Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Chủ đề: Quan điểm của HCM về sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế.

Hiện nay, VN đã đạt đc những thành tựu to lớn gì khi thực hiện đoàn
kết quốc tế
Dưới đây là bảng phân công nhiệm vụ của thành viên nhóm mình:

Video:
⇒ Video cho ta thấy TTHCM về sự cần thiết của đoàn kết quốc tế đưa VN đi nhanh
hơn trên con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Vậy
nội dung của TTHCM về sự cần thiết của đoàn kết quốc tế và những thành tựu của
VN khi thực hiện đoàn kết quốc tế là gì? ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài tt hôm
nay!
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu phần 1 của bài thuyết trình:
I. Nội dung quan điểm của HCM về sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
1. Vai trò:
 Có 2 vai trò chính được Hồ Chí Minh đưa ra: Đoàn kết quốc tế là kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách
mạng và Đoàn kết quốc tế là góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng
lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Vai trò đầu tiên:
 Đoàn kết quốc tế là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức
mạnh tổng hợp cho cách mạng.
 Đoàn kết quốc tế là quá trình tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự
đồng tình , ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thế giới tạo ra sức mạnh
dân tộc tổng hợp cho cách mạng để chiến thắng mọi thế lực thù địch
 Trong đó: Sức mạnh dân tộc là tổng hợp các yếu tố vật chất và
tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực, tự
cường.
 Yếu tố vật chất được Hồ Chí Minh xác định là “ thiên thời,
địa lợi, nhân hòa”
 Yếu tố tinh thần là những giá trị truyền thống tư tưởng của
dân tộc.
 Và Trào lưu cách mạng thế giới mà VN cần tranh thủ như: phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào xhcn, phong trào
cách mạng của nhân dân Đông dương,...
 Sức mạnh thời đại gồm: theo Hồ Chí Minh nhận thức là sức
mạnh tiến bộ khoa học công nghệ.
 Như vậy: Sức mạnh tổng hợp = sm dân tộc + sm thời đại
 Theo Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn
kết quốc tế. Đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết quốc tế là nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp
cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi.

 Vai trò thứ 2 là: Đoàn kết quốc tế là góp phần cùng nhân dân thế giới thực
hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
 Đoàn kết quốc tế là đấu tranh vì mục tiêu chung. Là quá trình kết hợp
nhuần nhuyễn các vấn đề dân tộc- giai cấp, độc lập dân tộc- chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa yêu nước truyền thống- chủ nghĩa quốc tế vô sản trong
sáng mà cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
 Đoàn kết quốc tế không chỉ là thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà
còn vì sự nghiệp chung của nhân loại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, tiến bộ xã hội và CNXH.
 Muốn đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung , các
Đảng Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng cơ hội, vị kỷ
dân tộc,...bởi các dân tộc không chỉ đấu tranh vì độc lập tự do của dân
tộc mình mà còn đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc khác, vì mục tiêu
cao cả của thời đại.
Vậy lực lượng và hình thức tổ chức trong đoàn kết quốc tế là gì? Chúng ta sẽ đến với
phần tiếp theo
2. Lực lượng và hình thức tổ chức đoàn kết quốc tế
a. Về Lực lượng
 Trong phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới là lực lượng nòng
cốt của đoàn kết quốc tế.
- Lực lượng HCM tìm được: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Liên Xô
và sau này là các nước XHCN, Quốc tế thứ Ⅲ và sau này là cục thông tin quốc
tế.
+ Đoàn kết giai cấp vô sản các nước và đoàn kết giữa các đảng cộng sản
Ví dụ: về câu nói của HCM: “Quan sơn muôn dặm 1 nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em.”
⇒ Thể hiện quan điểm của người về các lực lượng đồng minh trong
phong trào đoàn kết quốc tế vì mục tiêu cách mạng chung.
- Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các Đảng Cộng
sản trong TTHCM còn xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản
trong thời đại hiện nay- thời đại từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi
toàn TG.
VD: CMVN thành công thoongs nhất đất nước không thể không kể đến
sự giúp đỡ ủng hộ của Liên Xô Và các nước XHCN, của ĐCS và công
nhân quốc tế.
 Một lực lượng không thể không kể đến đó là Phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc của các nước thuộc địa.
- HCM nhận ra âm mưu chia rẽ dân tộc để dễ bề cai trị của các nước đế quốc=>
suy yếu sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa
- Các dân tộc cần xích lại với nhau, hiểu biết lẫn nhau → Đứng trước chủ nghĩa
đế quốc, quyền lợi của giai cấp vô sản …các nước thuộc địa là thống nhất.
 Cuối cùng là Lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công

- Sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với thức tỉnh giai cấp
- Thực hiện mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do công lý, bình đẳng
⇒ Quan điểm ngoại giao thể hiện chủ nghĩa nhân văn trong TTHCM. Người tìm thấy
bạn ngay trong các nước đi xâm lược. → chống chủ nghĩa thực dân, bọn xâm lược
không chống người dân yêu chuộng hòa bình của đất nước đó.
b. Về Hình thức:
 Trước hết Bác Chủ trương thành lập 1 liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung
giữa 3 nước Đông Dương: Năm 1941,Người quyết định thành lập mặt trận
riêng biệt, Mặt trận độc lập đồng minh, cho từng nước Việt Nam, Lào, Cao
Miên, tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh.
 Cùng với đố là Thiết lập mặt trận trong phe dân chủ: Thực hiện đoàn kết với
các dân tộc châu Á và châu Phi đang đấu tranh giành độc lập. Người đã góp
phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt
Nam.
 Và Thiết lập mặt trận đối với các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý:
Nhằm xây dựng các quan hệ với Mặt trận dân chủ và các lực lượng đồng minh
chống phát xít, đoàn kết với nhân dân tiến bộ ở các nước trên thế giới, kể cả ở
Mỹ và Pháp, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam
chống đế quốc xâm lược.
⇒ Hình thành cơ sở cho 4 tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc, Mặt
trận đoàn kết Việt-Miên- Lào, Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt
Nam, Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam→ đây là sự phát triển
rực rỡ và thắng lợi của TTHCM về đại đoàn kết.
Nội dung cuối cung trong TTHCM về sự nhất thiết của đoàn kết quốc tế là
3. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế: theo người có 2 nguyên tắc quam trọng
trong đoàn kết quốc tế là Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu, lợi ích có lý, có
tình và Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.
 Nguyên tắc đầu tiên Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu, lợi ích có lý, có
tình
 Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế, giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dựa trên nền tảng chủ
nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
o “Có lý” là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa
Mác- Lênin phải xuất phát từ lợi ích chung của các mạng thế
giới.
o “Có tình” là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình
cảm của những người chung lý tưởng, chung mục tiêu đấu tranh.
⇒ “Có lý, có tình” vừa thể hiện nguyên tắc, vừa là một nội dung của chủ
nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản.
 Đối với các dân tộc trên thế giới: HCM giương cao ngọn cờ độc lập, tự
do và quyền bình đẳng dân tộc.
 Đối với các lực lượng tiến bộ: HCM giương cao ngọn cờ hòa bình công
lý.
 Nguyên tắc thứ 2 Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.
 Nội lực luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, còn nguồn lực ngoại sinh
chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Bác nêu cao
tinh thần “Tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính”
 Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là
cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…Vì vậy,
muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập,
tự chủ và đúng đắn.
-Tiếp đến là em - Trương Mỹ Phương sẽ đảm nhận phần nội dung tiếp theo và để giúp
mọi người hiểu thêm về cách vận dụng của đất nước ta và phần liên hệ thực tiễn
II. Thành tự của Việt Nam hiện nay:
 Thành tựu: Đảng và nhà nước ta đã vận dụng thành công tư tưởng của HCM
về đoàn kết quốc tế đưa VN trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng
quốc tế, là bạn bè của nhiều quốc gia trên thế giới.
Và chính tư tưởng về đoàn kết quốc tế của chủ tịch HCM đã giúp đất nước ta
có được những thành tựu lớn lao như ngày hôm nay như là:
+ “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
+ Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 187 nước
+ Có quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng
lãnh thổ
+ Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan
hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới
+ Là thành viên của WTO.
Ví dụ: về một vài tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như:
1. Việt Nam gia nhập Cộng đồng Pháp ngữ năm 1970

2. Ngày 26/8/1976, Việt Nam gia nhập phong trào không liên kết

3. Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO từ tháng 7/1976

4. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977


5. 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN (hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á)

6. 1-2/3/1996 Việt Nam gia nhập tổ chức ASEM (Asia Europe Meeting –
hội nghị Á Âu)

7. 11/1998 VN gia nhập APEC

8. Việt Nam đã gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006


=> Việt Nam trở thành một trong những nhân tố quan trọng, đóng góp
xứng đáng vào sự nghiệp giữ gìn hòa bình thế giới.
III. Liên hệ: là sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, không chỉ cá
nhân em mà toàn thể sinh viên cần chủ động hiểu trách nhiệm của bản thân
trong việc xây dựng đất nước, đóng góp sức mình trong công cuộc xây dựng
đoàn kết quốc tế. Đầu tiên ta cần:
a . Rèn luyện bản thân:
 Học tập tốt: Trang bị kiến thức, kỹ năng và năng lực cho bản thân là nền tảng
để có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng đoàn kết quốc tế.
 Rèn luyện đạo đức, lối sống: Sinh viên cần thể hiện bản thân là những con
người có đạo đức, lối sống lành mạnh, văn minh, tạo ấn tượng tốt đẹp với bạn
bè quốc tế.
 Học ngoại ngữ: Nắm vững ngoại ngữ giúp sinh viên giao tiếp hiệu quả, hiểu
biết văn hóa các nước khác, từ đó góp phần tăng cường giao lưu, hợp tác quốc
tế.
b. Tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế:
 Tham gia các chương trình trao đổi sinh viên: Đây là cơ hội để sinh viên học
tập, trải nghiệm và giao lưu với bạn bè quốc tế, từ đó xây dựng tình hữu nghị,
đoàn kết giữa các dân tộc.
 Tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế dành cho sinh viên: Đây là nơi để sinh
viên chia sẻ ý tưởng, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, góp phần thúc
đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh niên.
 Tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế: Tham gia các hoạt động tình
nguyện quốc tế giúp sinh viên thể hiện lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm với
cộng đồng quốc tế, góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân
tộc.
c. Góp phần xây dựng môi trường học tập quốc tế:
 Chào đón và hỗ trợ sinh viên quốc tế
 Tham gia các hoạt động văn hóa quốc tế
 Tổ chức các hoạt động thể thao quốc tế
Bằng những hành động thiết thực này, sinh viên có thể góp phần xây dựng đoàn kết
quốc tế, tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới, hướng
tới một tương lai hòa bình, phát triển chung.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần:
 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế: Hiểu rõ vai trò và
trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đoàn kết quốc tế.
 Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng quốc tế: Thể hiện sự quan tâm, chia sẻ
với những khó khăn, thử thách của các dân tộc khác trên thế giới.
 Có tinh thần cởi mở, học hỏi: Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập
quán của các dân tộc khác trên thế giới.

IV. Kết luận:


Ta thấy được đoàn kết quốc tế là sự tất yếu của thời đại. HCM cho rằng đoàn kết quốc
tế cần thiết của là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cùng góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của thời đại; với sự tham gia của các lực
lượng từ đoàn kết quốc tế là cần thiết để bảo vệ sự tự do và độc lập của Việt Nam,
nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi tới
thắng lợi. Đoàn kết quốc tế phải dựa trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý có
tình kết hợp độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Vận dụng tư tưởng của Bác vào thực tế
thời đại Đảng và nhà nước ta đã đưa VN trở thành bạn bè, thành viên tích cực của
cộng đồng quốc tế.

V. TRÒ CHƠI: ( chọn câu đáp án đúng)


Câu 1: Theo Hồ Chí Minh, chúng ta cần đoàn kết với những đối tượng quốc tế nào?
A. Phong trào cộng sản và công nhân thế giới
B. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
C. Lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý
D. Cả 3 đối tượng trên
Câu 2: Sinh thời, Hồ Chí Minh hình thành lập được mấy tầng mặt trận nhân dân thế
giới đoàn kết với Việt Nam?
A. 2 tầng
B. 3 tầng
C. 4 tầng
D. 5 tầng
Câu 3: Trong những khẩu hiệu tập hợp lực lượng dưới đây, khẩu hiệu nào do Hồ Chí
Minh nêu lên?
A. Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại
B. Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại
C. Lao động tất cả các nước đoàn kết lại
D. Nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới đoàn kết lại
Câu 4: Đối với Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đối với các dân tộc trên thế
giới; đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ
gì để xây dựng khối đoàn kết quốc tế?
A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
B. Độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc
C. Hòa bình trong công lý
D. Cả 3 ngọn cờ trên

You might also like