Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Thông hiểu

6. So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể
trong kinh tế, văn hoá; phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.
 Cơ chế hoạt động
* Liên minh Châu Âu (EU):
- 4 cơ quan thể chế: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Liên minh châu Âu (Ủy
ban châu Âu), Hội đồng Bộ trưởng EU (Hội đồng Liên minh châu Âu) – theo hiệp ước Ma-
xtrich

- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, có nhiệm vụ: quyết định các đường
lối chính trị; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh
và đối ngoại chung.
- Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ chính là
lập pháp, giám sát và tài chính.
- Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Có nhiệm vụ đề
xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ
vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.
- Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là
nơi các Bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật.
* ASEAN
 Hợp tác trong kinh tế, văn hóa
* EU: - Thiết lập một EU tự do, an ninh, công lý
- Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô
- Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và phát triển bền vững
* ASEAN
- Kinh tế: Nội khối
+ Khu vực thương mại tự do (AFTA) thành lập năm 1992 nhằm xóa bỏ rào cản thuế quan giữa
các nước
+ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) kí năm 2009 nhằm cam kết nền thương
mại mở và hội nhập
+ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời tại Cu-a-la Lăm-pơ năm 2015
+ Các quốc gia đều thành lập khu kte đặc biệt (SEZ) nhằm phát huy thương mại biên giới
ASEAN và các quốc gia, khu vực khác:
+ Nhiều hình thức liên kết, thương mại với nhiều đối tác lớn: Mỹ, Nhật Bản, TQ, Ấn Độ, Úc,
EU,....
+ Qũy hợp tác khu vực, quốc tế: quỹ đầu tư ASEAN-TQ, quỹ liên kết ASEAN-NB,....
- Văn hóa:
+ Xây dựng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) với mục tiêu các dân tộc hài hòa,
đoàn kết, chia se
+ Xây dựng cộng đồng văn hóa “Thống nhất trong đa dạng”
 Thành tựu, thách thức:
7. Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
- Sự hợp tác:
VN gia nhập ASEAN ngày 28-7-1995 → tích cực thúc đẩy hợp tác thông qua
+ Hội nghị: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã
hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi
trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...
+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí
hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông...
+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn
đàn Biển ASEAN,...
+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án
hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...
+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại
hội Thể thao Đông Nam Á,....
- Vai trò: là một trong những thành viên tích cực nhất
+ Vai trò trong việc kết nạp thành viên mới Lào, Mianma, Campuchia vào ASEAN; xây dựng
thỏa thuận kte
+ Thúc đẩy kí kết tuyên truyền, thể chế: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương
ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…
+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN
(năm 2010, năm 2020);…

You might also like