Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 106

LỜI NÓI ĐẦU

Kế toán là một công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động
kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh
bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nƣớc, doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân. Trong chƣơng trình đào tạo học sinh, sinh viên ngành kế
toán đây là một môn học quan trọng nhất.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên chuyên ngành kế toán của
trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, tổ bộ môn Kế toán - Tài chính đã tổ chức
biên soạn giáo trình “ Kế toán tài chính ” với nội dung đƣợc trình bày khá đầy đủ và
chi tiết toàn bộ quá trình hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp. Quyển sách không chỉ giúp cho các em học sinh học tốt hơn môn học này mà
còn là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến công tác kế toán doanh nghiệp.
Kết cấu nội dung có tất cả 9 chƣơng đƣợc chia thành 2 phần kế toán tài chính
1 và kế toán tài chính 2. Tham gia biên soạn gồm các giảng viên sau:
Phần 1: Kế toán tài chính 1
CN .Võ Minh Hiếu, biên sọan chƣơng 1 và chƣơng 2
CN .Trần Quang Giáp, biên soạn chƣơng 3, chƣơng 4 và chƣơng 5
Phần 2: Kế toán tài chính 2
Ths . Nguyễn Văn Tâm, biên soạn chƣơng 1 và chƣơng 2
Ths . La Ngọc Giàu, biên soạn chƣơng 3 và chƣơng 4
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng trong lần xuất bản đầu tiên chắn chắc
không trách khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận đƣợc ý kiến đóng góp có giá
trị khoa học trên tinh thần xây dựng để lần tái bản sau đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn
TM nhóm tác giả
Trƣởng bộ môn Kế toán- Tài chính
Ths La Ngọc Giàu
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2


( Tài liệu dùng cho sinh viên ngành kế toán)

Đồng Tháp, 2012


(Lƣu hành nội bộ)
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2


( Tài liệu dùng cho sinh viên ngành kế toán)
Số tín chỉ 3 - Lý thuyết 45 tiết

La Ngọc Giàu

Đồng Tháp, 2012


(Lƣu hành nội bộ)
MỤC LỤC
Chƣơng 1 ..................................................................................................................... 1
KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP .......................................... 1
A.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU ................................................................... 1
1.1.Tổng quan về kế toán các khoản nợ phải thu ....................................................... 1
1.2.Kế toán phải thu khách hàng ................................................................................. 2
1.2.1.Nội dung............................................................................................................. 2
1.2.2.Kiểm soát nội bộ ................................................................................................ 2
1.2.3.Chứng từ kế toán ................................................................................................ 2
1.2.3.Tài khoản sử dụng .............................................................................................. 2
1.2.4.Phƣơng pháp hạch toán ...................................................................................... 3
1.3.Kế toán phải thu nội bộ ......................................................................................... 5
1.3.1.Nội dung............................................................................................................. 5
1.3.2.Kiểm toán nội bộ ................................................................................................ 6
1.3.4.Phƣơng pháp hạch toán ...................................................................................... 7
1.4.Kế toán phải thu khác ......................................................................................... 10
1.4.1.Nội dung : ........................................................................................................ 10
1.4.2.Chứng từ và tài khoản sử dụng ........................................................................ 10
1.4.3.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 10
1.5.Kế toán dự phòng phải thu khó đòi ..................................................................... 12
1.5.1.Nội dung........................................................................................................... 12
1.5.2.Nguyên tắc trích dự phòng quy định nhƣ sau : ................................................ 13
1.5.3.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 14
B. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ ................................................................ 15
1.1.Tổng quan về kế toán các khoản phải trả............................................................ 15
1.2. Kế toán các khoản phải trả ngƣời bán................................................................ 16
1.2.1.Nội dung........................................................................................................... 16
1.2.2.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 16
1.3. Kế toán phải trả nội bộ ....................................................................................... 17
1.3.1. Nội dung.......................................................................................................... 17
1.3.2.Hạch toán tài khoản này cần tuân thủ nguyên tắc sau : ................................... 18
1.3.3.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 18
1.4. Kế toán các khoản phải trả khác ........................................................................ 23
1.4.1. Nội dung.......................................................................................................... 23
1.4.2.Nguyên tắc hạch toán ....................................................................................... 23
1.4.3.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 23
1.5. Kế toán nhận ký quỹ, ký cƣợc ngắn và dài hạn ................................................. 25
1.5.1.Nội dung........................................................................................................... 25
1.5.2.Nguyên tắc hạch toán ....................................................................................... 25
1.5.3.Phƣơng pháp kế toán ........................................................................................ 25
1.6. Kế toán các khoản vay ........................................................................................ 26
1.6.1.Nội dung : ......................................................................................................... 26
1.6.2.Kiểm soát nội bộ ............................................................................................... 26
1.6.3.Nguyên tắc kế toán ........................................................................................... 27
1.6.4.Kế toán khoản vay ngắn hạn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh .......... 27
1.6.5. Kế toán khoản vay dài hạn .............................................................................. 33
1.6.6. Kế toán chi phí đi vay ...................................................................................... 37
1.7. Kế toán trái phiếu phát hành ............................................................................... 38
1.7.1.Những vấn đề cung ........................................................................................... 38
1.7.2 Kế toán chi phí phát hành trái phiếu .......................................................... 40
1.7.3.Kế toán trƣờng hợp phát hành trái phiếu theo mệnh giá .................................. 40
1.7.4.Kế toán trƣờng hợp phát hành trái phiếu có chiết khấu ................................... 42
1.7.5.Kế toán trƣờng hợp phát hành trái phiếu có phụ trội ....................................... 43
1.8.Kế toán chi phí phải trả ....................................................................................... 46
1.8.1.Nội dung ........................................................................................................... 46
1.8.2.Nguyên tắc hạch toán ....................................................................................... 47
1.8.3.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 47
1.9. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ...................................................... 49
1.9.1.Nội dung ........................................................................................................... 49
1.9.2.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 50
1.10 Kế toán dự phòng phải trả ................................................................................. 50
1.10.1.Nội dung ......................................................................................................... 50
1.10.2.Hạch toán kế toán dự phòng phải trả cần tuân thủ quy định nhƣ sau : .......... 50
1.10.3.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................. 52
Chƣơng 2 ................................................................................................................... 62
KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ............................................................... 62
2.1.Tổng quan về nguồn vốn chủ sở hữu .................................................................. 62
2.1.1.Vốn chủ sở hữu :............................................................................................... 62
2.1.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý ........................................................................... 63
2.2.Kế toán nguồn vốn kinh doanh ............................................................................ 64
2.2.1. Nội dung .......................................................................................................... 64
2.2.2. Chứng từ kế toán ............................................................................................. 64
2.2.3. Tài khoản sử dụng ........................................................................................... 65
2.2.4.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 65
2.3.Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản ............................................................... 69
2.4.Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ...................................................................... 73
2.5 Kế toán lợi nhuận chƣa phân phối ..................................................................... 77
2.5.1. Nội dung phân chia lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ...................... 77
2.5.2. Chứng từ ......................................................................................................... 78
2.5.3. Tài khoản sử dụng ........................................................................................... 78
2.5.4.Phƣơng pháp hạch toán .................................................................................... 79
2.6.Kế toán nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ....................................................... 84
2.7Kế toán cổ phiếu quỹ ........................................................................................... 86
2.8.Kế toán các quỹ của doanh nghiệp ..................................................................... 88
2.8.1.Quỹ khen thƣởng phúc lợi ............................................................................... 88
2.8.2.Quỹ dự phòng tài chính.................................................................................... 92
2.8.3.Quỹ đầu tƣ phát triển ....................................................................................... 92
2.8.4.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu....................................................................... 94
Chƣơng 3 ................................................................................................................... 99
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.................................................. 99
3.1.Kế toán thành phẩm: ........................................................................................... 99
3.1.1. Khái niệm thành phẩm: ................................................................................... 99
3.1.2. Kiểm soát nội bộ ........................................................................................... 100
3.1.3.Nhiệm vụ của kế toán: ................................................................................... 100
3.1.4. Đánh giá thành phẩm .................................................................................... 101
3.1.4.1. Giá thực tế .................................................................................................. 101
3.1.4.2. Giá hạch toán ............................................................................................. 102
3.1.5. Kế toán chi tiết thành phẩm: ......................................................................... 103
3.1.6.Kế toán tổng hợp: ........................................................................................... 107
3.1.6.1. Chứng từ sử dụng ....................................................................................... 107
3.1.6.2. Kế toán nhập xuất kho thành phẩm ........................................................... 107
3.2. Kế toán bán hàng ............................................................................................. 115
3.2.1. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán bán hàng ..................................................... 115
3.2.1.1. Khái niệm bán hàng: .................................................................................. 115
3.2.1.2. Nhiệm vụ kế toán: ...................................................................................... 115
3.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng hàng: ................................................................ 116
3.2.2.1. Khái niệm doanh thu bán hàng: ................................................................. 116
3.2.2.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu: ................................................................... 116
3.2.2.3. Chứng từ sử dụng:...................................................................................... 117
3.2.2.5. Kế toán tổng hợp bán hàng ........................................................................ 117
3.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ......................................................... 128
3.2.3.1. Chiết khấu thƣơng mại ............................................................................... 128
3.2.3.2 Hàng hóa bị trả lại ....................................................................................... 128
3.2.3.3. Giảm giá hàng bán ..................................................................................... 130
3.2.3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt ................................................................................. 130
3.2.3.5. Thuế xuất khẩu ........................................................................................... 132
3.2.3.6. Thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp ................................................... 132
3.3.Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................. 135
3.3.1. Nhiệm vụ kế toán........................................................................................... 135
3.3.2. Kế toán giá vốn hàng bán .............................................................................. 136
3.3.3. Kế toán chi phí bán hàng ............................................................................... 138
3.3.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ........................................................... 140
3.3.5. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ......................................... 143
3.3.5.1. Kế toán doanh thu họat động tài chính: ...................................................... 143
3.3.6. Kế toán thu nhập và chi phí khác .................................................................. 147
3.3.6.1. Thu nhập khác: ........................................................................................... 147
3.3.6.2. Chi phí khác ................................................................................................ 150
3.3.7.Kế toán xác định kết quả kinh doanh ............................................................. 152
3.3.7.1. Khái niệm: .................................................................................................. 152
3.3.7.3.PP hạch toán xác định kết quả kinh doanh: ................................................. 152
CHƢƠNG 4 ............................................................................................................. 165
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................................. 165
4.1. Báo cáo tài chính .............................................................................................. 165
4.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính ......................................................................... 165
4.1.2.Tác dụng của Báo cáo tài chính ...................................................................... 165
4.2. Hệ thống báo cáo tài chính. .............................................................................. 166
4.2.1.Khái quát về hệ thống báo cáo tài chính : ...................................................... 166
4.2.2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính ..................................................................... 166
4.2.2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc ................................................................. 166
4.2.2.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác ........................................................... 167
4.2.3. Nơi nhận báo cáo tài chính ............................................................................ 167
4.2.4. PP lập bảng cân đối kế toán ........................................................................... 168
4.2.4.1.Mục đích của Bảng cân đối kế toán............................................................. 171
4.2.4.2.Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán ...................................... 171
4.2.4.3.PP lập các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ............................................ 173
4.2.4.4. Nội dung và PP lập các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: .................... 188
4.2.5. Kết cấu và nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh ................................... 189
4.2.5.1. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo: .............................................................. 190
4.2.5.2.PP lập các chỉ tiêu........................................................................................ 190
4.2.6. PP lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ:................................................................. 194
4.2.6.1.Mục đích của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ .................................................... 197
4.2.6.2. Nội dung báo cáo lƣu chuyển tiền tệ .......................................................... 198
4.2.6.3. PP lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo PP trực tiếp .................................. 199
4.2.6.5. Lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp....................................... 211
4.2.5. PP lập Thuyết minh báo cáo tài chính ........................................................... 216
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Chữ viết tắt Viết đầy đủ


1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 CBCNV Cán bộ công nhân viên
6 CĐKT Cân đối kế toán
7 DN Doanh nghiệp
8 DT Doanh thu
9 GTGT Giá trị gia tăng
10 HĐ Hóa đơn
11 HSSV Học sinh sinh viên
12 K/C Kết chuyển
13 KPCĐ Kinh phí công đoàn
14 NVKD Nghiệp vụ kinh doanh
15 NVKT Nghiệp vụ kinh tế
16 PC Phiếu chi
17 PP Phƣơng pháp
18 PXSX Phân Xƣởng sản xuất
19 QLDN Quản lý doanh nghiệp
20 SP Sản phẩm
21 TGHN Tiền gởi ngân hàng
22 TK Tài khoản
23 TMDV Thƣơng mại dịch vụ
24 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
25 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
26 TSCĐ Tài sản cố định
27 XDCB Xây dựng cơ bản
28 XK Xuất kho
29 XN Xí nghiệp
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Chƣơng 1
KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Mục đích:
Trọng tâm của chương này là tổ chức kế toán về các khoản phải thu, phải trả trong quan
hệ kinh tế giữa các đơn vị kế toán. Sau khi nghiên cứu chương này HSSV phân biệt được các
khoản phải thu, phải trả. Giúp quản lý chặt chẽ, xử lý và ghi nhận vào sổ kế toán các giao
dịch trong Doanh nghiệp. Phương pháp kiểm tra và đối chiếu các khoản phải thu, phải trả
giữa các đơn vị nội bộ, quan hệ khách hàng có quan hệ thanh toán. Trình bày các chỉ tiêu
phải thu, phải trả trên báo cáo tài chính

A.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU


1.1.Tổng quan về kế toán các khoản nợ phải thu
Nội dung : Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của Doanh
nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp khi thực hiện việc cung
cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhƣng chƣa đƣợc khách hàng thanh toán sẽ hình
thành khoản nợ phải thu.
Ngoài ra nợ phải thu phát sinh trong các trƣờng hợp bắt bồi thƣờng, cho mƣợn
vốn tạm thời, khoản ứng trƣớc tiền cho ngƣời bán, các khoản tạm ứng, các khoản ký
quỹ, ký cƣợc…
Phân loại nợ phải thu theo thời hạn thanh toán chia làm 2 loại :
− Nợ ngắn hạn thời 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh
− Nợ dài hạn thời hạn lớn hơn 12 tháng
Nguyên tắc hạch toán
− Nợ phải thu cần đƣợc hạch toán chi tiết từng đối tƣợng phải thu, theo dõi thời
hạn thanh toán, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn.
− Các khoản nợ phải thu nếu có liên quan đến vàng bạc, đá quý phải đƣợc theo dõi
chi tiết theo số lƣợng, chất lƣợng, quy cách và giá trị theo quy định.
− Định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ, xác định đƣợc các loại nợ trả đúng hạn,
khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc có khoản nợ không đòi đƣợc để có căn cứ xác định
số trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý đối với khoản nợ không đòi đƣợc

1
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.Kế toán phải thu khách hàng


1.2.1.Nội dung
Nợ phải thu khách hàng của Doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động
của Doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhƣng
chƣa đƣợc khách hàng thanh toán gọi là phải thu khách hàng.

1.2.2.Kiểm soát nội bộ


Nợ phải thu của khách hàng gắn liền với quá trình bán hàng . Một hệ thống kiểm
soát nội bộ hữu hiệu về quá trình bán hàng chắc chắn sẽ giảm thiếu những rủi ro có thể
phát sinh trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu của khách hàng. Một số nguyên tắc
cơ bản để tránh những tiêu cực hoặc rủi ro có thể xảy ra :
− Xây dựng một chính sách bán hàng rõ ràng
− Không phân công kiêm nhiệm cho một ngƣời phụ trách nhiều công việc trong
chu trình bán hàng. Ví dụ nhân viên kế toán theo dõi nợ phải thu của khách hàng không
thể phụ trách luôn việc thu tiền thì nhân viên có thể chiếm dụng luôn khoản tiền thu
đƣợc mà không ghi vào sổ sách kế toán.
− Khi sử dụng nhiều ngƣời phụ trách những công việc khác nhau sẽ giúp cho việc
kiểm tra đối chiếu giữa các bộ phận sẽ dễ phát hiện đƣợc những sai phạm và giảm bớt
những hành vi gian lận.
Theo dõi chặt chẽ quá trình thu hồi các khoản nợ : Để thu hồi nợ nhanh chóng và
chặt chẽ, bộ phận bán chịu cần liệt kê các khoản nợ phải thu theo tuổi nợ và phân công
trách nhiệm đòi nợ cho từng nhân viên. Định kỳ đối chiếu với khách hàng các khoản
nợ, thông báo cho khách hàng biết trƣớc các khoản nợ đã đến hạn trả để họ chuẩn bị
trƣớc và doanh nghiệp có thể thu hồi nợ nhanh chóng.

1.2.3.Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán căn cứ ghi chép vào sổ cái tài khoản “Phải thu khách hàng” là
các hoá đơn bán hàng kèm theo lệnh bán hàng đã đƣợc phê duyệt bởi bộ phận phụ
trách bán chịu. Sau khi hoá đơn đã đƣợc lập và hàng hoá đã xuất giao cho khách hàng
thì kế toán phải tiếp tục theo dõi các khoản nợ phải thu. Ngoài ra còn có các chứng từ
khác nhƣ : Phiếu chi, phiếu thu và biên bản bù trừ công nợ.

1.2.3.Tài khoản sử dụng


TK 131 – Phải thu khách hàng là tài khoản này có thể có số dƣ bên Có. Số dƣ

2
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

bên Có phản ánh số tiền nhận trƣớc, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách
hàng chi tiết theo từng đối tƣợng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dƣ
chi tiết theo từng đối tƣợng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài
sản” và bên “Nguồn vốn”.

1.2.4.Phƣơng pháp hạch toán


1. Doanh thu của khối lƣợng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ xuất bán,
dịch vụ đã cung cấp đƣợc xác định là tiêu thụ. Kế toán ghi số tiền phải thu của khách
hàng nhƣng chƣa thu:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT
theo phƣơng pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu
trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chƣa có
thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
- Đối với hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ không thuộc đối tƣợng chịu thuế
GTGT hoặc thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp, kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Trƣờng hợp hàng bán bị khách hàng trả lại:
- Đối với hàng hoá thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ
và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phƣơng pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 111, 112,. . .
3. Trƣờng hợp giảm giá hàng bán đối với hàng hoá thuộc đối tƣợng chịu thuế
GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phƣơng
pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

3
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng số tiền giảm giá).
4. Nhận đƣợc tiền do khách hàng trả liên quan đến sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu
tƣ đã bán, dịch vụ đã cung cấp, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
5. Số chiết khấu thanh toán phải trả cho ngƣời mua do ngƣời mua thanh toán tiền
mua hàng trƣớc thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
6. Số chiết khấu thƣơng mại phải trả cho ngƣời mua trừ vào khoản nợ phải thu
của khách hàng, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thƣơng mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
7. Nhận tiền ứng trƣớc, trả trƣớc của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc
cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
Ví dụ 1: Bán hàng trả chậm có chiết khấu thanh toán
1. Theo hoá đơn GTGT số 00099 ngày 15/03/N, bán hàng cho khách hàng Thành
Công có giá chƣa thuế 50.000.000đ, thuế GTGT 10% chƣa thu tiền khách hàng. Điều
kiện thanh toán trong vòng 5 ngày đầu tiên đƣợc hƣởng chiết khấu thanh toán 1% trên
tổng số tiền thanh toán.
Nợ TK 131 55.000.000
Có TK 511 50.000.000
Có TK 33311 5.000.000
2.Ngày 20/03/N, Doanh nghiệp nhận đƣợc giấy báo có của ngân hàng về số tiền
khách hàng Thành Công thanh toán đủ tiền hàng sau khi trừ 1% CKTT đƣợc hƣởng.
Nợ TK 112 54.450.000
Nợ TK 635 550.000

4
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 131 55.000.000
Ví dụ 2: Ngƣời mua ứng tiền trƣớc
1. Theo hợp đồng bán hàng đã ký, Ngày 15/03/N, khách hàng Sao Vàng ứng trƣớc
20.000.000đ tiền mua hàng bằng tiền mặt, kế toán đã lập phiếu thu và ghi sổ :
Nợ TK 111 20.000.000
Có TK 131 20.000.000
2. Ngày 15/4/N, Khi giao hàng cho khách hàng Sao Vàng, kế toán xuất hoá đơn
GTGT số 00068, giá chƣa thuế là 80.000.000đ, thuế GTGT 10%.
Nợ TK 131 88.000.000
Có TK 511 80.000.000
Có TK 33311 8.000.000

1.3.Kế toán phải thu nội bộ


Quan hệ Tổng công ty – công ty thành viên : Theo mô hình này, một Tổng
công ty có đơn vị cấp dƣới là một hoặc nhiều công ty thành viên hạch toán độc lập
nhƣng đồng thời cũng có những đơn vị cấp dƣới hạch toán phụ thuộc. Đối với các công
ty thành viên hạch toán độc lập là những đơn vị đã có tƣ cách pháp nhân riêng và có bộ
máy kế toán độc lập, mở sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính nhƣ một doanh
nghiệp kinh doanh bình thƣờng khác nhƣng phải nộp thêm báo cáo tài chính cho Tổng
công ty để Tổng công ty lập báo cáo tài chính tổng hợp. Đối với các đơn vị cấp dƣới
hạch toán phụ thuộc sẽ thực hiện tƣơng tự nhƣ mô hình dƣới đây.
Quan hệ Công ty – đơn vị trực thuộc : Trƣờng hợp này đơn vị cấp dƣới vẫn
chƣa có tƣ cách pháp nhân riêng, về mặt pháp lý cả đơn vị cấp dƣới chỉ là một pháp
nhân duy nhất và một đơn vị kế toán duy nhất. Tuỳ tình hình thực tế ở mỗi doanh
nghiệp mà công tác kế toán ở các đơn vị cấp dƣới đƣợc thực hiện ở các mức độ khác
nhau.

1.3.1.Nội dung
Nội dung các khoản phải thu, phải trả nội bộ thể hiện quan hệ nội bộ giữa đơn vị
cấp trên và đơn vị cấp dƣới chủ yếu về các khoản phát sinh sau:
- Quan hệ nội bộ về cấp phát và điều chuyển vốn, quỹ hoặc kinh phí đơn vị cấp
trên cho đơn vị cấp dƣới hay điều phối giữa các đơn vị cấp dƣới.

5
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

- Quan hệ nội bộ về các khoản thu hộ, chi hộ giữa cấp trên và cấp dƣới trực thuộc:
gồm các khoản mà các đơn vị doanh nghiệp đã chi hộ, thụ hộ cấp trên, cấp dƣới hoặc
các đơn vị thành viên khác.
- Các quan hệ thanh toán nội bộ khác liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh.
- Quan hệ nội bộ về nghĩa vụ tài chính giữa cấp dƣới với cấp trên: gồm các khoản
cấp dƣới có nghĩa vụ nộp cho cấp trên theo quy định nhƣ nộp lãi kinh doanh, các quỹ
xí nghiệp; cấp bù lỗ…

1.3.2.Kiểm toán nội bộ


Quan hệ thanh toán phải thu, phải trả nội bộ là quan hệ thanh toán rất phức tạp,
nhất là những doanh nghiệp có nhiều các đơn vị trực thuộc, các chi nhánh nằm ở các
địa bàn khác nhau. Vì vậy để tránh tình trạng công nợ nội bộ dây dƣa, việc doanh
nghiệp xây dựng nguyên tắc và phƣơng pháp kiểm tra, đối chiếu các khoản công nợ nội
bộ chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc, từng nội dung thanh toán là điều vô cùng cần
thiết. Đồng thời doanh nghiệp phải lập quy định thời hạn thanh toán cho từng khoản
công nợ, có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản phải thu, phải trả nội bộ.
Ngoài ra kiểm soát nội bộ các khoản phải thu, phải trả nội bộ còn phải đƣợc thực
hiện ở việc đơn vị cấp trên phải nắm và quản lý tốt tình hình kinh doanh ở các đơn vị
trực thuộc. từ đó có kế hoạch cấp hoặc hỗ trợ vốn cho các đơn vị trực thuộc một cách
hợp lý, tránh thất thoát hoặc sử dụng lãng phí tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp. Để
thực hiện đƣợc điều này, cần phải:
Đối với các đơn vị trực thuộc: Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh một
cách rõ ràng, cụ thể (dài hạn và ngắn hạn) và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch. Kế toán
mở sổ sách theo dõi và lập báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình kinh doanh tại đơn vị
mình theo đúng phạm vi, mức độ đã đƣợc phân công.
Đối với cấp trên: Định kỳ tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, kiểm tra, đối chiếu việc ghi chép và lập báo cáo tài chính của các đơn vị
trực thuộc. Có biện pháp xử lý kịp thời những sai trái hoặc điều chỉnh kịp thời phƣơng
thức quản lý trƣớc những thay đổi, phát triển của đơn vị trực thuộc nói riêng và của nền
kinh tế nói chung.
Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK136 – Phải thu nội bộ để phản ánh các
khoản phải thu nội bộ. Tài khoản này có 2 TK cấp 2:

6
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

TK 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Phản ánh số vốn kinh doanh
hiện có ở các đơn vị trực thuộc do đơn vị cấp trên giao trực tiếp hoăc hình thành bằng
các phƣơng thức khác. Ở đơn vị cấp dƣới không sử dụng tải khoản này.
TK 1368 – Phải thu nội bộ khác: Phản ánh các khoản phải thu khác giữa các
đơn vị nội bộ.
Ở doanh nghiệp cấp trên (Doanh nghiệp độc lập, tổng công ty):
− Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dƣới;
− Vốn kinh doanh cho cấp dƣới vay không tính lãi;
− Các khoản cấp dƣới phải nộp lên cấp trên theo quy định;
− Các khoản nhờ cấp dƣới thu hộ;
− Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dƣới;
− Các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lƣợng giao khoán nội
bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ;
− Các khoản phải thu vãng lai khác.
Ở doanh nghiệp cấp dƣới (Doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc đơn vi
hạch toán phụ thuộc):
− Các khoản đƣợc đơn vị cấp trên cấp nhƣng chƣa nhận đƣợc (Trừ vốn kinh
doanh và kinh phi);
− Khoản cho vay vốn kinh doanh;
− Các khoản nhờ đơn vị cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ;
− Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp trên và đơn vị nội bộ khác;
− Các khoản phải thu vãng lai khác.

1.3.4.Phƣơng pháp hạch toán


1. Khi đơn vị cấp dƣới nhận đƣợc vốn do Tổng công ty, công ty giao xuống, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
2. Khi chi hộ, trả hộ cho đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có các TK 111, 112,. . .
3. Số lỗ về hoạt động sản xuất, kinh doanh đã đƣợc cấp trên chấp nhận cấp bù,
ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

7
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối.


4. Phải thu đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về doanh thu bán hàng nội
bộ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
5. Khi nhận đƣợc tiền hoặc vật tƣ, tài sản của cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác
thanh toán về các khoản phải thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153,. . .
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
6. Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một
đối tƣợng, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
7. Khi đơn vị cấp trên (Tổng công ty, công ty) giao vốn kinh doanh cho đơn vị
trực thuộc, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc)
Có các TK 111, 112,. . .
8. Trƣờng hợp đơn vị cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị trực thuộc bằng tài
sản cố định, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (Giá trị còn lại của TSCĐ) (1361)
Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn của TSCĐ)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
9. Căn cứ vào báo cáo đơn vị trực thuộc nộp lên về số vốn kinh doanh tăng do
mua sắm TSCĐ bằng vốn đầu tƣ XDCB hoặc quỹ đầu tƣ phát triển, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
10. Cuối kỳ, căn cứ phê duyệt của cấp trên về báo cáo tài chính của đơn vị trực
thuộc, kế toán đơn vị cấp trên ghi số vốn kinh doanh đƣợc bổ sung từ lợi nhuận hoạt
động kinh doanh trong kỳ của đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

8
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

11. Khi chi hộ, trả hộ các khoản nợ của đơn vị cấp dƣới, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có các TK 111, 112,. . .
12. Khi thực nhận đƣợc tiền của đơn vị cấp dƣới chuyển trả về các khoản đã chi
hộ, trả hộ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
13. Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một
đối tƣợng, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).
Ví dụ 3: Công ty đầu tƣ xây dựng số 1 cấp vốn cho xí nghiệp trực thuộc Đồng
Tháp gồm : Tiền mặt 1.000.000.000đ và một số thiết bị sản xuất có nguyên giá
500.000.000đ, hao mòn luỹ kế 100.000.000đ
Tại công ty
1. Khi cấp vốn bằng tiền mặt, căn cứ phiếu chi và chứng từ giao nhận vốn, ghi :
Nợ TK 136 1.000.000.000
Có TK 111 1.000.000.000
2. Cấp vốn bằng TSCĐ HH, căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ, ghi :
Nợ TK 136 400.000.000
Nợ TK 214 100.000.000
Có TK 211 500.000.000
Tại đơn vị trực thuộc
1. Khi nhận vốn bằng tiền mặt, căn cứ phiếu thu và chứng từ giao nhận vốn, ghi :
Nợ TK 111 1.000.000.000
Có TK 411 1.000.000.000
2. Nhận vốn bằng TSCĐ HH, căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ, ghi :
Nợ TK 211 500.000.000
Có TK 214 100.000.000
Có TK 411 400.000.000
Đến cuối kỳ đối chiếu
Số dƣ Nợ TK 1361 (chi tiết Đồng Tháp) ở Công ty = Số dƣ Có TK 411 (Chi tiết

9
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Công ty) ở đơn vị trực thuộc bằng 1.400.000.000đ.

1.4.Kế toán phải thu khác


1.4.1.Nội dung :
Phải thu khác là khoản phải thu không mang tính chất thƣơng mại nhƣ : Các
khoản phải thu về bồi thƣờng vật chất, các khoản cho mƣợn có tính chất tạm thời
không lấy lãi, các khoản chi hộ, các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ hoạt
động đầu tƣ tài chính. Giá trị tài sản thiếu đã đƣợc phát hiện nhƣng chƣa xác định đƣợc
nguyên nhân phải chờ xử lý.

1.4.2.Chứng từ và tài khoản sử dụng


Sử dụng trong trƣờng hợp này là Biên bản kiểm nghiệm. Biên bản kiểm kê, biên
bản xử lý tài sản thiếu. Hồng đồng mƣợn, kèm theo phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu
chi.v.v..
Kế toán sử dụng TK 138 – Phải thu khác để theo dõi các khoản phải thu khác. Tài
khoản này có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chƣa xác
định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.
- Tài khoản 1385 - Phải thu về cổ phần hoá: Phản ánh số phải thu về cổ phần hoá
mà doanh nghiệp đã chi ra, nhƣ: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc,
mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,. . .
- Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài
phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 136 và TK 1381, 1385, nhƣ: Phải
thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản phải bồi thƣờng do làm
mất tiền, tài sản;

1.4.3.Phƣơng pháp hạch toán


1. Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát hiện
thiếu, chƣa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá).
Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ kế toán chi tiết TSCĐ.
2. Trƣờng hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tƣ, hàng hoá,. . . phát hiện thiếu khi kiểm kê,
chƣa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

10
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)


Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hóa.
3. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào
quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (Số bồi thƣờng trừ vào lƣơng)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (Phần bắt bồi thƣờng)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi
trừ số thu bồi thƣờng theo quyết định xử lý)
Nợ các TK liên quan (theo quyết định xử lý)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).
4. Trƣờng hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định đƣợc nguyên nhân và ngƣời
chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc ngƣời chịu trách nhiệm bồi thƣờng, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (Số phải bồi thƣờng);
Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (Số bồi thƣờng trừ vào lƣơng)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi
trừ số thu bồi thƣờng theo quyết định xử lý)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 111 - Tiền mặt.
5. Các khoản cho vay, cho mƣợn vật tƣ, tiền vốn tạm thời và các khoản phải thu
khác, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
6. Định kỳ khi xác định tiền lãi phải thu và số cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia, ghi:
Nợ các TK 111, 112. . . (Số đã thu đƣợc tiền)

11
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)


Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
7. Khi thu đƣợc tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 138 - Phải thu khác (1388).
Ví dụ 4:
1.Theo biên bản kiểm kê vật liệu số 12/BBKK ngày 31/03/N, Trị giá vật liệu A
trên sổ kế toán là 50.000.000đ, theo kiểm kê 45.000.000đ, trị giá vật liệu A thiếu chƣa
rõ nguyên nhân.
2.Ngày 10/04/N, theo quyết định của BGĐ xử lý bắt thủ kho phải bồi thƣờng ¾,
số còn lại tính vào giá vốn hàng bán. Đã lập biên bản xử lý hàng thiếu.
3.Ngày 15/04/N, Theo phiếu thu PT/19, Thủ kho đã bồi thƣờng đủ bằng tiền mặt
3.750.000đ
Hƣớng dẫn :
1. Ngày 31/03/N, Kế toán căn cứ biên bản kiểm kê thiếu NVL, ghi :
Nợ TK 1381 5.000.000
Có TK 152 5.000.000
2. Ngày 10/04/N, Căn cứ biên bản xử lý của BGD, ghi :
Nợ TK 632 250.000
Nợ TK 1388 3.750.000
Có TK 1381 5.000.000
3. Ngày 15/04/N, Kế toán thu tiền bồi thƣờng của thủ kho
Nợ TK 111 3.750.000
Có TK 1388 3.750.000

1.5.Kế toán dự phòng phải thu khó đòi


1.5.1.Nội dung
Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời
gian. Việc trích lập dự phòng đƣợc hiểu là việc ghi nhận vào chi phí của doanh nghiệp
các chênh lệch nhỏ hơn của giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCTC.

12
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.5.2.Nguyên tắc trích dự phòng quy định nhƣ sau :


1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lập báo
cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc
có khả năng không đòi đƣợc để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó
đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.
2. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy
về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn
về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ
nhiều lần vẫn không thu đƣợc nợ). Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu
đƣợc coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dƣới đây:
- Số tiền phải thu phải theo dõi đƣợc cho từng đối tƣợng, theo từng nội dung, từng
khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chƣa
trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ƣớc vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ,
đối chiếu công nợ. . .
3. Căn cứ để đƣợc ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ƣớc vay nợ,
bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhƣng vẫn chƣa
thu đƣợc;
- Nợ phải thu chƣa đến thời hạn thanh toán nhƣng khách nợ đã lâm vào tình trạng
phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
4. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài
chính doanh nghiệp hiện hành.
5. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp
đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhƣng vẫn không thu đƣợc nợ và xác định
khách nợ thực sự không còn khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các
thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ
phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xoá nợ thì đồng thời phải theo dõi chi
tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Nếu sau
khi đã xoá nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi đƣợc nợ đã
xử lý (Đƣợc theo dõi trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”) thì số nợ thu đƣợc sẽ hạch
toán vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

13
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.5.3.Phƣơng pháp hạch toán


1. Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu đƣợc xác định là
không chắc chắn thu đƣợc (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ
phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi
cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở
kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn đƣợc hạch toán vào chi
phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
2. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự
phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết, thì số chênh
lệch đƣợc hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi đƣợc đƣợc
phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính
hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chƣa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng
Cân đối kế toán).
4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã đƣợc xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại
thu hồi đƣợc nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi đƣợc, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
Ví dụ 5:
Ngày 20/06/N-1, Bán 1 lô hàng cho Công ty TNHH TMDV Sao vàng, giá bán đã
bao gồm thuế GTGT là 500.000.000đ. Thời hạn thanh toán 30 ngày, Ngày 31/12/N.
Công ty Sao Vàng vẫn chƣa thanh toán tiền. Căn cứ vào điều kiện lập dự phòng, kế

14
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

toán đã lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng SV (30% giá trị của khoản
nợ).
Ngày 15/4/N, Công ty Sao Vàng phá sản, căn cứ vào quyết định của toàn án,
Công ty đã thanh toán cho Doanh nghiệp 25.000.000đ bằng TGNH và Doanh nghiệp
đã nhận giấy báo có. Số còn lại Doanh nghiệp xử lý xoá sổ. Biên bản của Hội đồng xử
lý nợ của Doanh nghiệp với khách hàng đã đƣợc lập.
Hƣớng dẫn :
1.Ngày 31/12/N, Kế toán lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng
Nợ TK 642 15.000.000
Có TK 139 15.000.000
2. Ngày 15/4/N, Kế toán nhận giấy báo có số tiền khách hàng thanh toán theo
quyết định của toà án.
Nợ TK 112 25.000.000
Có TK 131 25.000.000
3. Ngày 15/4/N, Căn cứ biên bản xoá nợ của khách kế toán ghi nhận bút toán :
Nợ TK 642 10.000.000
Nợ TK 139 15.000.000
Có TK 131 25.000.000

B. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ


1.1.Tổng quan về kế toán các khoản phải trả
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một
tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Việc thanh toán các
nghĩa vụ hiện tại có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều cách nhƣ : Trả bằng tiền; Trả bằng
tài sản khác; Cung cấp dịch vụ; Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác; Chuyển đổi
nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, nhƣ mua hàng hoá chƣa
trả tiền, sử dụng dịch vụ chƣa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết
nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác

15
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.2. Kế toán các khoản phải trả ngƣời bán


1.2.1.Nội dung
Khoản phải trả cho ngƣời bán là khoản nợ phát sinh rất thƣờng xuyên trong hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ
nhƣng chƣa thanh toán tiền cho ngƣời cung cấp.

1.2.2.Phƣơng pháp hạch toán


1. Mua vật tƣ, hàng hoá chƣa trả tiền cho ngƣời bán về nhập kho, hoặc gửi đi bán
thẳng không qua kho trong trƣờng hợp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê
khai thƣờng xuyên:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331)
Có TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán (Tổng giá thanh toán).
2. Khi thanh toán số tiền phải trả cho ngƣời bán vật tƣ, hàng hoá, ngƣời cung cấp
dịch vụ, ngƣời nhận thầu xây lắp, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán
Có các TK 111, 112, 311, 341,. . .
3. Khi ứng trƣớc tiền cho ngƣời bán vật tƣ, hàng hoá, ngƣời cung cấp dịch vụ,
ngƣời nhận thầu xây lắp, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán
Có các TK 111, 112,. . .
4. Khi nhận lại tiền do ngƣời bán hoàn lại số tiền đã ứng trƣớc vì không có hàng,
ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán.
5. Chiết khấu thanh toán mua vật tƣ, hàng hoá doanh nghiệp đƣợc hƣởng do thanh
toán trƣớc thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả ngƣời bán, ngƣời
cung cấp, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

16
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

6. Trƣờng hợp vật tƣ, hàng hoá mua vào đã nhập kho, phải trả lại do không đúng
quy cách, phẩm chất đƣợc tính trừ vào khoản nợ phải trả ngƣời bán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán
Có các TK 152, 153, 156,. . . (Giá trị đƣợc giảm giá)
Có TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331) (nếu có).
7. Trƣờng hợp ngƣời bán chấp thuận giảm giá cho số vật tƣ, hàng hoá doanh
nghiệp đã mua vì không đúng quy cách, phẩm chất và hàng hoá vẫn còn trong kho, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán
Có các TK 152, 153, 156,. . . (Giá trị đƣợc giảm giá)
Có TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (1331) (nếu có).
8. Trƣờng hợp các khoản nợ phải trả cho ngƣời bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ
nợ không đòi và đƣợc xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Ví dụ 6:
1. Doanh nghiệp ký hợp đồng đặt cơ sở C làm khuôn mẫu, theo thoả thuận lập
phiếu chi PC/29 ngày 01/03/N ứng trƣớc 50.000.000đ.
Nợ TK 331 50.000.000
Có TK 111 50.000.000
2.Ngày 15/03/N, Cơ sở C bàn giao 10 bộ khuôn mẫu kèm theo HĐ GTGT số
0097 ngày 15/03 với giá chƣa thuế 50.000.000đ, thuế GTGT 10%. Khuôn mẫu đã đƣa
vào sử dụng để SX sản phẩm, ƣớc tính trong 2 năm.
Nợ TK 242 50.000.000
Nợ TK 133 5.000.000
Có TK 331 55.000.000
3. Ngày 31/03/N, Thanh toán chênh lệch giữa số tiền ứng trƣớc và giá trị hàng
Nợ TK 331 5.000.000
Có TK 111 5.000.000

1.3. Kế toán phải trả nội bộ


1.3.1. Nội dung
Kế toán phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa doanh nghiệp độc lập với các
đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, Tổng công ty, công ty về

17
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản mà các đơn vị trong doanh
nghiệp độc lập đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp dƣới hoặc đơn vị thành viên khác.

1.3.2.Hạch toán tài khoản này cần tuân thủ nguyên tắc sau :
1. Tài khoản 336 chỉ phản ánh các nội dung kinh tế về quan hệ thanh toán nội bộ
đối với các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và cấp dƣới, giữa các đơn vị cấp dƣới
với nhau, trong đó cấp trên là Tổng công ty, Công ty phải là doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh độc lập không phải là cơ quan quản lý. Các đơn vị cấp dƣới là các doanh
nghiệp thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc Tổng công ty, Công ty, nhƣng phải là đơn
vị có tổ chức kế toán riêng.
2. Quan hệ đầu tƣ vốn của doanh nghiệp vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở
kinh doanh đồng kiểm soát và các giao dịch giữa công ty mẹ với các công ty con và
giữa các công ty con với nhau không phản ánh vào Tài khoản 336.
3. Nội dung các khoản phải trả nội bộ phản ánh trên Tài khoản 336 “Phải trả nội
bộ” bao gồm:
- Các khoản đơn vị trực thuộc, phụ thuộc phải nộp Tổng công ty, Công ty, các
khoản Tổng công ty, Công ty phải cấp cho đơn vị trực thuộc, phụ thuộc;
- Các khoản mà các Tổng công ty, Công ty, đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong
Tổng công ty, Công ty đã chi, trả hộ hoặc các khoản đã thu hộ Tổng công ty, Công ty,
đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị thành viên khác và các khoản thanh toán
vãng lai khác;
4. Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” đƣợc hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có
quan hệ thanh toán, trong đó đƣợc theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải trả.
5. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu Tài khoản 136, Tài khoản 336
giữa các đơn vị theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biến bản thanh toán bù trừ
theo từng đơn vị làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này. Khi Đối chiếu, nếu
có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

1.3.3.Phƣơng pháp hạch toán


1. Định kỳ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cho Tổng công ty,
Công ty về phí quản lý, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
2. Tính số lợi nhuận phải nộp về Tổng công ty, Công ty, ghi:

18
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối


Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
3. Số tiền phải trả cho Tổng công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ khác về các
khoản đã đƣợc Tổng công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ khác chi hộ, trả hộ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
4. Khi thu tiền hộ Tổng công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ khác, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
5. Khi trả tiền cho Tổng công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ về các khoản phải
trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có các TK 111, 112,. . .
6. Khi mua hàng hoá của Tổng công ty, Công ty (hoặc đơn vị khác trong Tổng
công ty, Công ty):
a) Khi nhận đƣợc hàng của Tổng công ty, Công ty, hoặc đơn vị khác trong Tổng
công ty, Công ty, căn cứ vào phiếu xuất kho kiếm vận chuyển nội bộ và các chứng từ
có liên quan, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá bán nội bộ)
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
b) Khi bán hàng hoá, đơn vị phải lập Hoá đơn GTGT, căn cứ vào Hoá đơn GTGT
kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra, ghi:
Nợ các TK 111, 131,. . .
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời lập bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra chuyển cho Tổng công ty, Công
ty (hoặc đơn vị khác trong Tổng công ty, Công ty) để xác định doanh thu tiêu thụ nội
bộ.

19
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

c) Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận đƣợc Hoá đơn GTGT về số
hàng hoá tiêu thụ nội bộ do đơn vị Tổng công ty, Công ty chuyển đến trên cơ sở số
hàng hoá đã bán, kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT phản ánh thuế GTGT đầu vào
đƣợc khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có TK 156 - Hàng hoá (Nếu chƣa kết chuyển giá vốn hàng hoá)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng hoá).
d) Trƣờng hợp các đơn vị do điều kiện, yêu cầu quản lý và hạch toán, nếu không
muốn sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mà sử dụng ngay Hoá đơn
GTGT thì khi xuất hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở khác địa
phƣơng phải lập Hoá đơn GTGT. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT kế toán phản ánh doanh
thu bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 136 (Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ (Giá bán nội bộ chƣa có thuế GTGT).
- Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc nhận đƣợc Hoá đơn GTGT và hàng
hoá do Tổng công ty, Công ty giao cho để bán, kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT và
các chứng từ liên quan phản ánh giá vốn hàng hoá nhập kho theo giá bán nội bộ chƣa
có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, ghi:
Nợ TK 155, 156 (Giá bán nội bộ chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có các TK 111, 112, 336 (Tổng giá thanh toán nội bộ).
9. Khi vay tiền đơn vị cấp trên (Công ty, Tổng công ty) và các đơn vị nội bộ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
10. Bù trừ giữa các khoản phải thu của Tổng công ty, Công ty, các đơn vị khác
trong Tổng công ty, Công ty với các khoản phải nộp, phải trả Tổng công ty, Công ty và
các đơn vị khác trong Tổng công ty, Công ty (Chỉ bù trừ trong quan hệ phải thu, phải
trả với một đơn vị nội bộ trong Tổng công ty, Công ty), ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
11. Khi Tổng công ty, Công ty cấp tiền cho đơn vị trực thuộc về các quỹ, ghi:

20
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ


Có các TK 111, 112,. . .
12. Trƣờng hợp Tổng công ty, Công ty phải cấp bù lỗ về hoạt động kinh doanh
cho các đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
13. Tổng công ty, Công ty xác định số phải trả cho các đơn vị trực thuộc về các
khoản mà các đơn vị trực thuộc đã chi hộ, trả hộ, hoặc Tổng công ty, Công ty thu hộ
các đơn vị trực thuộc, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
14. Khi Tổng công ty, Công ty trả tiền cho các đơn vị trực thuộc về các khoản chi
hộ, trả hộ, thu hộ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có các TK 111, 112,. . .
15. Khi nhận tiền của đơn vị cấp dƣới về nộp tiền phí quản lý cấp trên, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có các TK 136, 511,. . .
Ví dụ 7:
Công ty TNHH TMDV Sao Vàng chuyên nhập khẩu máy photocopy, sau đó phân phối
hàng cho các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác nhau. Giả sử trong kỳ Công ty Sao
vàng xuất máy photocopy cho chi nhánh Đồng Tháp, hàng có giá xuất kho
20.000.000đ, giá bán nội bộ chƣa thuế 25.000.000đ, giá bán ra bên ngoài 35.000.000đ,
thuế GTGT 10%. Chi nhánh Đồng Tháp đã bán máy photocopy.
Hƣớng dẫn : Trƣờng hợp sử dụng phiếu xuất khi kiêm vận chuyển nội bộ
Công ty Sao Vàng Chi nhánh Đồng Tháp
1.Khi xuất kho máy Photocopy cho chi 2.Khi nhận đƣợc máy Photocopy và

21
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

nhánh Đồng Tháp phiếu xuất kho


Nợ TK 157 20.000.000đ Nợ TK 156 27.500.000đ
Có TK 155 20.000.000đ Có TK 336 27.500.000đ
4.Khi nhận đƣợc bảng kê do Đồng Tháp 3.Khi bán hàng và xuất hoá đơn GTGT
nộp về, xuất hoá đơn GTGT cho ĐT. cho khách hàng
Bt1: Kết chuyển giá vốn Bt1: Kết chuyển giá vốn
Nợ TK 632 20.000.000đ Nợ TK 632 27.500.000đ
Có TK 157 20.000.000đ Có TK 156 27.500.000đ
Bt2: Doanh thu bán hàng Bt2: Doanh thu bán hàng
Nợ TK 1361 27.500.000đ Nợ TK 1361 38.500.000đ
Có TK 512 25.000.000đ Có TK 512 35.000.000đ
Có TK 3331 2.500.000đ Có TK 3331 3.500.000đ
Sau đó lập bảng kê hoá đơn bán hàng
nộp về Công ty Sao vàng
5.Khi nhận đƣợc hoá đơn GTGT của
Công ty Sao Vàng
Nợ TK 133 2.500.000đ
Có TK 632 2.500.000đ
Nếu chƣa kết chuyển giá vốn ghi :
Nợ TK 133 2.500.000đ
Có TK 156 2.500.000đ

Hƣớng dẫn : Trƣờng hợp sử dụng hoá đơn GTGT


Công ty Sao Vàng Chi nhánh Đồng Tháp
1.Khi xuất kho máy Photocopy cho chi 2.Khi nhận đƣợc máy Photocopy và
nhánh Đồng Tháp phiếu xuất kho
Bt1: Kết chuyển giá vốn Nợ TK 156 25.000.000đ
Nợ TK 632 20.000.000đ Nợ TK 133 2.500.000đ
Có TK 156 20.000.000đ Có TK 336 27.500.000đ
Bt2: Doanh thu bán hàng Khi bán ra ngoài thì xuất hoá đơn GTGT
Nợ TK 1361 27.500.000đ và ghi nhận doanh thu, giá vốn nhƣ các
Có TK 512 25.000.000đ trƣờng hợp bán hàng thông thƣờng khác

22
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 3331 2.500.000đ
Tuy nhiên theo quy định hiện hành của thuế về việc sử dụng chứng từ, đối với
những doanh nghiệp mà các đơn vị trực thuộc chƣa hạch toán riêng nhƣng các đơn vị
trực thuộc này lại đóng trên những địa bàn quản lý thuế khác nhau, để thuận tiện cho
việc quản lý thuế. Việc điều chuyển sản phẩm, hàng hoá giữa các đơn vị trực thuộc vẫn
phải xuất hoá đơn. Trong trƣờng hợp này kế toán không ghi nhận doanh thu vì không
đủ điều kiện ghi nhận doanh thu (theo VAS 14).

1.4. Kế toán các khoản phải trả khác


1.4.1. Nội dung
Phải trả khác là bao gồm các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản
ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 337).

1.4.2.Nguyên tắc hạch toán


1. Giá trị tài sản thừa chƣa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý
của cấp có thẩm quyền.
2. Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo
quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biến bản xử lý, nếu đã xác định đƣợc
nguyên nhân.
3. Số tiền trích và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn.
4. Các khoản khấu trừ vào tiền lƣơng của công nhân viên theo quyết định của toà
án (tiền nuôi con khi ly dị, con ngoài giá thú, lệ phí toà án, các khoản thu hộ, đền bù. .).
5. Các khoản phải trả cho các đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cƣợc ngắn
hạn. Trƣờng hợp nhận ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài
khoản này mà đƣợc theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (TK 003 - Hàng
hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cƣợc).
6. Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các
cổ đông.
7. Các khoản đi vay, đi mƣợn vật tƣ, tiền vốn có tính chất tạm thời.

1.4.3.Phƣơng pháp hạch toán


1. Trƣờng hợp TSCĐ phát hiện thừa chƣa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải
quyết ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

23
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381) (Giá trị còn lại).
Đồng thời, căn cứ hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ.
2. Trƣờng hợp vật tƣ, hàng hoá, tiền mặt tại quỹ phát hiện thừa qua kiểm kê chƣa
xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).
3. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ
vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh; hoặc
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4. Hàng tháng tríchBHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn vào chi phí sản
xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389).
5. Tính BHYT, BHXH, BHTN trừ vào lƣơng của công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3384).
6. Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua
thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có các TK 111, 112,. . .
7. Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản.
ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động.

24
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

8. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)
Có các TK 111, 112,. . .
9. Kinh phí công đoàn chi vƣợt đƣợc cấp bù, khi nhận đƣợc tiền, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

1.5. Kế toán nhận ký quỹ, ký cƣợc ngắn và dài hạn


1.5.1.Nội dung
Nhận ký cƣợc, ký quỹ bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký
cƣợc của các đơn vị, cá nhân bên ngoài để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến sản
xuất, kinh doanh đƣợc thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, nhƣ nhận tiền ký
cƣợc, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,

1.5.2.Nguyên tắc hạch toán


− Các trƣờng hợp nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn bằng hiện vật không phản ánh ở
tài khoản này mà đƣợc theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán (TK 003 -
Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cƣợc).
− Kế toán nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền
nhận ký quỹ, ký cƣợc của từng khách hàng.

1.5.3.Phƣơng pháp kế toán


1. Khi nhận ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn của các đơn vị khác bằng tiền, ghi:
Nợ các TK 111 (1111, 1113), 112,. . .
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386).
2. Trƣờng hợp đơn vị ký quỹ, ký cƣợc vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với
doanh nghiệp bị phạt theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế:
+ Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cƣợc của ngƣời ký quỹ, ký
cƣợc, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3386)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
+ Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cƣợc cho ngƣời ký quỹ, ký cƣợc, ghi:
Nợ TK 338 - (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)
Có TK các TK 111, 112,. . .

25
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

3. Nhận tiền ký quỹ, ký cƣợc dài hạn của đơn vị, cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn (Chi tiết cho từng khách hàng).
4. Hoàn trả tiền ký quỹ, ký cƣợc dài hạn cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn
Có các TK 111, 112
5. Trƣờng hợp đơn vị ký quỹ, ký cƣợc vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với
doanh nghiệp, bị phạt theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế:
a/ Khi nhận đƣợc khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết:
Nếu khấu trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cƣợc, ghi:
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn
Có TK 711 - Thu nhập khác.
b/ Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cƣợc dài hạn còn lại, ghi:
Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cƣợc dài hạn (Đã khấu trừ tiền phạt)
Có các TK 111, 112.

1.6. Kế toán các khoản vay


1.6.1.Nội dung :
− Vay là một cách thức huy động vốn từ Ngân hàng, các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn kinh doanh, vốn xây dựng cơ bản hay mua
sắm TSCĐ.
− Ghi nhận các khoản vay là xác định nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp với
khoản phải thanh toán nợ gốc; đồng thời doanh nghiệp trả lãi vay theo các phƣơng thức
nhƣ lãi trả trƣớc, trả định kỳ và trả sau.

1.6.2.Kiểm soát nội bộ


− Quy trình kiểm soát nội bộ các khoản vay đƣợc thực hiện nhất quán, liên tục
và đồng bộ giữa các bộ phận có liên – từ khi nhận nợ vay, sử dụng tiền vay và trả nợ
gốc và lãi vay.
− Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xây dựng cơ bản, mua sắm
đƣợc tài trợ từ các nguồn vốn và lập kế hoạch vay thông qua các dự án khả thi. Nguyên
tắc sử dụng nguồn vay là phải đảm bảo đem lại lợi ích kinh tế thông qua sử dụng các
tài sản. Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng đƣợc hai đòi hỏi cấp
bách là đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp.

26
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.6.3.Nguyên tắc kế toán


Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản vay cho từng đối tƣợng vay,
từng lần vay, từng khế ƣớc vay theo hình thức vay và lãi suất, cụ thể là:
− Theo dõi phát sinh nợ vay của từng hợp đồng, khế ƣớc vay
− Theo dõi các khoản thế chấp hoặc cầm cố khi vay và thu hồi
− Theo dõi các khoản công nợ đến hạn thanh toán, bao gồm cả nợ dài hạn đến
hạn trả chính là khoản nợ gốc vay dài hạn phân bổ cho các kỳ trả nợ.
− Theo dõi tính và thanh toán lãi vay theo từng thời kỳ, từng đối tƣợng và từng
khoản vay nhằm ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ.
Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ, kế toán tuân thủ nguyên tắc và phƣơng pháp
kế toán những ảnh hƣởng do thay đổi tỷ giá hối đoái theo VAS 10”Ảnh hƣởng của việc
thay đổi tỷ giá hối đoái” để ghi nhận ban đầu và đánh giá lại cuối kỳ kế toán lập báo
cáo tài chính. Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản vay để đối chiếu số
liệu với sổ kế toán tổng hợp.

1.6.4.Kế toán khoản vay ngắn hạn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Thời hạn nhận nợ vay ngắn hạn là trong vòng 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh
doanh bình thƣờng của doanh nghiệp, do đó đƣợc phân loại là nợ ngắn hạn trên Bảng
cân đối kế toán (thuộc chỉ tiêu Vay và nợ ngắn hạn)
Số tiền thanh toán theo thoả thuận bao gồm nợ gốc (thƣờng trả 1 lần vào cuối kỳ
hạn nợ) và lãi vay (theo phƣơng thức trả trƣớc, trả sau hoặc định kỳ).
Kế toán sử dụng TK 311 – Vay ngắn hạn để phản ánh tình hình vay ngắn hạn và
trả nợ tiền vay của doanh nghiệp với Ngân hàng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh
nghiệp.
Trong các hình thức kế toán, căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến các
khoản vay ngắn hạn sẽ đƣợc ghi vào Sổ tổng hợp (chẳng hạn Sổ Nhật ký chung, hoặc
sổ Nhật ký thu tiền, Sổ Nhật ký chi tiền; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chứng từ… sau đó
ghi vào Sổ cái); đồng thời đƣợc ghi chép vào Sổ chi tiết tiền vay mở cho từng đối
tƣợng.

27
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Đơn vị: ……….. Mẫu số S 34-DN


Địa chỉ: ……….. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT TIỀN VAY


(Dùng cho các TK 311, 315, 341)
Tài khoản: …………….
Đối tượng cho vay: ……………
Khế ước vay:………..Số……..ngày………..
(Tỷ lệ lãi vay………….)
Ngày Chứng từ TK Ngày đến Số tiền
tháng Số Ngày Diễn giải đối hạn thanh
Nợ Có
ghi sổ hiệu tháng ứng toán
A B C D E G 1 2
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ…
- Cộng số phát sinh
- Số dư cuối kỳ

- Sổ này có ……trang, đánh số từ trang số 01 đến trang……


- Ngày mở sổ:………

Ngày…..tháng…..năm………
Người ghi sổ Kế toán trưởng

Trình tự ghi nhận nợ gốc vay ngắn hạn, thanh toán lãi và hoàn trả nợ gốc theo
từng trƣờng hợp thoả thuận trả lãi nhƣ sau:
Trả lãi trƣớc ngay khi nhận nợ vay : Trƣờng hợp trả lãi trƣớc một lần ngay khi nhận
nợ gốc, trình tự các bƣớc thự hiện nhƣ sau:
(1) Nhận nợ gốc đồng thời trả trƣớc lãi vay. Căn cứ hợp đồng vay, khế ƣớc vay,
phiếu tính lãi và chứng từ thu tiền để ghi nhận số tiền thực tế thu đƣợc sau khi trừ lãi
vay đã trả trƣớc 1 lần (liên quan đến nhiều kỳ kế toán); hoặc căn cứ chứng từ liên quan
để phản ảnh sử dụng tiền vay nhƣ mua vật tƣ, hàng hoá, trả nợ ngƣời bán,…
(2) Căn cứ Bảng phân bổ lãi trả trƣớc để tính lãi vay vào chi phí tài chính từng kỳ
theo phƣơng pháp thích hợp;
(3) Căn cứ phiếu chi hoặc chứng từ liên quan để ghi nhận trả nợ gốc khi đến hạn.
Lƣu ý: Nếu nợ gốc bằng ngoại tệ thì thanh toán nợ gốc ghi nhận chênh lệch tỷ giá
(nếu có) và cuối kỳ kế toán lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại
số dƣ TK có gốc ngoại tệ.
Phƣơng pháp hạch toán trƣờng hợp trả lãi trƣớc ngay khi nhận nợ vay
28
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1. Căn cứ khế ƣớc vay vốn khi Doanh nghiệp nhận tiền vay từ ngân hàng

- Nếu vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo phƣơng pháp khấu
trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 211 – TSCĐ (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 331 – Phải trả khách hàng (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 142 – Chi phí trả trƣớc ngắn hạn (Lãi vay tín dụng)
Có TK 311 - Vay ngắn hạn.
2. Khi có hợp đồng mua, bán thanh toán bằng hình thức thƣ tín dụng, doanh nghiệp vay
tiền ngân hàng để mở thƣ tín dụng, ghi:
Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn
Nợ TK 142 – Chi phí trả trƣớc ngắn hạn (Lãi vay tín dụng)
Có TK 311 - Vay ngắn hạn.
3. Định kỳ, căn cứ bảng phân bổ lãi vay, kế toán ghi nhận chi phí lãi vay
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 142 – Chi phí trả trƣớc ngắn hạn
4. Khi đáo hạn thanh toán gốc tiền vay ngân hàng

Nợ TK 311 – Tiền vay ngân hàng ngắn hạn


Có TK 111,112 – Tiền mặt (gốc và lãi)
Sơ đồ kế toán Trả lãi trƣớc ngay khi nhận nợ vay
111,112,131 311 152,156,331…
(3) Trả nợ gốc
(1) Nhận nợ vay

142 635
1112,1122
Lãi vay (2) Phân bổ
635/515
trả trƣớc lãi vay
CLTG CLTG 413

CLTG tăng do đánh giá


lại
CLTG: Chênh lêch tỷ giá hối đoái
CLTG giảm do đánh giá
lại
Ví dụ 10 : Công ty A có tình hình vay ngắn hạn nhƣ sau:
Ngày 1/7/N nhận bằng tiền mặt khoản vay từ Công ty X theo khế ƣớc vay số
05/N số tiền 50.000.000đ., thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng – trả ngay 1 lần. Phiếu

29
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

thu tiền mặt số 5/7 ngày 1/7/N thu đủ tiền vay sau khi trừ lãi trả trƣớc.
Căn cứ chứng từ kế toán ghi sổ bút toán (tổng hợp và chi tiết)
Nợ TK 111 47.000.000
Nợ TK 142 3.000.000 (50.000.000 x 1% x 6 tháng = 3.000.000)
Ngày 31/7/N căn cứ bảng phân bổ lãi vay kế toán ghi nhận chi phí đi vay trong tháng 7.
Nợ TK 635 500.000
Có TK 142 500.000
Phƣơng pháp hạch toán trƣờng hợp trả lãi định kỳ
1. Căn cứ khế ƣớc vay vốn khi Doanh nghiệp nhận tiền vay từ ngân hàng

- Nếu vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo phƣơng pháp khấu
trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 211 – TSCĐ (Giá chƣa có thuế GTGT)
Nợ TK 331 – Phải trả khách hàng (Giá chƣa có thuế GTGT)
Có TK 311 - Vay ngắn hạn.
2. Khi có hợp đồng mua, bán thanh toán bằng hình thức thƣ tín dụng, doanh nghiệp vay
tiền ngân hàng để mở thƣ tín dụng, ghi:
Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn
Có TK 311 - Vay ngắn hạn.
3. Định kỳ, căn cứ bảng phân bổ lãi vay, kế toán ghi nhận chi phí lãi vay
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111,112 – Tiền mặt
4. Khi đáo hạn thanh toán gốc tiền vay ngân hàng

Nợ TK 311 – Tiền vay ngân hàng ngắn hạn


Có TK 111,112 – Tiền mặt (gốc và lãi)
Sơ đồ kế toán trả lãi định kỳ
111,112,131 311 152,156,331…
(3) Trả nợ gốc
(1) Nhận nợ vay

1112,1122 413

635/515 CLTG tăng do đánh


giá lại
CLTG CLTG
CLTG giảm do đánh
giá lại
30
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Ví dụ 11: Công ty A có
Ngày 1/8/N nhận tiền vay từ Ngân hàng Công thƣơng theo Hợp đồng vay số
045/N số tiền 80.000.000đ, thời hạn 3 tháng, lãi suất trả định kỳ cuối mỗi tháng là
1,3%/tháng. Cty lập ngay Giấy nộp tiền để chuyển thanh toán cho ngƣời bán x là
80.000.000đ, đã nhận đƣợc Giấy Báo của Ngân hàng.
Căn cứ chứng từ kế toán ghi sổ bút oán (tổng hợp và chi tiết)
Nợ TK 331 80.000.000
Có TK 311 80.000.000
Ngày 31/8/N căn cứ Phiếu chi trả lãi vay tháng 8, kế toán ghi nhận chi phí đi vay
trong kỳ
Nợ TK 635 1.040.000
Có TK 111 1.040.000
Phƣơng pháp hạch toán trƣờng hợp trả lãi sau khi đến hạn
Trƣờng hợp trả lãi sau, trình tự các bƣớc thực hiện qua sơ ,đồ kế toán nhƣ sau:
1. Căn cứ khế ƣớc vay vốn khi Doanh nghiệp nhận tiền vay từ ngân hàng

- Nếu vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo phƣơng pháp khấu
trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chƣa có thuế GTGT)

Nợ TK 211 – TSCĐ (Giá chƣa có thuế GTGT)

Nợ TK 331 – Phải trả khách hàng (Giá chƣa có thuế GTGT)

Nợ TK 142 – Chi phí trả trƣớc ngắn hạn (Lãi vay tín dụng)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

2. Khi có hợp đồng mua, bán thanh toán bằng hình thức thƣ tín dụng, doanh nghiệp vay
tiền ngân hàng để mở thƣ tín dụng, ghi:

Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn

Nợ TK 142 – Chi phí trả trƣớc ngắn hạn (Lãi vay tín dụng)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

3. Định kỳ, căn cứ bảng phân bổ lãi vay, kế toán ghi nhận chi phí lãi vay

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

31
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 335 – Chi phí phải trả

4. Khi đáo hạn thanh toán gốc và lãi ngân hàng

Nợ TK 311 – Tiền vay ngân hàng ngắn ạhn

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 111,112 – Tiền mặt (gốc và lãi)

Sơ đồ kế toán Trả lão 1 lần khi đến hạn

111,112,131 311 152,156,331…


(3) Đến hạn (3) Trả nợ
(1) Nhận nợ vay
gốc

1112,1122 413

(3) 635/515 CLTG tăng do đánh


giá lại
CLTG CLTG
CLTG giảm do đánh
giá lại
335 635

Trả lãi khi đến hạn (2) Cuối kỳ tính trƣớc


chi phí lãi vay

Ví dụ 12: tƣơng tự Ví dụ 11, nhƣng trả lãi sau khi đến hạn
Ngày 1/8/N: tƣơng tự Ví dụ 11
Ngày 31/8/N: trích trƣớc lãi vay phải trả tháng này:
Nợ TK 635 1.040.000
Có TK 335 1.040.000
Ngày 30/9 và 31/10/N: trích trƣớc lãi vay phải trả trong tháng (tƣơng tự ngày
31/8/N)
Ngày 1/11/N: đến hạn, chi tiền mặt trả nợ gốc và tiền lãi
Nợ TK 311 80.000.000
Nợ TK 335 3.120.000
Có TK 111 83.120.000

32
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.6.5. Kế toán khoản vay dài hạn


Thời hạn nhận nợ vay dài hạn là trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh bình
thƣờng của doanh nghiệp chủ yếu để mua sắm, xây dựng tài sản.
Việc thanh toán nợ gốc theo thoả thuận có thể là:
Nợ gốc trả 1 lần vào cuối hạn nợ, do đó nợ gốc đƣợc phân loại nợ dài hạn trên
Bảng cân đối kế toán (là phần nợ tiền vay còn lại mà nghĩa vụ thanh toán trên 12
tháng, thuộc chỉ tiêu Vay và nợ dài hạn)
Nợ gốc đƣợc tính cho từng kỳ thanh toán trong thời hạn nợ, do đó nợ gốc đƣợc
phân loại một phần nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán (là phần vay dài hạn đến
hạn trả trong 12 tháng tới hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh bình thƣờng – thuộc chi tiêu
Vay và nợ ngắn hạn) và một phần nợ dài hạn trên Bảng cân đối kế toán (là phần nợ
tiền vay còn lại mà nghĩa vụ thanh toán trên 12 tháng, thuộc chỉ tiêu Vay và nợ dài
hạn)
Kế toán sử dụng : TK 341 – Vay dài hạn để phản ánh tình hình vay dài hạn và trả
nợ gốc vay và sử dụng TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả để phản ánh nghĩa vụ thanh
toán phần nợ vay phải trả theo thời hạn quy định.
Lƣu ý : Nếu nợ gốc bằng ngoại tệ thì khi thanh toán nợ gốc ghi nhận chênh lệch tỷ
giá (nếu có) và cuối kỳ kế toán lấp báo cáo tài chính, kế toán thực hiện đánh giá lại số
dƣ TK có gốc ngoại tệ - tƣơng tự khoản Vay ngắn hạn.
Trả nợ gốc một lần vào cuối hạn nợ
Kế toán xử lý tƣơng tự vay ngắn hạn ở giai đoạn nhận nợ và thanh toán lãi vay,
còn quá trình theo dõi thanh toán nợ gốc thực hiện nhƣ sau:
Từ năm nhận nợ đến năm cuối hạn nợ - 1: theo dõi trên TK 341 – Vay dài hạn nợ
nên khoản vay này đƣợc phân loại là nợ dài hạn). Và đến 31/12/(Năm cuối hạn nợ - 1)
kết chuyển khoản vay dài hạn đến hạn trả này sang TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn để
phản ánh nghĩa vụ thanh toán phần nợ vay phải trả theo thời hạn quy định.
Lƣu ý: Nếu nợ gốc bằng ngoại tệ thì khi thanh toán nợ gốc ghi nhận chênh lệch tỷ
giá (nếu có) và cuối kỳ kế toán lập báo cáo tài chính, kế toán thực hiện đánh giá lại số
dƣ TK có gốc ngoại tệ - tƣơng tự khoản Vay ngắn hạn.
Trả nợ gốc một lần vào cuối hạn nợ
Kế toán xử lý tƣơng tự vay ngắn ở giai đoạn nhận nợ và thanh toán lãi vay; còn
quá trình theo dõi thanh toán nợ gốc thực hiện nhƣ sau:

33
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Từ năm nhận nợ đến năm cuối hạn nợ - 1: theo dõi trên TK 341 – Vay dài hạn (do
nợ gốc đƣợc trả 1 lần vào cuối hạn nợ nên khoản vay này đƣợc phân loại là nợ dài hạn)
Và đến 31/12/ (Năm cuối hạn nợ - 1) kết chuyển khoản vay dài hạn đến hạn trả
này sang TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả để theo dõi (do nợ đến hạn đƣợc phân loại là
nợ ngắn hạn).

Phƣơng pháp hạch toán


1.Khi nhận nợ vay ngân hàng bằng tiền
Nợ TK 111,112 – Tiền mặt
Có TK 342 - Nợ dài hạn
2. Cuối niên độ kế toán, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp
theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
3. Trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Có các TK 111, 112,. . .
4. Trả nợ dài hạn trƣớc hạn trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 341 - Nợ dài
Có các TK 111, 112,. . .
Sơ đồ kế toán nhận và thanh toán nợ gốc dài hạn 1 lần vào cuối hạn nợ

111,112,131 315 341 211,241,331…


(3) Đến hạn (2) K/c nợ đến hạn trả (1) Nhận nợ gốc dài
(31/12/năm cuối hạn -1) hạn
Trả nợ

(Nếu có) trả trƣớc hạn)

Trả nợ gốc tính cho từng kỳ thanh toán trong thời hạn nợ
Trƣờng hợp này kế toán cần theo dõi phần nợ vay đến hạn trả trong niên độ kế
toán trên TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả; đồng thời phần nợ vay chƣa đến hạn trả
trên TK 341 – Vay dài hạn.
Ngoài ra, vào cuối niên độ kế toán lập báo cáo tài chính, để phản ánh thông tin về
Nợ ngắn hạn trung thực trên Bảng cân đối kế toán, kế toán chuyển 1 phần nợ dài hạn
đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo sang TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.
Phƣơng pháp hạch toán

1.Khi nhận nợ vay ngân hàng bằng tiền

34
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Nợ TK 111,112 – Tiền mặt


Có TK 342 - Nợ dài hạn
2. Cuối niên độ kế toán, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp
theo, ghi:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.
3. Trả nợ gốc và lãi dài hạn đến hạn trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112,. . .
4. Trả nợ dài hạn trƣớc hạn trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 341 - Nợ dài
Có các TK 111, 112,. . .

Sơ đồ kế toán nhận và thanh toán nợ gốc vay dài hạn tính từng kỳ

111,112 315 211,241,331…

Nợ gốc (1) Nợ đến hạn trong 1) Nhận nợ vay dài hạn


(2) niên độ
Số tiền 341
thanh toán
Từng 635/241,627 (1) Nợ
kỳtừng kỳ dài hạn
Lãi vay

Ví dụ 13 :
Công ty A có tình hình vay dài hạn nhƣ sau :
Ngày 1/3/N vay Sacombank theo hợp đồng vay số 095/N số tiền 400.000.000đ,
thời hạn 2 năm, lãi suất là 12%/năm. Cty lập ngay giấy nộp tiền để chuyển thanh toán
cho ngƣời bán thiết bị X là 400.000.000đ, đã nhận giấy báo của ngân hàng.
Hợp đồng quy định nợ gốc và lãi trả định kỳ theo bảng sau :
Ngày Nợ gốc phải Lãi vay phải trả Cộng Ghi chú
trả
Ngày nhận nợ
1/3/N 400.000.000đ -
vay
400.000.000 x 12% =
1/3/N+1 248.000.000đ
48.000.000đ

35
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

200.000.000 x 12% =
1/3/N+2 224.000.000đ
24.000.000đ

Cộng 72.000.000đ 472.000.000đ

Ngày 1/3/N căn cứ chứng từ vay và thanh toán ngƣời bán, kế toán ghi sổ bút toán
Nợ TK 331 400.000.000
Có TK 341 400.000.000
Ngày 31/12/N, căn cứ bảng tính trên kế toán chuyển nợ gốc đến hạn trả trong năm
N+1 (ngày 1/3/N+1) là 200.000.000đ sang TK 315 để theo dõi
Nợ TK 341 200.000.000
Có TK 315 200.000.000
Đồng thời ghi nhận chi phí đi vay phải trả trong năm N

Nợ TK 635 40.000.000 (48.000.000 x


10)
12
Có TK 335 40.000.000
Ngày 1/3/N+1 căn cứ Giấy báo Nợ NH chuyển khoản trả nợ gốc và lãi kỳ thứ
nhất, kế toán ghi sổ (tổng hợp và chi tiết) bút toán
Nợ TK 315 200.000.000
Nợ TK 335 40.000.000
(48.000.000 x
2)
Nợ TK 635 8.000.000 12
Có TK 112 248.000.000
Căn cứ bảng tính nợ gốc và lãi trả cho kỳ thanh toán lần thứ 2: ngày 31/12/N+1
và ngày 1/3/N+2 ghi bút toán tƣơng tự nhƣ kỳ thứ nhất.
Ví dụ 14:
Tƣơng tự VD 13, nhƣng trong Hợp đồng vay chỉ thoả thuận nợ gốc là 400.000.000đ
và tổng số tiền phải trả là 473.600.000đ chia đều cho 2 năm là 236.800.000đ/năm.
Do đó kế toán cần tính và lập bảng phân bổ lãi vay cả hợp đồng (236.800.000đ x
2 – 400.000.000đ = 73.600.000đ) theo 1 trong phƣơng pháp là phân bổ theo lãi suất
thực tế hoặc phân bổ theo đƣờng thẳng nhƣ sau.
Bảng phân bố nợ gốc và lãi vay theo phương pháp lãi suất thực tế (với lãi suất
12%/năm)
Tổng số tiền
Ngày Nợ gốc Lãi vay Ghi chú
phải trả
1/3/N - - - Nhận nợ
1/3/N+1 236.800.000 236.800.000/(1+12%) = (473.600.000-
211.428.571 400.000.000)/2=36.800.000
1/3/N+2 236.800.000 473.600.000-211.428.571 36.800.000
= 188.571.429
Cộng 473.600.000 400.000.000 73.600.000
Bảng phân bổ nợ gốc và lãi vay theo phương pháp đường thẳng
36
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Tổng số tiền
Ngày Nợ gốc Lãi vay Ghi chú
phải trả
1/3/N - - - Nhận nợ
1/3/N+1 236.800.000 236.800.000-36.800.000= (473.600.000-
200.000.000 400.000.000/2 =36.800.000
1/3/N+2 236.800.000 236.800.000-36.800.000= 36.800.000
200.000.000
Cộng 473.600.000 400.000.000 73.600.000
Căn cứ bảng tính trên thực hiện bút toán tƣơng tự nhƣ Ví dụ 13
1.6.6. Kế toán chi phí đi vay
Kế toán chi phí đi vay tuân thủ theo quy định của VAS 16 – Chi phí đi vay : “Chi phí
đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các
khoản vay của doanh nghiệp”. Chi phí đi vay bao gồm:
− Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu
chi;

− Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những
khoản vay do phát hành trái phiếu;

− Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục
vay;

− Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.

Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thi phát
sinh; trừ khi các chi phí đi vay này liên quan trực tiếp đến tài sản dỡ dang thì đƣợc vốn
hoá (tính vào giá trị của tài sản đó).

Trong đó: Tài sản dỡ dang là tài sản đang trong quá trình đầu tƣ xây dựng và tài
sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể
đƣa vào sử dụng theo mục đích định trƣớc hoặc để bán.
Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dỡ dang đƣợc bắt đầu khi thoả mãn đồng
thời các điều kiện sau: (i) Các chi phí cho việc đầu tƣ xây dựng hoặc sản xuất tài sản
dỡ dang bắt đấu phát sinh; (ii) Các chi phí đi vay phát sinh; (iii) Các hoạt động cần
thiết trong việc chuẩn bị đƣa tài sản dở dàng vào sử dụng hoặc bán đang đƣợc tiến
hành.
Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ đƣợc tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá
trình đầu tƣ xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn
đó là cần thiết. Và khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đƣa tài sản dở
dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành, thì sẽ chấm dứt việc vốn hoá chi phí đi vay.

37
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ.
Các chứng từ kế toán ghi nhận hi phí đi vay bao gồm: Phiếu tính lãi tiền vay,
bảng phân bổ lãi tiền vay trả trƣớc, phiếu chi, biên bản thoả thuận về lãi vay… là cơ sở
kế toán ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí tài chính trong kỳ. Chứng từ về tính và xác
định phền chi phí đi vay đƣơc vốn hoá (gồm khoản vay riêng biệt hoặc khoản vay
chung) để ghi nhận, điều chỉnh các chi phí đi vay vào giá trị TSCĐ hoặc chi phí XDCB
dở dang.
Kế toán sử dụng các tài khoản liên quan đến xử lý chi phí đi vay:

TK 635 – Chi phí tài chính (nếu chi phí đi vay đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ);
TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu chi phí đi vay đƣợc vốn hoá tính vào giá
trị Tài sản đầu tƣ xây dựng dở dang) và
TK 627 – Chi phí sản xuất chung (nếu chi phí đi vay đƣợc vốn hoá tính vào giá trị
Tài sản đang sản xuất dở dang)
Sơ đồ chi phí đi vay tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

111,112 315 211,241,331…

1a) Trƣờng hợp chi trả lãi trƣớc 1b) Phân bổ chi phí đi vay từng kỳ

2) Trƣờng hợp trả lãi định kỳ

335
3b) Thực chi trả lãi 3a) Trích trƣớc chi phí đi vay từng kỳ

1.7. Kế toán trái phiếu phát hành


1.7.1.Những vấn đề cung
Nội dung
Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán
nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp
phát hành đối với ngƣời sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng (một trăm ngàn
đồng). Các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng. (Nghị định số 52/2006/NĐ-CP
ngày 19/5/2006 cùa Chính phủ: Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp)
Điều kiện phát hành trái phiếu (Điều 17, NĐ 52/2006/NĐ- CP)

38
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

− Là doanh nghiệp thuộc đối tƣợng quy định nhƣ công ty cồ phần, công ty nhà nƣớc
trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
− Có thời gian hoạt động tối thiều là 01 năm kề từ ngày doanh nghiệp chính thức đi
vào hoạt động.
− Có báo cáo tài chính của năm liền kề trƣớc năm phát hành đƣợc kiểm toán.
− Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có
lãi.
− Có phƣơng án phát hành trái phiếu đƣợc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
thông qua.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm sử dụng tiền thu từ
phát hành trái phiếu theo đúng mục đích đã cam kết với các nhà đầu tƣ. Thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin và phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn
gốc. lãi trái phiếu.
Tiền gốc của trái phiếu đƣợc thanh toán cho nhà đầu tƣ một lần khi đến
hạn. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định lãi suất trái phiếu cho từng
đợt phát hành (căn cứ mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của dự án đầu
tƣ và tình hình thị trƣờng tài chính tiền tệ). Lãi suất trái phiếu có thể xác định
cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu hoặc thã nổi trên thị trƣờng. Doanh nghiệp
thanh toán lãi cho nhà đầu tƣ theo các phƣơng thức: thanh toán lãi định kỳ (3, 6
hoặc 12 tháng một lần); thanh toán lãi ngay khi phát hành; thanh toán một lần
cùng với tiền gốc khi đến hạn.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể xảy ra 3 trƣờng hợp:
− Phát hành trái phiếu ngang giá (giá phát hành bằng mệnh giá): Là phát hành
trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu. Trƣờng hợp này
thƣờng xảy ra khi lãi suất thị trƣờng bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
phát hành;
− Phái hành trái phiếu có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá): Là phát
hành trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch
giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là chiết
khấu trái phiếu. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra khi lãi suất thị trƣờng lớn
hơn lãi suất danh nghĩa;

39
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

− Phái hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá): Là phát
hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch
giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội
trái phiếu. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra khi lãi suất thị trƣờng nhỏ hơn lãi
suất danh nghĩa.
Chiết khấu trái phiếu và phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để tính tăng /giảm
chi phi di vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu.
Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK 343 - Trái phiếu phát hành để theo
dõi giá trị ghi sổ của trái phiếu. Như vậy TK 343- Trái phiếu phát hành cần theo dõi chi
tiết ở 3 Tài khoản cấp 2:
− TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu dùng để phản ánh trị giá trái phiếu phát hành theo
mệnh giá và việc thanh toán trái phiếu đến hạn trong kỳ.
− TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu dùng để phản ánh chiết khấu trái phiếu phát sinh
khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu trái
phiếu trong kỳ.
− TK 3433 - Phụ trội trái phiếu dùng để phản ánh phụ trội trái phiếu phát sinh khi
doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội và việc phân bổ phụ trội trái phiếu
trong kỳ.

1.7.2 Kế toán chi phí phát hành trái phiếu


Chi phí phát hành trải phiếu cũng là nội dung thuộc chi phí đi vay (theo
VAS 16), nên nếu có giá trị nhỏ. thì tính ngay vào chi phí trong kỳ; còn nếu có
giá trị lớn thì phải phân bổ dần.
Sơ đồ kế toán chi phí phát hành trái phiếu
111, 112, ... 635

Chi phí phát hành có giá trị nhỏ

242 635, 241, 627

Chi phí phái hành có giá trị lớn Định kỳ, phân bổ
chi phí phát hành

1.7.3.Kế toán trƣờng hợp phát hành trái phiếu theo mệnh giá
1. Phản ánh số tiền thu về phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Số tiền thu về bán trái phiếu)
40
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu.


2. Nếu trả lãi trái phiếu định kỳ, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản
đầu tƣ xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản sản
xuất dỡ dang)
Có các TK 111, 112,. . . (Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).
3. Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính
trƣớc chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
- Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho
ngƣời mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu (Tiền gốc)
Có các TK 111, 112,. . .
4. Trƣờng hợp trả trƣớc lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay đƣợc phản ánh
vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc), sau đó phân bổ dần vào các đối
tƣợng chịu chi phí.
- Tại thời điểm phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền thực thu)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc)
Có TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu.
- Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trƣớc vào chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dỡ dang (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản đầu
tƣ xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản sản
xuất dỡ dang)

41
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc) (số lãi
trái phiếu phân bổ trong kỳ).
5. Chi phí phát hành trái phiếu:
- Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị nhỏ, tính ngay vào chi phí trong kỳ,
ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK các TK 111, 112,. . .
- Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn, phải phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 635, 241,627 (Phần phân bổ chi phí phát hành trái phiếu trong kỳ)
Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Chi tiết chi phí phát hành trái phiếu).
6. Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, ghi:
Nợ TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,. . .

1.7.4.Kế toán trƣờng hợp phát hành trái phiếu có chiết khấu
1. Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Số tiền thu về bán trái phiếu)
Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Chênh lệch giữa số tiền thu về bán trái
phiếu nhỏ hơn mệnh giá trái phiếu)
Có TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu.
2. Trƣờng hợp trả lãi định kỳ, khi trả lãi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản
đầu tƣ xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản sản
xuất dỡ dang)
Có các TK 111, 112,. . . (Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ)
Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu từng
kỳ).
3. Trƣờng hợp trả lãi sau (Khi trái phiếu đáo hạn):

42
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

- Từng kỳ doanh nghiệp phải tính trƣớc chi phí lãi vay phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)
Có TK 3432- Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu trong
kỳ).
- Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu
cho ngƣời mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112, . . .
4. Trƣờng hợp trả trƣớc lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay đƣợc phản ánh
vào bên Nợ TK 242 (Chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc), sau đó phân bổ dần vào các đối
tƣợng ghi nhận chi phí.
- Khi phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền thực thu)
Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu
Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc) (số tiền
lãi trái phiếu trả trƣớc)
Có TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu.
- Định kỳ tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ, hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn
Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu
5. Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, ghi:
Nợ TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,. . .

1.7.5.Kế toán trƣờng hợp phát hành trái phiếu có phụ trội
1. Phản ánh số tiền thu về phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Số tiền thu về bán trái phiếu)

43
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 3433 - Phụ trội trái phiếu (Chênh lệch giữa số tiền thực thu về bán
trái phiếu lớn hơn mệnh giá trái phiếu)
Có TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu.
2. Trƣờng hợp trả lãi định kỳ:
- Khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản
đầu tƣ, xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản sản
xuất dỡ dang)
Có các TK 111, 112,. . . (Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).
- Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu (Số phân bổ dần phụ trội trái phiếu từng kỳ)
Có các TK 635, 241, 627.
3. Trƣờng hợp trả lãi sau (Khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải ghi nhận
trƣớc chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.
- Khi tính chi phí lãi vay cho các đối tƣợng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 635, 241, 627
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
- Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu
Có các TK 635, 241, 627.
- Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho ngƣời
có trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu (Tiền gốc)
Có các TK 111, 112,. . .
4. Trƣờng hợp trả trƣớc lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay đƣợc phản ánh
vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc), sau đó phân bổ dần vào các đối
tƣợng chịu chi phí.
- Khi phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền thực thu)

44
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc)
Có TK 3433 - Phụ trội trái phiếu
Có TK 3353 - Mệnh giá trái phiếu.
- Định kỳ, phân bổ chi phí lãi vay cho các đối tƣợng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ,
ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dỡ dang (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản đầu
tƣ xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản sản
xuất dỡ dang)
Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Chi tiết lãi trái phiếu trả trƣớc) (Số lãi
trái phiếu phân bổ trong kỳ).
- Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu (Số phân bổ phụ trội trái phiếu từng kỳ)
Có TK 635, 241, 627.
Ví dụ 15:
Ngày 1/7/N công ty cổ phần X (không lập BCTC giữa niên độ) phát hành 1.000 trái
phiếu đã thu bằng tiền gửi Ngân hàng, chi phí cho đại lý phát hành chi bằng tiền mặt
0,2%. Mệnh giá l00.000đ/trái phiếu, kỳ hạn 2 năm, lãi suất ghi trên trái phiếu
10%/năm, trả lãi hàng năm (bằng tiền mặt) vào ngày 1/7/N+l và 1/7/N+2.
Trƣờng hợp phát hành trái phiếu ngang giá
Niên độ N:
Ngày 1/7 Thu tiền phát hành trái phiếu ngang giá (căn cứ Giấy báo Có Ngân hàng)
Nợ TK 112 100.000.000 (1.000TP X 100.000)
Có TK 343 (3353 ) 100.000.000
Chi phí phát hành, căn cứ Phiếu chi kế loán ghi
Nợ TK 635 200.000 (100.000.000X0.2%)
Có TK 111 200.000
Ngày 31/12 tính lãi trái phiếu phải trả (trong 6 tháng) cho niên độ N
Nợ TK 635 5.000.000 (100.000.000 x 10%/2)
Có TK 335 5.000.000
Niên độ N+l:

45
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày 1/7 Trả lãi kỳ thứ nhất cho ngƣời sở hữu trái phiếu, căn cứ phiếu chi
Nợ TK 335 5.000.000
Nợ TK 635 5.000.000 (lãi 6 tháng đầu năm N+ 1)
Có TK 111 10.000.000
Ngày 31/12 tính lãi trái phiếu phải trả (trong 6 tháng cuối năm) cho niên độ N+l Nợ TK
635 5.000.000 (100.000.000 x 10%/2)
Có TK 335 5.000.000
Niên độ N+2:
Ngày 1/7 Trả lãi kỳ thứ hai cho ngƣời sở hữu trái phiếu, căn cứ phiếu chi
Nợ TK 335 5.000.000
Nợ TK 635 5.000.000 (lãi 6 tháng còn lại của TP phát hành)
Có TK 111 10.000.000
Đồng thời trả nợ gốc
Nợ TK 343(3353 ) 100.000.000
Có TK 111 100.000.000
Ví dụ 16:
Ngày 1/1/N công ty cổ phần X (không lập BCTC giữa niên độ) phát hành 1.000 trái
phiếu đã thu tiền gửi Ngân hàng. Mệnh giá l0.00đ/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi suất ghi
trên trái phiếu 10%/năm, trả lãi hàng năm (bằng tiền mặt) vào ngày 1/1 kể từ năm N+l.
Chi phí cho đại lý phát hành chi bằng tiền mặt 0,2% - ghi tƣơng tự Ví dụ 15 :

1.8.Kế toán chi phí phải trả


1.8.1.Nội dung
Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chƣa phát sinh, nhƣng đƣợc tính trƣớc
vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tƣợng chịu chi phí để đảm bảo khi
các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh.
Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:
1. Trích trƣớc chi phí tiền lƣơng phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian
nghỉ phép.
2. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu
kỳ, doanh nghiệp đƣợc phép trích trƣớc chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc

46
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

một số năm tiếp theo.


3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây
dựng đƣợc kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trƣớc và hạch toán
vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời
gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
4. Trích trƣớc chi phí lãi tiền vay phải trả trong trƣờng hợp vay trả lãi sau, lãi trái
phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn).

1.8.2.Nguyên tắc hạch toán


1. Chỉ đƣợc hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo
quy định. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính
trƣớc và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải
trình về những khoản chi phí phải trả đó.
2. Việc tính trƣớc và hạch toán những chi phí chƣa phát sinh vào chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ phải đƣợc tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí
và dự toán trích trƣớc) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải
trích trƣớc trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù
hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trƣớc vào chi phí những
nội dung không đƣợc tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
3. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết
toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trƣớc và chi phí thực
tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
4. Những khoản chi phí trích trƣớc chƣa sử dụng cuối năm phải giải trình trong
bản thuyết minh báo cáo tài chính.

1.8.3.Phƣơng pháp hạch toán


1. Trích trƣớc vào chi phí về tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
2. Khi tính tiền lƣơng nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trƣớc)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trƣớc)
Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (Tổng tiền lƣơng nghỉ phép thực tế phải
trả)
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích
trƣớc).
47
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

3. Trích trƣớc vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ
phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
4. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng, kế toán kết
chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lƣợng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã
đƣợc dự trích trƣớc vào chi phí, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trƣớc)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trƣớc)
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)
Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trƣớc).
5. Trích trƣớc vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong
thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
Ví dụ 17:
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế nhƣ sau :
1. Doanh nghiệp trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn cho máy sản xuất 10.000.000đ
2. Doanh nghiệp tự sửa chữa lớn một chiếc máy sản xuất. Chi phí sửa chữa lớn phát
sinh gồm :
− Chi phí nhân công 4.500.000đ
− Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định
− Giá trị phụ tùng xuất dùng 4.200.000đ
− Chi phí khác bằng tiền 1.800.000đ
Công việc sửa chữa hoàn thành. Kế toán đã nghiệm thu và đƣa vào sử dụng ở bộ
phận PXSX.
3. Cuối niên độ kế toán, Doanh nghiệp điều chỉnh số trích trƣớc theo số chi phí sửa
chữa thực tế.
Yêu cầu : Định khoản các NVKT phát sinh
Hƣớng dẫn :
1. Trích trƣớc chi phí sửa chữa máy sản xuất
Nợ TK 627 10.000.000
48
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có TK 335 10.000.000
2.a.Căn cứ chứng từ Doanh nghiệp tự sửa chữa tài sản
Nợ TK 2413 11.535.000
Có TK 334 4.500.000
Có TK 338 1.035.000
Có TK 152 4.200.000
Có TK 111 1.800.000
2b.Công việc sửa chữa hoàn thành, Kết chuyển giảm vào chi phí phải trả
Nợ TK 335 1.535.000
Có TK 2413 1.535.000
3. Cuối kỳ, kế toán điều chỉnh số trích trƣớc chi phí sửa chữa
Nợ TK 627 1.535.000
Có TK 335 1.535.000

1.9. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm


1.9.1.Nội dung
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi
việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho ngƣời lao động tại Doanh nghiệp.
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm đƣợc trích lập và tính vào chi phí quản lý Doanh
nghiệp hàng năm (Mức trích từ 1%-3% trên quỹ tiền lƣơng làm cơ sở đóng bảo hiểm
xã hội của Doanh nghiệp).
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. Trƣờng hợp quỹ dự phòng trợ cập mất việc
làm hàng năm không chi hết đƣợc chuyển số dƣ sang năm sau. Trƣờng hợp quỹ dự
phòng trợ cấp việc làm không đủ để chi trợ cấp cho ngƣời lao động thôi việc, mất việc
torng năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu đƣợc hạch toán vào chi phí quản
lý doanh nghiệp trong kỳ.
3. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán
để lập báo cáo tài chính năm. Trƣờng hợp doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính giữa
niên độ (quí) thì có thể điều chỉnh quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quý khi lập
báo cáo tài chính.

49
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.9.2.Phƣơng pháp hạch toán


1. Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo chính sách tài chính hiện hành,
ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
2. Chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại nghề cho ngƣời lao động theo
chế độ, ghi:
Nợ TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Có các TK 111, 112,. . .
3. Trƣờng hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho ngƣời
lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu đƣợc
hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,. . .
4. Cuối niên độ kế toán sau, doanh nghiệp tính, xác định số dự phòng trợ cấp mất việc
làm cần phải lập. Trƣờng hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải lập năm nay lớn
hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chƣa sử dụng hết đang ghi trên sổ kế toán thì số
chênh lệch thiếu, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

1.10 Kế toán dự phòng phải trả


1.10.1.Nội dung
Kế toán dự phòng phải trả dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện
có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của doanh nghiệp.

1.10.2.Hạch toán kế toán dự phòng phải trả cần tuân thủ quy định nhƣ sau :
1. Một khoản dự phòng phải trả chỉ đƣợc ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
− Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới)
do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
− Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải
thanh toán nghĩa vụ nợ; và
− Đƣa ra đƣợc một ƣớc tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

50
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

2. Giá trị đƣợc ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị đƣợc ƣớc tính
hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày
kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ.
3. Khoản dự phòng phải trả đƣợc lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán.
Trƣờng hợp đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì đƣợc lập dự phòng
phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ.
4. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu
mới đƣợc bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
5. Không đƣợc ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tƣơng
lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thoả mãn điều
kiện ghi nhận dự phòng.
6. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp
đồng phải đƣợc ghi nhận và đánh giá nhƣ một khoản dự phòng và khoản dự
phòng đƣợc lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
7. Một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp chỉ đƣợc
ghi nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng theo quy
định tại đoạn 11 Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ
tiềm tàng”.
8. Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi
doanh nghiệp:
a. Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong
đó phải có ít nhất 5 nội dung sau:
− Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan;
− Các vị trí quan trọng bị ảnh hƣởng;
− Vị trí, nhiệm vụ và số lƣợng nhân viên ƣớc tính sẽ đƣợc nhận bồi thƣờng khi họ
buộc phải thôi việc;
− Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và
− Khi kết hoạch đƣợc thực hiện.
b. Khi đƣa ra đƣợc một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hƣởng và tiến
hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó hoặc thông báo
những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hƣởng của việc tái cơ cấu.

51
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

9. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ đƣợc dự tính cho những chi phí trực
tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thoả mãn cả hai điều
kiện:
− Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu;
− Không liên quan đến các hoạt động thƣờng xuyên của doanh nghiệp.
10. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí nhƣ:
− Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có;
− Tiếp thị;
− Đầu tƣ vào những hệ thống mới và các mạng lƣới phân phối.
11. Các khoản dự phòng phải trả thƣờng bao gồm:
− Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp;
− Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm;
− Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt
buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vƣợt quá những lợi ích
kinh tế dự tính thu đƣợc từ hợp đồng đó;
− Dự phòng phải trả khác;
12. Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp đƣợc ghi nhận vào chi phí quản lý
doanh nghiệp, riêng đối với khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm,
hàng hoá đƣợc ghi nhận và chi phí bán hàng, khoản dự phòng phải trả về chi phí
bào hành công trình xây lắp đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất chung.

1.10.3.Phƣơng pháp hạch toán


1. Khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
2. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc
phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vƣợt quá những lợi ích kinh tế dự
tính thu đƣợc từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo các điều khoản của
hợp đồng nhƣ khoản bồi thƣờng hoặc đền bù do việc không thực hiện đƣợc hợp đồng,
khi xác định chắc chắn một khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi
ro lớn, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
52
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

3. Trƣờng hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấu bảo hành sửa
chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất đƣợc phát hiện trong thời gian bảo hành
sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức chi phí sửa chữa cho
toàn bộ nghĩa vụ bảo hành. Khi xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí sửa
chữa, bảo hành sản phẩm đã bán, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
4. Khi xác định số dự phòng phải trả khác cần lập tính vào chi phí quản lý doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
5. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban
đầu, ghi:
5.1. Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có các TK 111, 112, 331,. . .
5.2. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo
hành sản phẩm, công trình xây lắp đã lập ban đầu, nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chiphí
nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài. . .,:
a. Trƣờng hợp không có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công
trình xây lắp:
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng
hoá, công trình xây lắp, ghi:
Nợ các TK 621, 622, 627,. . .
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,. . .
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp
thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang

53
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Có các TK 621, 622, 627,. . .


- Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn
giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm,
hàng hoá còn thiếu)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.
b. Trƣờng hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình
xây lắp, số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá,
công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải trả về
bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí thực tế về bảo hành)
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
6. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (sau đây gọi tắt chung là kỳ kế
toán), doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán:
- Trƣờng hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự
phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trƣớc nhƣng chƣa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch
toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Đối với dự phòng phải trả về bảo hành sản
phẩm, hàng hoá)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
- Trƣờng hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự
phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trƣớc nhƣng chƣa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn
nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Có TK 641 - Chi phí bán hàng (Đối với dự phòng phải trả về bảo hành sản
phẩm, hàng hoá).

54
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

- Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, khi xác định số dự
phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số
chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711 - Thu nhập khác.
7. Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc
số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh
thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 711 - Thu nhập khác.
8. Trong một số trƣờng hợp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán
một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (Ví dụ, thông qua các hợp đồng bảo
hiểm, các khoản bồi thƣờng hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp), bên thứ 3 có
thể hoàn trả lại những gì mà doanh nghiệp đã thanh toán. Khi doanh nghiệp nhận đƣợc
khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho
khoản dự phòng, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Ví dụ 18: Dự phòng tái cơ cấu Doanh nghiệp
1. Cuối năm N, của xƣởng hoá chất ở tỉnh X của Công ty Sao Vàng đã ngƣng hoạt
động để điều chuyển sang thiết bị và nhân lực chủ yếu sang địa bàn tỉnh Đồng Tháp
(nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng sinh hoạt cho ngƣời dân địa phƣơng).
Vào ngày kết thúc niên độ 31/12/N lập báo cáo tài chính năm, Công ty SV đã lập dự
toán chi phí di dời xƣởng theo quyết định của Nhà nƣớc, bao gồm :
− Thiệt hại do chấm dứt hợp đồng thuê xƣởng 150.000.000đ
− Chi phí bồi thƣờng cho nhân viên 150.000.000đ
− Chi phí vận chuyển thiết bị 70.000.000đ
− Chi phí cài đặt lại hệ thống máy tính 30.000.000đ
2. Chi phí thực tế phát sinh đã chi năm N+1 giống nhƣ kế hoạch, trừ khoản bồi thƣờng
chỉ có 180.000.000đ, do 1 số công nhân khắc phục đƣợc đồng ý sang tỉnh Đồng Tháp
để làm việc. Công ty cũng nhận đƣợc tiền do nhà nƣớc cấp cho việc di dời bằng chuyển
khoản là 50.000.000đ

55
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Hƣớng dẫn :
1.a Ngày 31/12/N, Kế toán tiến hành lập dự phòng phải trả cho cơ cấu Doanh nghiệp
(Mức dự phòng gồm tiền bồi thƣờng HĐ thuê xƣởng và tiền nhân viên).
Nợ TK 642 300.000.000
Có TK 352 300.000.000
1.b Chi phí thực tế di dời nhà xƣởng
a. Khoản bồi thƣờng thiệt hại nhà xƣởng và nhân viên
Nợ TK 352 280.000.000
Có TK 111 280.000.000
b. Chi phí cài đặt và chi phí vận chuyển đƣợc ghi vào chi phí QLDN
Nợ TK 642 100.000.000
Có TK 111 100.000.000
2a. Ngày 31/12/N+1, Hoàn nhập dự phòng thừa chƣa sử dụng
Nợ TK 352 20.000.000
Có TK 642 20.000.000
2b. Nhận tiền nhà nƣớc trợ cấp
Nợ TK 112 50.000.000
Có TK 711 50.000.000
Ví dụ 19: Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá
Một Doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa các
hỏng hóc do lỗi sản xuất đƣợc phát hiện trong vòng 6 tháng sau khi mua. Nếu tất cả các
sản phẩm bán ra đều có lỗi hỏng hóc lớn, thì tổng chi phí sửa chữa là 4 triệu đồng.
Kinh nghiệm cho thấy trong năm N+1, với 75% hàng hoá bán ra trong năm N sẽ không
bị hỏng hóc, 20% hàng hoá bán ra sẽ hỏng hóc nhỏ và 5% hàng hoá bán ra sẽ hỏng hóc
lớn.
Yêu cầu : Doanh nghiệp phải đánh giá xác suất xảy ra cho từng chi phí sửa chữa
cho toàn bộ các nghĩa vụ bào hành.
Hƣớng dẫn :
Cuối niên độ kế toán năm N Doanh nghiệp bắt đầu lập dự phòng bảo hành sản phẩm
nhƣ sau :
Nợ TK 641 400.000
Có TK 352 400.000

56
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

(Giá trị ƣớc tính chi phí sửa chữa là : (75% x 0) + (20% x 1triệu) + (5% x 4 triệu) =
400.000 đồng).
1.11 Nội dung tóm tắt chƣơng và ví dụ minh họa
TÓM TẮT :
Kế toán các khoản thanh toán chƣơng này chủ yếu trình bày với các nội dung cụ thể
sau :
1. Kế toán nợ phải thu khách hàng : Nợ phải thu khách hàng của Doanh nghiệp
phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhƣng chƣa đƣợc khách hàng thanh toán gọi là phải
thu khách hàng.
2. Kế toán nợ phải thu nội bộ : phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các
khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực
thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh
nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mƣợn, chi hộ, trả hộ, thu hộ,
hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dƣới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên
hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dƣới.
3. Kế toán nợ phải thu khác : Phải thu khác là khoản phải thu không mang tính chất
thƣơng mại nhƣ : Các khoản phải thu về bồi thƣởng vật chất, các khoản cho mƣợn
có tính chất tạm thời không lấy lãi, các khoản chi hộ, các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi
nhuận phải thu từ hoạt động đầu tƣ tài chính. Giá trị tài sản thiếu đã đƣợc phát hiện
nhƣng chƣa xác định đƣợc nguyên nhân phải chờ xử lý.
4. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi : Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả
không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự phòng đƣợc hiểu là
việc ghi nhận vào chi phí của doanh nghiệp các chênh lệch nhỏ hơn của giá trị tài
sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCTC
5. Kế toán phải trả ngƣời bán : Khoản phải trả cho ngƣời bán là khoản nợ phát sinh
rất thƣờng xuyên trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, liên quan đến
việc mua vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ nhƣng chƣa thanh toán tiền cho ngƣời cung cấp
6. Kế toán phải trả nội bộ : Kế toán phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa
doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp
độc lập, Tổng công ty, công ty về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc các

57
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

khoản mà các đơn vị trong doanh nghiệp độc lập đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp
dƣới hoặc đơn vị thành viên khác
7. Kế toán phải trả khác : Phải trả khác là bao gồm các khoản phải trả, phải nộp
ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331
đến TK 337). Cụ thể Giá trị tài sản thừa chƣa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ
quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân,
tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong
biến bản xử lý, nếu đã xác định đƣợc nguyên nhân.
8. Kế toán ký quỹ, ký cƣợc : Nhận ký cƣợc, ký quỹ bao gồm các khoản tiền mà
doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cƣợc của các đơn vị, cá nhân bên ngoài để đảm bảo
cho các dịch vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh đƣợc thực hiện đúng hợp đồng
kinh tế đã ký kết, nhƣ nhận tiền ký cƣợc, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp
đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,
9. Kế toán các khoản vay : Vay là một cách thức huy động vốn từ Ngân hàng, các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn kinh doanh, vốn xây
dựng cơ bản hay mua sắm TSCĐ. Ghi nhận các khoản vay là xác định nghĩa vụ nợ
hiện tại của doanh nghiệp với khoản phải thanh toán nợ gốc; đồng thời doanh
nghiệp trả lãi vay theo các phƣơng thức nhƣ lãi trả trƣớc, trả định kỳ và trả sau.
10. Kế toán phát hành trái phiếu : Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái
phiếu) là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ
trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với ngƣời sở hữu trái phiếu.
11. Kế toán quỹ trợ cấp mất việc làm : Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của
Doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho
ngƣời lao động tại Doanh nghiệp.
12. Kế toán dự phòng phải trả : Kế toán dự phòng phải trả dùng để phản ánh các
khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả
của doanh nghiệp.
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài 1 : Công ty Sao Vàng có kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai
thƣờng xuyên. Trong tháng 3, phòng kế toán có tình hình về mua hàng nhƣ sau :
Số dƣ TK 144 : 10.000.000đ (Cty H)

58
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1. Ngày 2/3 nhận hoá đơn GTGT ngày 28/2 của Cty X gồm 400đv hàng A, đơn giá
mua chƣa thuế GTGT 20.000đ/đv, thuế GTGT 10%. Lô hàng này đã đƣợc công ty
SV nhập ngày 28/2 với giá tạm tính là 21.000đ/đv.
2. Ngày 8/3 chuyển TGNH ứng cho cho XN K tiền mua hàng là 4.000.000đ, đã nhận
đƣợc giấy báo nợ của Nh.
3. Ngày 9/3 nhập kho lô hàng N mua của Cty H theo hoá đơn GTGT gồm 1.000đv,
đơn giá chƣa thuế 30.000đ/đv, thuế GTGT 5%. Chi phí vận chuyển đã chi bằng
tiền tạm ứng là 1.100.000đ (trong đó thuế GTGT 100.000đ).
4. Ngày 10/3 nhận đƣợc hàng và hoá đơn GTGT của XN K gửi đến gồm 600đv hàng
B, đơn giá chƣa thuế 10.000đ/đv, thuế GTGT 10%, đã nhập khi đủ.
5. Ngày 18/3 chuyển TGNH thanh toán cho Cty H theo hợp đồng thoả thuận sau :
- Bù trừ tiền ký quỹ ngắn hạn 10.000.000đ, số còn lại thanh toán bằng TGNH.
- Thanh toán trong vòng 10 ngày sẽ đƣợc hƣởng chiết khấu thanh toán 1% phần
thanh toán bằng TGNH, đã nhận giấy báo nợ của NH.
6. Ngày 25/3 Cty SV đềb nghị XN K giảm giá hàng B (NV4) 5% giá thanh toán (gồm
thuế GTGT 10%) do chất lƣợng kém. XN K đồng ý.
7. Ngày 28/3 đã thanh toán xong tiền mua hàng B cho XN K bằng tiền mặt.
Yêu cầu : Thực hiện các bút toán nhật ký và ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh trên
theo 2 trƣờng hợp :
a. Công ty SV nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế
b. Công ty SV nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp trên GTGT.
Bài 2 : Công ty TNHH Sao Vàng có 2 XN trực thuộc là A và B, có tài liệu sau :
Số dƣ đầu kỳ của TK 138 (8) và TK 336 ở cả 3 đơn vị : cty SV, A, B đầu là 0 đồng
Phát sinh trong tháng
1. Công ty SV cấp cho :
− Xí nghiệp A 1 máy móc thiết bị còn mới nguyên trị giá 100.000.000đ
− Xí nghiệp B 1 phƣơng tiện vận tải, theo hồ sơ gốc nguyên giá 120.000.000đ, hao
mòn 40.000.000đ
2. Xí nghiệp A xuất hàng hoá bán chƣa thu tiền cho :
− Cty SV : Giá xuất kho 10.000.000đ, giá bán chƣa thuế 12.000.000đ, thuế GTGT
10% (Cty SV mua về nhập kho nguyên vật).

59
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

− Xí nghiệp B : Giá xuất kho 5.000.000đ, giá bán chƣa thuế 6.000.000đ, thuế
GTGT 10% (Xí nghiệp B mua hàng về dùng cho hoạt động phúc lợi).
3. Xí nghiệp B chi tiền mặt cho Cty SV mƣợn 5.000.000đ, Xí nghiệp A mƣợn
3.000.000đ.
4. Công ty SV thông báo số khấu hao phải thu xí nghiệp A 6.000.000đ, xí nghiệp B
4.000.000đ.
5. Cuối kỳ, đối chiếu và cấn cừ công nợ phải thu nội bộ và phải trả nội bộ giửa 3 đơn
vị SV, A và B.
Yêu cầu : Thực hiện bút toán nhật ký và ghi sổ cái các nghiệp vụ phát sinh
trên vào TK 1368 và 336 ở từng đơn vị Cty SV, A và B. Biết cả 3 đơn vị tính
thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ và KKTX.
Bài 3: Định khoản các NVKT dƣới đây :
1a. Doanh nghiệp vay dài hạn ngân hàng 200.000.000đ, lãi suất 12%/năm để trả nợ
ngƣời bán.
b. Định kỳ, tính tiền lãi vay vào chi phí tài chính
c. Hết hạn vay, Doanh nghiệp chuyển khoản trả nợ
2a. Doanh nghiệp vay trung hạn 2 năm 100.000.000đ, lãi suất 12%/năm, lãi trả ngay
khi vay, để trả nợ 80.000.000đ về việc mua nguyên vật liệu thực hiện một hợp đồng
sản xuất dở dang.
b. Định kỳ, phân bổ lãi vay vào giá trị sản xuất dở dang
c. Hết hạn vay, Doanh nghiệp chuyển khoản trả nợ
3a. Doanh nghiệp vay 2 năm 80.000.000đ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, lãi suất
14%/năm, trả lãi và gốc khi đáo hạn.
b. Định kỳ, tính tiền lãi vay vào chi phí tài chính
c. Hết hạn vay, Doanh nghiệp chi tiền mặt trả nợ gốc và lãi.
Bài 4 : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau :
1a. Doanh nghiệp phát hành 10.000 trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8%/năm, trả lãi
hàng năm, mệnh giá 100.000đ/trái phiếu để đầu tƣ mở rộng nhà xƣởng, thu
1.000.000.000đ tiền mặt. Chi phí phát hành trái phiếu là 15.000.000đ, đƣợc phân bổ
dần.
b. Hàng năm trả lãi 8%, đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tƣ xây dựng dở dang
c. Hết hạn trái phiếu, Doanh nghiệp xuất tiền mặt thanh toán trái phiếu

60
Ch1: KẾ TOÁN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

2a. Doanh nghiệp phát hành 1.000 trái phiếu, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 8%/năm, trả lãi khi
đáo hạn, mệnh giá 500.000đ/trái phiếu để đầu tƣ mở rộng nhà xƣởng, thu 500.000.000đ
tiền mặt. Chi phí phát hành trái phiếu là 5.000.000đ, đƣợc tính ngay vào chi phí trong
kỳ.
b. Hàng năm Doanh nghiệp tính lãi phải trả trong năm đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản
đầu tƣ xây dựng dở dang
c. Hết hạn trái phiếu, Doanh nghiệp xuất tiền mặt thanh toán cả gốc và lãi trái phiếu
3a. Doanh nghiệp phát hành 1.000 trái phiếu, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 8%/năm, trả lãi
ngay khi phát hành, mệnh giá 500.000đ/trái phiếu để đầu tƣ mở rộng nhà xƣởng, thu
bằng tiền mặt. Chi phí phát hành trái phiếu là 5.000.000đ, đƣợc tính ngay vào chi phí
trong kỳ.
b. Định kỳ, Doanh nghiệp phân bổ lãi trái phiếu đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tƣ
xây dựng dở dang
c. Hết hạn trái phiếu, Doanh nghiệp xuất tiền mặt thanh toán trái phiếu

61
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Chƣơng 2
KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Mục đích
chương này trình bày tổng quát kế toán các khoản thuộc vốn chủ sở hữu, qua đó nhận
biết được một khoản thuộc vốn chủ sở hữu. Nguồn hình thành và mục đích sử dụng của từng
loại vốn, quỹ, nguồn kinh phí trong doanh nghiệp. Nắm vững nguyên tắc phân phối lợi nhuận
và thực hiện phân phối theo đúng chế độ quy định. Ghi nhận và theo dõi từng loại vốn, quỹ

2.1.Tổng quan về nguồn vốn chủ sở hữu


2.1.1.Vốn chủ sở hữu :
Là giá trị vốn của doanh nghiệp, đƣợc tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản
của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả. Doanh nghiệp muốn hoạt động đƣợc cần phải có
một số vốn nhất định, cá nhân hoặc tổ chức nào bỏ vốn vào doanh nghiệp để doanh
nghiệp hoạt động gọi là chủ sở hữu vốn và một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều
chủ sở hữu vốn. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
− Vốn góp ban đầu của các chủ sở hữu khi mới thành lập doanh nghiệp hoặc khi mở
rộng doanh nghiệp.
− Vốn đƣợc bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quyết
định của các chủ sở hữu vốn hoặc của Hội đồng quản trị.
− Các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái chƣa xử lý và
các quỹ của doanh nghiệp nhƣ quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ
khen thƣởng, quỹ phúc lợi, nguồn vốn đầu tƣ XDCB…
− Các khoản thặng dƣ vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn
mệnh giá
− Giá trị cổ phiếu quỹ
Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện
có theo chính sách tài chính hiện hành. Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn
vốn khác hoặc từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác phải theo đúng chính sách tài
chính hiện hành hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ các thủ tục cần
thiết.

62
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

2.1.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý


Vốn chủ sở hữu do các chủ sở hữu đầu tƣ mà doanh nghiệp không phải cam kết
thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ, các doanh nghiệp có
quyền chủ động sử dụng linh hoạt các nguồn vốn, quỹ theo đúng chế độ.
Trƣờng hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn chỉ đƣợc
nhận phần giá trị còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả.
Do nội dung của vốn chủ sở hữu gồm nhiều loại và có thể có nhiều chủ sở hữu
trong một doanh nghiệp nên yêu cầu kế toán cần phải mở sổ theo dõi chi tiết từng nội
dung, từng chủ sở hữu, từng lần góp vốn, số tiền..
Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, nhà nƣớc là chủ sở hữu vốn, các doanh nghiệp
phải có nhiệm vụ nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực nhà nƣớc
giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
Đối với công ty hợp danh, các thành viên góp vốn là chủ sở hữu vốn của công ty
và các thành viên này phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ cùng các nghĩa vụ
tài chính khác của công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, các thành viên đã góp vốn vào chính là
những ngƣời chủ sở hữu công ty và họ chỉ chịu trách nhiệm giới hạn về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn họ đóng góp vào công ty.
Đối với doanh nghiệp tƣ nhân, chính cá nhân đã bỏ vốn vào kinh doanh là ngƣời
chủ sở hữu và sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
Cần lƣu ý một vấn đề là trong tất cả các loại hình doanh nghiệp nói chung và quy
chế quản lý – sử dụng nguồn vốn và các quỹ doanh nghiệp nói riêng để đánh giá công
tác quản lý, sử dụng nguồn vốn và các quỹ doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chung của kế toán về việc quản lý vốn, cụ thể theo dõi
việc hình thành, việc sử dụng đúng mục đích các loại nguồn vốn kinh doanh và các quỹ
doanh nghiệp, cần thiết phải:
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình thủ tục tăng vốn đúng với quy định của doanh
nghiệp.
- Tham gia xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý và sử dụng đối
với từng loại quỹ.
- Cần lƣu ý khi xây dựng quy chế nên quan tâm đến hình thức sở hữu vốn để xây
dựng quy chế quản lý cho phù hợp.
63
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Tổ chức xây dựng công tác ghi chép ban đầu, quy trình luân chuyển chứng từ,
ghi chép tổng hợp và chi tiết cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các
nguồn vốn và quỹ.
Tuỳ thuộc vào hình thức tổ chức doanh nghiệp mà Vốn chủ sở hữu trong từng
đơn vị gồm những nội dung khác nhau. Sau đây lần lƣợt tìm hiểu tổ chức kế toán của
từng khoản vốn chủ sở hữu cụ thể.

2.2.Kế toán nguồn vốn kinh doanh


2.2.1. Nội dung
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn
vốn kinh doanh có thể bao gồm:
- Vốn do đƣợc cấp từ ngân sách hoặc cấp trên cấp
- Vốn do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi mới thành lập doanh nghiệp nhƣ:
vốn nhận từ cổ đông, các bên góp vốn, các thành viên góp vốn…
Nguồn vốn này sẽ đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh dƣới nhiều hình
thức khác nhƣ:
- Bổ sung từ lợi nhuận, từ xử lý các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản…
- Vốn do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tặng, biếu, viện trợ, không
hoàn lại
- Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần trong nguồn vốn kinh doanh
còn có thêm khoản vốn gọi là thặng dƣ vốn cổ phần phát sinh chênh lệch do phát hành
cổ phiếu lần đầu và tái phát hành cổ phiếu quỹ.

2.2.2. Chứng từ kế toán


Khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, căn cứ vào hồ sơ thành lập doanh
nghiệp, các Biên bản góp vốn để ghi nhận nguồn vốn kinh doanh, chi tiết cho từng đối
tƣợng góp vốn.
Trong quá trình hoạt động, khi tăng hay giảm nguồn vốn đều phải có quyết định
của cấp có thẩm quyền nhƣ: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, hội đồng các bên tham
gia liên doanh… Khi nhận hoặc bàn giao vốn góp kế toán căn cứ vào các chứng từ để
ghi sổ kế toán nhƣ: Biên bản bàn giao, Biên bản nhận vốn góp và các chứng từ có liên
quan khác…

64
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

2.2.3. Tài khoản sử dụng


Để theo dõi nguồn vốn kinh doanh hiện có và biến động trong kỳ kế toán sử dụng
tài khoản 411 Nguồn vốn kinh doanh. TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh có 3 tài khoản
cấp 2:
- TK 411 – Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn đã
góp theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp
từ phát hành cổ phiếu đƣợc ghi vào tài khoản này theo mệnh giá.
- TK 4112 – Thặng dƣ vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch do
giá phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá và chênh lệch tăng, giảm so với giá mua lại
khi tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần).
- TK 4118 – Vốn khác: Tài khoản này phản ánh số vốn kinh doanh đƣợc hình
thành do đƣợc biếu tặng, tài trợ.
Bên Nợ:
Nguồn vốn kinh doanh giảm do:
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;
- Giải thể, thanh lý doanh nghiệp;
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của Đại hội cổ đông (Đối với công ty cổ
phần);
- Mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ (Đối với công ty cổ phần).
Bên Có:
Nguồn vốn kinh doanh tăng do:
- Các chủ sở hữu đầu tƣ vốn (Góp vốn ban đầu và góp vốn bổ sung);
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh;
- Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;
- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (Sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) làm tăng
nguồn vốn kinh doanh.
Số dƣ bên Có:
Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp.

2.2.4.Phƣơng pháp hạch toán


1. Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tƣ của các chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

65
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình


Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).
2. Khi nhận đƣợc tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá
cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Mệnh giá)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111) (Mệnh giá).
3. Bổ sung vốn kinh doanh từ quỹ đầu tƣ phát triển khi đƣợc phép của Hội đồng quản
trị hoặc cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 414 - Quy đầu tƣ phát triển
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
4. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ số chênh lệch do đánh giá lại tài sản, khi đƣợc
duyệt, ghi:
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
5. Khi nhận đƣợc quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 711 - Thu nhập khác.
6. Bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá phát hành
nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (TK 4111 - Theo mệnh giá và TK
4112 - Số chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).

66
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Sơ đồ kế toán Nguồn vốn kinh doanh

111, 112, 152,156 TK 411 111,112,152,156,211…

Trả vốn cho các chủ sở Nhận vốn kinh doanh từ


hữu bằng tiền, vật tƣ, ngân sách, cổ đông, các
hàng hoá nhà đầu tƣ

211,213 421

Trả vốn bằng TSCĐ Bổ sung NVKD từ lợi


nhuận

214

421 412

Xử lý lỗ ghi giảm NVKD Bổ sung NVKD từ quỹ

441

Bổ sung NVKD từ
NVXDCB

Dƣới đây minh hoạ phƣơng pháp kế toán các trƣờng hợp liên quan.
Ví dụ 1: Khi doanh nghiệp A nhận vốn kinh doanh do Ngân sách Nhà nước đầu tư
giao vốn
Căn cứ vào văn bản cấp, biên bản bàn giao gồm tiền gửi ngân hàng 100.000.000đ,
vật liệu 50.000.000đ và tài sản cố định hữu hình là 150.000.000đ. Kế toán ghi tăng tài
sản nhận và đồng thời ghi tăng vốn đầu tƣ của nhà nƣớc trong doanh nghiệp:
Nợ TK 112 100.000.000
Nợ TK 152 50.000.000
Nợ TK 211 150.000.000
Có TK 411 (4111) 300.000.000
Ví dụ 2: Trường hợp nhận quà biếu tặng hoặc hàng viện trợ không hoàn lại
Căn cứ vào biên bản giao nhận, tài sản nhận là hàng hoá nhập kho có giá trị
100.000.000đ, kế toán ghi tăng hàng hoá đồng thời tăng khoản thu nhập do đƣợc tặng
hoặc đƣợc viện trợ:
Nợ TK 156 100.000.000
Có TK 711 100.000.000

67
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Cuối kỳ khoản thu nhập này đƣợc kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả và
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% trên giá trị tài trợ, biếu tặng
Nợ TK 82 (8211) 28.000.000
Có TK 333 (3334) 28.000.000
Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại đƣợc kết chuyển tăng tài
khoản lợi nhuận chƣa phân phối
Nợ TK 911 72.000.000
Có TK 421 72.000.000
Và nguồn vốn kinh doanh đƣợc ghi tăng từ nguồn lợi nhuận chƣa phân phối
chuyển sang
Nợ TK 421 72.000.000
Có TK 4111 (4118) 72.000.000
Ví dụ 3: Trường hợp kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh từ quỹ đầu tư phát triển
Mua tài sản cố định có nguyên giá là 60.000.000đ, thuế GTGT 10% toàn bộ đã
đƣợc trả bằng tiền gởi ngân hàng, căn cứ vào Giấy báo nợ ngân hàng, Hoá đơn
(GTGT), Biên bản giao nhận TSCĐ, Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc,
kế toán ghi:
Nợ TK 211 60.000.000
Nợ TK 133 6.000.000
Có TK 112 66.000.000
Và kết chuyển nguồn vốn đài thọ cho tài sản
Nợ TK 414 60.000.000
Có TK 411(4118) 60.000.000
Ví dụ 4: Trƣờng hợp hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu
Căn cứ vào văn bản, quyết định, biên bản bàn giao tài sản hoàn trả vốn cho nhà
nƣớc là 80.000.000đ gồm tiền mặt là 50.000.000đ và nguyên vật liệu trị giá
30.000.000đ, kế toán ghi giảm vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và tài sản giảm tƣơng ứng:
Nợ TK 411(4111) 80.000.000
Có TK 111 50.000.000
Có TK 152 30.000.000
Lƣu ý: Ngoài hạch toán tổng hợp nhƣ trên, kế toán còn phải hạch toán chi tiết để
theo dõi:

68
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn
- Đối với các doanh nghiệp liên doanh, trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần
phải tổ chức kế toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng thanh viên phải chi tiết
theo từng lần góp vốn, mức góp vốn

2.3.Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản


Chênh lệch đánh giá lại tài sản là khoản chênh lệch giữa giá gốc đã ghi trên sổ
kế toán với giá trị đƣợc xác định lại của các loại tài sản trong doanh nghiệp.
1. Tài sản đƣợc đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, bất động sản đầu tƣ, một số
trƣờng hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng
hoá, sản phẩm dỡ dang. . .
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản đƣợc phản ánh vào tài khoản này trong các
trƣờng hợp sau:
- Khi có quyết định của Nhà nƣớc về đánh giá lại tài sản;
- Khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc;
- Các trƣờng hợp khác theo quy định (Nhƣ khi chuyển đổi hình thức sở hữu
doanh nghiệp).
3. Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đƣa tài sản đi
góp vốn liên kết, liên doanh hoặc đầu tƣ vào công ty con, khoản chênh lệch đánh giá lại
trong các trƣờng hợp này đƣợc phản ánh vào TK 711 - Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc
TK 811 - Chi phí khác (nếu là lỗ).
4. Giá trị tài sản đƣợc xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nƣớc quy định hoặc
Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định.
5. Số chênh lệch giá do đánh lại tài sản đƣợc hạch toán và xử lý theo chính sách
tài chính hiện hành.
Kế toán sử dụng TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Tài khoản này có Sổ
dƣ bên Có hoặc có thể có Số dƣ bên Nợ. Kết cấu tài khoản nhƣ sau :

Bên Nợ:
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.
Bên Có:
- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;
- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

69
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số
dư bên Có:
Số dƣ bên Nợ:
Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chƣa đƣợc xử lý.
Số dƣ bên Có:
Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chƣa đƣợc xử lý.
Phƣơng pháp hạch toán
1. Khi có quyết định của Nhà nƣớc về đánh giá lại tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ,
vật tƣ, hàng hóa,. . . hoặc định giá khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc,
doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh
giá lại tài sản vào sổ kế toán:
a/ Đánh giá lại vật tƣ hàng hoá:
- Nếu giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá
tăng, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nếu giá đánh giá lại thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá
giảm, ghi:
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 155 - Thành phẩm
Có TK 156 - Hàng hoá.
b/ Đánh giá lại TSCĐ và bất động sản đầu tƣ:
- Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ và bất động
sản đầu tƣ:
+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh
tăng)

70
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nợ TK 217 - Bất động sản đầu tƣ (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh
tăng).
+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh
giảm)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều
chỉnh giảm)
Có TK 217 - Bất động sản đầu tƣ (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm).
2. Cuối năm tài chính xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan
hoặc cấp có thẩm quyền:
- Nếu Tài khoản 412 có số dƣ bên Có, đƣợc quyết định bổ sung nguồn vốn kinh
doanh, ghi:
Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
- Nếu Tài khoản 412 có số dƣ bên Nợ, đƣợc quyết định ghi giảm nguồn vốn
kinh doanh, ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

71
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Sơ đồ kế toán Chênh lêch đánh giá lại tài sản


152,153,156… TK 412 152, 153,156…
Chênh lệch đánh giá giảm Chênh lệch đánh giá tăng
hàng tồn kho hàng tồn kho

211, 213 211, 213


Chênh lệch đánh giá giảm Chênh lệch đánh giá tăng
TSCĐ TSCĐ
214 214

411 411
Xử lý chênh lệch đánh giá Xử lý chênh lệch đánh giá
lại TSCĐ ghi tăng NVKD lại TS ghi giảm NVKD

Ví dụ minh hoạ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Ví dụ 5: Đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá: Tại doanh nghiệp X ngày 31/12/N căn cứ vào
Biên bản đánh giá lại tài sản ở doanh nghiệp bao gồm:
Loại tài sản Giá sổ sách Số lƣợng Giá điều chỉnh
Hàng hoá A 10.000đ/kg 5.000kg 12.000đ/kg
TSCĐ B (chƣa sử dụng) 50.000.000đ 01 cái 42.000.000đ
Kế toán căn cứ vào biên bản ghi:
- Chênh lệch đánh giá tăng đối với hàng hoá A ghi tăng vào tài khoản hàng hoá
đồng thời ghi tăng chênh lệch đánh giá lại tài sản:
- Chênh lệch phát sinh = 5.000kg x (12.000đ – 10.000đ)
Nợ TK 156 10.000.000
Có TK 412 10.000.000
- Chênh lệch đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ ghi giảm vào tài khoản TSCĐ
đồng thời thì giảm chênh lệch đánh giá lại tài sản:
Nợ TK 412 2.000.000

72
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Có TK 411 (4118) 2.000.000


Lƣu ý: Nếu chênh lệch đánh giá tăng tài sản nhỏ hơn chênh lệch đánh giá giảm (TK
412 có số dƣ bên Nợ), cuối niên độ xử lý ghi giảm nguồn vốn kinh doanh với bút toán
ngƣợc lại.

2.4. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái


Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
trong hoạt động đầu tƣ XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái
do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và tình hình
xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát
sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lƣợng ngoại tệ sang đơn vị tiền
tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trƣờng hợp:
1. Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
ngoại tệ trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện); Chênh lệch tỷ giá hối đoái
thực tế phát sinh trong kỳ (Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở doanh nghiệp bao
gồm:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tƣ
XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh
doanh, kể cả của hoạt động đầu tƣ XDCB của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vừa
có hoạt động đầu tƣ XDCB.
2. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài
chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính bao gồm:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tƣ XDCB (Giai đoạn
trƣớc hoạt động);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì
các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đƣợc hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế

73
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

phát sinh. Doanh nghiệp không đuợc đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc
ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài
chính: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt
động đầu tƣ XDCB (Doanh nghiệp SXKD có hoạt động đầu tƣ XDCB).
- Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư
XDCB: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) của
hoạt động đầu tƣ XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động).
Kết cấu tài khoản 413
Bên Nợ:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do danh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tƣ
XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tƣ XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tƣ XDCB (Giai đoạn trƣớc hoạt động);
- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (Lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu
hoạt động tài chính;
- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và danh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tƣ XDCB (Khi kết
thúc giai đoạn đầu tƣ XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc doanh thu chƣa
thực hiện (Nếu phải phân bổ dần).
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tƣ
XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tƣ XDCB);
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tƣ XDCB (Giai đoạn trƣớc hoạt động);

74
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài
chính;
- Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tƣ XDCB (khi kết
thúc giai đoạn đầu tƣ XDCB) vào chi phí tài chính hoặc vào chi phí trả trƣớc dài hạn
(Nếu phải phân bổ dần).
Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư
bên Có.
Số dƣ bên Nợ:
Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tƣ XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động,
chƣa hoàn thành đầu tƣ) ở thời điểm cuối năm tài chính;
Số dƣ bên Có:
Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tƣ XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động, chƣa
hoàn thành đầu tƣ) ở thời điểm cuối năm tài chính;
Phƣơng pháp hạch toán
1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (Đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong
kế toán) theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh
chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lãi hoặc lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ
giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt
động đầu tƣ xây dựng cơ bản (Giai đoạn trƣớc hoạt động - TK 4132) và của hoạt động
kinh doanh (TK 4131):
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 331, 341, 342,. . .
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

75
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)


Có các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 331, 341, 342,.
2. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính
của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
2.1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (Kể cả hoạt động đầu
tƣ xây dựng cơ bản của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh vừa có hoạt động đầu
tƣ xây dựng cơ bản):
- Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài
chính của hoạt động kinh doanh (Theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và
bên có của TK 4131) vào chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt
động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu
hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài
chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
2.2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm của tài chính
của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tƣ XDCB (Giai đoạn
trƣớc hoạt động):
- Ở giai đoạn đang đầu tƣ XDCB, doanh nghiệp chƣa đi vào hoạt động thì chênh
lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính đƣợc phản ánh luỹ kế trên TK 413
“Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132). Số dƣ Nợ, hoặc Có này sẽ đƣợc phản ánh trên
Bảng Cân đối kế toán.
- Khi kết thúc giai đoạn đầu tƣ XDCB, bàn giao TSCĐ đƣa vào sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh, số dƣ Nợ, hoặc số dƣ Có TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK
4132) phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối mỗi năm tài chính (Không bao gồm khoản đánh giá lại các

76
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tƣ XDCB ở thời điểm
bàn giao tài sản để đƣa vào sử dụng) sẽ đƣợc xử lý nhƣ sau:
+ Kết chuyển số dƣ Nợ TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132) về TK
635 “Chi phí tài chính” hoặc về TK 242 “Chi phí trả trƣớc dài hạn” (Nếu lớn) để phân
bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tƣ XDCB trong các năm tài chính tiếp
theo trong thời gian tối đa 5 năm (Kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tƣ) vào chi phí tài
chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu ghi ngay vào chi phí)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc dài hạn (Nếu phải phân bổ dần)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
+ Kết chuyển số dƣ Có TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132) về TK
515 “Doanh thu hoạt động tài chính” hoặc về TK 3387 “Doanh thu chƣa thực hiện”
(Nếu lớn) để phân bổ dần số lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tƣ XDCB trong các
năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (Kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu
tƣ) vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 - Doanh thu chƣa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu ghi ngay vào doanh thu
hoạt động tài chính).

2.5 Kế toán lợi nhuận chƣa phân phối


2.5.1. Nội dung phân chia lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận kế toán thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm: lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa tổng
doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ, đã tiêu thụ và thuế theo quy định pháp luật.
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu nhập lớn hơn số chi phí của các hoạt
động tài chính bao gồm các hoạt động nhƣ: mua trái phiếu, chứng khoán, lãi tiền gửi
ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi góp vốn
liên doanh…

77
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác (ngoài
hoạt động kinh doanh) lớn hơn các khoản chi phí khác nhƣ các khoản trả không có chủ
nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã đƣợc huỷ bỏ, chênh lệch thanh lý, nhƣợng bán
tài sản…
Trình tự phân phối lợi nhuận đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Trong năm căn cứ vào số lợi nhuận thực tế đã đạt đƣợc, doanh nghiệp tạm phân
phối lợi nhuận, bao gồm các khoản sau:
- Tạm chia lãi cho các bên liên doanh, các nhà đầu tƣ…
Lợi nhuận thực hiện cả năm đƣợc phân phối chính thức sau khi báo cáo quyết
toán năm đƣợc duyệt theo trình tự chung sau đây:
- Chia lãi cho các cho các bên liên doanh, các nhà đầu tƣ…
- Bù đắp các khoản lỗ của các năm trƣớc đã hết thời hạn đƣợc trừ vào lợi nhuận
trƣớc thuế;
- Trích lập các quỹ doanh nghiệp

2.5.2. Chứng từ
Khi tạm phân phối lợi nhuận, kế toán căn cứ vào quy định của chính sách tài
chính hiện hành, quyết định của Ban giám đốc hoặc của Hội đồng quản trị để xác định
tỷ lệ phân phối cho thích hợp và lập bảng kê trích lập các quỹ, bảng kê tạm chia lãi cho
các bên liên doanh, cho cổ đông…
Khi báo cáo quyết toán đƣợc duyệt, căn cứ vào Quyết định /phân phối lợi nhuận
chính thức của Ban giám đốc, của Hội đồng quản trị, kế toán so sánh giữa số lợi nhuận
đƣợc chia và số lợi nhuận đã tạm chia và xử lý phần chênh lệch.

2.5.3. Tài khoản sử dụng


Để phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh
nghiệp) và tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK421 –
Lợi nhuận chƣa phân phối. Tài khoản này có Số dư bên Có hoặc có thể có Số dư bên
Nợ
Tài khoản 421 có hai Tài khoản cấp 2:
- TK 4211 – Lợi nhuận chƣa phân phối năm trƣớc: Phản ảnh kết quả hoạt
động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trƣớc.

78
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tài khoản này còn dùng để điều chỉnh tăng hoặc giảm số dƣ đầu năm của tài
khoản 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các
sai sót trọng yếu của năm trƣớc, năm nay mới phát hiện.
Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dƣ đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận chưa
phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận chưa phân phối năm trước”
- TK 4212 – Lợi nhuận chƣa phân phối năm nay: phản ánh kết quả kinh doanh,
tình hình phân phối kết quả và số lợi nhuận chƣa phân phối của năm nay.
Kết cấu tài khoản 421
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tƣ, các bên tham gia
liên doanh;
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;
- Nộp lợi nhuận lên cấp trên.
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lợi nhuận cấp dƣới nộp lên, số lỗ của cấp dƣới đƣợc cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số dư Nơ hoặc số dư Có.
Số dƣ bên Nợ:
Số lỗ hoạt động kinh doanh chƣa xử lý.
Số dƣ bên Có:
Số lợi nhuận chƣa phân phối hoặc chƣa sử dụng.

2.5.4.Phƣơng pháp hạch toán


1. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển kết quả từ hoạt động kinh doanh:
a) Trƣờng hợp lãi, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối (4212).
b) Trƣờng hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối (4212)
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

79
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

2. Trong năm tài chính doanh nghiệp quyết định tạm trả cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia
cho nhà đầu tƣ, các bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả)
3. Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận số cổ tức của cổ phiếu ƣu đãi phải
trả cho các cổ đông có cổ phiếu ƣu đãi, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
Khi trả tiền cổ tức cổ phiếu ƣu đãi cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả).
4. Khi có quyết định hoặc thông báo xác định cổ tức và lợi nhuận vòn phải trả cho các
nhà đầu tƣ, các bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
5. Khi chi tiền trả cổ tức và lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ, các bên góp vốn, cho các cổ
đông, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả).
6. Trong năm, khi tạm trích quỹ dự phòng tài chính đƣợc trích lập từ lợi nhuận hoạt
động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính.
7. Trong năm khi tạm trích quỹ đầu tƣ phát triển từ kết quả hoạt động kinh doanh (Phần
lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển.
8. Trong năm, khi tạm trích quỹ khen thƣởng, phúc lợi và các quỹ khác thuộc vốn chủ
sở hữu, từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh
nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 353- Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
9. Cuối năm, kế toán tính và xác định số tiền các quỹ đƣợc trích thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Có TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.

80
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

10. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận
để lại của doanh nghiệp), ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
Sơ đồ kế toán tổng hợp phân phối lợi nhuận năm nay
7111,112,338… 421(4212) 911
Tạm chia lãi cho các nhà Kết chuyển lãi trong kỳ
đầu tƣ, cổ đông

414,415,418,353
Tạm trích lập quỹ doanh
nghiệp

81
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Khi báo cáo quyết toán năm trƣớc đƣợc duyệt


111,112,338.. 421(4211)
Chia thêm lãi cho các nhà đầu tƣ, SDĐK
cổ đông,…
414,415,418,353
Trích lập thêm quỹ doanh nghiệp

411
Bổ sung nguồn vốn kinh doanh

Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng niên độ kế
toán (năm trƣớc, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân phối lợi
nhuận của doanh nghiệp (chia lợi nhuận cho nhà đầu tƣ, trích lập quỹ, bổ sung nguồn
vốn kinh doanh,…)
Ví dụ 7: Tình hình phân phối lợi nhuận tại doanh nghiệp tƣ nhân A, có nhận vốn liên
kết với đơn vị khác trong quá trình hoạt động:
Số dƣ đầu tháng 12/N của TK 421: 240.000.000, chi tiết TK 4212: 240.000.000 (số dƣ
Có).
- Cuối tháng 12, kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng lãi
50.000.000đ, kế toán ghi tăng tài khoản lợi nhuận chƣa phân phối từ tài khoản xác định
kết quả.
Nợ TK 911 50.000.000
Có TK 421 (4212) 50.000.000
(Trƣờng hợp lỗ, kế toán ghi ngƣợc lại)
- Căn cứ vào quyết định của Giám đốc, thông báo tạm chia l4i 6 tháng cuối năm
cho đơn vị liên kết là 100.000.000đ. Kế toán ghi giảm tài khoản lợi nhuận chƣa phân
phối và ghi tăng khoản phải trả cho các bên tham gia góp vốn:
Nợ TK 421 (4212) 100.000.000
Có TK 338 (3388) 100.000.000
- Đồng thời tạm trích quỹ đầu tƣ phát triển từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh là 30.000.000đ, Quỹ khen thƣởng, phúc lợi là 10.000.000đ. Kế toán ghi giảm tài

82
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

khoản lợi nhuận chƣa phân phối và ghi tăng vào tài khoản của các quỹ đƣợc tạm trích
tƣơng ứng:
Nợ TK 421 (4212) 40.000.000
Có TK 414 30.000.000
Có TK 353 10.000.000
Ngày 31/12/N, kế toán khoá sổ TK 4212 tính số dƣ cuối niên độ là 150.000.000
(số dƣ Có)
- Sang đầu năm tài chính N+1, kế toán chuyển số dƣ đầu năm của TK 4212 – Lợi
nhuận chƣa phân phối năm nay: 150.000.000 (số dƣ Có – chính là lợi nhuận còn lại
chƣa phân phối thuộc năm trƣớc, năm N) sang TK 4211 – Lợi nhuận chƣa phân phối
năm trƣớc
Nợ TK 4212 150.000.000
Có TK 4211 150.000.000
- Sau khi quyết toán đƣợc duyệt, Ban giám đốc quyết định trích từ số lợi nhuận
trong năm trƣớc (năm N) số tiền 80.000.000đ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, chia
thêm cho các bên góp vốn là 20.000.000đ và trích thêm quỹ đầu tƣ phát triển số còn lại
là 50.000.000đ. Căn cứ quyết định phân phối lợi nhuận năm N kế toán ghi tƣơng tự
nhƣ nhƣ khi tạm trích:
Nợ TK 421 150.000.000
Có TK 411 80.000.000
Có TK 3388 20.000.000
Có TK 414 50.000.000
Ví dụ 8: Tình hình phân phối lợi nhuận tại doanh nghiệp nhà nƣớc A nhƣ sau:
- Cuối năm, kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm lãi
500.000.000đ, kế toán ghi tăng tài khoản lợi nhuận chƣa phân phối từ tài khoản xác
định kết quả:
Nợ TK 911 500.000.000
Có TK 421 (4212) 500.000.000
- Chia lãi cho các đơn vị liên kết là 100.000.000, trích quỹ dự phòng tài chính
50.000.000
Nợ TK 421 (4212) 150.000.000
Có TK 3388 100.000.000

83
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Có TK 415 50.000.000
- Số lợi nhuận còn lại theo quy định đƣợc phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nƣớc
đầu tƣ tại công ty là 60% và sẽ đƣợc bổ sung nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 421 (4212) 210.000.000
= 60% x 350.000.000)
Có TK 411 (4118) 210.000.000
- Còn vốn công ty tự huy động bình quân trong năm là 40%, số lợi nhuận tƣơng
ứng sẽ đƣợc phân phối:
+ Trích 60% vào quỹ đầu tƣ phát triển của công
+ Trích 5% lập quỹ thƣởng Ban quản lý điều hành công ty
+ Số lợi nhuận còn lại đƣợc phân phối vào quỹ khen thƣởng, phúc lợi của công ty
(sau khi tham gia ý kiến của Ban chấp hành Công ðoàn công ty).
Nợ TK 421 (4212) 140.000.000 (= 40% x 350.000.000)
Có TK 414 84.000.000 (= 60% x 140.000.000)
Có TK 418 7.000.000 (=5% x 140.000.000)
Có TK 353 49.000.000 (=35% x 140.000.000)

2.6.Kế toán nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản


Kế toán nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản phản ánh số hiện có và tình hình
tăng, giảm nguồn vốn đầu tƣ XDCB của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB của
doanh nghiệp đƣợc hình thành do Ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp.
Vốn đầu tƣ XDCB của đơn vị đƣợc dùng cho việc đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo,
mở trộng cơ sở sản xuất, kinh doanh và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công
tác đầu tƣ XDCB ở doanh nghiệp phải chấp hành và tôn trọng quy định về quản lý đầu
tƣ và xây dựng cơ bản hiện hành.
Mỗi khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản đƣợc bàn giao
đƣa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết
toán vốn đầu tƣ của từng công trình, hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tƣ
đƣợc duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn vốn đầu tƣ XDCB, ghi tăng nguồn vốn kinh
doanh.
Tài khoản sử dụng : TK 414 – Nguồn vốn đầu tƣ XDCB, kết cấu tài khoản nhƣ
sau :
Bên Nợ:

84
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Số vốn đầu tƣ XDCB giảm do:


- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng và
quyết toán vốn đầu tƣ đã đƣợc duyệt;
- Nộp lại số vốn đầu tƣ XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho nhà
nƣớc.
Bên Có:
Nguồn vốn đầu tƣ XDCB tăng do:
- Ngân sách Nhà nƣớc hoặc cấp trên cấp vốn đầu tƣ XDCB;
- Nhận vốn đầu tƣ XDCB do đƣợc tài trợ, viện trợ;
- Bổ sung từ quỹ đầu tƣ phát triển.
Số dƣ bên Có:
Số vốn đầu tƣ XDCB hiện có của doanh nghiệp chƣa sử dụng hoặc đã sử dụng
nhƣng công tác XDCB chƣa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhƣng quyết toán chƣa
đƣợc duyệt.
1. Nhận đƣợc vốn đầu tƣ XDCB bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 441- Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.
2. Nhận vốn đầu tƣ XDCB để trả các khoản vay ngắn hạn, vay nội bộ, vay đối tƣợng
khác, ghi:
Nợ các TK 311, 336, 338,. . .
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.
3. Bổ sung vốn đầu tƣ XDCB bằng quỹ đầu tƣ phát triển, ghi:
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển
Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB.
3. Khi công tác xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn đầu tƣ
XDCB hoàn thành, bàn giao đƣa vào sản xuất, kinh doanh:
- Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ do đầu tƣ XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành,
ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang.

85
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Khi quyết toán công trình hoàn thành đƣợc phê duyệt, kế toán ghi giảm nguồn
vốn đầu tƣ XDCB và ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi:
Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB
Có TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển.
4. Khi trả lại vốn đầu tƣ XDCB cho Ngân sách Nhà nƣớc, cho đơn vị cấp trên, ghi:
Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB
Có các TK 111, 112,. . .

2.7 Kế toán cổ phiếu quỹ


Kế toán cổ phiếu quỹ phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
của số phiếu do các công ty cổ phần mua lại trong số cổ phiếu do công ty đó đã phát
hành ra công chúng để sau đó sẽ tái phát hành lại (Gọi là cổ phiếu quỹ).

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và đƣợc mua lại bởi chính công
ty phát hành, nhƣng nó không vị huỷ bỏ và sẽ đƣợc tái phát hành trở lại trong khoảng
thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Các cổ phiếu quỹ do công ty
nắm giữ không đƣợc nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài
sản khi công ty giải thể. Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do
công ty nắm giữ đƣợc coi là cổ phiếu chƣa bán.

Nội dung phản ánh cổ phiếu quỹ cần tôn trọng quy định sau :

1. Giá trị cổ phiếu quỹ đƣợc phản ánh trên tài khoản này theo giá thực tế mua lại
bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, nhƣ
chi phí giao dịch, thông tin. . .

2. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, giá trị thực tế của cổ phiếu quỹ
đƣợc ghi giảm nguồn vốn kinh doanh trên Bảng CĐKT bằng cách ghi số âm (...).

3. Tài khoản này không phản ánh trị giá cổ phiếu mà công ty mua của các công
ty cổ phần khác vì mục đích nắm giữ đầu tƣ.

4. Trƣờng hợp công ty mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành nhằm mục
đích thu hồi cổ phiếu để huỷ bỏ vĩnh viễn ngay khi mua vào thì giá trị cổ phiếu mua
vào không đƣợc phản ánh vào tài khoản này mà ghi giảm trực tiếp vào vốn đầu tƣ của
chủ sở hữu và thặng dƣ vốn cổ phần (Xem hƣớng dẫn ở Tài khoản 411 - Nguồn vốn
kinh doanh).

86
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

5. Trị giá vốn của cổ phiếu quỹ khi tái phát hành, hoặc khi sử dụng để trả cổ tức,
thƣởng. . . đƣợc tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền.

Tài khoản sử dụng : TK 419 – Cổ phiếu quỹ, với kết cấu tài khoản nhƣ sau
Bên Nợ:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua vào.
Bên Có:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ đƣợc tái phát hành, chia cổ tức hoặc huỷ bỏ.
Số dƣ bên Có:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang do công ty nắm giữ.
Phƣơng pháp hạch toán

1. Kế toán mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành:

- Khi công ty đã hoàn thành các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính công ty
phát hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ động theo
giá thoả thuận mua, bán và nhận cổ phiếu về, ghi:

Nợ TK 419 - Cổ phiếu quỹ (giá mua lại cổ phiếu)

Có các TK 111, 112,. . .

- Trong quá trình mua lại cổ phiếu, khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến việc
mua lại cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 419 - Cổ phiếu quỹ

Có các TK 111, 112,. . .

2. Tái phát hành cổ phiếu quỹ:

- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)

Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái phát
hành cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu).

- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trƣờng với giá thấp hơn giá thực tế mua
vào cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)

87
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái phát
hành thấp hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu)

Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu).

3. Khi huỷ bỏ cố phiếu quỹ, ghi:

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111 - Mệnh giá của số cổ phiếu huỷ bỏ)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112 - Số chênh lệch giữa giá thực tế mua
lại cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu bị huỷ)

Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu).

4. Khi có quyết định của Hội đồng quản trị (Đã thông qua Đại hội cổ đông) chia cổ tức
bằng cổ phiếu quỹ:

- Trƣờng hợp giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu cao hơn
giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối (Theo giá phát hành cổ phiếu) hoặc

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá thực tế
mua lại cổ phiếu thấp hơn giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu).

- Trƣờng hợp giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp hơn
giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối (Theo giá phát hành cổ phiếu) hoặc

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá thực tế mua
vào cổ phiếu quỹ cao hơn giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu)

Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu).

2.8.Kế toán các quỹ của doanh nghiệp


2.8.1.Quỹ khen thƣởng phúc lợi
Quỹ khen thƣởng phúc lợi phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ khen
thƣởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. Quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi đƣợc trích từ
lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thƣởng,

88
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động.

Hạch toán Quỹ khen thƣởng phúc lợi cần tôn trọng các quy địnhm sau :

1. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi phải theo chính sách
tài chính hiện hành.

2. Quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi phải đƣợc hạch toán chi tiết theo từng loại
quỹ.

3. Đối với TSCĐ đầu tƣ, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào
sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng TSCĐ đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
và giảm quỹ phúc lợi.

4. Đối với TSCĐ đầu tƣ, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng cho
nhu cầu văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng TSCĐ và đồng thời đƣợc
kết chuyển từ Quỹ phúc lợi (TK 3532) sang Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (TK
3533). Những TSCĐ này hàng tháng không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí mà cuối
niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ một lần/một năm để ghi giảm Quỹ phúc lợi đã
hình thành TSCĐ.

Tài khoản sử dụng : TK 353 – Quỹ khen thƣởng phúc lợi :


Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3531 - Quỹ khen thưởng: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và
chi tiêu quỹ khen thƣởng của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3532 - Quỹ phúc lợi: Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập và chi
tiêu quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
- Tài khoản 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình
hình tăng, giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi;
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do
nhƣợng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ;
- Đầu tƣ, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu
văn hoá, phúc lợi;

89
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Cấp quỹ khen thƣởng, phúc lợi cho cấp dƣới hoặc nộp cấp trên.
Bên Có:
- Trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi từ lợi sau thuế TNDN;
- Quỹ khen thƣởng, phúc lợi đƣợc cấp trên cấp hoặc cấp dƣới nộp lên;
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tƣ mua sắm TSCĐ bằng quỹ
phúc lợi hoàn thành đƣa vào sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi.
Số dƣ bên Có:
Số quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi hiện còn của doanh nghiệp.
Phƣơng pháp hạch toán
1. Trong năm khi tạm trích quỹ khen thƣởng, phúc lợi, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3531, 3532).
2. Cuối năm, xác định quỹ khen thƣởng, phúc lợi đƣợc trích thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3531, 3532).
3. Tính tiền thƣởng phải trả cho công nhân viên và ngƣời lao động khác trong doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3531 - Quỹ khen thƣởng)
Có TK 334 - Phải trả ngƣời lao động.
4. Dùng quỹ phúc lợi để chi trợ cấp khó khăn, chi cho cán bộ công nhân viên và ngƣời
lao động nghỉ mát, chi cho phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng, ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3532 - Quỹ phúc lợi)
Có các TK 111, 112,. . .
5. Đối với doanh nghiệp kinh doanh nộp thuế GTGT tính theo phƣơng pháp khấu trừ
thuế, khi biếu, tặng sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT tính theo
phƣơng pháp khấu trừ đƣợc trang trải bằng quỹ khen thƣởng, phúc lợi, kế toán phản
ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá biếu, tặng theo giá bán chƣa có thuế GTGT,
ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế CTGT phải nộp (33311)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chƣa có thuế GTGT).
6. Trích nộp quỹ khen thƣởng, phúc lợi cho đơn vị cấp trên, ghi:

90
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nợ TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi


Có các TK 111, 112,. . .
7. Dùng quỹ phúc lợi ủng hộ các vùng thiên tai, hoả hoạn, chi từ thiện. . ., ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3532)
Có các TK 111, 112,. . .
8. Số quỹ khen thƣởng, phúc lợi do đơn vị cấp trên cấp xuống, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3531, 3532).
9. Khi đầu tƣ, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phúc lợi đƣa vào sử dụng cho mục
đích văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có các TK 111, 112, 214, 331,. . .
Đồng thời ghi:
Nợ TK 3532 - Quỹ phúc lợi
Có TK 3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.
10. Cuối niên độ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tƣ, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, sử
dụng phục vụ cho nhu cầu văn hoá, phúc lợi của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
11. Khi nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ đầu tƣ, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt
động văn hoá, phúc lợi:
a. Ghi giảm TSCĐ nhƣợng bán, thanh lý:
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
b. Phản ánh các khoản thu, chi nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ:
- Đối với các khoản chi, ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3532)
Có các TK 111, 112, 334,. . .
- Đối với các khoản thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3532)

91
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).

2.8.2.Quỹ dự phòng tài chính


Quỹ dự phòng tài chính phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, sử dụng
quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Quỹ dự phòng tài chính đƣợc trích lập từ lợi
nhuận sau thuế TNDN. Việc hạch toán tăng, giảm quỹ dự phòng tài chính phải theo
chính sách tài chính hiện hành.
Tài khoản sử dụng : TK 415 – Dự phòng tài chính, kết cấu :
Bên Nợ:
- Quỹ dự phòng tài chính nộp lên cấp trên;
- Quỹ dự phòng tài chính giảm khác.
Bên Có:
Quỹ dự phòng tài chính tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN hoặc do
cấp dƣới nộp lên.
Số dƣ bên Có:
Quỹ dự phòng tài chính hiện có của doanh nghiệp.
Phƣơng pháp hạch toán
1. Khi trích lập quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp,
ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính.
2. Quỹ dự phòng tài chính tăng do cấp dƣới nộp lên, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 136,. . .
Có TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính.
3. Quỹ dự phòng tài chính giảm do nộp lên cấp trên, ghi:
Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính
Có các TK 111, 112, 336,. . .

2.8.3.Quỹ đầu tƣ phát triển


Quỹ đầu tƣ phát triển phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tƣ
phát triển của doanh nghiệp.
Quỹ đầu tƣ phát triển đƣợc trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp và đƣợc sử dụng vào việc đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc
đầu tƣ chiều sâu của doanh nghiệp.

92
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Việc trích và sử dụng quỹ đầu tƣ phát triển phải theo chính sách tài chính hiện
hành đối với từng loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân,. . .
Tài khoản sử dụng : TK 414 – Quỹ đầu tƣ phát triển, kết cấu :
Bên Nợ:
- Quỹ dự phòng tài chính nộp lên cấp trên;
- Quỹ dự phòng tài chính giảm khác.
Bên Có:
Quỹ dự phòng tài chính tăng do trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN hoặc do
cấp dƣới nộp lên.
Số dƣ bên Có:
Quỹ dự phòng tài chính hiện có của doanh nghiệp.
Phƣơng pháp hạch toán
1. Trong kỳ, khi trích lập quỹ đầu tƣ phát triển từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển.
2. Cuối năm, xác định số quỹ đầu tƣ phát triển đƣợc trích, kế toán tính số đƣợc trích
thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển.
3. Khi dùng quỹ đầu tƣ phát triển để mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản đã hoàn thành
bàn giao đƣa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản (trƣờng hợp đầu tƣ XDCB)
Có các TK 111, 112,. . . (Trƣờng hợp mua sắm TSCĐ).
Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi giảm quỹ đầu tƣ phát triển:
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
4. Nhận quỹ đầu tƣ phát triển do cấp trên chuyển đến, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển

93
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

5. Trích quỹ đầu tƣ phát triển nộp lên đơn vị cấp trên theo quy định hoặc điều chuyển
đi đơn vị khác, ghi:
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tƣ phát triển
Có các TK 111, 112,. . .

2.8.4.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu


Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm
các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu, nhƣ quỹ thƣởng Ban điều hành công ty,. . .
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu đƣợc hình thành từ lợi nhuận sau thuế và
đƣợc sử dụng vào việc khen thƣởng hoặc các mục đích khác phục vụ công tác điều
hành của Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị.
Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính
sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp: Công ty Nhà nƣớc, công ty cổ
phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân,. . .
Tài khoản sử dụng : TK 418 – Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, kết cấu :
Bên Nợ:
Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của doang
nghiệp.
Bên Có:
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tăng do đƣợc trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
Số dƣ bên Có:
Số quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu hiện có.
Phƣơng pháp hạch toán
1. Trích lập quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chƣa phân phối
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
2. Trƣờng hợp đơn vị cấp dƣới đƣợc đơn vị cấp trên cấp quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu, đơn vị cấp dƣới ghi:
Nợ các TK 111, 112, 136,. . .
Có TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
3. Trƣờng hợp đơn vị cấp dƣới nộp đơn vị cấp trên để hình thành quỹ khác thuộc vốn
chủ sở hữu, ghi:

94
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu


Có các TK 111, 112, 336,. . .
4. Trƣờng hợp các đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định thƣởng cho Hội đồng
quản trị, Ban Giám đốc từ quỹ thƣởng Ban điều hành công ty, ghi:
Nợ TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK các TK 111, 112.
2.9. Nội dung tóm tắt chƣơng và ví dụ ứng dụng
TÓM TẮT :
1. Vốn chủ sở hữu : Là giá trị vốn của doanh nghiệp, đƣợc tính bằng số chênh lệch
giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả. Doanh nghiệp muốn hoạt
động đƣợc cần phải có một số vốn nhất định, cá nhoặc tổ chức nào bỏ vốn vào
doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động gọi là chủ sở hữu vốn và một doanh
nghiệp có thể có một hoăc nhiều chủ sở hữu vốn
2. Kế toán nguồn vốn kinh doanh : Trong giai đoạn đầu mới thành lập, tuỳ từng
loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn kinh doanh có thể bao gồm: Vốn do đƣợc
cấp từ ngân sách hoặc cấp trên cấp; Vốn do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi
mới thành lập doanh nghiệp nhƣ: vốn nhận từ cổ đông, các bên góp vốn, các thành
viên góp vốn…
3. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản : Chênh lệch đánh giá lại tài sản là
khoản chênh lệch giữa giá gốc đã ghi trên sổ kế toán với giá trị đƣợc xác định lại
của các loại tài sản trong doanh nghiệp.
4. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái : phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát
sinh trong hoạt động đầu tƣ XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động); chênh lệch tỷ giá
hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính
và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là
chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lƣợng ngoại
tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau
5. Kế toán lợi nhuận chƣa phân phối : Lợi nhuận kế toán thực hiện cả năm là kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận hoạt động khác.
6. Kế toán nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản : Vốn đầu tƣ XDCB của đơn vị
đƣợc dùng cho việc đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, mở trộng cơ sở sản xuất, kinh

95
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

doanh và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công tác đầu tƣ XDCB ở doanh
nghiệp phải chấp hành và tôn trọng quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng cơ bản
hiện hành.
7. Kế toán cổ phiếu quỹ : Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và đƣợc
mua lại bởi chính công ty phát hành, nhƣng nó không vị huỷ bỏ và sẽ đƣợc tái phát
hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Các cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ không đƣợc nhận cổ tức, không có quyền
bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải thể. Khi chia cổ tức cho các
cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do công ty nắm giữ đƣợc coi là cổ phiếu chƣa bán.
8. Kế toán quỹ khen thƣởng phúc lợi : phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm
quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp. Quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi
đƣợc trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác
khen thƣởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng,
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động.
9. Kế toán dự phòng tài chính : phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, sử dụng
quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Quỹ dự phòng tài chính đƣợc trích lập từ
lợi nhuận sau thuế TNDN. Việc hạch toán tăng, giảm quỹ dự phòng tài chính phải
theo chính sách tài chính hiện hành.
10. Kế toán quỹ đầu tƣ phát triển : Quỹ đầu tƣ phát triển đƣợc trích lập từ lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và đƣợc sử dụng vào việc đầu tƣ mở rộng
quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tƣ chiều sâu của doanh nghiệp. Việc trích và
sử dụng quỹ đầu tƣ phát triển phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng
loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân,. . .
11. Kế toán các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu : phản ánh số hiện có và tình hình tăng,
giảm các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu, nhƣ quỹ thƣởng Ban điều hành
công ty,. . .Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu đƣợc hình thành từ lợi nhuận sau
thuế và đƣợc sử dụng vào việc khen thƣởng hoặc các mục đích khác phục vụ công
tác điều hành của Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị.
Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách
tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp: Công ty Nhà nƣớc, công ty cổ
phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân,. . .

96
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

BÀI TẬP ỨNG DỤNG


Bài 1 : Công ty TNHH TMDV Sao Vàng có vốn điều lệ là 1,2 tỷ gồm gồm 1.200 cổ
phần, mỗi cổ phần trị giá 1triệu, trong đó T có 500cp, G có 400cp và M có 300cp.
Số dƣ ngày 31/12/N-1 : TK 4212(có) 177.600.000đ
Trong quy 1 năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ sau :
1. Theo quyết định của HĐQT, thu nhập sau thuế 177.600.000đ, đƣợc phân phối nhƣ
sau :
- Lẫp quỹ dự phòng tài chính bằng 5% lợi nhuận sau thuế
- Trích 6% tiền lãi cố định trên vốn góp trả cho các cổ đông
- Phần còn lại đƣợc phân phối nhƣ sau :
+ 60% để lập quỹ đầu tƣ phát triển
+ 10% lập quỹ khen thƣởng phúc lợi
+ 30% chia cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp
2. Chi tiền mặt để thanh toán lãi năm N-1 cho các thành viên
3. Nhận đƣợc thông báo thuế TNDN phải tạm nộp cho quý 1 năm N là 26.000.000đ,
Công ty đã chi tiền mặt tạm nộp thuế TNDN quý 1.
4. Ngày 31/03 kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, giá vốn 70 triệu, chi phí bán
hàng 16 triệu, chi phí QLDN 23 triệu, chi phí tài chính 4 triệu, chi phí khác 1 triệu,
doanh thu thuần 150 triệu, doanh thu hoạt động tài chính 5,3 triệu, thu nhập khác 2
triệu.
Yêu cầu : Thực hiện các bút toán nhật ký và ghi sổ cái các nghiệp vụ phát sinh
trên
Bài 2 : Tại Cty Sao Vàng có tình hình sau (đvt đồng) :
Số dƣ ngày 31/12/N-1 của TK 4212 : 200 triệu, TK 414 : 65 triệu, TK 3531 : 25,4
triệu, TK 3532 : 20 triệu, TK 3533 : 5 triệu,
Các nghiệp vụ phát sinh quý 1 N :
1. Tình hình phân phối lãi năm N-1 : lãi sau thuế năm N-1 : 200 triệu, chia lãi cho chủ
sở hữu 50%, quỹ đầu tƣ 30%, quỹ phúc lợi 10%, quỹ khen thƣởng 10%.
2. Quyết định khen thƣởng cho CBNCV
- Thƣởng lƣơng tháng thứ 13 60 triệu (trong đó CN trực tiếp sản xuất sản phẩm
40 triệu, nhân viên bán hàng 5 triệu, nhân viên QLDN 15 triệu

97
Ch2: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Thƣởng do quỹ khen thƣởng đài thọ 12 triệu (CN TTSX 8 triệu, BNBH 1 triệu,
NV QLDN 3 triệu.
3. Chi tiền mặt trợ cấp khó khăn CNV 500.000đ
4. Cty đã chi tiền mặt khen thƣởng cho CNV
5. Tạm ứng cho nhân viên viên Nguyễn Tâm bằng tiề nmặt để dẫn đoàn đi nghỉ mát
20.000.000đ
6. Anh Nguyễn Tâm đã thanh toán số tiền tạm ứng theo chứng từ thực chi
17.000.000đ, thuế GTGT 10%, số tiền thừa nộp lại quỹ, do quỹ phúc lợi đài thọ.
7. Chi tiền mua vé ủng hộ chƣơng trình do quỹ phúc lợi đài thọ 300.000đ
8. Mua sắm TSCĐHH do quỹ phúc lợi đài thọ 10.000.000đ, thuế GTGT 10%, thanh
toán bằng TM.
9. Bán TSCĐ đang dùng hoạt động phúc lợi, nguyên giá 12.000.000đ, hao mòn
7.000.000đ, giá bán 4.000.000đ, thuế GTGT 10% thu bằng TM. Chi phí vận
chuyển chi tiền mặt 200.000đ.
10. Mua TSCĐ dùng SXKD giá mua 90.000.000đ, thuế GTGT 10%, chƣa thanh toán.
Tài sản này đƣợc đầu tƣ mua sắm từ NVKD 50%, quỹ đầu tƣ 50%.
11. Kết chuyển hoạt động kinh doanh năm N 180.000.000đ
12. Tạm trích quỹ khen thƣởng năm N để khen thƣởng CBCNV 4.000.000đ. Cty SV
chi tiền mặt thanh toán khen thƣởng 4.000.000đ.
Yêu cầu : Thực hiện bút toán nhật ký và ghi sổ cái các nghiệp vụ phát sinh trên.

98

You might also like