Tiêu hóa Điều trị tiêu hóa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHẮC XHTH DO LOÉT CŨM TẠM ỔN

XHTH do vỡ dãn hoặc do loét


Mục tiêu điều trị
 Điều trị tình trạng XHTH (4)
▫ Hồi sức nội khoa: nằm đầu thấp, nhịn ăn uống, bồi hoàn thể tích tuần
hoàn.
▫ Cầm máu bằng thuốc
▫ Cầm máu qua nội soi hoặc các phương pháp hình ảnh học can thiệp
▫ Điều chỉnh rối loạn đông máu (nếu có)
 Điều trị xơ gan (6)
▫ Điều trị nguyên nhân
▫ Tránh làm tổn thương gan thêm
▫ Điều trị triệu chứng/biến chứng đang có
▫ Phòng ngừa biến chứng: nhiễm trùng, bệnh não gan, XHTH thứ phát
▫ Điều trị hỗ trợ
▫ Xác định điều kiện thích hợp và thời điểm tối ưu để ghép gan
 Điều trị loét dạ dày/tá tràng
▫ PPI liều chuẩn trong 8 tuần (loét tá tràng) hay 12 tuần (loét dạ dày)
▫ Điều trị tiệt trừ Hp (nếu có)
▫ Ngưng NSAIDs.
Nếu cần (vd bệnh khớp): chuyển sang nhóm ức chế chọn lọc COX-2 (vd
Celecoxib) liều thấp, dùng ngắn ngày, kết hợp Rebamipide, PPI gấp đôi
liều chuẩn.
▫ Ngưng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia < 10g/ngày
▫ Sau điều trị:
 Kiểm tra lành loét với mọi loét dạ dày
 Kiểm tra tiệt trừ Hp sau ngưng KS ≥ 4 tuần và ngưng PPI ≥ 2 tuần
Thang điểm Glassgow – Blachford (không thuộc đừng nhắc đến)

Làm theo thang điểm GBS toàn bộ – khi GBS ð soi sớm trong 12h.
Xử trí cấp cứu XHTH
 Nằm đầu thấp
 Nhịn ăn uống
 Mắc monitor theo dõi sinh hiệu liên tục
 Lập 2 đường truyền tĩnh mạch lớn (kim 14G)
 Thở oxy cannula 3 lít/phút (khi thở nhanh, SpO2 < 94%)
 NaCl 0.9% 500mL 1 chai TTM 100 giọt/phút (2 chai nếu XHTH nặng)
 Dự trù 2 đơn vị hồng cầu lắng 250mL cùng nhóm máu
 Esomeprazol inj 40mg, 4 lọ
2 lọ tiêm tĩnh mạch
2 lọ pha NaCl 0.9% đủ 50ml BTTĐ 5mL/h
 Terlipressin Acetat 1mg 2 lọ tiêm TM
Hoặc Octreotide 100mcg ½ ống bolus tĩnh mạch, sau đó pha Octreotide
100mcg 5 ống vào 50 ml NaCl 0.9% BTTĐ 5ml/h.
 Ceftriaxone 1g 1 ống tiêm tĩnh mạch
 Nội soi TQ-DD-TT sớm khi sinh hiệu bệnh nhân ổn định

Y lệnh truyền máu:


1 đơn vị hồng cầu lắng cùng nhóm máu TTM 10 giọt/phút trong 15 phút, nếu
tri giác, sinh hiệu ổn tăng lên 60 giọt/phút. Trong lúc truyền máu nếu bệnh
nhân có bất thường tri giác, sinh hiệu, mệt mỏi, rét run, nổi mẩn đỏ thì ngưng
ngay.

Điều chỉnh rối loạn đông máu:


Vitamin K1 10mg/ml 1 ống pha NaCl 0.9% 100ml TTM 30 giọt/phút (sáng)
x 3 ngày (đánh giá lại PT sau 3 ngày)

Mục tiêu của hồi sức nội khoa


 Mục tiêu MAP: > 65mmHg
 Mục tiêu V nước tiểu: > 0.5ml/kg/h
Điều trị xơ gan
1. Điều trị nguyên nhân
 Ngưng rượu
 Viêm gan C: sofosbuvir/velpatasvir 12w (còn bù) hay 24w (mất bù)
 HBsAg (+): kháng virus trọn đời bất kể HBV-DNA
Tenofovir disoproxil furamat (TDF) 300mg 1 viên (u) sáng sau ăn
2. Tránh làm tổn thương thêm cho gan
 Hạn chế bia rượu
 Hạn chế thuốc độc gan (acetaminophene > 2g/ngày, thảo dược,
TPCN…)
 Chích ngừa viêm gan chưa chích/chưa mắc (HAV, HBV)
3. Điều trị các triệu chứng/biến chứng đang có
Báng bụng
Quy tắc:
 Độ 1: chỉ tiết chế muối
 Độ 2: bắt đầu dùng thuốc
 Độ 3: chọc tháo là lượng chọn hàng đầu, tuy nhiên thường chỉ chọc khi
bn khó chịu, khó thở, báng bụng trơ…
 Báng bụng trơ tái phát nhiều lần: TIPS – thông nối cửa chủ trong gan
qua tĩnh mạch cảnh
 Không khởi động lợi tiểu khi bn đang XHTH hay nhiễm trùng: ưu tiên
chọc tháo nếu khó chịu nhiều.
Hạn chế muối: chế độ ăn không nêm không chấm (5.6 – 6.9g muối/ngày)
Thuốc lợi tiểu:
 Spironolactone 50mg 2 viên (u) sáng sau ăn
Furosemide 40mg 1 viên (u) sáng sau ăn
 Tăng liều sau 1 tuần không đáp ứng điều trị: giảm < 2kg/tuần
 Mục tiêu: giảm ≤ 0.5kg/ngày (không phù) và ≤ 1 kg/ngày (có phù).
 Khi báng bụng giảm: duy trì liều lợi tiểu tối thiểu có hiệu quả.
 Ngừng lợi tiểu khi: natri máu < 125, kali máu < 3 hoặc kali máu > 6, tổn
thương thận cấp, bệnh não gan nặng hơn, vọp bẻ.
Chọc tháo: Khi chọc tháo > 5L thì bù albumin 8g/1L dịch báng tháo ra.
 Albumin 25% 100ml 2 lọ TTT 20 giọt/phút (= 50g albumin)
Truyền trước, trong hay trong vòng 6 giờ sau chọc tháo
Không thực hiện TIPS khi (chỉ định hẹp quá chắc quên đi)
 Bilirubin > 3mg/dL
 Tiểu cầu < 75
 Đang có bệnh não gan từ độ 2 trở lên hay bệnh não gan dai dẳng
 Đang nhiễm trùng
 Suy thận tiến triển
 Rối loạn chức năng tâm thu/tâm trương
 Tăng áp phổi
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát và nhiễm trùng khác
Thời gian điều trị: 5 – 7 ngày tùy theo lâm sàng. Nếu cấy máu (+): 14 ngày.
Thuốc:
 Mắc phải trong cộng đồng:
Piperacillin/Tazobactam 4.5g 1 lọ, pha NaCl 0.9% 100ml,
TTM 30 giọt/phút x 3 lần (sáng, chiều, tối) (giảm ¼ liều khi CrCL 20-40)
 Mắc phải trong bệnh viện:
Meropenem 1000mg 1 lọ, pha NaCl 0.9% 100ml, (2 lọ nếu nặng)
TTM 10 giọt/phút x 3 lần (sáng, chiều, tối) (1g x 2 khi CrCL 25-50)
Vancomycin 1g 1 lọ, pha NaCl 0.9% 200ml, (15-30mg/kg mỗi 12h)
TTM 20 giọt/phút x 2 lần (chiều, tối) (15mg/kg mỗi 24-96h khi CrCl 10-
50)
Phòng ngừa hội chứng gan – thận:
 Chỉ truyền albumin dự phòng khi nhiễm trùng là VPMNKNP
 Liều: Không quá 100mg/ngày)
Albumin 1.5mg/kg tại thời điểm chẩn đoán
Albumin 1mg/kg vào ngày thứ 3
 Đặc biệt khuyên dùng khi bilirubin > 4mg/dL và creatinine > 1mg/dL
Xuất huyết tiêu hóa do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản
Thuốc giảm áp tĩnh mạch cửa
 Liều dùng: trong 3 – 5 ngày
▫ Octreotide: bolus TM 50μg, truyền TM duy trì 50μg/giờ.
▫ Somastotatin: bolus TM 250μg, truyền TM duy trì 250 – 400μg/giờ.
▫ Terlipressin: 2mg tiêm TM mỗi 4h trong 48h đầu, sau đó giảm còn
1mg/4h nếu đã kiểm soát được xuất huyết.
 Y lệnh:
▫ Octreotide 0.1mg/ml ½ ống bolus tĩnh mạch
Octreotide 0.1mg/ml 5 ống pha NaCl 0.9% đủ 50 ml BTTĐ 5 ml/giờ
mỗi 12 giờ (trong 5 ngày)
▫ Terlipressin Acetat 1mg 2 lọ x 4 tiêm TM mỗi 4h (trong 48h đầu)
Terlipressin Acetat 1mg 1 lọ x 4 tiêm TM mỗi 4h (trong 72h tiếp
theo)
Cầm máu bằng nội soi
 Vỡ dãn TM thực quản: cột thắt TM
Hạn chế loét sau cột thắt: (x 14 ngày)
Esomeprazol 40mg 1 viên x 2 (u) sáng, chiều trước ăn 30 phút
Sucralfate gel 1g/5ml 1 gói x 3 (u) sáng, trưa, chiều trước ăn
 Vỡ dãn TM dạ dày: chích keo với N-butyl-2-cyanoacrylate
Biến chứng: thuyên tắc TM đến phổi/não, loét chỗ chích, chảy máu kéo
dài, huyết khối TM lách/TM cửa, nhiễm trùng tái diễn từ vị trí chích
keo…
 TIPS: tỉ lệ tái xuất huyết thấp hơn chích keo
 Vỡ dãn TM từ thực quản kéo dài xuống đến bờ cong nhỏ dạ dày: cột
thắt.
Cầm máu bằng bóng chèn
 Vỡ dãn TM thực quản: bóng Sengstaken-Blakemore
 Vỡ dãn TM tâm phình vị: bóng Linton-Nachlas (VN không có)
 CCĐ:
▫ Tuyệt đối: hẹp thực quản, mới phẫu thuật vùng tâm vị
▫ Tương đối: suy hô hấp, suy tim, RL nhịp tim, thoát vị hoành, không
chắc là vỡ dãn, loét thực quản do nội soi điều trị lần trước.
 Cách theo dõi:
▫ Kiểm tra áp lực bóng mỗi 3h
▫ Xả bóng thực quản 5 phút mỗi 6h
▫ Không nên chèn bóng kéo dài quá 24h
▫ Nếu cần máu thì xả bóng thực quản nhưng bóng dạ dày vẫn giữ
nguyên trong 6 – 12h, ổn định thì xả bóng dạ dày và lưu tiếp 6 –
12h.
Các phương pháp hình ảnh học can thiệp
 Thông nối cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cửa (TIPS)
 Dùng bóng chẹn và làm tắc ngược dòng qua đường tĩnh mạch (BRTO)
Phẫu thuật tạo thông nối: khi không cầm máu được với điều trị nội khoa
tối ưu + nội soi + không có TIPS
Bệnh não gan
Tìm và điều chỉnh yếu tố thúc đẩy
Thuốc:
(1) Lactulose 10g/15mL 1 gói x 3 (u) sáng, trưa, chiều sau ăn (điều chỉnh
để tiêu phân mềm 2-3 lần/ngày)
(2) Rifaximin 550mg 1 viên x 2 (u) sáng, chiều sau ăn
(3) Livact 4.15g 1 gói x 2 (u) sáng, chiều sau ăn hoặc nếu nặng thì
Aminosteril N Hepa 8% 500mL 1 chai TTM sáng, 20 giọt/phút
(4) L-Ornithin-L-Aspartat 5g/10mL 1 ống pha vào chai NaCl 0.9% 500ml,
TTM 30 giọt/phút
3 thuốc đầu duy trì sau xuất viện để phòng ngừa não gan thứ phát luôn.
Hội chứng gan thận
Tìm và điều chỉnh yếu tố thúc đẩy
Ngưng: lợi tiểu, BB, thuốc giãn mạch, NSAIDs, thuốc độc thận.
Tháo báng dù là lượng nhỏ vẫn bù albumin.
Truyền albumin liều 1g/kg trong 2 ngày liên tiếp, tối đa 100g/ngày.
Albumin 25% 100ml 2 lọ TTT 20 giọt/phút (= 50g albumin)
Terlipressin bolus TM 0.5 – 1mg mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 2mg/4 – 6 giờ. Sau 2
ngày có thể tăng đến 12mg/ngày.
Terlipressin Acetat 1mg 1 lọ x 4 tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ
Khi dùng terlipressin thì albumin có thể giảm còn 20 – 40g/ngày.
Tác dụng phụ của Terlipressin: tiêu chảy, đau bụng, quá tải tuần hoàn,
thiếu máu cơ tim, hoại tử da, thiếu máu nuôi ruột, hạ natri máu.
Thời gian điều trị:
 Đến khi đáp ứng hoàn toàn: creatinine máu < 1.5mg/dL
 Duy trì 14 ngày nếu đáp ứng không hoàn toàn hoặc không đáp ứng
(creatinine giảm < 25%)
4. Phòng ngừa biến chứng
Phòng ngừa XHTH
 Phòng ngừa tiên phát
▫ Dãn TM TQ-DD mức độ trung bình – lớn: BB hoặc thắt
▫ Dãn TM TQ-DD mức độ nhỏ:
Nguy cơ vỡ vao – có dấu son hoặc Child C: BB
Nguy cơ vỡ thấp: không phòng ngừa, nội soi lại sau 1 năm
 Phòng ngừa thứ phát: kết hợp BB + thắt
Phương pháp Liều Mục tiêu Theo dõi
Carvedilol Khởi đầu 6.25mg/ngày HATThu Điều trị kéo dài vô thời hạn
Chỉnh liều sau 3 ngày. ≥ 90mmHg Không cần theo dõi bằng nội
Tối đa: 6.25mg x 2 lần/ngày. soi
(có thể tăng đến 25mg/ngày
nếu kèm THA)
Thắt TMTQ Mỗi 2 – 8w (tiên phát) Triệu tiêu Nội soi kiểm tra 3 – 6 tháng sau
Mỗi 1 – 4w (thứ phát) TM thực khi đã triệu tiêu TMTQ dãn, sau
quản dãn đó mỗi 6 – 12 tháng.
Y lệnh: Carvedilol 6.25mg 1 viên x 2 (u) sáng, chiều sau ăn
Phòng ngừa VPMNKNP
Chỉ định:
 Báng bụng + Child-Pugh 9 điểm + bilirubin máu ≥ 3mg/dL + protein dịch
báng < 15g/L + suy giảm chức năng thận/hạ natri máu.
 Protein dịch báng < 10g/L
 Đang xuất huyết tiêu hóa.
 Sau một đợt VPMNKNP
Thuốc:
 Ceftriaxone 1g 1 ống tiêm tĩnh mạch mỗi 24h x 7 ngày
 Norfloxacin 400mg 1 viên x 2 (u)
 Ciprofloxacin 500mg 1 viên x 2 (u) mỗi 12 giờ x 7 ngày
Phòng ngừa bệnh não gan
Kiểm soát yếu tố thúc đẩy
 Nhiễm trùng
 Tăng NH3: XHTH, bón, ăn nhiều đạm, tăng ure máu
 Thuốc hướng thần, thuốc an thần
 RL điện giải, kiềm toan: lợi tiểu quá nhiều, tiêu chảy…
 Suy gan
Phòng ngừa tiên phát: Lactulose khi có xuất huyết tiêu hóa
Phòng ngừa thứ phát sau một đợt bệnh não gan: Lactulose ± Rifaximin
Phòng ngừa hội chứng gan thận
Kiểm soát YTTĐ
 Nhiễm trùng
 Lợi tiểu quá mức
 Xuất huyết tiêu hóa
 RL thể tích tuần hoàn do tháo báng không bù albumin
 Thuốc độc thận, NSAIDs, chất cản quang
 Tăng áp lực ổ bụng do báng bụng lượng nhiều
Tầm soát ung thư biểu mô tế bào gan
Siêu âm bụng + AFB mỗi 6 tháng (ĐHYD làm combo: AFB, AFB-L3, PIVKA)
5. Điều trị hỗ trợ
Dinh dưỡng:
 Năng lượng: 35 – 40kcal/ngày trong đó carbohydrate chiếm 50%, lipid
20 – 25%, đạm 1.2 – 1.5g/kg/ngày (tức là 4.8 – 6g thịt/kg cân
nặng/ngày)
 Chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh tích tụ NH3, acid amin nhân thơm,
methionine, tránh hạ đường huyết.
 Nên uống 1 ly sữa trước khi ngủ để tránh hạ đường huyết trong đêm.
 Thuốc bổ sung acid amin phân nhánh:
Livact 4.15g 1 gói x 2 (u) sáng, chiều sau ăn
Chích ngừa cúm và phế cầu hằng năm
Không nên dùng thuốc NSAIDs, ACEi, ARB, ức chế thụ thể α1-adrenergic,
kháng sinh nhóm aminoglycosides. Thận trọng khi dùng chất cản quang.
6. Xác định điều kiện thích hợp và thời điểm tối ưu để ghép gan
Tiêu chuẩn tối thiểu:
 Child – Pugh ≥ 7
 MELD ≥ 15
 Ít nhất 1 lần: XHTH do TAC, VPMNKNP, hội chứng gan thận…
Chống chỉ định ghép gan:
 MELD < 15
 Bệnh lý tim, phổi nặng, nhiễm trùng không kiểm soát được, AIDS
 Nghiện rượu/chất gây nghiện
 HCC có di căn, ung thư biểu mô tế bào ống mật, ung thư ngoài gan,
sarcoma mạch máu
 Bất thường về giải phẫu học không thuận lợi cho ghép gan
 Suy gan tối cấp có TALNS > 50mmHg / áp lực tưới máu não < 40mmHg
 Không tuân thủ điều trị
 Không có sự hỗ trợ xã hội thích hợp
Điều trị loét dạ dày tá tràng
Điều trị khi có kết quả nội soi
 Can thiệp lúc nội soi: Chích cầm máu bằng Adrenaline 1/10.000 + kẹp clip
cầm máu (tại chồi mạch…)
 Điều trị bằng thuốc:
▫ Loét Forrest ≥ IIb:
Esomeprazol inj 40mg 2 lọ pha NaCl 0.9% đủ 50ml BTTĐ 5mL/h mỗi
12h
trong 72h tính từ lúc can thiệp nội soi.
▫ Loét IIb, III:
Truyền hết Esomeprazol đang BTTĐ thì ngưng, chuyển sang uống
Esomeprazol 40mg 1 viên x 2 (u) sáng, chiều trước ăn 30 phút
▫ Có thể thêm thuốc bảo vệ niêm mạc:
Sucralfat (Sucrate gel 1g/5ml) 1 gói x 3 (u) sáng, trưa, chiều trước ăn

Theo dõi tái phát: dấu hiệu nguy cơ cao


 Điểm GBS cao
 Loét Forrest Ia, Ib, IIa, IIb
 Loét dạ dày dọc phía bờ cong nhỏ (gần động mạch vị trái)
 Loét tá tràng mặt sau (gần động mạch vị tá)
 Loét lớn > 1 – 2 cm (thường có mạch máu đáy loét lớn)

Điều tri tiệt trừ Hp (x 14 ngày)


Esomeprazol 40mg, 1 viên x 2 (u) sáng, chiều trước ăn 30 phút
Tetracyclin HCl 500mg, 1 viên x 4 (u) sáng, trưa, chiều, tối sau ăn
Tinidazol 500mg, 1 viên x 3 (u) sáng, trưa, chiều sau ăn
Hoặc Metronidazole 250mg, 2 viên x 3 (u) sáng, trưa, chiều sau ăn
Bismuth trioxid 120mg, 1 viên x 4 (u) sáng, trưa, chiều, tối trước ăn
Này là Bismuth Subcitrate chép toa bệnh viện
Trong sách là Bismuth subsalicylate 524mg 1 viên x 4 (u) mà hình như k có trên thị trường
Tác dụng phụ:
Nôn ói – tinidazole ít nôn ói hơn metronidazole
Đau mỏi cơ, mệt mỏi
Bismuth: tiêu phân đen, lưỡi màu xám, nước tiểu đục như nước tro

Cụ thể điều trị giai đoạn ổn định Loét Hp+


 Ngưng NSAIDs.
Nếu cần (vd bệnh khớp): chuyển sang nhóm ức chế chọn lọc COX-2 (vd
Celecoxib) liều thấp, dùng ngắn ngày, kết hợp Rebamipide, PPI gấp đôi liều
chuẩn.
 Ngưng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia < 10g/ngày
 Toa thuốc:
▫ 2 tuần đầu:
Esomeprazol 40mg, 1 viên x 2 (u) sáng, chiều trước ăn 30 phút
Tetracyclin HCl 500mg, 1 viên x 4 (u) sáng, trưa, chiều, tối sau ăn
Tinidazol 500mg, 1 viên x 3 (u) sáng, trưa, chiều sau ăn
Bismuth trioxid 120mg, 1 viên x 4 (u) sáng, trưa, chiều, tối trước ăn
▫ 6 tuần (nếu loét tá tràng) hay 10 tuần (nếu loét dạ dày) tiếp theo:
Esomeprazol 40mg, 1 viên x 2 (u) sáng, chiều trước ăn 30 phút
 Sau điều trị:
▫ Kiểm tra lành loét với mọi loét dạ dày
▫ Kiểm tra tiệt trừ Hp sau ngưng KS ≥ 4 tuần và ngưng PPI ≥ 2 tuần
Viêm tụy cấp nếu xu
Nguyên tắc điều trị
 Bù dịch sớm – cân bằng điện giải: đến khi đạt Hct 35 – 44%, theo dõi sinh
hiệu: nhịp tim, nước tiểu, Hct, BUN
 Giảm đau
 Cho tụy nghỉ ngơi: nhịn ăn đường miệng, cho ăn sớm khi có thể
 Theo dõi và điều trị biến chứng
 Điều trị nguyên nhân

Điều trị cụ thể


 Nhập viện
 Nằm đầu thấp
 Nhịn ăn
 Lactate ringer 500ml 1 chai TTM mỗi 60 phút cho đến khi đạt mục tiêu,
sau đó LR 500ml 1 chai x4 TTM XXX giọt/phút
 Meperidine 50mg x 6 TMC
 Glucose 20% 250mL 1 chai x 3 TTM 30 giọt/phút, sáng, trưa, chiều
 Insulin Actrapid Inj 100IU/ml 10ml 10 đơn vị
Kali chlorid 0.1g/ml 10ml 1 ống
Glucose 10% 500ml FKB 1 chai
x 2 TTM 30 giọt/phút sáng, chiều

Theo dõi
 Sinh hiệu, SpO2, nước tiểu, bilan xuất nhập mỗi 4h trong 24h đầu.
 Hct sau 12h, 24h, 48h nhập viện.
 BUN sau 24h, 48h nhập viện.
 Ion đồ mỗi ngày.
 CRP sau 48h nhập viện

You might also like