Giấy phép HNH do bộ nào cấp?

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Giấy phép HNH do bộ nào cấp?

- Bộ Công an: loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của
Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
- Bộ Khoa học và Công nghệ: loại 5, loại 8
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy
hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật
- Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy
định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ
ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Nhóm/loại
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
- Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ
hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
- Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí.
- Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
- Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
- Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4.
- Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất
lỏng hoặc bị khử nhạy.
- Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
- Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5.
- Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
- Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6.
- Nhóm 6.1: Chất độc.
- Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc
và số hiệu nguy hiểm quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP Bao gồm 2921 mục

Số hiệu nguy hiểm


2. Sự phát tán khí do áp suất hay phản ứng hóa học
3. Sự cháy của chất lỏng (hay hóa hơi) và khí, hay chất lỏng tự sinh nhiệt
4. Sự cháy của chất rắn hay chất rắn tự sinh nhiệt
5. Sự oxi hóa tỏa nhiệt
6. Tác động của độc tố
7. Sự phóng xạ
8. Sự ăn mòn
9. Sự nguy hiểm do phản ứng tự sinh mạnh
Nếu số hiệu nguy hiểm đứng trước bằng chữ X có nghĩa là chất đó sẽ phản ứng mạnh với
nước.

Các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá
nguy hiểm
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên
nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng
nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500
lít;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ
hơn 1.000 ki-lô-gam;

Thời hạn giấy phép vận chuyển


Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc
từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá
24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện

Trừ các loại hàng hóa nguy hiểm loại 2, hàng hóa nguy hiểm dạng rắn, lỏng được đóng gói
theo 3 mức quy định tại cột 6, Danh mục như sau:
a) Mức rất nguy hiểm biểu thị bằng số I (PGI).
b) Mức nguy hiểm biểu thị bằng số II (PG II).
c) Mức nguy hiểm thấp biểu thị bằng số III (PG III).

Chất lỏng dễ cháy

Nhóm đóng gói Nhiệt độ chớp cháy cốc kín Điểm sôi bắt đầu

I - ≤ 35°C

II ≤ 23°C > 35°C

III ≥ 23°C ≤ 60°C > 35°C

Chất rắn dễ cháy


a) Đốt cháy chất rắn dễ cháy thời gian nhỏ hơn 45 giây với khoảng cách 100 mm
- Đóng gói mức II (PGII) đối với chất cháy qua vùng ẩm.
- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất không cháy qua vùng ẩm trong thời gian tối
thiểu 4 phút.
b) Bột kim loại hoặc hỗn hợp kim loại
- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất cháy qua chiều dài thử nghiệm trong thời gian
nhỏ hơn hoặc bằng 5 phút.
- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất cháy qua chiều dài mẫu thử lớn hơn 5 phút
Chất dễ tự bốc cháy
- Đóng gói mức I (PG I) đối với chất có khả năng tự cháy.
- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất tự cháy hoặc tăng nhiệt độ lên hơn 200°C trong
vòng 24 giờ với mẫu thử 2,5 cm3 tại nhiệt độ thử là 140°C hoặc là các chất tự cháy
tại nhiệt độ 50°C với thể tích là 450 lít.
- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất tự cháy hoặc tăng nhiệt độ lên hơn 200°C trong
vòng 24 giờ với mẫu thử 10 cm3 tại nhiệt độ thử là 140°C.
Chất phát ra khí dễ cháy khi gặp nước
- Đóng gói mức I (PG I) đối với chất phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ môi
trường và thường có xu hướng khí tạo thành tự bắt cháy hoặc phản ứng dễ dàng
với nước ở nhiệt độ môi trường mà tốc độ giải phóng khí dễ cháy lớn hơn hoặc bằng
10 lit/kg hợp chất trong mỗi phút.
- Đóng gói mức II (PG II) đối với chất phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độ môi
trường và tốc độ giải phóng khí lớn hơn hoặc bằng 20 lít/kg hợp chất mỗi giờ và
không thuộc đóng gói nhóm I.
- Đóng gói mức III (PG III) đối với chất phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ môi
trường và tốc độ giải phóng khí lớn hơn hoặc bằng 1 lít/kg hợp chất trong một giờ và
không thuộc đóng gói mức I, II.

Giới hạn tiếp xúc


- Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA - Time Weighted Average): Là giá trị nồng độ
của một chất trong không khí môi trường lao động, tính trung bình theo thời lượng
tiếp xúc 8 giờ/ca, 40 giờ/tuần làm việc mà không được phép để người lao động tiếp
xúc vượt quá ngưỡng này.
- Giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL - Short Term Exposure Limit): Là giá trị nồng độ
của một chất trong không khí môi trường lao động, tính trung bình theo thời lượng
15 phút, mà không được phép để người lao động tiếp xúc vượt quá ngưỡng này
- Nếu nồng độ chất trong môi trường lao động nằm trong khoảng giữa mức giới
hạn TWA và STEL, không được phép để người lao động tiếp xúc quá 15 phút mỗi
lần và không nhiều hơn 4 lần trong ca làm việc với khoảng cách giữa các lần phải
trên 60 phút.

Tập huấn
Tập huấn lần đầu => tập huấn định kỳ (2 năm) => tập huấn lại
BT mẫu
Tại 1 phân xưởng qua khảo sát cho thấy sự phát tán amoniac tương đối đồng đều trong ca
làm việc 10 giờ, chia khoảng thời gian đo làm 3 (một khoảng 5 giờ, 1 khoảng 3 giờ, 1
khoảng 2 giờ); đo ngẫu nhiên 3 thời điểm đại diện cho 5 giờ đầu được 3 giá trị là 12 mg/m3;
12,3 mg/m3 và 13 mg/m3 tiếp theo đo ngẫu nhiên 2 thời điểm đại diện cho 3 giờ sau ta
được 2 giá trị là 16mg/m3 và 17,5 mg/m3; 2 thời điểm đại diện cho 2 giờ sau ta được 2 giá
trị là 17 mg/m3 và 17,3 mg/m3. Tính giá trị tiếp xúc ca làm việc

Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) 17


Giới hạn tiếp xúc ngắn (STEL) 25

12+12.3+13 16+17.5 17+17.3


C 1.T 1+ C 2. T 2+...+Cn. Tn ×5+ × 3+ ×2
TWA = T
= 3 2 2 =
10
14,67 (mg/m3)
Tổng thời lượng tiếp xúc dưới 8h/ngày thì T=8h, trên 8h/ngày thì lấy trên giá trị thực tế (số
đúng)

Do tiếp xúc 10h/ngày > 8h/ngày => phải điều chỉnh


8 24−h 8 24−10
TWAn = h × 16 × TWA = 10 × 16 × 17 = 11,9 (mg/m3)

TWAn < TWAtt < STEL ⇔ 11,9 < 14,67 < 25


=> Không được phép để người lao động tiếp xúc quá 15 phút mỗi lần và không nhiều hơn 4
lần trong ca làm việc với khoảng cách giữa các lần phải trên 60 phút.

You might also like