Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2023

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đề tài : Tác động của hành vi tránh thuế đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Loại hình nghiên cứu:
☐ Nghiên cứu cơ bản
⮽ Nghiên cứu ứng dụng
☐ Nghiên cứu triển khai

3. Lĩnh vực nghiên cứu:

T TÊN LĨNH CHUYÊN NGÀNH Chọn


T VỰC
1 Lĩnh vực Giáo - Giáo dục học
dục - Quản lý giáo dục
- Tâm lý giáo dục
- Giáo dục thể chất

2 Lĩnh vực Kinh tế - Tài chính- ngân hàng- chứng khoán- kế toán- kiểm ⮽
toán, bảo hiểm - tín dụng
- Thương mại- quản trị kinh doanh và du lịch-
marketing
- Kinh tế học- kinh tế phát triển – kinh tế chính trị
3 Lĩnh vực Pháp lý - Luật Dân sự
- Luật Hình sự
- Luật Kinh tế
- Luật Hành chính
- Luật Quốc tế

4 Lĩnh vực Công - Toán tin


nghệ thông tin - Công nghệ thông tin

4. Thời gian thực hiện: 6 tháng


5. Người hướng dẫn
Học hàm, học vị, họ và tên: TS. Nguyễn Vĩnh Khương

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


Khoa/Bộ môn/Trung tâm: Khoa Kế toán – Kiểm toán
Điện thoại: 0935997116 Email: khuongnv@uel.edu.vn

6. Sinh viên thực hiện đề tài

Stt Họ và tên MSSV Lớp Khóa Khoa Email Nội dung nghiên
cứu được giao

1 Trần Thảo Vy K214050380 K21405C K21 KT-KT vytt21405c@st.uel.edu.vn Nhóm trưởng

2 Phạm Thị Ánh Hồng K214050365 K21405C K21 KT-KT hongpta21405c@st.uel.edu.vn Thành viên

3 Bùi Thị Ngọc Trinh K214051699 K21405C K21 KT-KT trinhbtn21405c@st.uel.edu.vn Thành viên

4 Cao Phương Uyên K214051701 K21405C K21 KT-KT uyencp21405c@st.uel.edu.vn Thành viên

5 Nguyễn Phương Anh K214090613 K21409 K21 KT-KT anhnp21409@st.uel.edu.vn Thành viên

B. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU

B1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước

- Nghiên cứu quốc tế

Hanlon và Heizman (2010) đã khái niệm về tránh thuế một cách rộng rãi như sau: tránh thuế là
sự giảm thuế ở thuế công khai mà mình có nghĩa vụ phải nộp. Định nghĩa này bao gồm các
hành vi tránh thuế từ lành tính cho đến cực đoan (Slemrod,2004).Goh và cộng sự (2014) đã
kiểm tra mối quan hệ giữa chi phí vốn cổ phần của công ty và thuế doanh nghiệp bằng cách sử
dụng ba biện pháp các hình thức thuế doanh nghiệp ít cực đoan hơn: chênh lệch thuế sổ sách,
tập trung cho việc lập kế hoạch chắn thuế và sử dụng lá chắn thuế hiệu quả và sự biến đổi của
thuế suất cận biên hằng năm. Nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp nào sử dụng biện pháp tránh
thuế ít cực đoan hơn thì công ty đó sử dụng ít chi phí vốn hơn. Các phân tích sâu hơn cho thấy
hiệu ứng này là mạnh hơn đối với (i) các công ty có sự giám sát bên ngoài tốt hơn, (ii) các công
ty có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn lợi ích cận biên từ tiết kiệm thuế và (iii) các công ty
có chất lượng thông tin tốt. Goh, Lee, Lim and Shevlin (2016) cung cấp bằng chứng rằng ít
(nhiều) rủi ro tránh thuế có thể làm giảm (tăng) chi phí sở hữu chủ sở hữu. Tương tự, Hutchens
và Rego (2013) cũng chứng minh các rủi ro của tránh thuế có liên quan tích cực đến chi phí đầu
tư cổ phần. Những kết quả của nghiên cứu trên cho thấy rằng các hành vi tránh thuế sẽ làm tăng
chênh lệch giữa chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn, phụ thuộc vào mức độ rủi ro của
hành vi tránh thuế. Tuy nhiên, không rõ liệu các mức độ ảnh hưởng của việc tránh thuế đối với
chi phí vốn cổ phần và nợ đủ có đủ lớn hoặc nổi bật để thay đổi các quyết định tài trợ hay
không. Vì vậy, chúng tôi mở rộng các nghiên cứu này bằng cách xem xét một hệ quả quan trọng
về tác động của việc tránh thuế đối với chi phí vốn cổ phần và nợ: các lựa chọn tài chính.

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


Ngoài tác động của việc tránh thuế đối với chi phí tương đối của nợ và vốn chủ sở hữu, lựa
chọn tài chính cũng có thể phụ thuộc vào các yếu tố hành vi. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng
một chỉ số thuế suất biên còn gọi là thuế suất hiệu quả (ETR) (Rist and Pizzica (2014). Mức độ
tránh thuế mà công ty có thể thực hiện có thể được nhìn thấy từ giá trị ETR. Giá trị ETR càng
cao thì mức tránh thuế càng thấp. Ngược lại, nếu giá trị ETR thấp thì mức tránh thuế càng cao.
Graham, Hanlon, Shevlin và Shroff (2017) cung cấp bằng chứng khảo sát rằng các nhà quản lý
dựa vào GAAP ETR nhiều hơn bất kỳ thuế suất nào khác (thuế suất biên, thuế suất theo luật
định) trong các lựa chọn cấu trúc vốn. vì Cash ETR và GAAP ETR có mối tương quan cao và
hành vi tránh thuế làm giảm cả hai, tránh thuế và các nhà quản lý phi lý (irrational manager) có
thể phát hành vốn cổ phần thay vì nợ. Như vậy, tác động của hành vi tránh thuế đối với lựa
chọn tài chính phụ thuộc vào cả hai yếu tố hợp lý (giảm chênh lệch giữa chi phí nợ và vốn chủ
sở hữu) và các yếu tố hành vi (sự phụ thuộc của quản lý vào GAAP ETR).

Bên cạnh đó, khả năng thanh toán hoặc tỷ lệ đòn bẩy là một tỷ lệ được sử dụng để đo lường
mức độ tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ. Điều này có nghĩa là gánh nặng nợ phải gánh
chịu của công ty so với tài sản của nó. Theo nghĩa rộng, người ta nói rằng tỷ lệ khả năng thanh
toán được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán tất cả các nghĩa vụ của công ty, cả ngắn
hạn và dài hạn nếu công ty bị giải thể (thanh lý) (Kasmir, 2017).

Các công ty được xác định là những người tránh thuế chung trước đây bằng cách sử dụng the
long run effective tax rate (ETR) (Dyreng, et al. (2008)). The long - run cash ETR có nhiều khả
năng nắm bắt chung hơn là tránh thuế cực đoan (Dyreng, et al., 2008; Lisowsky, 2010). Kết
quả trong này nghiên cứu cho thấy rằng tránh thuế trước ảnh hưởng tích cực đến đòn bẩy trong
một mặt cắt ngang chung của các công ty. Trong bối cảnh của lý thuyết đánh đổi động (dynamic
trade - off theory), những người tránh thuế duy trì đòn bẩy tương đối cao hơn sau một hoạt động
tái cấp vốn. Những kết quả này ủng hộ quan điểm cho rằng những người tránh thuế đánh giá
cao đòn bẩy như một phần chiến lược của hành vi tránh thuế và mạnh mẽ đối với các định nghĩa
thay thế về đòn bẩy, phương pháp xác định hành vi tránh thuế chung và định nghĩa về hoạt động
tái cấp vốn. Tránh thuế nói chung cũng có liên quan tích cực với khả năng phát hành nợ tại thời
điểm tái cấp vốn. Tuy nhiên, ý nghĩa của nghiên cứu vẫn chưa đủ sâu sắc và kết quả nhạy cảm
với các định nghĩa thay thế.

Hành vi tránh thuế đc phát sinh trong sự khác nhau giữa luật thuế của Mỹ và chuẩn mực kế toán
của Mỹ (GAAP US). Tuy nhiên, vì các bản kê khai thuế đều phải được bảo mật nên hầu hết các
nhà đầu tư và nhà nghiên cứu không thể nhìn nhận rõ sự khác biệt sự chênh lệch của thuế và
giá trị sổ sách. Đặc biệt, Manzon và Plesko (2002) đã nghiên cứu ra một cách tiếp cận bằng
cách sử dụng chi phí thuế trong báo cáo tài chính và cộng số tiền này theo thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp để tính được thu nhập chịu thuế của công ty. Thu nhập chịu thuế ước tính
này sau đó được trừ khỏi thu nhập trước thuế thì sẽ tính được sự chênh lệch giữa thuế và giá trị
sổ sách. Mặc dù có một số lưu ý quan trọng đối với cách tiếp cận này (chẳng hạn như đã được
xem xét trong Hanlon, 2003), nhưng nó vẫn là thủ tục khả dụng duy nhất để đo lường khoảng
cách giá trị sổ sách-thuế, trong trường hợp không có sự quan sát trực tiếp các tờ khai thuế của
các công ty. Luật thuế của Mỹ yêu cầu các DN trích khấu hao tài sản theo cùng một phương
pháp và giả định kế toán. Còn đối với GAAP US thì cho phép các DN có thể tự do lựa chọn
phương pháp và giả định kế toán miễn sao có thể truyền tải thông tin đến người sử dụng báo
cáo tài chính tốt nhất. Cổ tức sẽ không được đưa vào tờ khai thuế nhưng sẽ được tính vào doanh

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


thu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Còn đối với hành vi trốn thuế thì bao gồm việc là che giấu
thu nhập( khai báo thu nhập không đầy đủ), phóng đại các khoản được không trừ, không khai
báo thuế, trả lương thấp hay là sử dụng hộp đen trốn thuế (Slemrod,2004). Hộp đen trốn thuế
được định nghĩa như là “ một phương thức phức tạp thúc đẩy những tập đoàn hay những cá
nhân giàu có lợi dụng những kẽ hở của thuế mang lại để mang lại những lợi ích to lớn ngoài ý
muốn (Brostek, 2003).

Các nghiên cứu trước cho rằng việc tập trung lên kế hoạch tránh thuế sẽ tạo ra sự khác biệt và
được khuyến khích. Dyreng và cộng sự (2010) đã điều tra rằng các giám đốc điều hành cấp cao
có ảnh hưởng rất lớn khi họ dừng công tác tại công ty cũ và chuyển qua một công ty mới, bởi
vì họ sẽ tiếp tục thực hiện những biện pháp tránh thuế đã từng làm ở công ty cũ sang công ty
mới. Những giám đốc điều hành đó có thể sẽ tiếp tục thực hiện những chính giống y nhau và
dẫn đến kết quả chứng minh rằng “ các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi tránh
thuế “ (Dyreng và cộng sự, 2010). Rego và Wilson (2012) đã tìm ra mối liên kết tích cực giữa
rủi ro vốn chủ sở hữu và hành vi tránh thuế, họ đã cho chúng ta thấy rằng việc tập trung vô
tránh thuế sẽ mang lại lợi ích như một phần thù lao cho công sức nhà quản lý. Về phần thưởng
cho việc tập trung vô tránh thuế Mill, Erickson, and Maydew (1998) đã sử dụng dữ liệu Slemrod
và Blumenthal (1993) với dữ liệu của 365 tập đoàn của Hoa Kì phát hiện ra rằng cứ mỗi một
dollar mình dùng cho việc tránh thuế thì mình sẽ kiếm lại được bốn dollar từ việc mình thực
hiện các hành vi tránh thuế. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng cường độ sử dụng
vốn có mối quan hệ đồng biến với việc lập kế hoạch thuế.Katz và cộng sự (2013) đã kiểm tra
xem liệu các nhà quản lý công ty có đầu tư khoản tiết kiệm được từ việc tránh thuế trong các
dự án có giá trị hiện tại ròng dương hay không nhằm nâng cao khả năng sinh lời trong tương
lai hoặc sử dụng chúng trong việc tiêu thụ đặc quyền, khai thác tiền thuê và các dự án hết giá
trị. Đối với với những tác động tiêu cực của việc tránh thuế (ví dụ: trích tiền thuê) nghiên cứu
tài liệu rằng các thành phần chính của lợi nhuận hiện tại: tỷ suất lợi nhuận, tận dụng tài sản và
đòn bẩy nợ hoạt động, dẫn đến kết quả khả năng sinh lời trong tương lai của công ty sẽ cao hơn
đối với những công ty có kế hoạch tránh thuế. Bên cạnh đó, các tác động tiêu cực của tỷ suất
lợi nhuận thấp mạnh mẽ và dai dẳng hơn tác động của sử dụng tài sản không hiệu quả và đòn
bẩy nợ hoạt động. Những kết quả này tồn tại trong các bối cảnh khác nhau làm giảm thiểu hoặc
làm trầm trọng thêm việc trích tiền thuê,ví dụ như có các hoạt động quốc tế, cơ cấu quản trị tốt
hơn, minh bạch hơn, đạt được vị trí dẫn đầu ngành, và sẽ có thời gian hoạt động lâu hơn.

Các nghiên cứu truyền thống về cơ cấu vốn và thuế tập trung vào mối quan hệ giữa thuế suất
biên của công ty và đòn bẩy tài chính(ví dụ, Modigliani và Miller 1963 và van Binsbergen,
Graham và Yang 2010). Thuế suất cận biên ảnh hưởng đến các lựa chọn tài chính vì lãi vay
được khấu trừ thuế, giảm chi phí sau thuế cho công ty so với vốn chủ sở hữu (Modigliani và
Miller 1958 và 1963; Miller 1977; Graham 1996b, 2000 và 2003). Ngược lại, tránh thuế có khả
năng ảnh hưởng đến các lựa chọn tài chính bằng cách, một phần, ảnh hưởng đến chi phí trước
thuế doanh nghiệp nợ và vốn chủ sở hữu.

DeAngelo và Masulis (1980), Trezevant (1992), Graham và Tucker (2006), và Graham, Lang,
và Shackelford (2005) đã nghiên cứu và lập luận rằng các lá chắn thuế phi nợ, chẳng hạn như
khấu trừ khấu hao, tận dụng thiên đường thuế (tax haven) và khấu trừ quyền chọn cổ phiếu của
nhân viên, làm giảm nhu cầu về lá chắn thuế nợ dẫn đến ít đòn bẩy hơn trong cấu trúc vốn.

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


Những lá chắn thuế phi nợ này làm giảm hiệu quả thuế suất biên, làm tăng chi phí nợ sau thuế
so với vốn chủ sở hữu.

Trong một mẫu nhỏ các công ty trốn thuế đã biết được thu thập từ hồ sơ tòa án, Graham và
Tucker (2006) đã phát hiện ra rằng các công ty sử dụng biện pháp trốn thuế có đòn bẩy thấp
hơn và lợi nhuận thấp hơn xác suất phát hành nợ trong những năm mà nơi trốn thuế hiệu quả.
Ngoài ra, Graham và mẫu của Tucker, Wilson (2009) đã phát hiện ra rằng trung bình công ty
trốn thuế có đòn bẩy ít hơn đáng kể so với mẫu kiểm soát của các công ty phù hợp. Lisowsky
(2010) có tìm thấy kết quả tương tự cho các công ty trốn thuế. Đối với một mẫu gồm các doanh
nghiệp nhỏ được chọn ngẫu nhiên để kiểm toán thuế năm 1987, kết quả hồi quy trong Joulfaian
(2011) chỉ ra rằng việc báo cáo kết quả kinh doanh không đầy đủ có quan hệ nghịch đáng kể
với đòn bẩy tài chính. Joulfaian (p13) đã kết luận rằng kết quả của ông “gợi ý rằng ảnh hưởng
của chính sách nợ đối với việc trốn thuế là rất lớn” nhưng “có rất ít bằng chứng ủng hộ việc
trốn thuế lấn át nợ”. Nói cách khác, các công ty sử dụng nhiều nợ ít có khả năng tham gia vào
hành vi tránh thuế lạm dụng.

- Nghiên cứu trong nước

Hiện nay, ở Việt Nam cũng được một số học giả nghiên cứu về các đề tài liên quan đến hành
vi tránh thuế của DN.

Nguyễn Thị Lan (2009) đã tiến hành nghiên cứu những đặc điểm khái quát và cơ bản nhất về
ảnh hưởng của nó đến chính sách thuế của các công ty đa quốc gia; tập hợp, phân tích được các
hình thức, thủ đoạn của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam về hình thức
trốn thuế và tránh thuế phổ biến, cũng như là nguyên nhân và hậu quả của nó đối với nền kinh
tế. Trong đó, nổi lên một vấn đề hết sức quan trọng mà tác giả đã chỉ ra đó là các công ty đa
quốc gia thường dùng thủ đoạn phổ biến nhất là “định giá chuyển giao" trong nội bộ tập đoàn
để trốn và tránh thuế.

Phan Trần Thanh Trúc (2016) cho rằng mức hưởng lợi và cấu trúc vốn của các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán HOSE từ các lá chắn thuế trong DN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tác giả đã tập trung nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất nợ trên vốn và thuế suất
thực tế để từ đó đưa ra kết luận tỷ lệ tài sản hữu hình, tỷ lệ nợ và quy mô của DN có ảnh hưởng
đến việc tránh thuế của các DN được niêm yết trên sàn HOSE.

Nguyễn Tấn Tiến (2018) giải thích rằng các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc né tránh thuế
liên quan đến tỷ lệ tài sản hữu hình trên tổng tài sản, quy mô DN và đòn bẩy tài chính. Nghiên
cứu này được tiến hành trong giai đoạn 2008-2017 và cũng sử dụng dữ liệu thu thập được của
các DN Việt Nam niêm yết trên sàn HOSE.

Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định từ các bài nghiên cứu này vì số liệu trên báo cáo
tài chính không đủ nên số lượng công ty chọn chưa đủ tiêu chuẩn, dữ liệu được thu thập bằng
tay nên dễ xảy ra sai sót. Nhìn chung, trên phạm vi thị trường giao dịch tập trung như HOSE
được các học giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề tránh thuế tại Việt Nam, ít có
nghiên cứu nào đi sâu vào phạm vi DN có hành vi tránh thuế có nhiều ‘cơ hội’ xảy ra hơn vì
mức độ minh bạch thông tin kém hơn như tại sàn UPCOM (Unlisted Public Company Market).

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


Trong giai đoạn 2015 - 2019, nghiên cứu này hướng tới xác định và đánh giá mức độ về đặc
điểm của DN tác động lên các yếu tố liên quan như quy mô, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh
lợi, tuổi đời DN và chất lượng kiểm toán của các DN niêm yết trên sàn UPCOM lên hành vi
tránh thuế. Từ đó, đề xuất các kiến nghị hữu ích cho cơ quan quản lý thuế cũng như nhà quản
trị DN.

B2. Ý tưởng khoa học, tính cấp thiết và tính mới

Chúng ta thường nhắc đến thuế như một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước nhưng ít
ai có thể hiểu tường tận về thuế. Đứng ở nhiều góc độ khác nhau, các nhà kinh tế học lại có
những định nghĩa riêng về thuế. Thuế là một trong những nguồn thu quan trọng và còn là nguồn
bắt buộc của một quốc gia, tất cả mọi chủ thể trong nền kinh tế phải có nghĩa vụ đóng thuế,
tuân thủ mọi quy định và pháp luật về thuế. Trong đó, chủ thể đặc biệt quan trọng là các DN.
Tuy nhiên, ở bài viết nghiên cứu này, thuế còn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định
cấu trúc vốn của DN. Được biết, cấu trúc vốn là nền tảng vững chắc xây dựng tài chính ổn định
cho mọi hoạt động của các DN, bao gồm hai thành phần chính là nợ và vốn chủ sở hữu. Cấu
trúc vốn là là một chủ đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, các công ty, DN
và thu hút các nhà kinh tế học tạo ra những trang tài liệu về những vấn đề xoay quanh.

Về mặt lý tính, các nghiên cứu trước đây đã xem xét mối liên hệ giữa tránh thuế và chi phí nợ
(ví dụ: Hasan và cộng sự 2014 và Shevlin và cộng sự 2020). Hasan và cộng sự (2014) ghi nhận
rằng lợi tức (hay còn gọi là chi phí nợ trước thuế DN đối với công ty) mà các ngân hàng yêu
cầu (đối với các khoản vay ngân hàng) và các chủ nợ (đối với trái phiếu công) đang tăng lên để
tránh thuế, với tác động kinh tế lớn hơn đối với trái phiếu. Họ lập luận rằng trong khi tránh thuế
làm tăng dòng tiền sau thuế, nó cũng làm tăng rủi ro và tuyên bố rằng “Giống như những bên
yêu cầu cố định khác, ngân hàng cho vay đặc biệt nhạy cảm với rủi ro vì vị thế của ngân hàng
cho vay giống với vị thế của người bán quyền chọn mua.” Các tác giả tiến hành một số thử
nghiệm cho thấy các công ty tránh thuế phải đối mặt với: 1) chênh lệch cao hơn khi vay ngân
hàng, 2) các điều khoản cho vay phi giá chặt chẽ hơn, 3) chênh lệch trái phiếu cao hơn khi phát
hành. Và họ còn cho rằng những kết quả này là do những người cho vay - cả tư nhân và công
cộng coi việc tránh thuế là rủi ro, do đó, yêu cầu lợi nhuận sẽ cao hơn khi cho vay. Hay các tác
giả khác như Harrington và Smith (2012) đưa ra giả thuyết rằng đòn bẩy và tránh thuế có mối
quan hệ tích cực bởi vì các công ty tránh thuế có các nhà quản lý tập trung vào thuế. Do đó, họ
đưa ra giả thuyết rằng những nhà quản lý như vậy sẽ dựa vào nợ vì họ nhận thức được lợi ích
về thuế của việc vay nợ. Một số nghiên cứu khác (ví dụ: Lin, Tong, an Tucker 2014; Richardson,
Lanis và Leung 2014) cung cấp bằng chứng cho thấy việc tránh thuế hoặc tính tích cực về thuế
và sử dụng nợ là những thứ thay thế. Những nghiên cứu này dựa trên lập luận thay thế nợ từ
Graham và Tucker (2006), tính công khai của thuế và nợ là những thứ thay thế vì cả hai đều
làm giảm thuế suất biên của DN. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu đều
chứng minh được rằng việc tránh thuế ảnh hưởng đến chi phí nợ và vốn chủ sở hữu theo nhiều
cách khác nhau nhưng vẫn chưa thực sự xem xét tới hậu quả của các mối liên hệ này.

Trong bối cảnh kinh tế thường xuyên biến động, cuộc chạy đua của các DN ngày càng gay gắt
trên trường quốc tế nói chung và trong từng khu vực nói riêng. Tại Việt Nam chúng ta - một
đất nước đang trong đà phát triển và các DN cần phải trang bị một nền tảng kinh tế vững chắc
mới có thể chịu được áp lực từ phía các DN nước ngoài đang gia tăng theo từng ngày. Đối mặt

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


với thực trạng hiện nay, các DN Việt Nam cần phải có nền tảng cấu trúc vốn đã qua phân tích
và cân nhắc kỹ lưỡng. Việc sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, tại Việt Nam, khá ít nghiên cứu về vấn
đề xoay quanh tránh thuế hay cấu trúc vốn vì còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Xuất phát từ những
lý do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Tác động của hành vi tránh thuế đến cấu trúc vốn
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm xem xét tác động
trực tiếp và mức độ quan trọng của hành vi tránh thuế đối với chi phí vợ và vốn chủ sở hữu.
Đồng thời, cung cấp bằng chứng rằng việc tránh thuế của các nhà quản lý sẽ ảnh hưởng đến các
lựa chọn cấu trúc vốn. Hơn nữa, nhóm còn tập trung vào các cơ chế tiềm năng thông qua đó
việc tránh thuế ảnh hưởng đến các quyết định tài chính, từ đó đưa ra các kiến nghị mang tính
thiết thực đối với những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần giúp
các DN trong nước và nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.

B3. Kết quả nghiên cứu sơ khởi (nếu có)

B4. Tài liệu tham khảo

1. Graham, J. R., & Tucker, A. L. (2006). Tax shelters and corporate debt policy. Journal of
financial economics, 81(3), 563-594.

2. Desai, M. A., & Dharmapala, D. (2009). Corporate tax avoidance and firm value. The review
of Economics and Statistics, 91(3), 537-546.

3. Goh, B. W., Lee, J., Lim, C. Y., & Shevlin, T. (2013). The effect of corporate tax avoidance
on the cost of equity.

4. Dyreng, S. D., Hanlon, M., & Maydew, E. L. (2010). The effects of executives on corporate
tax avoidance. The accounting review, 85(4), 1163-1189.

5. Manzon Jr, G. B., & Plesko, G. A. (2001). The relation between financial and tax reporting
measures of income. Tax L. Rev., 55, 175.

6. Rego, S. O., & Wilson, R. (2012). Equity risk incentives and corporate tax aggressiveness.
Journal of Accounting Research, 50(3), 775-810.

7. Dyreng, S. D., Hanlon, M., & Maydew, E. L. (2008). Long‐run corporate tax avoidance. The
accounting review, 83(1), 61-82.

8. DeAngelo, H., & Masulis, R. W. (1980). Optimal capital structure under corporate and
personal taxation. Journal of financial economics, 8(1), 3-29.

9. Graham, John Robert & Hanlon, Michelle & Shevlin, Terry J. & Shevlin, Terry J. & Shroff,
Nemit (2013), ‘Incentives for Tax Planning and Avoidance: Evidence from the Field’, The
Accounting Review, Vol. 89, No. 3, pp. 991-1023, May 2014, MIT Sloan Research Paper No.
4990-12.

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


10. Hutchens, M., & Rego, S. O. (2015). Does greater tax risk lead to increased firm risk?.

11. Khan, M., Srinivasan, S., & Tan, L. (2017). Institutional ownership and corporate tax
avoidance: New evidence. The Accounting Review, 92(2), 101-122.

12. Graham, J. R., Hanlon, M., Shevlin, T., & Shroff, N. (2017). Tax rates and corporate
decision-making. The Review of Financial Studies, 30(9), 3128-3175.

13. Hanlon, M. (2003). What can we infer about a firm's taxable income from its financial
statements?. National Tax Journal, 56(4), 831-863.

14. Chaudhry, N., Yong, H. H. A., & Veld, C. (2017). Tax avoidance in response to a decline
in the funding status of defined benefit pension plans. Journal of International Financial
Markets, Institutions and Money, 48, 99-116.

15. Badertscher, B. A., Katz, S. P., & Rego, S. O. (2013). The separation of ownership and
control and corporate tax avoidance. Journal of accounting and economics, 56(2-3), 228-250.

16. Modigliani, F., & Miller, M. H. (1963). Corporate income taxes and the cost of capital: a
correction. The American economic review, 433-443.

17. Van Binsbergen, J. H., Graham, J. R., & Yang, J. (2010). The cost of debt. The Journal of
Finance, 65(6), 2089-2136.

18. Velez-Pareja, I. (2017). Do Personal Taxes Destroy Tax Shields? A Critique to Miller’s
(1977) Paper. Emerging Markets Finance and Trade, Forthcoming.

19. DeAngelo, Harry & Masulis, Ronald W. (1980), ‘Optimal Capital Structure Under
Corporate and Personal Taxation’. Journal of Financial Economics, Vol. 8, No. 1, pp. 3-27,
1980.

20. Joulfaian, D. (2011). Debt policy and corporate choice of organizational form. Public
Finance Review, 39(6), 770-783.

21. Chi, S., Huang, S. X., & Sanchez, J. M. (2017). CEO inside debt incentives and corporate
tax sheltering. Journal of Accounting Research, 55(4), 837-876.

22. Nguyễn Tấn Tiến, (2017), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến việc né tránh thuế của các doanh
nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE’, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Mở TP.HCM.

23. Hasan, Iftekhar & Hoi, Chun Keung (Stan) & Wu, Qiang & Zhang, Hao (2013), ‘Beauty is
in the Eye of the Beholder: The Effect of Corporate Tax Avoidance on the Cost of Bank Loans’,
Journal of Financial Economics (JFE).

24. Shevlin, Terry J. & Shevlin, Terry J. & Urcan, Oktay & Vasvari, Florin P (2019). Corporate
Tax Avoidance and Debt Costs.

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


B5. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu
B5.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung: Đo lường sự tác động của hành vi tránh thuế đến cấu trúc vốn của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:


- Xem xét mối tương quan giữa hành vi tránh thuế và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Xem xét mức độ ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến cấu trúc vốn của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Đánh giá tác động trung gian của hành vi tránh thuế đến mối liên hệ giữa cấu trúc vốn
và hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
B5.2 Nội dung

Mục tiêu nội dung


Chương mở đầu
Tổng quan về bài nghiên cứu bao gồm: mục tiêu, phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu


Ở chương này sẽ tiến hành tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài và trong nước liên quan
trực tiếp tới đề tài nghiên cứu và các kết quả chính của nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan các
nghiên cứu trước đây, nhóm sẽ chỉ ra khoảng trống nghiên cứu từ đó tìm ra hướng nghiên cứu
của đề tài này.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Nội dung của chương gồm những khái niệm liên quan, cơ sở lý thuyết và đồng thời trình bày
thực trạng của các vấn đề này.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


Chương này trình bày khái quát về quy trình và thiết kế nghiên cứu. Bên cạnh đó còn xác định
mẫu, các thông tin về mẫu, cách thức thu thập mẫu, các phương pháp sử dụng để phân tích dữ
liệu và xây dựng mô hình để giải thích mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế đến cấu trúc vốn
của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu


Trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu chính thức, gồm các thống kê mô tả từ kết quả thu thập
về thông tin mẫu, phân tích tương quan giữa các biến, kết quả các kiểm định đã thực hiện.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài


Chương này trình bày tóm tắt nghiên cứu và những kết quả mà nghiên cứu đạt được. Ngoài ra,
nội dung chương còn bao gồm hàm ý về giải pháp, khuyến nghị dựa trên các kết quả đã tìm ra,
những hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Phương pháp
Bài NCKH đã sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Báo cáo tài chính thường niên của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và thị trường chứng
khoán Hà Nội từ năm 2017 - 2022. Dựa trên việc phân tích, nghiên cứu từ những nghiên cứu
đi trước ở quốc tế cũng như trong nước, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học
định lượng: phân tích sự ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến cấu trúc vốn của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả thu được thông qua phần mềm phân
tích dữ liệu stata, phân tích hệ số tương quan, phân tích thử nghiệm và phân tích hồi quy với dữ
liệu bảng. Cuối cùng, chúng tôi cung cấp kết quả và rút ra kết luận.

B6. Đăng ký Sản phẩm công bố khoa học của đề tài

01 bài báo tại Hội nghị sinh viên cấp trường trở lên.

Ngày 29 tháng 09 năm 2023 Ngày ...... tháng ...... năm ....
Nhóm trưởng nhóm nghiên cứu Lãnh đạo Đơn vị
(Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký)

Ngày ...... tháng ...... năm ....


Người hướng dẫn
(Họ tên, chữ ký)

Mẫu SV-01_Thuyết minh đăng ký đề tài

You might also like