Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

1

Buổi 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP


TƯ DUY PHÁP LÝ
ThS. Mai Nguyễn Dũng

Ho Chi Minh City, 2022

2
Nội dung buổi 3
1. Khái niệm
2. Phán đoán
3. Suy luận

I. KHÁI NIỆM

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
4
1. Định nghĩa
- Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh những dấu hiệu
bản chất của đối tượng.
- Những dấu hiệu bản chất, chúng tồn tại một cách ổn định, phổ biến và
tất yếu ở những đối tượng cùng loại.

Tìm một số định nghĩa về các


đối tượng mà bạn biết?

5
1. Định nghĩa
- Lưu ý: khái niệm là hình thức tư duy phản ánh đối tượng chứ không
phải chính đối tượng, mô tả thuần túy về đối tượng, không phải là hình
ảnh về đối tượng.

CĂN NHÀ
Nhà là công trình do con người
xây dựng dùng để ở hay sinh hoạt

Khái niệm về một đối tượng nào đó chính là những hiểu biết của
con người về những dấu hiệu bản chất của đối tượng ấy.

6
2. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm
- Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu bản chất của đối
tượng được phản ánh trong khái niệm.
- Ngoại diên của khái niệm là tập hợp của những đối tượng có cùng nội
hàm, cho biết những đối tượng bào cùng loại với nó.
- Trong logic, ngoại diên thường là một đường cong kín.

17 6 4
2
1
8 số chẵn
18
3 10
9

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
7
2. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm
- Sự biến động về nội hàm sẽ dẫn tới sự biến động về ngoại diên
- Nội hàm và ngoại diên có quan hệ ngược nhau: nội hàm càng sâu thì
ngoại diên càng hẹp và ngược lại.
- Thu hẹp khái niệm.
- Mở rộng khái niệm.

VBQPPL Nghị định Nghị


ở TW loại 3 định

8
3. Quan hệ giữa các khái niệm
Quan hệ đồng nhất

Quan hệ giao nhau

Quan hệ giữa Quan hệ lệ thuộc


các khái niệm
Quan hệ ngang hàng

Quan hệ mâu thuẫn

Quan hệ đối chọi

9
3. Quan hệ giữa các khái niệm
- Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên hoàn
toàn trùng nhau.
- Hai khái niệm đồng nhất có thể thay thế cho nhau.
-

A.B

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
10
3. Quan hệ giữa các khái niệm
- Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của
chúng có ít nhất một phần tử trùng nhau và có ít nhất một phần tử
thuộc ngoại diên của khái niệ này mà không thuộc ngoại diên của khái
niệm kia và ngược lại.

A B

11
3. Quan hệ giữa các khái niệm
- Quan hệ lệ thuộc là quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của khái
niệm này nằm gọn trong ngoại diên của khái niệm kia.
- Trong hai khái niệm này, khái niệm có ngoại diên lớn hơn được gọi là
khái niệm bao chứa. Khái niệm có ngoại diên hẹp hơn được gọi là khái
niệm lệ thuộc.

A B

12
3. Quan hệ giữa các khái niệm
- Quan hệ ngang hàng (quan hệ đồng lệ thuộc) là quan hệ giữa các khái
niệm mà ngoại diên của chúng tách rời nhau nhưng chúng đều lệ thuộc
và ngoại diên của khái niệm khác lớn hơn.

C
B
D

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
13
3. Quan hệ giữa các khái niệm
- Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa hai khái niệm tách rời nhau, trong
đó các phần tử khi không thuộc ngoại diên của khái niệm này thì phải
thuộc ngoại diên của khái niệm kia, còn tổng ngoại diên của hai khái
niệm thì bằng ngoại diên của một khái niệm thứ ba nào đó bao chứa
chúng.

A
B -B

14
3. Quan hệ giữa các khái niệm
- Quan hệ đối chọi là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm ngược
nhau, còn tổng ngoại diên của chúng thì không bằng ngoại diên của
khái niệm thứ ba nào đó bao chứa chúng.

A
B C

15
4. Định nghĩa và cấu trúc của định nghĩa
- Định nghĩa khái niệm là thao tác logic qua đó chỉ rõ ngoại diên của
khái niệm cần được định nghĩa.
- Khi định nghĩa, người ta có thể thông qua nội hàm để làm bộc lộ ngoại
diên nhưng cũng chỉ có thể thẳng ngoại diên của khái niệm. Trong
khoa học, thương người ta sử dụng cách định nghĩa thông qua nội
hàm để bọc lộ ngoại diên.
- Định nghĩa thường có dạng A là B. Trong đó A là khái niệm cần được
định nghĩa và B là phần dùng để định nghĩa.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
16
5. Cách định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa nội hàm là định nghĩa trong đó ở phần B người ta nêu lên
một khái niệm đã biết, gần gũi và có ngoại diên bao chứa khái niệm
cần định nghĩa, sau đó chỉ ra các dấu hiệu riêng của khái niệm cần
được định nghĩa để phân biệt nó với các khái niệm khác cùng lệ thuộc
ngoại diên của khái niệm đã biết ấy.

m = M + những dấu hiệu riêng của M

17
5. Cách định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa ngoại diên là định nghĩa trong đó liệt kê tất cả các đối
tượng thuộc khái niệm cần định nghĩa.

A = (a1, a2 … an)

18
5. Cách định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa qua quan hệ là định nghĩa trong đó chỉ ra mối quan hệ của
khái niệm cần được định nghĩa với một khái niệm khác.

Khái niệm A là khái niệm có


quan hệ X với khái niệm B.

- Định nghĩa qua việc vạch rõ nguồn gốc phát sinh là định nghĩa trong
đó chỉ ra cách thức phát sinh riêng của đối tượng cần được định
nghĩa.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
19
6. Các quy tắc định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa phải cân đối, không quá hẹp, quá rộng.
- Định nghĩa không được vòng quanh, vòng vo, lẩn quẩn.
- Định nghĩa phải ngắn gọn, chỉ nêu vừa đủ những dấu hiệu bản chất.
- Định nghĩa phải chuẩn xác, rõ ràng, không được mơ hồ.

20

II. PHÁN ĐOÁN

21
1. Định nghĩa
- Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó thể hiện sự khẳng
định hoặc phủ định dấu hiệu, mối quan hệ… nào đó ở sự vật, hiện
tượng.
- S là P, S không là P.
- Phán đoán đúng là phán đoán phản ánh cái mà trong thực tế khách
quan hiển nhiên như vậy, hoặc được công nhận như vậy hoặc được
rút ra một cách logic từ các phán đoán đúng trước đó.
- Phán đoán sai là phán đoán phản ánh cái mà trong thực tế khách quan
không đúng như vậy, hoặc không được thừa nhận như vậy.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
22
2. Phán đoán đơn
- Mỗi phán đoán đơn về cơ bản được cấu thành từ ba bộ phận: chủ từ,
thuộc từ và hệ từ.
- Chủ từ: phản ánh đối tượng mà con người đang tư duy về nó (S).
- Thuộc từ: là dấu hiệu được khẳng định hoặc phủ định khi tư duy về đối
tượng (P).
- Hệ từ: từ hoặc cụm từ kết nối S và P (là, không là).

S là P
S không là P

23
2.1. Phân loại phán đoán đơn
• Phân theo chất: căn cứ vào hệ từ:
- Phán đoán khẳng định.
S là P

- Phán đoán phủ định.

S không là P

24
2.1. Phân loại phán đoán đơn
• Phân theo chất: căn cứ vào hệ từ:
- Lưu ý 1: Phủ định của phủ định là khẳng định.
(P) = ~(~P)

- Lưu ý 2: Có trường hợp có từ “không” nhưng vẫn là phán đoán


khẳng định. Có trường hợp giống phủ định kép nhưng thực ra không
phải vậy mà vẫn là phán đoán phủ định.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
25
2.1. Phân loại phán đoán đơn
• Phân theo lượng: căn cứ vào lượng phần tử được phản ánh trong S:
- Phán đoán chung: cho biết mọi phần tử thuộc S là có/không có dấu
hiệu P nào đó.
Mọi S là P | Mọi S không là P

• Lưu ý 1: có thể thay thế từ “mọi”.


• Lưu ý 2: nếu không có lượng từ đi kèm thì đó là phán đoán chung.
• Lưu ý 3: phán đoán đơn nhất: ngoại diên của S chỉ phản ánh một
phần tử duy nhất: là phán đoán chung.

26
2.1. Phân loại phán đoán đơn
• Phân theo lượng: căn cứ vào lượng phần tử được phản ánh trong S:
- Phán đoán riêng: cho biết chỉ một số phần tử thuộc S là có/không có
dấu hiệu P nào đó.
Một số S là P | Một số S không là P

• Lưu ý 1: có thể thay thế từ “một số” thành một phần, phần lớn,
không phải tất cả, một vài, hầu hết, có, có những, nhiều, nói
chung, nhìn chung…

27
2.1. Phân loại phán đoán đơn
• Phân theo chất và lượng:
- Phán đoán khẳng định chung: mọi phần tử thuộc S có dấu hiệu P
nào đó (phán đoán dạng A).
Mọi S là P.

- Phán đoán khẳng định riêng: chỉ một số phần tử thuộc S có dấu hiệu
P nào đó (phán đoán dạng I).

Một số S là P.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
28
2.1. Phân loại phán đoán đơn
• Phân theo chất và lượng:
- Phán đoán phủ định chung: tất cả phần tử thuộc S đều không có dấu
hiệu P nào đó (phán đoán dạng E).
Mọi S không là P.

- Phán đoán phủ định riêng: chỉ một số phần tử thuộc S không có dấu
hiệu P nào đó (phán đoán dạng O).

Một số S không là P.

29
2.2. Ngoại diên chủ từ và thuộc từ trong PĐ đơn
• S trong phán đoán được được gọi là có ngoại diên đầy đủ nếu trong
quan hệ với P, ngoại diên của nó được đề cập một cách toàn bộ và có
ngoại diên không đầy đủ trong quan hệ với P, nếu ngoại diên của nó
được đề cập một cách không toàn bộ.
• Cách xem xét ngoại diên của P là tương tự như xem xét ngoại diên
của S.
• Ta dùng dấu (+) bên cạnh S, P để thể hiện ngoại diên của chúng là đầy
đủ và dấu (-) bên cạnh S, P để thể hiện ngoại diên của chúng là không
đầy đủ.

30
2.2. Ngoại diên chủ từ và thuộc từ trong PĐ đơn
• Trong phán đoán A:

S+ P-

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
31
2.2. Ngoại diên chủ từ và thuộc từ trong PĐ đơn
• Trong phán đoán I:

S- P-

32
2.2. Ngoại diên chủ từ và thuộc từ trong PĐ đơn
• Trong phán đoán E:

S+ P+

33
2.2. Ngoại diên chủ từ và thuộc từ trong PĐ đơn
• Trong phán đoán O:

S- P+

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
34
2.2. Ngoại diên chủ từ và thuộc từ trong PĐ đơn
• Kết luận:
- Chủ từ của phán đoán có ngoại diên
Phán đoán S P
đầy đủ khi nó là chủ từ của các phán
đoán chung và không đầy đủ khi nó là A
chủ từ của các phán đoán riêng.
- Thuộc từ của phán đoán có ngoại diên I
đầy đủ khi nó là thuộc từ của các phán
E
đoán phủ định và không đầy đủ khi nó
là thuộc từ của các phán đoán khẳng O
định.

35
2.3. Quan hệ giữa A, I, E, O
• Mâu thuẫn: không thể đồng thời đúng và
không thể đồng thời sai.
• Đối chọi trên: không thể đồng thời đúng.
• Đối chọi dưới: không thể đồng thời sai.
• Lệ thuộc: giống nhau về chất, ngược
nhau về lượng. A, E: được lệ thuộc. I, O:
bị lệ thuộc. Nếu A, E đúng thì I, O đúng.
Nếu I, O sai thì A, E sai.

36
3. Phán đoán phức
• Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ nhiều phán đoán đơn
nhờ vào các liên từ logic nào đó.
• Phán đoán phức được thể hiện bằng một câu phức, nghĩa là liên kết
các câu đơn bằng các liên từ.
• Phán đoán phức là phán đoán có hơn một chủ từ hoặc có hơn một
thuộc từ hoặc vừa có hơn một chủ từ có hơn một thuộc từ.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
37
3.1. Phán đoán điều kiện
• Phán đoán điều kiện là phán đoán được tạo thanhd bởi hai phán đoán
đơn nhờ liên từ logic “Nếu… thì…”, thể hiện sự liên hệ giữa hai sự
kiện nào đó.

P -> Q

• P: tiền từ. Q: hậu từ.

38
3.1. Phán đoán điều kiện
• Phân loại:
- Quyết tiền từ, quyết hậu từ P -> Q

- Chối tiền từ, chối hậu từ ~P -> ~Q

- Quyết tiền từ, chối hậu từ P -> ~Q

- Chối tiền từ, quyết hậu từ ~P -> Q

39
3.1. Phán đoán điều kiện
• Lưu ý:
- Khi trình bày phán đoán điều kiện, tiền từ và hậu từ có thể bị thay đổi
vị trí.
- Nếu… thì… = Giá… thì…, Hễ… thì…, Khi… thì…, Người nào…
thì…, Trong trường hợp… thì…
- Hình thức đặc biệt: chỉ P mới Q

~P -> ~Q

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
40
3.1. Phán đoán điều kiện
• Điều kiện cần: Một hiện tượng được gọi là điều kiện cần của hiện
tượng cần khi không có nó thì không có hiện tượng kia.

P -> Q, vậy Q -> P luôn đúng?


• Điều kiện đủ: Một hiện tượng được gọi là điều kiện đủ của hiện tượng
kia khi có nó thì ắt hẳn có hiện tượng kia.

41
3.2. Phán đoán lựa chọn (pháp tuyển)
• Phán đoán lựa chọn là phán đoán được tạo thành bởi các phán đoán
đơn nhờ tiên từ logic “hoặc”.
• Phán đoán lựa chọn tương đối (lựa chọn liên hợp, tuyển lỏng) là phán
đoán thể hiện sự lựa chọn giữa các khả năng nào đó, trong đó có khả
năng được lựa nhưng sự lựa chọn này không loại trừ sự lựa chọn các
khả năng còn lại.

P v1 Q

42
3.2. Phán đoán lựa chọn (pháp tuyển)
• Phán đoán lựa chọn tuyệt đối (lựa chọn gạt bỏ, tuyển chặt) là phán
đoán thể hiện sự lựa chọn giữa các khả năng nào đó, trong đó có khả
năng được lựa chọn và sự lựa chọn khả năng này loại trừ sự lựa chọn
các khả năng còn lại.

PvQ

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
43
3.3. Phán đoán liên kết (pháp hội)
• Phán đoán liên kết là phán đoán được tạo thành từ các phán đoán đơn
bằng liên từ logic “và”.

P^Q

44
Icebreaking question
Phim ảnh có nên chịu sự kiểm duyệt của nhà nước?

45

III. SUY LUẬN

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
46
1. Khái niệm và cấu trúc của suy luận
• Suy luận là hình thức của tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có
người ta suy ra được phán đoán mới.
• Gồm:
- Tiền đề: là các phán đoán đã có mà nhờ đó suy ra được phán đoán
mới.
- Kết luận: là phán đoán mới được suy ra từ phán đoán tiền đề.

47
2. Suy luận diễn dịch
• Định nghĩa: suy luận diễn dịch là suy luận đi từ tri thức chung, khái
quát đến các trường hợp riêng, cá biệt.

48
2. Suy luận diễn dịch
• Suy luận diễn dịch trực tiếp là SLDD mà ở tiền đề chỉ có một phán
đoán và từ phán đoán này suy ra được phán đoán mới.
• Suy luận diễn dịch gián tiếp là SLDD mà ở tiền đề có nhiều phán đoán
và từ các phán đoán này suy ra được phán đoán mới.
- SLDD gián tiếp từ tiền đề đều là hai phán đoán đơn (tam đoạn luận
đơn).
- SLDD gián tiếp từ tiền đề có phán đoán điều kiện (tam đoạn luận
điều kiện).
- SLDD gián tiếp từ tiền đề có phán đoán lựa chọn (tam đoạn luận lựa
chọn).

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
49
2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp từ PĐ đơn
• Phép đổi chỗ là suy luận từ một phán đoán đơn trong tiền đề, suy ra
kết luận cũng là một phán đoán đơn cùng chất, mà chủ từ của phán
đoán kết luận là thuộc từ trong phán đoán tiền đề, còn thuộc từ trong
phán đoán kết luận là chủ từ trong phán đoán tiền đề.

Tiền đề CHỦ TỪ THUỘC TỪ

Kết luận CHỦ TỪ THUỘC TỪ

50
2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp từ PĐ đơn
• Phép đổi chỗ: nếu khái niệm (thuật ngữ, hạn từ) nào có ngoại diên
không đầy đủ ở tiền đề, thì không được trở thành có ngoại diên
đầy đủ ở kết luận.

Tiền đề Mọi tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Kết luận Vậy, mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm.

51
2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp từ PĐ đơn
• Phép đổi chỗ

Tiền đề Một số tri thức là luật sư.

Kết luận Một số luật sư là tri thức.

Tiền đề Tử tù không là người chưa thành niên.

Kết luận Người chưa thành niên không là tử tù.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
52
2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp từ PĐ đơn
• Phép đổi chất là suy luận mà từ một phán đoán đơn trong tiền đề, suy
ra kết luận cũng là một phán đoán đơn khác chất nhưng cùng lượng,
cùng chủ từ với phán đoán trong tiền đề và thuộc từ trong phán đoán
kết luận là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm là thuộc từ trong phán
đoán tiền đề

Tiền đề Mọi tử tù là kẻ có tội.

Kết luận Mọi tử tù không là kẻ vô tội.

53
2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp từ PĐ đơn
• Phép vừa đổi chất vừa đổi chỗ là phép suy luận mà từ một phán đoán
đơn trong tiền đề, suy ra kết luận cũng là một phán đoán đơn nhưng
khác chất với phán đoán tiền đề, đồng thời chủ từ trong phán đoán kết
luận là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm là thuộc từ trong phán đoán
tiền đề, và thuộc từ của phán đoán kết luận chính là khái niệm làm chủ
từ trong phán đoán tiền đề.

Tiền đề Chiến tranh xâm lược là chiến tranh phi nghĩa.

Kết luận Chiến tranh chính nghĩa không là chiến tranh xâm lược.

54
2.1. Suy luận diễn dịch trực tiếp từ PĐ đơn
• Phép dựa vào hình vuông logic.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
55
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Tam đoạn luận đơn là tam đoạn luận mà các phán đoán cấu thành tam
đoạn luận ấy đều là các phán đoán đơn.

Tiền đề Mọi người đều phải chết.

Tiền đề Socrate là người.

Kết luận Socrate phải chết.

56
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Cấu trúc:
- Hạn từ: chủ từ và thuộc từ của các PĐ đơn khi tham gia vào TĐL thì
các chủ từ và thuộc từ đều được gọi chung là hạn từ.
- Đại từ: hạn từ làm thuộc từ trong phán đoán kết luận (Đ).
- Đại tiền đề: phán đoán tiền đề chứa đại từ.
- Tiểu từ: hạn từ làm chủ từ trong phán đoán kết luận (T).
- Tiểu tiền đề: phán đoán tiền đề chứa tiểu từ.
- Trung từ: hạn từ xuất hiện ở cả đại tiền đề và tiểu tiền đề (M).

57
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Tam đoạn luận hình I là tam đoạn luận mà hạn từ làm trung từ là chủ
từ trong đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề.

M Đ

T M
T Đ

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
58
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Tam đoạn luận hình II là tam đoạn luận mà hạn từ làm trung từ là thuộc
từ trong cả hai phán đoán tiền đề.

Đ M

T M
T Đ

59
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Tam đoạn luận hình III là tam đoạn luận mà hạn từ làm trung từ là chủ
từ trong cả hai phán đoán tiền đề.

M Đ

M T
T Đ

60
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Tam đoạn luận hình IV là tam đoạn luận mà hạn từ làm trung từ là
thuộc từ trong đại tiền đề và là chủ từ trong tiểu tiền đề.

Đ M

M T
T Đ

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
61
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Công lý của tam đoạn luận
- Theo ngoại diên: hễ đã khẳng định hoặc phủ định toàn bộ một lớp
đối tượng thì cũng đã khẳng định hoặc phủ định các bộ phận, các
phần tử của lớp đối tượng ấy.
- Theo nội hàm: Thuộc tính của thuộc tính của sự vật thì cũng là thuộc
tính của bản thân sự vật. Cái gì mâu thuẫn với thuộc tính của sự vật
thì cũng mâu thuẫn với bản chất sự vật ấy.

62
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc chung:
‣ Quy tắc 1: một TĐL chỉ được phép có ba hạn từ. Thường sai lầm
khi không hiểu được chính xác các khái niệm, và các khái niệm
khác nhau nhưng được diễn đạt bằng ngôn ngữ giống nhau.

Đại tiền đề Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều cần bị trừng trị.

Tiểu tiền đề Ông Nam có hành vi trái pháp luật.

Kết luận Vậy, ông Nam cần bị trừng trị.

63
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc chung:
‣ Quy tắc 2: trung từ phải có ngoại diên ít nhất một lần đầy đủ.

Đại tiền đề Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều cần bị trừng trị.

Tiểu tiền đề Ông Nam có hành vi vi phạm pháp luật.

Kết luận Vậy, ông Nam cần bị trừng trị.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
64
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc chung:
‣ Quy tắc 2: trung từ phải có ngoại diên ít nhất một lần đầy đủ.

Đại tiền đề VBPL phải tuân thủ Hiến pháp.

Tiểu tiền đề Văn bản này tuân thủ Hiến pháp.

Kết luận Vậy, văn bản này là VBPL.

65
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc chung:
‣ Quy tắc 2: trung từ phải có ngoại diên ít nhất một lần đầy đủ.

Đ M-

T M-
T Đ

66
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc chung:
‣ Quy tắc 3: nếu đại từ hoặc tiểu từ ở tiền đề có ngoại diên không
đầy đủ thì ngoại diên của chúng ở kết luận cũng phải không đầy
đủ.

Đại tiền đề Mọi người phạm tội đều có hành vi nguy hiểm cho XH.

Tiểu tiền đề Nam không là người phạm tội.

Kết luận Vậy, Nam không có hành vi nguy hiểm cho XH.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
67
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc chung:
‣ Quy tắc 3: nếu đại từ hoặc tiểu từ ở tiền đề có ngoại diên không
đầy đủ thì ngoại diên của chúng ở kết luận cũng phải không đầy
đủ.
M+ Đ-

T+ M+
T+ Đ+

68
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc chung:
‣ Quy tắc 4: Nếu cả hai tiền đề là phán đoán phủ định thì không thể
rút ra kết luận đúng được.
‣ Quy tắc 5: Nếu một trong hai phán đoán tiền đề là phán đoán phủ
định thì kết luận phải là phán đoán phủ định.
‣ Quy tắc 6: Nếu cả hai phán đoán tiền đề là phán đoán riêng thì
không thể rút ra kết luận đúng được.
‣ Quy tắc 7: Nếu một trong hai phán đoán tiền đề là phán đoán riêng
thì kết luận phải là phán đoán riêng.

69
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc riêng:
‣ Đối với tam đoạn luận hình I: Đại tiền đề phải là phán đoán
chung, tiểu tiền đề phải là phán đoán khẳng định.

Đại tiền đề Mọi kim loại đều dẫn điện.

Tiểu tiền đề Nước không là kim loại.

Kết luận Vậy, nước không dẫn điện.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
70
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc riêng:
‣ Đối với tam đoạn luận hình II: Đại tiền đề phải là phán đoán
chung, một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định.

Đại tiền đề Mọi luật sư đều tốt nghiệp đại học ngành luật.

Tiểu tiền đề Ông X tốt nghiệp đại học ngành luật.

Kết luận Vậy, ông X là luật sư.

71
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc riêng:
‣ Đối với tam đoạn luận hình III: Tiểu tiền đề phải là phán đoán
khẳng định, kết luận phải là phán đoán riêng.

Đại tiền đề Truy tố là nhằm đưa bị can ra xét xử.

Tiểu tiền đề Truy tố là hoạt động tố tụng.

Kết luận Có những hoạt động tố tụng là nhằm đưa bị can ra


xét xử.

72
2.2. Tam đoạn luận đơn
• Nhận định tính đúng, sai của TĐL
- Quy tắc riêng:
‣ Đối với tam đoạn luận hình IV: Nếu đại tiền đề là phán đoán
khẳng định thì tiểu tiền đề phải là phán đoán chung. Nếu có tiền đề
là phán đoán phủ định thì đại tiền đề phải là phải là phán đoán
chung. Nếu tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận là
phán đoán riêng.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
73
2.3. Tam đoạn luận điều kiện
• Khái niệm: Tam đoạn luận điều kiện là tam đoạn luận mà đại tiền đề là
một phán đoán điều kiện, tiểu tiền đề và kết luận là các phán đoán
được cấu thành từ các phán đoán đã tạo nên phán đoán đại tiền đề.
• Gồm: TĐL hình thức khẳng định và TĐL hình thức phủ định.

Nếu trời mưa thì đường ướt. Nếu trời mưa thì đường ướt.

Trời mưa. Đường không ướt

Vậy, đường ướt. Vậy, trời không mưa.

74
2.3. Tam đoạn luận điều kiện

P -> Q P -> Q P -> Q P -> Q


P Q ~Q ~P

Q P ~P ~Q

75
2.3. Tam đoạn luận điều kiện
• Quy tắc 1: Tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định đúng khi tiểu
tiền đề khẳng định tiền từ của phán đoán đại tiền đề, kết luận khẳng
định hậu từ của phán đoán đại tiền đề.

Nếu trời mưa thì đường ướt. Nếu trời mưa thì đường ướt.

Trời mưa. Đường ướt

Vậy, đường ướt. Vậy, trời mưa.

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
76
2.3. Tam đoạn luận điều kiện
• Quy tắc 2: Tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định đúng khi tiểu
tiền đề phủ định hậu từ của phán đoán đại tiền đề, kết luận phủ định
tiền từ của phán đoán đại tiền đề.

Nếu trời mưa thì đường ướt. Nếu trời mưa thì đường ướt.

Đường không ướt Trời không mưa.

Vậy, trời không mưa. Vậy, đường không ướt.

77
2.4. Tam đoạn luận lựa chọn
• Khái niệm: Tam đoạn luận lựa chọn là tam đoạn luận mà đại tiền đề là
một phán đoán lựa chọn. Tiểu tiền đề và kết luận được cấu thành từ
các phán đoán đã tạo nên phán đoán đại tiền đề.
• Gồm: TĐL hình thức khẳng định (phủ định để khẳng định) và TĐL hình
thức phủ định (khẳng định để phủ định).

Kẻ trực tiếp gây án là A, B hoặc C Nạn nhân chết ngày 15, hoặc 16 hoặc 17.

Kẻ trực tiếp gây án không là A và B. Nạn nhân chết ngày 15.

Vậy, kẻ trực tiếp gây án là C. Vậy, nạn nhân không chết ngày 16 hoặc 17.

78
2.4. Tam đoạn luận lựa chọn

PvQvR P v1 Q v1 R PvQvR P v1 Q v1 R
~P ^ ~Q ~P ^ ~Q P P

R R ~Q ^ ~R ~Q ^ ~R

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
79
2.4. Tam đoạn luận lựa chọn
• Quy tắc 1: TĐL lựa chọn hình thức khẳng định đúng khi đại tiền đề là
một PĐ lựa chọn (có thể tương đối/tuyệt đối) và đã nêu hết các khả
năng. Tiểu tiền đề phủ định các khả năng đã nêu ở đại tiền đề, trừ một
khả năng. Kết luận khẳng định khả năng được trừ ra ấy.

PvQvR P v1 Q v1 R
~P ^ ~Q ~P ^ ~Q

R R

80
2.4. Tam đoạn luận lựa chọn
• Quy tắc 2: TĐL lựa chọn hình thức phủ định đúng khi đại tiền đề là một
PĐ lựa chọn TUYỆT ĐỐI và đã nêu hết các khả năng. Tiểu tiền đề
khẳng định một khả năng đã nêu ở đại tiền đề. Kết luận phủ định mọi
khả năng còn lại ở đại tiền đề.

PvQvR P v1 Q v1 R
P P

~Q ^ ~R ~Q ^ ~R

81
2.5. Điều kiện để có kết luận đúng
• Điều kiện để có các kết luận đúng trong suy luận diễn dịch:
- Các phán đoán tiền đề phải đúng.
- Suy luận để rút ra kết luận phải đúng các quy tắc logic (hợp logic)

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022
82

TỔNG KẾT

83
Nội dung buổi 3
1. Khái niệm
2. Phán đoán
3. Suy luận

Buổi 3 - Các phương pháp tư duy pháp lý copy - February 8, 2022

You might also like