Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Môn: SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Minh


Sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Mã lớp học phần: 213_71HUMA40013_0102
Lớp: K27CNTM01

Tp. HCM, ngày 6 tháng 9 năm 2022


MỤC LỤC
BÀI 1: MỔ VÀ QUAN SÁT NỘI TẠNG ẾCH.........................................................3
I. Mục đích..............................................................................................................3
II. Cách tiến hành.................................................................................................3
III. Kết quả.............................................................................................................4
BÀI 2: SINH LÝ TUẦN HOÀN..................................................................................5
I. Mục đích..............................................................................................................5
II. Cách tiến hành.................................................................................................5
III. Kết quả.............................................................................................................7
BÀI 3: KHỎA SÁT ĐỘ BỀN CỦA TẾ BÀO HỒNG CẦU......................................8
I. Mục đích..............................................................................................................8
II. Cách tiến hành.................................................................................................8
III. Kết quả.............................................................................................................9
BÀI 4: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU VÀ ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO
10
Phần A. Xác định số lượng hồng cầu.................................................................... 10
I. Mục đích:....................................................................................................... 10
II. Cách tiến hành:.......................................................................................... 10
III. Kết quả........................................................................................................ 11
PHẦN B. ĐỊNH NHÓM MÁU ABO..................................................................... 11
I. Mục đích:....................................................................................................... 11
II. Cách tiến hành........................................................................................... 12
III. Kết quả........................................................................................................ 12
Bài 5: PHƯƠNG PHÁP NHUỘM TIÊU BẢN MÁU VÀ PHÂN BIỆT CÁC
LOẠI TẾ BÀO MÁU................................................................................................. 15
I. Mục đích............................................................................................................... 15
II. Cách tiến hành................................................................................................... 15
III. Kết quả.............................................................................................................. 16
BÀI 7: PHÂN TÍCH CUNG PHẢN XẠ................................................................... 17
I. Mục đích............................................................................................................ 17
II. Cách tiến hành............................................................................................... 17
III. Kết quả........................................................................................................... 19
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN.............................................................. 22
BÀI 1: MỔ VÀ QUAN SÁT NỘI TẠNG ẾCH
I. Mục đích
- Hiểu được cấu tạo giải phẫu động vật có xương sống.
- Quan sát các cơ quan, hệ cơ quan, mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ
thể. Cấu tạo của các hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ hộ hấp, cơ quan sinh dục đực, cái.
II.Cách tiến hành
- Cách tiến hành dựa theo cách thực hành của “Giáo trình thực hành: Sinh lý
người và động vật” của ThS. Trần Thị Minh.

Hình: Sau khi chọc tủy tiến hành mổ ếch và quan sát nội tạng ếch
III. Kết quả
Quan sát cấu tạo trong gồm:
Tim

Túi mật

Phổi
Gan

Ruột non
Dạ dày

Trực tràng
Tim: có 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), 2 vòng tuần hoàn
Phổi: nằm 2 bên tim, một bên phổi to hơn bên còn lại, màu hồng, phổi chưa
phát triển nên có cấu tạo đơn giản gồm một đôi túi khí có vách ngăn
Gan: nằm phía bên phải ở bên trong ổ bụng.
Túi Mật: nằm ở mặt dưới của thuỳ gan hình dáng quả lê và có màu xanh, mật
được dự trữ trong túi mật
Dạ dày: túi phồng hình chữ J, nằm phía bên trái ở bên trong ổ bụng.
Ruột: nằm dưới dạ dày.
Lá lách: màu đỏ thẫm hình cầu nối ruột non với ruột già.
Tuyến tuỵ: nằm ở giữa dạ dày và ruột non.
Buồng trứng hoặc ống dẫn trứng: nằm dưới
Trực tràng: phía dưới ruột già, ngay trước hậu môn.
Mô tả các hệ cơ quan
+ Hệ hô hấp: phổi, da, mao mạch.
+ Hệ bài tiết: thận, ống đãn nước tiểu.
+ Hệ thần kinh: não trước, tiểu não, hành tủy, tủy sống, não.
+ Hệ tiêu hóa: miệng, dạ dày, ruột ngắn, gan – mật, tuyến tụy.
+ Hệ tuần hoàn: tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, hệ thống mạch máu.
BÀI 2: SINH LÝ TUẦN HOÀN
I. Mục đích
- Ngoài 2 quá trình điều hòa thần kinh và thể dịch, sự điều hòa hoạt động của tim
còn được thể hiện bởi hệ thống hạch và các sợi dẫn truyền tự động trên tim.
- Trung tâm của hệ thống này là hạch xoang nhĩ, điều khiển các hoạt động co cơ
tim và điều khiển hạch nhĩ thất, bó his, mạng lưới Purkinje.
II. Cách tiến hành
- Cách tiến hành dựa theo cách thực hành của “Giáo trình thực hành: Sinh lý
người và động vật” của ThS. Trần Thị Minh.

Hình: Tiến hành mổ ếch, thực hiện thao tác giống bài 1
Hình: Khi tiến hành thực hiện nút thắt thứ nhất và nút thắt thứ hai

Hình: Sau khi tháo nút 1 và 2 dùng chỉ thắt chặt mỏm tâm thất
Hình: Tiến hành cắt rời tim khỏi cơ thể và
thực hiện cắt tim thành 3 phần với dung dịch Ringer

III. Kết quả


- Bảng so sánh kết quả khi chưa thắt nút và sau khi thắt nút (nhịp/phút)
Khi chưa thắt Sau khi thắt
nút nút
Lần 1 41 47
Lần 2 40 49
Lần 3 42 45
Trung 41 45
bình

- Khi thắt chỉ ở xoang tĩnh mạch thì vùng xoang nhĩ vẫn đập bình thường, các
vùng khác như tâm nhĩ, tâm thất dừng một thời gian ngắn rồi hồi phục trở lại
do hạch xoang nhĩ là nơi tạo xung cho toàn bộ tim.
- Khi sợi chỉ thứ 2 nằm ở giữa hạch nhĩ thất, vùng xoang nhĩ vẫn đập bình
thường, vũng nhĩ đập chậm, vùng thất cũng đập chậm.
- Khi thắt chỉ ở phần mõm tâm thất thì phần mõm ngừng đập hoàn toàn các phần
còn lại vẫn đập bình thường.
- Khi tim bị cắt rời hoàn toàn khỏi cơ thể và thành 3 phần: phần xoang, phần nhĩ–
thất, phần tâm thất. khi cho vào đĩa Petri dựng dung dịch Ringer phần xoang nhĩ
vẫn đập vì có hạch, phần còn lại không có hạch ngưng đập hoàn toàn.

BÀI 3: KHỎA SÁT ĐỘ BỀN CỦA TẾ BÀO HỒNG CẦU


I. Mục đích
- Xét nghiệm sức bền hồng cầu được sử dụng để đo mức độ đề kháng của hồng
cầu đối với nguy cơ tan máu khi tiếp xúc với các mức độ pha loãng khác nhau của
dung dịch muối natri clorua.
II. Cách tiến hành
- Cách tiến hành dựa theo cách thực hành của “Giáo trình thực hành: Sinh lý
người và động vật” của ThS. Trần Thị Minh.

Hình 2.1: Sau khi bỏ dung dịch NaCl 1% vào 17 ống có nồng độ từ 0,1%-1%

Hình 2.2: Sau khi bỏ vào mỗi ống 0,1ml máu chống đông
III. Kết quả
Giải thích: Màng hồng cầu là màng màng bán thấm chính vì vậy khi cho hồng
cầu vào dung dịch nhược trương, nước sẽ từ ngoài vào trong hồng cầu để cân bằng áp
lực thẩm thấu, làm trương to hồng cầu. Dung dịch càng nhược trương nước sẽ vào
càng nhiều và hồng cầu càng dễ vỡ.
Hiện tượng đổi màu dung dịch trong thí nghiệm do hồng cầu bị trương tới mức
độ nào đó gây vỡ. Làm cho dung dịch chuyển màu
(1) Kết quả thu được khi đo mật độ quang được trình bày như sau:
OD
STT C%
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
1 0,1 0,055 0,052 0,057 0,054
2 0,2 0,057 0,056 0,058 0,057
3 0,25 0,064 0,059 0,062 0,061
4 0,3 0,056 0,057 0,053 0,055
5 0,35 0,176 0,176 0,173 0,175
6 0,4 0,236 0,233 0,233 0,234
7 0,45 0,311 0,313 0,331 0,318
8 0,5 0,244 0,253 0,243 0,246
9 0,55 0,188 0,197 0,196 0,193
10 0,6 0,294 0,172 0,169 0,211
11 0,65 0,438 0,347 0,314 0,366
12 0,7 0,296 0,305 0,309 0,303
13 0,75 0,363 0,340 0,356 0,353
14 0,8 0,341 0,436 0,337 0,371
15 0,85 0,368 0,361 0,346 0,358
16 0,9 0,329 0,337 0,341 0,335
17 1,00 0,277 0,297 0,287 0,287

(2) Đồ thị theo số liệu thu được:


0.4

0.35

0.3

0.25

OD
0.2

0.15

0.1

0.05

0
0,1 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,45 0,5 0,55 0,6 0,65 0,7
0,75 0,8 0,85 0,9 1,00
C%

(3) Điểm bắt đầu tiêu huyết và tiêu huyết hoàn toàn:
-Điểm bắt đầu tiêu huyết: là điểm bắt đầu mất màu từ màu hồng sang trong suốt.
Điểm bắt đầu tiêu huyết ở ống nghiệm số 8-9 có nồng độ 0,5%-0,55%.
-Điểm tiêu huyết hoàn toàn: là điểm mất màu hoàn toàn. Điểm tiêu huyết hoàn
toàn ở ống nghiệm số 10-17 có nồng độ 0,6%-1%.

BÀI 4: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU VÀ ĐỊNH


NHÓM MÁU HỆ ABO
Phần A. Xác định số lượng hồng cầu
I. Mục đích:
Giúp tự xác định số lượng hồng cầu trong 1ml.
II. Cách tiến hành:
- Cách tiến hành dựa theo cách thực hành của “Giáo trình thực hành: Sinh lý
người và động vật” của ThS. Trần Thị Minh.
Hình 4.1: Một số hình ảnh buồng đếm trong kính hiển vi
III. Kết quả
- Số liệu đếm được ở từng khu:

Khu 1 Tổng=39
Khu 2 Tổng=38
3 4 5 5
1 4 3 4
1 1 1 3
3 1 2 1
4 1 3 1 3 1 0 6
2 2 2 1 1 3 3 2
Khu trung Tổng=66
tâm
4 3 1 4
4 2 6 4
4 4 6 5
4 4 5 6
Khu 3 Tổng=45 Khu 4 Tổng=37
5 2 1 5 2 2 2 2
2 1 3 3 2 1 2 1
3 4 3 1 3 3 3 3
5 3 0 4 4 3 4 3

 Tổng số hồng cầu đếm được ở 5 khu là 225 HC.


- Kết quả:
- SLHC/ 3
= SLHC đếm x 4000/80 x độ pha loãng

 SLHC = 225 x 4000/80 x 200 = 2.250.000 HC

PHẦN B. ĐỊNH NHÓM MÁU ABO


I. Mục đích:
Xác định được nhóm máu A, B, O, AB
II. Cách tiến hành
- Cách tiến hành dựa theo cách thực hành của “Giáo trình thực hành: Sinh lý
người và động vật” của Ts. Trần Thị Minh.
III. Kết quả

Hình 4.2: Mẫu máu của Nhi Hình 4.3: Mẫu máu của Nghi

Hình 4.4: Mẫu máu của Linh Hình 4.5: Mẫu máu của Tuyền
Giải thích: Nhóm máu ABO được phân loại dựa vào kháng nguyên trên bề mặt
hồng cầu. Ta có thể sử dụng kháng huyết thanh mẫu để nhận biết nhóm máu bằng hiện
tượng ngưng kết.
Có 3 loại kháng huyết thanh mẫu: anti-A, anti-B, anti-AB.
Nếu mẫu có hiện tượng ngưng kết, hồng cầu sẽ tụ lại thành từng đám giữa
huyết thanh trong suốt. Ngược lại, nếu mẫu không có hiện tượng ngưng kết, hồng cầu
sẽ trải đều và hòa tan với huyết thanh như pha loãng máu.
Có 4 trường hợp tượng ứng với 4 loại nhóm máu
+ Trường hợp nhóm máu A: mẫu máu chỉ tạo ngưng kết với kháng huyết thanh
A hoặc kháng huyết thanh AB.
+ Trường hợp nhóm máu B: mẫu máu chỉ tạo ngưng kết với kháng huyết thanh
B hoặc kháng huyết thanh AB.
+ Trường hợp nhóm máu AB: mẫu máu tạo phản ứng ngưng kết với cả 3 loại
kháng huyết thanh là A, B, AB.
+ Trường hợp nhóm máu O: mẫu máu sẽ không tạo ngưng kết với 3 loại kháng
huyết thanh là A, B, AB
Cả 4 thành viên đều thuộc nhóm máu O nên
Định nhóm máu hệ ABO của thành viên trong nhóm:

Thành viên PP Phương pháp huyết thanh mẫu Kết quả


Sinh phẩm Chống A Chống B Chống AB (nhóm)
Tuyền, Linh, Kết quả phản ứng - - - A
Nghi, Nhi
Tuyền, Linh, - - - B
Nghi Nhi
Tuyền, Linh, - - - AB
Nghi, Nhi
Tuyền, Linh, + + + 0
Nghi, Nhi
Ghi chú: (+) Có ngưng kết; (-) Không ngừng kết
Định nhóm máu hệ ABO của thành viên trong lớp:

Hình 4.6: Nhóm máu của tất cả thành viên trong lớp
Sau khi tiến hành thí nghiệm cho được kết quả định nhóm máu hệ ABO của
từng thành viên trong lớp như sau:
- Nhóm máu A: 2 người trên tổng số 21 người => 9,5%
- Nhóm máu B: 5 người trên tổng số 21 người => 23,8%
- Nhóm máu AB: 1 người trên tổng số 21 người => 4,7%
- Nhóm máu O: 13 người trên tổng số 21 người => 62%

Nhóm máu A Nhóm máu B Nhóm máu AB Nhóm máu O

9%

24%

62%

5%

Biểu đồ phần trăm nhóm máu của tất cả thành viên trong lớp
Định nhóm máu ABO ở Việt Nam hiện nay:
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất, chiếm 37.4%. người có nhóm máu O
có thể: Cho máu cho tất cả các nhóm máu còn lại là A, B, AB, O. Nhưng chỉ nhận được
máu từ những người có nhóm máu O
Đứng thứ hai nhóm máu phổ biến là nhóm máu A chiếm 35.7%. người có
nhóm máu A có thể: Cho người có nhóm máu A và người có nhóm máu AB. Và nhận
máu từ người có nhóm máu O và A.
Nhóm máu B đây là nhóm máu khá hiếm, chiếm 8.5%, đứng sau nhóm máu AB.
người có nhóm máu B có thể: Cho máu cho người có nhóm máu B, người có
nhóm máu AB và nhận máu truyền từ những người có nhóm máu B hoặc O.
Nhóm máu là nhóm máu không phổ biến chỉ chiếm 3.4%. Người có nhóm máu
AB có thể: Cho máu cho những người có nhóm máu AB. Nhận máu truyền từ tất cả
những người có nhóm máu A, B, AB, O.

 Mỗi một nhóm máu trong hệ thống phân loại ABO đều có những đặc
trưng riêng, Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể
phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể. Kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu
truyền không đúng nhóm máu tương thích.
Bài 5: PHƯƠNG PHÁP NHUỘM TIÊU BẢN MÁU VÀ
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TẾ BÀO MÁU
I. Mục đích
Nhuộm các tiêu bản máu để phân biệt các loại tế bào máu và các loại tế bào bạch cầu
trên kính hiển vi.
II. Cách tiến hành
-Cách tiến hành dựa theo cách thực hành của “Giáo trình thực hành: Sinh lý người và
động vật” của ThS.Trần Thị Minh.
-Bước 1: Lấy mẫu máu

-Bước 2: Dàn mỏng mẫu máu và cố định tiêu bản


-Bước 3: Nhuộm tiêu bản
III. Kết quả

Hình 1. Bạch cầu Lymphocyte


* Bạch cầu Lymphocyte (bạch cầu không hạt)
Hình dạng của bạch cầu: bạch cầu hình tròn có nhân bên trong là hình tròn
Số lượng bạch cầu: bạch cầu tăng trong nhiễm virus, bệnh miễn dịch, bệnh bạch cầu
và giảm khi bị bệnh nặng kéo dài, tăng nồng độ streroid, bị ức chế miễn dịch

Hình 2. Bạch cầu Neutrophil


* Bạch cầu Neutrophil (bạch cầu hạt)
Hình dạng của bạch cầu: bạch cầu có hình tròn và có nhiều nhân bên trong
Số lượng bạch cầu: bạch cầu tăng khi có phản ứng, nhiễm kí trùng, bệnh tự miễn, suy
thượng thận và bạch cẩu giảm khi sử dụng một số thuốc có chứa corticoid, hội chứng
Cushing, stress.

BÀI 7: PHÂN TÍCH CUNG PHẢN XẠ


I. Mục đích
- Xác định được thời gian phản xạ hay thời gian tiềm tang và phân tích được các
yếu tố thành phần của cung phản xạ.
II. Cách tiến hành
- Cách tiến hành dựa theo cách thực hành của “Giáo trình thực hành: Sinh lý
người và động vật” của ThS. Trần Thị Minh.

Hình: Ếch không chọc tủy cắt ngang đầu và thực hiện quá trình nhúng chân vào
Acid 0,5%-1%
Hình: Tách da và gỡ tách dây thần kinh đối với bên chân còn lại của ếch, sau đó
nhúng chân ếch vào acid 0,5%-1%

Hình: Thử phản xạ của ếch đối với acid sau khi để tinh thể muối vào dây
thân kinh hông
Hình: Sau khi cắt dây thần kinh của ếch và tiến hành thí
nghiệm nhúng chân ếch đã cắt dây thần kinh vào acid
0,5%-1%

III. Kết quả


- ĐỐI VỚI CON ẾCH ĐẦU TIÊN: Chân
trái
Còn da Đã lột da
0,5% 1% 0,5% 1%
Lần 1 1,46s 1,48s 1,78s 16,25s
Lần 2 1,21s 1,76s 9,8s 23,2s
Lần 3 1,32s 2,45s 13,7s 34,27s
Trung bình 1,33s 1,89s 8,4s 24,57s
Ta đưa ra được kết quả khi nhúng chân ếch từ nồng độ thấp 0,5% tới nồng độ
cao 1% thời gian ở nồng độ 1% lâu hơn nồng độ 0,5%
 Giải thích: hiện tượng sau khi lột da phản ứng có chậm hơn so với lúc còn da vì
trên da cũng có các tế bào nhận cảm giác
Chân phải
Tách và thấm ướt Thắt chỉ Cắt chỉ và tẩm dd
dd sinh lý sinh lý
0,5% 1% 0,5% 1% 0,5% 1%
Lần 1 2,5s 7,25s 2p11s 18,20s 1p12s 24,3s
Lần 2 1,43s 19,27s 37,2s 17,29s 34,12s 34,1s
Lần 3 6,75s 23,17s 2p20s 19,17s 37,28s 39,37s
Trung bình 3,56s 16,56s 1p43s 18,22s 47,8s 32,59s

Khi mổ và tách dây thần kinh hông ta thấy được hiện tượng đùi ếch vẫn có
phản xạ co chân với acid 0,1 % nhưng thời gian lâu hơn so với trước khi mổ và tách
 Giải thích:
-Khi tách dây thần kinh ra và tẩm dung dịch sinh lý vào dây thần kinh hông của
ếch nhận thấy được rằng cấu tạo và chức năng của dây thần kinh vẫn giữ
nguyên trạng thái chính vì vậy việc phản xạ vẫn tiếp tục xảy ra.
-Sau khi tách dây thần kinh ta dùng chỉ luồng vào sau đó thắt nút dây ta nhận
thấy được rằng ếch không còn phản xạ mạnh do kích thích truyền qua dây thần
kinh bị nghẽn lại.
-Sau khi luồng chỉ tiến hành cắt chỉ ở dây thần kinh ếch, ếch không phản xạ
được nữa do kích thích được truyền qua dây thần kinh bị chặn lại chính vì thế
thời gian phản xạ của ếch sẽ lâu, nếu ếch có phản xạ thì đó là do thần kinh của
ếch có khả năng cảm ứng chứ không phải phản xạ.
- ĐỐI VỚI CON ẾCH THỨ HAI (CHỈ SỬ DỤNG NỒNG ĐỘ H2SO4 1%):
Không sử dụng ether mà thay bằng muối ăn
1% Tẩm muối 5 phút
Lần 1 6,39s 2p27s
Lần 2 16,14s Không phản ứng
Lần 3 21s Không phản ứng
Trung bình 14,51s 2p27s
Trước khi tẩm muối ăn ếch có hiện tượng phản xạ co chân bình thường

 Giải thích: Sau khi tẩm muối ăn 5 phút ta thu được thời gian phản xạ của ếch
lâu hơn và dẫn đến không phản xạ. Vì muối ăn có tác dụng ức chế làm chậm sự
lan chuyền xung thần kinh tới trung ương thần kinh và tuỷ sống dẫn đến ếch
phản xạ chậm so với trước khi đặc tinh thể muối ăn lên dây thần kinh hông
- ĐỐI VỚI CON ẾCH THỨ BA (CHỈ SỬ DỤNG NỒNG ĐỘ H2SO4 1%):

Chân trái Chân phải


Còn dây thần Đã cắt dây Chưa chọc Đã chọc tuỷ
kinh thần kinh tuỷ
Lần 1 7,42s Không phản 7,52s Không phản
xạ xạ
Lần 2 6,52s Không phản 7,23s Không phản
xạ xạ
Lần 3 14,58s Không phản 13,47s Không phản
xạ xạ
Trung bình 9,51s Không phản 9,4s Không phản
xạ xạ

Chân trái
 Giải thích: khi cắt dây thần kinh hông thì ếch không còn phản xạ so với khi chưa
cắt dây thần kinh hông. Vì khi cắt dây thần kinh hông đùi sẽ cắt đứt sự truyền các
kích thích từ các tế bào thụ quan đến trung ương thần kinh và tuỷ sống

Chân phải
 Giải thích: khi chọc thẳng vào tuỷ sống đã phá huỷ hoàn toàn cơ quan não bộ
còn lại sau khi đã cắt đầu. Lúc này các yếu tố của cung phản xạ không còn
nguyên vẹn nên phản xạ không thực hiện được
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN
Bảng báo cáo đánh giá thành viên
Họ và tên MSSV Đóng góp Chữ ký
Phùng Ngọc 2174202070004 100%
Tuyền

Hoàng Ý Nhi 2174202070009 100%

Bùi Nhã Linh 2174202070044 100%

BÙI NHÃ LINH

Ngô Vương Nghi 2174202070054 100%

NGÔ VƯƠNG NGHI

You might also like