Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á




BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


MÔN HỌC: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á
NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐỀ TÀI:

XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG DO KHAI THÁC


NGUỒN NƯỚC GIỮA CÁC QUỐC GIA TRONG
LƯU VỰC SÔNG MEKONG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Anh Thư


Lớp: DH21SA02

TP.HCM, ngày 24 tháng 5 năm 2023

1
ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ: HÌNH THỨC NỘP TIỂU LUẬN (60%)

Môn: Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á

RUBRIC ĐÁNH GIÁ

ĐÁNH GIÁ
THANG
TIÊU CHÍ CỦA GIÁO
ĐIỂM
VIÊN
NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN 60
1. Vận dụng phù hợp những kiến thức hoặc các cơ sở lý thuyết đã học vào giải quyết các 30
vấn đề/ chủ đề đặt ra trong bài tiểu luận.
2. Khai thác nguồn tài liệu phong phú (khai thác từ 10 nguồn tài liệu học thuật uy tín trở 10
lên: sách, tạp chí khoa học chuyên ngành, website học thuật,…); nguồn tài liệu tham
khảo (ngoại trừ những nguồn tài liệu lý thuyết kinh điển) được công bố từ năm 2005 trở
lại.
3. Phân tích nội dung trong các đề mục của tiểu luận được trình bày logic, khoa học và 20
hệ thống chặt chẽ.
HÌNH THỨC BÀI TIỂU LUẬN 40
4. Sử dụng kiểu chữ Times New Roman hoặc Arial, cỡ chữ 12, cách dòng 1.15 đến 1.5. 10
Canh lề đều và đánh số trang đầy đủ. Viết đúng chính tả, ngữ pháp, sử dụng ngôn ngữ
học thuật phù hợp.
5. Làm đúng mẫu tiểu luận, thuật ngữ được viết tắt trong bài, cách trích dẫn trong bài và 20
ghi danh mục tài liệu tham khảo đúng theo chuẩn trích dẫn tài liệu của APA 6 (American
Psychological Association 6th Edition)
6.Thực hiện đảm bảo số trang hoặc số từ theo qui định của Giảng viên (không tính trang 10
bìa, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo)
TỔNG ĐIỂM 100

2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................................5
3. Kết cấu của tiểu luận.....................................................................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................................6
1. Cơ sở lí luận..................................................................................................................................6
1.1. Chủ nghĩa hiện thực trong vấn đề xung đột môi trường do khai thác nguồn nước giữa các
quốc gia trong lưu vực...................................................................................................................6
1.2 Khái niệm về sông quốc tế:......................................................................................................7
1.3 Khái niệm về khai thác sông....................................................................................................7
1.4 Khái niệm về xung đột môi trường..........................................................................................8
2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................................................9
2.1 Khái quát về sông Mekong......................................................................................................9
CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỪ VIỆC KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC GIỮA
CÁC QUỐC GIA THUỘC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG................................................................9
1. Suy thoái môi trường và mất đa dạng sinh học của sông Mekong.................................................9
1.1 Tài nguyên nước....................................................................................................................10
1.2 Tài nguyên rừng.....................................................................................................................11
1.3 Tài nguyên sinh vật................................................................................................................11
1.4. Tài nguyên khoáng sản - cát.................................................................................................14
2. Tình trạng môi trường bị hạn hán, xâm nhập mặn trong nông nghiệp ở các khu vực hạ nguồn
sông Mekong...................................................................................................................................15
2.1 Tình trạng..............................................................................................................................15
2.2 Nguyên nhân..........................................................................................................................17
2.3 Hậu quả..................................................................................................................................17
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LƯU VỰC CHO CÁC
QUỐC GIA THUỘC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG.......................................................................17
1. Giải pháp chung...........................................................................................................................17
2. Giải pháp cá nhân........................................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................20

3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt


ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
XĐMT Xung đột môi trường
World Wide Fund For Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn
WWF
Nature Thiên nhiên
Sáng kiến hạ lưu sông
LMI Lower Mekong Initiative
Mekong
MRC Mekong River Commission Ủy hội Sông Mekong
Chương trình môi trường
United Nations Environment
UNEP Liên Hợp Quốc
Programme
LHQ United Nations Liên Hợp Quốc

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sông Mekong là một trong những con sông dài nhất và lớn nhất ở Đông Nam Á , chảy qua
sáu quốc gia : Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Dòng sông
chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đóng góp những giá trị kinh tế
cho các nước trong lưu vực. Trong đó tài nguyên nước là tài nguyên có ý nghĩa vượt trội
nhất mà dòng sông Mekong mang lại. Nổi bật là các lĩnh vực sản xuất thủy điện,sản xuất
nông nghiệp và giao thông đường thủy.Sông Mekong là một trong những điểm đáng chú ý
trong lĩnh vực ngoại giao giữa các quốc gia trong lưu vực. Tuy nhiên,thực trạng khai thác
sông chung Mekong còn rất nhiều bất cập xuất phát từ lợi ích quốc gia.Việc khai thác tự
do,không theo quy hoạch và các định hướng phát triển bền vững của sông Mekong đã gây ra
nhiều hậu quả tiêu cực cho các quốc gia trong lưu vực. Ảnh hưởng xấu đến môi trường,dòng
chảy,lũ lụt bất thường,mất cân bằng hệ sinh thái và xâm nhập mặn. Điển hình,hiện nay
Trung Quốc và Lào đã tăng cường xây dựng nhiều dự án thủy điện, ra sức ngăn chặn dòng
chảy sông Mekong nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển hệ thống thủy điện. Điều này đã và
đang gây ra những khó khăn, thách thức rất lớn cho các nước phía hạ nguồn, trong đó Việt
Nam nằm vị trí cuối cùng của hạ nguồn sông Mekong nên sẽ chịu tác động nặng nề nhất.
Hay sự cố vỡ đập Xepian Xenamnoy ở tỉnh Attapeu – ngày 23/7/2018 làm 7 ngôi làng của
tỉnh này ngập trong nước , 27 người thiệt mạng , 131 người mất tích và 3.000 người cần cứu
trợ và ước tính thiệt hại lên đến hàng chục tỉ USD.
Theo Tiến sĩ C.Hart Schaaf – cựu viên Ủy ban sông Mekong quốc tế cho rằng : “… đây là
người khổng lồ đang ngủ , chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện , về dẫn
thủy nhập điền cũng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên…” . Vì thế,
tiềm năng để khai thác sông Mekong vẫn còn rất nhiều nhưng để khai thác hiệu quả và đảm
bảo sự phát triển bền vững giữa các quốc gia là một vấn đề cấp bách. Cần có sự hợp tác giữa
các quốc gia và các tổ chức quốc tế mới có thể đưa đến việc khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên cũng như bảo vệ môi trường tại sông Mekong. Do đó, em đã chọn đề tài “ Xung đột
môi trường do khai thác nguồn nước giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mekong giai
đoạn 2016 – 2022” để có thể nghiên cứu sâu và phân tích kĩ hơn về vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá việc khai thác nguồn nước sông Mekong giữa các quốc gia
trong lưu vực đã có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Hệ thống hóa các vấn đề gây
xung đột môi trường và đưa ra giải pháp nhằm khai thác sông chung Mekong một cách hiệu
quả , an toàn , bền vững.
3. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 4 chương:
- Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Chương II. Những vấn đề môi trường từ việc khai thác nguồn nước giữa các quốc gia
thuộc tiểu vùng sông Mekong

5
- Chương III. Giải pháp cho vấn đề môi trường tại lưu vực sông Mekong cho các quốc
gia

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1. Cơ sở lí luận
1.1. Chủ nghĩa hiện thực trong vấn đề xung đột môi trường do khai thác nguồn nước
giữa các quốc gia trong lưu vực
Sông Mekong đối với các quốc gia trong lưu vực có một tầm ảnh hưởng quan trọng. Vì là
con sông trải dài qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam) nên từ lâu đời sông Mekong luôn là điểm nổi bật trong vấn đề ngoại giao. Tuy nhiên,
thay vì cùng hợp tác phát triển giữa các quốc gia thường xuyên có sự tranh chấp về quyền sở
hữu tài nguyên và quản lí tài nguyên trong lưu vực sông Mekong, đặc biệt là về tài nguyên
nước.Việc các quốc gia khai thác tài nguyên chỉ nhằm phục vụ lợi ích bản thân quốc gia mà
không tuân theo các định hướng lâu dài đã gây ra nhiều hệ quả cho môi trường của sông
Mekong.
Xét về phương diện quan hệ quốc tế, đây là vấn đề thuộc chủ nghĩa hiện thực (Realism). Điều
này thể hiện rõ qua các quốc gia tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự
tồn tại của mình trong hệ thống thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực
càng tốt. Việc này dẫn tới việc các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau
nhằm theo đuổi lợi ích quốc gia dưới dạng quyền lực, khiến cho các quốc gia không thể duy
trì việc hợp tác một cách lâu dài. Điển hình trong vấn đề này là các quốc gia ở lưu vực
thượng nguồn trữ nước khiến cho nguồn nước của các quốc gia ở hạ lưu bị cạn kiệt, suy thoái
và xâm nhập mặn.

lượng nước sông Mekong 2022

11.30%

32.70% 56.00%

Trung Quốc Lào Các quốc gia còn lại

Bảng 1: Lượng nước sông Mekong 2022

6
Theo báo Tuổi Trẻ “Đập thủy điện làm rối nhịp thủy văn ở Mekong, 2022 nguy cơ tiếp tục
khô hạn đe dọa sản lượng ĐBSCL” (16/2/2022) cho biết, trên toàn bộ dòng Mekong chảy
qua 6 quốc gia Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, các đập tại
Trung Quốc đang trữ 56% lượng nước, sau đó là Lào với 32,7% lượng nước.
Trong một năm bình thường, điều này không gây quá nhiều hệ lụy. Nhưng trong năm ít mưa,
việc này khiến các nước ở hạ lưu gặp khó khăn. Điều này gây xáo trộn đến nhịp thủy văn của
dòng sông, hệ sinh thái sẽ dần suy tàn kèm theo hạn hán kéo dài. Trung Quốc và Lào đã xây
dựng nhiều đập thủy điện để phục vụ cho lợi ích quốc gia của mình nhưng đã để ảnh hưởng
lớn tới nền kinh tế, môi trường sống của các quốc gia còn lại. Tình hình hợp tác trở nên căng
thẳng và luôn trong tình trạng đối đầu với nhau.
Vì thế, vấn đề xung đột môi trường do việc khai thác nguồn nước giữa các quốc gia trong lưu
vực sông Mekong luôn là vấn đề nhức nhối. Đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL của Việt Nam
nói riêng và các quốc gia ở hạ lưu nói chung trong việc giải quyết các xung đột khi khai thác
nguồn nước và bảo vệ môi trường khỏi tình trạng suy thoái.
1.2 Khái niệm về sông quốc tế:
Trước thế kỷ 20 trong một số hiệp ước quốc tế đã đưa ra hai tiêu chí đễ xác định một sông có
thể được coi là “sông quốc tế”. Hai tiêu chí này bao gồm (19) :
“Tiêu chí thứ nhất được dựa trên yếu tố địa lý: theo đó “sông quốc tế” là sông chảy qua lãnh
thổ của hai hay nhiều quốc gia. Dựa trên tiêu chí này thì sông quốc tế được chia làm hai loại:
Sông làm biên giới giữa hai quốc gia như Sông Niger, Sông Indus,.... Sông chảy từ quốc gia
này sang quốc gia khác như Sông Danube, Sông Senegal,..
Tiêu chứ thứ hai dựa vào mục đích sử dụng: Theo đó “sông quốc tế” là sông có thể sử dụng
cho hoạt động giao thông thủy. Như trong Công ước Viên 1815 về Quy chế pháp lý của các
sông: Main, Neckar, Mosell, Meuse, Scheldt ở châu Âu và Công ước Berlin năm 1885 về
sông Congo là sông Niger ở châu Phi đã quy định: “một dòng sông được coi là sông quốc tế
nếu có thể giao thông thủy được. Do đó trước thế kỷ 19 các quốc gia ven sông chủ yếu sử
dụng sông quốc tế để phục vụ cho mục đích giao thông thủy.
Đến công ước Barcelona về quy chế pháp lý của các sông quốc tế do 42 quốc gia ở châu Âu,
châu Á, châu Phi thông qua và có hiệu lực ngày 31/10/1992 đã bổ sung vào tiêu chí thứ hai
để xác định một sông quốc tế là “sông có thể sử dụng cho những mục đích khác giao thông
thủy như: tưới tiêu, thủy điện, sinh hoạt,...”
Từ năm 1950 đến nay, tiêu chí thứ nhất dựa trên yếu tố địa lý để xem xét một sông quốc tế đã
mở rộng hơn. Một sông được coi là “sông quốc tế” là sông mà “một phần diện tích tập trung
trước mặt, nguồn nước ngầm nằm trong lãnh thổ quốc gia láng giềng”
Như vậy “sông quốc tế” không chỉ là “những sông chảy qua lãnh thổ của hai hay nhiều quốc
gia nhất định”, mà còn bao gồm các sông có nguồn nước ngầm chảy từ quốc gia khác chảy
vào.

7
1.3 Khái niệm về khai thác sông
(11)
Khai thác dòng sông là tác động lên nó, từ đó sẽ phát sinh những mặt được và mặt mất.
Điều này ảnh hưởng đến sinh thái và cuộc sống của người dân trong nhiều năm, không chỉ
trong điều kiện khí tượng thủy văn bình thường mà còn trong những trường hợp thời tiết cực
đoan.
- Dòng sông sẽ chết nếu không có đủ nước. Chuyển nước của một dòng sông ra khỏi lưu vực
của nó là một tác động có thể được ví như trích máu ra khỏi cơ thể của một con người.
- Mất rừng là mất nước. Mất rừng kéo theo hạ mức thủy cấp trong lưu vực, xói mòn, rửa trôi,
lũ quét, thay đổi địa mạo của vùng, của lòng sông và chế độ thủy văn. Rừng đầu nguồn bị tàn
phá là một mối đe dọa nặng nề đối với một dòng sông, nhất là ở các vùng nhiệt đới.
1.4 Khái niệm về xung đột môi trường
Khái niệm XĐMT đã xuất hiện trên thế giới từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90
của thế kỷ trước. Cho đến nay ,việc nghiên cứu về XĐMT đã tương đối phổ biến trên thế giới
và XĐMT được hiểu là định nghĩa khác nhau, nhưng nổi bật có thai quan niệm khác nhau về
XĐMT. (18)
Quan niệm thứ nhất của Nhóm ENCOP (The Environment and Conicts Project) dẫn đầu bởi
Gunther Baechler.Liszewski thuộc nhóm này định nghĩa:
“ XĐMT là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ,tộc người, hoặc là xung đột
đối với các nguồn tài nguyên hay lợi ích quốc gia,...”.
Quan niệm thứ hai của nhóm Toronto Thomas Homer-Dixon lãnh đạo cho rằng:
“XĐMT là những xung đột dữ dội do sự khan hiếm môi trường (environmental scarcity) gây
ra trong sự tương tác với nhiều yếu tố, thường là các yếu tố có tính chất bối cảnh, tình huống
cụ thể...”
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về XĐMT, nhưng hầu hết đều thống nhất quan
điểm,đó là mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột về lợi ích trong khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và tác động đến môi trường tự nhiên. Sự xung đột về lợi ích có thể phát sinh giữa
các cộng đồng trong xã hội, giữa các quốc gia...mà đại diện là các nhóm xã hội khác
nhau.Theo cách tiếp cận xã hội học môi trường, có thể đưa ra định nghĩa:
“ XĐMT là một dạng xung đột xã hội liên quan với quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và tác động lên môi trường tự nhiên”.
Trong XĐMT luôn phải có các bên liên quan tham gia, tức là các đương sự xung đột.Có thể
xác định các đương sự xung đột như sau:
1) Không phân chia giới tuyến
2) Có phân chia giới tuyến
3) Giữa cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường với cộng đồng dân cư
4) Giữa các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường

8
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Khái quát về sông Mekong
Mekong là con sông quan trọng của khu vực Đông Nam Á cũng như là con sông lớn của thế
giới.Sông chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.Tiểu
vùng sông Mekong mở rộng là một khu vực địa lí bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm
trong lưu vực sông Mekong: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, tỉnh Vân Nam
và Quảng Tây của Trung Quốc. Tổng diện tích lên đến 2,33 triệu km². Với mỗi quốc gia sông
Mekong lại có một danh xưng riêng: tại Trung Quốc gọi là Lan Thương, Lào gọi là Mê
Khóong hay Nậm Khoong, đoạn chảy qua Campuchia được gọi là Mê Công hay Tông – Lê
Thơm, còn tại Việt Nam người Việt phiên âm Hán - Việt thành Cửu Long.(21)
Theo dữ liệu “Ủy ban sông Mekong” (2017) (1) , sông Mekong có chiều dài khoảng 4.350 km,
đứng thứ 12 thế giới và thứ 7 tại Châu Á.Về địa lí, khu vực có dạng đồng bằng, đồi núi, rừng,
đồng cỏ…, sông có kiểu khí hậu nóng ẩm và có lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa
nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km². Lưu vực này là
nơi có một trong những khu vực đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới, với hơn
20.000 loài thực vật và 850 loài cá được phát hiện cho đến nay.Trong đó có nhiều loại động
vật quý hiếm như cá heo sông và các loài cá khổng lồ đang kêu gọi được bảo tồn. Do các điều
kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn khoáng sản dồi dào, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp bởi các
nhánh sông Mekong, thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như chăn nuôi. Ước
tính có khoảng 80% trong số gần 65 triệu người sống ở hạ lưu vực sông Mê Kông phụ thuộc
vào dòng sông và các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của nó để kiếm sống, khiến
cho sự phát triển bền vững trở nên quan trọng đối với môi trường và các cộng đồng sống
trong lưu vực.
Sự đa dạng sinh học của khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng giữ một vị trí quan trọng
trong công tác nghiên cứu các loài động thực vật của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên (WWF). Hiện
nay hệ sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng đang bị đe dọa bởi nạn săn bắt,
khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, và đang được kêu gọi bảo vệ bởi WWF.
(20)
Ngoài ra các quốc gia ở hạ lưu còn có sự hợp tác cùng phát triển như “Sáng kiến hạ lưu
sông Mekong” (LMI) - là một chương trình hợp tác đa phương giữa Hoa Kỳ và các quốc gia
trong khu vực hạ lưu sông Mekong, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt
Nam. Mục tiêu của LMI là thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như phát triển kinh tế, quản lý
tài nguyên nước, phát triển năng lượng bền vững, giáo dục và y tế, quản lý môi trường, và
bảo vệ phụ nữ và trẻ em. LMI được thành lập vào năm 2009 và tiếp tục hoạt động nhằm thúc
đẩy sự phát triển bền vững và hợp tác trong khu vực hạ lưu sông Mekong.

CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỪ VIỆC KHAI THÁC NGUỒN
NƯỚC GIỮA CÁC QUỐC GIA THUỘC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG
1. Suy thoái môi trường và mất đa dạng sinh học của sông Mekong
Sông Mekong ở Đông Nam Á được biết đến là một con sông mang giá trị quan trọng toàn
cầu, có số lượng lớn tài nguyên khai thác và hệ sinh thái đa dạng. Hơn thế nữa, sông Mekong
duy trì kinh tế, chính trị, phát triển giao thông, thương mại và du lịch. Khoảng hơn 70 triệu
người sống nhờ vào tài nguyên của sông Mekong. Sông Mekong có hơn 1,148 loài cá, góp

9
phần phát triển nghề đánh bắt thủy sản, tạo cơ hội việc làm nhiều hơn như sửa chữa tàu
thuyền, sản xuất thức ăn cho cá và công cụ đánh bắt,.. Sản lượng đánh bắt nội địa của Lưu
vực hạ lưu sông Mekong là lớn nhất thế giới, với tổng sản lượng đánh bắt ước tính khoảng
2,3 triệu tấn và 11 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. (1) Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông
Mekong là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động thực vật. Các hệ sinh thái rừng ở
lưu vực này rất phong phú với các khu rừng xanh, rừng trên núi, rừng cây rụng lá, cây bụi,
cây lấy gỗ và rừng đước. Rừng cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ là
nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn và nguồn thị trường các sản phẩm động,
thực vật như thức ăn, dược liệu và các loại khác. (2)
Nhưng những năm gần đây (2016-2021), đã có những thông tin về những biến động suy thoái
môi trường, làm mất dần đi sự đa dạng của sinh học của sông Mekong gây sự lo lắng của
những người dân sống gần lưu vực sông và cả 6 quốc gia mà sông Mekong chảy qua.
1.1 Tài nguyên nước
Trong suốt những năm 2000, chất lượng nước ở hạ nguồn sông Mekong không bị ô nhiễm,
với các chỉ số “xuất sắc” đối với các dòng sông nhánh và trạng thái “tốt” đối với các dòng
sông chính. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, chất lượng nước ở hạ nguồn sông Mekong đã bị
suy giảm, đặc biệt là gần thành phố Viêng Chăn; sông Sê Kông, Sê San và Srêpôk; hệ thống
hồ Tonle Sap; và đồng bằng sông Cửu Long (3). Hệ sinh thái lưu vực sông tại các quốc gia
thượng nguồn đang xuống cấp trầm trọng, đe dọa kinh tế và đời sống của hàng triệu người.
Chất lượng nước ngày càng xấu, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn với cường độ
tăng dần trong khi thủy sản cạn kiệt, sạt lở ven sông ở mức báo động và biến đổi khí hậu làm
trầm trọng thêm các tác hại. (4)
Sự suy thoái môi trường do từ các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu và do tác động từ hoạt
động của con người trong việc khai thác quá mức để phát triển lưu vực, đặc biệt chú ý nhất
đó chính là những dự án xây đập thủy điện.
Có 2 xu hướng quan điểm về xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong. Những người
ủng hộ càng xây thêm nhiều đập thủy điện trên lưu vực sông Mekong vì thế giới ngày càng
phát triển, dân cư ngày càng đông, đa số hoạt động sinh hoạt, buôn bán của con người đều
cần phải có nước, do đó phải xây dựng đập thủy điện vì là loại năng lượng sạch, tái tạo được,
đập có tác dụng để trữ nước, phát điện, cắt lũ và điều tiết nước trong mùa khô cho hạ lưu.
Các đập thủy điện ở Trung Quốc và các hồ chứa ở Thái Lan, Lào và Campuchia sẽ làm chậm
tốc độ dòng chảy thiên nhiên của sông, làm bồi lắng một lượng phù sa lớn tại hồ, thay đổi
động lực dòng chảy gây xói lở các đoạn sông hạ lưu, đập chắn đường đi cho chu trình sinh
sản đồng thời cũng làm thay đổi chế độ phù du, dinh dưỡng sông ảnh hưởng đến chu trình
sinh sản và sinh trưởng của các loài cá, tác động đến sinh kế của người dân ven sông. Lượng
phù sa từ thượng nguồn Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng lượng phù sa của sông
Mekong. ĐBSCL hàng năm người dân vẫn mong lũ về (còn gọi là mùa nước nổi) để khai
thác thủy sản, vệ sinh đồng ruộng, lấy phù sa. Chỉ riêng các tỉnh trong vùng ven biên giới
Việt Nam-Campuchia, mùa nước nổi hàng năm cũng thu nhập khoảng 4.500 tỷ đồng. (5)
Những người phản đối nếu xây đập thủy điện ngày càng nhiều chỉ vì phát triển kinh tế thì sẽ
làm ngập đất, rừng gây lũ lụt, hạn hán, dân cư phải di dời, làm thay đổi chế độ dòng chảy, và

10
môi trường sinh thái. Chia cắt các dòng sông để tạo ra đập thủy điện có thể giúp giảm thiểu
khủng hoảng năng lượng trên thế giới và giảm nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên,
việc xây dựng đập cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực to lớn đối với môi trường và hệ
sinh thái như làm suy thoái chất lượng nước, có thể làm thay đổi dòng chảy, xói mòn, trầm
tích và nước thải từ một nguồn hay nhiều nguồn (3).
Các con đập thủy điện được đưa vào vận hành đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước mùa lũ
và dòng trầm tích hàng năm trong biên giới Trung Quốc, làm trầm trọng hồ chứa và suy giảm
chất lượng nước trong các hồ chứa, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng sinh
vật thủy sinh ven sông và tập hợp cá. Ngược lại, các con đập chỉ gây ra những tác động bất
lợi nhỏ đối với môi trường hạ lưu và các hệ sinh thái bên ngoài Trung Quốc nhưng gây bất
lợi nhiều cho các nước nằm dưới hạ nguồn sông Mekong.
1.2 Tài nguyên rừng
Một nghiên cứu cho thấy rằng nạn phá rừng ở Campuchia đang gia tăng rất nhanh chóng ở
lưu vực sông Mekong: “…..gần 19% diện tích rừng nguyên sinh (gần 24.000 km2) đã bị mất,
trong đó nạn phá rừng ở vùng đồng bằng ngập lũ (31%) nhiều hơn so với vùng cao (18%).
Kết quả của chúng tôi chứng thực các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phá rừng rất cao ở
Campuchia.” (6)
Sông Mekong đang bị đe dọa bởi các tác động khai thác do con người tạo ra, bao gồm nạn
phá rừng để canh tác và đô thị hóa, xây dựng đập làm ngập rừng và khuyến khích phát triển
đường bộ. Xây đập thủy điện cũng là một trong nguyên nhân khai thác rừng quá mức. Thậm
chí có nhiều trường hợp khai thác rừng trái phép để phục vụ lợi ích cá nhân.
Hậu quả từ việc phá rừng để xây dựng đập thủy điện gây hiện tượng lũ lụt, sạt lở ngày càng
nhiều. Tuy rằng thủy điện không làm hiện tượng lũ lụt gia tăng nhưng có thể làm mất rừng để
cản lũ. Mưa nhiều sẽ dễ gây ra lũ lụt nhiều và thường xuyên hơn, nếu như nhà máy thủy điện
xả nước nữa thì sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sinh hoạt của người dân, thậm chí là cuốn trôi nhà
cửa, con người khi vỡ đập trong mùa mưa bão.
1.3 Tài nguyên sinh vật
1.3.a. Các loại cá nước ngọt lớn trên sông Mekong
Mực nước các con sông tại khu vực sông Mekong tại Campuchia giảm mạnh trong những
năm gần đây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của hàng triệu người vì ngư dân chỉ bắt
được rất ít hải sản (theo báo tuổi trẻ, 2021 ). Những loại cá lớn nhất thế giới như cá da trơn
khổng lồ sở hữu kích thước như gấu xám Bắc Mỹ, cá trà sóc, cá tra dầu và các loài cá khổng
lồ khác sống trong sông Mekong đã gần như tuyệt chủng vì bị khai thác đánh bắt quá mức và
không thể phục hồi lại. (7)

11
Nguồn ảnh: https://www.reuters.com/
HÌNH 1:Con cá nước ngọt lớn nhất thế giới

một con cá đuối gai độc khổng lồ, nặng 661 pound (300 kg) được chụp ảnh với các nhà khoa học
quốc tế, quan chức thủy sản Campuchia và dân làng tại đảo Koh Preah ở sông Mekong phía nam tỉnh
Stung Treng, Campuchia vào ngày 14 tháng 6 năm 2022.

1.3.b. Cá heo sông Mekong có nguy cơ tuyệt chủng cao


Theo tờ Bangkok Post, xác con cá heo dài 2,38 m và nặng 160 kg được phát hiện hôm 19.3,
trở thành cá thể đầu tiên thuộc loài này chết trên sông Mê Kông trong năm nay, giữa lo ngại
gia tăng của giới bảo tồn.
Cá heo Irrawaddy (Orcaella brevirostris) ở Việt Nam còn được gọi là cá nược, nổi tiếng với
trán phồng và mỏ ngắn, từng hiện diện ở rất nhiều khu vực trên sông Mê Kông. Song trong
những thập kỷ gần đây, chúng hầu như chỉ xuất hiện trên đoạn sông dài khoảng 190 km từ
tỉnh Kratie phía đông bắc Campuchia đến biên giới với Lào.
Theo tờ Khmer Times, nạn đánh bắt trái phép và rác thải nhựa đã khiến số lượng cá heo
Irrawaddy sụt giảm, trong khi những đập thủy điện ở thượng nguồn và biến đổi khí hậu gây
tác động dòng chảy sông Mê Kông khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp. Số lượng cá
heo Irrawaddy trên sông Mê Kông đã giảm xuống còn 200 con trong khảo sát lần đầu vào
năm 1997 và xuống chỉ còn 89 con vào năm 2020. Loài động vật hữu nhũ này còn sinh sống
tại 2 dòng sông khác là Ayeyarwady ở Myanmar và Mahakam ở Indonesia. Nhiều người dân
tại Kratie sống nhờ vào việc đưa du khách xem cá heo và bán những đồ lưu niệm liên quan
đang lo ngại về tương lai của họ cũng như của loài động vật này. (theo báo thanhnien.vn,
2021)

12
HÌNH 2: cá heo Irrawaddy ở sông Mekong

Nguồn ảnh: WWF (Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên)

Việc đánh bắt trái phép bằng lưới điện, lưới rê sẽ tăng nguy cơ tuyệt chủng những loài cá lớn,
loài cá quý hiếm. Xây đập thủy điện cũng là một trong lý do làm mất đi sự đa dạng của tài
nguyên sinh vật và giảm số lượng của thủy sản .Vì các đập và hồ chứa ngăn dòng, cản trở sự
di chuyển của các loài thủy sản, trứng và ấu trùng. Thủy điện cũng làm giảm lưu lượng các
chất hữu cơ từ thượng nguồn, vốn là yếu tố then chốt trong chuỗi thức ăn nên toàn bộ hệ sinh
thái đều bị tác động.
1.3.c. Trầm tích suy giảm
Sông Mekong chứa nhiều trầm tích và chất dinh dưỡng trên toàn bộ chiều dài của nó, từ
thượng nguồn phía Trung Quốc đến Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam.
Những trầm tích này rất quan trọng cho sự hình thành và ổn định của đồng bằng và các hệ
sinh thái mà chúng hỗ trợ. Các trầm tích và các chất hữu cơ đi kèm là nguồn dinh dưỡng vô
cùng thiết yếu cho cá, thực vật, và đất đai trên khắp lưu vực sông Mekong. Việc giảm phân
bố trầm tích xuống các vùng hạ lưu sẽ ảnh hưởng với sự ổn định của ĐBSCL và sẽ dẫn đến
việc mất các chất dinh dưỡng quan trọng cho nghề cá của lưu vực. Trầm tích suy giảm cũng
dẫn đến sự suy thoái đất đai vốn rất màu mỡ ở vùng ngập nước trên lưu vực, đặc biệt là khu
vực Biển Hồ của Campuchia và ĐBSCL. Điều này tác động đến các nhóm nông dân nghèo ở
toàn lưu vực, những người mà sinh kế vốn phụ thuộc vào dòng sông.
Việc chia cắt dòng sông Mekong để xây đập thủy điện quá nhiều cũng khiến trầm tích như
phù sa, cát, sỏi, bùn... bị chặn lại. Trong khi một số trầm tích lơ lửng có thể vượt qua các con
đập thì những loại khác chắc chắn không di chuyển để có thể duy trì hệ sinh thái ở hạ lưu.
Trầm tích cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đáy sông. Không có chúng, đáy
sông sẽ sâu hơn, mực nước sẽ sụt giảm, hạn hán gia tăng và khả năng tự làm sạch của dòng
sông không còn. Bên cạnh đó, đáy sông sâu hơn cũng ảnh hưởng đến hạ tầng và đe dọa nhiều
cây cầu trên sông Mekong đoạn chảy qua Lào và Campuchia. Sự sụt giảm cát sỏi còn làm gia
tăng nguy cơ sạt lở, làm mất đất nông nghiệp, nhà cửa và đường sá. (4)
1.3.d. Các loại động thực vật khác có nguy cơ bị tuyệt chủng
Tại khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng, từ năm 1997 đến nay WWF đã thống kê được
gần 4.000 loài thực vật bậc cao, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú. Đây là nơi được
biết đến có "môi trường sống đa dạng sinh học nhất" trên thế giới.

13
Theo Đài CNN, một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu quốc tế đã làm việc tại Thái
Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam trong hai năm (2021-2022) và khám phá ra 400
loài động thực vật mới.
Ông Mark Wright, giám đốc khoa học của WWF-UK, nhấn mạnh báo cáo này cho chúng ta
biết về “sự đa dạng và sáng tạo phi thường của tự nhiên”. Đồng thời, báo cáo cũng là “lời
nhắc nhở kịp thời về mối nguy hiểm cực độ mà rất nhiều loài động thực vật và môi trường
sống này phải đối mặt". Thêm vào đó, ông nói nguy cơ tuyệt chủng các loài động thực vật ở
đây đang hiển hiện nếu không có hành động khẩn cấp bảo vệ chúng. (theo báo tuổi trẻ VN,
2022)

HÌNH 3: Hoa lan màu hồng rực rỡ được tìm thấy ở Lào

Nguồn ảnh: WWF UK

1.4. Tài nguyên khoáng sản - cát


Cát là một tài nguyên khoáng sản được xếp vào loại không tái tạo và là vật liệu cơ bản để xây
dựng đường xá, cầu cống,… Cát là tài nguyên thiên nhiên được sử dụng nhiều thứ ba sau
không khí và nước (10) . Vì thế, xuất khẩu cát chiếm tỉ trọng cao trong kinh tế của các nước
thuộc lưu vực sông Mekong. Tuy rằng việc khai thác cát xung quanh lưu vực Mekong giúp
các quốc gia phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nhưng đồng thời cũng làm cho những
người dân khó khăn chịu đựng vì những hậu quả của khai thác cát quá đà. Khan hiếm cát là
một cuộc khủng hoảng toàn cầu đang nổi lên (Torres et al, 2017).
Khai thác cát liên tục làm ảnh hưởng tiêu cực đến cư dân sống gần lưu vực sông Mekong, đặc
biệt là Campuchia khai thác cát để xuất khẩu nhiều nhất. Theo cơ quan Chương trình Môi
trường LHQ (UNEP) đã cảnh báo hoạt động khai thác cát hợp pháp lẫn bất hợp pháp đang
làm xói mòn vùng châu thổ, bờ biển khắp thế giới, từ Campuchia cho đến Colombia. Theo
các nghiên cứu của giáo sư Stephen Darby tại Đại học Southampton, Anh về hạ lưu sông
Mekong, lòng sông đã bị hạ thấp vài mét trên hàng trăm km chỉ trong vòng vài năm. Quỹ
Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Ủy hội Sông Mekong (MRC) cũng cho biết lòng
sông của hai nhánh chính ở vùng đồng bằng đã sụt 1,4 m trong giai đoạn 1998-2008 và mất
tổng cộng 2-3 m từ năm 1990. (theo vnexpress.net)
“Các cộng đồng ở Đông Nam Á hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Giải pháp về mặt pháp lý
khó thực thi một khi nền kinh tế dựa trên cát và nhu cầu về cát luôn ở mức cao nhưng không
có vật liệu khác thay thế”, theo chuyên gia Marc Goichot thuộc Tổ chức Worldwide Fund for
Nature (Thụy Sĩ). (9)

14
Nhiều hộ dân sống ven sông đang gánh lấy hậu quả vì cuộc sống không còn yên bình như
trước bởi vì những tiếng ồn từ hoạt động khai thác cát suốt ngày. Thậm chí, bờ sông sạt lở do
khai thác cát ở một chỗ quá nhiều, dẫn đến cuốn trôi nhà của người dân sống gần đó. Những
người dân nghèo nay lại còn cực khổ hơn vì chịu nỗi đau mất nhà cửa và sống không yên ổn
vì chịu đựng tiếng ồn của máy khai thác cát.. Sau nhiều lần phản ánh từ các tổ chức bảo vệ
môi trường và báo đài địa phương, Chính phủ Campuchia hồi năm 2016 quyết định ngừng
hoạt động hoặc hạn chế khai thác cát để xuất khẩu tại một số khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng như tỉnh Koh Kong nhưng vẫn tiếp tục khai thác để phục vụ nội địa
Dù vậy, người dân ở Campuchia cùng nhiều nơi khác đang phải hứng chịu hậu quả bất kể
việc hút cát kết thúc hoặc hạn chế. “Do khai thác cát quá mức, hệ sinh thái bị hủy hoại dẫn
đến thủy sản dần biến mất tại nhiều nơi. Người dân địa phương vốn phụ thuộc vào đánh bắt,
lần lượt bỏ đi nơi khác để tìm kế sinh nhai. Đó chính là hậu quả lâu dài”, nhà đồng sáng lập
Tổ chức bảo vệ môi trường Mother Nature, ông Alex Gonzalez-Davidson, cho biết. Giống
như Campuchia, người dân ở Lào, Myanmar và Việt Nam cũng đang chứng kiến tình trạng
sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng. (10)
Tóm lại, tài nguyên của sông Mekong (bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên
sinh vật, tài nguyên cát…) đã từng rất đa dạng, độc đáo nhưng do nhiều tác động của yếu tố
tự nhiên và của con người nên đang dần bị suy thoái về số lượng và chất lượng theo thời gian.
Thậm chí để lại những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người dân, tệ hơn
còn làm mất đi nhà cửa, quê hương của họ.
2. Tình trạng môi trường bị hạn hán, xâm nhập mặn trong nông nghiệp ở các khu vực
hạ nguồn sông Mekong
2.1 Tình trạng
Gần như mỗi năm cư dân ở các tỉnh ĐBSCL đều phải đối mặt với các thiên tai khắc nghiệt
như hạn hán và xâm nhập mặn khiến cho cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Hơn
thế nữa, trong những năm gần đây, ĐBSCL đã phải trải qua các đợt hạn mặn được đánh giá là
đặc biệt nghiêm trọng do sự thay đổi gay gắt của thời tiết, khí hậu. Theo như tạp chí con số
sự kiện nhận định trong bài “Hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long thực
trạng và giải pháp”, 2020: “Nếu như đợt hạn mặn năm 2015-2016 được xem là đợt mặn kỷ
lục, 100 năm mới lặp lại thì đợt hạn mặn năm 2019 -2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập.
Mùa khô năm 2019-2020, hạn mặn bắt đầu xuất hiện từ giữa tháng 12/2019, sớm hơn gần 1
tháng so với mùa khô của năm 2015-2016 và sớm hơn 3 tháng so với trung bình các năm.
Theo các chuyên gia của Viện khoa học thủy lợi miền Nam, so với đợt hạn hán và xâm nhập
mặn năm 2015-2016 thì hạn hán và xâm nhập mặn năm 2019-2020 nghiêm trọng và gay gắt
hơn nhiều”. Từ cuối năm 2014, do sự tác động của hiện tượng El Nino đã khiến cho mùa mưa
đến muộn gây thiếu hụt lượng mưa, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua vì thế nên
hạn mặn xuất hiện sớm hơn so với các năm trước. Thậm chí đến mùa khô năm 2019-2020,
hạn mặn lại được ghi nhận xuất hiện sớm hơn 1 tháng so với mùa khô năm 2015-2016 và
sớm hơn 3 tháng so với trung bình các năm. Đến mùa khô năm 2020-2021 báo Tài nguyên và
Môi trường trong bài “Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện đợt xâm nhập mặn mới”,
2021, đưa tin cho biết: “Các chuyên gia thủy văn nhận định, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long mùa khô năm 2020 - 2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng
không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019 - 2020.” Nhờ vào việc tận dụng triệt để các biện
pháp phòng tránh hạn mặn, mùa khô năm 2020-2021 được đánh giá có tác động không quá
nghiêm trọng đến nông nghiệp cũng như đời sống nhân dân. Tuy nhiên, theo dự báo trong

15
tương lai rất có thể sẽ có sự trở lại của thời tiết cực là một mối đe dọa cho sự lặp lại kinh
hoàng của mùa khô năm 2019-2020. Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về
sinh thái đồng bằng sông Cửu Long nhận định: Châu thổ Cửu Long đã từng trải qua những
đợt hạn-mặn gay gắt vào năm 2016 và 2020. Hiện tượng El Nino đang trở lại, gây nguy cơ
xâm nhập mặn sâu vào đất liền một lần nữa vào năm 2024. (“Châu thổ Cửu Long ứng phó
hạn-mặn”, báo Nhân Dân, 2023).
- Thái Lan – một quốc gia nằm trong khu vực hạ nguồn sông Mekong cũng chịu ảnh hưởng
của những đợt hạn mặn nặng nề. Thái Lan cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực mà
mùa khô năm 2019-2020 mang lại: “Tình trạng hạn hán ở Thái Lan là do mùa gió mùa ngắn
hơn bình thường và lượng mưa hàng năm dưới mức trung bình vào năm 2019... Hạn hán đã
gây ra hiện tượng xâm nhập mặn ở một số khu vực nguồn cung cấp nước của Thái Lan, nơi
nước từ biển tràn vào sông. Senaka Basnayake, Giám đốc về khả năng phục hồi khí hậu tại
Trung tâm phòng chống thiên tai châu Á ở Thái Lan cho biết, không có đủ nước sông ngọt
chảy xuống để đẩy nước mặn ra khỏi các thành phố.” (“Drought hits Thailand”, Nasa Earth
Observatory, 2020).

HÌNH 4

Nguồn ảnh: Phòng Dự báo Thủy Văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

16
HÌNH 5

Nguồn ảnh: Phòng Dự báo Thủy Văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

2.2 Nguyên nhân


- Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn ở hạ nguồn sông
Mekong đó chính là sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan. Báo
Tài nguyên và Môi trường đưa tin: “Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nên trong mùa
khô năm 2019-2020 khu vực Hạ lưu vực sông Mekong (gồm lãnh thổ của Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam) có rất ít mưa, với tổng lượng mưa mùa khô giảm khoảng 30% so
với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của
Việt Nam giảm tới 65%. Vì vậy, dòng chảy trên dòng chính mùa khô bị sụt giảm mạnh.”
- Thêm vào đó những năm gần đây sự xuất hiện của các đập thủy điện ở thượng nguồn sông
Mekong ngày càng nhiều cũng tác động trực tiếp, ảnh hưởng sâu sắc đến lượng nước chảy về
hạ nguồn sông Mekong. Từ đó gây ra sự thiếu hụt nước trầm trọng mà hậu quả chính là hạn
hán và xâm nhập mặn. Báo Tuổi trẻ trong bài “Đập thủy điện làm rối nhịp thủy văn ở
Mekong, 2022 nguy cơ tiếp tục khô hạn đe dọa sản lượng ĐBSCL” (2022) đưa tin: “Trong
các năm trước, gồm cả năm 2020 - năm khô nhất ở lưu vực hạ lưu Mekong, các đập thủy điện
lớn ở Trung Quốc cũng tích nước phục vụ hoạt động bình thường bất chấp các yếu tố biến
động thời tiết...Ông Alan Basist, nhà khí tượng học và là chủ tịch Công ty Eyes on Earth
(Mỹ), cho biết một lượng lớn nước sông Mekong, đôi khi lên đến 50% hoặc hơn, bị giữ lại
trong các con đập tại thượng nguồn trong mùa mưa. Trong một năm bình thường, điều này
không gây quá nhiều hệ lụy. Nhưng trong năm ít mưa, việc này khiến các nước ở hạ lưu gặp
khó khăn.” Qua đó, có thể thấy việc trữ nước của các con đập ở thượng nguồn trong mùa khô
đã gây không ít khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt cho các quốc gia ở hạ nguồn.
2.3 Hậu quả
- Do sự thay đổi tiêu cực của thời tiết cực đoan những năm gần đây đã tác động khiến cho
lượng mưa giảm thiểu nghiêm trọng làm thiếu hụt nguồn nước để phục vụ cho mục đích sản
xuất nông nghiệp ở các nước hạ nguồn sông Mekong. Thêm vào đó, ở thượng nguồn sông
Mekong, các đập thủy điện lại đồng loạt được khởi công xây dựng làm cản trở lượng nước
chảy về hạ nguồn từ đó càng khiến nguồn nước ở hạ nguồn thêm khan hiếm. Chính vì vậy,
những năm gần đây tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở hạ nguồn được ghi nhận là nghiêm
trọng hơn bao giờ hết. Theo số liệu của nguồn báo Nhân dân “Đợt hạn mặn nghiêm trọng
nhất trong lịch sử ĐBSCL” cho thấy hậu quả của tình trạng xâm nhập mặn năm 2019 - 2020
đã ảnh hưởng đến 10 trên 13 tỉnh ở ĐBSCL gây tổn thất vô cùng lớn trong các vụ mùa, trong
đó, Cà Mau là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất với 16.500ha/176.700ha diện tích gieo
trồng. Trên cây ăn trái, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650ha tại sáu tỉnh (Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng) thiếu nước tưới, giảm năng suất,
khoảng 355ha bị thiệt hại mất trắng.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LƯU
VỰC CHO CÁC QUỐC GIA THUỘC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG
1. Giải pháp chung
Dòng sông Mekong là một thể thống nhất không thể tách rời. Vì vậy để có thể bảo vệ an ninh
môi trường của dòng sông các quốc gia cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, phải xây dựng
cơ chế sử dụng nước, có kế hoạch hành động, dự án cụ thể trong đó quyền và lợi ích của mỗi

17
quốc gia phải được tôn trọng, gắn với trách nhiệm của mỗi quốc gia đối với cả khu vực vì sự
hợp tác phát triển bền vững. Đặc biệt là các quốc gia ở khu vực hạ lưu với nhau cần có sự
phối hợp nhịp nhàng để có thể đàm phán, hợp tác cùng Lào và Trung Quốc trong vấn đề trữ
nước ở mùa khô.
- Các giải pháp quản lý môi trường và tài nguyên cần được xây dựng trên các cơ sở luật pháp
quốc tế và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, sự đồng thuận trong quan
điểm và chia sẻ lợi ích về bảo tồn và phát triển giữa các quốc gia trong giới hạn lưu vực có
vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý xung đột môi trường. Điều này đòi hỏi lãnh đạo các
quốc gia quan tâm hơn đến các nguy cơ xung đột môi trường có thể phát sinh ngay từ bây giờ
trong các hội nghị, hội thảo và các chuyến thăm viếng nhau hàng năm.
- Việc hoàn thiện báo cáo đánh giá chiến lược môi trường các dự án trên dòng chính sông
Mekong và tham vấn các quốc gia trong lưu vực về báo cáo đánh giá tác động môi trường
của từng dự án cần được các quốc gia thành viên tham gia tích cực và trách nhiệm.
- Ngày càng cần có tiếng nói của các quốc gia lớn về các vấn đề quản lý môi trường và tài
nguyên của lưu vực sông có tầm quan trọng quốc tế như sông Mekong.
- Kiến nghị Ủy hội sông Mekong xem xét việc sửa đổi, bổ sung Hiệp định Mekong 1995 sao
cho phù hợp với tình hình hiện nay; Hoàn thiện và thống nhất quản lý hệ thống quan trắc môi
trường của các quốc gia; Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
phải gắn với xây dựng và nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật bảo vệ môi trường cho các quốc
gia và dân cư của các quốc gia đó.(22)
- Cần có cơ chế hợp tác đa phương để huy động nguồn lực tổng thể thông qua quỹ chung. Từ
các nước trong khu vực đến các đối tác đối thoại, đối tác phát triển và sự hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế. Nguồn lực quỹ này cần tập trung vào các trọng tâm gồm: tài trợ cho nghiên cứu
để cho ra đời những mô hình tổ chức sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất, ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Thực tế, một số giải pháp đã được thực thi như theo viện khoa học thủy lợi Việt Nam
(16/3/2022) đưa tin báo cáo chiến lược Ủy ban sông Mekong cho biết Trung tâm Quản lý lũ
lụt và hạn hán cấp vùng của Ủy ban sông Mekong năm 2017 đã được mở rộng để thực hiện
thêm chức năng dự báo hạn hán. Từ đó tới nay, khả năng dự báo hạn hán đã giúp cứu sống
tính mạng và bảo vệ tài sản của người dân trong lưu vực. Đáng chú ý, khả năng dự báo cải
thiện này là sản phẩm của việc củng cố các mối quan hệ cấp khu vực, đặc biệt với Bắc Kinh.
Lần đầu tiên, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ dữ liệu thủy văn mùa khô của mình
Campuchia hồi tháng 3/2020 công bố lệnh cấm xây dựng đập ở sông Mekong trong 10 năm
để giảm tình trạng hạ thấp mực nước ở lưu vực sông. Mực nước thấp tác động đến các khu
vực nông nghiệp, đặc biệt là vùng trồng lúa. (23)
Sự ra đời của các cơ chế hợp tác thúc đẩy việc bảo vệ:
- Từ những năm 1990, các cơ chế hợp tác khác nhau đã được giới thiệu ở khu vực sông
Mekong. Một trong những sáng kiến đầu tiên là Ủy ban sông Mê Kông (MRC) - ra mắt vào
năm 1995 và là cơ chế hợp tác duy nhất chỉ dành riêng cho việc quản lý nước sông.

18
- Cơ chế hợp tác đa phương mới mang tên Mekong - Lan Thương (LMC) đang định hình
tương lai kinh tế và môi trường khu vực Đông Nam Á.
2. Giải pháp cá nhân

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)
Mekong River Commission. Truy cập từ https://www.mrcmekong.org/
(2)
Ủy ban sông Mekong. Lưu vực sông Mekong. Truy cập từ https://vnmc.gov.vn/
(5)
TS.Tô Văn Trường. Tác động môi trường của hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong. Truy cập
từ http://env.tlu.edu.vn/
(6)
Nhiều tác giả. (2020). Rapidly Accelerating Deforestation in Cambodia’s Mekong River Basin: A
Comparative Analysis of Spatial Patterns and Drivers. Truy cập từ https://doi.org/10.3390/w12082191
(7)
Tòa soạn kinh tế môi trường. (2021). “Nhiều loài cá lớn trên sông Mekong có nguy cơ tuyệt chủng
vì những con đập?”. Truy cập từ https://kinhtemoitruong.vn/
(8)
Nhiều tác giả. (2021). Displaced sand, displaced people: Examining the livelihood impacts of sand
mining in Cambodia. Trg 8
(9)
Báo giáo dục thời đại. (2019). Khai thác cát đang hủy hoại dòng Mekong. Truy cập từ
https://giaoducthoidai.vn/
(10)
Diễn đàn của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. (2019). Vấn nạn khai thác cát trên sông Mê
Kông. Truy cập từ https://thanhnien.vn/

(11) Thiennhien.net.(2013).Khai thác dòng sông để phát triển bền vững. Truy cập từ
https://www.thiennhien.net/2013/04/22/khai-thac-dong-song-de-phat-trien-ben-vung/

(12)Tạp chí Con số và Sự kiện (2020) Hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long thực
trạng và giải pháp - https://consosukien.vn/han-han-xam-nhap-man-o-dong-bang-song-cuu-long-thuc-
trang-va-giai-phap.htm

(13)Báo Nhân dân (2020) Đợt han, mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử ĐBSCL -
https://nhandan.vn/dot-han-man-nghiem-trong-nhat-trong-lich-su-dbscl-post475180.html

(14)Nasa Earth Observatory (2020) Drought hits Thailand -


https://earthobservatory.nasa.gov/images/146293/drought-hits-thailand

(15) Báo Tuổi Trẻ (2022) Đập thủy điện làm rối nhịp thủy văn ở Mekong, 2022 nguy cơ tiếp tục khô
hạn đe dọa sản lượng ĐBSCL - https://tuoitre.vn/dap-thuy-dien-lam-roi-nhip-thuy-van-o-mekong-
2022-nguy-co-tiep-tuc-kho-han-de-doa-san-luong-dbscl-20220216090902305.htm

(16) Báo Tài nguyên và Môi .(2021). Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện đợt xâm nhập mặn mới
- https://baotainguyenmoitruong.vn/dong-bang-song-cuu-long-se-xuat-hien-dot-xam-nhap-man-moi-
319651.html

(17) Báo Nhân Dân .(2023). Châu thổ Cửu Long ứng phó hạn-mặn - https://nhandan.vn/chau-tho-cuu-
long-ung-pho-han-man-post754730.html

(18) Lê Ngọc Thanh & Mai Trọng Thông, Lê Văn Hương. (2016). Cơ sở lý luận và phương pháp
đánh giá xung đột môi trường. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 58(8) -
https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/414 : Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

20
(19) Trần Điệp Thành.(2000). Khuôn khổ pháp lý quốc tế đảm bảo sự hợp tác giữa các quốc gia trong
việc khai thác và sử dụng công bằng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công. Luận văn thạc sỹ, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam – Truy cập từ https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/50386

(20) USAID.(2017).Sáng kiến hạ lưu sông Mekong. – Truy cập từ:


https://2017-2020.usaid.gov/vi/vietnam/lower-mekong-initiative-lmi

(21) Lenou Sypaseut. (2018). Khai thác sông chung và vấn đề đặt ra cho các nước liên quan - Luận
văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội

(22) Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017) Đề xuất giải pháp giải quyết các xung đột trong khai thác,
sử dụng tài nguyên nước – truy cập từ : (http://dwrm.gov.vn/index.php?
language=vi&nv=news&op=Tai-nguyen-nuoc/De-xuat-giai-phap-giai-quyet-cac-xung-dot-trong-khai-
thac-su-dung-tai-nguyen-nuoc-6492

(23) Tuổi trẻ (2023) Hợp tác lưu vực sông Mekong: Tìm kiếm những giải pháp hành động cụ thể -
Truy cập từ : https://tuoitre.vn/hop-tac-luu-vuc-song-mekong-tim-kiem-nhung-giai-phap-hanh-dong-
cu-the-20230405085428485.htm

21

You might also like