30 phút D. 20 phút
Câu 31. Theo quy tắc Van’t Hoff cho biết γ = 3. Khi tăng nhiệt độ lên 100o C thì tốc độ
phản ứng tăng lên:
A. 59550 lần C. 59049 lần
B. 59490 lần D. 59090 lần
VI. Chương VI
Câu 1. Chọn biểu thức đúng của tốc độ khuếch tán.
𝒅𝒎
a. v =
𝒅𝒙
𝒅𝒎
b. v =
𝒅𝒕
𝒅𝑪
c. v =-D.S.
𝒅𝒙

d. cả b và c
Câu 2. Hiện tượng thẩm thấu là quá trình vật lý
e. Chuyển chất qua màng bán thấm
f. Chuyển dung môi qua màng bán thấm
g. Chuyển chất tan qua màng bán thấm
h. Chuyển dung môi và chất tan qua màng bán thấm
Câu 3. Quá trình thẩm thấu khi cân bằng sẽ tạo ra một áp suất p, áp suất đó có ý nghĩa

e. Áp suất cản trở quá trình thẩm thấu xảy ra
f. Áp suất của môi trường cộng với hệ
g. Áp suất thủy tĩnh của cột dung môi
h. Áp suất của khí quyển
Câu 4. Màng bán thấm có tính chất
e. Chuyển dung môi theo 2 chiều
f. Chuyển dung môi theo một chiều
g. Thấm ướt một bên
h. Thấm theo một hướng
Câu 5. Dung dịch vô cùng loãng có tính chất
e. Như dung dịch lý tưởng
f. Như dung dịch thực
g. Như dung dịch keo
h. Như dung dịch rắn
Câu 6. Chọn phát biểu đúng:
a. Hòa tan là quá trình chuyển một chất ở pha rắn sang dạng dung dịch sảy ra do sự
chênh lệch nồng độ của chất tan trong dung dịch.
b. Hòa tan là quá trình chuyển một chất ở pha khí sang dạng dung dịch sảy ra do sự
chênh lệch nồng độ của chất tan trong dung dịch.
c. Hòa tan là quá trình sảy ra do sự chênh lệch nồng độ của chất tan trong dung dịch.
d. Hòa tan là quá trình một chất ở dạng dung dịch và do sự chênh lệch nồng độ của
chất tan trong dung dịch.
Câu 7. Các yếu tố quan trọng của dược chất trong việc giải phóng đối với thuốc rắn là:
a. Tốc độ hòa tan, tính thấm.
b. Độ tan, tính thấm.
c. Độ tan, tốc độ hòa tan, tính thấm.
d. Độ tan, tốc độ hòa tan, hấp thu.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây đúng về độ hòa tan:
a. Là đại lượng dùng để đánh giá động học của quá trình hòa tan.
b. Là lượng chất tan đã đi vào dung dịch tại một thời điểm và điều kiện xác định.
c. Sự hòa tan bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động hóa học, vật lý, kích thước tiểu phân….
d. cả a,b,c đều đúng.
Câu 9. Độ tan khác với độ hòa tan ở:
a. Là tính chất nội tại của chất đó.
b. Phụ thuộc vào nhiệt độ.
c. Xác định dựa trên nồng độ của dung dịch bão hòa chất tan.
d. a và c đúng.
Câu 10. Công thức của độ khuếch tán là:
1
a. R =
𝑅
1
b. P =
𝑅

c. P = R
d. cả a, b, c đều sai.
Câu 11. Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán là:
a. Chuyển động Brown
b. Chênh lệch nồng độ.
c. Áp suất thẩm thấu.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 12. Công thức dòng khuếch tán là:
𝑑𝑚
a. i =
𝑆𝑑𝑥
𝑑𝑚
b. i =
𝑆𝑑𝑡
𝑑𝑚
c. i = - D.
𝑆𝑑𝑥
𝑑𝑚
d. i = - D.
𝑆𝑑𝑡

Câu 13: Chạy thận nhân tạo là cách điều trị ứng dụng phương pháp :
a. Điện thẩm tích b. Thẩm tích liên tục
c. Siêu lọc d. Thẩm tích gián đoạn
Câu 14: Tốc độ khuếch tán của các tiểu phân trong hệ keo khi qua diện tích S được tính
theo biểu thức:
𝑑𝑚 𝑑𝑥
a. S. = -D
𝑑𝑡 𝑑𝑐
𝑑𝑚 𝑑𝑐
b. = -D .S
𝑑𝑡 𝑑𝑥
𝑑𝑡 𝑑𝑥
c. = -D .S
𝑑𝑚 𝑑𝑐
𝑑𝑚 𝑑𝑥
d. = -D
𝑑𝑡 𝑑𝑐

VII. Chương VII


- Không có câu hỏi trắc nghiệm do chương này dạy chỉ ôn lại một số kiến thức về Polyme
đã học ở THPT. Không hỏi thi ở chương này.
VIII. Chương VIII
Câu 1: Trong hấp thụ khí và hơi trên bề mặt chất rắn thì:
a. Hấp thụ là sự tăng nồng độ của khí (hơi) trên bề mặt phân cách pha.
b. Hấp thụ là sự tăng nồng độ của khí (hơi) trên bề mặt pha rắn.
c. Chất bị hấp thụ là chất thực hiện quá trình hấp thụ.
d. a, b, c đúng.
Câu 2: Trong hấp phụ dựa vào lực hấp phụ ta chia hấp phụ thành:
a. Hấp phụ ion và hấp phụ trao đổi.
b. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
c. Hấp phụ hóa học và hấp phụ trao đổi.
d. Hấp phụ vật lý và hấp phụ ion.
Câu 3: Sức căng bề mặt là:
a. Năng lượng tự do bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt phân chia pha.
b. Năng lượng bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt.
c. Năng lượng tự do bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt riêng.
d. Năng lượng bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt riêng.
Câu 4: Phương trình hấp thụ Langmuir chỉ áp dụng cho:
a. Hấp thụ đơn lớp c. Hấp thụ đa lớp
b. Hấp thụ tỏa nhiệt d. Tất cả đúng
Câu 5: Quá trình hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học khác nhau ở:
a. Nhiệt độ hấp phụ nhỏ c. Hấp thụ có giá trị thuận nghịch
b. Không làm biến đổi chất bị hấp phụ d. Tất cả đúng
Câu 6: Gelatin là chất hoạt động bề mặt loại: (HĐBM)
a. Là chất HĐBM anion c. Là chất HĐBM có nguồn gốc tự nhiên.
b. Là chất HĐBM không phân ly thành ion d. b, c đúng
Câu 7: Chất không hoạt động bề mặt là những chất có đặc điểm:
a. Có sức căng bề mặt lớn hơn sức căng bề mặt của dung môi.
b. Có sức căng bề mặt nhỏ hơn sức căng bề mặt của dung môi.
c. Có sức căng bề mặt gần bằng sức căng bề mặt của dung môi.
d. Tan tốt trong nước.
Câu 8: Các chất HĐBM không phân li thành ion là những chất:
a. Chất tạo bọt
b. Chất trợ tan.
c. Chất nhũ hóa N/D
d. Mono este hoặc este nhiều lần.
Câu 9: Các chất HĐBM không phân li thành ion là những chất thường dùng làm:
a. Dùng trong kem đánh răng (chất trợ tan)
b. Dùng trong bột giặt (chất tạo bọt)
c. Chất nhũ hóa N/D
d. Dùng trong mỹ phẩm (Mono este hoặc este nhiều lần)
Câu 10: Chất không hoạt động bề mặt là những chất có đặc điểm:
a. Chất điện li, chất vô cơ ( tan tốt trong nước).
b. Dung môi tinh khiết.
c. Các acid béo hoặc muối của acid béo, các ancol.
d. Tất cả đúng
Câu 11: Nếu Propylenglycol meacatearaete có HLB= 4.6 thì ứng dụng của nó là:
a. Gây thấm
b. Chống tạo bọt
c. Nhũ hóa N/D
d. Nhũ hóa D/N
Câu 12: Nếu Serblion meaolaurate có HLB = 8.8 thì ứng dụng của nó là:
a. Chống tạo bọt
b. Nhũ hóa N/D
c. Nhũ hóa D/N
d. Gây thấm
Câu 13: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự hấp phụ.
a. Bản chất của hấp phụ.
b. Nồng độ chất tan hay áp suất chất khí.
c. Nhiệt độ
d. Lực liên kết phân tử.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
1. Cả hai quá trình đều tỏa nhiệt.
2. Hấp phụ vật lý là quá trình bất thuận nghịch, hấp phụ hóa học là quá trình thuận nghịch.
3. Hấp phụ vật lý ở vùng nhiệt độ thấp, khi tăng nhiệt độ hấp phụ hóa học chiếm ưu thế.
4. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học lực tương tác đều là hóa học.
5. Sự hấp phụ xảy ra trên bề mặt chất bị hấp phụ.
a. 1, 2, 3, 4 đúng
b. 1, 3 đúng
c. 1, 3, 5 đúng
d. 2, 3, 4 đúng
Câu 15: Sức căng bề mặt có xu hướng:
a. Thu nhỏ diện tích bề mặt.
b. Tăng diện tích bề mặt.
c. Thu nhỏ bặc tăng diện tích tủy bàn chất của chất lỏng.
d. Không làm thay đổi diện tích bề mặt.
Câu 16: ......................là quá trình chất bị hấp phụ xuyên qua lớp bề mặt và đi sâu vào bên
trong thể tích chất hấp phụ.
a. Hấp phụ b. Hấp thụ c. Hấp thu d. Giải hấp.
Câu 17: Trong sự hấp phụ trên ranh giới Lỏng Rắn, nếu sức căng bề mặt của dung môi
càng lớn thì:
a. Dung môi càng dễ dàng hấp phụ trên bề mặt rắn.
b. Dung môi càng khó hấp phụ trên bề mặt rắn.
c. Dung môi dễ bị giải hấp.
d. Dung môi càng dễ dàng hấp thụ trên bề mặt rắn.
Câu 18: Trong sự hấp phụ Acid Acetic trên bề mặt than hoạt tính thì acid acetic và than
hoạt tính lần lượt là:
a. Chất hấp thụ và chất bị hấp phụ.
b. Chất bị hấp phụ và chất hấp phụ.
c. Chất bị hấp phụ và chất hấp thụ.
d. Cả hai đều là chất hấp thu.
Câu 19: Trong quá trình hấp phụ vật lý người ta kết luận: khi nhiệt độ tăng thì sự hấp phụ:
a. Sự hấp phụ tăng.
b. Sự hấp phụ không ảnh hưởng
c. Tùy thuộc vào nồng độ.
d. Sự hấp phụ giảm.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hấp phụ:
a. Bản chất của hấp phụ, bản chất của chất bị hấp phụ.
b. Nồng độ chất tan hay áp suất chất khí.
c. Nhiệt độ.
d. Tất cả đúng.
Câu 21: Trong quá trình hấp phụ người ta kết luận: khi áp suất và nồng độ tăng tới hạn thì
sự hấp phụ:
a. Sự hấp phụ bão hòa.
b. Sự hấp phụ tăng.
c. Tùy thuộc vào nồng độ.
d. Sự hấp phụ giảm.
Câu 22:................gọi chung cho hấp thụ và hấp phụ:
a. Hấp phụ b. Hấp thụ c. Hấp thu d. Giải hấp.
Câu 24:................là quá trình ngược lại với sự hấp phụ, đi ra khỏi bề mặt chất hấp phụ.
a. Hấp phụ b. Hấp thụ c. Hấp thu d. Giải hấp.
Câu 25: Hấp phụ gồm:
a. Chất khí, chất tan trên bề mặt rắn.
b. Chất điện li
c. Trao đổi ion
d. Tất cả đúng
Câu 27. Chọn phát biểu đúng:
a. Hấp phụ là sự chuyển chất qua bề mặt vào trong pha
b. Hấp phụ là sự chuyển chất lên bề mặt pha
c. Hấp phụ là sự chuyển chất qua bề mặt pha
d. Hấp thụ là sự chuyển chất lên bề mặt pha
Câu 28. Bản chất của hấp phụ trao đổi ion là:
a. Hấp phụ hóa học đồng thời với phản ứng trao đổi ion
b.Trao đổi ion
c. hấp phụ vật lý với phản ứng trao đổi ion
d. Hấp phụ hóa học và hấp phụ vật lý
Câu 29. Phương trình hấp phụ Lanmuir chỉ áp dụng cho:
a. Hấp phụ đơn lớp
b. Hấp phụ đa lớp
c. Hấp thụ đa lớp
d. Hấp thụ đơn lớp
Câu 30. Quá trình hấp phụ vật lý khác với hấp phụ hóa học
a. Nhiệt hấp phụ nhỏ
b. Là thuận nghịch
c. Không làm biến đổi chất hấp phụ
d. Cả a, b và c đúng
Câu 31. Chất hoạt động bề mặt là chất chỉ tác dụng:
a. Trong lòng pha
b. Trên ranh giới của bề mặt phân chia pha
c. Bất cứ nơi nào của hệ
d. b và c đều đúng
Câu 32. Vai trò của chất hoạt động bề mặt (chất diện hoạt)
a. Làm giảm sức căng bề mặt
b. Làm giảm năng lượng tự do
c. Tạo nhũ hóa
d. Tất cả đều đúng.
Câu 33. Chọn phát biểu đúng nhất
a. Chất hấp phụ là chất thực hiện sự hấp phụ
b. Chất hấp phụ là chất bị thu hút trên bề mặt chất hấp phụ
c. Chất hấp phụ là chất có bề mặt thực hiện sự hấp phụ
d. Cả b và c
Câu 34. Trong hấp phụ dựa vào lực hấp phụ người ta chia hấp phụ thành
a. Hấp phụ ion và hấp phụ trao đổi
b. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học
c. Hấp phụ hóa học và hấp phụ trao đổi
d. Hấp phụ vật lý và hấp phụ ion
Câu 35. Chọn phát biểu đúng nhất
a. Trong hấp phụ, khi nhiệt độ tăng thì độ hấp phụ giảm do quá trình hấp phụ thường
thu nhiệt
b. Trong hấp phụ, khi nhiệt độ tăng thì độ hấp phụ tăng do quá trình hấp phụ thường thu
nhiệt
c. Trong hấp phụ, khi áp suất và nồng độ chất hấp phụ tăng lên thì độ hấp phụ tăng
nhưng có giới hạn
d. Trong hấp phụ, khi áp suất và nồng độ chất bị hấp phụ tăng thì độ hấp phụ tăng nhưng
không có giới hạn
Câu 36. Yếu tố nào sau đây không phù hợp với thuyết hấp thụ Langmuir:
a. Trong quá trình hấp phụ, bề mặt của chất hấp phụ có các tâm hấp phụ.
b. Các nơi hấp phụ chỉ hình thành lớp đơn phân tử.
c. Các phân tử bị hấp phụ không tương tác với nhau.
d. Sau khi hấp phụ kết thúc, thì quá trình phản hấp phụ mới xảy ra.
Câu 37: Biểu thức của độ hấp phụ là:
𝑺 𝑿
a. a = c. a =
𝑿 𝒎
𝑺 𝑺
b. a = d. a =
𝒎 𝒎

Câu 38: Biểu thức độ hấp phụ chỉ đúng khi:


a. Quá trình hấp phụ đang diễn ra.
b. Quá trình phản hấp phụ đang diễn ra.
c. Quá trình hấp phụ đạt cân bằng.
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 39: Trong sự thấm ướt hoàn toàn, sự chảy lan chất lỏng trên bề mặt chất rắn là do:
a. Lực tương tác của các phân tử trong lòng chất lỏng mạnh hơn tương tác giữa chất lỏng
với chất rắn
b. Lực tương tác của các phân tử trong lòng chất lỏng yếu hơn tương tác giữa chất lỏng
với chất rắn.
c. Lực tương tác của các phân tử trong lòng chất rắn yếu hơn tương tác giữa chất rắn với
chất lỏng.
d. Sự chênh lệch không quá lớn giữa sức căng bề mặt giữa chất lỏng và chất rắn
Câu 40: Trong sự không thấm ướt, sự chảy lan chất lỏng trên bề mặt chất rắn là do:
a. Lực tương tác của các phân tử trong lòng chất lỏng mạnh hơn tương tác giữa chất lỏng
với chất rắn
b. Lực tương tác của các phân tử trong lòng chất lỏng yếu hơn tương tác giữa chất lỏng
với chất rắn.
c. Lực tương tác của các phân tử trong lòng chất rắn yếu hơn tương tác giữa chất rắn với
chất lỏng.
d. Sự chênh lệch không quá lớn giữa sức căng bề mặt giữa chất lỏng và chất rắn.
Câu 41: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
1. Cả hai quá trình đều tỏa nhiệt.
2. Hấp phụ vật lý là quá trình bất thuận nghịch, hấp phụ hóa học là quá trình thuận
nghịch.
3. Hấp phụ vật lý ở vùng nhiệt độ thấp, khi tăng nhiệt độ hấp phụ hóa học chiếm ưu thế.
4. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học lực tương tác đều là hóa học.
5. Chất hấp phụ là chất mà trên bền mặt của nó xảy ra sự hấp phụ.
a. 1, 2, 3, 4 đúng b. 1, 3 đúng c. 1, 3, 5 đúng d. 2, 3, 4 đúng
Câu 42: Thấm ướt là quá trình:
a. Tăng năng lượng
b. Giảm năng lượng
c. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất rắn
d. Tăng hoặc giảm tùy bản chất của chất lỏng
Câu 43: Chất thấm ướt là chất:
a. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất rắn
b. Tăng hay giảm tùy bản chất của chất lỏng
c. Giảm lực căng bề mặt của dung dịch
d. Tăng lực căng bề mặt của dung dịch
Câu 44: Sức căng bề mặt chi phối:
a. Khả năng thấm ướt
b. Khả năng hòa tan
c. Khả năng thẩm thấu
d. Khả năng tạo bọt
Câu 45: Phenylbutazon là thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAID có tác dụng điều trị sốt,
đau và viêm trong cơ thể. Thuốc chỉ được sử dụng trong các trường hợp cấp tính vì độc
tính của nó đối với cơ thể người. Người ta tiến hành thử nghiệm sử dụng thuốc Activated
chacoal để giải độc Phenylbutazon thu được bảng sau: (cho rằng quá trình giải độc là tuân
theo thuyết hấp phụ chất tan của Langmuir)
Số mol Khối lượng
Số mol Phenylbutazon Thể tích thuốc
Phenylbutazon trước Activated chacoal
sau TN (mol) (ml)
TN (mol) (g)
3.8863 0.2286 320 3.521
2.3863 0.1588 270 2.354
3.8553 0.2905 610 4.215
4.4509 0.3174 730 5.147
2.9102 0.216 540 3.524
Câu 45.1. Phương trình Langmuir của quá trình hấp phụ chất tan trong dung dịch lên bề
mặt chất rắn có dạng:
𝑋
a. lg = lgK + n lgC
𝑚

b. lgq = lgK + n lgC


1 𝑘1 1 1
c. = + .
𝑞 𝑘2 𝑘1 𝐶
𝑋 𝑘1 1 1
d. . = + .
𝑚 𝑘2 𝑘1 𝐶
1 1 1 𝑘1
Câu 45.2. Nếu đặt Y = ;X= ;a= ;b= thì phương trình về dạng Y= b + a.X.
𝑞 𝐶 𝑘1 𝑘2

Hệ số a và b của phương trình lần lượt là:


a. a = 0.314; b = 0.5231
b. a = 0.5231; b = 0.314
c. a = 0.413; b= 0.2531
d. a= 0.2531; b = 0.413
Câu 45.3. Nồng độ tối đa trong cơ thể người của thuốc Phenylbutazon là trong khoảng
giới hạn 0.03 mol/l. Nếu nồng độ thuốc Phenylbutazon trong cơ thể bệnh nhân đo được ở
ngưỡng 0.18 mol/l thì khối lượng thuốc Activated chacoal cần để giải độc là:
a. 2.5751 g b. 5.2751 g c. 7.5251 g d. 1.5275 g
IX. Chương IX
Câu 1: Hệ phân tán hệ keo là hệ di thể gồm môi trường phân tán và các hạt nhỏ kích thước
trong khoảng:
a. Từ 10-7 đến 10-5 m
b. Từ 10-7 đến 10-5 mµ
c. Từ 10-7 đến 10-5 dm
d. Từ 10-7 đến 10-5 cm
Câu 2: Ngưỡng keo tụ là gì?
a. Nồng độ tối đa của chất điện ly cần thiết để gây ra sự keo tụ với một tốc độ ổn định.
b. Nồng độ tối thiểu của chất điện ly cần thiết để gây ra sự keo tụ với một tốc độ ổn định.
c. Nồng độ tối thiểu của chất phân tán cần thiết để gây ra sự keo tụ với một tốc độ ổn định.
d. Nồng độ tối đa của chất phân tán cần thiết để gây ra sự keo tụ với một tốc độ ổn định.
Câu 3: Cấu tạo của mixen keo bao gồm:
a. Lớp ion quyết định thế hiệu, lớp hấp phụ, lớp khuếch tán.
b. Nhân keo, lớp hấp phụ, lớp khuếch tán.
c. Tinh thể, lớp hấp phụ, lớp khuếch tán.
d. Tinh thể, lớp ion quyết định thế hiệu, lớp khuếch tán.
Câu 4: Độ bền vững của hệ keo phụ thuộc:
a. Kích thước tiểu phân hạt keo.
b. Tính tích điện của hạt keo.
c. Nồng độ và khả năng hydrat hóa các tiểu phân hệ keo.
d. Tất cả đúng.
Câu 5: Cho 3 hệ phân tán: Thô, keo, dung dịch thực. Độ phân tán của chúng là:
a. Hệ keo < dung dịch thực < thô
b. Dung dịch thực < hệ keo < thô
c. Thô < hệ keo < dung dịch thực
d. Hệ keo < thô < dung dich thực
Câu 6: Khi cho 1 lít dung dịch AgNO3 0,005M tác dụng với 2 lít dung dịch KI 0,001M ta
được keo AgI có cấu tạo như sau:
a. [m(AgI).nNO3-.(n-x)Ag+]-.xAg+
b. [m(AgI).nAg+.(n-x) NO3-]+.x NO3-
c. [m(AgI).nAg+.(n+x) NO3-]+.x NO3-
d. [m(AgI).nNO3-.(n+x)Ag+]-.xAg+
Câu 7: Với keo ở câu 7 ion tạo thế là:
a. Ag+ b. NO3- c. K+ d. I-

Câu 8: Sự keo tụ tương hỗ là quá trình keo tụ do:


a. Sự hiện diện chất điện ly khi thêm vào hệ keo.
b. Sự tương tác của hai loại keo có điện tích khác nhau.
c. Sự tương tác của hai loại keo cùng điện tích.
d. Do khối lượng các tiểu phân keo tự hút nhau thành keo tụ
Câu 9: Hệ thô là hệ phân tán trong đó pha phân tán gồm các hạt có kích thước:
a. 10-7-10-5cm c. < 10-7cm
b. > 10-5cm d. a, b, c đều sai.
Câu 10: Trong hệ phân tán, các hạt phân tán có hình dạng giống nhau hoặc tượng tự
nhau gọi là:
a. Hệ đơn phân tán c. Hệ đa phân tán
b. Hệ đơn dạng d. Hệ da dạng
Câu 11: Lấy 20ml dd AgNO3 0,02M trộn với 10ml dd KI 0,01M ta được hệ AgI keo:
a. Mang điện tích dương c. Mang điện tích âm
b. Không mang điện d. Vừa mang điện dương,vừa mang điện âm.
Câu 12: Khi cho KCl và hệ keo trên ở câu 14 sẽ có hiện tượng nào xảy ra:
a. Điện di c. Điện thẩm.
b. Keo tụ d. Thẩm tích.
Câu 13: Cấu tạo của keo AgI ở câu 14 có dạng:
a. [m(AgI)n.NO3-.(n-x)K+]-.xAg+
b. [m(AgI)n.Ag+.(n-x)NO3-]+.x NO3-
c. [m(AgI)n.Ag+.(n+x)I-]+.x NO3-
d. [m(AgI)n.NO3-.(n+x)K+]-.xAg+
Câu 14: Trong cấu tạo của keo AgI ở câu 14, lớp hấp thụ mang điện tích gì:
a. Âm c. Dương
b. Không mang điện d. Đáp án khác
Câu 15: Khi đặt hệ keo ở câu 14 vào 1 điện trường thì lớp khuếch tán sẽ di chuyển vào
cực nào?
a. Âm c. Dương
b. Không di chuyển d. a, b, c đều sai.
Câu 16:Chọn phát biểu đúng:
a. Hạt keo có thể mang điện tích dương hoặc điện tích âm.
b. Hạt keo không mang điện
c. Hạt keo trung hòa điện
d. Hạt keo vừa mang điện tích dương vừa mang điện tích âm.
Câu 17: Khi đặt hệ keo dương vào 1 điện trường thì lớp khuếch tán của hệ keo sẽ di chuyển
vào cực dương. Đó là hiện tượng:
a. Điện di c. Điện thẩm
b. Điện thế chảy d. Điện thế sa lắng
Câu 18: Trong cấu tạo của hạt keo, ξ được định danh là:
a. Thế hóa học. c. Thế động học.
b. Thể nhiệt động học. d. Thế điện động học.
Câu 19: Trong cấu tạo hạt keo, thể φ định danh là:
a. Thế hóa học. c. Thế động hóa học.
b. Thể nhiệt động học. d. Thế điện học.
Câu 20: Lấy 40ml dd AgNO3 1,2.10-4 M trộn với 20ml dd KI 3.10-4 M ta được hệ keo:
a. Mang điện tích dương b. Trung hòa điện
c. Mang điện tích âm d. Vừa mang điện dương,vừa mang điện âm.
Câu 21: Cấu tạo của keo AgI ở câu 20 có dạng:
a. [m(AgI)n.I- .(n-x)K+ ] - .xK+
b. [m(AgI)n.K+ .(n-x)I- ] + .xI-
c. [m(AgI)n.K+ .(n+x)I- ] + .xI-
d. [m(AgI)n.I+ .(n+x)K+ ] - .xK+
Câu 22: Trong cấu tạo của keo AgI ở câu 21, lớp khuếch tán mang điện gì:
a. Âm b. Không mang điện
c. Dương d. Đáp án khác
Câu 23: Khi cho K2SO4 và hệ keo ở câu 20 thì ion nào tác dụng gây keo tụ:
a. Ag+ b. K+
c. NO3- d. SO4 2-
Câu 24: Khi đặt hệ keo ở câu 20 vào 1 điện trường thì lớp khuếch tán sẽ di chuyển vào
cực nào?
a. Âm b. Không di chuyển
c. Dương d. a, b, c đều sai.
Câu 25: Keo AgI ở câu 20 được điều chế bằng phương pháp:
a. Ngưng tụ do phản ứng trao đổi b. Ngưng tụ do phản ứng khử
c. Ngưng tụ do phản ứng oxy hóa - khử d. Ngưng tụ do phản ứng thủy phân
Câu 26: Khi phân tán 1 chất lỏng thành những hạt lỏng nhỏ phân tán vào không khí ta
được.
a. Hệ keo lỏng b. Nhũ dịch
c. Hệ keo khí trong lỏng d. Khí dung
Câu 27: Dựa theo trạng thái tập hợp các pha người ta chia Hồng Ngọc là hệ phân tán:
a. R/R b. R/L c. L/R d. R/K
Câu 28: Khi phân tán 1 chất lỏng vào môi trường phân tán là khí:
a. Môi trường keo lỏng b. Môi trường keo khí lỏng
c. Nhũ dịch d. Khí dung
Câu 29: Khi phân tán hết NaCl vào môi trường H2O ta thu được gì:
a. Hệ phân tán thô b. Hệ đồng thể
c. Keo NaCl d. Hệ dị thể
Câu 30: Điều chế keo bằng phương pháp phân tán để giảm công A người ta thường:
a. Đun nóng hệ keo trước khi nghiền hoặc xay.
b. Thêm chất điện li.
c. Tăng sức căng bề mặt phân chia pha
d. Thêm chất hoạt động bề mặt.
Câu 31: Nguyên tắc chung của phương pháp thẩm tích thường trong điều chế keo
a. Các ion điện li khuếch tán qua màng bán thấm.
b. Các hạt keo tích điện khuếch tán qua màng bán thấm.
c. Các ion chất điện li bị giữ lại qua màng bán thấm.
d. Chỉ có các ion điện li khuếch tán các hạt keo không khuếch tán.
Câu 32: Tính chất động học của hệ keo bao gồm:
a. Chuyển động Brown, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng.
b. Chuyển động Brown, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, độ nhớt.
c. Nhiễu xạ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng.
d. Hấp thụ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng.
Câu 33: Nguyên nhân làm giảm sự sa lắng, tăng nồng độ bền động học của hệ.
a. Chuyển động Brown, khuếch tán, áp suất thẩm thấu.
b. Chuyển động Brown, sự dao động nồng độ, giảm độ nhớt môi trường.
c. Nhiễu xạ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng.
d. Hấp thụ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng.
Câu 34: Hạt keo có thể tích điện gì:
a. Hạt keo mang điện dương hoặc âm.
b. Không mang điện.
c. Trung hòa về điện.
d. Vừa mang dương vừa mang âm.
Câu 35: Độ bền của hệ phân tán chia làm mấy loại:
a. Độ bền động học.
b. Độ bền tập hợp.
c. Độ bền hóa học.
d. a, b đúng
Câu 36: Khi tăng nồng độ chất điện li trơ thì thế nhiệt động và thế điện động:
a. Thế nhiệt động không đổi, thế điện động giảm.
b. Thế nhiệt động và thế điện động giảm.
c. Thế nhiệt động và thế điện động tăng.
d. Thế nhiệt động giảm và thế điện động không đổi.
Câu 37: Thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế thì chiều dày lớp khuếch tán.
a. Tăng b. Giảm c. Không đổi d. Lúc đầu tăng sau đó giảm
Câu 38: Thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế thì:
a. Thế nhiệt động không đổi, thế điện động giảm.
b. Thế nhiệt động và thế điện động giảm.
c. Thế nhiệt động và thế điện động tăng.
d. Thế nhiệt động giảm và thế điện động không đổi.
Câu 39: Thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế đến khi thế điện động đạt giá trị
tới hạn thì thế nhiệt động:
a. Giảm b. Tăng c. Không đổi d. Đổi dấu
Câu 40: Thêm ion hấp phụ có dấu ngược với ion tạo thế thì
a. Xảy ra sự trung hòa về điện giữa ion hấp phụ và ion tạo thế.
b. Ion lớp khuếch tán tăng lên.
c. Lớp ion đối tăng.
d. Cả a, b đúng.
Câu 41: Thêm ion hấp phụ có dấu ngược với ion tạo thế thì
a. Cả thế điện động và nhiệt động điều giảm sau đó đổi dấu và tăng lên.
b. Cả thế điện động và nhiệt động điều giảm đến 0.
c. Thế nhiệt động k hông đổi thế điện động tăng.
d. Thế nhiệt động k hông đổi thế điện động giảm.
Câu 42: Khi cho K2SO4 vào hệ keo [m(AgI).nI- .(n-x)K+ ]- .xK+ thì ion nào có tác dụng
keo tụ.
a. K+ b. SO4 2- c. I- d. Không có ion nào.
Câu 43: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự keo tụ:
a. Chất điện li. b. Nhiệt độ. c. Tác động cơ học d. Lực đẩy tỉnh điện.
Câu 44: Trong sự keo tụ do ảnh hưởng của chất điện li, khi nồng độ chất điện li tăng thì:
a. Thế điện động giảm, lực đẩy tĩnh điện tăng.
b. Thế điện động giảm, lực đẩy tĩnh điện giảm.
c. Thế điện động tăng, lực đẩy tĩnh điện tăng.
d. Hệ keo bền vững về động học.
Câu 45: Muốn làm cho hệ keo bền vững phải tăng lực đẩy điện tức là:
a. Tạo cho bề mặt các hạt keo hấp phụ điện tích để hệ có thế nhiệt động và thế điện động
lớn.
b. Giữ cho hệ keo có nồng độ hạt lớn.
c. Tạo cho bề mặt các hạt keo hấp phụ điện tích để hệ có thế nhiệt động và thế diện động
nhỏ.
d. Giảm chiều dày khuếch tán.
Câu 46: Vai trò chất nhũ hóa:
a. Giảm độ nhớt của nhũ tương.
b. Trung hòa điện tích trên bền mặt các hạt của pha phân tán.
c. Tập trung trên bề mặt pha phân tán, giảm sức căng bề mặt, tạo cho bề mặt tích điện.
d. Tập trung trên bền mặt pha phân tán, làm tăng năng lượng tự do của hệ nhũ tương.
Câu 47: Chọn câu đúng khi nói về khí dung
1. Khí dung là hệ phân tán L/L
2. Khí dung là hệ phân tán L/K
3. Khí dung là hệ phân tán K/K
4. Các chế phẩm thuốc phun mù đều trị mũi họng thường là khí dung.
5. Các chế phẩm thuốc ở dạng dịch treo là khí dung.
a. 1, 2, 3 đúng b. 1, 2, 5 đúng c. 2, 4 đúng d. Tất cả đúng
Câu 48: Khi cắm hai ống nghiệm không đáy vào khối đất sét, trên có hai điện cực nới với
nguồn điện một chiều, sau một thời gian bên điện cực dương ống nghiệm mờ đục. Hiện
tượng này gọi là:
a. Hiện tượng điện môi
b. Hiện tượng điện thẩm
c. Hiện tượng điện di
d. Hiện tượng điện phân
Câu 49: Khi cắm hai ống nghiệm không đáy vào khối đất sét có hai điện cực nối với
nguồn điện một chiều, sau một thời gian thấy bên điện cực âm, thể tích dịch ống nghiệm
tăng. Hiện tượng này gọi là:
a. Hiện tượng điện thẩm
b. Hiện tượng điện phân
c. Hiện tượng điện môi
d. Hiện tượng điện di
Câu 50: Độ bền vững của hệ keo phụ thuộc:
a. Kích thức tiểu phân hạt keo
b. Nồng độ tiểu phân các hạt keo
c. Tính tích điện của hệ keo
d. Tất cả các câu trên đều đúng

You might also like