Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG


Tiết 43 - Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I.Môi trường sống của sinh vật:
- Là nơi sinh sống của sinh vật ,bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp lên sự
sống, phát triển, sinh sản của sinh vật
- Các loại môi trường :
+ Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất, không khí
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường sinh vật
II.Các nhân tố sinh thái của môi trường :
* Nhân tố vô sinh :
- Khí hậu gồm :Nhiệt độ, ánh sáng, gió
- Nước :nước ngọt, mặn, lợ
- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất
* Nhân tố hữu sinh :
- Nhân tố sinh vật : Các vi sinh vật , nấm , thực vật , động vật
- Nhân tố con người :
+ Tác động tích cực :Cải tạo , nuôi dưỡng , lai ghép
+ Tác động tiêu cực : săn bắn, đốt phá
* Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian
III.Giới hạn sinh thái :
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định

Tiết 44 - Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN


ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
* Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây
- Nhóm cây ưa sáng gồm những cây sống ở nơi quang đãng.
- Nhóm cây ưa bóng gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu , dưới tán cây khác.
II.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
- Ảnh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật : Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian , sinh trưởng
, sinh sản …
- Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật hoạt động ban ngày
- Nhóm động vật ưa tối :gồm những động vật hoạt động về ban đêm,sống trong hang, hốc đất…

Tiết 45 - Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM


LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I.Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật
- Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt
II.Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau
- Hình thành các nhóm sinh vật
+ Thực vật
 Nhóm ưa ẩm
 Nhóm chịu hạn
+ Động vật
 Nhóm ưa ẩm
 Nhóm ưa khô
Tiết 46 - Bài 43: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I.Quan hệ cùng loài:
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ
+ Hỗ trợ :Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn
+ Cạnh tranh : Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn
II.Quan hệ khác loài:
- Quan hệ hỗ trợ:
+ Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
+ Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại.
- Quan hệ đối địch:
+ Cạnh tranh : Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn nơi ở và điều kiện sống khác của môi trường  kìm hãm
sự phát triển của nhau.
+ Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác lấy các chất dinh dưỡng, máu … từ sinh vật đó.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ. .

Tiết 47- Bài 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ
SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

Tiết 48- Bài 45: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ
SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT (tt)

You might also like