Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 45

PPHA1002

CHUYÊN ĐỀ THÔNG TIN THUỐC

GIỚI THIỆU THÔNG TIN THUỐC


VÀ QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC
Chương trình Dược sĩ Đại học – Sinh viên năm 1

Email: vl.ngoc@hutech.edu.vn
Điện thoại: (028) 5449 9968
Tài liệu tham khảo

• Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia, Nhà xuất bản Y
học
• Marie A, Matthew L (2013). Remington Education:
Drug Information and Literature Evaluation.
• Pharmaceutical Press.

2
NỘI DUNG

• Đại cương
• Phân loại thông tin thuốc
• Quy trình thông tin thuốc
• Trung tâm thông tin thuốc

3
1. ĐẠI CƯƠNG

4
1. ĐẠI CƯƠNG
Trên thế giới, thuật ngữ “Thông tin thuốc” (Drug
information - DI) bắt đầu được đề cập nhiều vào những
năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20.
“Thông tin thuốc” có thể hiểu đơn giản là các thông tin
gắn liền với thuốc, thường được in trong các tài liệu tham
khảo (các nguồn thông tin). Tuy nhiên, để hiểu rõ khái
niệm “Thông tin thuốc”, thường phải đặt thuật ngữ này
vào trong các ngữ cảnh cụ thể, đi kèm với các thuật ngữ
khác, bao gồm:
• Chuyên gia/ dược sĩ: các cá nhân tham gia vào công tác
thông tin thuốc
• Cơ sở y tế: địa điểm diễn ra hoạt động thông tin thuốc
• Đào tạo kỹ năng: năng lực thông tin thuốc
5
1. ĐẠI CƯƠNG
Khái niệm “Thông tin thuốc” mở rộng:
• Thực hành TTT: quản lý, đánh giá, tổng hợp và
cung cấp thông tin về thuốc và/hoặc các vấn đề
liên quan đến thuốc, bao gồm cả những vấn đề
vượt ra ngoài thông tin sản phẩm đã được chấp
thuận: ví dụ:
– Thu hồi sản phẩm
– Kê đơn theo chỉ định chưa được chấp thuận (off-
label): chỉ định, liều dùng, đường dùng
– Thông tin mới được công bố: hiệu quả điều trị, phản
ứng có hại
– Đối tượng đặc biệt: dùng nhiều thuốc (tương tác),
mắc nhiều bệnh
6
1. ĐẠI CƯƠNG
• Thông tư 13/2009/TT-BYT hướng dẫn hoạt động thông tin,
quảng cáo thuốc
• Thông tư hợp nhất 05/TTHN-BYT hướng dẫn hoạt động
thông tin, quảng cáo thuốc
• Thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các
thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ
định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc,
phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (trẻ
em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và
các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm
thông tin thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các
đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của
người sử dụng thuốc.

7
1. ĐẠI CƯƠNG
• Thông tin thuốc là một vấn đề được coi trọng
hàng đầu nhằm hướng tới sử dụng thuốc một
cách an toàn và hợp lý trong chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe con người với những vai trò sau:
– Tăng cường đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý và an
toàn
– Phục vụ mục đích giám sát và đánh giá sử dụng
thuốc
– Phục vụ việc ra quyết định chính xác và kịp thời
trong điều trị bệnh nhân

8
1. ĐẠI CƯƠNG
• Yêu cầu của thông tin thuốc:
– phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, chính
xác, trung thực, rõ ràng và không được gây hiểu
lầm.
– phân tích, so sánh, được biểu diễn dưới dạng
bảng biểu, hình vẽ, được định hướng đối tượng
cần cung cấp thông tin, luôn cập nhật, theo dõi, và
luôn được hệ thống hóa
– Ngoài ra nội dung thông tin thuốc phải phù hợp
với đối tượng được thông tin:

9
1. ĐẠI CƯƠNG
• Yêu cầu của thông tin thuốc: Cho nhân viên y
tế
– Thông tin có nội dung chuyên sâu về thuốc.
– Cung cấp dưới nhiều hình thức như:
– cung cấp theo yêu cầu bởi các trung tâm thông tin
thuốc
– thông tin qua hội thảo, báo cáo khoa học
– các thông tin được in ấn sẵn trong các tài liệu
tham khảo hay đưa lên Internet để nhân viên y tế
tự khai thác theo nhu cầu…
10
1. ĐẠI CƯƠNG
• Yêu cầu của thông tin thuốc: Cho nhân viên y
tế
• Các thông tin chung về thuốc: các cách phân
loại thuốc
– Danh mục thuốc thiếu yếu
– Thuốc không kê đơn (OTC)
– Thuốc kê đơn
– Mã phân loại giải phẫu – điều trị - hóa học (ATC)
– Danh mục các tên thuốc gốc, tên thương mại
– Thuốc được phép
11
1. ĐẠI CƯƠNG
• Yêu cầu của thông tin thuốc: Cho nhân viên y
tế
• Cơ chế tác động của thuốc
– Đặc tính dược động học: hấp thu, phân bố,
chuyển hóa, thải trừ
– Các chỉ định, chống chỉ định
– Cách dùng, liều lượng
– Các phản ứng bất lợi có thể xả ra
– Độc tính, biểu hiện ngộ độc, xử trí
– Tương tác và tương kỵ của thuốc
12
1. ĐẠI CƯƠNG
• Yêu cầu của thông tin thuốc: cho bệnh nhân
– nội dung ngắn gọn, dễ hiểu
– hình thức thông tin đơn giản, cố gắng tận dụng
các phương tiện truyền thông sẵn
– nhằm giúp cho bệnh nhân hiểu rõ lợi ích và tác hại
của thuốc
– tuân thủ các hướng dẫn điều trị
– đảm bảo thực hiện sử dụng thuốc hợp lý và an
toàn

13
1. ĐẠI CƯƠNG
• Yêu cầu của thông tin thuốc: cho bệnh nhân
Nội dung:
– Tên thuốc (tên gốc, tên biệt dược)
– Tác dụng
– Dạng dùng, liều dùng, cách dùng
– HDSD các dạng bào chế đặc biệt
– Hướng dẫn quan sát, theo dõi các triệu chứng
khác lạ trong khi dùng thuốc (nhớ kỹ để theo dõi
tiếp cho những lần dùng thuốc sau)
14
1. ĐẠI CƯƠNG
• Yêu cầu của thông tin thuốc: cho bệnh nhân
Nội dung:
– Những triệu chứng của phản ứng không mong
muốn, cách xử trí
– Kỹ năng tự theo dõi tác dụng thuốc trong quá
trình điều trị
– Tương tác thuốc
– Cách bảo quản lượng thuốc đã mua, được cấp

15
2. PHÂN LOẠI THÔNG TIN THUỐC

Phân loại câu hỏi TTT giúp:


• Lên kết hoạch xác định nguồn TTT phù hợp
• Lưu trữ có hệ thống, chuẩn bị các câu hỏi thường
gặp
• Tăng cường phương pháp tiếp cận chuẩn
• Tránh bỏ qua các nguồn thông tin hữu ích
• Cần thiết cho người sử dụng chưa có kinh nghiệm
• Có thể làm giảm hiệu suất khi phải cân nhắc tất
cả các lựa chọn
• Mất thời gian để duy trì
16
2. PHÂN LOẠI THÔNG TIN THUỐC

Theo mức độ phức tạp của câu hỏi


• Câu hỏi đơn giản: không cần đến sự hỗ trợ
của nguồn tài liệu tham khảo và những kỹ
năng phân tích, đánh giá để có thể tìm thấy
câu trả lời
• Câu hỏi phức tạp: đòi hỏi phải có sự hỗ trợ
của nguồn tài liệu tham khảo và những kỹ
năng phân tích, đánh giá để có thể tìm thấy
câu trả lời

17
2. PHÂN LOẠI THÔNG TIN THUỐC

Theo đối tượng được thông tin:


• Thông tin cho cán bộ y tế
– Cho cá nhân: thầy thuốc kê đơn (bác sĩ, y sĩ), y tá,
điều dưỡng, dược sĩ bệnh viện, người bán thuốc
– Cho tổ chức: hội đồng thuốc và điều trị, bảo hiểm
y tế
• Thông tin cho người sử dụng thuốc
– Bệnh nhân, người dùng thuốc
– Cộng đồng, người tiêu dùng thuốc

18
2. PHÂN LOẠI THÔNG TIN THUỐC

• Theo nội dung chuyên biệt của thông tin cần


cung cấp
– Các câu hỏi liên quan đến đặc tính và cách sử
dụng thuốc
– Câu hỏi về luật, chính sách y tế
– Câu hỏi về giá cả

19
2. PHÂN LOẠI THÔNG TIN THUỐC

• Theo mức độ ưu tiên


– Vấn đề lâm sàng cấp tính (khẩn cấp nhất)
– Vấn đề lâm sàng không cấp tính
– Sự kiện cụ thể; bài giảng; hội thảo chuyên ngành
– Nghiên cứu
– Thắc mắc chung chung
• Theo mức độ quen thuộc của câu hỏi: Đã được
nghiên cứu nhiều hay chưa

20
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

• Quy trình trả lời câu hỏi thông tin thuốc được
xây dựng lần đầu tiên vào năm 1975 bởi
Watanabe, gồm 5 bước.
• Sau đó, quy trình được phá triển và hoàn thiện
dần bởi một số tác giả khác.
• Một trong những quy trình trả lời câu hỏi thông
tin thuốc được ứng dụng rộng rãi hiện nay là
quy trình do Host và Kirkwood đưa ra năm
1987, gồm 7 bước được trình bày sau đây:
21
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

• Bước 1: xác định đặc điểm người yêu cầu thông tin
• Bước 2: thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu
cầu thông tin
• Bước 3: xác định và phân loại câu hỏi cuối cùng
• Bước 4: tìm kiếm thông tin
• Bước 5: đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin
• Bước 6: trả lời thông tin
• Bước 7: lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi

22
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 1: xác định đặc điểm người yêu cầu thông tin
• Các thông tin cần thu thập bao gồm:
– Tên, địa chỉ liên lạc, điện thoại, email, fax để có thể
liên lạc một cách thuận tiện nhất
– Nghề nghiệp, trình độ chuyên môn
• Mục đích của bước này là để xây dựng được câu
trả lời phù hợp nhất và đảm bảo liên hệ được với
người yêu cầu thông tin thuốc.
• Đối tượng yêu cầu thông tin thuốc khác nhau thì
nội dung của thông tin trả lời sẽ khác nhau. 23
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 2: thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu cầu
thông tin
• Trên lâm sàng, phần lớn các câu hỏi thông tin thuốc có
liên quan đến bệnh nhân cụ thể.
• Người làm công tác TTT cần ghi nhận câu hỏi ban đầu
và phải khai thác một số thông tin liên quan
• Đây có thể coi là bước khó nhất trong quy trình thông
tin thuốc, vì nó đòi hỏi một kiến thức rộng.
• Tùy theo yêu cầu của hoàn cảnh cụ thể, người làm công
tác thông tin thuốc phải đưa ra các câu hỏi chuyên biệt
để nhận được các thông tin cần thiết
24
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 2: thu thập các thông tin cơ bản từ người


yêu cầu thông tin
1.Đối với thuốc thải trừ qua gan, kết quả chức
năng gan, bilirubin và/hoặc albumin như thế nào?
2.Đối với thuốc cần theo dõi nồng độ thuốc trong
máu, kết quả các nồng độ gần nhất liên quan đến
liều lượng của bệnh nhân là bao nhiêu?
3.Kết quả các xét nghiệm lâm sàng gần đây? Tình
trạng bệnh nhân có ổn định không?
4.Bệnh nhân có yếu tố ảnh hưởng đến chuyển
hóa thuốc hay không?
25
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 2: thu thập các thông tin cơ bản từ người yêu


cầu thông tin
5. Đối với thuốc thải trừ qua gan, kết quả chức năng
gan, bilirubin và/hoặc albumin như thế nào?
6. Đối với thuốc cần theo dõi nồng độ thuốc trong
máu, kết quả các nồng độ gần nhất liên quan đến
liều lượng của bệnh nhân là bao nhiêu?
7. Kết quả các xét nghiệm lâm sàng gần đây? Tình
trạng bệnh nhân có ổn định không?
8. Bệnh nhân có yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa
thuốc hay không?

26
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 3: xác định và phân loại câu hỏi TTT


• Tiêu chí đánh giá cơ bản: thông tin trả lời có đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng hay không?
• Đa số khách hàng không hài lòng nếu TTT chỉ nhằm trả lời cho
câu hỏi ban đầu mà họ đặt ra => Yêu cầu cơ bản của người hỏi có
thể khác với câu hỏi ban đầu.
• Vì vậy, một kỹ năng quan trọng trong quy trình thông tin thuốc là
phải kết hợp câu hỏi ban đầu với các thông tin được khai thác
trong 2 bước trên để tìm ra câu hỏi cuối cùng.
=> phân loại câu hỏi theo từng nhóm nội dung nhất định, giúp định
hướng tìm tài liệu tham khảo để việc tìm kiếm câu trả lời hiệu quả
nhất.
27
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 4: tìm kiếm thông tin


• Dựa theo tính sẵn có của tài liệu
• Tùy theo nội dung chuyên biệt của thông tin
cần tìm kiếm
• Người làm công tác thông tin thuốc sẽ lựa
chọn nguồn thông tin thích hợp
• và đặt thứ tự ưu tiên để tìm ra các thông tin
đáp ứng yêu cầu.
28
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 4: tìm kiếm thông tin


• Thông thường việc tìm kiếm thông tin hiệu
quả nhất khi bắt đầu từ nguồn thông tin thứ
3, cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn
tổng quát về vấn đề đang tìm kiếm.
• Khi nguồn tài liệu không cung cấp được câu
trả lời hoặc cần thêm những bằng chứng khoa
học cụ thể và cập nhật thì tìm đến nguồn tài
liệu cấp 2 và cấp 1.

29
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

• Bước 4: tìm kiếm thông tin

30
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC
Bước 4: tìm kiếm thông tin
• Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc tìm kiếm
thông tin có thể không phải đi theo tất cả các bước
trên và yêu cầu sử dụng cả 3 loại nguồn tài liệu.
• Ví dụ như với một câu hỏi liên quan đến cơ chế tác
dụng, có thể dễ dàng tìm thấy từ những nguồn thông
tin cấp 3, và thông thường những thông tin đó đủ để
đưa ra kết luận về câu trả lời.
• Tuy nhiên với câu hỏi liên quan đến các thử nghiệm
lâm sàng chứng minh hiệu quả off-label trên những
nhóm bệnh nhân đặc biệt, có thể phải tìm kiếm đến
những nguồn thông tin cấp 1.
31
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC
Bước 4: tìm kiếm thông tin
• Đối tượng yêu cầu thông tin thuốc cũng là một yếu tố
cân nhắc trong chiến lược tìm kiếm thông tin.
• Đối với những câu hỏi từ bệnh nhân hoặc người nhà
bệnh nhân, thì nguồn thông tin ưu tiên tìm kiếm là
những nguồn tài liệu cấp 3, chứ không phải là từ các
thử nghiệm lâm sàng.
• Nhưng trong trường hợp câu hỏi đến từ bác sĩ liên
quan đến việc điều trị bệnh nhân cụ thể và khả năng
ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp trên bệnh nhân
thì việc cung cấp thông tin từ những nguồn tài liệu cấp
1 có thể là điều cần thiết.
32
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 5: đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin


• Kỹ năng đánh giá thông tin là một kỹ năng khó,
đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh
vực trong y dược.
• Trong thời đại bùng nổ thông tin như nhiện nay,
cùng một vấn đề nhưng có rất nhiều thông tin
liên quan, các thông tin này có thể giống nhau,
nhưng cũng có thể khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau.
• Chính vì vậy, việc đánh giá, phân tích thông tin,
tổng hợp thành câu trả lời gửi đến khách hàng là
yêu cầu bắt buộc.
33
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 5: đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin


• Tự đánh giá lại chiến lược tìm kiếm: năng suất/ hiệu
quả
• Đánh giá và phân tích y văn khách quan, kỹ lưỡng
• Nhận thức được hạn chế của mỗi nguồn TT
• So sánh thông tin từ các nguồn khác nhau để đảm bảo
thống nhất
• Bàn luận điểm mạnh, yếu của TT mâu thuẫn
• Tránh bỏ qua các TT có giá trị, ảnh hưởng đến câu hỏi
chung
• Tham vấn đồng nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực
cụ thể
34
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 6: Trả lời thông tin


• Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà thông tin
có thể được trả lời dưới nhiều hình thức:
– trả lời miệng,
– qua điện thoại,
– qua thư/email,
– phiếu trả lời thông tin

35
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 6: Trả lời thông tin


• Xây dựng câu trả lời TTT:
– Trả lời đúng hạn, đúng vào câu hỏi
– Cân nhắc cách thức phản hồi: nói hoặc viết
– Truyền đạt TT chính xác, rõ ràng, đầy đủ, thuyết
phục, tin cậy
– Sắp xếp các điểm quan trọng cần tranh luận
– Biên tập câu trả lời cho phù hợp với đối tượng yêu
cầu TTT

36
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 6: Trả lời thông tin


• Xây dựng câu trả lời TTT:
– Chuẩn bị sẵn tài liệu
– Tối thiểu hoặc đủ chi tiết (nếu yêu cầu)
– Nếu không trả lời được/ trả lời chưa đầy đủ, hãy
giải thích rõ
– Dự đoán câu hỏi có thể bị hỏi thêm sau khi trả lời

37
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 6: Trả lời thông tin


• Phản hồi khách quan, không thiên vị:
– Cung cấp các quan điểm khác nhau
– Mô tả cách đánh giá tài liệu và khẳng định quan điểm
tốt hơn
– Làm rõ điểm mạnh và điểm yếu của lựa chọn
– Chốt lại đề nghị, tư vấn
– Trích dẫn chính xác, đầy đủ TLTK
• Chủ động nhận thêm câu hỏi, đề xuất theo dõi:
nâng cao mối quan hệ
38
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 7: lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi


• Lưu trữ câu hỏi thông tin thuốc bao gồm nội
dung câu hỏi, câu trả lời, và tài liệu tham khảo.
• Đây là bước khá quan trọng nhằm:
– đánh giá nhu cầu thông tin thuốc, cung cấp khi được
yêu cầu lại TT (ví dụ: sử dụng trong đào tạo)
– tổng kết kinh nghiệm, thống kê, báo cáo
– tiết kiệm thời gian và công sức trong trường hợp tìm
câu trả lời cho những câu hỏi tương tự
– Căn cứ kiểm tra, đánh giá lại trình độ DS và tính xác
thực câu trả lời
– Hình thức bảo vệ các vấn đề liên quan pháp lý
39
3. QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC

Bước 7: lưu trữ, thu thập thông tin phản hồi


• Việc thu thập thông tin phản hồi để
– đảm bảo câu hỏi đã được trả lời một cách đầy đủ,
chính xác, thỏa mãn nhu cầu bệnh nhân hay chưa,
đặc biệt trong trường hợp câu hỏi liên quan đến
tình trạng cụ thể.
– Khi có những thông tin được tìm kiếm thêm sau
khi đã đưa câu trả lời, cần tiếp tục liên lạc với
bệnh nhân để trao đổi tiếp.

40
4. TRUNG TÂM THÔNG TIN THUỐC

• Thế giới:
– Năm 1962, trung tâm Thông tin thuốc đầu tiên
được thành lập tại trung tâm y tế Kentucky – Mỹ
– Sang thập niên 70, tại nhiều nước đã hình thành
hệ thống các trung tâm TTT từ TW đến địa
phương
– Đa phần các trung tâm được đặt tại các bệnh viện
và trung tâm y tế, chỉ một phần nhỏ được đặt ở
các trường đại học dược

41
4. TRUNG TÂM THÔNG TIN THUỐC

Việt Nam:

42
4. TRUNG TÂM THÔNG TIN THUỐC

Việt Nam:
• Trung tâm DI & ADR quốc gia
• Quyết định 991/QĐ-BYT ngày 24/03/2009 của
Bộ trưởng Bộ y tế
• Chính thức đi vào hoạt động từ ngày
09/06/2009
• Website: http://canhgiacduoc.org.vn
• http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/

43
4. TRUNG TÂM THÔNG TIN THUỐC

Việt Nam:

44
4. TRUNG TÂM THÔNG TIN THUỐC

Chức năng của trung tâm Thông tin thuốc:


• Thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin liên
quan đến thuốc và sức khỏe
• Lưu trữ thông tin có hệ thống để dễ khai thác
• Biên tập thông tin phục vụ các nhu cầu
• Cung cấp những dịch vụ thông tin hiệu quả
• Thu thập thông tin phản hồi từ người dùng
tin.

45

You might also like