Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Tiểu sử - Cuộc đời Chu Văn Sơn


- Chu Văn Sơn (1962 – 2019), quê ở Phường Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh
Thanh Hóa.
- Ông là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm
Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).
- Tiến sĩ Chu Văn Sơn được biết đến như một nhà sư phạm có lối giảng dạy rất cuốn hút học
sinh, ông còn là một nhà văn với nhiều sáng tác, nhưng sự nghiệp độc đáo của ông là ở mảng
nghiên cứu phê bình văn học.
II. Sự nghiệp văn học Chu Văn Sơn
1. Tác phẩm chính
- Các tác phẩm chính của ông: Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử
(2005); Thơ – điệu hồn và cấu trúc (2007); Tự tình cùng cái đẹp (2019).
- Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại
học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học
Việt Nam thế kỉ 10.
2. Phong cách nghệ thuật
- TS. Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình
văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách
viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.

TP Gió thanh lay động cành cô trúc:


Câu 1:
Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc:
+ Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá.
+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.
+ Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất.
+ Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận.
+ Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng.
- Nhận xét về trình tự sắp xếp: Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô
trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài.
Câu 2: Em hiểu nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc thế nào? Nội dung này đã được thể
hiện xuyên suốt trong văn bản ra sao? Hãy tìm những câu văn cho thấy sự triển khai ý này
trong mỗi phần.
- Theo em, nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc nghĩa là Nguyễn Khuyến đã dùng những
mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc.
- Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản qua từng câu văn, từng đoạn văn
phân tích như sau:
+ Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận
biết.
+ Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy
chăng?
+ Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn
Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao?

Câu 3
Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả
Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy và phân
tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể.
- Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả
Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.
- Cụ thể trong đoạn 2:
+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.
+ Thao tác phân tích (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên):
Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái
sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả....”

Câu 4:
Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu
câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc
thái cảm xúc của người viết?
- Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu
câu hỏi tu từ.
- Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời tăng sự bộc lộ cảm xúc trong
việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.
Câu 5:
Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn bản:
“Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền
phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần
trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà
phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa
thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu".
Liên hệ với bài Thu điếu đã học ở Bài 6, em hãy đề xuất một luận điểm (1 hoặc 2 câu) nêu rõ
được tâm hồn và tài nghệ của Nguyễn Khuyến qua chùm thơ thu.
Nguyễn Khuyến thực sự mang trong mình một tâm hồn trong sáng và một tình yêu với quê
hương đất nước, con người qua chùm thơ thu của ông.

You might also like