Đề Cương 11 Ôn Tập Học Kì 2 Năm Học 2023

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: LỊCH SỬ 11

I. GIỚI HẠN ÔN TẬP GỒM 4 BÀI


1. Bai 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV)
2. Bài 11 Cuộc cải cách của Minh Mạng ( nửa đầu thế kỉ XIX)
3. Bài 12 Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
4. Bài 13. Việt Nam và Biển Đông
II. ĐỊNH HƯỚNG
* PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 Đ)
Câu 1. Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
A. Lý Thái Tổ B. Lê Thái Tổ
C. Trần Thánh Tông D. Lê Thánh Tông
Câu 2. Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh
A. tình hình đất nước từng bước ổn định.
B. nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt.
D. nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 3. Ở địa phương, năm 1466, vua lê Thánh Tống xóa bỏ 5 đạo, chia đất nước thành
A. 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 12 đạo thừa tuyên và phủ Nam Sách.
C. 12 đạo thừa tuyên và phủ Thiên Trường.
D. 12 đạo thừa tuyên và phủ Kinh Bắc.
Câu 4. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý
tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là
A. quân điền. B. lộc điền.
C. phúc điền. D. thọ điền.
Câu 5. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất lần lượt cho quan lại từ
tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân được gọi là
A. quân điền. B. lộc điền.
C. phúc điền. D. thọ điền.
Câu 6. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo
thừa tuyên gồm 3 ty là:
A. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty. B. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty.
C. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty. D. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời
vua Lê Thánh Tông?
A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời
vua Lê Thánh Tông?
A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
B. Làm xuất hiện mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?
A. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển; đời sống nhân dân ổn định.
B. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng ngày càng phổ biến.
C. Xuất hiện những mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
D. Đại Việt phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua
Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?
A. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn.
B. Tăng cường quyền lực cho các quan đại thần.
C. Đặt thêm Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.
D. Tuyển chọn quan lại thông qua hình thức khoa cử.
Câu 11. Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra
yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 12: Một trong những chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc
thiểu số?
A. Gã công chúa cho các tù trưởng địa phương.
B. Giữ nguyên chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
D. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.
Câu 13: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháo ở địa phương, vua Minh Mệnh
đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về
A. chế độ quân điền. B. chế độ lộc điền.
C. chế độ hồi tỵ D. chế độ bổng lộc.
Câu 14: Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia đất nước thành các đơn vị hành
chính tỉnh
A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Thiệu Trị. D. Tự Đức
Câu 15: Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng
đế, vua Minh Mạng đã
A. tiến hành cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
B. áp dụng mô hình của Nhật Bản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
C. tổ chức quân đội theo mô hình của phương Tây để đàn áp nhân dân.
D. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh.
Câu 16. Một trong những ý nghĩa quan trọng cuộc cải cách hành chính của vua Minh
Mạng mang lại là
A. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.
B. bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền.
C. góp phần thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
D. hạn chế sự tập trung quyền lực vào tay nhà vua.
Câu 17. Nội dung nào sau đây không nằm trong cuộc cải cách hành chính do vua Minh
Mạng tiến hành?
A. Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
C. Cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện.
D. Mở rộng phạm vi, đối tượng đối với chế độ hồi tỵ.
Câu 18. Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng là
A. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và Trực doanh.
B. chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt.
C. chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
D. chia cả nước thành tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng, xã.
Câu 19. Cuộc cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng (1831 - 1832) không có nội dung nào
sau đây?
A. Tiến hành chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừả Thiên.
B. Bãi bỏ các chức quan Tổng đốc và Tuần phủ cai quản các tỉnh.
C. Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương.
D. Nhà Nguyễn bãi bỏ đơn vị hành chính Bắc Thành và Gia Định Thành.
Câu 20. Vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính (1831 -1832) nhằm mục đích gì?
A. Ổn định, nâng cao cuộc sống cho nhân dân lao động.
B. Tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
C. Gạt bỏ hoàn toàn những ảnh hưởng của vương triều Tây Sơn.
D. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để bảo vệ đất nước
Câu 21: Trong cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về
những vấn đề quân sự quan trọng được gọi là
A. Hàn lâm viện. B. Cơ mật viện. C. Nội các. D. Đô sát viện.
Câu 22: Một trong những tác dụng tích cực của cải cách hành chính thời vua Minh Mạng
là góp phần
A. tạo điều kiện phát triển kinh tế theo hướng tư bản
B. hạn chế sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.
C. khích lệ người dân tích cực thi cử và ra làm quan.
D. phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
Câu 23: Vua Minh Mạng cải cách hệ thống chính trị - hành chính chặt chẽ, gọn nhẹ từ
trung ương đến địa phương không nhằm mục tiêu nào dưới đây?
A. Nâng cao năng lực hệ thống quan chức ở trung ương.
B. Thống nhất đất nước, xác lập chủ quyền lãnh thổ.
C. Thiết lập nên nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền.
D. Hạn chế tối đa quyền tự trị của làng xã, địa phương.
Câu 24: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) tập trung vào lĩnh vực
chủ yếu nào sau đây?
A. Kinh tế B. Văn hóa C. Quốc phóng D. Hành chính
Câu 25: Trong cuộc cải cách nửa đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng đã phân chia bộ máy
chính quyền địa phương thành các cấp nào sau đây?
A. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện/châu, xã. B. Tỉnh/thành phố, huyện/châu, xã
C. Lộ, trấn, phủ, huyện/châu, xã D. Tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã.
Câu 26. Tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại vận chuyển hàng năm hiện nay, Biển
Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế
thứ hai thế giới. B. thứ ba thế giới. C. thứ tư thế giới. D. thứ năm thế
giới.
Câu 27. Hiện nay, Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế
giới tính theo
A.tổng lượng khách du lịch quốc tế hàng năm. B. tổng lượng tàu thuyền qua lại
hàng năm.
C. tổng lượng dầu mỏ khai thác được hàng năm. D. tổng lượng hàng hóa thương mại
vận chuyển hàng năm.
Câu 28. Biển Đông thuộc
A.Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương C. Bắc Băng Dương D. Đại Tây Dương.
Câu 29. Đâu là đặc điểm địa hình của hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa?
A. Là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.
B. Là sự nối tiếp liên tục của bờ biển và đồng bằng Việt Nam.
C. Là sự nối tiếp liên tục của vùng đồi núi, cao nguyên và đồng bằng của Việt Nam.
D. Là sự nối tiếp liên tục của vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Câu 30. Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên:
A.phong phú với trữ lượng lớn như: sinh vật biển, khoáng sản (ti-tan, thiếc, chì, kẽm...)
B. phong phú với trữ lượng lớn như: khí tự nhiên và kim loại quý (vàng, bạc, kim
cương...)
C. phong phú nhưng không đa dạng, chủ yếu là các loài cá, tôm phổ biến.
D. nghèo nàn, khan hiểm do có sự tác động của biến đổi khí hậu.
Câu 31. Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là
A.căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển. B. cơ sở để khẳng định chủ quyền
vùng biển.
C. tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. D. làm điểm tựa để bảo vệ an ninh
quốc phòng.
Câu 32. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào
sau đây?
A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc. C. Việt Nam. D. Nhật Bản.
Câu 33: Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của
A. thành phố Đà Nẵng. B. tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. tỉnh Cà Mau. D. tỉnh Khánh Hòa
Câu 34. Hiện nay, quần đảo Trường Sa trực thuộc quyền quản lí hành chính của
A. thành phố Đà Nẵng. B. tỉnh Kiên Giang.
C. tỉnh Khánh Hòa. D. tỉnh Nghệ An.
Câu 35: Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện
ở nội dung nào sau đây?
A. Đây là hai quần đảo duy nhất thuộc khu vực Biển Đông
B. Đây là hai quần đảo lớn nhất thuộc khu vực Biển Đông
C. Phục vụ tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông
D. Là nơi tiếp nhiên liệu duy nhất cho các tàu trên biển
Câu 36. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần
đảo Hoàng Sa được thể hiện ở điểm nào sau đây ?
A. Là tuyến đường duy nhất để Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản.
B. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực cho nhân dân Việt Nam.
C. Có ý nghĩa về chiến lược quốc phòng, an ninh, kinh tế biển.
D. Là nền tảng duy nhất để Việt Nam phát triển công nghiệp nặng.
Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của Biển Đông về
kinh tế đối với Việt Nam?
A. Là con đường để Việt Nam giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác
B. Là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế với các nước khác trên thế giới
C. Cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản
D. Tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch biển
Câu 38: Một trong những bãi biển nổi tiếng của nước ta ở miền Trung, là địa điểm thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước là
A. Hạ Long B. Đà Nẵng C. Phú Quốc D. Cát Bà
Câu 39. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều bãi cát, vịnh, hang động, tạo điều
kiện cho Việt Nam phát triển nghành kinh tế mũi nhọn nào sau đây?
A. Khai khoáng. B. Du lịch. C. Thương mại. D. Hàng hải .
Câu 40. Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam
ở Biển Đông là
A. dầu khí. B. gỗ lim. C. cánh kiến. D. đồi mồi.
Câu 41. Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt
Nam ở Biển Đông, biện pháp nào sau đây không được nhà nước Việt Nam áp dụng?
A. Chủ động tấn công vũ trang. B. Tuyên truyền chủ quyền biển, đảo
C. Đàm phán ngoại giao. D. Xây dựng lực lượng quản lý biển
Câu 42. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ
quyền biển đảo hiện nay?
A. Kí kết với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển
B. Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của tổ chức Liên hợp quốc
C. Chủ động tấn công ngăn chặn các nước có ý đồ xâm phạm biển
D. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông .
Câu 43.Chủ trương nhất quán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay là
A. đấu tranh hòa bình.B. bạo lực cách mạng.
C.chiến tranh cách mạng. D. bãi công, bãi khóa
Câu 44. Biển Đông nước ta góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế
trọng điểm, ngoại trừ
A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. thương mại hàng hải.
C. nuôi trồng thủy sản. D. du lịch - dịch vụ.
Câu 45. Về quốc phòng, an ninh, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được
thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới.
B. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng.
C. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược.
D. Là tuyến phòng thủ từ phía đông của đất nước.

Câu 46. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Là biển ít có các đảo, quần đảo lớn bao bọc xunh quanh.
B. Là biển ít có sự hoạt động mạnh của áp thất nhiệt đới, bão.
C. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nhiều nước.
D. Là tuyến giao thông hàng hải quốc tế duy nhất trên biển.
Câu 47. Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước của các chúa
Nguyễn và nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng
định thông qua việc
A. thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải.
B. di dân đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo.
C. cử quân đội chính quy đến đồn trú để bảo vệ các đảo.
D. các chúa Nguyễn thường xuyên đến các đảo để thị sát.
Câu 48. Đối với Việt Nam, biển Đông là “cửa ngõ” để giao lưu kinh tế và hợp tác với các
nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực
A. Châu Á - Châu Đại Dương.
B. Châu Á - Thái Bình Dương.
C. Châu Đại Dương - Thái Bình Dương.
D. Ấn Độ Dương - Bắc Băng Dương.
Câu 49. Đối với Việt Nam, việc xác định chủ quyền của đối với các đảo và quần đảo ở
Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng vì
A. các đảo và quần đảo của Việt Nam điều có tiềm năng kinh tế lớn nhất thế giới.
B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển và thềm lục địa.
C. các đảo và quần đảo đều nằm rất xa với đất liền của nước Việt Nam.
D. các đảo và quần đảo là bộ phận chủ quyền dễ bị các nước xâm lược nhất.
Câu 50. Biển Đông đóng vai trò là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam vì lí do nào
sau đây?
A. Có nhiều đảo và quần đảo hợp thành tuyến phòng thủ.
B. Có rất ít các đảo che chắn nên có thể quan sát từ xa.
C. Là biển nông cạn nên các tàu chiến cỡ lớn khó ra vào.
D. Do bốn mặt giáp Biển Đông nên rất thuận lợi phòng thủ.

* PHẦN TỰ LUẬN ( 3Đ)

Câu 1. Trình bày bối cảnh lịch sử, nội dung chính, kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách
Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV)
Câu 2. Trình bày bối cảnh lịch sử, nội dung chính, kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách
Minh Mạng ( nửa đầu thế kỉ XIX)
Câu 3. Phân tích tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông và của quần đảo Trường Sa,
Trường Sa.
Câu 4. Qúa trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa diễn ra như thế nào?

You might also like