Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TÁC ĐỘNG ĐẾN


NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: NHÓM 8


Lớp học phần: MES303_231_1_D01
Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ KIÊN CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

1 Đặng Ngọc Hoàng Anh 030539230002

2 Huỳnh Hoàng Anh 030539230003

3 Trương Nguỵ Khánh Linh 030539230059

4 Nguyễn Thị Lĩnh 030539230060

5 Kiều Vân Ly 030539230064

6 Trần Phương Ly 030539230066

7 Đặng Lê Kim Ngân 030539230072

8 Võ Ngọc Kim Ngân 030539230075

9 Võ Thị Kim Ngân 030539230076

10 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 030539230083


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày ….. tháng 1 năm 2024

Giảng viên hướng dẫn


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.....................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................ii
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................1
1. Khái niệm xuất khẩu.........................................................................................1
2. Các hình thức của xuất khẩu.............................................................................1
3. Xuất khẩu ròng..................................................................................................1
4. Các quy trình xuất khẩu hàng hóa....................................................................1
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................2
1. Kim ngạch xuất khẩu........................................................................................2
2. Mặt hàng xuất khẩu...........................................................................................3
3. Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế..............................................4
3.1. Tình hình xuất khẩu của nước ta................................................................4
6.1. Tác động của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu...6
4. Hàng hóa xuất khẩu và mối quan hệ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam..........7
4.1. Xuất khẩu hàng hoá làm tăng thu nhập quốc dân......................................8
4.2. Xuất khẩu tạo công ăn, việc làm................................................................8
4.3. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................8
4.4. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.........................................................9
5. Hàng hóa xuất khẩu tác động vào GDP và GNP Việt Nam...........................10
5.1. Hàng hóa xuất khẩu tác động vào GDP Việt Nam..................................10
5.2. Hàng hóa xuất khẩu tác động đến GNP Việt Nam..................................13
6. Hàng hóa xuất khẩu ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác của Việt Nam..14
6.1. Các hàng hóa xuất khẩu chủ lực..............................................................14
6.2. Thuận lợi của xuất khẩu hàng hoá đối với các ngành khác.....................15
6.3. Khó khăn của xuất khẩu hàng hoá đối với các ngành khác.....................17
7. Xuất khẩu ròng, tỷ giá hối đoái và dòng vốn quốc tế.....................................18
7.1. Xuất khẩu hàng hoá ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng................................18
7.2. Tỷ giá hối đoái tác động đến xuất khẩu...................................................19
7.3. Dòng vốn quốc tế.....................................................................................20
7.3.1. Tác động của dòng vốn quốc tế đến hoạt động xuất khẩu của..........20
Việt Nam.........................................................................................................20
7.3.2. Lợi ích kép từ thu hút FDI.................................................................21
III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA XUẤT KHẨU ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP...............................................................22
1. “Khó” từ thị trường.........................................................................................22
2. Nhu cầu thế giới sụt giảm...............................................................................24
3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa..........................................................25
KẾT LUẬN..............................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................28
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt

BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương

EU European Union Liên minh châu Âu

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội/trong nước

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân/quốc gia

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số bảng Tên bảng Trang

Bảng 2. Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo ngành kinh tế 3

Bảng Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu tháng 10 năm 2023 6
3.1.

Bảng Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu tháng 11 năm 2023 15
6.1.

DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hình Tên hình Tran


g

Hình 5.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng của Việt Nam qua các 11

i
năm 2014-2023

Hình 6.1. Hình 3. Cơ sở xuất khẩu hàng hoá 9 tháng đầu năm 2023 14

ii
LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan. Mọi nền kinh tế của tất cả
các quốc gia đều là nền kinh tế mở, có sự giao thương, trao đổi trên tất cả các lĩnh
vực. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế riêng và đạt được lợi ích kinh tế trong quá
trình giao thương với các nước khác. Theo đó không có một quốc gia nào có thể tồn
tại và phát triển tốt nếu đó là nền kinh tế đóng. Theo xu thế đó, Việt Nam cũng đang
từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới
chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc đẩy
mạnh hợp tác quốc tế là quá trình quan trọng trong cuộc đổi mới.
Xuất nhập khẩu là một hình thức quan trọng trong ngoại thương đối với các quốc
gia. Việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu tri thức về khoa học công nghệ và tạo
được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong đó xuất khẩu đóng vai trò
lớn trong tổng GDP Việt Nam. Tuy nhiên mỗi quốc gia có đặc điểm riêng nên cần
đi nghiên cứu tình hình các mặt hàng cụ thể cùng tiềm năng xuất khẩu để cho ra
được thách thức cùng những giải pháp. Nhằm hiểu biết rõ hơn về xu thế xuất khẩu
của Việt Nam, nhóm thuyết trình chọn đề tài: “Hàng hoá xuất khẩu tác động đến
nền kinh tế Việt Nam”.
Để làm rõ hơn vấn đề này, bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ hệ thống lại một
số kiến thức, tập trung phân tích tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế và
đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn của xuất khẩu đến nền
kinh tế Việt Nam. Để thực hiện đề tài, một số phương pháp nghiên cứu đã được sử
dụng kết hợp: phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, so sánh, tổng hợp. Đề tài này
rất rộng và mang tính thời sự, tuy nhiên hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên bài tiểu
luận có thể còn thiếu sót. Do vậy nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận
xét, góp ý, sửa đổi của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và có thể rút ra
nhiều kinh nghiệm quý báu.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

ii
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, nó không phải là hành vi
bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài
nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

2. Các hình thức của xuất khẩu

- Xuất khẩu trực tiếp


- Xuất khẩu qua trung gian
- Hình thức tái xuất khẩu
- Xuất khẩu tại chỗ
- Xuất nhập khẩu liên kết

3. Xuất khẩu ròng

Xuất khẩu ròng (hay còn gọi là cán cân thương mại) là việc tổng hợp các chi tiêu
của một quốc gia hoặc tổng GDP của nền kinh tế mở.

4. Các quy trình xuất khẩu hàng hóa

- Bước 1: Đăng ký kinh doanh: Đầu tiên, cần đăng ký kinh doanh và có đầy đủ
giấy tờ pháp lý để được phép xuất khẩu hàng hóa.
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường: Cần phải nghiên cứu thị trường đích để tìm
hiểu về nhu cầu của khách hàng, các quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu, cạnh
tranh và giá cả để đưa ra kế hoạch xuất khẩu hợp lý.
- Bước 3: Tìm kiếm đối tác: Sau khi đã nghiên cứu thị trường, cần tìm kiếm
đối tác kinh doanh đáng tin cậy, phù hợp với mặt hàng xuất khẩu trên thị
trường đích để hợp tác trong việc xuất khẩu hàng hóa.
- Bước 4: Ký kết hợp đồng: Sau khi đã tìm được đối tác, cần ký kết hợp đồng
với đối tác để đặt cọc và cam kết thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.

1
- Bước 5: Thực hiện sản xuất và đóng gói: Sau khi đã ký kết hợp đồng, cần
thực hiện sản xuất và đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của đối tác.
- Bước 6: Thực hiện thủ tục xuất khẩu: Cần thực hiện các thủ tục hải quan, các
loại giấy tờ, chứng từ và các yêu cầu khác để hoàn thành việc xuất khẩu hàng
hóa.
- Bước 7: Vận chuyển: Sau khi đã hoàn thành các thủ tục, cần vận chuyển
hàng hóa đến địa điểm đích.
- Bước 8: Thanh toán: Cuối cùng, cần thực hiện các thủ tục thanh toán với đối
tác để hoàn tất quá trình xuất khẩu hàng hóa.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Kim ngạch xuất khẩu

Dựa theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê được Bộ Tài Chính đăng tải
như sau:
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 244,7 tỷ USD, tăng
13,8% so với năm 2017 (vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tăng 7% đến 8% và
Nghị quyết 01 của Chính phủ là tăng 8% đến 10%).
- Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước lần đầu
tiên cán mốc 500 tỷ USD (đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương ứng tăng
36,69 tỷ USD so với năm 2018). Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt
264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%.
- Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5
tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
- Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ
USD, tăng 19% so với năm 2020.
- Tính chung năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,30 tỷ
USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD so với năm 2021.
Nhìn chung trong những 5 năm gần đây, tình hình xuất khẩu của Việt Nam đạt
được những thành tựu đáng kể, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 244,7 năm
2018, tăng 13,8% vượt cả chỉ tiêu Quốc Hội đề ra, đạt kim ngạch 336,25 tỷ USD
năm 2020 tăng đến 19% so với năm 2021.
2
Dựa theo số liệu được đăng tải trên Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 7,1%; nhập khẩu giảm
12,3%. Cán cân thương mại hàng hóa 10/2023 ước tính xuất siêu là 24,61 tỷ USD.

2. Mặt hàng xuất khẩu

Bảng 2. Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu USD

Năm 2016 2017 2018 2019


Nông lâm thuỷ sản 8001,7 8699,4 9219,9 8135,1
Khai khoáng 2991,3 3729,1 3172,1 2531,4
Công nghiệp chế biến chế tạo 164668,6 201652,2 230764,4 248570,8
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hoà 91,9 83,9 89,0 181,1
không khí
Cung cấp nước, hoạt động xử lý nước
2,3 2,7 3,1 3,6
thải, rác thải
Vận tải kho bãi 0,063 0,048 0,061 1,672
Thông tin truyền thông 92,1 98,1 112,4 424,6
Hoạt động chuyên môn khoa học công
0,5 0,7 1,0 0,5
nghệ
Nghệ thuật, vui chơi giải trí 1,8 2,5 2,7 4,0
Không phân tổ được 730,6 849,9 332,1 4336,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019)

Qua Bảng 2 cho thấy ngành công nghiệp chế biến chế tạo có các mặt hàng như
linh kiện, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, mặt hàng phụ tùng, dây điện, sắt thép

3
hay các sản phẩm, mặt hàng làm từ gỗ như nội thất có mức đóng góp lớn vào sự
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu năm 2020 từ Tổng cục Hải quan, dưới đây là 8 mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam.
1. Các loại điện thoại và linh kiện (51,2 tỷ USD)
2. Hàng dệt may (29,8 tỷ USD)
3. Máy móc, thiết vị và các dụng cụ phụ tùng khác (27,2 tỷ USD)
4. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (44,6 tỷ USD)
5. Giày dép (16,8 tỷ USD)
6. Gỗ và đồ nội thất (12,4 tỷ USD)
7. Vận tải (9,1 tỷ USD)
8. Thủy sản (8,4 tỷ USD)
Mặt hàng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là
điện thoại và linh kiện với giá trị xuất khẩu đạt 51,2 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim
ngạch xuất khẩu; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 44,6 tỷ USD, chiếm
15,8%, tăng 22,8%. Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện đứng ở vị trí thứ 2 đạt 44,6 tỷ USD, tăng 22,8% (8,3 tỷ USD) so với năm 2019.
Trong đó thị trường Trung Quốc dẫn đầu đạt 11,1 tỷ USD, tăng 21,4% (2,0 tỷ
USD).

3. Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế

Nhờ có xuất khẩu mà nền kinh tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao và
ngày càng phát triển. Để tìm hiểu sâu hơn về xuất khẩu đối với thị trường nước ta,
trước tiên ta sẽ tìm hiểu về lý thuyết tác động của xuất khẩu đối với thị trường bao
gồm tình hình xuất khẩu, tác động của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến xuất
khẩu và thực trạng của hàng xuất khẩu hiện nay ở nước ta.

1.1. Tình hình xuất khẩu của nước ta

- Xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, nguyên
nhân do tổng cầu tiêu dùng sụt giảm, lạm phát cao ở các nước phát triển, nhất
là các thị trường xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc...

4
- Tuy nhiên, từ đầu quý II/2023 đến nay, đặc biệt là bước sang quý III/2023,
hoạt động xuất khẩu đã có sự khởi sắc. Hàng tồn kho ở các thị trường mà
Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đã giảm. Ví dụ tại Mỹ, 6 tháng đầu năm tồn
kho ở mức 20%, nhưng đến tháng 8 đã giảm còn 10% và dự báo đến cuối
năm 2023 sẽ tiệm cận về mức 0%. Đây chính là cơ hội cho hàng hóa xuất
khẩu của nước ta khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2023 ước đạt 32,31 tỷ USD, tăng
5,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,49 tỷ
USD, tăng 5,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,82
tỷ USD, tăng 5,2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa tháng 10 tăng 5,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,1%,
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 3%.
- Trong tháng 10 năm 2023 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 02 mặt hàng xuất khẩu
trên 5 tỷ USD, chiếm 33,1%), trong đó điện tử, máy tính và linh kiện có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 5,6 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất
khẩu, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ
tùng đạt 4,6 tỷ USD, tăng 16,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,3 tỷ
USD, tăng 30,7%.
- Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 của một số mặt hàng nông, thủy sản tăng so
với cùng kỳ năm trước: rau quả đạt 700 triệu USD, tăng 129,7%; gạo đạt 433
triệu USD, tăng 27% (mặc dù lượng giảm 1,8% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn
tăng do giá xuất khẩu tăng); hạt điều đạt 328 triệu USD, tăng 25,7% (lượng
tăng 37,8%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 134 triệu USD, tăng 30,3%
(lượng tăng 17,5%).
- Ngoài ra, còn một số mặt hàng xuất khẩu đạt tốc độ tăng dương trong tháng
10 như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 980 triệu USD, tăng
33,2%; chất dẻo nguyên liệu đạt 172 triệu USD, tăng 29,6%; sơ, sợi dệt đạt
391 triệu USD, tăng 27%; clanke và xi măng đạt 108 triệu USD, tăng
14,8%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 170 triệu USD, tăng 13,5%; sắt thép

5
đạt 477 triệu USD, tăng 10,4%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 430 triệu USD,
tăng 7,6%; sản phẩm từ sắt thép đạt 350 triệu USD, tăng 1,9%.

Bảng 3.1. Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu tháng 10 năm 2023

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

Theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt
động thương mại 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11
tháng đạt hơn 619 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,5 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm
trước. Với sự phục hồi trong những tháng cuối năm, mức suy giảm xuất khẩu cả
năm đã được thu hẹp khá nhiều so với mức giảm 12% trong nửa đầu năm 2023.

1.2. Tác động của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu

- Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới: Một cuộc chiến tranh thương mại,
một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hay một đại dịch sẽ làm xuất khẩu của
6
mọi quốc gia rơi vào tình huống khó khăn. Điển hình cho yếu tố này là sự
đứt gãy chuỗi cung ứng do các nước tiến hành “đóng cửa” để thực hiện các
biện pháp chống dịch bệnh Covid 19 trong năm 2020.
- Chính sách và quy định của các quốc gia: Những chính sách và quy định này
có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình xuất khẩu hàng hóa
của các. Quốc gia có thể áp đặt các loại thuế khác nhau đối với hàng hóa xuất
khẩu, như thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu của quốc gia
nhập khẩu, và các khoản phí khác. Các quy định và khoản thuế này có thể
làm gia tăng giá thành của hàng hóa, và có thể làm giảm sức cạnh tranh của
hàng hóa ở thị trường quốc tế.
- Nhu cầu tiêu dùng của nước nhập khẩu: Nhu cầu tiêu dùng của nước nhập
khẩu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu. Nhu cầu ở
nước nhập khẩu tăng là động lực để thúc đẩy quá trình sản xuất để xuất khẩu
của các quốc gia có các mặt hàng xuất khẩu.

- Khả năng sản xuất của các nước xuất khẩu: Khả năng sản xuất của các quốc
gia xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của các
nước nhập khẩu. Mẫu mã, sản lượng, chất lượng phù hợp và đáp ứng được
thị hiếu của thị trường quốc tế sẽ gia tăng tiềm năng phát triển, khả năng
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyên môn, dịch vụ xuất khẩu: Yếu tố này sẽ ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh và đàm phán với các đối tác thương mại. Cơ
sở hạ tầng tiên tiến, kho bãi, đường xá thuận tiện và hiện đại, dịch vụ xuất
khẩu với chuyên môn hóa cao giúp chi phí logistic giảm dẫn đến giảm giá
thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chất lượng hàng hóa được
nâng cao.

4. Hàng hóa xuất khẩu và mối quan hệ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu đóng vai trò to lớn và là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng
nền kinh tế của đất nước ta. Để xác thực rõ điều đó thì chúng ta xem xét tác động
của hàng hoá xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam qua những biểu hiện sau:
7
4.1. Xuất khẩu hàng hoá làm tăng thu nhập quốc dân

Xuất khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của quốc gia. Khi xuất
khẩu tăng, thu nhập quốc dân sẽ tăng theo. Điều này giúp cải thiện đời sống của
người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năm 2022 xuất khẩu chiếm 19% GDP
của Việt Nam.
Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 18,5% so với năm
2021. Điều này đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đạt 6,9% trong
năm này. Những con số dưới đây cho thấy đóng góp của xuất khẩu vào thu nhập
quốc gia ngày càng tăng. Năm 2022: 19%; năm 2021: 17%; năm 2020: 15%; năm
2019: 14%.

4.2. Xuất khẩu tạo công ăn, việc làm

Xuất khẩu tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong nước. Khi xuất khẩu
tăng, nhu cầu về lao động sẽ tăng theo. Điều này giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp
và góp phần giảm nghèo trong 1 nước dân số đông như Việt Nam. Theo thống kê
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 9/2023, có khoảng 12,5
triệu người lao động Việt Nam đang làm việc liên quan đến xuất khẩu, chiếm
khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong số này, có khoảng 6,5 triệu lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến
hàng xuất khẩu. Số lao động còn lại làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến xuất
khẩu như: Logistics, vận tải, thương mại, dịch vụ...

4.3. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế.
Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh
tranh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Xuất khẩu hàng hóa còn
giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ,
cải thiện cơ sở hạ tầng. Đối với các doanh nghiệp, xuất khẩu hàng hóa là một cơ hội
để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời giúp giảm
thiểu rủi ro do phụ thuộc vào thị trường nội địa.

8
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp
chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 53,6%
năm 2010 lên 85,2% năm 2022. Điều này cho thấy xuất khẩu đã giúp Việt Nam
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá
trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam qua những năm như: 2022: 85,2%; năm 2021: 83,6%; năm
2020: 81,4%; năm 2019: 78,6%. Số liệu này cho thấy tỷ trọng giá trị xuất khẩu của
nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tăng
lên. Điều này là do xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng đa dạng hóa, với nhiều
mặt hàng có giá trị gia tăng cao, như: Điện tử, điện thoại, máy móc, thiết bị...

4.4. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất khẩu giúp các quốc gia gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Điều này góp phần
thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo thống kê của Bộ
Công Thương, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 hiệp định thương mại tự
do (FTA), trong đó có 15 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam kết. Các FTA này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn trên
thế giới, góp phần tăng cường hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Về việc xuất khẩu tăng cường hội nhập kinh tế của Việt Nam: từ năm 2000 đến
nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 20 lần; tỷ trọng xuất khẩu của
Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng từ 40% năm 2000 lên 70%
năm 2022; thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng sang nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhìn nhận dưới góc độ của một doanh nghiệp thì xuất khẩu đã đóng góp một
phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể là: Thông qua xuất
khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm của
mình với khối lượng lớn và với chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng khác nhau.
Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn thiện cơ
cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển chung của
thế giới. Doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động xuất khẩu có nhiều cơ
hội mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với các đối tác nước ngoài. Qua đó sẽ tiếp

9
thu được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh, quản lý doanh nghiệp của
mình. Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài
chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng như chiều
sâu.

5. Hàng hóa xuất khẩu tác động vào GDP và GNP Việt Nam
5.1. Hàng hóa xuất khẩu tác động vào GDP Việt Nam

Những tháng đầu năm 2023, Việt Nam ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD, điều này
tạo thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua được lượng lớn ngoại tệ từ các
ngân hàng thương mại, giúp điều hòa thị trường ngoại hối khi tỷ giá trong nước biến
động mạnh. Hơn nữa việc xuất siêu tăng đã giúp Việt Nam tránh được việc nhập
khẩu lạm phát.
Cụ thể, các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ các ngành hàng
xuất khẩu như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
nguyên phụ liệu dệt may, da giày… đều giảm ở mức hai con số như: máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 14,6%; vải giảm 18,6%; thép giảm 30,6%; cao-su
giảm 39,3%; bông giảm 21%; hóa chất giảm 25,4%;...Thống kê từ Hiệp hội Dệt
may Việt Nam (Vitas), sáu tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ
USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối
lớn cơ bản được bảo đảm, tỷ lệ về nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách đều
dưới ngưỡng cho phép, nợ xấu được kiểm soát. Ngoài nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”,
các động lực tăng trưởng, “cỗ xe tam mã” là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều khó
khăn, tăng trưởng thấp, thậm chí đều gặp “trục trặc”, giảm tốc.
Về tình hình xuất khẩu, trong 9 tháng năm 2023, tuy rằng kim ngạch xuất khẩu
không ngừng tăng, tháng sau cao hơn tháng trước, nhưng có đến 7 tháng kim ngạch
xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Số ngày làm việc của tháng 2/2023 nhiều
hơn tháng 2/2022 nên kim ngạch tháng 2/2023 tăng so với cùng kỳ năm trước, còn
lại các tháng đều giảm. Đến tháng 9 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đã quay trở lại
tăng trưởng dương.

10
Hình 5.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng của Việt Nam qua các năm
2014-2023
(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam)

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 31,41 tỷ USD, tăng 4,6% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,3 tỷ USD, tăng
17,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,11 tỷ USD, tăng
0,5%.
Trong tháng 9, có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm
67,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu mà Việt Nam
có lợi thế so sánh vẫn đạt mức tăng khá cao: Rau quả tăng 160%; gạo tăng 80,4%;
sắn và các sản phẩm của sắn tăng 41,8%; hạt điều tăng 39,6%; hạt tiêu tăng 22,7%.
Bên cạnh đó, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực cũng tăng trưởng dương trong
tháng 9/2023: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 1,1%; điện thoại các loại và linh
kiện đạt tăng 3%; hàng dệt may đạ tăng 9,6%… Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm
2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước, ước đạt
259,67 tỷ USD, giảm 8,2%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 68,86 tỷ
11
USD, giảm 5,7%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 190,81 tỷ USD, giảm 9,1%, chiếm 73,5%.
Thực tế khó khăn trên dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, trong khi
đó các đơn hàng từ thị trường thế giới giảm dần, kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt
hàng giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam đang có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ vào tăng trưởng của xuất
khẩu. Hầu hết nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu phục vụ sản xuất để
xuất khẩu. Nhập khẩu giảm đồng nghĩa xuất khẩu cũng giảm. Mà nhập khẩu sụt
giảm liên tiếp và âm rất nặng như thế này khiến sản xuất phục vụ xuất khẩu trong
các kỳ sau sẽ rất khó khăn nhờ kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi nhẹ, lạm
phát trong nước vẫn được kiểm soát ổn định. Do đó, xuất khẩu có thể phục hồi kéo
theo nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, kinh doanh tăng. Tuy nhiên, về lâu dài, các
chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA)
đã ký kết và nỗ lực các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đa dạng hóa thị
trường, đa dạng hóa ngành hàng; theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, đặc biệt
chính sách, quy định của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản…
ảnh hưởng tới thương mại, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh
nghiệp để nắm bắt và có điều chỉnh kịp thời, tránh để mất cơ hội xuất khẩu.
Để xuất khẩu tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chúng
ta cần đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu
cầu của thị trường quốc tế; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
xuất khẩu.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ. Đó chính là
phát triển mạnh ngành du lịch. Du lịch được coi là xuất khẩu tại chỗ vì nó mang lại
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tương tự như hoạt động xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ ra nước ngoài. Trong hoạt động du lịch, khách du lịch quốc tế sẽ chi tiêu
cho các dịch vụ như: Lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm, tham quan, giải trí...
tại quốc gia đến thăm. Các khoản chi tiêu này sẽ được chuyển đổi thành ngoại tệ và
đóng góp vào cán cân thương mại của quốc gia.

5.2. Hàng hóa xuất khẩu tác động đến GNP Việt Nam
12
Hàng hóa xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một
quốc gia, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. GNP (Gross National Product) là
một chỉ tiêu thước đo giá trị kinh tế của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất bởi công dân và doanh nghiệp của một quốc gia, bao gồm cả trong nước và ở
nước ngoài, trong một khoảng thời gian nhất định. Hàng hóa xuất khẩu có ảnh
hưởng đáng kể đến GNP của Việt Nam và góp phần quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế của quốc gia.
Trước hết, việc tăng cường xuất khẩu hàng hóa mang lại một nguồn thu nhập
quan trọng cho Việt Nam. Nhờ xuất khẩu, các doanh nghiệp và người lao động
Việt Nam có thể bán sản phẩm và dịch vụ cho các thị trường quốc tế. Thu nhập từ
xuất khẩu hàng hóa giúp tăng cường sức mua của người dân và doanh nghiệp, từ
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, ngành xuất khẩu hàng hóa còn tạo ra cơ hội việc làm cho người lao
động. Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và dịch vụ hỗ trợ liên quan đến
xuất khẩu thường có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất
nghiệp và đóng góp vào sự phát triển và ổn định của nền kinh tế.
Xuất khẩu hàng hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế tổng thể của Việt Nam. Khi Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu
và tiếp cận các thị trường mới, doanh số bán hàng tăng lên và thu nhập xuất khẩu
gia tăng. Điều này tạo ra một nguồn tài nguyên và thu nhập ổn định cho quốc gia,
từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Hàng hóa xuất khẩu cũng có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Sự gia tăng vốn đầu tư có
thể tạo ra cơ hội phát triển công nghiệp, công nghệ và hạ tầng, từ đó tăng cường
khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, quá phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa cũng mang theo một số rủi ro
cho nền kinh tế của Việt Nam. Khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn hoặc có biến
động, Việt Nam có thể chịu thiệt hại nặng nề. Do đó, việc đa dạng hóa nguồn thu
và phát triển các ngành công nghiệp khác cũng là rất quan trọng để giảm thiểu rủi
ro và đảm bảo sự ổn định của GNP.
Tóm lại, hàng hóa xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến GNP (Gross National

13
Product) của Việt Nam. Việc tăng cường xuất khẩu hàng hóa mang lại thu nhập
quan trọng, tạo cơ hội việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tổng thể và thu hút
đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cần đa dạng hóa nguồn thu và phát triển các ngành
công nghiệp khác để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định của GNP Việt Nam.

6. Hàng hóa xuất khẩu ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác của Việt Nam

6.1. Các hàng hóa xuất khẩu chủ lực

Việt Nam, một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á, đã trở thành
một trong những nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam phản ánh sự đa dạng và sự phát triển của nền kinh tế. Xuất
khẩu nhóm hàng nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hình 6.1. Cơ sở xuất khẩu hàng hoá 9 tháng đầu năm 2023

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam)

Trong tháng 11 năm 2023, các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có
những đóng góp ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước, trong
đó nhiều sản phẩm nông sản tăng cả về giá trị và lượng so với tháng trước như: Gạo
đạt 462 triệu USD, tăng 13,5% (lượng tăng 10,2%); cao su đạt 343 triệu USD, tăng

14
16,6% (lượng tăng 14,5%); cà phê đạt 252 triệu USD, tăng 59,9% (lượng tăng
83%); sắn và sản phẩm của sắn đạt 151 triệu USD, tăng 10,6% (lượng tăng 11,8%);
hạt tiêu đạt 77 triệu USD, tăng 4,9% (lượng tăng 3,1%); chè đạt 24 triệu USD, tăng
10,7% (lượng tăng 8,1%).
Ngoài ra, trong tháng 11 này, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng
trưởng dương so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,9 tỷ
USD, tăng 20,2%; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 3,9%; máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4 tỷ USD, tăng 5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ
USD, tăng 1,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%.

Bảng 6.1. Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu tháng 11 năm 2023

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

6.2. Thuận lợi của xuất khẩu hàng hoá đối với các ngành khác

Hàng hóa xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và có
ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành khác trong quốc gia này. Việc xuất khẩu hàng
hóa không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho quốc gia mà còn tạo điều kiện phát
triển cho các ngành công nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và
thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng trong nền kinh tế.
Một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh từ hàng hóa xuất khẩu là ngành
sản xuất và chế biến. Nhờ sự gia tăng nhu cầu xuất khẩu, các doanh nghiệp trong
ngành này đã phải nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến quy trình và công nghệ để
đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Điều này không chỉ giúp nâng cao
chất lượng sản phẩm, mà còn thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
15
Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến ngành vận tải và logistics.
Sự tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa đồng nghĩa với việc cần có hệ thống vận
chuyển hiệu quả và an toàn. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải
và logistics, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Các công
ty vận chuyển và logistics đã đầu tư vào hạ tầng, mua sắm phương tiện vận chuyển
hiện đại và đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày
càng tăng.
Hàng hóa xuất khẩu cũng có ảnh hưởng tích cực đến ngành du lịch. Việc xuất
khẩu hàng hóa giúp tăng cường thu nhập cho quốc gia, tạo điều kiện tăng cường
quảng bá hình ảnh đất nước và thu hút du khách quốc tế. Sự phát triển của ngành
du lịch không chỉ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mà còn thúc đẩy sự phát triển của
các dịch vụ du lịch, như khách sạn, nhà hàng, địa điểm tham quan và văn hóa. Điều
này đồng thời tạo ra một chuỗi cung ứng và phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Hàng hóa xuất khẩu cũng có ảnh hưởng đến lĩnh vực nông nghiệp và nguồn lực
tự nhiên. Việc tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thủy sản đồng nghĩa
với việc phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và thu hút đầu tư
vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc xuất khẩu hàng hóa không gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường và bảo vệ nguồn lực tự nhiên để đảm bảo sự phát
triển bền vững.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ. Đó chính là
phát triển mạnh ngành du lịch. Du lịch được coi là xuất khẩu tại chỗ vì nó mang lại
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tương tự như hoạt động xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ ra nước ngoài. Trong hoạt động du lịch, khách du lịch quốc tế sẽ chi tiêu
cho các dịch vụ như: Lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm, tham quan, giải trí...
tại quốc gia đến thăm. Các khoản chi tiêu này sẽ được chuyển đổi thành ngoại tệ và
đóng góp vào cán cân thương mại của quốc gia.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong năm 2022, Việt Nam đã đón 3,66 triệu
lượt khách quốc tế, mang lại doanh thu 10,2 tỷ USD. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu
thống kê chính thức của Tổng cục Du lịch. Trong thực tế, theo báo cáo của các
hãng lữ hành, trong năm 2022, Việt Nam đã đón khoảng 10 triệu lượt khách quốc
tế, mang lại doanh thu hơn 30 tỷ USD. Nhờ chính sách miễn thị thực vừa được ban

16
hành, lượng du khách quốc tế đổ vào nước ta năm nay đang tăng lên rất đáng kể. 9
tháng vừa qua, tổng lượng khách du lịch nước ngoài đổ vào nước ta đạt 8,9 triệu
người. Cuối năm, cũng là mùa du lịch của nhiều nước trên thế giới, vì vậy, hy vọng
số lượng khách du lịch đổ vào nước ta sẽ còn tiếp tục tăng cao. Đây chính là cơ hội
để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ.
Tóm lại, hàng hóa xuất khẩu có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác ở Việt
Nam. Nó thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất và chế biến, ngành vận tải và
logistics, ngành du lịch và ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển
bền vững, cần phải đảm bảo rằng việc xuất khẩu hàng hóa không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường và bảo vệ nguồn lực tự nhiên.

6.3. Khó khăn của xuất khẩu hàng hoá đối với các ngành khác

Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2023, hoạt động xuất khẩu tiếp
tục chịu ảnh hưởng từ những khó khăn trong sản xuất và sự sụt giảm đơn hàng xuất
khẩu, thêm vào đó là giá hàng hoá xuất khẩu giảm.
Mặc dù, tháng 5 hoạt động xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi tích cực với
kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Tuy
nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 136,17 tỷ USD,
giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt
35,19 tỷ USD, giảm 13,2%, chiếm 25,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 100,98 tỷ USD, giảm 11,1%, chiếm
74,2%.
Theo Bộ Công Thương, bên cạnh sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, giá hàng hoá
xuất khẩu giảm cũng là một trong những yếu tố làm giảm kim ngạch xuất khẩu của
nước ta trong 5 tháng đầu năm nay.
Trong đó, giá xuất khẩu bình quân nhiều mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm
trước, như: Chè giảm 7,9%, hạt điều giảm 1,5%, hạt tiêu giảm 34,3%, cao su giảm
21,1%, phân bón giảm 35,2%, chất dẻo nguyên liệu giảm 24,4%… Chỉ có một số ít
mặt hàng có giá xuất khẩu tăng như: gạo tăng 7,9%, cà phê tăng tăng 3,5%, than đá
tăng 38,5%...
Đáng chú ý, các ngành hàng đều gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng

17
cầu trên thế giới giảm, nhất là là đối với hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu. Do
vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 sang hầu hết các thị trường
chủ lực đều giảm với các mức độ tác động khác nhau.
Trong đó, những ngành hàng như dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản với thị trường
xuất khẩu chính là Mỹ, EU... có mức sụt giảm nhiều nhất; trong khi các ngành hàng
như cao su, gạo, rau quả, hạt điều... với thị trường xuất khẩu chính là châu Á ít chịu
tác động hơn.

7. Xuất khẩu ròng, tỷ giá hối đoái và dòng vốn quốc tế


7.1. Xuất khẩu hàng hoá ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng

Quá trình xuất khẩu ròng là việc tổng hợp các chi tiêu của một quốc gia hoặc
tổng GDP của nền kinh tế mở.
Hàng hóa xuất khẩu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến xuất
khẩu ròng của một quốc gia. Việc xuất khẩu các loại hàng hóa mang lại nhiều lợi
ích kinh tế, bao gồm tạo ra thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
ròng thông qua hàng hóa xuất khẩu.
Thứ nhất, sự đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu có tác động lớn đến xuất khẩu
ròng. Khi một quốc gia có khả năng sản xuất và xuất khẩu nhiều loại hàng hóa khác
nhau, nó có khả năng tạo ra nguồn thu từ nhiều nguồn tài nguyên và ngành công
nghiệp. Sự đa dạng hóa này giúp giảm rủi ro và phụ thuộc vào một ngành hoặc một
thị trường duy nhất, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế.
Thứ hai, chất lượng hàng hóa xuất khẩu cũng có ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng.
Sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế sẽ tạo
ra giá trị gia tăng, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. Điều này đặc
biệt quan trọng trong các ngành công nghiệp như dệt may, điện tử và công nghệ, nơi
tiêu chuẩn chất lượng và thông tin kỹ thuật chính xác là điều kiện tiên quyết để có
thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ ba, giá cả hàng hóa xuất khẩu là một yếu tố quan trọng. Việc thiết lập giá cả
cạnh tranh và hợp lý giúp tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi

18
hỏi sự cân nhắc giữa việc tối ưu hóa lợi nhuận và giữ cho giá cả sản phẩm hấp dẫn
với khách hàng quốc tế. Quá trình quản lý chi phí sản xuất, vận chuyển và tiếp thị
cũng cần được chú trọng để đảm bảo sự cạnh tranh và lợi nhuận trong xuất khẩu
ròng.
Thứ tư, thị trường đích của hàng hóa xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu
ròng. Việc tìm kiếm và khai thác các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường có
tiềm năng tăng trưởng cao, có thể giúp tăng cường xuất khẩu ròng. Đồng thời, việc
duy trì và phát triển các thị trường xuất khẩu hiện có cũng đóng vai trò quan trọng.
Để thực hiện điều này, quảng bá thương hiệu, nghiên cứu thị trường, xây dựng
mạng lưới phân phối và đối tác kinh doanh là những hoạt động quan trọng.
Cuối cùng, các yếu tố chính trị, pháp lý và thương mại cũng có ảnh hưởng đáng
kể đến xuất khẩu ròngcủa một quốc gia thông qua hàng hóa xuất khẩu. Sự ổn định
chính trị, hợp tác thương mại và các thỏa thuận thương mại quốc tế có thể tạo ra
môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu và giúp giảm các rào cản và quy định
thương mại. Ngoài ra, các chính sách và quy định pháp lý quốc nội cũng có thể ảnh
hưởng đến xuất khẩu ròng, ví dụ như thuế xuất khẩu, quy định về chứng nhận và
tiêu chuẩn sản phẩm.
Tóm lại, hàng hóa xuất khẩu có tác động đáng kể đến xuất khẩu ròng của Việt
Nam Sự đa dạng hóa hàng hóa, chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, thị trường
đích và môi trường chính trị, pháp lý và thương mại là những yếu tố quan trọng cần
được quản lý và tối ưu hóa để tăng cường xuất khẩu ròng và mang lại lợi ích kinh tế
cho quốc gia.

7.2. Tỷ giá hối đoái tác động đến xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi với cái tên khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ
giá Forex,…tỷ giá hối đoái thể hiện tỷ giá giữa hai loại tiền tệ. Tại đó, tiền tệ của
quốc gia này sẽ được trao đổi với đồng tiền quốc gia khác.
Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung
ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái thấp,
tức giá trị đồng tiền trong nước cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở

19
nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh
tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng tiền trong nước thấp sẽ làm
cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của
nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để
mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu.
Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng tiền trong nước để
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam đã từng
thực hiện một số biện pháp nhằm can thiệp vào giá đồng tiền tệ của mình trong quá
khứ. Trong quá trình phát triển kinh tế, một số quốc gia có thể quyết định can thiệp
vào thị trường ngoại hối để kiểm soát giá trị tiền tệ của đồng tiền quốc gia.
Một ví dụ nổi tiếng về việc phá giá tiền tệ ở Việt Nam là vào năm 2015, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra quyết định điều chỉnh đồng Việt Nam
(VND) xuống mức thấp hơn so với giá trị thực của nó so với đồng USD. Quyết định
này nhằm thúc đẩy xuất khẩu bằng cách làm giảm giá trị tiền tệ và làm cho hàng
hóa Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Công thức tính tỷ giá hối đoái thực:
Tỷ giá hối đoái thực
= (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Mức giá nội địa) / Mức giá nước ngoài
= (e x P) / P*

1.1. Dòng vốn quốc tế

1.1.1. Tác động của dòng vốn quốc tế đến hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam

Dòng vốn quốc tế là đầu tư nước ngoài ròng


Đầu tư nước ngoài ròng (NFI) = Xuất khẩu ròng (NX)
Tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam đạt khoảng 320 tỷ USD, giải ngân
thực tế 180 tỷ USD. Số vốn này đến từ gần 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là
con số đóng góp đáng kể, thiết thực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam qua các thời kỳ, từ những giai đoạn đầu khi Việt Nam bắt đầu mở cửa

20
cho đến những năm gần đây khi chúng ta tham gia sâu rộng vào thị trường khu vực,
thế giới và chuỗi giá trị toàn cầu. Ở lĩnh vực xuất khẩu, năm 2017, khu vực doanh
nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ riêng
Samsung (Hàn Quốc) đã mang lại kim ngạch xuất khẩu 53,3 tỷ USD, chiếm gần
24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017. Các số liệu thống kê cho
thấy, 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu từ khối doanh nghiệp FDI tiếp tục chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Về đóng góp của FDI với xuất khẩu, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế
thế giới thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia nhận xét:
“Dòng vốn này đã có những đóng góp quan trọng vào thúc đẩy xuất khẩu của Việt
Nam. Đây có thể coi là hiệu quả tích cực của FDI, thể hiện qua nhiều khía cạnh
như: Tăng trưởng xuất khẩu cao; đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu”.
Ông Thắng phân tích, trước năm 2001, khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm
tới 79% kim ngạch xuất khẩu cả nước, khu vực FDI chỉ chiếm 21%. Tuy nhiên, sau
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), xuất khẩu của khu vực FDI đã
tăng trưởng nhanh chóng và vượt các DN trong nước. Đến trước thời điểm Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, xuất khẩu của doanh
nghiệp trong nước chỉ còn chiếm 63% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến những năm
gần đây thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực FDI đã dẫn dắt xuất khẩu
Việt Nam. “Điều này cho thấy cơ cấu sản xuất và xuất khẩu đã chuyển dịch nghiêng
hẳn về khu vực FDI”, ông Thắng nói.
Đồng tình với đánh giá này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập
khẩu thuộc Bộ Công Thương cũng khẳng định: “Xét riêng góc độ xuất khẩu, đóng
góp của khối doanh nghiệp FDI là đáng ghi nhận”.

7.3.2. Lợi ích kép từ thu hút FDI

Ông Trần Toàn Thắng cho biết, thực tế đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có
rất nhiều lợi ích từ việc thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Trước tiên,
các doanh nghiệp FDI tăng xuất khẩu sẽ kéo được doanh nghiệp trong nước xuất
khẩu. Do doanh nghiệp FDI là người đứng ra khai phá thị trường mới, từ đó, thông

21
tin về thị trường mới cũng nhiều hơn, góp phần kích thích doanh nghiệp trong nước
phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu hàng hóa. Thứ hai, các doanh nghiệp FDI
tăng xuất khẩu sẽ góp phần vào việc tạo dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa

22
Việt Nam ở các thị trường mới. “Điều này làm cho hình ảnh của công nghiệp Việt
Nam khác đi trong con mắt các nhà đầu tư, góp phần thu hút nhà đầu tư mới đổ vốn
vào Việt Nam nhiều hơn, nhất là trong giai đoạn gần đây”, ông Thắng bình luận. Ba
là, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã tạo sức ép thúc đẩy cải
cách về thể chế liên quan đến mở cửa thị trường, tạo thuận lợi thương mại. Những
cải cách này không chỉ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được hưởng lợi mà lan
tỏa sang các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp FDI xuất khẩu mạnh đã góp phần cân bằng cán
cân thương mại và kiểm soát tỷ giá tốt hơn, góp phần ổn định sản xuất.
Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp
điện tử Việt Nam, sự đổ bộ của các hãng điện tử lớn trên thế giới như Sony, JVC,
Toshiba, Panasonics… vào Việt Nam đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước
mạnh dạn đầu tư. Đặc biệt, mở cửa thu hút FDI đã mở ra cơ hội cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận để trở thành nhà cung cấp cho các hãng công nghệ cao
này.
Báo cáo về ảnh hưởng của FDI tới nền kinh tế Việt Nam của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cũng chỉ rõ, khu vực FDI có tác động đáng kể đến chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu.
Xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển dần từ nặng về tài nguyên và nông sản thô
sang tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo. Tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ đã
tăng từ 33,9% năm 2000 lên mức 41,2% năm 2006 và duy trì ở mức gần 40% giai
đoạn 2007 - 2015. Đồng thời, tỷ trọng hàng công nghiệp nặng (trừ khoáng sản) tăng
từ 37,2% năm 2000 lên 42% năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu với giá trị gia tăng
cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đều có sự đóng góp
rất lớn của các doanh nghiệp FDI.

III. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA XUẤT KHẨU ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

1. “Khó” từ thị trường

Theo Bộ Công Thương, giá hàng hóa xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm ghi nhận
sự sụt giảm ở hầu hết mặt hàng đã góp phần giảm tăng trưởng xuất khẩu chung. Giá
23
xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản như nhân điều, cà phê, sắn và sản phẩm
từ sắn giảm lần lượt là 3,7%, 1,7% và 8,5% so với cùng kỳ năm 2022 (giá hạt tiêu
giảm tới 31,4%, cao su giảm 20,6%). Giá các mặt hàng công nghiệp chế biến cũng
giảm khá mạnh như phân bón giảm 25,5%, chất dẻo nguyên liệu giảm 24,8%, sắt
thép giảm 32%.
Đáng chú ý, phân tích của Bộ Công Thương cho thấy, bối cảnh quốc tế đã tác
động tiêu cực đến xuất khẩu của một số nhóm hàng chủ lực của nước ta trong 2
tháng đầu năm 2023. Chẳng hạn, xuất khẩu dệt may sang 2 thị trường chủ lực là
Hoa Kỳ và EU sụt giảm mạnh; các quốc gia nhập khẩu có những đòi hỏi khắt khe
hơn từ các nhãn hàng so với trước; việc Trung Quốc mở cửa sẽ tạo ra nhiều áp lực
đối với các quốc gia xuất khẩu dệt may như Việt Nam.
Đặc biệt, đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, các thị trường xuất khẩu chính
như Hoa Kỳ, EU sẽ tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm
phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp. Với các thị trường khu vực châu
Âu, dù được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhưng tiêu
chuẩn kỹ thuật, hợp chuẩn, yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ… mà phía EU đặt ra
là những vấn đề không dễ vượt qua. Nguồn cung dồi dào, lượng hàng tồn kho cao
tại các thị trường đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đến xu hướng các đơn hàng
chậm lại và mức giá xuất khẩu gỗ nguyên liệu giảm. Tại thị trường Trung Quốc mặc
dù đã mở cửa trở lại nhưng chuỗi cung ứng nội địa chưa hoàn toàn hồi phục, ẩn
chứa nhiều rủi ro.
Thủy sản cũng là một mặt hàng chủ lực của Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn.
Hiện nay xác doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, EU, Anh… có xu hướng giảm lượng tồn kho để tối ưu hóa chi phí trong
bối cảnh lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn trước.
Dù tình hình chưa mấy khả quan, tuy nhiên ở một số nhóm hàng cũng có những
tín hiệu tích cực trong những tháng đầu năm như: Giá một số mặt hàng như gạo,
xăng dầu, than đá, chè có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Samsung
cho ra mắt dòng sản phẩm mới sớm hơn năm ngoái đã đẩy kim ngạch xuất khẩu
điện thoại các loại và linh kiện tăng trong 2 tháng đầu năm. Trong đó, xuất khẩu
điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,42 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm

24
2022. Xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng nhẹ (4,3%) trong 2 tháng
đầu năm 2023, ước đạt 626 triệu USD, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô tăng 12,4% so
với cùng kỳ.

2. Nhu cầu thế giới sụt giảm

Bộ Công Thương nhận định, theo chu kỳ những năm trước, nhập siêu thường đến
trong các tháng đầu năm do các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nhưng năm nay với việc thiếu vắng các đơn
hàng từ các thị trường chính, tình hình nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đã phần nào
có phần trầm xuống. Điều này cũng cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu nhiều khả
năng vẫn còn khó khăn trong những tháng tới.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, một trong những yếu tố ảnh
hưởng lớn nhất đến xuất khẩu của Việt Nam là nhu cầu nhập khẩu của thế giới đối
với các loại hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh sụt giảm rõ rệt. Nguyên nhân là
kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn, vốn
là các thị trường nhập khẩu hàng đầu trên thế giới và của chúng ta, như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản…
Trên thế giới, tình hình lạm phát tăng cao, tồn kho cao, ảnh hưởng đến sức cầu
nhập khẩu hàng hoá của người tiêu dùng, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là các mặt
hàng không thiết yếu, vốn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị
trường các nước phát triển, điển hình như dệt may, da giày… Sụt giảm của nhu cầu
thế giới chính là yếu tố khó khăn và thách thức lớn cho xuất khẩu của Việt Nam
trong năm 2023. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 cũng còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như diễn biến xung đột Nga - Ukraine, tình hình kiềm chế lạm phát, diễn
biến kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn trên thế giới.
- Năm 2023 nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách
thức. Là một nền kinh tế có độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới.
- Trong 11 tháng năm 2023 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm. Xu hướng ngày càng gia
tăng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt

25
Nam khiến doanh nghiệp bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị
trường xuất khẩu.

3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hỗ trợ xúc tiến đầu tư và quảng bá sản phẩm thông qua các chiến dịch tiếp thị
phù hợp. Hỗ trợ gia hạn nộp thuế và thời hạn thuê đất. Chỉ đạo các cấp, sở, ngành,
địa phương trong nước triển khai quyết liệt các phương pháp định hướng chuyên
sâu, hiệu quả. Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, thường xuyên liên hệ với
các công ty trong và ngoài nước. Thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tiếp cận vốn vay để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất tiên tiến . Đồng
thời, công khai chiến lược thị trường của các nước thành viên WTO, nhu cầu xuất
khẩu sản phẩm vào thị trường các nước, các quy định về an toàn thực phẩm, thông
tin kiểm dịch động thực vật; nâng cao nhận thức, tay nghề của người dân, doanh
nghiệp trong tỉnh. trong việc ứng dụng thương mại điện tử. Mở rộng đẩy mạnh xuất
khẩu hàng Việt qua sàn thương mại điện tử.

- Đối với đất nước:

Thứ nhất, cần có chính sách tạo môi trường kinh doanh phù hợp để các công ty
thực hiện hoạt động thương mại quốc tế thông qua nền tảng thương mại điện tử.
Quy trình, thủ tục hải quan vừa chuẩn, vừa tinh gọn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
tham gia.
Thứ hai, ngoài chiến lược của Việt Nam, thương mại quốc tế thông qua sàn
thương mại điện tử còn phụ thuộc vào chiến lược của các nước đối tác thương mại.
Do đó, chính phủ phải tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán thương mại toàn
cầu, tham gia xây dựng các quy tắc quốc tế liên quan đến thương mại quốc tế thông
qua nền tảng thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nhân. Việt Nam tham gia vào
nền kinh tế quốc tế.
Thứ ba, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu qua thương mại điện tử là cần thiết để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thông tin và
đánh giá rủi ro kịp thời. Không chủ động giải quyết những vấn đề kịp thời.
Thứ tư, cần đầu tư tiền vào việc cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng cho thương
mại điện tử, bao gồm: công nghệ thông tin, hạ tầng giao thông và các phương thức
26
thanh toán quốc tế. Ngoài ra, việc xây dựng kho bãi tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện
tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Để đảm bảo các cá nhân được trang bị để phát triển mạnh trong cả lĩnh vực kỹ
thuật số và quốc tế, việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực là bắt buộc.
Chiến lược này nên bao gồm các trường đại học, trung tâm đào tạo và trường
chuyên về thương mại quốc tế, tập trung vào việc tích hợp công nghệ và thương mại
điện tử vào chương trình đào tạo của họ.

- Đối với doanh nghiệp:

Việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận
khách hàng tiềm năng là một trong những lợi ích mà nền tảng thương mại điện tử
mang lại. Để phát huy những lợi thế này, điều quan trọng là các doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu phải đẩy mạnh nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường xuất khẩu. Bằng
cách kiểm tra cẩn thận các quy định và nghĩa vụ liên quan đến chất lượng sản phẩm,
bao bì và nước xuất xứ, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể giảm thiểu các vấn đề
tiềm ẩn. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường toàn diện và xác định thị trường phù
hợp nhất sẽ nâng cao đáng kể khả năng thu hút khách hàng tiềm năng, dẫn đến tiết
kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Để duy trì lượng khách hàng trung thành, đặc biệt tại các thị trường quốc tế nơi
phổ biến các tiêu chuẩn khắt khe, doanh nghiệp phải ưu tiên nâng cao nhất quán
chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau
bán hàng toàn diện và thiết lập sự hiện diện thương hiệu mạnh mẽ để nâng cao trải
nghiệm mua sắm tổng thể cho khách hàng. Bằng cách đó, các doanh nghiệp có thể
tăng cường độ tin cậy và khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả. Do đó, nền tảng
thương mại điện tử có thể được sử dụng như một con đường bền vững cho các hoạt
động thương mại quốc tế.

27
KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triền kéo theo sự đi lên tất yếu của các
hoạt động trao đổi buôn bán thương mại giữa các nhóm, các khu vực kinh tế hay
giữa các quốc gia trên thế giới. Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ,
xuất khẩu càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia,
nhất là đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Ngày nay, trong mạch chảy
không ngừng nghỉ đó, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Việt Nam là một
nước đang trên con đường tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoà nhập vào
khu vực và thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta đã diễn ra sôi nổi trên tất
cả các quy mô lớn, vừa và nhỏ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Xuất khẩu chính
là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Điều này góp phần
không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế, tận dụng được những lợi thế của nước ta,
đồng thời nâng cao vị thí của Việt Nam trên trường quốc tế.

28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bảo Linh (2023). Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2023
đạt 557,95 tỷ USD, truy cập tại
<https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2023-11-6/Tong-kim-ngach-xuat-nhap-
khau-hang-hoa-10-thang-na9pi0xz.aspx>

Hoàng Đức Thân (2022). ‘Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam đến năm 2030’, Tạp chí Cộng sản, truy cập tại
<https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/825344/mot-so-giai-
phap-thuc-day-xuat-khau-hang-hoa-cua-viet-nam-den-nam-2030.aspx>

HVT Logistics (2022). Xuất khẩu ròng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất
khẩu ròng, truy cập tại <https://hvtlogistics.vn/kinh-nghiem/xuat-khau-rong-la-
gi.html>

Lưu Quý Nhân và Vũ Thị Minh Ngọc (2023). ‘Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam qua các nền tảng thương mại điện tử thời kỳ hậu COVID-19’,
Tạp chí Tài chính, truy cập tại <https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-day-manh-xuat-
khau-hang-hoa-cua-viet-nam-qua-cac-nen-tang-thuong-mai-dien-tu-thoi-ky-hau-
covid-19.html>
Ngọc Linh (2023). Các ngành hàng đều gặp khó khăn về xuất khẩu, truy cập tại
<https://haiquanonline.com.vn/cac-nganh-hang-deu-gap-kho-ve-thi-truong-xuat-
khau-174978.html>

Ngọc Linh (2023). Xuất khẩu đối mặt nhiều khó khăn, truy cập tại
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM271111>

Nguyễn Sĩ Dũng (2023). ‘Xuất khẩu: Động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế’,
Kiểm toán ngày 5 tháng 10, truy cập tại <http://baokiemtoan.vn/xuat-khau-dong-luc-
quan-trong-de-tang-truong-kinh-te-27388.html>

Nguyễn Thị Thoa (2021). ‘Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hiện
nay’, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 02 (70) – 2021, truy cập tại

29
<https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/329826/
CVv363S22021021.pdf>

Tổng cục Thống kê (2022). Xuất nhập khẩu Hàng hóa Việt Nam năm 2020, NXB
Thống kê, Hà Nội.

Tổng cục Thống kê (2023). Xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục phục hồi, truy
cập tại <https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/10/xuat-nhap-
khau-cua-viet-nam-tiep-tuc-phuc-hoi/>

Trần Thu Trang (2023). Góc nhìn chuyên gia: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
hàng hoá góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới, truy cập tại
<https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?
ItemID=81958#:~:text=Xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u
%20%C4%91%C3%B3ng%20g%C3%B3p%20v%C3%A0o,ph%C3%A1t%20tri
%E1%BB%83n%20v%C3%A0%20%E1%BB%95n%20%C4%91%E1%BB
%8Bnh.>

Việt Anh (2018). FDI - “đầu tàu” kéo xuất khẩu Việt Nam, truy cập tại
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=UCMTMP132558>
Xuất nhập khẩu Lê Ánh (n.d.). Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
như thế nào ?, truy cập tại <https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/ty-gia-hoi-doai-anh-
huong-den-xuat-nhap-khau-nhu-the-nao.html>

30

You might also like