Tao Đây

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG

PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 14. GIỚI THIỆU VỀ HIỂN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Khái niệm, vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ
bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước,
địa vị pháp lí của con người và công dân.
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do
Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.
2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam :
- HP là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- HP có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.
- HP có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

BÀI 15: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
1. Nội dung của hiến pháp năm 2013 vể hình thức chính thể và chủ quyển, lãnh thổ của nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyến, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gổm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là
thiêng liêng, bất khả xầm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống
lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đếu bị nghiêm trị.
2. Nội dung của hiẽn pháp năm 2013 vẽ bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam
Hiến pháp 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ
chức và hoạt động trong khuân khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sảnViệt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội. Nhà nước Viện Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội là bộ phận của hệ
thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân đồng thời tham gia quản
lí nhà nước, quản lí xã hội.
3. Nội dung của hiển pháp năm 2013 về đường lối đối ngoại, quốc kì, quốc huy, quốc ca, quốc khánh
và thủ đô của nước cộng hoà xã hội chu nghĩa Việt Nam
Đường lối đổi ngoại của nước Cộng hoá chù xã hội chú nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 cùa
Hiến pháp năm 2013 Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quản đường lối đối
ngoại độc lập. tự chù, hoà binh, hữu nghị, hợp tác và phát triền; đa phương hoá. đa dạng hoá quan hệ, chù động
và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ, không can
thiệp vào cóng việc nội bộ của nhau, bình đằng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước
quốc tẻ ma Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tãc tin cậy và thành vién có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế vi lợi ích quốc gia, dàn tộc, góp phần váo sự nghiệp hoâ binh, độc lập dân tộc, dân chù
và tiến bộ xã hội trên thế giới.
BÀI 16: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.
1. Một số nội dung của Hiến pháp 2013 về quyền con người
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau:
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16)
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự. nhân
phẩm; (Điều 19)
- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20)
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình: Mọi
người cỏ quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21)
2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
a. Các quyền về chính trị, dân sự
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp
(Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật
định (Điều 23); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chi, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định
(Điều 25); quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi
trở lên (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà
nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28):quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân khi đủ 18 tuổi trở lên (Điều 29),...
b. Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội như: quyền bình đẳng
về kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 26); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); quyền học tập (Điều 39); quyền xác định dân tộc của mình. Sử
dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42).
c. Nghĩa vụ cơ bản của công dân
Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ học tập (Điều 39); nghĩa
vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bào vệ Tổ quốc, nghĩa
vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp
luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng
(Điều 46); nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47)

BÀI 17: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, GIÁO DỤC,
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế
Nội dung về kinh tế được PL quy định tại các Điều 50,51,52,53,54,55,56 của Hiến pháp năm 2013. Theo
đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo
pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và cá tài sản do nhà nước đầu tư, quản
lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài
nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nướcquản lý theo pháp luật. Ngân sách Nhà
nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý
và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, minh bạch, công khai, đúng pháp luật.
2. Nội dung của Hiến pháp 2013 về văn hóa, xã hội
Nội dung về văn hóa, xã hội được quy định tại Điều 57,58,59,60 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, HP
quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đố với các lĩnh vực của văn hóa, xã hội như: tạo việc làm
cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều
kiện xây dựng quân hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, chăm lo và phát triển sức khỏe của nhân dân,tạo bình
đẳng về cơ hội đê côg dân hưởng thụ phú lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, chăm lo xây dựng và phát
triển nền văn háo tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc, tiêp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
3. Nội dung Hiến pháp 2013 về giáo dục
Điều 61 HP năm 2013 quy định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước Việt Nam ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư cho
giáo dục, chăm lo phát triển giáo dục ở các cấp học, thực hiện phổ cập giáo dục và các chính sách về học bổng,
học phí hợp lý, ưu tiên phát triển giáo dục ở cá vùng có điều kiện khó khăn tạo điều miện để các nhóm yếu thế
tiếp cận với giáo dục.
4. Nội dung của Hiến pháp 2013 về khoa học, công nghệ
Điều 62 HP 2013 khẳng định: Phát triển khoa học công nghệ quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đát nước. Nhà nước ưu tiên khuyến khích tổ chức và cá nhân đầu tư
nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ;bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gai và dược hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khoa học và công
nghệ.
5. Nội dung của Hiến pháp 2013 về môi trường
Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu
quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống
thiên tai. ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử
dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên
nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội
ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước là:
A. Luật lao động. B. Luật dân sự. C. Luật an ninh quốc gia. D. Hiến pháp.
Câu 2: Ở nước ta, việc soạn thảo, thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến
pháp do cơ quan nào quy định?
A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân tối cao.
C. Quốc hội. D. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 3 : Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp năm:
A. 1983. B. 1993. C. 2003. D. 2013.
Câu 4: Theo quy định của Hiến pháp, quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm mấy bước?
A. 5 bước. B. 6 bước. C. 7 bước. D. 8 bước.
Câu 5: Hiến pháp 2013 quy định về chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao
gồm:
A. đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo. B. đất liền, vùng trời và vùng biển, dưới lòng đất.
C. đất liền, dưới lòng đất, và hải đảo, không gian. D. đất liền, vùng biển và hải đảo, không gian.
Câu 6: Hiến pháp 2013 có quy định những nội dung nào dưới đây vì đó là một trong những nội dung cơ bản,
quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của đất nước. Đồng thời, đây cũng là những nội dung thể hiện biểu tượng
của mỗi quốc gia trên thế giới.
A. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Quốc khánh. B. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô.
C. Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô. D. Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô.
Câu 7: Nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí nhân
dân; là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân là hình thức dân chủ:
A. đại diện. B. trực tiếp. C. tập trung. D. thống nhất.
Câu 8: Lần đầu tiên được tham gia bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, anh K rất
phấn khởi, tích cực và thực hiện nghiêm túc 6 bước trong quy trình bầu cử. Anh K được cùng mọi người trực
tiếp bỏ lá phiếu của mình để bầu ra những Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Việc này thể hiện hình thức
dân chủ:
A. Gián tiếp. B. trực tiếp. C. tập trung. D. thống nhất.
Câu 9: Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương do chính quyền xã tổ chức. Điều này cho thấy, ngoài việc không thực hiện nghĩa vụ của
mình đối với địa phương nói riêng và đất nước nói chung, anh A còn không sử dụng quyền gì của mình?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận, tự do cá nhân.
C. Quyền không bị phân biệt đối xử. D. Quyền được đối xử bình đẳng trong chính trị.
Câu 10: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các quyền gắn
liền với việc thực hiện hình thức dân chủ:
A. bình đẳng. B. phổ thông. C. trực tiếp. D. gián tiếp.
Câu 11: Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân.
Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị. B. Quyền tự do dân chủ, tự do chính trị.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
Câu 12: Ủy ban nhân dân xã A đồng ý cho công ty X đặt cơ sở sản xuất tại thôn B. Công ty thường xuyên hoạt
động vào ban đêm và gây ra những tiếng ồn lớn. Người dân đã viết đơn đề nghị chính quyền xã xem xét lại quy
định về thời gian sản xuất của công ty X được ghi trong quyết định cấp phép của mình. Việc làm của người dân
thôn B là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền tố cáo. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 13: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân
phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây
đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông K. B. Người dân xã X và ông K.
C. Chủ tịch và người dân xã X. D. Kế toán M, ông K và người dân xã X.
Câu 14: Trong lúc dọn dẹp vệ sinh ven đường, cô T phát hiện bé sơ sinh bị bỏ rơi, cô đã đưa em đến bệnh viện
kiểm tra sức khỏe và tiến hành làm các thủ tục nhân nuôi theo quy định của pháp luật. Nếu không có cô, rất có
thể sức khỏe và tính mạng của em bé sẽ không được đảm bảo. Vậy, cô T đã đảm bảo quyền gì cho em bé?
A. Quyền sống, được chăm sóc sức khỏe. B. Quyền có nơi ở hợp pháp.
C. Quyền không bị phân biệt đối xử. D. Quyền được nuôi dưỡng.
Câu 15: Dịch bệnh Covid-19 đã gây nên hậu quả nghiêm trọng cho đời sống nhân dân Việt Nam, cuộc sống của
người lao động trở nên vô cùng khốn khó. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh các chính sách
nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giúp dân giải quyết phần nào khó khăn trước mắt. Vậy Đảng và Nhà
nước đã thực hiện quyền gì cho người dân?
A. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội. B. Quyền được làm việc, lựa chọn việc làm.
C. Quyền được bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế. D. Quyền được bình đẳng trong lĩnh vực xã hội.
Câu 16: Xét về mặt cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bao gồm cơ
quan, tổ chức nào dưới đây ?
A. Quốc hội. B. Chủ tịch nước.
C. Chính phủ. D. Bí thư đoàn thanh niên.
Câu 17: Một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước là
A. Công bố Hiến pháp và luật, pháp lệnh. B. Công bố thông tư liên tịch, hướng dẫn.
C. Bổ nhiệm các ủy ban của Quốc hội. D. Miễn nhiệm các ủy ban Quốc hội.
Câu 18: Anh A và chị K có hợp đồng mua bán rau, củ, quả. Trong quá trình kí kết, anh A muốn giảm giá trị trên
hợp đồng để tránh một phần thuế nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, chị K không đồng ý vì cho rằng nộp thuế là nghĩa
vụ khi thực hiện quyền kinh doanh được Hiến pháp quy định. Chị K bày tỏ điều này và được anh A đồng tình. Cả
hai ký kết hợp đồng đúng giá trị và nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Theo em, anh A và chị K đã thực hiện nghĩa
vụ gì đối với Nhà nước?
A. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
C. Nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định. D. Nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Câu 19: Nội dung về kinh tế được quy định tại các Điều từ 50 đến 56 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nền
kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường
A. định hướng xã hội chủ nghĩa. B. theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. coi trọng phát triển nông nghiệp. D. gắn với hội nhập quốc tế.
Câu 20: Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế khẳng định nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của nước
ta là gì?
A. Đất đai. B. Vùng trời. C. Sông, hồ. D. Biển đảo.
Câu 21: Nhà nước đảm bảo thực hiện chính sách ưu đãi người có công, có chính sách trợ giúp người cao tuổi,
người khuyết tật. Nội dung này của Hiến pháp năm 2013 đề cập đến lĩnh vực nào?
A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện cụ thể của Hiến pháp 2013 về giáo dục?
A. Thực hiện chính sách về học bổng, học phí hợp lí. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục ở các khu đô thị lớn.
C. Có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học. D. Thực hiện phổ cập giáo dục đại học cho dân.
Câu 24: Xác định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay sau Cách mạng tháng 8, trong phiên họp đầu tiên
của Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp tiêu diệt giặc dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách
của chính quyền. Để giải quyết vấn đề trên thì cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của lĩnh vực nào dưới đây?
A. Giáo dục. B. Văn hóa. C. Xã hội. D. Kinh tế.
Câu 25. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị
hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành là:
A. lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. lập pháp, lập hiến, tư pháp.
C. lập pháp, hành pháp, cơ quan ngang bộ. D. Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
Câu 26. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào sau đây là cơ quan đại biểu
của nhân dân?
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.
C. Quốc hội và Chính phủ. D. Quốc hội và Mặt trận tổ quốc.
Câu 27. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 28. Tòa án nhân dân giữ vai trò gì trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. B. Cơ quan lập pháp, thực hiện quyền xét xử.
C. Cơ quan tư pháp, thực hiện quyền công tố. D. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền hành pháp.
Câu 29. Nền văn hoá mà nước ta xây dựng là nền văn hoá
A. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. B. có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
C. mang bản sắc dân tộc. D. có tính chất tiên tiến.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai về nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về văn hóa?
A. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Văn hóa Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
C. Mọi công dân đều bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ văn hóa.
D. Nền văn hóa Việt Nam từng bước xóa bỏ giá trị truyền thống dân tộc.

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3


Nhà máy xi măng X đặt tại tỉnh E đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm. Thời gian gần đây, chính quyền tỉnh
E nhận được nhiều đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy thải khói bụi gây ảnh hưởng xấu cho môi trường
và sức khoẻ của người dân. Sau khi nhận được đơn phản ánh của người dân trong khu vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh
đã chuyển vụ việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra và kết luận: Hệ thống xử lí khí thải của
nhà máy không đạt tiêu chuẩn theo quy định; nhà máy không tuân thủ yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã phê duyệt. Căn cứ vào quy định của pháp luật, cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt và yêu cầu nhà
máy tạm ngừng sản xuất để khắc phục những tồn tại cũng như xem xét trách nhiệm bồi thường cho người dân bị
ảnh hưởng.
Câu 1. Xét về chức năng và nhiệm vụ, việc Uỷ ban nhân dân tỉnh chuyển vụ việc cho Sở Tài nguyên và Môi
trường tiến hành thanh tra và kết luận là thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Tư pháp. B. Lập pháp. C. Hành pháp. D. Giám sát
Câu 2: Việc người dân gửi đơn phản ánh cho chính quyền tỉnh E đã thể hiện quyền cơ bản nào của công dân?
A. Khiếu nại. B. Tố cáo.
C. Giám sát D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Câu 3. Việc cơ quan chức năng tiến hành xử phạt và yêu cầu nhà máy tạm ngừng sản xuất để khắc phục những
tồn tại cũng như xem xét trách nhiệm bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng thể hiện nội dung của Hiến pháp
2013 về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Môi trường. D. Văn hóa, xã hội

Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 4, 5, 6


Xuyên suốt và quan trọng nhất trong Hiến pháp 2013 là quy định về bản chất của chế độ ta. Hiến pháp
2013 đã xác định rõ chế độ chính trị của Nhà nước ta hiện nay là “một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm cả đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” và là “Nhà nước pháp quyền XHCN
của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” (Điều 1 và Điều 2). Những quy định này thực chất là tuyên bố với
toàn thế giới về bản chất XHCN của Nhà nước ta trong tương quan với các nhà nước khác trong cộng đồng quốc
tế. Đây là cơ sở quan trọng nhất để chúng ta hoạch định chính sách đối ngoại, đồng thời triển khai quan hệ đối
ngoại với các nước bạn bè, đối tác trong cộng đồng quốc tế.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về chế độ chính trị?
A. Chính thể nhà nước. B. Vấn đề lãnh thổ. C. Kinh tế đối ngoại. D. Chính sách đối ngoại.
Câu 5: Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì
Nhân dân. Quy định này gắn liền với nguyên tắc nào dưới đây trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. Nguyên tắc thống nhất.
C. Nguyên tắc pháp chế. D. Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân.
Câu 6: Điều 1 và điều 2 nêu trên mang tính tuyên ngôn, thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp 2013?
A. Là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định.
C. Có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.
D. Mang bản chất giai cấp công nhân.

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 7, 8:


Ông X nhận tiền của H để vận chuyển sừng tê giác về bán. Trên đường vận chuyển thì bị anh T kiểm lâm
huyện bắt giữ. Vì giá trị số hàng quá lớn nên H đòi ông X trả lại tiền nhưng ông X khất lần không trả. Bà Y vợ
ông H đã thuê K đến đe dọa anh T đòi trả lại số hàng.
Câu 7. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật?
A. Ông X và H. B. Ông X, H, K và bà Y C. Ông X và K. D. Anh T, K và bà Y
Câu 8. Việc ông X và anh H làm đã không tuân thủ Hiến pháp 2013 về
A. môi trường. B. văn hóa, xã hội C. kinh tế. D. chính trị

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI


Thông tin 1: Đêm 31/12/2023, rạng sáng 01/01/2024, Đội cảnh sát giao thông số 6 Công an Hà Nội phối hợp với
Công an quận Nam Từ Liêm kiểm soát nồng độ cồn đối với tài xế. Kết quả, hàng chục tài xế có nồng độ cồn bị
xử lý. Trong đó, một số tài xế có nồng độ cồn ở mức cao, vượt mức xử lý kịch khung theo quy định tại nghị định
100. Đáng chú ý, khi gần kết thúc ca kiểm soát, tài xế N.N.D. liên tục lớn tiếng ở chốt kiểm soát và nhất quyết
không thổi kiểm tra nồng độ cồn. Sau khi được cảnh sát khuyên bảo và giải thích các quy định, nam tài xế đã
nhận sai và chấp nhận ký biên bản với mức nồng độ cồn 0,645mg/l khí thở. Với vi phạm này, anh N.N.D. bị xử
phạt 35 triệu đồng, tước bằng lái 23 tháng và tạm giữ ô tô 7 ngày.
Câu 1. Hành vi uống rượu bia khi đã lái xe là hành vi không thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp
luật.
Câu 2. Anh N.N.D. bị xử phạt 35 triệu đồng, tước bằng lái 23 tháng và tạm giữ ô tô 7 ngày là biểu hiện công dân
bình đẳng trước pháp luật.
Câu 3. Việc triển khai thực hiện nghiêm minh, chặt chẽ các quy định của Nghị định 100 thể hiện chức năng lập
pháp của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Câu 4. Kết quả thực hiện nghị định 100 góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự góp phần
thực hiện tốt các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013

Thông tin 2: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 14/01/2024
về việc chăm lo đời số ng, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và người lao động trong dịp Tết Nguyên đán
Giáp Thìn năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo; các ngành thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu
quả để chăm lo đời số ng, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, người lao động, đặc biệt trong dịp Tết nguyên
đán Giáp Thìn 2024 của dân tộc, bảo đảm mọi người dân, người lao động đều có Tết, đón Tết vui tươi, lành mạnh,
tiết kiệm, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Câu 5. Tổng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là bộ phận cấu thành Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Câu 6. Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 14/1/2024 về việc chăm lo đời số ng, bảo đảm an sinh xã hội cho người
dân và người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 là hoạt động cá biệt không gắn liền với
chức năng của Chính phủ.
Câu 7. Chăm lo tết cho người dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thể hiện nguyên tắc vì nhân dân trong
tổ chức và hoạt động của Hệ thống chính trị.
Câu 8. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc
Trung ương và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều là các bộ phậm cấu thành Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thông tin 3: Sáng 02/02, Tòa án nhân dân TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thị T và Trần
Xuân Đ. Sau gần một buổi xét xử, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã trình bày phần luận tội và đề
nghị mức án các bị cáo. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị bị cáo Trần Thị T từ 6 – 9 tháng tù về tội “Gây rối trật
tự công cộng”; bị cáo Trần Xuân Đ bị đề nghị mức án từ 12-21 tháng tù về hai tội “Gây rối trật tự công cộng” và
“Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Đại diện Viện kiểm sát nhận định, hành vi của bị cáo T và Đ là nguy
hiểm cho xã hội, phạm tội có tổ chức. Trong đó, bị cáo T là người lôi kéo, rủ rê và phân công nhiệm vụ. Đ là
người giúp sức cho T tìm kiếm địa điểm và cùng thực hiện hành vi lái xe nguy hiểm. Theo đó, Hội đồng xét xử
tuyên bị cáo Trần Thị T với mức 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 2 năm. Đồng thời, tuyên
bố trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa.
Câu 9. Viện Kiểm sát nhân dân đã thực hiện nhiệm vụ xét xử và trực tiếp tuyên án đối với bị cáo là thực hiện
đúng chức năng và nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 10. Viện kiểm sát tiến nhân dân và Tòa án nhân dân thuộc cơ quan Hành pháp của bộ máy nhà nước.
Câu 11. Việc xét xử nghiêm minh mọi cá nhân vi phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ là thể hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.
Câu 12. Căn cứ vào quy định của pháp luật cũng như nhân thân, tính chất và hậu quả vi phạm, tòa án cho bị cáo
được hưởng án treo là phù hợp Hiến pháp 2013 về quyền con người.

Thông tin 4: Trong cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận: Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị – xã hội. Cả ba bộ phận đó đều có chung mục tiêu là đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ
nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tất cả mọi hoạt
động của các thành viên của hệ thống chính trị đều nhằm đạt được mục tiêu đó. Hệ thống chính trị ở Việt Nam
bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với
nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới
sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 13. Tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị thể hiện ở mục tiêu đấu tranh giữ
vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Câu 14. Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên của Bộ máy nhà nước là phù hợp với quy định của Hiến pháp
2013.
Câu 15. Một trong những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nguyên tắc tập trung dân chủ.

----------- HẾT ----------

You might also like