De Cuong On Tap Sinh 11 Co Dap An

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

www.thuvienhoclieu.

com

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 – SINH HỌC 11


------------------------cosssss--
Câu 139: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự :
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep.
C. Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân
Câu 140: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là:
A. mạng lưới nội chất. B. Lục lạp. C. Ti thể. D. không bào.
Câu 141: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) diễn ra ở tất cả các cơ quan thực vật ( rễ, thân, lá và quả).
(2) rễ là nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất.
(3) trong tế bào thực vật, hô hấp diễn ra ở ti thể và tế bào chất.
(4) sản phẩm của sự phân giải hoàn toàn chất hữu cơ trong hô hấp thực vật là nước, CO2 và năng lượng (ATP và nhiệt).
(5) nhờ quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian được hình thành để tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể.
Phương án trả lời đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 142: Khi nói về quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Xảy ra trong tế bào chất.
(2) Là quá trình phân giải glucôzơ thành axit piruvic không có sự tham gia của oxi.
(3) Là quá trình oxi hóa chất đường.
(4) Qua đường phân, một phân tử đường glucôzơ được phân giải thành 2 phân tử axit piruvic.
(5) Là giai đoạn chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí.
(6) Mỗi phân tử được phân giải tạo 2 phân tử axit piruvic, nước và 2 phân tử ATP.
Phương án trả lời đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 143: Trong hô hấp, nguyên liệu là glucozo được phân giải đến sản phẩm đơn giản nhất có chứa 3 nguyên tử cacbon là:
A. Axit pyruvic. B. Axit photpho glixêric. C. Axetin – CoA D. Alđêhyt phôtpho glixeric
Câu 144: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
A. Rượi êtylic + CO2 + Năng lượng. B. Axit lactic + CO2 + Năng lượng.
C. Rượi êtylic + Năng lượng. D. Rượi êtylic + CO2 .
Câu 145: Nhân tố nào quyết định hô hấp hiếu khí hay hô hấp kị khí? A. O2 B. CO2 C. chất hữu cơ. D. hệ enzim
Câu 146: Cho các nhận định về ảnh hướng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm.
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quán.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đồi khối lượng và chất lượng nông sán, thực phẩm.
Số nhận định đúng là: C. 1. D. 2. B. 3. A. 4.
Câu 147: Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy mầm,
que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Bình chứa hạt sống có nước nên que diêm không cháy được. B. Bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O 2.
C. Bình chứa hạt sống hô hấp thải nhiều O2 ức chế sự cháy. D. Bình chứa hạt sống mất cân bằng áp suất khí làm diêm tắt.

www.thuvienhoclieu.com Trang 1
www.thuvienhoclieu.com

Câu 148 : Trong các phát biểu sau về hô hấp hiếu khí và lên men:
(1) Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần ôxi
(2) Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử còn lên men thì không
(3) Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là etanol hoặc axit lactic
(4) Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.
(5) Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2 ATP) so với lên men (36 – 38 ATP).
Các phát biểu không đúng là: A. 1, 3. B. 2, 5. C. 3, 5. D. 4, 5.

. B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT:

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT


Câu 149: Tiêu hoá là quá trình
A. tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. C. tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.
Câu 150: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được
A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 151: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá :
A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 152: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá diễn ra như sau:
A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
Câu 153: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
(1) đa số động vật đơn bào. (2) thực hiện tiêu hóa nội bào. (3) thức ăn vào cơ thể theo kiểu nhập bào.
(4) không bào tiêu hóa + Lizôxôm tiết enzim tiêu hóa thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Các phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 154: Khi nói về tiêu hóa ở động vật có cơ quan tiêu hóa dạng túi, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) ruột khoang, giun dẹp có túi tiêu hóa là khoang cơ thể thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.
(2) thực hiện tiêu hóa ngoại bào ( trong lòng túi ) và tiêu hóa nội bào ( tiêu hóa trong tế bào trên thành túi tiêu hóa).
(3) có nhiều tế bào tuyến trên thành túi tiết enzim tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể sử dụng được.
(4) hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào.
(5) Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm.
Các phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 155: Ý nào không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng. B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng. D. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyển hoá về chức năng.
Câu 156: Điểu nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống ?

www.thuvienhoclieu.com Trang 2
www.thuvienhoclieu.com

A. Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm.


B. Hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào.
C.Ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.
D. Các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa.
Câu 157: Thứ tự nào sau đây đúng với thứ tự từ trước về sau của một đoạn ống tiêu hóa của chim?
A. Thực quản → dạ dày tuyến → diều → dạ dày cơ. B. Diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → thực quản.
C. Thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ. D. Diều → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ.
Câu 158: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người
A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
B. miệng → thực quán → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
Câu 159: Trong các bộ phận của ống tiêu hóa người, bộ phận không xảy ra tiêu hóa cơ học và hóa học là:
A. ruột già. B. dạ dày. C. miệng. D. ruột non.
Câu 160: Trong ống tiêu hóa của động vật ăn tạp, bộ phận nào sau đây xảy ra quá trình tiêu hóa sinh học? không xảy ra tiêu
hóa cơ học và hóa học là: A. ruột già. B. dạ dày. C. thực quản. D. ruột non.
Câu 161: Ý không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?
A. Trong ống tiêu hoá có ruột non. B. Trong ống tiêu hoá có thực quản.
C. Trong ống tiêu hoá của có dạ dày. D. Trong ống tiêu hoá có diều.
Câu 162: Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác
của ống tiêu hóa?
A. Ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của gan, tụy và tuyến ruột.
B. Ruột non xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. C. Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.
D. Ruột non chứa nhiều enzim có tác dụng phân giải hầu hết các loại thức ăn khác nhau.
Câu 163: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thực vật như thế nào?
A. tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. B. chỉ tiêu hóa cơ học.
C. tiêu hóa hóa học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh. D. chỉ tiêu hóa hóa học.
Câu 164: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có bốn ngăn?
A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. ngựa, thỏ, chuột. C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. trâu, bò, cừu, dê.
Câu 165: Trật tự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày ở trâu, bò:
A. dạ cỏ  dạ lá sách  dạ tổ ong  dạ múi khế. B. dạ cỏ  dạ tổ ong  dạ lá sách  dạ múi khế.
C. dạ cỏ  dạ múi khế  dạ lá sách  dạ tổ ong. D. dạ cỏ  dạ lá sách  dạ múi khế  dạ tổ ong.
Câu 166: Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. B. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
C. Tiết enzim pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
D. Thức ăn được trộn với nước bọt, được vi sinh vật tiết enzim phá vỡ thành tế bào tiêu hoá thức ăn xellulôzơ.
Câu 167: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?
A. tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học. B. chỉ tiêu hóa cơ học.
C. tiêu hóa hóa học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh. D. chỉ tiêu hóa hóa học.
Câu 168: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?

www.thuvienhoclieu.com Trang 3
www.thuvienhoclieu.com

A. dạ dày đơn. B. ruột ngắn. C. manh tràng phát triển.


D. thức ăn qua ruột non, trải qua tiêu hóa cơ học, hóa học và được hấp thụ.
Câu 169: Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa gặm và lấy th.ăn ra khỏi xương. B. Răng cửa giữ thức ăn. C. Răng nanh cắn và giữ mồi.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Câu 170: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt. B. Diều được hình thành từ khoang miệng.
C. Diều được hình thành từ dạ dày. D. Diều được hình thành từ thực quản.
Câu 171: Khi nói về cấu tạo của ống tiêu hóa, đặc điểm giống nhau giữa giun đất, châu chấu và gà là:
A. Đều có dạ dày phát triển thành mề. B. Đều có diều phát triển từ một phần thực quản.
C. Đều có mỏ sừng ở miệng để cắt thức ăn. D. Đều có miệng, diều và mề là những bộ phận tiêu hóa cơ học.
Câu 172: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Cừu, chó, thỏ. B. Chuột, lợn, mèo. C. Bồ câu, thỏ, gà. D. Gà, Vịt, bồ câu.
Câu 173: Khi nói về cấu tạo ruột non người, các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có
tác dụng gì?
A. tạo thuận lợi cho tiêu hóa cơ học. B. làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột.
C. tạo thuận lợi cho tiêu hóa hóa học. D. làm tăng nhu động ruột.

HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT


Câu 174: Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp:
A. bằng mang. B. bằng hệ thống ống khí. C. bằng phổi. D. qua bề mặt cơ thể.
Câu 175: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ:
A. sự co dãn của phần bụng. B. Sự vận động của cánh. C. sự co dãn của túi khí. D. Sự di chuyển của chân.
Câu 176: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ: A. Sự vận động của cánh.
B. sự nhu động của hệ tiêu hóa. C. sự di chuyển của chân. D. sự co dãn của phần bụng.
Câu 177: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?
A. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
C. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang. D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.
Câu 178: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?
A. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước. B. Vì phổi không thải được CO2 trong nước.
C. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
D. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
Câu 179: Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?
A. Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể.
B. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể.
C. Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể.
D. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể
Câu 180: Côn trùng có hình thức hô hấp nào?
A. hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi. C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

www.thuvienhoclieu.com Trang 4
www.thuvienhoclieu.com

Câu 181: Nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào vì:
A. Một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang. B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể. D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào màu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 182: Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có:
A. khối lượng lớn hơn. B. cấu trúc phức tạp hơn. C. có kích thước lớn hơn.
D. có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
Câu 183: Chim hô hấp nhờ: A. phổi. B. hệ thống túi khí và phổi. C. mang. D. qua bề mặt cơ thể.
Câu 184: Ý không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật ?
A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
Câu 185: Ý không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí ?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn. B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) khá lớn.
Câu 186: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp:
A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi. C. Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 187: Ý không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?
A. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2.
B. Qúa trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.
C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.
D. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.
Câu 188: Khi cá thở ra:
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở. B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng mở, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở. D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.
Câu 189: Lưỡng cư vừa sống ở nước vừa sống ở cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú. B. hô hấp bằng da và bằng phổi.
C. da luôn cần ẩm ướt. D. chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
Câu 190: Đặc điểm hô hấp của lưỡng cư là:
A. trao đổi khí qua da ẩm là chủ yếu. B. trao đổi khí qua phổi ẩm là chủ yếu.
C. trao đổi khí qua da ẩm và qua mang. D. trao đổi khí qua phế nang là chủ yếu.
Câu 191: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác:
A. Phế quản phân nhánh nhiều. B. Có nhiều phế nang. C. Khí quản dài. D. Có nhiều ống khí.
Câu 192: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.
B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.
C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.
D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.
Câu 193: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì:
A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.

www.thuvienhoclieu.com Trang 5
www.thuvienhoclieu.com

B. Vì độ ẩm trên cạn thấp. C. Vì không hấp thu được O2 của không khí. D. Vì nhiệt độ trên cạn cao.
Câu 194: Đặc điểm cấu tạo của cơ quan hô hấp ở chim khác với bò sát và thú:
A. có số lượng phế nang nhiều hơn. C. có các túi khí nằm ở phía trước và phía sau phổi.
B. có phế quản phân nhánh. D. cử động hô hấp được thực hiện do sự co giãn của các cơ hô hấp.
Câu 195: Khi nói về hoạt động hô hấp ở chim, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Sự vỗ cánh khi bay không tham gia vào cử động hô hấp.
(2) Khi hít vào, không khí đi vào các túi phía sau phổi.
(3) Khi thở ra, khí từ phổi theo các túi khí phía trước phổi ra ngoài.
(4) Cử động nhịp nhàng của cánh khi bay tạo sự thay đổi thể tích của lồng ngực giúp thông khí phổi.
(5) Cơ hoành nằm giữa khoang ngực và khoang bụng tham gia vào hoạt động hô hấp.
Các phát biểu không đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 196: Các ngành động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí trực tiếp với môi trường qua bề mặt cơ thể?
A. Ruột khoang, giun tròn, giun đốt. B. Ruột khoang, thân mềm, chân khớp.
C. Giun đốt, thân mềm, chân khớp. D. Giun tròn, thân mềm, chân khớp.
Câu 196: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khí ở phổi của chim?
(1) Giàu oxi cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
(2) các túi khí phía trước phổi chứa khí nghèo oxi và giàu CO2.
(3) các túi khí phía sau phổi chứa khí nghèo CO2 và giàu oxi.
(4) Giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
Các phát biểu không đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 197: Ở động vật có xương sống, sự trao đổi khí còn được hỗ trợ của các động tác và hoạt động cơ thể, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
(1) Cá có cơ quan tạo dòng nước luôn di chuyển qua mang giúp sự trao đổi khí thực hiện dễ dàng.
(2) Ở ếch, sự vận chuyển của không khí nhờ cử động nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
(3) Ở chim, hoạt động nhịp nhàng của đôi cánh khi bay làm thay đổi thể tích các túi khí giúp trao đổi khí thuận lợi.
(4) Ở thú, có sự tham gia của cơ hoành nằm giữa khoang ngực và khoang bụng.
Các phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6:
a, Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa? Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên quan
đến tiêu hóa thức ăn?
Hướng dẫn trả lời:
* Chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật?
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp và chuyên hóa: từ chưa có cơ quan tiêu hóa (không bào tiêu hoá ở ĐV
nguyên sinh ) → Túi tiêu hoá đơn giản (các loài Ruột khoang và Giun dẹp)  ống tiêu hoá chuyên hóa cao (Giun đất, côn
trùng, các loài ĐV có xương sống).
- Hình thức tiêu hóa : Từ tiêu hoá nội bào → Tiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào
- Kích thước thức ăn nhỏ → Kích thước thức ăn lớn → thức ăn có kích thước lớn hơn.
- Chuyên hoá về chức năng càng rõ rệt: từ enzim của Lizoxom trong không bào tiêu hóa → tiết enzim tiêu hóa từ tế bào
tuyến → enzim từ các tuyến tiêu hóa chuyên hóa cao, đa dạng về các loại enzim, hoàn thiện về quá trình hấp thụ chất dinh
dưỡng do sự phân hóa cao các bộ phận của ống tiêu hoá làm tăng hiệu quả tiêu hoá.

www.thuvienhoclieu.com Trang 6
www.thuvienhoclieu.com

- Tiêu hóa hóa học → Tiêu hóa cơ học và hóa học → Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học.
- Lấy thức ăn trực tiếp từ môi trường thông qua quá trình thực bào (ĐV nguyên sinh) → lấy thức ăn bằng một lỗ thông
vừa là miệng vừa là hậu môn (Thủy tức) → lấy thức ăn bằng miệng, thức ăn bị biến đổi qua các bộ phận của ống tiêu hóa và
thải ra ngoài qua lỗ hậu môn (ĐV có xương sống).
* Các biện pháp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa:

b, Cho biết độ dài ruột của một số động vật như sau: Trâu, bò: 55 – 60m; Heo: 22m; Chó: 7m; Cừu: 32m. Nhận
xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài? Giải thích ý nghĩa về sự khác nhau đó?
Hướng dẫn trả lời:
* Nhận xét:
- Trâu, bò, cừu là những động vật ăn cỏ, có ruột dài nhất.
- Heo ăn tạp, có ruột dài trung bình.
- Chó là loài ăn thịt, có ruột ngắn nhất.
* Giải thích:
- Động vật ăn cỏ → ruột dài nhất vì thức ăn cứng, khó tiêu, nghèo chất dinh dưỡng nên ruột dài cho quá trình tiêu hóa
hấp thụ được triệt để.
- Động vật ăn thịt: thức ăn thịt mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng nên chỉ cần ruột ngắn cũng đủ cho quá trình tiêu hóa và
hấp thụ hoàn toàn. Hơn nữa ruột ngắn còn làm giảm khối lượng cơ thể giúp dễ di chuyển khi săn mồi.
- Động vật ăn tạp: là dạng trung gian giữa 2 nhóm trên.
c, Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ? Thức ăn sau khi tiêu hóa ở dạ dày chuyển xuống ruột từng
đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì ? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên ?
Hướng dẫn trả lời:
- Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày chủ yếu biến đổi Prôtein → các chuỗi peptit ngắn dưới tác dụng của enzym pepsin với sự
có mặt của HCl.
- Ý nghĩa :
+ Trung hòa lựơng axit trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một tạo môi trường cần thiết cho họat động các enzim trong
ruột (vì ở ruột có NaHCO3 từ tụy và ruột tiết ra).
+ Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ để tiêu hóa lượng thức ăn đó.
+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan:
+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng.
+ Phản xạ co thắt vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống.
d, Tiêu hóa là gì? Những ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với tiêu hóa bằng túi tiêu hóa ?
Hướng dẫn trả lời:
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Những ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa:
+ Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
+ Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa (phân thành các bộ phận khác nhau) → có sự chuyên hóa về chức năng.
+ Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
e, So sánh sự khác nhau về đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?

www.thuvienhoclieu.com Trang 7
www.thuvienhoclieu.com

Hướng dẫn trả lời:

THÚ ĂN THỊT THÚ ĂN THỰC VẬT


- Bộ răng thích nghi với chức năng cắn, xé mồi. - Bộ răng thích nghi với chức năng nhai và nghiền thức ăn.
- Dạ dày đơn. - Dạ dày đơn hoặc dạ dày 4 túi.
- Ruột non ngắn. - Ruột non dài.
- Manh tràng không phát triển, chỉ còn vết tích là - Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật dạ dày đơn.
ruột tịt.
- Tiêu hóa cơ học và hóa học. - Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học nhờ vsv trong dạ cỏ
và trong manh tràng.

f, Vẽ sơ đồ quá trình biến đổi thức ăn ở ĐV ăn thực vật có dạ dày 4 túi (Trâu hay bò). Nêu chức năng của từng túi dạ
dày đó?
Hướng dẫn trả lời:

* Sơ đồ quá trình biến đổi thức ăn ở ĐV ăn thực vật có dạ dày 4 túi (Trâu hay bò).
ợ lên nhai lại
H 2O
Thức ănPepsin/HCl
Thức ăn Xenlulaza
Thức ăn Thức ăn
Miệng Dạ cỏ có VSV Dạ tổ ong Dạ lá sách Dạ múi khế
VSV VSV
Cung cấp
VSV Prôtêin
(1 phần t/ăn biến đổi SH → axit béo)

* Chức năng từng túi dạ dày:


- Dạ cỏ: chứa VSV cộng sinh tiết enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.
- Dạ tổ ong: đoạn đường để đưa thức ăn lên miệng nhai kĩ lại.
- Dạ lá sách : Hấp thụ bớt nước.
- Dạ múi khế: Tiết enzim pepsin và HCl tiêu hóa protein có ở VSV và cỏ.

Câu 7:
a, Đặc điểm bề mặt trao đổi khí của động vật thuận lợi cho sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường?
Hoặc Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào những đặc điểm nào của bề mặt trao đổi khí?
Hướng dẫn trả lời:
* Đặc điểm bề mặt trao đổi khí của động vật:
- Bề mặt trao đổi khí rộng.
- Bề mặt trao đổi khí mỏng, ẩm ướt → giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch máu và có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ các chất khí.
* Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?

www.thuvienhoclieu.com Trang 8
www.thuvienhoclieu.com

- Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt; có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí.
- Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang.
- Cách sắp xếp các mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên
ngoài mao mạch.
* Nếu bắt giun đất lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao ?
Vì: khi da giun bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được nên giun không hô hấp được.
b, Chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp? Con người cần có những biện pháp gì để phòng ngừa các bệnh liên quan
đến hô hấp ?
Hướng dẫn trả lời:
* Chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp:
- Chưa có cơ quan chuyên hóa làm nhiệm vụ hô hấp → đã có cơ quan chuyên hóa với hệ thống ống khí đến tận từng tế
bào → có cơ quan chuyên hóa là mang → có cơ quan chuyên hóa phổi và hệ thống túi khí → cơ quan chuyên hóa có cấu tạo
phức tạp là Phổi.
- Trao đổi khí trực tiếp qua màng tế bào hay qua bề mặt cơ thể (đông vật đơn bào hay ĐV đa bào như ruột khoang, giun
tròn,....) → Hô hấp bằng hệ thống ống khí (Ở sâu bọ) → hô hấp bằng mang (cá, các động vật sống dưới nước) → hô hấp qua
bề mặt cơ thể ẩm ướt và phổi (lưỡng cư) → hô hấp bằng phổi (bò sát) → hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí (chim) → hô
hấp bằng phổi có nhiều phế nang (người, đa số đông vật ở cạn và một ít dưới nước).
- Hiệu quả trao đổi khí thấp → Hiệu quả trao đổi khí cao → Hiệu quả trao đổi khí cao, diễn ra chủ động.
- Máu không có sắc tố hô hấp nên không thể vận chuyển khí và không lọc khí (Ở sâu bọ) → máu có sắc tố hô hấp có thể
vận chuyển khí và lọc khí ( Sắc tố hô hấp là hêmôxianin (chứa Cu) nên máu có màu xanh nhạt → Sắc tố hô hấp của máu là
hêmôglôbin (chứa Fe) nên máu có màu đỏ).
* Các biện pháp để phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp:

c, Phổi chim không có nhiều phế nang như phổi thú nhưng hô hấp ở chim vẫn đạt hiệu quả cao hơn thú.Tại sao?
Hướng dẫn trả lời: Để có thể bay ở những độ cao với không khí loãng, hô hấp ở chim có cấu tạo đặc biệt:
- Hệ hô hấp của chim gồm: Phổi và hệ thống túi khí.
- Cấu tạo phổi gồm các ống khí với hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh.
- Khí CO2 và O2 khuếch tán qua thành ống khí.
- Các túi khí có khả năng co giãn tốt giúp không khí lưu thông liên tục qua phổi → phổi chim luôn có không khí giàu ôxi
cả khi hít vào và thở ra.
d, Vẽ sơ đồ quá trình hô hấp kép ở chim. Ý nghĩa của hô hấp kép ở chim?
Hướng dẫn trả lời:
- Có lợi: khí qua phổi ở 2 chu kì liên tục, không có khí đọng → tăng hiệu suất trao đổi khí.
- Có các túi khí chứa đầy khí → giảm trọng lượng → chim bay dễ dàng.
đ, Tại sao phổi chỉ thích hợp cho hô hấp trên cạn mà không thích hợp cho hô hấp dưới nước?
Hướng dẫn trả lời:
Vì khi ở dưới nước,nước sẽ tràn vào đường ống dẫn khí (khí quản, phế quản)→ không lưu thông được không khí →
không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí động vật sẽ chết.
e, Vậy tại sao một số động vật thuộc lớp thú như cá voi, cá heo, hà mã vẫn sống được dưới nước?
Hướng dẫn trả lời:

www.thuvienhoclieu.com Trang 9
www.thuvienhoclieu.com

Những loài động vật này có dung tích phổi lớn, khả năng nhịn thở cao, thường xuyên ngoi lên mặt nước và có thời gian
trên bờ → khi lên khỏi mặt nước, khí dồn đẩy qua lỗ mũi và gây áp lực lớn tạo cột nước mà chúng ta hay nhìn thấy.
f, Ở chim, túi khí nào có hàm lượng khí CO2 cao hơn ? giải thích? Nếu không có các túi khí hoạt động hô hấp của chim có
diễn ra không?Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Ở trong túi khí trước có hàm lượng khí CO2 cao hơn rất nhiều so với ở trong túi khí sau. Nguyên nhân là vì ở chim, khí được
dẫn một chiều từ môi trường ngoài → khí quản → túi khí sau → phổi → túi khí trước → khí quản → môi trường ngoài. Do đó khí ở
trong túi khí sau gần giống với khí của ngoài môi trường (nghèo CO 2); khí ở trong túi khí trước là khí đã qua trao đổi ở phổi (giàu
CO2).
- Hô hấp của chim không diễn ra hoặc nếu có thì với cường độ rất thấp, không đủ khí để cung cấp oxi cho chim hoạt động →
chim sẽ chết.
Vì ở chim, phổi không co bóp. Sự co bóp của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của các túi khí tạo nên sự lưu thông khí qua phổi.
Nếu không có các túi khí thì không diễn ra lưu thông khí → Không có hô hấp.

www.thuvienhoclieu.com Trang 10

You might also like