Câu Hỏi Ôn Tập Tn Gk2 - ktpl 10

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDKT&PL 10

ÔN TẬP THI GIỮA KÌ 2


BÀI 13: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Câu 1: Hội đồng nhân dân là
A. cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. B. cơ quan lãnh đạo ở địa phương.
C. cơ quan hành chính ở địa phương. D. cơ quan giám sát ở địa phương.
Câu 2: Hội đồng nhân dân được thành lập thông qua
A. bầu cử, ứng cử. B. mệnh lệnh cấp trên.
C. phân bổ quyền lực. D. đặc trưng vùng miền.
Câu 3: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm trước nhân
dân địa phương và
A. lãnh đạo địa phương. B. cơ quan cấp trên.
C. người đứng đầu địa phương. D. đoàn thể ở địa phương
Câu 4: Hội đồng nhân dân địa phương không quyết định vấn đề nào dưới đây của địa phương?
A. Phát triển kinh tế - xã hội. B. Đảm bảo an ninh – trật tự.
C. Chia tách địa giới hành chính. D. Công tác an sinh xã hội.
Câu 5: Hội đồng nhân dân địa phương không quyết định vấn đề nào dưới đây của địa phương?
A. Giải quyết ô nhiễm môi trường. B. Biện pháp bảo vệ môi trường.
C. Thay đổi thuế bảo vệ môi trường. D. Thu phí bảo vệ môi trường.
Câu 6: Hội đồng nhân dân địa phương không có thẩm quyền quyết định vấn đề nào dưới đây của địa
phương?
A. Quản lý địa giới hành chính. B. Hướng dẫn thủ tục hành chính.
C. Điều chỉnh địa giới hành chính. D. Giám sát xử phạt hành chính.
Câu 7: HĐND gồm các đại biểu HĐND do ai bầu ra?
A. Cử tri ở địa phương bầu ra. B. Quốc hội bầu ra.
C. Chính phủ bầu ra. D. Viện kiểm sát bầu ra.
Câu 8: Hội đồng nhân dân địa phương không có thẩm quyền quyết định vấn đề nào dưới đây của địa
phương?
A. Giám sát tối cao hoạt động của Quốc hội. B. Giám sát hoạt động của UBND.
C. Giám sát hoạt động của cơ quan hành chính. D. Giám sát vấn về an sinh xã hội tại địa bàn.
Câu 9: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân là
A. Hội đồng nhân dân. B. Ủy ban nhân dân.
C. Hội nông dân. D. Mặt trận tổ quốc.
Câu 10: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan
A. công tác nhà nước ở địa phương. B. quyền lực nhà nước ở địa phương
C. điều hành sản xuất ở địa phương. D. quản lí nhà nước ở địa phương.
Câu 11: Cơ quan nào sau đây do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra?
A. Ủy ban nhân dân B. Viện kiểm sát nhân dân
C. Hội đồng nhân dân D. Toà án nhân dân
Câu 12: Hội đồng nhân dân có chức năng:
A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
C. Quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định.
D. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Câu 13: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Hội đồng nhân dân?
A. Hoạt động được đảm bảo bằng các kì họp.
B. Hoạt động thông qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
C. Ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
D. Hoạt động của các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Câu 14: Hội đồng nhân dân không có chức năng nào dưới đây?
A. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
Trang 1/9 – ĐC ôn GK2
B. Đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp.
C. Quyết định các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội của địa phương.
D. Giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo tại địa phương.
Câu 15: Hội đồng nhân dân địa phương không quyết định vấn đề nào dưới đây của địa phương?
A. Thành lập và chia tách địa giới. B. Đặt tên phố và tên đường.
C. Điều chỉnh chính sách an sinh xã hội. D. Điều chỉnh mức thu học phí giáo dục.
Câu 16: Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân gồm thường trực
Hội đồng nhân dân và các
A. Bộ ban ngành. B. ban của hội đồng nhân dân.
C. tổ chức chính trị - xã hội. D. đoàn thể và hội nghề nghiệp.
Câu 17: Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân
gồm có Chủ tịch, phó chủ tịch và
A. Ủy viên. B. Bí thư chi bộ. C. Trưởng thôn. D. Bí thư Đoàn.
Câu 18: Xét về mặt tổ chức, cơ quan nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân
dân?
A. Ban văn hóa – xã hội. B. Ban pháp chế.
C. Ban kinh tế. D. Hội nông dân.
Câu 19: Hình thức quan trọng nhất trong hoạt động của Hội đồng nhân dân là
A. Kỳ họp. B. Đại hội. C. Phong trào. D. Kế hoạch.
Câu 20: Trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, kỳ họp được coi là hoạt động quan trọng nhất, kỳ
họp gồm
A. họp thường niên và họp chuyên đề. B. họp thường niên và đại hội.
C. Đại hội cổ đông và chuyên đề. D. Tiếp xúc cử tri và giải quyết khiếu nại.
Câu 21: Trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động
của Hội đồng nhân dân là
A. thảo luận tập thể quyết định theo đa số. B. thảo luận tập thể, người đứng đầu quyết định.
C. người đứng đầu toàn quyền quyết định. D. thảo luận cá nhân và quyết định cá nhân.
Câu 22: Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân được tổ chức thành các cấp nào dưới đây?
A. Trung ương, tỉnh, huyện. B. Trung ương, huyện, xã.
C. Tỉnh, huyện, xã. D. Tỉnh, xã, thôn
Câu 23: Cơ quan cáo nhất của Hội đồng nhân dân các cấp là
A. Thường trực Hội đồng nhân dân. B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
C. Ủy viên Hội đồng nhân dân. D. các ban Hội đồng nhân dân.
Câu 24: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, người đứng đầu Hội đồng nhân dân được gọi là
A. Thường trực Hội đồng nhân dân. B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
C. Ủy viên Hội đồng nhân dân. D. các ban Hội đồng nhân dân.
Câu 25: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, chủ tịch Hội đồng nhân dân là người được bầu ra
từ
A. Thường trực Hội đồng nhân dân. B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
C. Ủy viên Hội đồng nhân dân. D. các ban Hội đồng nhân dân.
Câu 26: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, chủ thể nào dưới đây không do Hội đồng nhân
dân bầu hoặc phê chuẩn?
A. Bí thư chi bộ. B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
C. Trưởng ban pháp chế Hội đồng nhân dân. D. Trưởng ban kinh tế Hội đồng nhân dân.
Câu 27: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, Ban nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ
chức của Hội đồng nhân dân?
A. Ban văn hóa - xã hội. B. Ban pháp chế.
C. Ban giải phóng mặt bằng. D. Ban kinh tế.
Câu 28: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, ủy viên thường trực hội đồng nhân dân đồng thời
giữ vai trò như thế nào đối với các ban của hội đồng nhân dân?
A. Chủ tịch. B. Phó chủ tịch. C. Trưởng ban. D. Ủy viên
Trang 2/9 – ĐC ôn GK2
Câu 29: Thường trực HĐND có cơ cấu tổ chức gồm những ai?
A. Chủ tịch HĐND và phó chủ tịch HĐND và các ủy viên.
B. Chủ tịch HĐND và các ủy viên.
C. Chủ tịch HĐND và phó chủ tịch HĐND.
D. Phó chủ tịch HĐND và các ủy viên.
Câu 30: Cơ quan thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân là
A. Hội đồng nhân dân. B. Ủy ban nhân dân.
C. Đoàn thanh niên. D. Thường trực hội đồng nhân dân
Câu 31: Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là
A. Hội đồng nhân dân. B. Ủy ban nhân dân.
C. Mặt trận tổ quốc. D. Tòa án nhân dân.
Câu 32: Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân là
A. Mặt trận tổ quốc. B. Tòa án nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 33: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
do cơ quan cùng cấp nào lập ra?
A. Hội đồng nhân dân. B. Ủy ban nhân dân.
C. Mặt trận tổ quốc. D. Tòa án nhân dân.
Câu 34: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, cơ quan có chức năng tổ chức việc thi hành Hiến
pháp và pháp luật ở địa phương là
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân.
C. Ủy Ban nhân dân. D. Hội đồng nhân dân.
Câu 35: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước hội đồng
nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính
A. cùng cấp. B. cấp trên. C. cấp dưới. D. đồng cấp.
Câu 36: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, người đứng đầu Ủy ban nhân dân được gọi là
A. Bí thư. B. Chủ tịch. C. Chánh án. D. Viện trưởng.
Câu 37: Uỷ ban nhân dân có chức năng:
A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
B. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
C. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
D. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Câu 38: Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?
A. Ủy ban nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân. D. Toà án nhân dân.
Câu 39: Cơ quan thực thi PL tại cấp tỉnh, huyện, xã gọi là gì?
A. UBND. B. HĐND. C. Viện kiểm sát ND. D. Tòa án ND.
Câu 40: Cơ cấu tổ chức UBND bao gồm những bộ phận nào?
A. Chủ tịch, phó chủ tịch, các ủy viên phụ trách chuyên môn.
B. Chủ tịch, phó chủ tịch.
C. Các ủy viên phụ trách cơ quan chuyên môn.
D. Ủy viên phụ trách công an, ủy viên phụ trách quân sự.
Câu 41: Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực
hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao,
là thể hiện đặc điểm nào của UBND?
A. Trách nhiệm của UBND. B. Bổn phận của UBND.
C. Chức năng của UBND. D. Nhiệm vụ của UBND.
Câu 42: Chiều ngày 15/7/2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XIV, nhiệm kì 2021 - 2026
đã khai mạc kì họp thứ 2 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền về chủ
trương, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hoàn thành các nhiệm vụ năm 2021 và cả nhiệm kì. Tại kì
họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 cũng như hoàn thành toàn diện
Trang 3/9 – ĐC ôn GK2
các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021. Thông tin trên đề cập đến đặc điểm nào dưới đây của Hội đồng nhân
dân?
A. Chức năng của Hội đồng nhân dân. B. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
C. Khái niệm Hội đồng nhân dân. D. Mối quan hệ của Hội đồng nhân dân.
Câu 43: Kì họp thứ 15 của Hội đồng nhân dân thành phố X diễn ra từ ngày 6-7 đến 7-7 - 2020. Tại kì
họp này, Hội đồng nhân dân thành phố đã xem xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm; quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2020 của thành phố X; xem xét, quyết định một số nội
dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố. Thông tin trên đề cập đến đặc điểm nào
dưới đây của Hội đồng nhân dân?
A. Chức năng của Hội đồng nhân dân. B. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
C. Khái niệm Hội đồng nhân dân. D. Mối quan hệ của Hội đồng nhân dân.
Câu 44: Khi trao đổi về cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân huyện, bạn H cho rằng hội đồng nhân
dân huyện có Chủ tịch và các phó chủ tịch được hội đồng nhân dân bầu ra. Bạn M đồng ý với H và bổ
sung thêm, tổ chức của Hội đồng nhân dân còn có các Ban chuyên môn đây được coi là các bộ phận
cấu thành hội đồng nhân dân. Không đồng ý với M và H, bạn D cho rằng, hội đồng nhân dân còn tiến
hành bầu và phê chuẩn các chức danh đoàn thể như Bí thư Đoàn thanh niên, chủ tịch hội phụ nữ. Thấy
các bạn trao đổi sôi nổi, bạn T bổ sung thêm, hội đồng nhân dân còn là cơ quan quyền lực cao nhất của
nhân dân tại địa phương. Trong trường hợp này, ý kiến của bạn nào là hiểu đúng về Hội đồng nhân
dân?
A. Bạn H, bạn M và bạn T. B. Bạn H, bạn M và bạn D.
C. Bạn H và bạn D. d. Bạn T và bạn D.
Câu 45: Dự kiến kì họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XVIII sẽ diễn ra từ ngày 07 -
09/12/2021. Tại kì họp, thường trực, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các
ngành liên quan sẽ trình kì họp xem xét 30 báo cáo, trong đó dự kiến trình bày trực tiếp 7 báo cáo.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh dự kiến trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem
xét, thông qua 37 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trong đó:
thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chuẩn bị và trình 5 dự thảo Nghị quyết; Uỷ ban nhân dân tỉnh
chuẩn bị và trình 32 dự thảo Nghị quyết. Ngoài ra sẽ có các Nghị quyết về công tác cán bộ thuộc thẩm
quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.Thông tin cho thấy, hoạt động cơ bản và đặc trưng nhất của Hội
đồng nhân dân là thông qua hình thức nào?
A. Vận động bầu cử. B. Kỳ họp. C. Xử phạt vi phạm. D. Tuyên truyền.
Câu 46: Khi thảo luận về các cấp của Hội đồng nhân dân, bạn L cho rằng, theo luật tổ chức Hội đồng
nhân dân, ở nước ta hiện nay hội đồng nhân dân được chia thành bốn cấp, Trung ương, tỉnh, huyện và
xã. Không đồng ý với bạn L, bạn Y đưa ra quan điểm rằng hiện nay hội đồng nhân dân được chia thành
ba cấp gồm cấp tỉnh, huyện và xã. Đồng ý với bạn Y, bạn K bổ sung thêm ngoài ra còn có tổ chức hội
đồng nhân dân ở cấp thôn xóm. Sau khi suy nghĩ một hồi, bạn M cho rằng bạn Y hiểu hoàn toàn chính
xác, tuy nhiên hiện nay ở một số tỉnh, nhà nước ta đang thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân cấp
huyện ở những địa bàn phù hợp vì vậy ở những nơi này chỉ còn cấp tỉnh và cấp huyện. Xét về cơ câu
tổ chức của hội đồng nhân dân, ý kiến của bạn nào là đúng?
A. Bạn L và bạn Y. B. Bạn L và bạn M. C. Bạn Y và bạn M. D. Bạn L và bạn K.
Câu 47: Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Hội
đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.
Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tồ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân và các uỷ viên. Thông tin trên đề cập đến đặc điểm nào dưới đây của Hội đồng
nhân dân?
A. Chức năng của Hội đồng nhân dân. B. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.
C. Khái niệm Hội đồng nhân dân. D. Mối quan hệ của Hội đồng nhân dân.
Câu 48: Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công
việc phát sinh đột xuất khi Thường trực Hội đổng nhân dân, Chủ tịch uỳ ban nhân dân cùng cấp hoặc
ít nhất một phần ba tồng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. Hội đồng nhân dân quyết định các
vấn đề tại phiên họp toàn thề bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biều
quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân không được biểu
Trang 4/9 – ĐC ôn GK2
quyết thay cho đại biểu Hội đồng nhân dân khác. Hội đồng nhân dân có thể biểu quyết công khai hoặc
bỏ phiếu kín. Thông tin trên đề cập đến hình thức hoạt động cơ bản của hội đồng nhân dân là gì?
A. Kỳ họp. B. Biểu quyết. C. Bỏ phiếu. D. Bày tỏ ý kiến.
Câu 49: Anh B gởi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh V về quyết định của UBND tỉnh X giải quyết giá
bồi thường đất cho anh không đúng. Nhưng đến nay đã hơn 5 tháng mà UBND tỉnh V chưa giải quyết,
đồng thời cũng chưa trả lời lí do. Trong trường hợp này, UBND tỉnh X chưa thực hiện tốt nội dung nào
dưới đây?
A. Quy trình cơ cấu tổ chức. B. Vị trí và chức năng của UDND.
C. Quy trình bổ nhiệm nhân sự. D. Giải quyết tranh chấp bồi thường
Câu 50: Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, xã L triển khai công tác trợ cấp tiền cho người nghèo ăn
tết theo quy định của nhà nước. Vì có mâu thuẫn cá nhân với bà H là hàng xóm. Ông Q chủ tịch xã đã
chỉ đạo chị N cán bộ làm công tác hỗ trợ không đưa gia đình bà H vào danh sách được trợ cấp dù gia
đình bà đủ điều kiện với lý do gia đình bà H chưa hoàn thành các khoản đóng góp. Dù biết làm như
vậy là sai, nhưng vì sợ ông Q cắt danh hiệu thi đua của mình, chị N đành làm theo. Sau khi đem chuyện
này kể với chị B cán bộ hội phụ nữ, vốn có mâu thuẫn với ông Q, chị B đã viết bài chia sẻ lên mạng xã
hội khiến cho anh T con bà H phát hiện. Do thiếu kiềm chế, anh T đã dùng hung khí đánh ông Q phải
nhập viện. Những ai dưới đây chưa thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ của cán bộ Ủy ban nhân
dân theo quy định của pháp luật?
A. Ông Q và chị N. B. Ông Q và chị B. C. Ông Q và bà H. D. Ông Q và anh T.

BÀI 14: HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM


Câu 1: Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản
nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tồ chức quyền lực
nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Luật hình sự. B. Hiến pháp. C. Luật hành chính. D. Luật lao động.
Câu 2: Văn bản pháp luật nào được coi là Luật cơ bản của nhà nước
A. Hiến pháp. B. Luật nhà nước.
C. Luật tổ chức Quốc hội. D. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.
Câu 3: Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, văn bản pháp luật nào có
giá trị pháp lý cao nhất?
A. Hiến pháp. B. Luật nhà nước.
C. Luật tổ chức Quốc hội. D. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.
Câu 4: Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp là văn bản
pháp luật có giá trị pháp lý
A. cao nhất. B. thấp nhất. C. vĩnh cửu. D. vĩnh viễn
Câu 5: Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào?
A. 1947. B. 1945. C. 1946. D. 1950.
Câu 6: Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là năm nào?
A. 2013. B. 1980. C. 1992. D. 2001.
Câu 7: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật do
A. Chủ tịch nước ban hành B. Quốc hội ban hành.
C. Thủ tướng chính phủ giới thiệu. D. Mặt trận tổ quốc ban hành
Câu 8: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề
A. cơ bản và quan trọng nhất. B. cơ bản và cụ thể hóa mọi vấn đề.
C. quan trọng nhất đối với ngân sách. D. quan trọng nhất đối với Đảng.
Câu 9: Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, Hiến pháp được coi là
A. đạo luật cơ bản nhất. B. luật cụ thể nhất.
C. luật dễ thay đổi nhất. D. luật thiếu tính ổn định.
Câu 9: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, các quy định trong Hiến pháp mang tính
A. tuyên ngôn. B. bất biến. C. kinh tế. D. kinh doanh.
Câu 10: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, các quy định trong Hiến pháp mang tính
A. cương lĩnh. B. cương quyết. C. thương mại. D. vĩnh cửu.
Trang 5/9 – ĐC ôn GK2
Câu 11: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, các quy định trong Hiến pháp mang tính tuyên
ngôn, góp phần
A. tăng thu ngân sách. B. tăng tính quyền lực.
C. điều chỉnh chung. D. điều chỉnh cụ thể
Câu 12: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, vì dựa vào các quy định trong Hiến pháp các luật,
pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác sẽ
A. cụ thể hóa Hiến pháp. B. chỉnh sửa lại Hiến pháp.
C. độc lập với Hiến pháp. D. xa dời nội dung Hiến pháp
Câu 13: Việc Quốc hội ban hành Luật giáo dục năm 2019 để cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của
Hiến pháp năm 2013 là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của Hiến pháp
A. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tương đối ổn định. B. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt
C. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. D. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài.
Câu 14: Việc Quốc hội ban hành Luật bảo vệ môi trường để cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của
Hiến pháp năm 2013 là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của Hiến pháp?
A. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài. B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.
C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tương đối ổn định. D. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt
Câu 15: Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Bộ luật
Lao động năm 2019 là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của Hiến pháp?
A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.
B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài.
C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tương đối ổn định.
D. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt
Câu 16: Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước vì vậy
hiến pháp có hiệu lực pháp lý
A. cụ thể. B. lâu dài. C. vĩnh viễn. D. vĩnh cửu.
Câu 17: Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước vì vậy
nội dung của Hiến pháp mang tính
A. tương đối ổn định. B. tượng trưng lâu dài.
C. cố định và ổn định. D. ổn định và bất biến.
Câu 18: Trong lịch sử lập hiến, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các bản
Hiến pháp nào dưới đây?
A. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1992,2013. B. Hiến pháp 1946, 1960,1980,1992,2013.
C. Hiến pháp 1946, 1959,1981,1992,2013. D. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1993,2013
Câu 19: Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm mấy bước được quy định trong Hiến
pháp?
A. 8 bước. B. 7 bước. C. 6 bước. D. 9 bước.
Câu 20: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao
nhiêu điều?
A. 11 chương, 120 điều. B. 12 chương, 121 điều.
C. 13 chương, 122 điều. D. 14 chương, 123 điều.
Câu 21: Hiến pháp được thông qua khi có bao nhiêu tổng sổ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. Ít nhất hai phần ba. B. Một phần ba.
C. Hai phần ba. D. Ít nhất một phần ba.
Câu 22: Chủ thể nào dưới đây không có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Chủ tịch nước. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Chính phủ. D. Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 23: Chủ thể nào dưới đây không có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Chủ tịch nước. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Chính phủ. D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 24: Chủ thể nào dưới đây không có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Chủ tịch Quốc hội. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Chính phủ. D. Một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Trang 6/9 – ĐC ôn GK2
Câu 25: Chủ thể nào dưới đây không có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Chính phủ. D. Một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Câu 26: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ. B. Chủ tịch nước.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Tổng bí thư.
Câu 27: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Tổng bí thư.
Câu 28: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ. B. Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Tổng bí thư.
Câu 29: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Chủ tịch Quốc hội. B. Tổng bí thư.
C. Thủ tướng chính phủ. D. Một phần ba số đại biểu quốc hội.
Câu 30: Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có bao nhiêu tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. Ít nhất hai phần ba. B. Một phần ba.
C. Hai phần ba. D. Ít nhất một phần ba.
Câu 31: Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp?
A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Tòa án. D. Viện kiểm sát.
Câu 32: Hiến pháp được thông qua khi có bao nhiêu số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. Ít nhất hai phần ba. B. Một phần ba.
C. Hai phần ba. D. Ít nhất một phần ba.
Câu 33: Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do cơ quan nào quyết định?
A. Chính phủ. B. Chủ tịch nước.
C. Quốc hội. D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Câu 34: Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do cơ quan nào quyết định?
A. Quốc hội. B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư. D. Thủ tướng chính phủ.
Câu 35: Mọi văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành không phù hợp với Hiến pháp sẽ
A. hủy bỏ. B. tiếp tục. C. giữ nguyên. D. thực hiện.
Câu 36: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm". Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
A. Hiến pháp có tính ổn định lâu dài.
B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước.
C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài.
D. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt.
Câu 37: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ". Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?
A. Hiến pháp có tính ổn định lâu dài.
B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước.
C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài.
D. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt.
Câu 38: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành
Bộ luật Lao động năm 2019. Nội dung trên thể hiện Hiến pháp là cơ sở để
A. ban hành các văn bản pháp luật khác. B. cụ thể hóa các nội dung của luật khác.
C. xử phạt mọi hành vi vi phạm pháp luật. D. dung hòa các mối quan hệ trong xã hội.

Trang 7/9 – ĐC ôn GK2


Câu 39: Hiến pháp là .......... của một quốc gia, có hiệu lực pháp lí .......... quy định những vấn đề cơ
bản và quan trọng của một nước như chế độ chính trị; các .......... và .......... cơ bản của con người; các
chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ; chủ quyền thiêng liêng của quốc gia cũng
như các cơ quan quyền lực nhà nước.
A. luật cơ bản, cao nhất, quyền, nghĩa vụ. B. luật cơ bản, cao nhất, nghĩa vụ, quyền.
C. bộ luật, cao nhất, quyền, nghĩa vụ. D. luật cơ bản, thấp nhất, quyền, nghĩa vụ.
Câu 40: Mọi người có quyền hiến một bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc
thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải
có sự đồng ý của người được thử nghiệm (Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013). Quy định trên thể
hiện đặc điểm nào của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
A. quyền giáo dục. B. quyền con người. C. quyền kinh tế. D. quyền đi học.
Câu 41: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây không tuân tuân theo Hiến pháp?
A. Đi nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. B. Đóng thuế đầy đủ.
C. Tham gia bầu cử tại địa phương sinh sống. D. Tham gia vào các tệ nạn.
Câu 42: Nội dung nào dưới đây nói về vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam?
A. Là đạo luật cơ bản của Nhà nước. B. Là văn bản pháp luật mang tính biểu tượng.
C. Là công cụ cơ bản để thực hiện hành pháp. D. Là công cụ cơ bản để thực hiện quyền tư pháp.
Câu 43: Nội dung nào dưới đây không phù hợp với nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013?
A. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác.
B. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp,
C. Các văn bản nếu chưa phù hợp với Hiến pháp thì phải điều chỉnh.
D. Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Câu 44: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.
B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.
D. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác.
Câu 45: Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm chấp hành và bảo vệ Hiến
pháp?
A. Cán bộ - công chức. B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Mọi công dân. D. Người từ đủ 15 tuổi trở lên.
Câu 46: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Luật cơ bản của nước ta. B. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng.
C. Có hiệu lực pháp lí cao nhất. D. Quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng lao động.
Câu 47: Theo quy định của pháp luật, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như
thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?
A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương. B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
C. Có mối quan hệ độc lập với Hiến pháp. D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp.
Câu 48: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của giai cấp nông dân.
Câu 49: Theo quy định của pháp luật, các quy định của Hiến pháp là cơ sở cho việc xây dựng
A. các quan hệ xã hội. B. hệ thống pháp luật.
C. các quan hệ kinh tế. D. hệ thống kinh tế đối ngoại .
Câu 50: Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?
A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
Trang 8/9 – ĐC ôn GK2
D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.
Câu 51: Nội dung nào dưới đây không nói về vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp.
D. Các văn bản pháp luật khác có tính độc lập với Hiến pháp.
Câu 52: Theo quy định của pháp luật, Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây?
A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước. B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia.
C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia. D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước.
Câu 53: Nước ta ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm nào?
A. 1945. B. 1946. C. 1947. D. 1948.
Câu 54: Hành vi nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
A. Doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Bả X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
C. Chị H tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước.
D. Công ty Y khai thác tài nguyên khi chưa được cấp phép.
Câu 55: Khẳng định nào dưới đây là đúng về đặc điểm của Hiến pháp?
A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.
B. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật.
C. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể.
D. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền.
Câu 56: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện và tuân thủ
Hiến pháp
A. Tuyên truyền chống phá nhà nước. B. Xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng.
C. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi phản động. D. Gây rối an ninh trật tự trong khu dân cư.
Câu 57: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa
vụ tuân thủ Hiến pháp?
A. Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.
B. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
C. Tích cực tuyên truyền, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.
D. Tiếp tay, ủng hộ các hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước.
Câu 58. Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây?
A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước.
B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia.
C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia.
D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước.
Câu 59. Khẳng định nào dưới đây là đúng về Hiến pháp?
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.
Câu 60. Hành vi nào dưới đây là không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tuân thủ Hiến
pháp?
A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.

Trang 9/9 – ĐC ôn GK2

You might also like