Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

-Năm 2015, tình hình chung là xuất khẩu gạo đạt 6,568 triệu tấn, trị giá FOB

2,68 tỷ USD, trị giá CIF


hơn 2,78 tỷ USD. Như vậy là đã gần đạt mục tiêu đề ra 6,8 triệu tấn. Tuy nhiên giá gạo xuất khảu bình
quân là 408 USD/ tấn FOB, thấp hơn nhiều so với 2014 là 439 USD/ tấn.

Trong 3 quý đầu năm, thị trường xuất khẩu trầm lắng trong tình trạng nguồn cung dồi dào nhưng nhu
cầu yếu. =>Nguyên nhân chủ yếu là do các nước không nhập khẩu gạo, mà dựa vào tự cung tự cấp là
chính, hoặc là các khách hang chỉ mua những hợp đồng nhỏ. Nội tệ của các nước xuất khẩu lớn giảm
giá cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu giảm, bởi khách hàng có lý do ép
giá. Với riêng Việt Nam, việc tiền đồng giảm giá ít hơn so với tiền baht Thái và tiền rupee Ấn Độ là
một trong những nguyên nhân khiến cho giá gạo Việt trở nên đắt hơn so với hai đối thủ cạnh tranh
này.

Mãi đến tháng 9/2015, thị trường bắt đầu sôi động khi Philippines mở thầu mua 750.000 tấn gạo,
Tiếp sau đó, Philippines ký thêm hợp đồng mua, Indonesia, Nigeria… cũng bắt đầu tìm kiếm gạo.
Khách hàng Trung Quốc cũng quay trở lại mua gạo Việt sau nhiều tuần vắng bóng. =>Có thể thấy, ảnh
hưởng của thiên nhiên, El Nino gây khô hạn trở ngại năng suất và sản lượng của lúa, khiến cho các
nước không thể trì hoãn việc nhập khẩu gạo hơn nữa, nhất là khi giá gạo thấp nhất trong năm, và
thấp hơn các nước trong khu vực.

-Năm 2016, Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra, xuất khẩu
gạo của cả năm ước đạt 4,88 triệu tấn, kim ngạch 2,2 tỉ đô la Mỹ. Theo đánh giá của bộ, đây là năm
xuất khẩu gạo ở mức thấp kỉ lục.Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 là 6,5 triệu tấn ( mức sản xuất của
năm 2015). Nhưng từ đàu năm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất
khẩu xuống còn 5,7 triệu tấn, tức là giảm hơn 800.000 tấn. Nhưng việc hoàn thành chỉ tiêu cả năm là
5,7 triệu tấn cũng là bất khả thi.

Qúy I/2016 tăng cả về khối lượng và giá trị so với cùng kì năm 2015. Qúy II/ 2016, giá trị cuất khẩu
bình quân giảm 5,78% so năm trước. =>Nguyên nhân đến từ việc giảm nhu cầu và chính sách kiềm
chế nhập khẩu của các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam, và không loại trừ áp lực từ việc
Thái Lan xả gạo tồn kho. Hiện tượng thười tiết cực đoan hạn mặn trên diện rộng ảnh hưởng không
nhỏ nhất là vựa lúa Đồng Bằng song Cửu Long. Trong khi đó, hang tram hecta lúa mùa của Miền Bắc
chịu cơn bảo số 1. Tình hình đó dự báo lượng thóc năm nay sẽ khó khăn và nhu cầu gạo trong nước
sẽ tăng. Chính vì thế mà mới xảy ra việc VFA giảm chỉ tiêu cả năm và có thể mức này còn xuống thấp
hơn.

Tính đến hết tháng 11/2016, lượng gạo xuất khẩu cả nước chỉ đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch ước đạt 2
tỷ USD, giảm 26% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. 6 tháng cuối năm, không có sự
đột phá từ các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Tuy có xuất khẩu
sang châu Phi nhưng có nhiều bất lợi do đồng Euro mất giá so với đồng USD.
-Năm 2017, theo Bộ Công Thương, lượng gạo xuất khẩu đạt 5,79 triệu tấn, trị giá 2,62 tỷ USD, tăng
20,4% về lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2016. Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một
thập niên qua, năm 2017 đánh dấu sự khởi sắc bất ngờ cho thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, vượt
xa so với kỳ vọng ban đầu.
Trong các tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đối mặt với nhiều khó khăn từ việc cạnh tranh gay gắt về giá
cả và chất lượng đến việc giảm thị trường xuất khẩu lớn do chính sách tự cung tự cấp đa dạng hóa
nguồn cung của các nước. Đến giữa tháng 5/2017, xuất khẩu gạo có xu hướng tích cực hơn với sự trở
lại của nhiều thị trường, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại. Thời tiết biến đổi làm
việc sản xuất gạo giảm mạnh, kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Đặc biệt, mở rộng xuất khẩu tới
các thị trường mới như Bangladesh, Iraq cũng góp phần đưa xuất khẩu gạo tăng manh vượt kỳ vọng
đầu năm.
Cơ cấu xuất khẩu gạo theo chủng loại năm 2017
Cơ cấu gạo xuất khẩu cũng tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực khi giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp
trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp. Gạo thơm chiếm tỷ trọng cao nhất (29,2%)
tăng 21,2% so với năm trước. Gạo nếp đứng thứ hai với lượng xuất khẩu là 1.358.268 tấn, tỷ trọng
23,5%, tăng 33% với năm 2016. Nhìn chung, ngoại trừ gạo cấp trung bình (giảm 27,5%), gạo cấp thấp
(37%), gạo đồ ( giảm 6,8%), các chủng gạo khác đều tăng.

Top 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2017
Năm 2017, gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong
đó thị trường Châu Á chiếm 68,41% tổng lượng gạo xuất khẩu, tiếp đến là thị trường Châu Phi chiếm
14,93% và thị trường Châu Mỹ chiếm 6,54%, Châu Đại Dương chiếm 5%. Trung Quốc chiếm 39,5% tỷ
trọng, tăng 31,8% so với năm trước, dẫn đầu thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể, tổng lượng
gạo xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1,23 triệu tấn, thu về 557,3 triệu
USD. Philippines – thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng chiếm 9,5%. Đáng chú ý,
một số thị trường có sự tăng trưởng đột biến như: Iraq tăng 696,8%, Hàn Quốc tăng 470%, Saudi
Arabia tăng 210%...
-Năm 2018, Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt
khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501 USD/ tấn, tăng 10,7%, tương
đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017. Như vậy, năm 2018 tiếp tục
tăng trưởng cả về lượng gạo và giá trị xuất khẩu.
Thời điểm đầu năm 2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác
đều có xu hướng tăng nhờ những thông tin tích cực từ các nước nhập khẩu. Giữa năm 2018, giá gạo
xuất khẩu tăng cao, có thời điểm đạt gần 450 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm. Giá gạo xuất khẩu duy
trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản
xuất lúa. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường tăng cao kéo theo tăng xuất khẩu gạo cả
nước và các loại gạo chất lượng cao giá trị cao như gạo thơm , gạo Japonica cũng được ưa chuộng.
=>Theo các chuyên gia, quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu giống lúa theo hướng ưu tiên
giống chất lượng cao đã làm thay đổi cục diện xuất khẩu gạo Việt nam vừa qua. Cơ cấu giống lúa sản
xuất được định hướng sản xuất phù hợp theo từng vùng sinh thái đã giúp chất lượng gạo ngày một
nâng lên, giúp gạo Việt cơ chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Với sự chuyển biến trong điều hành
sản xuất, năng suất tăng cộng với những yếu tố thuận lợi của thị trường với nhiều đơn hang lớn với
giá cao, gạo Việt khởi sắc.
Tuy nhiên, cuối năm, giá gạo xuất khẩu giảm dần, đạt khoảng 370-380 USD/tấn cho gạo trắng 25%
tấm thời điểm cuối năm. Thị trường có dấu hiệu chững lại và giá gạo cũng giảm. Thị trường Trung
Quốc, nơi xuất khẩu chính của Việt Nam, thay đổi chính sách thuế nhập khẩu và các hang tồn kho nội
địa ảnh hưởng nhiều đến giá xuất khẩu.
=>Nguyên nhân đến từ việc gạo Việt Nam có mức giá cao so với gạo cùng chủng laoij của một số
nước trong khu vực sau khi trúng thầu các hợp đồng cho Indonesia và Philippines hồi đầu năm, nên
khiến gạo Việt khó cạnh tranh về giá. Thêm vào đó, so với hồi đầu năm, các doanh nghiệp đã thực
hiện xong các hợp đồng trước đó, càng về cuối năm nhu cầu thị trường ít hoặc không có. Và sản
lượng lúa gạo nội địa của các nước như Bangladesh, Indonesia, Philippines, Cambodia… hầu như đều
tăng trưởng và hồi phục càng tạo them khó khăn cho xuất khẩu.
- Năm 2019, tính chung cả năm cả nước xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, tương đương 2,81 tỷ USD, tăng
4,1% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với năm 2018. Giá xuất khẩu đạt 440,7 USD/tấn,
giảm 12,1%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6/2019
ước đạt 625 nghìn tấn với giá trị đạt 275 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm
2019 ước đạt 3,39 triệu tấn và 1,46 tỷ USD, giảm 2,8% về khối lượng và giảm 19% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2018. Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2019 đạt 429 USD/tấn, giảm 15%
so với cùng kỳ năm 2018.

Về thị trường xuất khẩu gạo, Philippines đứng vị trí thứ nhất trong 5 tháng đầu năm 2019 với 35,7%
thị phần, đạt 1,06 triệu tấn và 423,3 triệu USD, gấp gần 4 lần về khối lượng và gấp 3,4 lần về giá trị so
với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường lớn truyền thống của Việt nam đều giảm như Trung Quốc,
Bangladesh, Indonesia. Trong đó, Trung Quốc giảm mạnh về nhập khẩu chỉ chiếm 9,3% tỷ trọng. ->
Có sự biến động lớn về thị trường, kéo giá gạo xuống thấp.
Tỷ trọng xuất khẩu gạo sang các nước của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm

Cuối năm 2019, tình hình xuất khẩu gạo chưa có nhiều chuyển biến. Gía gạo giảm, giá trong tháng
11/ 2019 đã giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 439,3 USD/ tấn.

=>Nguyên nhân: nhiều nước tiêu dùng, nhập khẩu gạo đã có những sự thay đổi về chính sách đối với
mặt hàng lúa gạo như: Thực hiện thuế hóa nhiều mặt hàng gạo; thay đổi phương thức nhập khẩu
gạo cho phép nhiều nguồn cung tham gia các đợt thầu G2P để có nguồn cung gạo với giá cạnh tranh
và chất lượng cao hơn; các nước nhập khẩu cũng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất trong nước
hướng đến tự chủ về lương thực; các nước sản xuất tập trung tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên,
đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác để sản xuất gạo có chất lượng và có thương hiệu. Các nước như
Myanmar, Campuchia, Pakistan đều nỗ lực gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu. Trung Quốc không chỉ là
nước nhập khẩu gạo lớn nhất mà cũng trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất của
thế giới. -> Các tác động và tình hình trên đã làm gia tăng sản lượng cung gạo toàn cầu, tăng tồn kho
tại các nước xuất khẩu và làm thay đổi sâu sắc quan hệ cung - cầu theo hướng thị trường thuộc về
người mua.

-Năm 2020, xuất khẩu gạo đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Lượng gạo xuất khẩu
giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá tăng 9,3%. Gía xuất khẩu bình quân cả năm ước
đạt 499 USD/ tấn, tăng 13,3%, tương đương tăng 59 USD/ tấn so với năm 2019. Tuy không phải là
con số quá ấn tượng nhưng trong bối cảnh tình hình của 2020, với mục tiêu vừa phải đảm bảo phát
triển kinh tế-xã hội, vừa chống dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được và duy trì việc xuất khẩu ổn
định.

Thị trường xuất khẩu:

+Châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam nhất, đạt khoảng 3,68 triệu tấn, chiếm
66,16% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Trong đó, một số thị trường xuất khẩu chính là: (i)
Philippines: 2,17 triệu tấn, chiếm 35,54%; (ii) Trung Quốc: 810,1 nghìn tấn, chiếm 13,25%; (iii)
Malaysia: 681,8 nghìn tấn, chiếm 11,15%; (iv) Indonesia: 92,5 nghìn tấn, chiếm 1,51%.
+ Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, đạt khoảng 1,13 triệu tấn, chiếm
18,54%. Tiếp theo là châu Mỹ: 392,7 nghìn tấn, chiếm 6,42%, châu Đại Dương: 260,8 nghìn tấn,
chiếm 4,27%, Trung Đông: 189,5 nghìn tấn, chiếm 3,1%, châu Âu: 87,2 nghìn tấn, chiếm 1,43%.

Về chủng loại gạo xuất khẩu, xuất khẩu gạo trắng các loại chiếm 45,19% tổng lượng gạo xuất khẩu,
đạt 2,76 triệu tấn. Xếp thứ hai là gạo thơm, chiếm 26,84%, đạt 1,64 triệu tấn. Tiếp theo là gạo tấm:
834,4 nghìn tấn, chiếm 13,65%, tăng 31,24%; gạo nếp: 547,9 nghìn tấn, chiếm 8,96%.

=>Nguyên nhân cho kết quả xuất khẩu gạo năm 2020 tiếp tục tăng dù lượng gạo xuất khẩu giảm là:

+Do Việt Nam đang thay thế dần các loại gạo phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao để vào thị trường
cao cấp, khó tính như Mỹ, EU, Hàn Quốc.

+Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo được triển khai mạnh mẽ đã làm thay đổi quy trình canh tác lúa theo
hướng nâng cao chất lượng thay vì tăng sản lượng.

+Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia
mang tầm chiến lược như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh
tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc
Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá.

+Tình hình dịch COVID-19 làm suy giảm nhiều ngành nghề, nhưng nhu cầu về lương thực không giảm
mà còn tăng, đây cũng là nguyên nhân khách hàng vẫn cần mua gạo Việt Nam. Những nguyên nhân
này đã tác động và tạo nên vị thế, giá trị gia tăng cho xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường thế
giới.

-Năm 2021, Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), khối lượng gạo xuất
khẩu năm nay đạt 6,15 triệu tấn tương đương năm 2020 với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD,
tăng 4,8% so với năm ngoái. Diễn biến này cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đi đúng hướng
giảm khối lượng, tăng giá trị xuất khẩu nhờ nâng cao chất lượng.

Về thị trường xuất khẩu, Philippines vẫn là thị trường lớn của gạo Việt Nam khi nhập khẩu 234 nghìn
tấn, tương đương 110 triệu USD, tăng 38% về lượng và gần 21% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Vượt qua Trung Quốc, Bờ Biển Ngà vươn lên thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với
56 nghìn tấn, tương đương kim ngạch 23 triệu USD, tăng 424% về lượng và 252,5% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2021.Trái với triển vọng tích cực của Philipines và Bờ Biển Ngà, xuất khẩu gạo sang
Trung Quốc giảm 36% về lượng và 37% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 37 nghìn tấn với
trị giá gần 19 triệu USD.

Điều đáng ghi nhận nhất là trong khó khăn phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu lớn như Thái
Lan, Ấn Độ, nhưng gạo Việt vẫn có được giá cao và so với năm trước, giá xuất khẩu đã tăng 5,5%,
phần nào bù đắp cho chi phí vật tư nông nghiệp tăng nhanh. Số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt
Nam (VFA) cho biết, trong các tháng cuối năm 2021, giá gạo Việt Nam luôn duy trì ở mức cao hơn các
nước khác. Điển hình như ngày 1/12, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 415 USD/tấn, trong khi
Thái Lan ở mức 381 USD/tấn, còn Ấn Độ và Pakistan có giá lần lượt là 348 USD/tấn và 353 USD/tấn.

Đây là thành tích đáng ghi nhận của ngành lúa gạo trong nhiều năm qua, nhất là trong bối cảnh thiên
tai và dịch bệnh COVID-19 ập đến với ngành nông nghiệp Việt Nam vào năm 2020 cả về sản xuất và
xuất khẩu.
Tình hình xuất khẩu gạo từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022

-Năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 7,11 triệu tấn, tương đương trên 3,45 tỷ USD,
tăng 13,8% về khối lượng, tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021. Giá gạo xuất khẩu trung bình đạt
mức 486,2 USD/tấn, giảm 7,7% so với năm trước. Điều đặc biệt là gạo Việt Nam đã vươn sâu vào các
thị trường có yêu cầu rất khắc khe về chất lượng như Nhật Bản, EU…

Nửa đầu năm, tính đến hết ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 3,11 triệu tấn, trị
giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Cơ cấu
chủng loại gạo tiếp tục có sự chuyển biến tích cực phù hợp với định hướng. Hiện tỷ lệ xuất khẩu gạo
trắng ở mức 44,7%, gạo thơm các loại khoảng 33,4%. Việt Nam tiếp tục xuất khẩu gạo hữu cơ và gạo
tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy với tỷ trọng nhỏ nhưng đã làm đa dạng chủng loại gạo xuất khẩu
và khẳng định được giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu. Về giá gạo, trong nửa đầu năm nay cũng có xu
hướng tăng và hiện ở mức 420 USD/tấn đối với gạo 5% tấm - do nhu cầu lương thực tăng và cuộc
xung đột Nga - Ukraine khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á. Về thị trường
xuất khẩu, Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả
nước. Ngoài Philippines thì nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, Châu Phi và Cuba cũng góp
phần mạng lại kết quả xuất khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đầy lạc quan.

Nửa cuối năm, việc xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối
năm vẫn tốt. Thêm vào đó, giá xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vững ở mức cao, thậm chí có thể còn tăng do
ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraine không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và
lương thực cao. Những yếu tố này được đánh giá có lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

=>Nguyên nhân:

+Những bất ổn về kinh tế và chính trị toàn cầu khiến nhu cầu xuất khẩu gạo tăng. Theo Bộ NNPTNT,
xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều thuận lợi từ đầu năm tới nay khi Philippines tăng nhập khẩu.
Thị trường Trung Quốc cũng chuyển dịch từ nhập khẩu lượng gạo nhỏ từ Việt Nam trong những
tháng đầu năm sang những đơn hàng lớn vào những tháng cuối năm. Trong khi đó, một số nước
châu Âu có xu hướng tăng nhập khẩu gạo để thay thế nguồn cung lúa mỳ đang suy giảm do cuộc
chiến Nga – Ukraine diễn ra dai dẳng.

+Giá lúa gạo tăng do nhu cầu cao từ những nước nhập khẩu. Chẳng hạn mới đây, Philippines quyết
định không tăng thuế nhập khẩu đối với gạo, nhằm kiềm chế lạm phát trong nước. Trước đó,
Indonesia và Bangladesh cũng công bố các kế hoạch nhập khẩu gạo phục vụ nhu cầu trong nước.
Những yếu tố này đã giúp thị trường gạo thế giới tăng giá liên tục trong tháng cuối cùng của năm
2022.

+Sản lượng sản xuất gạo toàn cầu giảm nhẹ so với các năm trước.

-Năm 2023 xuất khẩu gạo Việt Nam lập kỷ lục về sản lượng lúa cả nước tăng 1,9% so với năm trước,
xuất khẩuđạt hơn 8,1 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu 4,78 tỉ USD, tăng 36,6% so với năm trước.
Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong 15
năm qua, có nhiều thời điểm vượt cả Thái Lan và Ấn Độ.

Với kết quả này, Việt Nam đứng vững vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Thái Lan và
Ấn Độ. Đặc biệt, năm 2023, gạo ST25 của Việt Nam tiếp tục đạot giải “Gạo ngon nhất thế giới” lần
thứ hai. Gía trị gạo Việt Nam được khẳng định khi các đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng đều ưa
chuộng. Đây là con số cao kỷ lục kể từ năm 1989 khi Việt Nam bắt đầu tham gia xuất khẩu gạo.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2009-2023

=>Nguyên nhân:

+ Xuất khẩu gạo sang các thị trường EU mang lại giá trị gia tăng rất cao, là thị trường xuất khẩu tiềm
năng.

+Trong bối cảnh sản xuất lúa gạo tại nhiều quốc gia sụt giảm do hình thái thời tiết El Nino, tăng nhu
cầu nhập khẩu của nhiều nước.

+Việc Ấn Độ - nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới ban hành các lệnh cấm và hạn chế xuất khẩu đã
đẩy nguồn cung gạo toàn cầu rơi vào trạng thái thiếu hụt. Do đó, giá gạo tại các quốc gia sản xuất
hàng đầu, bao gồm Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.

+Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng.

-Năm 2024, theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2 tháng đầu năm
2024, xuất khẩu gạo đạt 708 triệu USD, tăng 49,8%.
Trong tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường, với khối lượng trên
512.000 tấn, trị giá 362 triệu USD. Sang tháng 2, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 508.000 tấn, kim ngạch
342 triệu USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân trong tháng 2/2024 lập mốc kỷ lục 673 USD/tấn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường gạo 2024:
+Nguồn cung có hạn do thời tiết không thuận lợi, một số quốc gia cấm và hạn chế xuất khẩu,
nhu cầu nhập khẩu tại nhiều thị trường gia tăng, căng thẳng Biển Đỏ...
+Toàn bộ những sự thay đổi về chính sách, biến động về cung cầu và khuynh hướng giá cả
của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo
Việt Nam.
+Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu lớn nhất, với hơn 20 triệu tấn gạo/năm đã có nhiều chính sách
hạn chế xuất khẩu gạo từ giữa năm ngoái. Nhiều quốc gia đã chuyển hướng tìm kiếm các
nguồn cung cấp gạo thay thế, đặc biệt từ khu vực Đông Nam Á.
+Với dự báo mới này, mức nhập khẩu của Philippines trong năm nay cao hơn đến 600.000
tấn gạo so với lượng gạo nhập khẩu năm 2023 là 3,5 triệu tấn. Lý giải nguyên nhân lượng
gạo nhập khẩu của Philippines tăng, USDA cho hay, nước này tăng nhập vì tình trạng khô
hạn ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo nội địa.

+Tương tự, Indonesia, nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam cũng tăng nhập khẩu
để đảm bảo an ninh lương thực. Tính tới tháng 2/2024, Indonesia đã trải qua 8 tháng thâm
hụt gạo liên tiếp do sản xuất trong nước thiếu hụt so với nhu cầu.

+Với thị trường Trung Quốc, dự báo, năm nay, thị trường này sẽ tăng cường nhập khẩu gạo
để điều tiết hài hòa giữa nhập khẩu và sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực.

->Chính vì những biến động về nguồn cung, giá cả nên thương mại gạo toàn cầu tiếp tục
"nóng" ngay từ đầu năm 2024

You might also like