08. Miễn Dịch ở Người - Động Vật

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

SINH HỌC 4.

0 - Thầy Nguyễn Duy Khánh


SĐT: 0988222106
Facebook: Nguyễn Duy Khánh (Buff)
SINH HỌC 11

Bài 12. MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT & NGƯỜI

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI


- Nguyên nhân bên trong: các yếu tố di truyền, tuổi tác
- Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân vật lí, hóa học, sinh học,...
II. KHÁI QUÁT VỀ MIỄN DỊCH
- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Thành phần: da, niêm mạc, kháng thể, interferon, dịch nhầy,.....
- Miễn dịch gồm: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu
III. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU & MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU

Miễn dịch đặc hiệu


Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch thể dịch Miễn dịch tế bào
Sẵn có, không cần tiếp xúc Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng
Tính đặc hiệu
trước với kháng nguyên nguyên cụ thể
- Tế bào trình diện
- Da, niêm mạc. - Tế bào trình diện
Nhân tố - Tế bào T hỗ trợ
- Dịch tiết cơ thể. - Tế bào T hỗ trợ
tham gia - Tế bào B, tế bào B nhớ.
- Các tế bào thực bào,... - Tế bào T độc, T độc nhớ
- Tương bào (TB plasma)
- Ngăn chặn, hạn chế Kháng thể khớp với kháng Tế bào T độc tiết chất độc
Cơ chế bảo vệ
- Thực bào vi khuẩn, virus. nguyên tiêu diệt mầm bệnh là tan tế bào nhiễm
Các đáp ứng - Viêm, sốt, thực bào - Đáp ứng nguyên phát (7 – 10 ngày): tiếp xúc lần đầu
miễn dịch - Tạo protein kháng khuẩn - Đáp ứng thứ phát (2 – 3 ngày): tiếp xúc lần sau.
Thể dịch (máu, sữa, dịch
Phạm vi bảo vệ Khắp cơ thể Tế bào nhiễm
bạch huyết)
Khả năng nhớ Không Có Có
Tốc độ Nhanh Chậm Chậm
Hiệu quả Không cao Cao Cao

- Kháng nguyên: là những chất lạ khi xâm nhập vào trong cơ thể gây ra các các đáp ứng miễn dịch.
- Kháng thế: là chất do hệ miễn dịch sản sinh ra đáp ứng với kháng nguyên, kháng thể có tính “đặc hiệu”
với kháng nguyên sinh ra nó.
IV. CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH CỦA HỆ MIỄN DỊCH
1. Hiện tượng “dị ứng”
- Dị ứng: là hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức với một kháng nguyên
nhất định, gọi là dị nguyên
- Một số dị nguyên phổ biến: kháng sinh, phấn hoa, lông, nọc ong, hải sản,.....
- Chất gây ra dị ứng: histamine do dưỡng bào tiết ra.
- Sốc phản vệ: histamine giải phóng trên diện rộng gây nguy hiểm tính mạng.
2. Các bệnh làm “phá vỡ” hệ miễn dịch
a. Hiện tượng “tự miễn”

Trang 1
- Bệnh tự miễn: là hiện tượng hệ miễn dịch bị rối loạn, mất khả năng phân biệt kháng nguyên ngoại lại
với tế bào, cơ quan của cơ thể dẫn đến các phản ứng chống lại chính các các tế bào cơ quan của cơ thể.
- VD: + Bệnh Lupus ban đỏ: protein histone bị phá hủy, phá hủy DNA
+ Tiểu đường type I: các tế bào T tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin tuyến tụy
+ Viêm Khớp: Kháng nguyên VK lậu làm hệ miễn dich nhầm với các phân tử do tế bào khớp tiết ra.
+ Bệnh basedow: hệ miễn dịch tấn công các tế bào tuyến giáp làm giải phóng quá nhiều hormone.
b. Hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải (AIDS)
- Do virus HIV tấn công và phá hủy các tế bào T hỗ trợ làm cho hoạt động nhận diện
kháng nguyên và khả năng tạo miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho các “bệnh cơ hội”
- Hiện nay, chưa sản xuất được vaccine và thuốc tiêu diệt HIV.
c. Bệnh ung thư với hệ miễn dịch
- Bệnh ung thư: do một nhóm tế bào phân chia liên tục, không kiểm soát được tạo
thành khối u.
- Các tế bào ung thư có thể theo máu “di căn” đến tủy xương, làm hạn chế sản sinh tế
bào máu và bạch cầu làm giảm khả năng miễn dịch.
V. VAI TRÒ CỦA VACCINE
- Vaccine: là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên (gene, RNA, protein
của vi khuẩn, virus) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh (vi khuẩn, virus
đã chết hoặc bị làm yếu đi).
- Tác dụng: tạo miễn dịch chủ động, tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
- Tiêm chủng trên diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng bệnh, đại dịch. Miễn dịch cộng
đồng xảy ra khi có khoảng 70 – 80% dân số được tiêm chủng giúp ngăn ngừa bệnh bùng phát thành dịch.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nội dung 1. Nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật (1 – 11)
Câu 1. Bệnh là
A. những tổn thương về cấu trúc và chức năng của các bào quan bên trong cơ thể.
B. những sự thay đổi về cấu trúc và hình dạng của các bộ phận phần mềm trên cơ thể.
C. những sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng của các bộ phận trên cơ thể.
D. những tổn thương về mặt chức năng của hệ miễn dịch trên cơ thể
Câu 2. Dựa trên khả năng lây truyền, bệnh được chia thành
A. bệnh ngoài da và bệnh rối loạn cân bằng.
B. bệnh di truyền và bệnh không di truyền.
C. bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.
D. bệnh có triệu chứng và bệnh không triệu chứng.
Câu 3. Các nguyên nhân gây bệnh sau đây là bên trong hay bên ngoài gây bệnh cho người và động vật.
Nguyên nhân Nguyên nhân
STT Nguyên nhân
bên ngoài bên trong
Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh,
1
âm thanh lớn, độ ẩm cao,....
Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm,
2
măng, tetrodoxin trong cá nóc,…
Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán, tiếp xúc
3
với động vật bị nhiễm bệnh
Ô nhiễm môi trường không khí, nước hoặc làm việc ở
5
những môi trường có nhiều chất độc hại

Trang 2
Nguyên nhân Nguyên nhân
STT Nguyên nhân
bên ngoài bên trong
Các đột biến gene phát sinh trong quá trình thực hiện các
6
hoạt động sống.
Các rối loạn về gene, nhiễm sắc thể được di truyền lại trong
7
quá trình sinh sản.
Chế độ ăn uống và nghĩ ngơi không hợp lí, lối sống không
8
lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia – thuốc lá.
Câu 4. Bệnh nào sau đây gây ra do yếu tố di truyền?
Bệnh bạch tạng Bệnh cúm. Bệnh tim bẩm sinh. Béo phì
Bệnh mù màu Bệnh trầm cảm Sốt rét Bệnh PKU
Câu 5. Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan?
Bệnh lao Bệnh cúm. Bệnh dại. Nhức đầu
Bệnh mù màu Bệnh bạch tạng Sốt xuất huyết Ung thư
Câu 6. Ghép đúng các tác nhân sinh học với cách thức gây bệnh sau cho đúng?
Tác nhân Cách thức gây bệnh
a. lấy chất dinh dưỡng từ tế bào, hủy hoại các tế
1. Vi khuẩn
bào mà chúng kí sinh.
b. xâm nhập vào tế bào, giải phóng độc tố hoặc
2. Virus
nhân lên huỷ hoại các tế bào cơ thể.
c. xâm nhập và can thiệp vào hoạt động của tế bào,
3. Vi nấm
gây suy yếu, huỷ hoại tế bào.
d. lấy chất dinh dưỡng trong ống tiêu hoá của người
4. Giun sán
và động vật, làm suy yếu cơ thể, co thê gây tử vong.
Câu 7. Ghép đúng các tác nhân vật lý với cách thức gây bệnh sau cho đúng?
Tác nhân Cách thức gây bệnh

1. Cơ học a. gây biến tính protein, gây bỏng.

2. Nhiệt độ cao b. gây giảm thính lực hoặc điếc.

3. Dòng điện c. gây tổn thương DNA, có thể gây ung thư da.

4. Ánh sáng mạnh d. gây giập nát, tổn thương mô, cơ quan.

5. Âm thanh lớn e. gây giật, bỏng tại chỗ hoặc toàn thân.

Câu 8. Ghép đúng các tác nhân hóa học với cách thức gây bệnh sau cho đúng?
Tác nhân Cách thức gây bệnh

1. Acid, kiềm a. là độc tố thần kinh, gây liệt cơ, ngừng hô hấp.

2. Cyanid trong
b. gây ngộ độc cấp tính, có thể gây tử vong.
nấm, măng.
3. Tetrodotoxin
c. gây bỏng trên diện rộng hoặc hẹp.
trong cá nóc.
4. Khí CO, CO2
d. gây ngộ độc đường hô hấp, có thể tử vong.
trong mỏ than

Trang 3
Câu 9. Ghép đúng các tác nhân bên trong với cách thức gây bệnh sau cho đúng?
Tác nhân Cách thức gây bệnh

1. Y/t di truyền a. thoái hoá mô thẩn kinh, thoái hoá võng mạc.

2. Tuổi tác b. gây ra bệnh như bệnh bạch tạng, mù màu.

Câu 10. Theo báo chí đưa tin, thời gian gần đây tại một bệnh viện X, thuộc
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Có khoảng hơn 20 học sinh của trường
LTR....đến phòng cấp cứu đều với triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy và
rối loạn thị giác. Theo dõi lịch sử ăn uống và sinh hoạt trước đó, bác sĩ Tuấn
ghi nhận họ đều đã từng ăn một loại chân gà đóng hộp có vị lạ do một công
ty không rõ nguồn gốc sản xuất với giá thành rất rẻ mua trên mạng. Như vậy,
theo em khả năng cao là các bệnh nhên trên đã bị bệnh gì?
A. Thiếu chất dinh dưỡng. B. Rối loạn huyết áp.
C. Ngộ độc thực phẩm. D. Ung thư dạ dày
Câu 11. Bé trai 4 tuổi được bố mẹ đưa đến bác sĩ nhi khoa vì nôn
mửa, đau đầu và đau ở xương cánh tay và chân. Khi sờ nắn, bác sĩ
lưu ý rằng nhiều hạch bạch huyết to ra, gan cũng vậy. Được biết,
trước khi có những triệu chứng trên thì sức khỏe của bé nình
thường. Theo em, bác sĩ nhi khoa nên yêu cầu xét nghiệm máu toàn
phần tính để xác định bện nào sau đây?
A. bệnh bạch cầu mãn tính. B. bệnh viêm gan siêu vi B.
C. bệnh rối loạn tiểu D. bệnh bạch cầu cấp tính.

Nội dung 2. Khái quát về miễn dịch (12 – 66)


2.a. Khái niệm và các thành phần của hệ miễn dịch (12 – 16)
Câu 11. Miễn dịch là
A. khả năng cơ thể tự miễn nhiễm với tất cả bệnh tật.
B. khả năng cơ thể tự bổ sung các chất kháng bệnh.
C. khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
D. khả năng cơ thể tự điều hòa các hoạt động sống.
Câu 13. Hệ miễn dịch ở người gồm 2 tuyến miễn dịch là
A. miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu B. miễn dịch hoàn toàn và bán hoàn toàn
C. miễn dịch tự phát và miễn dịch nhân tạo D. miễn dịch cơ thể và miễn dịch môi trường
Câu 14. Dựa vào yếu tố nào để phân loại 2 tuyến miễn dịch?
A. bản chất loại tác nhân gây bệnh. B. vị trí tác nhân gây bệnh trong cơ thể
C. tính đặc hiệu với tác nhân gây bệnh D. điều kiện sống
Câu 15. Có bao nhiêu thành phần nào sau đây thuộc hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể?
1. Da, niêm mạc.
2. Nước mắt, nước tiểu, dịch mũi, dịch dạ dày
3. Đại thực bào, bạch cầu trung tính.
4. Các tế bào lympho B, lympho T, interferon.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 16. Loại virus có khả năng tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch ở người là
A. coronavirus B. SARS–CoV-2 C. HIV D. HBV.

2.b. Miễn dịch “không đặc hiệu” (17 – 26)


Câu 17. Miễn dịch không đặc hiệu còn được gọi là
A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch thích ứng.

Trang 4
C. miễn dịch thu được. D. miễn dịch tế bào.
Câu 18. Có bao nhiêu thành phần nào sau đây thuộc hệ thống miễn dịch không đặc hiệu?
1. Da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp
2. Nước mắt, nước bọt, dịch dạ dày, dịch nhầy.
3. Kháng thể.
4. Đại thực bào, bạch cầu trung tín.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu là ?
1. Chỉ được kích hoạt khi tiếp xúc trước với kháng nguyên.
2. Yếu tố có sẵn, mang tính bẩm sinh, được di truyền.
3. Không có tính đặc hiệu với từng tác nhân gây bệnh.
4. Phạm vi bảo vệ rộng, tốc độ đáp ứng nhanh, hiệu quả còn hạn chế.
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 4
Câu 20. Cho biết các thành phần sau đây thuộc hàng rào bảo vệ nào của miễn dịch không đặc hiệu
Note: - Hàng rào thứ nhất: hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học (còn gọi là hàng rào bề mặt)
- Hàng rào thứ hai: các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (khi tác nhân đã xâm nhập)
Hàng rào Hàng rào
STT Nguyên nhân
thứ nhất thứ hai
1 Da và niêm mạc, lông rung hệ hô hấp.
2 Mồ hôi và chất nhờn
3 Dịch dạ dày, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, dịch mũi, tai.
4 Các đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên
5 Các phản ứng viêm, sốt.
6 Các tế bào tiết peptid – protein bảo vệ (interferon, bổ thể)
Câu 21. Nối các thành phần của hàng rào bảo vệ bên ngoài với cách thức bảo vệ tương ứng.
STT Thành phần Cách thức bảo vệ
a. được tiết vào dạ dày chứa acid và enzyme giúp
1 Chất nhờn và mồ hôi
tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm.
Dịch tiêu hóa, b. rửa trôi vi sinh vật và chứa enzyme lysozyme có
2
dịch mật thể tiêu diệt vi sinh vật
Nước mắt, nước bọt, c. Hoạt động nhịp nhàng giúp đẩy bụi và các tác
3
nước mũi, nước tiểu nhân gây bệnh ra ngoài hệ hô hấp.
d. Lớp sừng và các tế bào biểu bì đã chết giúp ngăn
4 Lông rung hệ hô hấp
chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
e. Có lớp dịch nhầy bao phủ giúp ngăn chặn các tác
5 Da
nhân gây bệnh xâm nhập vào trong tế bào.
f. Chứa lactic acid và acid béo ức chế sự sinh trưởng
6 Niêm mạc
của một số loại vi sinh vật.
Câu 22. Các đáp ứng nào sau đây là đáp ứng của miễn dịch không đặc hiệu?
Viêm. Sốt. Thực bào. Dị ứng. Tiết interferon, bổ thể.
Câu 23. Viêm là phản ứng xảy ra khi
A. một vùng nào đó của cơ thể bị tổn thương nhằm phá hủy tế bào đó.
B. các tế bào bị tổn thương và bắt đầu tiết ra các chất gây hại.
C. một vùng nào đó của cơ thể bị tổn thương và bắt đầu nhiễm trùng.

Trang 5
D. cơ thể phản ứng quá mức đối với một số kháng nguyên nhất định.
Câu 24. Trong lúc nghiên cứu về câu xương rồng, chẳng may bạn A bị gai nhọn đâm
vào tay. Chỗ bị thương nhanh chóng bị sưng đỏ làm bạn A lo lắng. Tuy nhiên, bạn
Tuấn lại cho rằng đó chỉ phản ứng viêm bình thường. Bằng kiến thức đã học, em
hãy sắp xếp các giai đoạn của phản ứng viêm sao cho đúng?
1. Các dưỡng bào (mast) bị kích thích giải phóng histamine làm giãn mạch máu.
2. Các tế bào bạch cầu thực bào vi khuẩn, virus ngăn lây lan sang vùng khác.
3. Các tế bào bị tổn thương và đại thực bào tiết ra các chất hóa học làm tín hiệu.
4. Histamine làm giãn mạch máu đưa nhiều tế bào bạch cầu đến vùng tổn thương.
A. 3  2  1  4. B. 3  1  4  2. C. 3  2  4  1. D. 2  3  1  4.
Câu 25. Trong phản ứng viêm, chất histamine có tác dụng
A. tiết độc tố để tiêu diệt tác nhân xâm nhập. B. thực bào các tác nhân xâm nhập.
C. làm giãn các mạch máu ở vùng bị nhiễm. D. kích thích dưỡng bào tiết ra bạch cầu.
Câu 26. Sơ đồ bên trái mô tả các giai đoạn của phản ứng viêm. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hãy cho
biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. [3] là tín hiệu hóa học được đại thực bào [1] tiết ra kích thích dưỡng bào (mast).
II. [4] là lysozyme được các dưỡng bào tiết ra làm giãn và tăng tính thấm mạch máu.
III. Mạch máu giãn làm tăng lượng hồng cầu [5] đến vùng bị tổn thương
IV. Chỗ viêm bị sưng đỏ là do các mạch máu bị giãn và lượng máu được tăng lên.
A. 1. B. 2 C. 3 D. 4
Câu 27. Các cơ quan, bộ phận có khả năng tiết ra bạch cầu là
Tủy xương Tuyến yên Tuyến ức Lá lách Hạch bạch huyết
Câu 28. Trong các tế bào sau đây, tế bào có khả năng thực bào là
Hồng cầu Bạch cầu trung tín Tiểu cầu Đại thực bào
Câu 29. Nối cách thức bảo vệ cơ thể của từng loại tế bào trong máu sao cho hợp lí.
Loại tế bào Cách thức bảo vệ
1. Bạch cầu trung tín,
a. phá hủy tế bào nhiễm virus, khối u
đại thực bào

2. Tế bào giết tự nhiên b. tiết ra độc tố tiêu diệt các loại giun kí sinh

3. Bạch cầu ưa acid c. nhận biết và thực bào mầm bệnh xâm nhập.

Câu 30. Hình sau đây mô tả quá trình tiêu diệt mầm bệnh của một tế bào thực bào. Dựa vào những kiến
thức đã học em hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

Trang 6
1. Cấu trúc [N] là không bào tiêu hóa, [M] là lysosome.
2. Tế bào này có thể là bạch cầu trung tính hoặc đại thực bào
3. Quá trình đưa tác nhân gây bệnh vào trong thực hiện theo cơ chế thực bào.
4. Các tác nhân gây bệnh sẽ được tiêu hóa bên trong lysosome nhờ enzyme thủy phân.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 31. Nhân viên y tế nhà trường sau khi đo nhiệt độ cơ thể của bạn A thì ghi nhận thân
nhiệt của bạn Hoa là 39oC và cho bạn A uống thuốc hạ sốt gấp. Em hãy nghiên cứu những
thông tin về hiện tượng “SỐT” và chobiết có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
1. Khi bị sốt, đại thực bào tiết ra chất gây sốt làm cơ thể tăng sinh nhiệt và gây sốt
2. Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng và duy trì cao hơn ở mức bình thường là 35oC.
3. Sốt > 39oC lâu gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mê thậm chí tử vong.
4. Sốt là phản ứng tạm thời nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 32. Nghiên cứu thông tin về hiện tượng sốt và cho biết “Sốt” bảo vệ cơ thể bằng những cách nào?
1. Tăng nhiệt độ, ức chế vi khuẩn, virus tăng sinh
2. Làm gan tăng nhận sắc từ máu, đây là chất cần cho sinh sản ở vi khuẩn
3. Tăng nhiệt độ làm biến tính các enzyme của vi khuẩn và virus.
4. Tăng nhiệt độ, làm tăng hiệu quả thực bào của bạch cầu
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Quan sát hình bên về cơ chế tác động của interferon,
trả lời câu hỏi từ 32 – 35
Câu 32. Interferon được tổng hợp từ
A. gene của tế bào bị nhiễm virus.
B. gene của tế bào chưa bị nhiễm virus.
C. gene của virus khi chúng xâm nhập.
D. kháng thể do tế bào nhiễm tiết ra.
Câu 33. Interferon có tác dụng
A. kích thích các tế bào bị nhiễm chết theo chương trình nhằm tránh sự lây lan của virus.
B. kích thích các tế bào đã bị nhiễm virus sản xuất ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus.
C. kích thích cá tế bào lân cận chết theo chương trình nhằm tránh sự lây lan của virus.
D. kích thích các tế bào lân cận chưa bị nhiễm virus sản xuất ra các chất chống lại virus.
Câu 34. Interferon có bản chất là các phân tử
A. protein. B. lipid. C. Nucleic acid. D. Carbohydrate.
Câu 35. Interferon có tiêu diệt được virus không?
A. Có, interferon đặc hiệu với virus. B. Không, interferon không đặc hiệu với virus.
C. Có, interferon không đặc hiệu với virus. D. Không, interferon đặc hiệu với virus.
Câu 36. Các phát biểu sau đây về miễn dịch không đặc hiệu đúng hay sai. Giải thích

STT Nội dung Đúng Sai


1 Lysosome trong nước bọt là hàng ràng bảo vệ của hệ tiêu hóa
2 pH thấp trong nước tiểu góp phần tiêu diệt và rửa trôi vi sinh vật

Trang 7
STT Nội dung Đúng Sai
3 Acid và enzyme pepsin dạ dày là thành phần của miễn dịch không đặc hiệu
4 Hệ sinh dục không có hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch không đặc hiệu.
5 Phản ứng viêm, sốt nhằm chống lại sự phát triển của tác nhân gây bệnh.

2.c. Miễn dịch “đặc hiệu” (37 – 66)


2.c.1. Khái quát miễn dịch đặc hiệu (37 – 41)
Câu 37. Miễn dịch đặc hiệu là
A. các yếu tố sẵn có, mang tính bẩm sinh đáp ứng như nhau trước mọi tác nhân gây bệnh.
B. phản ứng đặc hiệu chống lại những kháng nguyên khác nhau khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
C. phản ứng giống nhau chống lại các loại vi khuẩn khác nhau khi chung xâm nhập vào cơ thể.
D. phản ứng giống nhau chống lại những mầm bệnh khác nhau khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Câu 38. Miễn dịch đặc hiệu gồm


A. miễn dịch dịch thể và miễn dịch phòng tránh B. miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
C. miễn dịch tế bào và miễn dịch phòng tránh D. miễn dịch tế bào và miễn dịch cơ thể
Câu 39. Kháng nguyên là
A. phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
B. phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
C. phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
D. phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Câu 40. Các kháng nguyên khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bị bắt giữ và bị thực bào bởi
A. tế bào lympho T hỗ trợ B. tế bào lympho T độc
C. tế bào trình diện kháng nguyên D. tế bào plasma (tương bào).
Câu 41. Trình tự các bước diễn ra miễn dịch đặc hiệu là

1. Kháng nguyên được trình diện với tế bào T hỗ trợ là hoạt hóa tế bào T hỗ trợ.
2. Tế bào T hỗ trợ gây đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
3. Kháng nguyên sẽ bị nhận diện và bắt giữ bởi tế bào trình diện kháng nguyên.
4. Tế bào T hỗ trợ tăng sinh tạo nhiều tế bào T hỗ trợ và tế bào T nhớ.
A. 3  2  1  4. B. 3  1  4  2. C. 3  2  4  1. D. 2  3  1  4.
2.c.2. Miễn dịch “thể dịch” (42 – 49)
Câu 42. Trình tự các bước miễn dịch dịch thể là
1. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào B nhớ.
2. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine, gây hoạt hóa tế bào B.
3. Kháng thể lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh theo nhiều cách khác nhau.
4. Các tương bào (tế bào plasma) sản sinh ra kháng thể IgG.
A. 3  2  1  4. B. 2  1  4  3. C. 3  2  4  1. D. 2  3  1  4.
Câu 43. Khi nói về đặc điểm miễn dịch dịch thể, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Bảo vệ cơ thể trước cá tác nhân gây bệnh xâm nhập vào thể dịch và tế bào
2. Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng nguyên cụ thể.

Trang 8
3. Có sự hình thành “kháng thể” đặc hiệu để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
4. Có sự hình thành các tế bào nhớ để tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 44. Kháng thể (thụ thể kháng nguyên) là
A. chất do tế bào Lympho T sản xuất ra, có khả năng liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên
B. chất do đại thực bào sản xuất ra, có khả năng liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên
C. chất lạ xâm nhập vào cơ thể, có khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch.
D. chất do tế bào plasma sản xuất ra, có khả năng liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên.
Câu 45. Kháng thể có đặc điểm là
A. có tính đặc hiệu và chỉ có tác dụng với kháng nguyên mà nó được kích thích tạo thành.
B. không có tính đặc hiệu và có thể có tác dụng với tất cả các loại kháng nguyên xâm nhập.
C. có tính đặc hiệu nhưng đồng thời cũng có thể có tác dụng với tất cả các loại kháng nguyên.
D. không có tính đặc hiệu và có tác dụng làm tan tất cả các tế bào nhiễm để ngăn chặn virus.
Câu 46. Trong miễn dịch dịch thể, tế bào sinh ra kháng thể là
A. tế bào T hỗ trợ và T độc B. tế bào trình diện kháng nguyên
C. tế bào B và B nhớ D. tế bào plasma (tương bào)
Câu 47. Trong cơ thể người, thành phần thuộc thể dịch là?
Máu Dịch bạch huyết Sữa Dịch dạ dày.
Câu 48. Trong cơ thể người, kháng thể không tồn tại ở
A. máu B. dịch bạch huyết C. tế bào D. sữa
Câu 49. Hình sau đây mô tả các giai đoạn của miễn dịch dịch thể. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy
cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

1. Tế bào [P] là tế bào T hỗ trợ.


2. Chất [X] được tiết ra là histamine.
3. Tế bào [N] là tế bào plasma sinh kháng thể.
4. Tế bào [M] là các tế bào B nhớ.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
2.c.3. Miễn dịch “qua trung gian tế bào” (50 – 55)
Câu 50. Miễn dịch tế bào là quá trình
A. Tế bào T độc sẽ tiết ra protein độc làm tan tế bào nhiễm.
B. Tế bào plasma tạo ra kháng thể để ngăn cản virus xâm nhập.
C. Tế bào plasma tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus xâm nhập.
D. Tế bào T độc tiết ra kháng thể để tiêu diệt tế bào nhiễm
Câu 51. Trình tự các bước của miễn dịch qua trung gian tế bào là
1. Tế bào T độc phân chia, tạo ra dòng tế bào T độc hoạt hóa và dòng tế bào T độc nhớ.
2. Tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh
3. Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine + tế bào trình diện kháng nguyên làm tế bào T độc hoạt hóa.
A. 1  2  3. B. 3  2  1 C. 3  1  2. D. 1  3  2
Câu 52. Khi nói về đặc điểm miễn dịch qua trung gian tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Bảo vệ cơ thể trước cá tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tế bào.
2. Cần tiếp xúc trước và có tính đặc hiệu với từng kháng nguyên cụ thể.

Trang 9
3. Tế bào T độc tạo kháng thể để tiêu diệt cả kháng nguyên và tế bào nhiễm
4. Có sự hình thành các tế bào T nhớ để tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 53. Hình sau đây mô tả các giai đoạn của miễn dịch qua trung gian tế bào. Phát biểu nào sao đây đúng?

1. Quá trình này không có sự hình thành kháng thể.


2. [X] là tế bào T độc liên kết với tế bào nhiễm.
3. [Y] là cytokine được tiết ra làm tan tế bào nhiễm
4. Quá trình này không cần sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 54. Miễn dịch tế bào có sự tham gia của
A. tế bào T độc B. tế bào B C. kháng thể D. tế bào plasma.
Câu 55. Miễn dịch tế bào không có sự tham gia của
A. tế bào T độc B. kháng thể C. tế bào T độc nhớ D. tế bào T hỗ trợ
2.c.4. Kiến thức bổ sung (56 - 60)
Câu 56. Khi hệ miễn dịch lần đầu tiếp xúc với kháng nguyên, sẽ tạo ra đáp ứng
A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch nguyên phát
C. miễn dịch tự nhiên. D. miễn dịch thứ phát
Câu 57. Khi hệ miễn dịch tiếp xúc lại với loại kháng nguyên trước đó, sẽ tạo ra các đáp ứng
A. miễn dịch bẩm sinh. B. miễn dịch nguyên phát
C. miễn dịch tự nhiên. D. miễn dịch thứ phát
Câu 58. Đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh và hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch nguyên phát nhờ
A. tương bào (plasma). B. tế bào T hỗ trợ.
C. tế bào B và T nhớ. D. tế bào trình diện
Câu 59. Khi nói về miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Miễn dịch nguyên phát diễn ra chậm hơn và yếu hơn miễn dịch thứ phát.
2. Miễn dịch nguyên phát bao gồm miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
3. Lần đầu hệ miễn dịch tiếp xúc kháng nguyên sẽ hình thành miễn dịch nguyên phát, nếu sau đó lại nhiễm
chính kháng nguyên đó thì sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát.
4. Nhờ các tế bào nhớ được sinh ra từ miễn dịch nguyên phát mà miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn
và mạnh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 60. Nối vai trò của thành phần tham gia miễn dịch đặc hiệu sao cho phù hợp.
Thành phần Cách thức bảo vệ
a. Tiết ra cytokine hoạt hóa tế bào B và T để gây ra
1. Tế bào trình diện
các miễn dịch nguyên phát.
b. Tăng sinh và biệt hóa tạo các tế bào B nhớ và
2. Tế bào T hỗ trợ
tương bào
c. Tiết ra chất độc để làm tan các tế bào bị nhiễm
3. Tế bào B
kháng nguyên lạ
d. Bắt giữ và mang kháng nguyên đến trình diện cho
4. Tế bào T độc
các tế bào T hỗ trợ làm hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ

Trang 10
e. Sản xuất ra kháng thể khớp với kháng nguyên đưa
5. Tế bào B và T nhớ
vào máu để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
6. Tương bào f. Ghi nhớ kháng nguyên để khi chúng tái xâm nhập,
(tế bào plasma) sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh hơn.
2.c.5. Tổng hợp (61 - 66)
Câu 61. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn sữa tổng hợp vì sữa mẹ có chứa
A. nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa tổng hợp.
B. các kháng nguyên mà sữa tổng hợp không có.
C. các chất kháng sinh mà sữa tổng hợp không có.
D. kháng thể sẵn có mà sữa tổng hợp không có.
Câu 62. Loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực trong phòng chống bệnh do virus là
A. Miễn dịch qua trung gian tế bào B. Miễn dịch thể dịch
C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch không đặc hiệu.
Câu 63. Trong tự nhiên, tác nhân gây bệnh là rất nhiều nhưng xác suất nhiễm bệnh lại rất nhỏ vì
A. các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không có khả năng thích nghi cao.
B. các tác nhân gây bệnh trong môi trường tự nhiên không đủ số lượng để gây bệnh.
C. cơ thể người không phù hợp với con đường gây bệnh của các tác nhân trong tự nhiên.
D. cơ thể người có khả năng miễn dịch chống lại sự tác động của các tác nhân gây bệnh.
Câu 64. Sơ đồ sau đây mô tả cơ chế quá trình miễn dịch đặc hiệu. Khi nói về sơ đồ này, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?

1. [X] là tế bào trình diện kháng nguyên.


2. [Y] là tế bào plasma (tương bào).
3. [M] là tế bào B, [N] là tế bào T độc
4. Tế bào [M] và [N] đều sinh ra kháng thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 65. Sơ đồ sau đây mô tả cơ chế diễn ra miễn dịch đặc hiệu. Khi nói về sơ đồ này, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?

Trang 11
1. [X] là tế bào trình diện kháng nguyên, [W] là tế bào T hỗ trợ
2. [Y] là tế bào B, [M] là tế bào B nhớ, [P] là tương bào.
3. [Z] la tế bào T, [N] là tế bào T nhớ
4. Đây là giai đoạn đáp ứng nguyên phát của miễn dịch đặc hiệu.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 66. Các phát biểu sau đây về hệ miễn dịch của người và động vật sau đây đúng hay sai. Giải thích

STT Nội dung Đúng Sai


1 Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch sản xuất ra kháng thể.
2 Hoạt động chống lại kháng nguyên của miễn dịch tế bào làm tan tế bào nhiễm.
3 Miễn dịch thể dịch đóng vài trò quan trọng chống lại các bệnh do virus.
4 Kháng thể được hình thành trong tế bào khi có các kháng nguyên
5 Các đáp ứng nguyên phát không cần sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
6 Miễn dịch dịch thể là có sự tham gia của tế bào lympho T độc
7 Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của kháng thể
8 Khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể mới sinh ra kháng thể.
9 Dòng tế bào T hỗ trợ kích thích gây miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
10 “Viêm”, là đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Nội dung 3. Các vấn đề của hệ miễn dịch (67 – 90)


Câu 67. Dị ứng là hiện tượng
A. cơ thể phản ứng đồng điệu đối với kháng nguyên nhất định.
B. cơ thể phản ứng quá mức đối với kháng nguyên nhất định.
C. cơ thể phản ứng quá mức đối với kháng thể nhất định.
D. cơ thể không nhận diện được các tế bào của hệ miễn dịch.
Câu 68. Kháng nguyên gây ra hiện tượng dị ứng gọi là
A. kháng thể. B. dị nguyên. C. dị thể. D. dị bào.
Câu 69. Chất hóa học tiết ra các chất gây dị ứng là
A. cytokine. B. vitamine. C. hemoglobin. D. histamine.
Câu 70. Hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định được gọi là gì?
A. Dị ứng. B. Mẫn cảm. C. Sốc. D. Viêm.
Câu 71. Loại tế bào khi kết hợp với kháng thể của dị nguyên sẽ giải phóng chất gây dị ứng là
A. tế bào trình diện B. tế bào lympho B
C. dưỡng bào (tế bào mast) B. tế bào lympho T
Câu 72. “Sốc phản vệ” xảy ra khi
A. các đại thực bào thực bào không thành công kháng nguyên
B. dị nguyên không làm giải phóng số lượng histamine đủ nhiều.
C. dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
D. các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
Câu 73. Theo báo Tuổi trẻ online, ngày 10/8/2023 tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Nam - Cu Ba, Đồng Hới, Quảng Bình. Một bệnh nhân trong
quá trình truyền hóa trị liệu đã đột ngột ngừng tim, ngừng thở. Điều
dưỡng chóng ngừng truyền, tiêm một ống Adrenalin 1mg vào mặt
trước giữa đùi, kích hoạt báo động đỏ, tiến hành ép tim và thực hiện
cấp cứu theo quy trình cho bệnh nhân lập tức. Sau 3 phút, bệnh nhân
đã có mạch và nhịp tim trở lại. Bác sĩ ngừng hóa trị liệu và chuyển bệnh
nhân qua phòng cấp cứu theo dõi tri giác và dấu hiệu sinh tồn. Sức khỏe
bệnh nhân sau đó dần ổn định. Theo em, bệnh nhân trên có thể đã bị
A. dị ứng mức độ nhẹ B. động kinh C. nhồi máu cơ tim D. sốc phản vệ.

Trang 12
Câu 73. Bệnh tự miễn là hiện tượng
A. các tế bào của hệ miễn dịch bị tấn công và phá hủy làm suy giảm hệ miễn dịch.
B. hệ miễn dịch sản sinh ra quá nhiều tế bào miễn dịch, làm cơ thể phản ứng quá mức.
C. hệ miễn dịch phản ứng quá mức, quá mẫn cảm với một loại kháng nguyên nào đó.
D. hệ miễn dịch mất khả năng nhận biết tế bào, cơ quan của cơ thể và tấn công chúng.
Câu 74. Em hãy tìm hiểu thông tin và cho biết những bệnh nào sau đây là bệnh tự miễn?
Lupus ban đỏ. Pemphigoid bọng nước ADIS
Ung thư Sốt rét Bệnh đa xơ cứng

Câu 75. Tìm hiểu về các bệnh tự miễn sau đây và nối với nguyên nhân gây bệnh phù hợp.
Bệnh Nguyên nhân
a. hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào
1. Lupus ban đỏ
tuyến giáp làm giải phóng quá nhiều hormone.

b. Các tế bào T độc nhầm lẫn và tiêu diệt các tế bào


2. Bệnh basedow
sản xuất insulin ở tuyến tụy

c. hệ miễn dịch tấn công và phá hủy protein histone,


3. Viêm khớp
phá hủy DNA gây các triệu chứng phát ban,...

d. Kháng nguyên vi khuẩn lậu làm hệ miễn dich


4. Tiểu đường Type I
nhầm với các phân tử do tế bào khớp tiết ra.

Câu 76. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là do loại virus nào sau đây gây ra?
A. HBV. B. HIV. C. HCV. D. HAV.
Câu 77. Virus gây hội chứng AIDS có khả năng
A. tấn công và tiêu diệt tế bào trình diện, làm hệ miễn dịch suy yếu..
B. tấn công và tiêu diệt các kháng thể, làm hệ miễn dịch suy yếu..
C. tấn công và tiêu diệt tế bào T độc, làm hệ miễn dịch suy yếu..
D. tấn công và tiêu diệt tế bào T hỗ trợ, làm hệ miễn dịch suy yếu.
Câu 78. Hội chứng AIDS sẽ tạo điều kiện cho các loại bệnh nào sau đây?
A. Bệnh tiểu đường. B. Bệnh nhức đầu
C. Bệnh động kinh. D. Bệnh cơ hội
Câu 79. Bệnh ung thư là do
A. sự chết theo chương trình của tế bào.
B. sự không phân chia của một số tế bào.
C. sự tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát.
D. sự phân hủy của các tế bào mất chức năng.
Câu 80. Bệnh ung thư sẽ tạo nên các
A. khối u. B. mô sẹo.
C. mô liên kết D. mô phân sinh.
Câu 81. Di căn là hiện tượng các tế bào ung thư
A. lây lan đến những bộ phận khác. B. tạo khối u tại một điểm cố định.
C. chết theo chương trình. D. tự sữa chửa các gen đột biến.
Câu 82. Ung thư gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch như thế nào?
A. Khối u có thể tấn công các tế bào của hệ miễn dịch, làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể.
B. Khối u có thể hình thành trong tủy xương, gây cản trở hình thành các tế bào miễn dịch.
C. Khối u phá hủy các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu làm co thể giảm sức đề kháng.
D. Khôi u gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch, làm tăng khả năng bị các bệnh cơ hội

Trang 13
Câu 83. Nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh Ung thư thường tử vong là vì
A. các khối u chèn ép, gây ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan trong cơ thể.
B. gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch, làm tăng khả năng bị các bệnh cơ hội.
C. tâm lý bệnh nhân bị ảnh hưởng, mất niềm tin vào cuộc sống.
D. các khối u cạnh tranh chất dinh dưỡng với các tế bào lân cận
Câu 84. Tiêm chủng Vaccine chủ động tạo ra?
A. Đáp ứng miễn dịch chủ động
B. Thụ động miễn dịch
C. Phản ứng sốc phản vệ
D. Kháng nguyên cho cơ thể
Câu 85. Vaccine có tác dụng
A. Kích thích các tế bào bị nhiễm virus chết theo chương trình.
B. Kích thích hệ miễn dịch hình thành nên kháng thể đặc hiệu chống lại virus.
C. Kích thích hệ miễn dịch hình thành nên kháng nguyên đặc hiệu chống lại virus.
D. Kích thích hệ miễn dịch hình thành nên kháng sinh đặc hiệu chống lại virus.
Câu 86. Vaccine truyền thống thường có bản chất là
A. Kháng nguyên còn đầy đủ chức năng, còn khả năng nhân lên trong tế bào.
B. Kháng thể đã bị làm yếu đi, không còn khả năng nhân lên trong tế bào
C. Kháng nguyên đã bị làm yếu đi, không còn khả năng nhân lên trong tế bào.
D. Các đại thực bào được tiêm vào cơ thể để thực bào kháng nguyên xâm nhập.
Câu 87. Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có khoảng bao nhiêu phần
trăm dân số được tiêm phòng?
A. 30 – 40% B. 50 – 60%
C. 70 – 80% D. 95 – 100%
Câu 88. Phát biểu nào sau đây đúng về các vấn đề của hệ miễn dịch?
A. Viêm khớp là một loại bệnh tự miễn
B. Dị ứng có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.
C. Bệnh đa xơ cứng là bệnh do dị ứng.
D. Vaccine là để chữa bệnh do virus.
Câu 89. Việc sử dụng vaccine phòng những bệnh do virus RNA có hiệu quả rất thấp vì lí do nào sau đây?
A. Các virus này có enzyme phân hủy các vaccine phòng bệnh.
B. Virus RNA có tần số phát sinh đột biến cao, dễ phát sinh chủng mới
C. Các vaccine chỉ có tác dụng đối với các bệnh do virus DNA gây ra
D. Virus RNA chỉ bám bên ngoài tế bào nên kháng thể không có tác dụng.
Câu 90. Vaccine sẽ kích thích cơ thể tạo ra
A. các chất hóa học chống lại virus. B. kháng thể và các tế bào nhớ.
C. các phản ứng chết theo chương trình. D. các chất kích thích kháng nguyên tự hủy.

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 2. Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn
dịch nguyên phát?

Trang 14
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Bài 3. Tại sao nói "Người nhiễm HIV không chết vì HIV mà chết vì các loài sinh vật gây bệnh khác"?
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Bài 4. Ở người, tại sao các tế bào ung thư khó bị phát hiện bởi hệ miễn dịch?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Bài 5. Tại sao trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể
với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi
phản ứng xảy ra tại vị trí viêm?
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Bài 6. Sau khi tiêm kháng sinh (hay vaccine), cơ thể chúng ta có thể xuất hiện những
phản ứng gì? Tại sao lại có những phản ứng đó?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 7. Tại sao việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh , đặc biệt là SARS-
CoV 2 thường gặp nhiều khó khăn.
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Bài 8. Ở người cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi
chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời.Tại
sao?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Bài 9. Loại virus có vật chất di truyền là DNA hay RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới? Giải thích
.............................................................................................................................................................................

Trang 15
.............................................................................................................................................................................
Bài 10. Trong các biện pháp phòng bệnh do virus, biện pháp nào sẽ giúp cơ thể
chúng vừa có tác dụng dài lâu vừa chủ động giúp cơ thể hình thành kháng thể
kháng virus nhanh nhất?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Trang 16
HƯỚNG DẪN GIẢI
(PHẦN TỰ LUẬN)

BÀI 12. MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT & NGƯỜI

Câu 3 (trắc nghiệm).


Nguyên nhân Nguyên nhân
STT Nguyên nhân
bên ngoài bên trong
Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh,
1 x
âm thanh lớn, độ ẩm cao,....
Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm,
2 x
măng, tetrodoxin trong cá nóc,…
Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán, tiếp xúc
3 x
với động vật bị nhiễm bệnh
Ô nhiễm môi trường không khí, nước hoặc làm việc ở
5 x
những môi trường có nhiều chất độc hại
Các đột biến gene phát sinh trong quá trình thực hiện các
6 x
hoạt động sống.
Các rối loạn về gene, nhiễm sắc thể được di truyền lại trong
7 x
quá trình sinh sản.
Chế độ ăn uống và nghĩ ngơi không hợp lí, lối sống không
8 x
lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia – thuốc lá.
Câu 6 (trắc nghiệm). 1c, 2b, 3a, 4d. Câu 7 (trắc nghiệm). 1d; 2a; 3e; 4c; 5b.
Câu 8 (trắc nghiệm). 1c; 2a; 3b; 4d. Câu 9 (trắc nghiệm). 1b; 2a.
Câu 20 (trắc nghiệm).
Hàng rào Hàng rào
STT Nguyên nhân
thứ nhất thứ hai
1 Da và niêm mạc, lông rung hệ hô hấp. x
2 Mồ hôi và chất nhờn x
3 Dịch dạ dày, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, dịch mũi, tai. x
4 Các đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên x
5 Các phản ứng viêm, sốt. x
6 Các tế bào tiết peptid – protein bảo vệ (interferon, bổ thể) x
Câu 21 (trắc nghiệm). 1d, 2a, 3b, 4f, 5d, 6e Câu 29 (trắc nghiệm). 1c, 2a, 3b
Câu 60 (trắc nghiệm). 1d, 2a, 3b, 4c, 5f, 6e Câu 75 (trắc nghiệm). 1c, 2a, 3d, 4b
Bài 1.
Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào vi khuẩn, virus và tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu
điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt. Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể. Tuy
nhiên, sốt cao trên C có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mô, thâm chí tử vọng vì sốt cao làm
tăng phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu. Ngoài ra, sốt làm cơ thể
bị mất nước, rối loạn điện giải, có thể gây co giật. Người sốt cao cũng có thể bị các tổn thương thần kinh khác
như mê sảng, lú lẫn, chán ăn, suy kiệt, suy tim, suy hô hấp.

Trang 17
HƯỚNG DẪN GIẢI
(PHẦN TỰ LUẬN)

Bài 2.
Bởi vì miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 - 3 ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và
kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả,
giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ.
Bài 3.
HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4,
loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến
số lượng bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc này, HIV đã diễn tiến thành
AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng
chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh nhiễm
trùng cơ hội này.
Bài 4.
Trên bề mặt tế bào ung thư thường có các neoantigens mà hệ thống miễn dịch nhận dạng là "bất ngã",
dẫn đến sự tấn công của hệ thống miễn dịch. Khi nào và nếu cuộc tấn công miễn dịch này có hiệu quả, ung
thư có thể không bao giờ phát triển. Sự phá hủy các tế bào ung thư có thể được hoàn tất, trong trường hợp
đó ung thư không bao giờ xuất hiện. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư có hoặc có khả năng tránh được sự
phát hiện và/hoặc tiêu diệt của hệ thống miễn dịch, cho phép chúng tiếp tục nhân lên.
Bài 5.
Trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách
tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm bởi vì cơ thể
một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó gọi là dị ứng.
Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng
lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm
nhanh, ... dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vọng sau vài phút.
Bài 6.
- Một số loại kháng sinh có thể gây ảnh hưởng tới thành phần và công thức máu như giảm bạch cầu, tình
trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số loại kháng sinh làm giảm tiểu cầu có thể gây chảy
máu, bầm tím, làm chậm quá trình đông máu.
- Một số phản ứng sau khi tiêm: Đau, sưng ở vị trí tiêm. Có thể nóng, sốt, kém ăn,..
Bài 7. Virus dễ phát sinh chủng mới. Trong quá trình tạo vaccine phải trải qua bước thử nghiệm nghiêm ngặt
và được thẩm định qua các cơ quan trước khi sản xuất ra vaccine.
Bài 8. Mỗi loại vaccine chỉ có tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một hoặc một số
chủng virus. Bởi vậy:
- Cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm vì virus gây bệnh cúm mùa dễ biến chủng
tạo ra các chủng mới nhanh chóng. Do đó, nếu không tiêm vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm thì
người đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm do chủng mới gây ra.
- Ngược lại, virus gây bệnh quai bị ít biến chủng hơn. Do đó, chỉ cần tiêm một lần là có tác dụng phòng
tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Bài 9. Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới. Giải thích: Các enzyme
nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sữa
chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.
Bài 10. Tiêm vaccine phòng bệnh.

Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tống Xuân Tám (2023). Sinh học 11, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Tống Xuân Tám (2023). Chuyên đề học tập Sinh học 11, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.

3. Tống Xuân Tám (2023). Bài tập Sinh học 11, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.

4. Phạm Văn Lập (2023). Sinh học 11, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.
5. Phạm Văn Lập (2023). Chuyên đề học tập Sinh học 11, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.

6. Mai Sỹ Tuấn, Đinh Quang Báo (2023). Sinh học 11, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

7. Mai Sỹ Tuấn, Đinh Quang Báo (2023). Chuyên đề học tập Sinh học 11, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập (2013). Sinh học 11, NXB giáo dục Việt nam, Hà Nội.

You might also like