Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.2.

3 Các tiêu chuẩn của phát triển du lịch

Tiêu chuẩn phát triển du lịch hướng đến 4 mục tiêu chính: quy hoạch du lịch bền vững
và hiệu quả; tận dụng tối đa hiệu quả về kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương; gìn
giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Mặc
dù mục đích hướng tới đầu tiên là các đơn vị điều hành tua du lịch và dịch vụ lưu trú,
nhưng những tiêu chuẩn này đều có thể áp dụng được cho toàn ngành du lịch.

1.2.4 Vai trò phát triển du lịch

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch không ngừng gia tăng, Tiền Giang đã dựa
trên thế mạnh tiềm năng của từng địa phương để tạo ra những sản phẩm đặc thù, độc
đáo theo loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn. Trên cơ sở bảo tồn cảnh
quan môi trường thiên nhiên, phát triển đa dạng hóa sinh học gắn phát triển du lịch.

Định hướng phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020, dự kiến đón khoảng 2,2 triệu
lượt khách, trong đó có 900 ngàn lượt khách du lịch quốc tế. Xu hướng du khách hiện
nay thường muốn tìm về với cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống, bản sắc văn
hóa của địa phương. Vì vậy, các dự án du lịch ở Tiền Giang chủ yếu tập trung mời gọi
đầu tư các sản phẩm, trên cơ sở khai thác lợi thế của 3 vùng sinh thái tự nhiên. Mục
tiêu phát triển du lịch nhưng phải bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học, tạo sản phẩm
gần gũi thiên nhiên, gắn bản sắc văn hóa địa phương để phục vụ du lịch.

Vùng sinh thái nước ngọt : Đầu tư phát triển các dự án du lịch dựa vào vườn cây ăn
trái dọc theo dòng sông và các cù lao trên sông Tiền, chủ yếu ở 2 khu vực: Khu du lịch
cù lao Thới Sơn : Dựa vào lợi thế cảnh quan sông nước, miệt vườn đầu tư xây dựng cù
lao Thới Sơn trở thành Khu du lịch quốc gia. Phát triển các dịch vụ du lịch đa dạng
với sự tham gia của cộng đồng như du thuyền trên sông Tiền, đi đò chèo trong kênh -
rạch, nghe đờn ca tài tử, tham gia tát mương bắt cá, thưởng thức trái cây đặc sản, ẩm
thực địa phương,…gắn các di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, chùa Vĩnh Tràng,
tham quan Trại rắn Đồng Tâm (sản phẩm chỉ có duy nhất ở Miền Nam).

Khu du lịch sinh thái huyện Cái Bè, Cai Lậy: Đầu tư dự án Công viên trái cây Cái Bè.
Đồng thời dựa vào tiềm năng nổi trội về điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương để
khai thác các dịch vụ ở Cái Bè và ở cù lao Tân Phong (Cai Lậy) như tham quan chợ

1
nổi, vườn cây ăn trái đặc sản, làng nghề truyền thống; đặc biệt là trải nghiệm nghỉ đêm
trong các ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp (dịch vụ homestay đặc trưng Tiền Giang
- trong các ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm) để tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt
truyền thống mang bản sắc văn hóa của cư dân vùng sông nước Nam bộ.

Vùng sinh thái ngập phèn: Phát triển Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, với cánh
đồng mênh mông, hệ sinh thái vùng ngập nước độc đáo, có các loài động - thực vật
đặc hửu, cùng với Khu "Thiền viện Trúc Lâm Chánh giác" sẽ mở ra tour du lịch với
sản phẩm mới mang nét đặc trưng riêng, kết hợp giữa chốn tôn nghiêm thanh tịnh với
vùng sinh thái dân dã, thanh bình; vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng vừa đáp ứng nhu
cầu tham quan du lịch.

Vùng sinh thái ngập mặn: Phát triển Khu du lịch sinh thái biển Tân Thành. Đầu tư xây
dựng Khu du lịch sinh thái Cồn Ngang, huyện Tân Phú Đông. Phát triển các dịch vụ
như tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, thưởng thức các món ăn hải sản kết hợp tham
quan di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống mang nét đặc trưng du lịch biển
của vùng Nam bộ.

Để thúc đẩy phát triển du lịch, Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch luôn nâng cao vai
trò trách nhiệm trong việc quy hoạch, định hướng, đầu tư phát triển sản phẩm. Các dự
án du lịch khi triển khai luôn luôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát triển đa dạng sinh
học các loài, động thực vật gắn môi trường sinh thái để phục vụ khách du lịch.

1.3 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển ngày càng cao đối với các quốc gia
phát triển và đang phát triển, đặc biệt là đối với những quốc gia có tiềm năng về du
lịch. Du lịch đã và đang đóng góp một phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và
trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Du lịch là một ngành tổng hợp nó chịu tác động
của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự phát triển của ngành du lịch gắn
liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cTuy nhiên, hoạt động du lịch cũng
mang đến những mặt tiêu cực cho nền văn hóa như du lịch thâm nhập vào cộng đồng
làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy, chính du lịch ảnh hưởng
đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của địa phương.
2
So với những công cụ khác như đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, quy
định của cộng đồng dân cư hay của các tổ chức xã hội… pháp luật nói chung có
những ưu thế vượt trội hơn như tính bắt buộc chung, cưỡng chế; tính xác định về mặt
hình thức; tính quy phạm phổ biến…

Nhờ những thuộc tính đó, pháp luật có khả năng thể chế hoá đường lối, chủ trương
của Đảng, đưa vào đời sống và trở thành hiện thực trong đời sống; pháp luật xác định
địa vị pháp lý của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đến từng cá nhân, từ đó
tạo dựng hành lang, khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động của các chủ thể trong xã
hội,pháp luật quy định các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý những chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật.
Riêng pháp luật về du lịch, mặc dù ra đời có phần hơi muộn, song tính từ những năm
1960 đến nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành khá nhiều văn bản
pháp luật quy định trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt
động du lịch. Những quy định này đã thực sự mở đường cho ngành công nghiệp
không khói phát triển một cách mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường
và xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là giai đoạn ban hành và áp dụng Luật Du lịch
2005 thay thế cho Pháp lệnh Du lịch năm 1999.

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về phát triển du
lịch

 Về khái niệm

Cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Laurence Lowell đã nhận xét: “Quản lý là nghiệp
xưa nhất và là nghề mới nhất”. Quản lý luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, nên trên thực tế đã nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Những
quan điểm này có lịch sử ra đời khác nhau và gắn với mỗi tổ chức hoạt động trong
một lĩnh vực, thậm chí là với mỗi quá trình trong từng tổ chức riêng biệt.

Theo F.W. Taylor, quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó
biết được họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất.

3
Henry Fayol định nghĩa quản lý là một tiến trình bao gồm cả các khâu lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên trong tổ chức và sử dụng tất
cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Theo Mary Parker Follett, quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người. Có
tác giả cho rằng quản lý là hoạt động phối hợp các hoạt động chung của một đoàn thể
hợp tác nhằm đạt mục tiêu đã định trước. Từ những điểm chung của các định nghĩa
trên, có thể đi đến một khái niệm tổng hợp về quản lý như sau : Quản lý là một tất yếu
khách quan do lịch sử quy định. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của
chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

 Về đặc điểm

Thứ nhất, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong
nền kinh tế thị trường.

Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy
cảm. Vì vậy, ngành kinh tế thị du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi
mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác là Nhà Nước vừa là
quản lý, vừa là tổ chức hoạt động du lịch.

Thứ hai, hệ thống công cụ như pháp luật chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế du lịch là cơ sở, là những công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý
hoạt động kinh doanh du lịch.

Sự quản lý của nhà nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động của ngành kinh tế du lịch
có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt.

Thứ ba, Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà
nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ,
năng lực thực sự.

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết
được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận
lợi cho mọi hoạt động kinh tế du lịch phát triển.

Thứ tư, Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách
quan của sự gia tăng vai trò của các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động
4
quản lý kinh tế du lịch trong nền kinh tế thị trường với tư cách là những công cụ quản
lý.

 Về vai trò

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động du lịch:
bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch,
phân tích và xây dựng chính sách du lịch, quy hoạch và định hướng chiến lược phát
triển thị trường, xây dựng hệ thống luật pháp có liên quan đến du lịch. Xác lập các
chương trình, dự án cụ thể hoá chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và
quốc tế.

Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch.

Thứ hai, Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du
lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các
văn bản quy phạm pháp luật,.. đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức thực
hiện những vấn đề thuộc về Quản lý nhà nước, nhằm đưa chính sách phù hợp về du
lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch
phát triển.

Thứ ba, Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động du lịch và can
thiệp thị trường.

Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh nói chung
và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh tranh
bình đẳng, chống độc quyền.

1.3.2 Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về phát triển du lịch ở nước ta

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, quan điểm xác định du lịch
là ngành kinh tế mũi nhọn “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: phát
triển du lịch theo hướng hiện đại, tiếp cận với những công nghệ mới của thế giới, tạo
nên sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội có sức cạnh tranh cao, có hàm lượng tri thức,
hòa nhập vào thị trường du lịch thế giới là nhiệm vụ quan trọng của quản lý Nhà nước.

5
Để tạo điều kiện và môi trường phát triển du lịch Nhà nước đã thông qua các bộ luật
như: Luật Du lịch, Luật Di sản, Luật Bảo vệ môi trường.. .Nhà nước thể chế hóa các
chính sách như chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính - tín dụng, chính sách hỗ
trợ xây dựng kết cầu hạ tầng du lịch; chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây dựng sản
phẩm du lịch, chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách đất đai; chính
sách giá cả các dịch vụ cấu thành các sản phẩm du lịch,chính sách cạnh tranh.

Để du lịch phát triển Nhà nước cần đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Căn cứ
vào tình hình phát triển hiện tại để đề ra những giải pháp phát triển sao cho phù hợp.
Nhà nước sử dụng các quyền sẵn có để đưa ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách cho từng giai đoạn khác nhau trong tổng thể phát triển của ngành. Bên
cạnh đó nhà nước còn giữ vai trò điều tiết cho các hoạt động du lịch được diễn ra hiệu
quả, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong ngành.

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch

 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, lĩnh
vực du lịch không thể được quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản lý không hợp lý. Bộ
máy quản lý gồm một cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương. Với mô hình
này, việc giám sát hoạt động du lịch được thực hiện theo phương thức từ xa, định kỳ
theo quy định, tiến hành từ cấp địa phương đến trung ương. Công tác giám sát từ xa
nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có được cái
nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực du lịch không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết
hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác như công an, cơ quan thuế, xây dựng...

 Các văn bản pháp luật liên quan

Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền
kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà nước vừa trực tiếp,
vừa gián tiếp tác động tới hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Đó là
những chính sách quy định về nội dung quản lý, bộ máy quản lý. Các chính sách này
được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước. Một hệ thống chính sách quản lý đúng

6
đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách
quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác
quản lý.

 Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động du lịch. Bộ máy
quản lý nhà nước về du lịch là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý du lịch.
Không những thế ở đây còn là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính
sách, chế độ về quản lý du lịch. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề
lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ
với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích
và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính
sách quản lý đúng đắn hay không.

 Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới
hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Mức sống: Điều kiện sống là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định
tới sự phát triển của hoạt động du lịch. Điều kiện sống càng cao con người càng có xu
hướng nghỉ ngơi nhiều hơn và điều này là nhân tố tác động rất lớn đến sự phát triển
của du lịch.

Trình độ dân trí: Sự phát triển của du lịch cũng bị tác động mạnh bởi trình độ dân trí.
Theo một số nghiên cứu mới đây cho thấy, ở các quốc gia phát triển, người dân có
trình độ dân trí cao thì việc đi du lịch diễn ra thường xuyên hơn, nhu cầu tìm hiểu về
những nền văn hóa mới cũng cao hơn hẳn.

 Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá

Trong bối cảnh toàn cầu hoá thế giới, hội nhập quốc tế là một nhu cầu cần thiết của
mỗi quốc gia để tạo điều kiện cho nền kinh tế được giao lưu, phát triển đất nước. Do
phải tuân thủ những quy định chung và những cam kết quốc tế nên sự chủ động của
nhà nước ta trong việc xây dựng pháp luật về kinh tế nói chung và về lĩnh vực du lịch
nói riêng phần nào đó bị thu hẹp. Trong hoàn cảnh đó, bộ máy nhà nước cần nắm
7
vững những quy định và cam kết quốc tế, vận dụng sáng tạo trong quá trình xây dựng
và thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những quy định và
cam kết quốc tế.

Các nhân tố trên đều tác động đến quản lý nhà nước về du lịch. Do vậy, việc nghiên
cứu tác động của từng nhân tố cũng như tác động tổng hợp của các nhân tố tới hoạt
động quản lý nhà nước về du lịch là vấn đề hết sức cần thiết.

You might also like