Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1

ĐỀ CƯƠNG

MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN AN NINH TRONG NHÀ HÀNG

Câu 1 : Trình bày các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường không khí?
- Ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông vận tải, các dịch vụ du lịch: nhu cầu
đi lại của khách du lịch tăng, các phương tiện đưa vào vận chuyển khách ngày càng đa dạng:
xe ôm, xe khách, thuyền, dù bay…
- Gia tăng tiếng ồn: tiếng ồn từ số lượng lớn khách du lịch, các dịch vụ đi kèm như các
dịch vụ vui chơi giải trí, việc tranh dành khách…gây tiếng ồn vượt quá mức quy định.
- Ô nhiễm từ khách du lịch: Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng khiến một số điểm du lịch
hấp dẫn như lễ hội, bãi biển…quá tải, gây áp lực lên sức chứa tại các điểm du lịch dẫn đến hiện
tượng thiếu không khí trong lành, tăng lượng khí thải ra môi trường, giảm mật độ không khí
trên đầu người tạo nên sự ngột ngạt trong khu du lịch.
- Ô nhiễm không khí từ chất thải sinh hoạt của hoạt động du lịch: rác thải tại các khu du
lịch không được thu gom và xử lý triệt để thường xuyên dễ gây mùi xú uế trông không khí.
Câu 2 Trình bày các vấn đề về an ninh thường gặp trong các cơ sở kinh doanh du lịch?
1. Vấn đề trộm cắp: Tại các điểm du lịch, lợi dụng sơ hở của khách du lịch, nhiều đối tượng
xấu đã lấy cắp đồ của khách du lịch. Các đối tượng xấu này tập trung vào tài sản là: máy ảnh,
điện thoại di động, ví tiền…
2. Vấn đề gây rối:
- Do đối tượng không phải khách du lịch:
+ Hiện tượng gây rối của người dân tại khu du lịch. Nguyên nhân chủ yếu là do tranh
giành khách giữa các nhà hàng, hàng rong hoặc các dịch vụ khác… Hoặc do ép giá cao với
khách du lịch.
+ Do bất đồng với chính quyền địa phương.
- Do đối tượng là khách du lịch:
+ Trong thời gian đi du lịch, khách du lịch cũng thường xuyên xung đột với nhau do
nhiều lý do khác nhau. Đơn giản chỉ là va chạm giao thông trên đường.
+ Do lời nói, ánh mắt không thiện cảm cũng có thể xẩy ra cãi nhau, đánh nhau.
3. Vấn đề khủng bố
2

- Là vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách tại các
điểm du lịch.
4. Các tệ nạn xã hội: Ma túy, mại dâm, cờ bạc…
Câu 3: Trình bày các tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường?
- Tăng thu nhập cho người dân: Do du lịch phát triển góp phần thúc đẩy các ngành khác
cùng phát triển thong qua việc đáp ứng các nhu cầu du lịch của khách: vận chuyển, thông tin
liên lạc…
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân: Phát triển du lịch tạo thêm nhiều
cơ hội việc làm cho cư dân địa phương (mở hàng, quán phục vụ du khách, làm nhân viên bàn,
bar, hướng dẫn viên…)
- Góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương: y tế, giao thông,
thông tin liên lạc…
- Tạo điều kiện phát triển giao lưu văn hóa giữa các vùng, khu vực và quốc tế, vì người
dân địa phương có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với du khách.
Câu 4 : Trình bày các yếu tố hóa học gây mất an toàn thực phẩm và cách phòng chống?
* Yếu tố hóa học:
- Các tác nhân trong trồng trọt:
+ Trong quá trình trồng trọt, các hóa chất được sử dụng là: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,
thuốc kích thích tăng trưởng được người nông sử dụng tự phát, không theo quy trình.
+ Nếu trong khi sơ chế, chế biến không loại bỏ chất độc hại, người sử dụng sẽ bị ngộ độc
dạng cấp tính: nôn, tiêu chảy, choáng váng, đau đầu…
- Biện pháp phòng ngừa:
+ Tuyên truyền cho người nông dân có kiến thức trong sử dụng các loại thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng.
+ Các loại thuốc chỉ được sử dụng trước khi thu hoạch 15 đến 21 ngày tùy theo loại rau
củ quả.
- Các tác nhân trong chăn nuôi:
+ Trong chăn nuôi, các hóa chất được sử dụng là: thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng,
được người nông sử dụng tự phát, không đúng liều lượng.
+ Các phần của thịt bò, thịt lợn còn dư lượng thuốc kháng sinh lớn, người sử dụng trong
thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, dễ mắc các bệnh ung thư.
3

- Biện pháp phòng ngừa:


+ Tuyên truyền cho người nông dân nên biết và sử dụng một cách có hiệu quả với các loại
thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng.
+ Các nhà hàng, khách sạn chỉ nên nhập các loại thịt thủy sản rõ nguồn gốc, còn hạn sử
dụng.

Câu 5: Trình bày khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm? Thế nào là thực phẩm sạch (rau
sạch, thịt sạch, thủy sản sạch)?
* Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm: là đảm bảo chất lượng và giữ gìn giá trị dinh
dưỡng trên cơ sở vệ sinh thực phẩm, tránh tạp chất vi sinh vật gây bệnh, các tạp chất vô cơ, hữu
cơ và hóa chất gây ra bệnh đối với người sử dụng.
* Thực phẩm sạch là: loại thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và đến người sử
dụng không chứa các yếu tố gây độc hại hoặc các yếu tố này nhỏ hơn giới hạn cho phép hoàn
toàn không độc hại với người sử dụng.
- Rau sạch: là loại rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy
định kỹ thuật đảm bảo về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn cho phép.
- Thịt sạch: là loại thịt được kiểm soát ngay từ con giống, quá trình chăn nuôi, giết mổ,
vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Thịt sạch không chứa hoặc chứa các chất: hormon tăng
trưởng, thuốc kháng sinh, ký sinh trùng… dưới giới hạn cho phép tùy thuộc vào tiêu chuẩn
từng quốc gia.
- Thủy sản sạch: là loại thủy sản được kiểm soát ngay từ con giống, quá trình nuôi thả, thu
hoạch hoặc đánh bắt, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Thủy sản sạch không chứa hoặc chứa
các chất: hormon tăng trưởng, thuốc kháng sinh, ký sinh trùng… dưới giới hạn cho phép tùy
thuộc vào tiêu chuẩn từng quốc gia.

Câu 6: Môi trường du lịch là gì? Trình bày nội dung các thành phần của môi trường xã
hội?
* Môi trường du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt
động du lịch tồn tại và phát triển.
* Nội dung các thành phần môi trường xã hội:
- Môi trường kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố:
4

+ Tình trạng chiến tranh


+ Trình độ phát triển khoa học công nghệ được sử dụng trong hoạt động du lịch;
+ Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông;
+ Mức độ ô nhiễm môi trường tự nhiên, mức độ an toàn giao thông, an toàn xã hội ở các
đô thị, mức sống của người dân…
- Môi trường nhân văn bao gồm các yếu tố:
+ Tình trạng mức độ phát triển các tệ nạn xã hội ở các điểm du lịch;
+ Mức độ bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống – là yếu tố quan trọng để thu
hút khách.
+ Mức độ thân thiện của dân cư với khách du lịch
+ Trình độ văn minh và dân trí ở điểm du lịch
+ Số lượng và chất lượng lao động của đội ngũ du lịch.

Câu 7: Thế nào là sản phẩm du lịch bền vững? du lịch bền vững và phát triển du lịch bền
vững? Trình bày các nguyên tắc phát trển du lịch bền vững.
• Các sản phẩm du lịch bền vững: là các sản phẩm được xây dựng phù hợp với môi
trường, cộng đồng và các nền văn hóa, nhờ đó sẽ mang lại lợi ích chắc chắn chứ không
phải là hiểm họa cho phát triển du lịch.
• Du lịch bền vững: là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai
• Phát triển du lịch bền vững: là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và
nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các
lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp và tôn tạo các nguồn tài
nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển họat động du lịch trong tương
lại; cho công tác bền vững môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng
địa phương”.
• Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững:
- Sử dụng tài nguyên một cách bền vững -> là nền tảng cơ bản phát triển du lịch lâu dài.
- Giảm tiêu thụ quá mức xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường -
> góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
- Duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa -> tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
- Lồng ghép phát triển du lịch vào quy hoạch phát triển của địa phương và quốc gia.
- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương.
5

Câu 8: Nêu các nguyên nhân có thể gây cháy nổ trong các cơ sở kinh doanh du lịch và
cách phòng chống
 Các nguyên nhân có thể gây cháy nổ trong các cơ sở kinh doanh du lịch
- Do chập điện: Việc chập cháy điện do sử dụng quá tải, không bảo dưỡng, bảo trì máy
móc đúng định kỳ, thiếu kiểm tra, thay thế automat không đúng tải…
- Do cháy nổ bình ga: Rò rỉ dây nối giữa bếp và bình gas, quên khóa gas khi sử dụng
xong hoặc khóa sai cách; bình gas, bếp gas cũ, kém chất lượng…
- Do các vật liệu xăng, dầu, than củi… bốc cháy
- Do các vật liệu dễ bắt lửa như tấm xốp, tre, nứa, giấy…bốc cháy
 Cách phòng chống cháy nổ trong các cơ sở kinh doanh du lịch
- Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ xảy cháy;
- Lắp đặt thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện của toàn bộ công trình, từng tầng, phòng và
từng thiết bị điện có công suất lớn.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng xăng, dầu, khí đốt
và các chất nguy hiểm về cháy, nổ khác...
- Không sử dụng các vật liệu dễ cháy để làm trần, mái, vách ngăn, cách âm...
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động
- Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người tại chỗ.
- Thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức huấn luyện
nghiệp vụ PCCC,
- Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn cứu người trong tình
huống cháy phức tạp nhất.
- Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khu vực, từng tầng. Có hệ
thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn…

You might also like