Tieuluantongiaodna

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á




BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: TÔN GIÁO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ TÀI:
PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER TẠI CAMPUCHIA

Nhóm thực hiện đề tài : Nhóm 2


Giảng viên hướng dẫn: TS. Đàng Năng Hòa
Lớp: DH21SA02

TP.HCM, ngày 6 tháng 8 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1
Võ Thanh Mai - 2155013042
Lâm Kim Ngân - 2155013045
Nguyễn Quỳnh Tiên - 2155013087
Phan Gia Đức Trí - 2155013092
Nguyễn Thị Tường Vi – 2155013098

2
Mục Lục
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................5
Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................................5
Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................6
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................6
Kết cấu của tiểu luận........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................................6
1. Cơ sở lý luận............................................................................................................................6
1.1 Khái niệm về Phật giáo Nam Tông (Phật giáo tiểu thừa)..................................................6
2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................................7
2.1 Khái quát về Campuchia........................................................................................................7
2.2 Lịch sử Phật giáo Nam Tông tại Campuchia.........................................................................7
CHƯƠNG 2. PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER TẠI CAMPUCHIA...............7
1. Quá trình du nhập và các thời kỳ phát triển của Phật giáo Nam Tông tại Campuchia............7
1.1. Giai đoạn du nhập: thế kỷ thứ V-XII................................................................................7
1.2. Thời kỳ phát triển: thế kỷ XV...........................................................................................8
1.3. Thời kỳ cận đại: thế kỷ XIX-XXI.....................................................................................8
2. Đặc điểm của Phật giáo Nam tông Khmer tại Campuchia......................................................9
2.1. Đặc điểm về giáo lý..........................................................................................................9
2.2. Đặc điểm của hệ thống tổ chức của Phật giáo Nam tông Khmer...................................10
3. Sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông..............................................11
3.1. Về giáo thuyết.................................................................................................................11
3.2. Về sự giải thoát..............................................................................................................11
3.3.Về vấn đề thờ phụng........................................................................................................11
4. Những ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông tại Campuchia...................................................12
4.1 Chính trị...........................................................................................................................12
4.2. Kinh tế............................................................................................................................12
4.3. Văn hóa - giáo dục..........................................................................................................12
4.4. Đời sống xã hội của người dân.......................................................................................13

3
Mục lục hình ảnh
Hình 1. Các sư thầy ở Angkor Wat tại Campuchia........................................................................8
Hình 2. Đi khất thực.....................................................................................................................11
Hình 3. Các sư thầy ở Lễ hội Chol Chnam Thmay......................................................................14
Hình 4. Ngôi cổ tự Wat Botum ở Phnom Penh, Campuchia........................................................15
Hình 5. Đền Wat Phnom ở Phnom Penh, Campuchia..................................................................15

4
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Nếu văn hóa là những giá trị tinh thần và vật chất được nhiều thế hệ nuôi dưỡng, duy trì trong
một thời gian dài qua nhiều đời, không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người thì tín
ngưỡng tôn giáo cũng thế. Tín ngưỡng tôn giáo là một trong những giá trị tồn tại từ rất lâu được
con người tin tưởng và thực hành. Con người bắt đầu có niềm tin vào một đấng tâm linh kể từ
khi họ là những người cổ đại. Tiêu biểu là các vị thần ở Ai Cập mà người dân Ai Cập tôn thờ. Họ
vẽ và xây tượng các vị thần linh khắp các Kim Tử Tháp, bên cạnh đó họ còn tôn thờ sông Nile
như một món quà từ các vị thần ban cho. Cùng thời kì đó, tại Lưỡng Hà người dân cũng tôn thờ
nhiều vị thần và họ có niềm tin mãnh liệt vào các thiên tai như một điềm báo của thượng đế dành
cho họ. Trải qua nhiều năm, nhiều tôn giáo mới được hình thành. Sau khi tổ phụ Abraham rời
khỏi Ur, ba tôn giáo sau này được sáng lập là Do Thái giáo, Kito giáo và Islam giáo. Ở phương
Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc còn có Nho giáo, Đạo giáo. Ngoài ra tại Ấn Độ, Phật giáo của
ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm hay còn gọi là Phật Thích Ca cũng được truyền bá mạnh mẽ.
Phật giáo là tôn giáo được nhiều người dân làm tín ngưỡng đặc biệt là tại quốc gia Đông Nam Á
lục địa. Trong số đó, Campuchia là quốc gia được Phật giáo du nhập vào khoảng thế kỉ thứ V sau
công nguyên.Tại Campuchia, Phật giáo Nam tông của người Khmer chính là tôn giáo chính thức
với khoảng 90% dân số theo đạo ( Theo nguồn Đại sứ quán Campuchia (2023) ).Vào năm 1975-
1979 dưới sự cầm quyền của chính quyền Khmer Đỏ, Phật giáo của người Khmer đã bị tổn thất
nặng nề và dẫn đến diệt vong hoàn toàn. Hầu hết chùa chiền bị phá hủy; tăng đoàn bị giải tán, sát
hại; nhiều tu sĩ đã bị giết hại,... Tuy vậy, với tinh thần hướng đạo của mình, rất nhiều nhà sư đã
sống hết mình, trọn đời với đạo Phật với mong đợi đến ngày hòa bình để đứng lên chỉ ra tội ác
của chính quyền Khmer Đỏ, bảo vệ nhân dân, đất nước và tôn giáo của mình. Sau khi chính
quyền Khmer Đỏ bị lật đổ vào 9/1979 , chính quyền Campuchia mới đã ra sức hồi phục Phật
giáo.
Chính vì thế, dân tộc Khmer có sự gắn bó rất mật thiết với Phật giáo Nam tông. Người Khmer từ
khi sinh ra được mặc nhiên xem là tín đồ của Phật giáo Nam tông. Trải qua hàng ngàn năm tồn
tại và phát triển, Phật giáo Nam tông đã in sâu vào văn hóa, lối sống và mọi ngóc ngách của
người Khmer. Từ đó tạo nên những nét văn hóa rất đặc trưng của người Khmer. Nhận thấy được
sự đa dạng về một lịch sử đầy biến động và các giá trị văn hóa về Phật giáo Nam tông tại
Campuchia. Nhóm chúng em đã chọn đề tài “Phật giáo Nam tông của người Khmer tại
Campuchia” để thực hiện.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo Nam tông của người Khmer tại Campuchia.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu của đề tài “Phật giáo Nam tông của người Khmer tại
Campuchia” được nghiên cứu khoảng thời gian từ 2017-2021

5
- Phạm vi không gian: nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc thu thập, phân tích,
tổng hợp dữ liệu thông qua các trang tin cậy mang tính học thuật, sách và báo chí.

Mục đích nghiên cứu


Tìm hiểu Phật giáo Nam tông của người Khmer tại Campuchia. Phân tích quá trình phát triển,
đặc điểm, sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông và những ảnh hưởng của
Phật giáo Nam tông đến người dân tại Campuchia tiêu biểu là người Khmer.

Phương pháp nghiên cứu


Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp luận
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp phân loại và hệ thống
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp so sánh

Kết cấu của tiểu luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương:
-Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
-Chương 2: Phật giáo Nam tông tại Campuchia

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về Phật giáo Nam Tông (Phật giáo tiểu thừa)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ sau đó lan truyền sang phía Nam nên được gọi là Phật giáo Nam
tông hay Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo được một nhân vật lịch sử là Tất Đạt Đa Cồ Đàm
(SIDDHARTHA GAUTAMA) sáng lập vào thế kỉ thứ VI TCN, Phật giáo bắt đầu ra đời khi ngài
tỉnh thức, giác ngộ được pháp, nguyên lí của vạn vật.
Theo tiến sĩ, tỷ kheo Thiện Minh viết trong Giáo trình Lược sử Nam tông Việt Nam thì Phật giáo
Nam Tông (Phật giáo Tiểu Thừa, Phật giáo Theravada,...) là trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo
lý kinh điển từ Tipiṭaka (kho tàng Tam tạng Thánh Điển Pāḷi), hay còn được coi là học thuyết
của các bậc Trưởng lão. Trên thực thế, Phật giáo Nam tông được gọi như vậy là vì phần lớn
nhánh Phật giáo này được tìm thấy phát triển rộng rãi ở các quốc gia phía Nam như Sri Lanka,
Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào và Việt Nam.

6
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Khái quát về Campuchia
Theo như Báo cáo phúc trình Nghiên cứu so sánh hiến pháp các quốc gia ASEAN đã giới thiệu
sơ lược về Campuchia như sau: Campuchia (tên chính thức là Vương quốc Campuchia) ngoài ra
quốc gia này còn có các tên gọi khác như Cao Mên, Khao Mên, Cam Bốt. Là một quốc gia độc
lập về chủ quyền tọa lạc ở vị trí nằm gần khu vực trung tâm ASEAN, phía Tây Nam giáp Vịnh
Thái Lan, phía Tây Bắc giáp Thái Lan, phía Đông Bắc giáp Lào, phía Đông giáp Việt Nam. Khí
hậu ở đây nóng ẩm với lượng mưa nhiều, tài nguyên thiên và khoáng sản phong phú. Dân số
Campuchia có hơn 16 triệu người với nhóm sắc tộc chủ thể là người Khmer, bên cạnh đó có 2
nhóm sắc tộc cũng chiếm một phần không nhỏ đó là người Việt và người Hoa. Tôn giáo chính
thức của Campuchia là Phật giáo Theravada, đây cũng chính là quốc giáo của quốc gia này. Các
thanh thiếu niên ở Campuchia đều đã từng ít nhất trải qua khoảng thời gian tu tập và sinh hoạt
như các nhà sư trong chùa.
2.2 Lịch sử Phật giáo Nam Tông tại Campuchia
Vào triều đại vua Jayavarman đệ thất trị vì, những Tăng sĩ Miến Điện bắt đầu đến giảng dạy Phật
giáo Nam Tông trong cộng đồng người Campuchia và khi người Thái tiến hành xâm lược
Campuchia vào thế kỷ thứ XIV, đã góp phần truyền bá Phật giáo Theravada tại quốc gia này.
Đến giữa thế kỷ XIV, Phật giáo Theravada đã được người dân Campuchia đón nhận một cách
rộng rãi. Cứ thế Phật giáo của Campuchia tiếp tục phát triển thịnh vượng cho đến khi dưới chế
độ Khmer đỏ một phong trào cuồng tín nổ ra đã gây nhiều thiệt hại to lớn đến đời sống tôn giáo
tinh thần của nhân dân ở quốc gia này. Vào thời kỳ hậu Pol Pot chính phủ Campuchia đã ra sức
tái xây dựng và khôi phục Phật giáo, biến Phật giáo trở thành quốc giáo của mình.

CHƯƠNG 2. PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER TẠI CAMPUCHIA
1. Quá trình du nhập và các thời kỳ phát triển của Phật giáo Nam Tông tại Campuchia
1.1. Giai đoạn du nhập: thế kỷ thứ V-XII
Người dân Môn-Khmer (người Môn là một sắc dân gốc miền nam Miến Điện di dân đến nước
Chân Lạp và sống trà trộn với người Khmer khi dân tộc này mở rộng biên giới của lãnh thổ họ
đến các vùng miền nam Miến Điện, Thái Lan, Lào, Mã Lai) trước kia là theo Ấn Giáo (giáo phái
Shivaism, thờ thần Shiva) từ thế kỷ thứ V, và sau đó lại chuyển sang học phái Phật Giáo xưa là
Sarvastivadin (Nhất Thiết Hữu Bộ). Thế nhưng vào thế kỷ thứ XII vua Jayavarman VII chủ
trương phải theo Phật Giáo Bắc Tông và cho xây dựng hai ngôi đền Angkor Thom và Bayon - là
hai ngôi đền nhằm tôn vinh Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara). Nghệ thuật tượng hình của
hai kiến trúc này hết sức độc đáo và mới lạ: cả hai kiến trúc đều vươn lên như những quả núi
khổng lồ, với các đường nét thật tròn trịa nhất là đối với gương mặt của các nhân vật, và các
nhân vật này lại đều phản ảnh chân dung của chính vua Jayavarman. Điều này cho thấy ảnh
hưởng thật rõ nét của Ấn Giáo đối với Phật Giáo Campuchia thời bấy giờ: đó là sự tôn thờ một
“vị vua thiêng liêng” (devaraja / roi divin / divine king). Sự pha lẫn này giữa Ấn Giáo và Phật
Giáo cũng đã ăn sâu vào nền văn hóa của Campuchia từ đó.

7
1.2. Thời kỳ phát triển: thế kỷ XV
Mặc dù sự sinh hoạt của Phật Giáo Bắc Tông lúc nào cũng rất sinh động trong dân chúng, thế
nhưng phía sau lưng thì Phật Giáo Nam Tông vẫn âm thầm phát triển, lý do là vì có nhiều nhà sư
Miến Điện thường xuyên thay nhau đến Chân Lạp thuyết giảng. Vào đầu thế kỷ XIV, một biến
cố xảy ra: vương quốc Ayutthaya của Thái Lan bất ngờ kéo quân sang đánh chiếm Angkor của
vương quốc Chân Lạp và gây loạn lạc khắp nơi, trong lúc vương quốc này đang phải đối đầu với
tình trạng căng thẳng trong dân chúng: bất công xã hội gia tăng, thuế khóa nặng nề vì phải bảo trì
các công trình kiến trúc khổng lồ nhằm để tôn thờ “vị vua thiêng liêng”. Biến cố trên đây khiến
dân chúng quay lưng lại với Phật Giáo Bắc Tông và đổ xô theo Phật Giáo Nam Tông vì cho rằng
Phật Giáo này mang tính “bình đẳng” hơn (không tôn thờ ai cả). Vua Indravarman III vì thế cũng
đã phải ngả theo Phật Giáo Nam Tông và tuyên bố Phật Giáo này là quốc giáo. Dưới triều đại
của vị vua này tiếng Phạn được xem là ngôn ngữ của đạo Bà-la-môn, do đó việc tụng niệm nơi
chùa chiền và mọi việc ghi chép trong hoàng triều đều phải dùng tiếng Pa-li. Trong ngôn ngữ
ngày nay của các quốc gia như Miến Điện, Thái Lan và Campuchia có rất nhiều chữ rất gần với
tiếng Phạn và tiếng Pa-li.

Phật Giáo Nam Tông trở nên cực thịnh dưới triều đại của vua Prea Thomno Reachea - vị vua nổi
tiếng với việc thuộc lòng toàn bộ kinh điển Pa-li. Dưới triều đại của vị vua này, Phật Giáo Nam
Tông được toàn thể dân chúng tôn kính và do đó cũng có thể xem như biểu trưng cho bản sắc
của dân tộc Khmer. Sự phát triển cao độ đó cũng đã gián tiếp góp phần vào việc loại bỏ một vài
khía cạnh vay mượn của Kim Cương Thừa và nhất là các thói tục dị đoan mang màu sắc tín
ngưỡng dân gian trong gia đình Phật Giáo Nam Tông.

Phật Giáo Nam Tông của Campuchia chủ trương việc tu tập phải theo truyền thống maha nikaya
tức mang tính cách “phóng khoáng” và “cởi mở”, thế nhưng ngày càng chịu ảnh hưởng của
truyền thống dhammayuttika nikaya của Thái Lan mang tính cách “khắt khe” và “kỷ cương”
hơn. Hiện nay thì các tập thể người Campuchia lưu vong ở các nước ngoài tu tập theo truyền
thống maha nikaya, trái lại trong nước ở các vùng đô thị thì việc tu tập phải tuân theo chỉ thị của
chính phủ, tức là phải theo truyền thống dhammayutikanikaya, thế nhưng trong các vùng thôn
quê dân chúng vẫn giữ truyền thống mahânikaya như trước đây.
1.3. Thời kỳ cận đại: thế kỷ XIX-XXI
Năm 1863 Campuchia được đặt dưới sự bảo hộ của Pháp tuy nhiên cũng chính nhờ đó mà
Campuchia đã bảo toàn được thể chế quân chủ của mình dù chỉ là bù nhìn, và cũng vì thế mà
chính sách cải đạo của Pháp không được đem ra thực thi một cách quy mô như ở nước láng
giềng thuộc địa là An Nam. Dưới triều đại của vua Norodom Sihanouk, Phật Giáo Nam Tông
Vẫn tiếp tục giữ vững được thời vàng son kéo dài từ thế kỷ XV.

Dưới chế độ Khmer đỏ từ năm 1975 đến năm 1979, một phong trào cuồng tín tôn thờ chủ nghĩa
ngoại lai đã bùng lên chống lại Phật Giáo: 90.000 nhà sư bị sát hại, 65.000 vị bị đưa đi lao động,
và hơn 2.300 ngôi chùa bị san bằng. Các học giả Tây Phương cho biết 80% kinh điển xưa chép

8
trên lá bối trở thành tro bụi trong các ngôi chùa bị đốt phá. Sự căm thù đó đã phản ánh những gì
thâm độc hơn của các đại cường quốc.

Campuchia hậu Pol Pot kể từ năm 1990 Phật Giáo lại hồi sinh trên mảnh đất chùa tháp của dân
tộc Khmer. Phật Giáo được đưa lên làm quốc giáo, chùa chiền được trùng tu, tăng đoàn lại được
thành lập. Các nhà sư trên nguyên tắc lại tiếp tục giữ vai trò trước đây của mình là giáo dục quần
chúng và hòa giải những bất đồng chính kiến trong xã hội.

2. Đặc điểm của Phật giáo Nam tông Khmer tại Campuchia
2.1. Đặc điểm về giáo lý

Hình 1. Các sư thầy ở Angkor Wat tại Campuchia

(Nguồn ảnh: BBC news)

Phật là đầu tiên giảng Tứ diệu đế, là pháp giáo trung tâm của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật
đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Tứ diệu đế là “những sự thật của bậc thánh” gồm khổ đế, tập đế, diệt
đế và đạo đế. Mỗi sự thật được phân tích và hiểu như sau:
- Chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận
diệt
- Chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt
khổ tám nhánh - Bát chính đạo
Người không hiểu được Tứ diệu đế được gọi là Vô Minh. Phật xác nhận ba đặc tướng của của
cuộc đời là vô minh, vô thường, vô ngã và vì vậy con người phải chịu khổ. Khổ được giải thích
là xuất phát từ ái và vô minh, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi
vòng sinh tử (hữu luân). Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo
Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc
chứng ngộ Niết bàn. Theo Tứ Diệu Đế, con đường đẫn đến Niết bàn là Bát Chính Đạo.

9
Tín đồ Tiểu Thừa không chấp nhận thuyết về các vị Bồ Tát. Họ chỉ theo lời dạy của Đức Phật, và
gắng sức trở thành A La Hán (Arahat). Họ tin là cân phải qui y nếu muốn đến được Niết Bàn.
Tam tạng là bộ kinh chính yếu của tín đồ Phật giáo Tiểu Thừa.

Giáo lý của tôn giáo này tập trung vào các quan niệm về nghiệp (karma) và pháp (dharma). Các
quan niệm này cho rằng cuộc đời là có nhân quả, rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm đối với
hành động của mình, cuộc đời của mình ở kiếp này thế nào chính là quả của kiếp trước, do đó
phải nỗ lực tạo phước tích đức để kiếp sau được tốt đẹp hơn. Mục tiêu của họ là mong muốn có
một đời sống ở kiếp sau tốt đẹp hơn, tập trung vào việc rèn luyện cá nhân, đặc biệt là qua việc tu
tập thiền định. Tâm linh và giải thoát cá nhân được coi là ưu tiên. Người tu theo Phật giáo Nam
Tông có thể ăn mặn và chay, phái Nam tông vẫn đi khất thực quanh làng xóm, mọi người cúng gì
ăn nấy. Được phép dùng mặn theo luật Tam Tịnh nhục, có nghĩa là thực phẩm mặn đó phải hợp
thời, không thấy, không nghi và không nghe thấy sinh vật bị giết hại vì mình.

Để tạo phước tích đức, ngoài việc phải sống một đời sống đạo đức, còn phải tham gia thực hành
nghi lễ Phật giáo, phục vụ các vị sư, làm công quả cho chùa…Một trong những biểu hiện của
việc tạo phước tích đức dễ nhận thấy nhất, đó là người Khmer thường xuyên quan tâm đóng góp
sức người sức của cho chùa và các vị sư.Chùa được xây dựng, sửa chữa, và mở rộng bởi sự đóng
góp của các tín đồ,việc này phải kéo dài trong nhiều năm do đa phần các tín đồ đều là người
nghèo.
Với quan niệm, chùa vừa là bộ mặt và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng,
vừa là kết quả của việc tạo phước tích đức cho kiếp sau, nên dù nghèo nhưng người Khmer vẫn
cố gắng góp công góp của vào đây. Vì thế, có hiện tượng một số vùng Khmer nghèo khó nhưng
lại có chùa to lớn lộng lẫy. Bên cạnh đó, họ còn chăm lo nuôi dưỡng và phục vụ các vị sư, cũng
như trực tiếp đóng góp nhân sự vào hàng ngũ này qua việc đi tu để trả nghĩa cho cha mẹ, để học
chữ học đạo, để tạo phước tích đức.

2.2. Đặc điểm của hệ thống tổ chức của Phật giáo Nam tông Khmer

-Tăng đoàn: bao gồm các vị sư tu hành trong chùa, họ được người Khmer coi là hiện thân của
Đức Phật, và là tầng lớp trí thức đại diện cho dân tộc mình. Đứng đầu chùa là một vị lục cả có uy
tín và được người dân kính trọng, bên cạnh vị này có một hoặc hai vị lục nhị giúp việc, rồi đến
các vị Tỳ kheo và Sa di. Họ trực tiếp giúp đỡ động viên tín đồ trong đời sống hàng ngày, họ che
chở cưu mang những người nghèo khó, họ dạy chữ và dạy làm người cho thanh thiếu niên địa
phương.
- Ban quản trị chùa (knas kamaka wat): đại diện cho cộng đồng tín đồ, thường là tám người, gồm
có chủ chùa (nhom wat), người phụ trách nghi lễ (acha wat), và các thành viên phụ trách từng
lĩnh vực. Ban này sẽ thay mặt chùa để làm các việc như thực hành nghi lễ, xây dựng sửa chữa
chùa, quản lý ruộng đất chùa, tiếp nhận đồ hiến tặng,... đồng thời tham gia vào việc quản lý
phum, sóc

10
- Cuối cùng, là các wên (vên, vênh) trong mỗi phum, sóc, số lượng wên nhiều hay ít là tùy thuộc
vào dân số, thành viên bao gồm các tín đồ được phân theo địa bàn cư trú, đứng đầu là chủ wên
(mê wên). Wên sẽ trực tiếp tham gia các công việc của chùa và phục vụ các vị sư trong đời sống
thường ngày, chẳng hạn như lo việc cơm ăn nước uống cho họ
3. Sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông
3.1. Về giáo thuyết
Phật giáo Nam tông khác Phật giáo Bắc tông chủ yếu ở thuyết Hữu và Vô.Phật giáo Nam tông
chủ trương hữu luận hay chấp hữu, vạn pháp vô thường, tức là luôn chuyển động, biến đổi nhưng
vẫn có (hữu) một cách tương đối mà không thể nói là vô (không). Song về việc này, Phật giáo
Bắc tông lại chủ trương không luận hay chấp không, cho rằng vạn pháp tuy có (hữu) nhưng thực
ra lại là không (vô) vì vạn pháp chỉ là hư giả, không có thực tướng.
3.2. Về sự giải thoát
Phật giáo Nam tông quan niệm sinh tử luân hồi và Niết bàn là hai phạm trù khác biệt nhau; có
nghĩa chỉ khi nào thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử thì mới chứng ngộ được Niết bàn một cách
tuyệt đối.Phật giáo Nam tông chủ trương “tự độ, tự giác”, tức là người theo Phật giáo Nam tông
tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình mà không giác ngộ, không giải thoát được cho người
khác
Phật giáo Bắc tông khi nói về quan niệm sinh tử luân hồi và Niết bàn lại cho rằng đây không
phải là hai phạm trù khác biệt nhau vì ngay trong quá trình tồn tại, nếu tu dưỡng tốt thì sẽ cảnh
giới được Niết bàn vì sinh tử tức Niết bàn. Phật giáo Bắc tông chủ trương “tự độ tự tha, tự giác
tự tha”, nghĩa là người theo Phật giáo Bắc tông không chỉ giác ngộ, giải thoát cho chính mình mà
còn giác ngộ, giải thoát cho chúng sinh
3.3.Về vấn đề thờ phụng
Phật giáo Nam Tông thì chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca và các vị A La Hán có mẫu
tượng giống người Ấn Độ. Song Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát khác nữa.
3.4.Về cách thức tu hành

11
Hình 2. Đi khất thực

(Nguồn ảnh: VNExpress.com)

Phật giáo Nam tông nhấn mạnh việc tự giải phóng thông qua nỗ lực của cá nhân. Phương tiện
chính để đạt được giác ngộ là thông qua Thiền và coi trọng tầm quan trọng của tu viện; hầu hết
nhà sư của Phật giáo Nam tông thường giành hết thời gian cho tu viện. Sắc phục thường là màu
vàng và đi khất thực để sinh sống. Song với Phật giáo Bắc tông thì phải tự do lao động để sinh
sống và sắc phục thường mặc là áo màu nâu, khi hành lễ mới mặc đạo phục màu vàng.

4. Những ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông tại Campuchia
Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của Vương quốc Campuchia: Khi quốc gia cường thịnh,
Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao; còn khi độc lập chủ quyền bị mất thì Phật giáo cũng chịu
chung số phận với đất nước.
4.1 Chính trị
Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia, thống nhất đất nước.
Ngày nay, Phật giáo Nam tông có cơ cấu tổ chức xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, và
đã có Hiến chương, Nội quy các ban, ngành, viện góp phần lựa chọn những người ngồi trên ngai
vàng của vương quốc.
Tuy nhiên, nhằm giữ gìn thanh danh và sự uy nghiêm của Phật giáo, tăng Phật giáo Nam tông
không tham gia vào bất kì các đảng phái chính trị nào.
Ngoài các vấn đề chính trị trong nước, Phật giáo Nam tông cũng góp phần phát triển mối quan
hệ quốc tế với các nước có phật tử theo Phật giáo Nam tông thông qua các chuyến viếng thăm
hữu nghị.
4.2. Kinh tế
Đối với nền kinh tế, Campuchia đang phát triển về ngành du lịch đặc biệt là các chuyến tham
quan đến các ngôi chùa, đền. Sự xuất hiện của Phật giáo đã tạo nên nhiều không gian thu hút
khách đến tham quan và học hỏi từ trong và ngoài nước. Tại các ngôi chùa, nhiều người đến để
cầu nguyện cho sự may mắn và thành công trong cuộc sống. Khi mong muốn của người yêu cầu
được chấp thuận, người đó trở lại để thực hiện lời đề nghị đã hứa khi yêu cầu được đưa ra.
Mặc dù nền kinh tế cũng đạt được những thành tựu đáng kể nhưng sự quan ngại về tệ nạn tham
nhũng, chính trị trong bộ máy chính quyền gây chán nãn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính
vì thế, Phật giáo ở lĩnh vực kinh tế đóng vai trò rèn luyện đạo đức từ sự hướng dẫn của các nhà
sư, giúp cho con người phát triển trí tuệ, tư duy nhạy bén trong sự tiếp nhận cũng giúp phần nào
trong đời sống kinh tế. Vì Phật giao cho rằng, con người nhận thức đúng thì việc làm sẽ đúng, và
kết quả mang lại cũng rất tích cực.
4.3. Văn hóa - giáo dục
Phật giáo Nam tông đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên những nét tốt đẹp trong
tính chất người Campuchia: lòng hiếu khách, bản chất nhân ái,... Đặc biệt ở Campuchia, dù thế
lực của đạo Bà-la-môn, Thiên chúa giáo dưới chế độ Pháp, hơn hết là thời kì của chế độ Khmer

12
Đỏ - họ đã đàn áp, dùng mọi thủ thuật để thay đổi quan điểm truyền thống nhưng nhân dân, Phật
giáo Nam tông vẫn không thay đổi.
Ngày nay, Phật giáo Nam tông với vai trò là quốc giáo được xem là nền tảng của đất nước và
được người dân Campuchia áp dụng vào trong cuộc sống thường nhật của mình, từ đời sống, gia
đình đến công việc, cũng như các mối quan hệ trong giao tiếp ứng xử.
Có rất nhiều trường học do Cơ sở Tự viện Phật giáo đảm nhiệm, chư tăng kiêm nhiệm làm thầy
giáo, ngoài ra còn có các viện nghiên cứu Phật giáo do Chính phủ chỉ định, bao gồm nhiều vị học
giả nổi tiếng. Trường Đại học Phật giáo được thành lập thu hút sự tham gia của nhiều con em
Phật tử theo học, cho thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong lĩnh vực giáo dục ở Campuchia.
Nền giáo dục đạo đức Campuchia từ khi Phật giáo thống trị đất nước, trừ giai đoạn nội chiến thì
Phật giáo trở thành thước đo giá trị cho toàn bộ xã hội. Nó được thể hiện ngay cả trong cách chào
hỏi của người dân đối với nhau như: nếu là người cùng tuổi và có vai vế ngang nhau thì chắp tay
ngang ngực và cúi người xuống; nếu là người cao tuổi hơn thì chắp tay cao hơn và cúi người
thấp hơn nhưng không được chắp tay cao quá đầu, vì chỉ có lạy Phật mới chắp tay quá đầu. Từ
cách hành lễ trong chào hỏi đến việc thể hiện những cử chỉ cao đẹp trong cuộc sống thì người
Campuchia vẫn luôn lấy đạo đức Phật giáo là thước đo cao nhất. Và đạo đức Phật giáo được
người dân Campuchia đưa vào trường học và xem nó như một môn học bắt buộc đối với mọi
người dân.
Một vai trò quan trọng của chùa Khmer, đó là nơi sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của cộng
đồng. Người Khmer có các lễ hội dân gian lớn trong năm, như: Lễ Năm mới (Pithi chôl chnam
Thmây), lễ Cúng ông bà (Pithi sen Dolta), lễ Cúng trăng (Ok om bok), v.v, đều được tổ chức ở
chùa. Đây là dịp để con người thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ quá cố và kể
cả những người còn sống; cầu mong những điều tốt lành cho người thân 104 Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam - 10/2012 trong gia đình, phum, sóc; bày tỏ lòng thành kính và biết ơn thần,
thánh đã mang lại mùa màng bội thu, ban phước cho dân làng; và kèm theo là các trò chơi dân
gian, múa, hát, v.v. Nhiều chùa còn có vai trò như một thư viện lưu trữ các pho kinh điển của Bà-
la-môn giáo và Phật giáo, là một bảo tàng nghệ thuật, lịch sử, một trung tâm văn hóa nghệ thuật;
đồng thời, còn là nơi để tín đồ cầu xin, khấn vái, tụng niệm, lễ Phật, gửi gắm tâm tư nguyện vọng
nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của mình
Đối với tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, sư sãi có ảnh hưởng rất lớn. Sư sãi được tín đồ sùng
kính, tiếng nói của họ rất quan trọng đối với tín đồ. chùa của Phật giáo Nam tông Khmer chính là
trung tâm tín ngưỡng tôn giáo của người dân Khmer. Nhìn chung, mọi công việc đời thường
hàng ngày của người Khmer thường quan hệ đến chùa. Chùa là chỗ dựa của người Khmer, là nơi
“sống gửi thân, chết gửi cốt”. Khi mới chào đời, người Khmer mặc nhiên trở thành Phật tử và
ngôi chùa gắn bó với họ trong suốt cuộc đời, lúc sinh ra họ đã được đưa đến chùa để làm lễ cầu
an, khi chết họ được làm lễ hoả thiêu, nhập cốt gửi vào chùa. Trong gia đình người Khmer mọi
công chuyện từ to đến nhỏ đều ra chùa xin ý kiến sư.

13
4.4. Đời sống xã hội của người dân
Phật giáo đã góp phần định hướng thế giới quan và nhân sinh quan, định hướng chuẩn mực và
luân lý đạo đức, tạo ra nếp sống cho con người Khmer. Những giá trị đạo đức tốt đẹp trong giáo
lý của Phật giáo Nam tông Khmer đã được lưu giữ và chuyển tải đến các thế hệ người Khmer
Sự có mặt của Phật giáo đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của đất nước
Campuchia, ngôi chùa không chỉ đơn thuần là trung tâm văn hoá mà còn là nơi bảo tồn nền văn
hoá lâu đời của dân tộc. Có thể nói rằng đạo Phật đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành
nên những đức tính tốt đẹp của người Campuchia đó là lòng hiếu khách, nhân ái, đôn hậu.
Tấm lòng từ bi, nhân ái của đức Phật đã thấm sâu vào mỗi người dân Khmer. Đức Phật luôn dạy
rằng, con người phải biết sống hiền hòa, tu hành đạt thành chính quả để có thêm nghị lực, rũ bỏ
những bụi bẩn của cuộc đời, lục căn sẽ luôn trong sáng, trí tuệ sẽ được hiển minh. Khi đó, thế
gian sẽ được bình an, tất cả sinh linh sẽ tràn đầy hạnh phúc . Xuất phát từ tinh thần ấy, người
Khmer sống rất nhân ái, bao dung, thương người. Họ coi việc bố thí, cúng dường, làm phúc cho
chùa và giúp đỡ những người khó khăn trong phum, sóc mình là việc thiện để “tu nhân, tích đức”
cho đời sau. Họ cho rằng việc thiện càng nhiều thì núi phúc đức của họ càng lên cao mãi. Triết lý
ấy giúp cho người dân Khmer luôn biết sống đồng cảm, chan hòa, tương trợ nhau trong lao động
sản xuất và đời sống thường ngày. Nhiều gia đình người Khmer thường xuyên dâng cơm cho các
vị sư sãi trong chùa và quyên góp làm công đức vào chùa. Họ coi đó là hành động thiêng liêng,
cao cả. Làm điều thiện, tránh điều ác trở thành lẽ sống thường ngày mà họ luôn tâm niệm. Phật
giáo Nam tông Khmer đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính thiện của người Khmer
Người Campuchia quan niệm rằng nhờ Phật phù hộ nên con người vượt qua nhiều khó khăn mà
may mắn. Họ tôn thờ Phật và tổ chức những lễ hội lớn nhằm bày tỏ lòng biết ơn. Trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình như ma chay, cưới hỏi, làm nhà… luôn có sự tham gia trực
tiếp hay sự hướng dẫn của các sư trong chùa. Trong các lễ hội của cộng đồng (hoặc có nguồn gốc
từ Phật giáo, hoặc có nguồn gốc từ dân gian) đều thể hiện rõ rệt vai trò của nhà sư và ngôi chùa
Khmer.
Gắn với mỗi dấu mốc quan trọng, họ đều có các nghi thức riêng như lễ giáp tuổi, lễ xuất gia đi
tu, lễ cưới, lễ chúc thọ, lễ tang… Tất cả đều gắn với văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer. Lễ
Dâng y Kathina là việc phật tử dâng áo cà sa và vật phẩm lên các nhà sư thể hiện tín ngưỡng của
mình. Nghi lễ này đã trở thành ngày hội trong mùa an cư kiết hạ, một lễ hội tôn nghiêm, long
trọng và thiêng liêng của phật tử Phật giáo Nam tông.Lễ dâng y Kathina là ngày lễ dâng lên Tam
bảo (Phật, Pháp, Tăng) tứ vật dụng, nhất là các lễ vật thiết yếu dùng trong nhà chùa và dùng
trong sinh hoạt của chư tăng như: Áo cà sa, bình bát để sư khất thực, nhu yếu phẩm, tập viết…
Đây là những vật phẩm để các sư sãi dùng trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, trong các lễ vật
đó, chiếc áo cà sa là một lễ vật rất quan trọng không thể thiếu.

14
Hình 3. Các sư thầy ở Lễ hội Chol Chnam Thmay
(Nguồn ảnh: BBC news)

Lễ Hội Chol Chnam Thmay là ngày lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người
Khmer. Các hoạt động của lễ hội đều gắn liền với hoạt động tôn giáo của người Khmer. Lễ dâng
cơm nhằm vào ngày thứ 2 của tết Chol Chnam Thmay người Khmer mang cơm đến chùa dâng
cho các vị sư sãi, nghe tụng niệm kinh Phật. Mở đầu buổi lễ dâng cơm là lời tụng niệm, thuyết
pháp, sau đó các vị sư tụng kinh, làm lễ tạ ơn những người đã làm ra vật thực và cũng để đưa vật
thực đến các linh hồn những người thân quá cố. Sau đó các vị sư thưởng thức vật thực và tụng
kinh chúc phúc cho thí chủ và cầu siêu cho những linh hồn đã khuất. Đó là một phong tục truyền
thống tốt đẹp của người Khmer được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.

15
4.5. Nghệ thuật kiến trúc

Hình 4. Ngôi cổ tự Wat Botum ở Phnom Penh, Campuchia.


(Nguồn ảnh: https://phatgiao.org.vn/ngoi-co-tu-wat-botum-vathey-phnom-penh-campuchia-
d27416.html)

Hình 5. Đền Wat Phnom ở Phnom Penh, Campuchia.


(Nguồn ảnh: https://www.tourismcambodia.com/attractions/phnompenh/wat-phnom.htm)

16
Cổng chùa:
Cổng chùa được thiết kế theo lối tam quan, trên mỗi cổng chùa sẽ có 1, 3 hoặc 5 ngọn tháp tùy
vào mỗi chùa. Có thể thấy ở mỗi hình thức cổng chùa luôn có một ý nghĩa đặc biệt, theo đó với
cổng có 1 ngọn tháp ở phía trên thường là hình búp sen hay hình vuông, trên đó là cột trụ thẳng
có gắn 3 hoặc 5 đĩa tròn tượng trưng cho Tam bảo hoặc năm vị Phật sẽ thành đạo trong kiếp trái
đất này, trên cùng là cõi Niết bàn. người Khmer xem cổng chùa đóng vai trò rất quan trọng, được
xem là phần dẫn dắt vào thế giới tâm linh nên luôn được xây dựng rất cầu kỳ, theo quy mô lớn
và rất thu hút. Cổng của chùa Khmer thể hiện được nét đẹp hài hòa giữa đạo và đời, giữa con
người với thiên nhiên, qua khỏi cổng chùa, con người như được bước vào một thế giới khác thoát
khỏi thế giới trần tục.
Chính diện:
Nét chung dễ thấy của các ngôi chùa Phật giáo Khmer là ở chỗ, cổng chùa và chính điện luôn
quay về hướng Đông (vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông và Phật
luôn ngự ở hướng Tây để nhìn về hướng Đông ban phúc cho chúng sinh). Kết cấu “chính điện
chùa Khmer là một bộ kiến trúc với ba lớp mái, dưới các góc mái được chạm lọng thân hình rắn
Naga uốn lượn.
Nội điện:
Là nơi học tập, thuyết pháp và tụng kinh cũng như tiếp đãi các vị khách của nhà sư. Nội điện còn
được trang trí công phu bằng những hình ảnh chạm, khắc hoa văn thì phổ biến nhất là hình tượng
hoa sen bởi hoa sen là loài hoa cao quý, có ý nghĩa biểu trưng cho việc thờ cúng. Chủ đề của
những bức vẽ trong nội điện thường lấy đề tài từ Phật thoại, là những nội dung kể về cuộc đời tu
đạo của Đức Phật
Tháp cốt:
Do ảnh hưởng sâu nặng triết lý của Phật giáo, nên người Khmer quan niệm rằng, chết chưa phải
là kết thúc đối với một con người, mà chẳng qua đó là sự chuyển tiếp sự sống giữa hai thế giới
(trần thế vĩnh hằng) với hai dạng thức tồn tại (thể xác linh hồn). Do vậy, sau khi chết, họ không
có mong muốn nào hơn là được gửi xương vào chùa, được về với Đức Phật.Trong mỗi chùa
Khmer đều có những quần thể tháp để cốt với kích thước to nhỏ khác nhau. Những ngôi tháp lớn
được dùng để cốt của các vị sư sãi là những người có công với ngôi chùa, những ngôi tháp nhỏ
hơn thường dùng để cốt của người dân.
KẾT LUẬN
Phật giáo Nam tông Khmer là tôn giáo có sức ảnh hưởng trên nhiều phương diện đối với đời
sống của người dân Khmer. Trong quá trình hình thành và phát triển lâu bền tại Campuchia, Phật
giáo Nam Tông Khmer đã chứng tỏ sự hòa hợp, gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa, đạo đức của Phật
giáo Nam Tông Khmer với lối sống trong cộng đồng người Khmer. Có thể nói, Phật giáo Nam
Tông Khmer đã có nhiều nỗ lực trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa riêng của người Khmer; củng
cố các giá trị tích cực trong đạo đức, lối sống của người Khmer; duy trì phong tục tập quán
truyền thống của người Khmer, tính cố kết cộng đồng của họ trong thời đại mới. Bên cạnh đó,
Phật giáo Nam Tông Khmer còn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và huy động một nguồn lực xã
hội lớn cho hoạt động từ thiện xã hội. Phật giáo Nam Tông Khmer luôn đồng hành cùng dân tộc
17
trên mỗi chặng đường phát triển và đóng góp trực tiếp cho sự ổn định, phát triển bền vững tại
Campuchia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thiện Hậu (2017), PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH VIỆT NAM (1938-1963), NHÀ
XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC, Hà Nội.
2. Thiện Minh (2017),GIÁO TRÌNH LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO NAM TÔNG VIỆT NAM,
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC, Hà Nội.
3. Thích Nhật Từ (2021),PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ,NHÀ XUẤT
BẢN HỒNG ĐỨC,Hà Nội
4. Phạm Thanh Hằng (2016),Phật giáo Nam Tông Khmer với sự phát triển bền vững khu
vực Tây Nam Bộ,Khoa học xã hội Việt Nam, số 12, 1-10.
5. Nguyễn Khắc Cảnh (2011),VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER
NAM BỘ NHÌN TỪ KHÍA CẠNH NGÔI CHÙA, Tạp chí phát triển Khoa học và Công
nghệ, số 14,1-6.
6. Nguyễn Ngọc Thảo,Nam Thiên (2016), Tìm Hiểu Phật Giáo Theravada, Thư viện hoa
sen, số 20, 4-102.
7. Ian Harris (2008),CAMBODIAN BUDDHISM: HISTORY AND PRACTICE,
University of Hawaii Press
8. John Marston & Elizabeth Guthrie (2004),History, Buddhism, and New Religious
Movements in Cambodia, University of Hawaii Press.
9. STEPHEN C. BERKWITZ (2006),Buddhism in World Cultures Comparative
Perspectives, ABC-CLIO publishing, California.
10. Ban Tôn giáo (2021), TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO
NAM TÔNG (PHÁI TIỂU THỪA) VỚI BẮC TÔNG (PHÁI ĐẠI THỪA) VÀ MỘT SỐ
TÔNG PHÁI LỚN CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA. Truy cập ngày 5/8/2023 tại:
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-HIEU-
MOT-SO-NET-KHAC-NHAU-GIUA--PHAT-GIAO--NAM-TONG-PHAI-TIEU-
THUA-VOI-BAC-TONG-PHAI-DAI-THUA-VA-MOT-SO-TONG-PHAI-LON-CUA-
PHAT-GIAO-DAI-THUA-1405
11. Tạp chí nghiên cứu Phật học (2022), Ảnh hưởng của Phật giáo Campuchia từ giai đoạn
chế độ Pol Pot (1975-1979) cho đến ngày nay. Truy cập ngày 5/8/2023
tại:https://tapchinghiencuuphathoc.vn/anh-huong-cua-phat-giao-campuchia-tu-giai-doan-
che-do-pol-pot-1975-1979-cho-den-ngay-nay.html
12. Đại sứ quán Campuchia (2023) Văn hóa và Tôn giáo. Truy cập ngày 5/8/2023 tại:
https://www.embassyofcambodiadc.org/culture--religion.html

18

You might also like