Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

[3P-1] Phân tích thực trạng và khảo sát nhu cầu thị trường/

khách hàng

Lớp: 231.SKI1108.B05 Nhóm: 01 Tên thành viên: Nguyễn Ngọc Phương Thy

Dự án cá Hộ nông dân và người kinh doanh tại Việt Nam đang lãng phí bã trái cây và
nhân đề
xuất các loại trái cây không bán được ra thị trường.

A. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Mục tiêu - Chứng minh sự tồn tại của vấn đề: Vấn đề có thực sự tồn tại?
- Mô tả hoàn cảnh thực tế của vấn đề thông qua việc sử dụng các minh hoạ
bằng hình ảnh, số liệu, hoặc sử dụng các nguồn tham khảo khác.
- Hoặc đến những nơi vấn đề có thể xảy ra và quan sát hoàn cảnh của vấn đề,
phỏng vấn các bên liên quan (người sử dụng, nhân viên, quản lý…)

Minh hoạ:

Hình 1: Dưa hấu trái vụ do mưa bão không bán được bị thối, hỏng
bị vứt đầy đường tại Gia Lai
Hình 2: Xoài chín không bán được bị vứt la liệt dưới gốc cây tại Đồng Nai

Hình 3: Các loại bã trái cây sau sử dụng bị vứt bỏ sau quá trình chế biên và sử dụng
Hình 4: Tổng quan tình hình xuất khẩu các loại trái cây chính tháng 1 năm 2022

Hình 5: Bài báo về Phụ phẩm nông nghiệp - nguồn tài nguyên đang bị lãng phí.

Hình 6: Bài báo về tình trạng Trái cây tươi dư thừa.


Diễn giải:
 Hình 1: Do mưa bão kéo dài, hơn 52 ha dưa hấu đang thu hoạch ở xã Phú Cần, huyện
Krông Pa, Gia Lai bị ngập úng và thối quả. Các hộ nông dân và người kinh doanh đang
đối mặt với tình trạng lãng phí, khi phải vứt bỏ và chấp nhận mất lợi nhuận. Nguyên
nhân là những loại bã, trái cây đã bị hư hại nặng do mưa nhiều.

 Hình 2: Theo nguồn tin: Giá xoài ở Đồng Nai đang ở mức lịch sử thấp, khiến người
trồng gặp lỗ từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Thương lái chỉ mua xoài loại 1 với giá 5.500 -
6.000 đồng/kg, trong khi xoài loại 2 chỉ có giá 3.500 đồng/kg và loại 3 gặp khó khăn khi
thương lái không mua. Tình trạng này khiến người trồng cảm thấy chán nản và lo lắng.

 Hình 3: Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, tổng khối lượng phụ phẩm của cả nước
đạt trên 156,8 triệu tấn, trong đó có 88,9 triệu tấn từ quá trình chế biến nông sản và sau
thu hoạch từ cây trồng. Trong miền Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ,
lượng hạt xoài, vỏ chuối, vỏ sầu riêng... là rất lớn và nhiều nơi đang gặp vấn đề lãng phí,
thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề này là một lo ngại quan trọng, đặc biệt khi
Chính phủ đang hướng tới phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn và bền vững,
trong đó, phụ phẩm nông nghiệp được coi là nguồn tài nguyên tái tạo quan trọng, không
phải chất thải.

 Hình 4: Trong tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu của 11 loại trái cây giảm nhẹ so
với năm trước, đặc biệt là thanh long, xoài, và mít giảm 27%, 4%, và 35%. Thị trường
chính vẫn là Trung Quốc, nhưng các biến động trong quy định hàng hóa, đặc biệt là liên
quan đến kiểm tra virus SARS-CoV-2, gây khó khăn và ách tắt hàng hóa tại cửa khẩu
đất liền. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá bán và tạo ra thách thức cho người nuôi
trồng và doanh nghiệp trái cây. Sự giảm giá trị xuất khẩu đáng kể của dưa hấu, chôm
chôm, và nhãn (27%, 73%, và 98%) làm nổi bật vấn đề lãng phí. Thừa "cung" và thiếu
"cầu" xảy ra do khó khăn trong việc tìm nguồn thu mua, khiến sản phẩm trái cây tồn lưu
trong kho mà không có giải pháp hiệu quả, gây lãng phí cho cả trái cây và bã trái cây.
Điều này đặt ra thách thức quản lý nguồn nguyên liệu và đòi hỏi giải pháp bền vững để
giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

 Hình 5: Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2020, cả nước sản xuất hơn 156,8 triệu tấn
phụ phẩm nông nghiệp. Phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng và từ chế biến nông sản
chiếm 56,7%, đạt 88,9 triệu tấn. Phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi chiếm 39,1%,
đạt 61,4 triệu tấn. Ngành lâm nghiệp đóng góp 3,5%, với 5,5 triệu tấn, trong khi ngành
thủy sản chiếm 10,6%, đạt gần 1 triệu tấn. Ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL, phụ phẩm chủ
yếu từ trồng trọt và chăn nuôi, với tổng cộng 13,9 triệu tấn ở Đông Nam Bộ và 39,4
triệu tấn ở ĐBSCL trong năm 2020.

 Hình 6: “Trái cây trong nước bị đổ bỏ”: Nhiều loại trái cây Việt Nam như xoài, mít,
thanh long, chuối đang gặp khó khăn với việc giảm giá và chật chội do khả năng tiêu thụ
kém. Sản lượng trái cây chờ tiêu thụ ở nhiều tỉnh lớn, đặc biệt là Tiền Giang, đang tăng
cao, với Tiền Giang chiếm khoảng 60% sản lượng trái cây của cả nước. Một số loại trái
cây như mít ở Hậu Giang đang đối mặt với tình trạng khó tiêu thụ với khoảng 90 ngàn
tấn. Ngay cả những loại trái cây chưa vào mùa thu hoạch cũng đang trải qua giảm giá
nhanh chóng. Ví dụ, giá sầu riêng giảm từ 80-90 ngàn đồng/kg xuống còn 40 ngàn
đồng/kg. Tình hình này ảnh hưởng đặc biệt đến Đồng Nai, nơi có hơn 73,4 ngàn ha đất
trồng cây ăn trái, với các loại cây như chuối, chôm chôm, mít và sầu riêng đang vào mùa
thu hoạch.

 Từ hình ảnh và số liệu, chúng ta có thể nhận thấy vấn đề quan trọng đang diễn ra tại
Việt Nam: "Hộ nông dân và người kinh doanh đang lãng phí bã trái cây và các loại trái
cây không bán được ra thị trường." Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vấn đề lãng phí trái cây và phụ phẩm nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của
người nông dân và người kinh doanh mà còn tạo ra thách thức cho quản lý nguồn
nguyên liệu và môi trường. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách về giải pháp bền vững
để giảm thiểu lãng phí và hỗ trợ ngành nông nghiệp phát triển theo hướng tuần hoàn và
bền vững.

Nguyên nhân gây ra vấn đề dự án là:

1. Thiếu biện pháp xử lý cụ thể: Hộ nông dân và doanh nghiệp trái cây đang đối mặt với
vấn đề lãng phí bã trái cây do thiếu biện pháp xử lý cụ thể và hiệu quả.

2. Quy mô trồng trọt/kinh doanh quá lớn: Quy mô trồng trọt và kinh doanh trái cây lớn
hơn so với nhu cầu thực tế của thị trường đang dẫn đến việc tồn đọng sản phẩm không
bán được, tăng nguy cơ lãng phí.

3. Ảnh hưởng của thời tiết xấu: Thời tiết xấu như mưa bão kéo dài làm tăng khả năng hư
hại và giảm chất lượng của trái cây, làm tăng khối lượng bã trái cây không sử dụng được
và gây lãng phí.

Nguồn thông tin: hình ảnh và thông tin tham khảo


Hình 1: [Rơi nước mắt cảnh dưa hấu của nông dân Gia Lai vứt đầy đường, tác giả: Tiền
Lê; ngày 25/07/2023 https://kenh14.vn/roi-nuoc-mat-canh-dua-hau-cua-nong-dan-gia-lai-
vut-day-duong-20230725141611471.chn, 04/12/2023
Hình 2: [Đồng Nai: Chưa bao giờ cuối vụ rồi mà giá xoài vẫn lẹt đẹt 4.000 đồng/kg, nhà
vườn vứt cả đống dưới gốc, tác giả: Nha Mẫn, ngày 15/05/2021 https://danviet.vn/dong-
nai-chua-bao-gio-cuoi-vu-roi-ma-gia-xoai-van-let-det-4000-dong-kg-nha-vuon-vut-ca-
dong-duoi-goc
2021051410165328.htm, 04/12/2023
Hình 3 & Hình 5: Phụ phẩm nông nghiệp: Nguồn tài nguyên đang bị lãng phí, ngày
10/09/2021.https://baochinhphu.vn/phu-pham-nong-nghiep-nguon-tai-nguyen-dang-bi-
lang-phi-102300165.htm, 04/12/2023
Hình 4: Tình hình xuất khẩu trái cây đầu năm 2022, ngày 03/03/2022
,https://bsamedia.vn/tinh-hinh-xuat-khau-trai-cay-dau-nam-2022/ 04/12/2023.
Hình 6: Đối mặt với khủng hoảng thừa trái cây tươi, ngày 12/05/2022,
https://baodongnai.com.vn/tieu-diem/202205/doi-mat-voi-khung-hoang-thua-trai-cay-
tuoi-3115693/, ngày 04/12/2023.

B. KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG/ KHÁCH HÀNG

Dựa vào kết quả bảng khảo sát, phỏng vấn của nhóm về nhu cầu các bên liên
Mục tiêu: quan được thể hiện qua những phàn nàn, ý kiến, thái độ, mong muốn... để
phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng các yêu cầu của giải pháp tương lai.

Giới thiệu:
Sau khi nhận biết được tính cấp thiết từ thực trạng của vấn đề “Các hộ nông dân và các
hộ kinh doanh các mặt hàng từ trái cây đang đối mặt tại Việt Nam, nơi mà bã và các loại trái
cây không bán được trên thị trường đang lãng phí”, em đã quyết định tiến hành một cuộc
khảo sát chi tiết. Mục tiêu chính của cuộc khảo sát là xác định nhu cầu của khách hàng tương
lai và đồng thời tìm kiếm giải pháp hiệu quả để giảm lãng phí và tận dụng nguồn nguyên liệu
hiện có.

Phương pháp khảo sát: Google Form


Ngày thực hiện khảo sát: 02/12/2023 - 03/12/2023
Người khảo sát: Nguyễn Ngọc Phương Thy

Minh hoạ:

Biểu đồ 1: Phân luồng đối tượng tham gia khảo sát.


 Đối tượng 1: Hộ nông dân trồng cây ăn quả hặc người kinh doanh các mặt hàng trái cây.
Phương pháp khảo sát: Google Form
Ngày thực hiện khảo sát: 02/12/2023 - 03/12/2023
Biểu đồ 2: Đánh giá của đối tượng 1 về số lượng bã trái cây, trái cây tồn lại sau khi đưa
ra thị trường.

Biểu đồ 3: Khảo sát đối tượng 1 về cách xử lí bã trái cây và các loại trái cây tồn đọng.

Biểu đồ 4: Nhận xét của đối tượng 1 về tình hình xử lí bã, vỏ, xác trái cây và các loại trái
cây không bán được trên thị trường.
Biểu đồ 5: Nhu cầu giải quyết vấn đề của đối tượng 1.

Biểu đồ 6: Cảm nhận của đối tượng 1 về sản phẩm vải, da thuần chay làm từ bã, xác trái
cây & trái cây không bán được trên thị trường.

 Đối tượng 2: Người tiêu dùng.


Phương pháp khảo sát: Google Form
Ngày thực hiện khảo sát: 02/12/2023 - 03/12/2023

Biểu đồ 7: Đánh giá của đối tượng 2 về số lượng bã trái cây, trái cây tồn lại sau khi đưa
ra thị trường.

Biểu đồ 8: Đámh giá của đối tượng 2 về mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Biểu đồ 9: Nhu cầu giải quyết vấn đề của đối tượng 2.


Biểu đồ 10: Cảm nhận của đối tượng 2 về sản phẩm vải, da thuần chay làm từ bã, xác
trái cây & trái cây không bán được trên thị trường.

Biểu đồ 11: Đề xuất xử lí vấn đề của 2 nhóm đối tượng tham gia khảo sát

 Đối tượng 3: Các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan
Phương pháp khảo sát: Thông tin từ Google
Ngày thực hiện: 04/12/2023
Hình 7: TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc và GS.TS Võ Tòng Xuân nói về vấn đề “Phụ phẩm
nông nghiệp bị lãng phí” với Báo Chính Phủ.

Hình 8: Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chia sẻ về vấn đề “Phải xem phụ phẩm là nguồn tài nguyên tái tạo” với tạp chí điện tử
VnEconomy.
Diễn giải:

 Biểu đồ 1: Trong quá trình khảo sát, em đã tập trung vào hai nhóm đối tượng chính:
nông dân và các hộ kinh doanh mặt hàng từ trái cây (chiếm 46,7%, tương đương
với 14 người) và người tiêu dùng (chiếm 53,3%, tương đương với 16 người). Điều
này giúp hiểu rõ thêm về khó khăn trong tiêu thụ và xử lý bã, xác trái cây sau khi ra thị
trường của nông dân và hộ kinh doanh. Thêm vào đó, việc tìm hiểu ý kiến của người
tiêu dùng thông qua bảng khảo sát đã giúp em có cái nhìn toàn diện về quy trình tiêu thụ
và cảm nhận của họ đối với vấn đề mà tôi đang nghiên cứu. Ngoài ra, em cũng đã tham
khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực tái tạo phụ phẩm nông nghiệp
để hiểu rõ hơn về thực trạng của vấn đề và nhận được sự hỗ trợ chuyên môn.

Đối với khảo sát ở đối tượng 1: (14 người tham gia khảo sát)
Hộ nông dân trồng cây ăn quả hặc người kinh doanh các mặt hàng trái cây.
 Biểu đồ 2: Trong nhóm 14 người được phân loại vào nhóm đối tượng 1 bao gồm hộ
nông dân trồng cây ăn quả và người kinh doanh trái cây đã tham gia đánh giá về tình
hình số lượng bã trái cây và các loại trái cây tồn lại mỗi khi đưa lên thị trường. Kết quả
đánh giá được thể hiện thông qua thang điểm từ 1 (không đáng kể) đến 5 (rất nhiều), có
đến 13/ 14 người (92,8%) đã đưa ra mức điểm cao như 4 và 5. Điều này chứng tỏ rằng
phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đều nhận thấy số lượng bã trái cây và các loại trái
cây tồn lại là rất lớn.
 Biểu đồ 3 và biểu đồ 4: Trong câu hỏi về cách các hộ kinh doanh xử lí bã trái cây và các
loại trái cây tồn đọng như thế nào, có đến 7 người (50%) chọn cách vứt bỏ không qua xử
lí; 4 người (28,5%) chọn phương án cung cấp cho đơn vị thu gom rác thải; chỉ có 2
người (14,3%) trong số 14 người tham gia khảo sát chọn phương án xử lí thành phân
bón hữu cơ. Từ đó, ta có thể khẳng định số lượng bã trái cây và trái cây tồn đọng đang bị
lãng phí. Khoảng 85,7% (12 người) người tham gia khảo sát cho rằng bã trái cây và trái
cây tồn đọng chưa được xử lí tốt và gây lãng phí (Biểu đồ 4).
 Biểu đồ 5: Biểu đồ 5 cho thấy 100% người tham gia khảo sát thuộc đối tượng 1 có nhu
cầu giải quyết vấn đề “Hộ nông dân và người kinh doanh tại Việt Nam đang lãng phí bã
trái cây và các loại trái cây không bán được.”
 Biểu đồ 6: Từ đây ta có thể thấy được đối tượng 1 rất hứng thú với sản phẩm vải, da
thuần chay làm từ bã, xác trái cây & trái cây không bán được trên thị trường (13 người
hứng thú - 92,8%).

Đối với khảo sát ở đối tượng 2: (16 người tham gia khảo sát)
Người tiêu dùng.
 Biểu đồ 7: Đến 93,8% trong tổng số 16 người tham gia khảo sát thuộc đối tượng 2 đã
đánh giá rằng lượng bã trái cây và trái cây tồn lại sau khi đưa ra thị trường là đáng kể.
Điều này một lần nữa làm nổi bật rằng hầu hết những người tham gia khảo sát trong đối
tượng này đều nhận thức rõ ràng về quy mô lớn của vấn đề liên quan đến lượng bã và
trái cây tồn lại.
 Biểu đồ 8 và biểu đồ 9: Nhóm này đưa ra nhận định rằng tình trạng lãng phí bã trái cây
sau chế biến và trái cây không bán được trên thị trường đang đặt ở mức độ 'rất nghiêm
trọng', với 87,5% tỷ lệ đồng thuận, tương đương với 14 trong số những người tham gia
khảo sát (xem biểu đồ 8). Đặc biệt, ở đối tượng 2, 100% khảo sát cho thấy nhu cầu giải
quyết vấn đề này vẫn rất cao (xem biểu đồ 9).
 Biểu đồ 10: Nhìn vào biểu đồ 10, rõ ràng thấy mọi người đều rất quan tâm đến khái
niệm về việc sử dụng vải và da thuần chay, được sản xuất từ bã và trái cây không bán
được trên thị trường. Con số cụ thể là 93,8%, tức là 15 trong số 16 người tham gia khảo
sát.

Đối với khảo sát ở đối tượng 3: Các chuyên gia.


Dựa vào ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta có thể nhận
thấy những vấn đề chính sau đây:

1. Lãng phí phụ phẩm nông nghiệp: Trong quá trình sản xuất trái cây ở ĐBSCL, miền
Đông Nam Bộ, lượng hạt xoài, vỏ chuối, vỏ sầu riêng và các phụ phẩm khác đang bị
lãng phí nhiều, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các phụ phẩm này có thể
tái sử dụng để làm "phân bón hữu cơ," đặt ra vấn đề quan trọng về bảo vệ môi trường và
tận dụng nguồn tài nguyên.
2. Tái sử dụng phụ phẩm trong nông nghiệp: Giáo sư Võ Tòng Xuân và TS. Nguyễn
Thị Ngọc Trúc nhấn mạnh rằng việc thu gom và tái sử dụng các phụ phẩm trong nông
nghiệp không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn mang lại cơ hội kinh doanh
cho nông dân. Các phụ phẩm như hạt nhãn, hạt vải thiều có nhiều công dụng chưa được
khai thác hết, từ làm phân bón đến chế biến thức ăn cho gia súc và thực phẩm chức
năng.
3. Nguồn tài nguyên tái tạo trong nông phụ phẩm: Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhấn mạnh rằng nông phụ phẩm là nguồn tài
nguyên tái tạo trong chuỗi giá trị nông nghiệp, không chỉ là chất thải. Điều này liên quan
đến góc độ kinh tế nông nghiệp tuần hoàn và mục tiêu tăng trưởng xanh.

 Kết luận: Dựa vào các phân tích biểu đồ và ý kiến thu thập được từ ba đối tượng chính
trong nghiên cứu, ta có cái nhìn toàn diện về tình trạng “Hộ nông dân và người kinh
doanh tại Việt Nam đang lãng phí bã trái cây và các loại trái cây không bán được ra thị
trường.”. Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thức được rằng vấn đề này không chỉ tồn tại mà
còn đang ở mức độ nghiêm trọng. Từ những thông tin này, có thể kết luận rằng nhu cầu
giải quyết vấn đề này không chỉ là cần thiết mà còn là một ưu tiên cấp bách.Tóm lại, các
đối tượng tham gia đều nhất trí về tình trạng lãng phí và cảm nhận tích cực về việc tái sử
dụng bã và trái cây không bán được. Điều này đặt ra một cơ hội lớn để phát triển giải
pháp tái tạo và giảm lãng phí trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam.

Nguồn thông tin:


1. Đối tượng khảo sát 1 và đối tượng khảo sát 2: Khảo sát vấn đề các hộ nông dân,
người kinh doanh trái cây tại Việt Nam đang lãng phí bã, các loại trái cây không bán
được trên thị trường; Người tạo khảo sát: Nguyễn Ngọc Phương Thy; Ngày khảo sát:
02/12/2023 - 03/12/2023
https://docs.google.com/forms/d/e/
1FAIpQLSffGuF2ndBeVHKNFBi4sL8znaScv2T2MC-CKGgUtEi9eGplTA/viewform?
usp=sharing

2. Đối tượng khảo sát 3:


Hình 7: Phụ phẩm nông nghiệp: Nguồn tài nguyên đang bị lãng phí (10/09/2021)
https://baochinhphu.vn/phu-pham-nong-nghiep-nguon-tai-nguyen-dang-bi-lang-phi-
102300165.htm - ngày trích dẫn 06/12/2023
Hình 8: Phải xem phụ phẩm là nguồn tài nguyên tái tạo (10/09/2021)
https://vneconomy.vn/bo-phi-ca-tram-trieu-tan-phu-pham-nong-nghiep-khong-khac-
gi-nem-di-hang-ty-usd.htm - ngày trích dẫn 06/12/2023

You might also like