Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Ngược đãi cảm xúc thời thơ ấu (Childhood Emotional Abuse)

ảnh hưởng như thế nào lên não bộ?

Bị bỏ bê và ngược đãi tinh thần thời thơ ấu có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn trong quá
trình phát triển của não bộ. Những thay đổi trong cấu trúc của não bộ đủ nghiêm trọng để gây ra
những vấn đề tâm lý và cảm xúc trong thời kỳ trưởng thành, như các rối loạn tâm lý và lạm
dụng chất.

Childhood emotional abuse and neglect can result in permanent changes to the developing
human brain. These changes in brain structure appear to be significant enough to potentially
cause psychological and emotional problems in adulthood, such as psychological disorders and
substance misuse.

Nguồn: EndCAN
Có khoảng 14% người Mỹ ghi nhận từng bị bỏ bê hoặc ngược đãi tinh thần trong thời thơ ấu.
Ngược đãi tinh thần có thể bao gồm:

Around 14% of Americans report experiencing emotional abuse or neglect during their
childhood.1 Emotional abuse can include:
– Sỉ nhục, đặt biệt danh, hoặc chửi thề trẻ. Insulting, name-calling, or swearing at a child
– Đe dọa tấn công cơ thể trẻ. Threatening to physically harm the child
– Dọa nạt hoặc khiến trẻ sợ hãi. Terrorizing or otherwise making the child feel afraid
Bỏ bê tinh thần là không thể đáp ứng những nhu cầu cảm xúc của trẻ. Có thể bao gồm:

Emotional neglect involves failing to meet a child’s emotional needs. This can include failing
to:
– Không tin tưởng trẻ. Believe in the child
– Không tạo ra mối gắn kết bền chặt trong gia đình. Create a close-knit family
– Không khiến trẻ cảm thấy mình đặc biệt hoặc quan trọng. Make the child feel special or
important
– Không cung cấp hỗ trợ. Provide support
– Không muốn trẻ thành công. Want the child to be successful
Ngược đãi làm thay đổi não bộ như thế nào. How Abuse Alters Brain Structure
Khi trẻ lớn lên, não bộ của chúng trải qua một số giai đoạn phát triển nhanh. Những trải nghiệm
tiêu cực có thể làm gián đoạn những giai đoạn này, đưa đến những thay đổi trong não bộ về sau.

As children grow, their brains undergo periods of rapid development. Negative experiences can
disrupt those developmental periods, leading to changes in the brain later on.
Nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm này và cho rằng thời điểm và thời lượng của tình trạng lạm
dụng thời thơ ấu có thể tác động lên cách nó ảnh hưởng lên khoảng thời gian sau này. Chẳng
hạn, lạm dụng xuất hiện sớm, tiếp diễn trong thời gian dài có thể đưa đến những hệ quả cực kỳ
tiêu cực.

Research supports this idea and suggests that the timing and duration of childhood abuse can
impact the way it affects those children later in life. Abuse that occurs early in childhood for a
prolonged period of time, for example, can lead to particularly negative outcomes.2
TS. Martin Yeiher và cộng sự tại Bệnh viện McLean, Trường Y khoa, Đại học Harvard và Đại
học Northeastern đã nghiên cứu mối quan hệ giữa việc bị lạm dụng và cấu trúc não bằng cách
sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm xác định những thay đổi đo lường được
trong cấu trúc não bộ ở thanh niên đã từng bị bỏ bê hoặc lạm dụng thời thơ ấu.

Dr. Martin Teicher and his colleagues at McLean Hospital, Harvard Medical School, and
Northeastern University studied this relationship between abuse and brain structure by using
magnetic resonance imaging (MRI) technology to identify measured changes in brain structure
among young adults who had experienced childhood abuse or neglect.3
Họ phát hiện ra nhiều khác biệt rõ ràng trong chín vùng của não bộ giữa người đã từng có sang
chấn thời thơ ấu và những người chưa từng. Những thay đổi rõ ràng nhất là nằm ở những vùng
có chức năng giúp cân bằng cảm xúc và ham muốn, cũng như tự nhận thức. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng những người đã từng bị bỏ bê bị ngược đãi thời thơ ấu thực sự có nguy cơ hình thành
các vấn đề sức khỏe tâm thần lớn hơn sau này.
They found clear differences in nine brain regions between those who had experienced
childhood trauma and those who had not. The most obvious changes were in the brain regions
that help balance emotions and impulses, as well as self-aware thinking. The study’s results
indicate that people who have been through childhood abuse or neglect do have an increased
risk of developing mental health issues later on.
Bị ngược đãi thời thơ ấu cũng được chứng minh là làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn trầm
cảm, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, các rối loạn nhân cách, rối loạn căng thẳng sau sang chấn
(PTSD) và chứng loạn thần. Trải nghiệm này cũng có thể chuyển tiếp thành một nguy cơ lạm
dụng các chất ma túy, là kết quả của những thay đổi trong não bộ có liên quan tới khả năng ra
quyết định và kiểm soát ham muốn.

Childhood maltreatment has also been shown to increase the risk of anxiety disorders, bipolar
disorder, major depression, personality disorders, post-traumatic stress disorder (PTSD), and
psychosis.3 The experience may also translate into a higher risk of substance misuse as a result
of changes in their brain associated with impulse control and decision-making.

Nguồn: Kids Helpline


Tác động lên cấu trúc não. Effects on Brain Structure
Bị bỏ bê và lạm dụng thời thơ ấu có thể có nhiều tác động tiêu cực lên quá trình phát triển của
não bộ. Một số bao gồm:

Childhood abuse and neglect can have several negative effects on how the brain develops. Some
of these are:4
– Làm giảm kích thước của thể chai, kết cấu giúp thống nhất chức năng của vỏ não – vận động,
giác quan, và khả năng nhận thức – giữa các bán cầu não.

Decreased size of the corpus callosum, which integrates cortical functioning—motor, sensory,
and cognitive performances—between the hemispheres
– Làm giảm kích thước đồi hải mã, nhóm cơ quan đóng nhiệm vụ quan trọng trong ghi nhớ và
học tập. Decreased size of the hippocampus, which is important in learning and memory
– Rối loạn chức năng nhiều cấp độ ở trục ba cơ quan vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng
thận (HPA), nhóm cơ quan điều tiết phản ứng căng thẳng. Dysfunction at different levels of the
hypothalamic-pituitary-adrenal (HPA) axis, which is involved in the stress response
– Lượng vỏ não trước trán ít đi, gây ảnh hưởng lên hành vi, cân bằng cảm xúc và nhận
thức. Less volume in the prefrontal cortex, which affects behavior, emotional balance, and
perception
– Hoạt động tăng quá mức ở hạch hạnh nhân, cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và xác
định phản ứng với các sự kiện tiềm ẩn gây căng thẳng hoặc nguy hiểm. Overactivity in the
amygdala, which is responsible for processing emotions and determining reactions to
potentially stressful or dangerous situations
– Giảm thể tích tiểu não, có thể ảnh hưởng lên kỹ năng vận động và phối hợp chuyển động cơ
thể. Reduced volume of the cerebellum, which can affect motor skills and coordination
Tác động lên hành vi, cảm xúc và chứng năng xã hội. Effects on Behavior, Emotions, and
Social Function
Vì bị ngược đãi, bỏ bê và sang chấn thời thơ ấu làm thay đổi cấu trúc và chức năng hóa học của
não hộ, nên nó còn ảnh hưởng lên cách trẻ hành xử, điều tiết cảm xúc và vận hành chức năng xã
hội. Những tác động có thể bao gồm:

Because childhood abuse, neglect, and trauma change brain structure and chemical function,
maltreatment can also affect the way children behave, regulate emotions, and function socially.
These potential effects include:
– Liên tục ở trạng thái cảnh giác và không thể thư giãn, dù ở trong tình huống nào đi nữa. Being
constantly on alert and unable to relax, no matter the situation
– Gần như lúc nào cũng thấy sợ hãi. Feeling fearful most or all of the time
– Gặp khó khăn khi tương tác xã hội. Finding social situations more challenging
– Học kém. Learning deficits
Nguồn: Spectrum | Autism Research News
– Không đạt được những cột mốc phát triển theo thời
điểm. Not hitting developmental milestones in a
timely fashion
– Có khuynh hướng xuất hiện một bệnh lý tâm
thần. A tendency to develop a mental health
condition
– Khả năng xử lý phản hồi tích cực kém. A weakened ability to process positive feedback
Những tác động này có thể tiếp tục gây nhiều vấn đề trong thời trưởng thanh nếu không được xử
lý. Người trưởng thành từng bị ngược đãi thời thơ ấu có thể gặp khó khăn trong các mối quan hệ
với mọi người – hoặc họ có thể né tránh luôn các mối quan hệ này.

These effects can continue to cause issues in adulthood if they’re not addressed. Adults who
experienced maltreatment during childhood may have trouble with interpersonal relationships
—or they may avoid them altogether.1
Hệ quả này có thể liên quan đến học thuyết gắn bó, hoặc quan niệm cho rằng những mối quan
hệ thời thơ ấu với người chăm sóc ảnh hưởng lên cách chúng ta tương tác với mọi người sau
này. Bị ngược đãi cảm xúc và bị bỏ bê cản trở sự hình thành của gắn bó an toàn giữa một đứa
trẻ và người chăm sóc, điều này khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng lên cách chúng nhìn nhận bản
thân và mọi người.

This outcome could be related to attachment theory, or the idea that our early relationships with
caregivers influence the way we relate to people later on in life. Emotional abuse and neglect
don’t allow for a secure attachment to form between a child and caregiver, which causes
distress for the child and influences the way they see themselves and others.
Người trưởng thành trải qua thời thơ ấu bị ngược đãi hoặc bỏ bê có thể sẽ gặp phải: Adults who
went through childhood emotional abuse or neglect may also experience:1
– Rối loạn điều tiết cảm xúc. Emotional dysregulation
– Cảm thấy vô vọng. Feelings of hopelessness
– Lòng tự trọng thấp. Low self-esteem
– Có suy nghĩ tự động tiêu cực. Negative automatic thoughts
– Gặp vấn đề trong đối phó với tác nhân gây căng thẳng.Problems coping with stressors
Quá trình bị ngược đãi hoặc bỏ bê thời thơ ấu ảnh hưởng lên đời sống sau này còn tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như:

How childhood abuse or neglect affects children later in life depends on a variety of factors:
– Tần suất xuất hiện ngược đãi. How often the abuse occurred
– Độ tuổi của trẻ trong quá trình bị ngược đãi. The age the child was during the abuse
– Người ngược đãi là ai. Who the abuser was
– Trẻ có người lớn yêu thương và đáng tin cậy trong cuộc sống hay không. Whether or not the
child had a dependable, loving adult in their life
– Tình trạng ngược đãi kéo dài trong bao lâu. How long the abuse lasted
– Có can thiệp gì cho tình trạng ngược đãi không. If there were any interventions in the abuse
– Dạng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngược đãi. The kind and severity of the abuse
– Những yếu tố mang tính cá nhân khác. Other individual factors
Điều trị. Treatment
Qua điều trị, người bệnh có thể giải quyết được ảnh hưởng của tình trạng bị bỏ bê và ngược đãi
cảm xúc thời thơ ấu. Điều trị những ca bệnh này tập trung cao vào cá nhân vì tình trạng ngược
đãi có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và các phản ứng của từng người với nó có thể khác nhau.

Through treatment, it is possible to address the effects of childhood emotional abuse and
neglect. Treatment in these cases is highly individual since maltreatment can take many forms
and each person’s response to it may differ.
Bất kỳ hình thức điều trị nào cũng có thể bao gồm trị liệu và, tùy theo người bệnh có các bệnh
lý tâm thần nào khác không, có thể có cả thuốc điều trị. Một số hình thức trị liệu hiệu quả:

Any form of treatment would likely include therapy and, depending on whether or not any other
mental health conditions are present, may include medication as well. Some effective forms of
therapy are:5
– Trị liệu tiếp xúc: Trị liệu tiếp xúc là tương tác với một thứ gì đó gợi ra nỗi sợ đồng thời từ từ
học cách giữ bình tĩnh. Hình thức trị liệu này có thể giúp cải thiện kết nối thần kinh giữa một số
vùng trong não bộ.

Exposure therapy: Exposure therapy involves interacting with something that typically
provokes fear while slowly learning to remain calm. This form of therapy may improve neural
connections between several regions in the brain.
– Trị liệu gia đình: Trị liệu gia đình là một hình thức điều trị tâm lý nhằm cải thiện mối quan
hệ trong gia đình và tạo ra một môi trường tốt hơn, hỗ trợ hơn. Dạng điều trị này có thể giúp cải
thiện chức năng của trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận (trục HPA) và giúp phản ứng tốt
hơn với căng thẳng.

Family therapy: Family therapy is a psychological treatment intended to improve relationships


within the entire family and create a better, more supportive home environment. This type of
treatment may improve HPA axis functioning and lead to a healthier stress response.
– Can thiệp dựa trên chánh niệm: Trị liệu dựa trên chánh niệm tập trung vào giúp chủ thể ý
thức được những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, từ đó có thể hiểu rõ và điều tiết chúng.
Phương pháp này có thể giúp cải thiện sức bật tinh thần trước căng thẳng bằng cách hỗ trợ một
số vùng trong não bộ và cải thiện kết nối thần kinh.
Mindfulness-based approaches: Mindfulness-based therapy focuses on helping people develop
a sense of awareness of their thoughts and feelings so they can understand them and better
regulate them. These approaches may help improve resiliency against stress by benefiting
several brain regions and improving neural connections.
– Trị liệu nhận thức hành vi tập trung vào sang chấn (TF-CBT): TF-CBT tập trung giúp
chủ thể học kỹ năng ứng phó mới, tái cấu trúc những suy nghĩ tiêu cực và có hại, điều tiết tâm
trạng và vượt qua sang chấn bằng cách tường thuật sang chấn. Dạng trị liệu này có thể giúp
giảm hoạt động quá mức ở hạch hạnh nhân.

Trauma-focused cognitive behavioral therapy (TF-CBT): TF-CBT focuses on helping people


learn new coping skills, restructure negative or unhelpful thoughts, regulate their moods, and
overcome trauma by crafting a trauma narrative. This form of therapy may help reduce
overactivity in the amygdala.
Nguồn: Brain Blogger
Câu hỏi thường gặp. Frequently Asked
Questions
Định nghĩa ngược đãi thời thơ ấu? What is the
definition of childhood maltreatment?
Bị ngược đãi thời thơ ấu có thể là bất kỳ dạng
ngược đãi hoặc bỏ bê nào từ bố mẹ, người chăm
sóc hoặc người lớn khác đối với người từ 18 tuổi
trở xuống. Có thể bao gồm lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, ngược đãi cảm xúc và bỏ bê.

Childhood maltreatment is any type of abuse or neglect of a child younger than 18 by a parent,
caregiver, or another adult.6 It can include physical abuse, sexual abuse, emotional abuse, and
neglect.
Dấu hiệu của việc bị lạm dụng thời thơ ấu? What are the signs of child abuse?
Dấu hiệu bị lạm dụng thời thơ ấu có thể bao gồm cả triệu chứng thể chất như đau không rõ
nguyên do, bầm tím, thay đổi cân nặng, đau đầu, hoặc đau bụng. Các triệu chứng hành vi có thể
bao gồm hành vi hung hăng với bạn bè, co rụt khỏi xã hội, học hành kém, có hành vi tính dục
hóa, hoặc tự hại. Vệ sinh kém, vấn đề trong ăn uống, hoặc ăn mặc không phù hợp với thời tiết
có thể cũng nói lên tình trạng bị ngược đãi.

Signs of child abuse can include physical symptoms like unexplained pain, bruises, changes in
weight, headaches, or abdominal pain. Behavioral symptoms can include aggression toward
peers, social withdrawal, poor performance at school, sexualized behavior, or self-harm. Poor
hygiene, issues with eating, or being dressed inappropriately for the weather may also indicate
maltreatment.7
Nguồn.Sources
Taillieu TL, Brownridge DA, Sareen J, Afifi TO. Childhood emotional maltreatment and mental
disorders: Results from a nationally representative adult sample from the United States. Child
Abuse Negl. 2016;59:1-12. doi:10.1016/j.chiabu.2016.07.005
Lippard ETC, Nemeroff CB. The devastating clinical consequences of child abuse and neglect:
Increased disease vulnerability and poor treatment response in mood disorders. AJP.
2020;177(1):20-36. doi:10.1176/appi.ajp.2019.19010020
Teicher MH, Anderson CM, et al. Childhood maltreatment: Altered network centrality of
cingulate, precuneus, temporal pole and insula. Biol Psychiatry. 2014;76(4):297-305.
doi:10.1016/j.biopsych.2013.09.016
Department of Health and Human Services. Understanding the effects of maltreatment on brain
development. In: Child Welfare Information Gateway. Washington, DC; 2015.
Kirlic N, Cohen ZP, Singh MK. Is there an ace up our sleeve? A review of interventions and
strategies for addressing behavioral and neurobiological effects of adverse childhood
experiences in youth. Adv Res Sci. 2020;1(1):5-28. doi:10.1007/s42844-020-00001-x
Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Preventing child abuse & neglect.
Reviewed March 15, 2021.
Stanford Medicine. Signs & symptoms of abuse/neglect.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/childhood-abuse-changes-the-brain-2330401

You might also like