112 ngày 2.6 FINAL TÌM HIỂU LÝ LUẬN TIỀN CÔNG CỦA MÁC VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG LĨNH VỰC LOGISTIC Ở VIỆT NAM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

TÌM HIỂU LÝ LUẬN TIỀN CÔNG CỦA CÁC MÁC VÀ MỘT SỐ KHUYẾN

NGHỊ TRONG LĨNH VỰC LOGISTIC Ở VIỆT NAM


Nhóm sinh viên: Nguyễn Hoàng Long1
Võ Thư Quỳnh2,
Dương Thị Thu Hằng3,
Hoàng Thị Anh Thư4,
Vũ Thị Huệ5,
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu về tiền công trong lĩnh vực Logistics ở
Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận về tiền công của C.Mác. Trong bối cảnh đất nước
đang hội nhập phát triển, lĩnh vực Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy các giao dịch thương mại đồng thời gia tăng năng lực cạnh tranh trên trường
quốc tế. Tuy nhiên, trái với những ảnh hưởng sâu rộng của Logistics đối với nền kinh
tế quốc dân, mức lương của lao động trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề. Để
giải quyết điều này, nhóm tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cần thiết
nhằm cải thiện mức lương cho người lao động trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam.

Từ khóa: Các-Mác, Logistics, tiền công, Việt Nam

Đặt vấn đề

Kế thừa nghiên cứu của trường phái cổ điển Anh, C. Mác đã bổ sung, phát
triển lý luận tiền công, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản mới thực sự
được sáng tỏ. Việc hiểu rõ và vận dụng đúng các lý luận về tiền công của C. Mác có
vai trò quan trọng không chỉ với người lao động mà còn với cả chủ công ty, doanh
nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên,
nhóm nghiên cứu chúng tôi nghiên cứu về “lý luận tiền công của C.Mác và khuyến

1
MSV: 11223915 2 MSV: 11225585 3 MSV: 11222069 4 MSV: 11226083 5 MSV: 11222555

1
nghị trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam.”

1. Khái quát lý luận tiền công của C.Mác

C.Mác viết: “sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực
thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.”2

Để sức lao động trở thành hàng hóa thì cần một số điều kiện nhất định. Đó là,
người lao động bán quyền sử dụng sức lao động, không bán quyền sở hữu sức lao
động. Tức là anh ta phải có quyền tự do về thân thể để quyết định anh ta sẽ làm việc
cho ai và lao động như thế nào.

Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất và không có của cải, muốn
sống anh ta phải bán sức lao động , cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao
động cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của nó được quyết định bởi lượng lao
động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy, giá trị của sức lao
động sẽ ngang bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống
của người lao động. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được biểu hiện thông
qua quá trình tiêu dùng sức lao động, hay chính là quá trình lao động của công nhân.
Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó có giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.

Sau khi nghiên cứu về hàng hóa sức lao động, C.Mác tiếp tục hoàn thiện lý luận
về tiền công khi ông giải thích và phân tích về bản chất của tiền công.

Sau một thời gian lao động nhất định, người lao động làm thuê cho nhà tư bản,
sản xuất ra một số lượng hàng hóa hay hoàn thành nhiệm vụ, công việc nào đó thỏa
mãn yêu cầu của nhà tư bản thì sẽ nhận được một khoản tiền từ nhà tư bản. Số tiền
này được gọi là tiền công. Điều đó dẫn tới sự hiểu nhầm rằng tiền công là giá cả của

2
C. Mác – Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.251.

2
lao động.

Thực chất tiền công không phải giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động
không phải là hàng hóa. Theo C.Mác: “Cái mà người lao động bán là sức lao động
của anh ta. Một khi lao động của anh ta thực sự bắt đầu, thì nó không còn thuộc về
anh ta nữa, do đó anh ta không còn có thể bán lao động đó được.”3 Vì thế, tiền công
mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.

Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền
của giá trị hay giá cả của sức lao động. Tiền công là bộ phận của giá trị mới do chính
người công nhân làm thuê hao phí sức lao động của mình làm ra.

Trong học thuyết, C.Mác đã chỉ ra tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công
tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm.

Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ
thuộc vào thời gian lao động của công nhân có thể tính theo giờ, ngày, tháng hay một
khoảng thời gian nhất định nào đó. C.Mác viết: “Cái hình thức chuyển hóa trong đó
giá trị hàng ngày, hàng tuần, v.v. của sức lao động trực tiếp biểu hiện, là hình thức
“tiền công theo thời gian”, tức là tiền công ngày, v.v..”4

Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tính tiền công mà số lượng của nó
được quy định bởi số sản phẩm hay sản lượng mà người lao động tạo ra hoặc số công
việc mà người lao động đã hoàn thành cho nhà tư bản. Mỗi sản phẩm được quy định
ở một đơn giá nhất định thông qua thỏa thuận giữa người lao động và tư bản.

Tiền công tính theo sản phẩm đã khắc phục được những hạn chế về tính thiếu
công bằng và chính xác trong việc đánh giá mức độ đóng góp của người lao động
cho nhà tư bản so với tiền công tính theo thời gian. Tuy nhiên, chế độ tiền công theo

3
C. Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.23, tr.833.

4
C. Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.23, tr.843.

3
sản phẩm của chủ nghĩa tư bản làm cho cường độ lao động tăng lên không ngừng,
buộc công nhân phải lao động khẩn trương hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn để
nhận số tiền đủ mua tư liệu sinh hoạt cần thiết, từ đó, làm kiệt sức lao động của người
lao động.

C.Mác đã tìm ra: “Số tiền mà công nhân nhận được về ngày lao động, tuần lao
động, v.v. của mình là số tiền công danh nghĩa của anh ta, hay tiền công được đánh
giá theo giá trị”5. Tuy nhiên, để sinh sống, họ cần một lượng tư liệu sinh hoạt nhất
định, số tiền công có thể mua được bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ là tiền công thực
tế. Khi các điều kiện khác không đổi, tiền công thực tế có quan hệ tỷ lệ thuận với
tiền công danh nghĩa và quan hệ tỉ lệ nghịch với giá cả tư liệu sinh hoạt và dịch vụ.

Tiền công là giá cả hàng hóa sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
sức lao động. Mác khẳng định: “chỉ cần chuyển giá trị, hay giá cả của sức lao động
thành cái hình thức bên ngoài là hình thức tiền công thì mọi quy luật ấy sẽ biến thành
những quy luật của tiền công”6. Hay nói cách khác, chừng nào tiền công còn là hình
thức chuyển hóa của giá trị sức lao động thì sự vận động của nó gắn liền với sự biến
đổi của giá trị sức lao động.

Sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động là một trong những nhân
tố tác động làm tăng giá trị sức lao động. Cụ thể, trong xã hội phát triển và ngày càng
hiện đại hóa, xuất hiện những cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật để tối đa hóa sản
xuất, việc đó đòi hỏi những người lao động phải có chuyên môn cao và thông qua
đào tạo, tăng cường độ lao động của họ, làm tăng chi phí về tái sản xuất sức lao động,
qua đó làm tăng giá trị của nó.

Bản chất của tiền công là giá cả của sức lao động, nên như mọi hàng hóa khác,
nó có thể biến động tăng giảm thông qua các quy luật của thị trường. Điển hình là

5
C. Mác – Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.23, tr.843.
6
C. Mác – Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.23, tr.869.

4
quy luật cung - cầu về hàng hóa sức lao động. Quan hệ cung - cầu về sức lao động
trong các nhóm ngành khác nhau thì khác nhau. Các ngành nghề sử dụng nhiều lao
động giản đơn, tức là lao động mà bất cứ ai trong điều kiện lao động bình thường và
điều kiện sức khỏe bình thường cũng có thể tạo ra, thường có cung lớn hơn cầu. Do
đó, tiền công trả cho người lao động ở khối ngành này ngày càng thấp đi theo thời
gian. Trái lại, ở các ngành nghề đòi hỏi lao động phức tạp, tức lao động đòi hỏi phải
trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện mới tiến hành được, cung lại nhỏ hơn cầu về
sức lao động. Điều này dẫn tới tiền công trả cho nhóm người lao động ở khối ngành
này có xu hướng tăng cao.

Ngoài ra, sự tác động từ chính sách của chính phủ cũng dẫn tới quá trình phức
tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động. Cụ thể, nhà nước thông qua các chính sách,
các tổ chức Công đoàn, tổ chức Đảng để can thiệp vào sự điều chỉnh tiền công của
người lao động, điều tiết thị trường hàng hóa sức lao động bằng các chính sách về
mức lương tối thiểu. Trong điều kiện thị trường sức lao động luôn có cung lớn hơn
cầu, hoặc trường hợp giảm tiền lương thực tế do lạm phát thì sự can thiệp của nhà
nước là hợp lý và cần thiết để đảm bảo mức lương cho người lao động.

2. Tiền công trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam

Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005, số 36/2005/QH11: “Dịch vụ Logistics
là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều
công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,
các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao gì, ghi nhận ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách
hàng để hưởng thù lao.”7

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn chú trọng phát triển Logistics bởi

7
Điều 233 Luật Thương mại 2005.

5
nhận thấy rõ những ảnh hưởng sâu rộng của lĩnh vực này tới nền kinh tế quốc dân.
Trong báo cáo thường niên năm 2023 của Agility, nhà cung cấp dịch vụ vận tải và
hậu cần kho vận, thị trường Logistics ở Việt Nam nằm trong top 10 thị trường mới
nổi trên thế giới. Bộ Giao thông Vận tải cho biết, vận tải hàng hóa ở Việt Nam trong
tháng 2 năm 2023 tăng 27.8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức gần 191 triệu
tấn. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2023 của Tổng cục thống kê chỉ ra
đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng thêm của quý I năm 2023, trong
đó ngành vận tải, kho bãi tăng 6.85%, đóng góp 0.43 điểm phần trăm. Logistics ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
khi chiếm tới hơn 5% tổng sản phẩm trong nước qua các năm.
Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010
của ngành vận tải, kho bãi và tổng số
Tỷ đồng
6000000
5005756 5133981
4866316
5000000 4532739

4000000 3696826

3000000

2000000

1000000
192249 248680 273069 275968 267374
0
2015 2018 2019 2020 2021 (Sơ bộ) Năm
Tổng số Vận tải, kho bãi

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Niên giám thống kê 2021

Năm 2015, tổng sản phẩm trong nước ngành vận tải, kho bãi là 192249 tỷ đồng,
chiếm 5.2% tổng sản phẩm trong nước toàn nền kinh tế. Tỷ trọng này tăng lên mức
5.45% vào năm 2018 và vẫn duy trì ở mức cao ngay cả trong đại dịch Covid-19 với
5.61%, 5.51%, 5.2% lần lượt trong các năm 2019, 2020 và 2021.
Biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010
của ngành vận tải, kho bãi và tổng số (Năm trước = 100)

6
% Tổng số Vận tải, kho bãi
115
109.16 109.81
110 108.43

105 106.99 107.47 107.36 102.87

100 102.56
101.06

95 96.89

90
2015 2018 2019 2020 2021 (Sơ bộ) Năm

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Niên giám thống kê 2021


Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước ngành vận tải, kho bãi vượt mức
trung bình toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2015-2019. Do đại dịch Covid-19,
Logistics nói chung và vận tải, kho bãi nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức
khiến chỉ số này giảm xuống dưới mức trung bình trong năm 2020 và 2021.

Bảng 2.1: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân
theo ngành vận tải

Khối lượng hàng hóa vận chuyển Khối lượng hàng hóa luân chuyển
Ngành (Nghìn tấn) (Triệu tấn.km)
vận tải
2021 2021
2019 2020 2019 2020
(Sơ bộ) (Sơ bộ)
Đường
5204.7 5216.3 5660.0 3739.5 3819 4099.8
sắt
Đường
1319853.4 1282119.6 1290578.0 76529.1 73503.2 74579.8
bộ
Đường
thủy 268026.5 257841.5 265834.6 55998.1 52862.2 54025.2
nội địa
Đường
77088.4 76086.2 78140.6 154753.2 152586.7 156248.8
biển
Đường
hàng 446.4 272.4 283.9 6218.7 3562 14051.1
không
Tổng số 1670619.4 1621536.0 1640497.1 297238.7 286333.1 303004.7

7
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Niên giám thống kê 2021

Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân
chuyển đều bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, khối lượng hàng hóa vận chuyển năm
2021 đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, tăng lên 18 961,1 nghìn tấn. Tương tự,
khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2021 tăng 1.4% so với năm 2019 và tăng 5.8%
so với năm 2020.

Tổng cục thống kê cho biết: “Vận tải hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 184,9 triệu
tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 2,1% so với tháng trước và luân chuyển 40,1 tỷ
tấn.km, tăng 1,7%. Tính chung quý I năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt 549,8 triệu
tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 117,4
tỷ tấn.km, tăng 21,9%.”8 Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy Logistics đang phục hồi
và phát triển sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Từ những tiềm năng phát triển mạnh mẽ nêu trên, lĩnh vực Logistics cũng
mang lại mức tiền công tương đối hấp dẫn cho người lao động. Cụ thể, trong giai
đoạn 2018-2021, mức lương của công nhân trong lĩnh vực vận tải, kho bãi khu vực
Nhà nước luôn ở mức trên 8 triệu đồng. Năm 2020, mức lương của người lao động
làm thuê trong lĩnh vực này là 8.832.200 đồng, tức gấp 1.2 lần mức lương trung
bình.9 Theo Tổng cục thống kê, mức thu nhập bình quân theo tháng của lao động lĩnh
vực vận tải, kho bãi tăng lên mức 9.6 triệu đồng, gấp 1,37 lần mức lương trung bình
(7 triệu đồng) vào quý I năm 202310.

Bảng 2.2: Tiền công theo tháng của người lao động làm việc trong ngành
vận tải, giao nhận, chuỗi cung ứng theo một số phòng ban

8
Tổng cục Thống kê (2023), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2023.
9
Tổng cục Thống kê (2022), Niên giám thống kê 2021, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.872, 873.
10
Tổng cục Thống kê (2023), Báo cáo tình hình thị trường lao động việc làm quý I năm 2023, tr.11.

8
Đơn vị: USD

Phòng ban Cấp bậc Hà Nội Hồ Chí Minh

Tối thiểu Tối đa Tối thiểu Tối đa

Giao nhận vận Mới ra trường/ Dưới 2 năm kinh 350 700 350 700
chuyển nghiệm
đường không/
đường biển
Có kinh nghiệm/ Chưa là quản lý 480 800 550 900

Trưởng nhóm/ Giám sát 800 1300 800 1300

Dịch vụ khách Mới ra trường/ Dưới 2 năm kinh 300 500 300 600
hàng nghiệm

Có kinh nghiệm/ Chưa là quản lý 350 800 500 1000

Trưởng nhóm/ Giám sát 400 1000 700 1500

Pháp lý & Tuân Mới ra trường/ Dưới 2 năm kinh 300 500 350 600
thủ nghiệm

Có kinh nghiệm/ Chưa là quản lý 500 1200 500 1200

Trưởng nhóm/ Giám sát 800 1500 800 1500

Vận hành Mới ra trường/ Dưới 2 năm kinh 350 650 350 650
nghiệm

9
Có kinh nghiệm/ Chưa là quản lý 500 900 500 900

Trưởng nhóm/ Giám sát 650 1100 700 1100

Trung tâm Mới ra trường/ Dưới 2 năm kinh 300 1150 300 650
phân phối, kho nghiệm

Có kinh nghiệm/ Chưa là quản lý 750 1500 500 1000

Trưởng nhóm/ Giám sát 2000 4000 800 1300

Nguồn: Khảo sát lương năm 2023 thực hiện bởi Navigos Group

Theo Khảo sát lương năm 2023 được thực hiện bởi Navigos Group – Tập đoàn
cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam, sinh viên mới ra trường
hoặc có ít hơn 2 năm kinh nghiệm ở cả hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh đều có thể tham gia làm việc tại các phòng ban khác nhau của doanh nghiệp
trong lĩnh vực logistics với mức tiền công khởi điểm tương đối ổn định, dao động
phổ biến trong khoảng từ 300 – 700 USD/tháng (tức khoảng 7 – 16 triệu VNĐ/tháng).
Sau một khoảng thời gian làm việc, mức tiền công có thể tăng lên thành 350 – 1200
USD/tháng (tức khoảng 8.2 – 28 triệu VNĐ/tháng) tùy thuộc vào trình độ kinh
nghiệm nhất định mà sinh viên tích lũy, học hỏi được trong quá trình làm việc.

Tiền công của người lao động trong lĩnh vực logistics còn biến đổi dựa trên
trình độ chuyên môn. Với những công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao như nhân viên giao nhận, nhân viên đóng gói hàng,... mức tiền công
được trả cho người lao động không quá cao. Thông qua 550 phản hồi của người dùng
và thông tin tuyển dụng, trang VietnamWorks.vn chỉ ra mức tiền công trung bình

10
cho nhân viên giao nhận là 416 USD/tháng (tức khoảng 9.76 triệu VNĐ), trong đó
khoảng phổ biến nhất là từ 118 USD/tháng trở xuống (tức khoảng 2,7 triệu VNĐ).
Ngược lại, với các vị trí đòi hỏi có bằng cấp chuyên môn cao, có kiến thức chuyên
ngành như quản lý kho vận, nhân viên hiện trường, nhân viên chứng từ, nhân viên
hải quan,... tiền công lại cao hơn rất nhiều. Cụ thể, trang VietnamWorks.vn đã chỉ ra
mức tiền công cho việc quản lý kho là 832 USD/tháng (tức khoảng 21.8 triệu VNĐ),
khoảng phố biến nhất là 400 - 800 USD/tháng (tức khoảng 9.4 - 18.8 triệu VNĐ), số
liệu được ước tính dựa trên 1152 việc làm trên VietnamWorks.vn.

Nhìn chung người lao động trong lĩnh vực Logistics sẽ nhận được tiền công
tương ứng với công sức, trình độ, kỹ năng mà họ bỏ ra. Hầu hết lao động trong lĩnh
vực này đều chưa qua đào tạo chuyên môn bài bản nên tiền công trung bình chưa
thực sự cao so với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực. Tiền công cho nhân
viên có bằng cấp chuyên ngành rất hấp dẫn, song chỉ có số ý lao động đạt được do
trình độ hầu hết ở mức sơ cấp, chưa qua đào tạo.

3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiền công trong lĩnh vực Logistics Việt
Nam

3.1. Nhu cầu thị trường sức lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), nhu cầu về lao động
trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Số
liệu từ Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2021 cho thấy trong giai đoạn 2021-2025,
tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam ước
tính lên tới 1.022.133 người11. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong lĩnh
vực cũng tăng đáng kể; cụ thể đối với lĩnh vực dịch vụ vận tải, kho bãi có đến 6056

11
Bộ Công Thương (2022), Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 Phát triển nhân lực Logistics, Nxb Công Thương, Hà Nội, tr.147.

11
doanh nghiệp mới vào năm 2021 – gấp 1,5 lần so với con số của năm 201812. Bên
cạnh đó, 5 năm trở lại đây được xem như là một giai đoạn bùng nổ của các trường
đại học trong việc tuyển sinh và đào tạo sinh viên lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi
cung ứng. Tính đến tháng 10 năm 2021, trong số 286 trường đại học trên cả nước có
49 trường đào tạo lĩnh vực Logistics với quy mô tuyển sinh là 4.100 chỉ tiêu và tổng
số sinh viên đang theo học là khoảng 7.000 người13.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo ngành


kinh tế
160000
138139 134940
140000 131275
116837
120000
Doanh nghiệp

100000
80000 Tổng số

60000 Vận tải kho bãi

40000
20000 3899 5753 5566 6056
0
2018 2019 2020 2021

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Niên giám thống kê 2021

Tuy nhiên, nhu cầu về lao động tăng cao lại không đi đôi với tăng trưởng tiền
công trong lĩnh vực này. Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, tiền công trung bình của
lĩnh vực Logistics chỉ tăng trong khoảng 2% trong những năm gần đây, thấp hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực này.
Tiền công của nhân sự trong lĩnh vực vận tải kho bãi trong quý I năm 2023 khoảng
9,6 triệu đồng/tháng tăng với mức 2,7% so với quý, thấp hơn so với các lĩnh vực
khác như khai khoáng với tốc độ tăng 6,7%14

12
Tổng cục Thống kê (2022), Niên giám thống kê 2021, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.323.
13
Bộ Công Thương (2022), Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 Phát triển nhân lực Logistics, Nxb Công Thương, Hà Nội, tr.135.
14
Tổng cục Thống kê (2023), Báo cáo tình hình thị trường lao động việc làm quý I năm 2023, tr.11.

12
Sự chênh lệch giữa nhu cầu thị trường lao động và tăng trưởng tiền công trong
lĩnh vực Logistics có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố
quan trọng đó là sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực, đặc biệt là trong bối cảnh kinh
tế không ổn định do dịch bệnh và tình hình địa chính trị bất ổn. Để đáp ứng được yêu
cầu của thị trường về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng, các doanh nghiệp
phải liên tục cải tiến công nghệ, quy trình và dịch vụ để giữ được khách hàng và mở
rộng thị phần. Do đó, các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để có thể
áp dụng các kỹ thuật công nghệ và trang thiết bị cần thiết; đồng thời phải tối ưu hóa
chi phí hoạt động, bao gồm cắt giảm chi phí tiền công. Dưới đây là biểu đồ cho thấy
mức đầu tư vào trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp lĩnh vực vận tải kho bãi15.

Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh
nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh phân
theo loại hình doanh nghiệp và theo ngành kinh tế
700 656.8
626.4 607.9 630.6
600
500 471.8
436.8
Triệu đồng

357 381.4
400 338.3
Tổng số
286.5
300
Vận tải kho bãi
200
100
0
2015 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Niên giám thống kê 2021

Bên cạnh đó, các nhân viên trong lĩnh vực Logistics thường phải làm việc trong
môi trường áp lực cao, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm cao. Tuy nhiên, tiền công
của họ lại không phản ánh đúng giá trị của công việc và kỹ năng của họ, dẫn đến tình
trạng thiếu hụt lao động có kinh nghiệm và tay nghề trong lĩnh vực Logistics.

15
Tổng cục Thống kê (2022), Niên giám thống kê 2021, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.465.

13
3.2. Trình độ chuyên môn, kỹ năng

Dựa trên số liệu từ Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2021, trình độ nhân lực
trong lĩnh vực Logistics hiện nay có xu hướng phân bố sao cho những nhân viên cấp
cao luôn yêu cầu trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao hơn để đáp ứng yêu cầu công
việc16. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện có khoảng
300.000 lao động làm việc trong lĩnh vực Logistics, trong đó 70% là lao động trình
độ trung cấp và cao đẳng, 20% là lao động trình độ đại học và cao học, và chỉ 10%
là lao động có chứng chỉ nghề hoặc chuyên môn. Đây là một tỷ lệ khá thấp so với
các quốc gia trong khu vực và thế giới, khi mà trình độ nhân lực được xem là yếu tố
quyết định cho chất lượng và hiệu quả của dịch vụ Logistics.

Trình độ nhân sự Logistics tại các doanh nghiệp năm 2021

Nhân viên Kỹ thuật - Nghiệp vụ hiện trường

Nhân viên Hành chính - Văn phòng

Nhân sự Điều phối - Giám sát

Nhân sự cấp Quản trị - Điều hành

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học Chứng chỉ quốc tế

Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam 2021

Trình độ nhân lực của lĩnh vực Logistics Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến tiền
công của ngành này theo hai chiều: một là chiều cầu, hai là chiều cung. Theo chiều
cầu, doanh nghiệp Logistics cần có những lao động có kiến thức và kỹ năng chuyên
môn cao, có thể thích ứng với các công nghệ mới và thị trường biến động. Những

16
Bộ Công Thương (2022), Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 Phát triển nhân lực Logistics, Nxb Công Thương, Hà Nội, tr.119.

14
lao động như vậy sẽ được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng và trả mức lương cao
hơn so với những lao động có trình độ thấp hơn. Theo chiều cung, nguồn nhân lực
có trình độ cao trong lĩnh vực Logistics Việt Nam hiện nay là rất khan hiếm, do thiếu
các cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng, thiếu các chương trình huấn luyện và bồi
dưỡng nghề liên tục, thiếu các cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Những
lao động có trình độ cao do đó sẽ có quyền lựa chọn doanh nghiệp làm việc và yêu
cầu mức lương phù hợp với năng lực của mình.

3.3. Các chính sách của Chính phủ

Một trong những chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng đến tiền công trong
lĩnh vực Logistics là chính sách thuế. Theo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
năm 2019, thu nhập tiền công và các khoản thu nhập khác từ việc làm được tính thuế
TNCN theo bảng thang thuế từ 5% đến 35%, tùy thuộc vào mức thu nhập. Điều này
có nghĩa là người lao động trong lĩnh vực Logistics phải trả một khoản thuế khá cao
so với mức lương trung bình của họ. Do đó, việc trả thuế TNCN có thể làm giảm thu
nhập ròng của người lao động trong lĩnh vực Logistics và ảnh hưởng đến sự hài lòng
và năng lực cạnh tranh của họ.

Tuy nhiên, Nhà nước ta cũng nhận thấy rõ tiềm năng của đất nước đối với lĩnh
vực Logistics và đã đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của
các doanh nghiệp Logistics. Chính phủ Việt Nam đã không những cải thiện hệ thống
giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại,
không ngừng mở rộng các trung tâm Logistics với quy mô lớn. Đồng thời các thủ tục
hải quan, thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được rút ngắn lại.
Không những vậy, việc ký kết các hiệp định Thương mại tự do (FTA) cũng tạo điều
kiện cho dịch vụ Logistics phát triển. Thông qua Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng
lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025. Kế hoạch đã

15
đề ra 6 mục tiêu, 60 nhiệm vụ nhằm thúc đẩy lĩnh vực Logistics phát triển, vươn tầm
khu vực và thế giới.

Như vậy, sự tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ cho lĩnh vực Logistics phát
triển được coi là một trong những yếu tố góp phần làm tăng mức lương của người
lao động làm việc trong lĩnh vực Logistics.

4. Một số khuyến nghị về tiền công trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam

Việc cải thiện tiền công, tiền lương đang là một trong những thách thức đáng
kể đối với các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là trong bối
cảnh đất nước đang phát triển, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, cụ thể hơn là các
doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực Logistics đều thuộc loại vừa và nhỏ, dẫn đến
ngân sách quỹ tiền lương được giới hạn ở mức trung bình. Do đó, việc nâng cao mức
lương cho người lao động trở thành một vấn đề cấp bách và đòi hỏi sự quan tâm đặc
biệt để đưa ra những giải pháp hiệu quả.

4.1. Đối với người lao động

Tầm quan trọng của người lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội là không
thể phủ nhận. Họ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình sản xuất,
từ đó đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vai trò của
người lao động không chỉ dừng lại ở đó, họ còn đóng góp đáng kể vào việc tăng thu
nhập của bản thân và gia đình.

Để đạt được mức thu nhập cao, đặc biệt là trong lĩnh vực Logistics, người lao
động phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình, đồng thời cần có trình độ, kinh
nghiệm và tay nghề cao. Những yếu tố này là rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu của
quá trình sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Họ cũng cần phải nắm vững kiến
thức chuyên môn, cập nhật các công nghệ mới để giữ vững vị trí trong thị trường lao
động của lĩnh vực Logistics đầy tính cạnh tranh.

16
Với vai trò quan trọng như vậy, người lao động cần nhận thức rõ tầm quan trọng
của việc nâng cao trình độ, kỹ năng để phát triển bản thân và đóng góp tích cực vào
sự phát triển của lĩnh vực Logistics đất nước.

Trước hết, người lao động cần phải có sự cẩn trọng và tính kỷ luật trong công
việc, đặc biệt là trong những công việc đòi hỏi sự chính xác và tập trung cao. Những
sai sót nhỏ có thể gây tổn thất cho công việc và giảm hiệu quả sản xuất, dẫn đến giảm
thu nhập của chính bản thân họ.

Bên cạnh đó, để không bị tụt hậu trong công việc, người lao động trong lĩnh vực
Logistics cần tiếp tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ thực hiện
mức lao động. Việc đó có thể bao gồm việc tham gia các khóa đào tạo nghề, các lớp
học nâng cao trình độ chuyên môn, đọc sách, tài liệu hay thậm chí là tham gia các
diễn đàn về vấn đề xung quanh công tác vận tải, trang web chuyên ngành để cập nhật
kiến thức mới nhất.

Ngoài ra, người lao động cũng cần phát huy sáng kiến kỹ thuật trong sản xuất
để tăng hiệu quả và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Qua đó, không chỉ giúp
người lao động nâng cao thu nhập của mình, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước.

Phát triển hơn so với trường phái cổ điển Anh, C.Mác và Ph.Ăngghen có nhận
định, "lao động phức tạp...chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói
cho đúng hơn là lao động giản đơn được nhân lên" 17. Vì vậy, để có thể vươn lên
trong nghề nghiệp, người lao động cần phải có sự cố gắng, nỗ lực và học hỏi liên tục
để nâng cao kỹ năng và trình độ của mình.

4.2. Đối với doanh nghiệp

17
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.277.

17
Để tăng cường sức mạnh cạnh tranh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp
cần đặt sự quan tâm đặc biệt đến việc đảm bảo cho người lao động có việc làm thường
xuyên và ổn định. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc ổn định và đáng
tin cậy cho nhân viên, đồng thời giúp họ thực hiện nghĩa vụ và quyền được nuôi sống
bản thân, gia đình. Do đó, mục tiêu tiên quyết của mỗi doanh nghiệp Logistics là
tăng cường năng suất lao động bằng cách tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Trước hết, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần nghiên cứu để thiết
kế mức tiền công và tiền thưởng hợp lý, đồng thời thực hiện hiệu quả chương trình
phúc lợi và dịch vụ tự nguyện để đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Tổ chức phục vụ
nơi làm việc cũng cần được xây dựng một cách tốt nhất để cung cấp các điều kiện
vật chất kỹ thuật tối ưu nhằm hỗ trợ tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng suất
cao.

Một cách khác để tạo điều kiện cho người lao động nâng cao thu nhập bản thân
mà các doanh nghiệp có thể làm đó là cải tiến đổi mới kỹ thuật và dây chuyền công
nghệ. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật
và công nghệ vào quá trình sản xuất để tăng hiệu quả và năng suất sản xuất.

Để đảm bảo quỹ tiền công của doanh nghiệp tăng lên, việc nâng cao trình độ
quản lý là điều cần thiết. Các cán bộ có khả năng quản lý tốt, có trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm cao sẽ đảm bảo quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu
quả, tăng cường năng suất và cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, giúp nâng
cao mức tiền công của người lao động.

4.3. Đối với Nhà nước

Để tăng cường hiệu quả của cải cách chính sách tiền công cho người lao động
trong lĩnh vực Logistics, cần phải tiến hành đổi mới tư duy và cách tiếp cận. Điều
này đòi hỏi sự đóng góp của nhiều bên, bao gồm các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà lãnh đạo và quản lý.
18
Để bắt đầu quá trình này, phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi
tư duy và cách tiếp cận đến ngành công nghiệp vận tải ở thời điểm hiện tại. Đồng
thời, cũng phải thấu hiểu về sự cần thiết của việc đưa ra những giải pháp thích hợp
để cải thiện chính sách tiền công.

Các nhà lãnh đạo và quản lý có trách nhiệm thực hiện, kiểm tra và đánh giá
chính sách tiền công mới. Họ cần đảm bảo rằng các chính sách này được thực hiện
đúng cách và có tác động tích cực đến người lao động và doanh nghiệp. Nếu có điều
chỉnh cần thiết, họ cũng phải sẵn sàng thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả và thành
công của chính sách tiền công mới.

Để thúc đẩy quá trình cải cách chính sách tiền lương cho lao động trong lĩnh
vực Logistics, cần áp dụng một số giải pháp mà Nhà nước có thể thực hiện, bao gồm:

Thứ nhất, đó là tăng cường công tác tuyên truyền cho người lao động, thông tin
và hướng dẫn chi tiết cho họ về chính sách tiền công trong lĩnh vực Logistics. Điều
này giúp người lao động có kiến thức rõ hơn về quyền lợi của mình và giúp doanh
nghiệp thực hiện chính sách tiền công một cách hiệu quả hơn.

Thứ hai, cần thiết phải tạo ra và phổ biến chế độ tiền lương mới, quy định những
nguyên tắc chung về việc thiết lập bảng lương và hệ thống thang lương cho các doanh
nghiệp áp dụng. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có trách nhiệm thiết lập một hệ
thống lương phù hợp với quy mô, tổ chức sản xuất và lao động, cũng như các khoản
phụ cấp.

Giải pháp thứ ba cần được áp dụng để đạt được mục tiêu cải cách chính sách
tiền công là cải thiện tài chính và ngân sách của các doanh nghiệp. Việc tăng cường
nguồn lực cho chính sách tiền công giúp tăng thu nhập cho người lao động và đảm
bảo sự ổn định trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ tư, việc tăng cường công tác thanh tra và giám sát tiền công trong các doanh

19
nghiệp sẽ giúp đảm bảo tuân thủ quy định, đạo đức và bảo vệ quyền lợi của người
lao động. Điều này cũng giúp kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến
chính sách tiền công.

Những giải pháp này sẽ giúp tăng cường quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người
lao động và giúp các doanh nghiệp thực hiện chính sách tiền công một cách hiệu quả.

Kết luận

Lý luận về tiền công của C.Mác không chỉ đúng trong chủ nghĩa tư bản mà còn
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Việc nghiên cứu và vận dụng lý luận tiền công của C.Mác nhằm cải thiện mức lương
của người lao động có vai trò vô cùng quan trọng. Cải thiện được mức sống của
người lao động cũng chính là làm cho đất nước ngày một phát triển.

Bài viết đã liên hệ thực tiễn và nêu ra một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền công
trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam. Những phân tích chỉ ra rằng việc cải thiện tiền
công trong lĩnh vực đang là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phát
triển. Vì vậy, việc nâng cao mức lương cho người lao động là vô cùng cấp bách. Và
từ đó, đưa ra các đề xuất, khuyến nghị và giải pháp để giải quyết những vấn đề xoay
quanh tiền công của người lao động trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agility emerging markets Logistics index 2023.
2. Bộ Công Thương (2022), Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 Phát triển
nhân lực Logistics, Nxb Công Thương, Hà Nội.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994, tập 20.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật,
1995, tập 23.
5. Tổng cục Thống kê (2023), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm
2023.
6. Tổng cục thống kê (2023), Báo cáo tình hình thị trường lao động việc
làm quý I năm 2023.
7. Tổng cục Thống kê (2022), Niên giám thống kê 2021, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
8. Khảo sát lương năm 2023, Navigos Group

21

You might also like