Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


----------

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

CHỦ ĐỀ 02:
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 02

Lớp: 4831

Chủ đề tranh biện: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành
luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức
cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của
mình trên Internet. Bằng kiến thức luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để phản
đối quy định trên.

1. Kế hoạch làm việc của nhóm


- Tuần 6: Họp nhóm nhằm đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của mình để từ đó
thống nhất những luận điểm trong bài. Đồng thời, nhóm trưởng tạo link
google tài liệu, ghi lại những gì đã bàn, phân chia công việc cho từng thành
viên và chú ý về cách thức trình bày.
- Giả lập buổi tranh biện, đưa ra những ý kiến riêng của mình theo từng chiều
mà chủ đề đưa ra
- Các thành viên bắt đầu chủ động tìm hiểu thông tin về những luận điểm, luận
cứ mà mình đã đảm nhận.
- Link google tài liệu được chia sẻ trong nhóm nhằm để tự làm phần nội dung
của mình và các thành viên khác trong nhóm có thể tham khảo cũng như góp
ý cho các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
- Tiến hành buổi tranh biện thử thứ hai sau khi đã có những luận điểm chính
cũng như một dự thảo đầy đủ và hoàn chỉnh
- Tuần 9: Tiến hành tổng hợp nội dung vào bản word.
- Các thành viên trong nhóm tiến hành tổng kiểm tra lại bài đồng thời thảo
luận lại để có một bài tranh biện

1
2. Phân chia công việc
Tiến độ
thực hiện Mức độ hoàn thành Họp nhóm
(đúng hạn)
Công
việc Có Không Không Trung Tốt Tham Tích Xếp
Họ và tên
thực tốt bình gia cực, loại
hiện đầy đủ đóng
góp
nhiều ý
STT

tưởng
1 Đỗ Đức Tâm Nội
dung

2 Nguyễn Nội
Thanh Thư dung
3 Đoàn Nội
Nguyễn Diệu dung
Quỳnh
4 Trần Ngọc Nội
Uyên Phương dung
5 Nguyễn Sơn Nội
Tùng dung
6 Lâm Như Nội
Trang dung
7 Đinh Hoàng Nội
Việt dung

Hà Nội, ngày tháng năm


Nhóm trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

2
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT..................................................................4


A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................5
B. HỆ THỐNG LẬP LUẬN..............................................................................6
Câu 1: Chủ thể quản lí hành chính nhà nước cần sử dụng các phương pháp
quản lí hành chính nhà nước nào? Ví dụ?.........................................................6
Câu 2: Nhận xét thực tiễn sử dụng các phương pháp QLHCNN để giảm ùn
tắc và đảm bảo an toàn giao thông được bộ tại Hà Nội thời gian qua............9
Câu 3: Chủ thể quản lí hành chính nhà nước cần sử dụng các hình thức
quản lí hành chính nhà nước nào? Ví dụ?.......................................................12
Câu 4: Nhận xét thực tiễn sử dụng các hình thức quản lí hành chính nhà
nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong thời gian qua......................16
Câu 5: Giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong các
dịp nghỉ lễ, Tết ở Việt Nam...............................................................................19
C. KẾT LUẬN...................................................................................................22
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................22

3
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

QLHCNN: Quản lý hành chính nhà nước

QLNN: Quản lý nhà nước

QLHC: Quản lý hành chính

HCNN: Hành chính nhà nước

TTATGTĐB: Trật tự an toàn giao thông đường bộ

TTATGT: Trật tự an toàn giao thông

ATGTĐB: An toàn giao thông đường bộ

ATGT: An toàn giao thông

TNGT: Tai nạn giao thông

CSGT: Cảnh sát giao thông

GPLX: Giấy phép lái xe

UBND: Ủy ban nhân dân

CQHCNN: Cơ quan hành chính nhà nước

4
A. MỞ ĐẦU

Trong thực tiễn xã hội Việt Nam ngày nay, lượng phương tiện tham gia giao thông
đường bộ đang tăng phi mã qua từng năm. Theo thống kê, lực CSGT đã giải quyết đăng ký
mới cho hơn 230 nghìn phương tiện chỉ tính riêng tại Hà Nội trong năm 20231. Tính rộng ra,
lượng phương tiện đang quản lý trên cả nước đã đạt con số 8 triệu, cho thấy nhu cầu sử dụng
phương tiện đi lại của người dân ngày một lớn. Trong tình cảnh “Đất chật người đông” tại
các thành phố và khu đô thị lớn, vấn đề ngăn chặn ùn tắc giao thông cũng như đảm bảo trật tự
an toàn giao thông lại thêm nhức nhối. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng
áp dụng Luật hành chính để đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục những tình trạng trên.

Luật hành chính là ngành luật có phạm vi điều chỉnh rộng, sâu sắc đến các khía cạnh,
hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính vô cùng
phức tạp, có tính liên tục và chịu tác động từ nhiều ngành luật khác. Do vậy, việc tìm hiểu và
áp dụng phù hợp cơ chế pháp lý của Luật hành chính đòi hỏi tư duy linh hoạt, nhạy bén của
chủ thể trong tìm hiểu và áp dụng. Để hiểu rõ những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu ùn
tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường dưới góc độ luật hành chính,
nhóm 02 TL2 sẽ vận dụng những kiến thức của bộ môn để trả lời những câu hỏi về việc sử
dụng hợp lí các phương pháp và hình thức quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao
thông.

1
Chu Dũng – “Hà Nội: 230.998 phương tiện đăng ký mới trong năm 2023” – Nguồn: https://hanoimoi.vn/ha-noi-
230-998-phuong-tien-dang-ky-moi-trong-nam-2023-655385.html#:~:text=Trong%20n%C4%83m%202023%2C
%20l%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng,3.703%20xe%2C%20b%E1%BA%B1ng%2063%25). – Truy
cập: 12/4/2024
5
B. HỆ THỐNG LẬP LUẬN

Câu 1: Chủ thể quản lí hành chính nhà nước cần sử dụng các phương pháp quản lí
hành chính nhà nước nào? Ví dụ?
QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Chủ thể của QLHCNN chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ nhà
nước có thẩm quyền, các chủ thể được nhà nước trao quyền quản lí hành chính trong một số
trường hợp cụ thể.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức
năng, nhiệm vụ của bộ máy HCNN, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính lên
các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết2. Hiện nay, các chủ thể
QLHCNN có thể áp dụng các phương pháp khác nhau nhằm thực hiện công việc QLHCNN
như: phương pháp quản lí hành chính nhà nước, phương pháp thuyết phục, phương pháp
cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế.

Thứ nhất, phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần
thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất
định.3 Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong xã hội xã hội chủ nghĩa khi hoạt động
QLHCNN thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích nhân dân lao động. Thông qua việc động viên và
tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào hoạt động HCNN, nhà nước sẽ đạt được sự ủng
hộ rộng rãi của quần chúng trong nhiệm vụ QLHCNN. Phương pháp thuyết phục được biểu
hiện qua những hoạt động như giải thích, động viên, tổ chức thi đua khen thưởng,... giúp đối
tượng quản lí hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lí. Ví dụ cho phương
pháp thuyết phục là việc nhà nước tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông
của người dân ở nơi cư trú, cơ quan, trường học để nâng cao hiểu biết mỗi công dân.

2
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 130
3
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 135

6
Thứ hai, phương pháp cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức về mặt vật chất hay tinh thần buộc
cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải
phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể 4. Đó là sự cưỡng chế của đa số
đối với thiểu số, được áp dụng trong giới hạn do pháp luật quy định, để răn đe, đảm bảo việc
người dân có ý thức tuân thủ pháp luật thông qua các hình thức cưỡng chế như phạt hành
chính. Ví dụ cho phương pháp cưỡng chế là việc nhà nước xử lý tình trạng “chây ỳ” trong
nghĩa vụ nộp phạt vi phạm giao thông bằng việc quy định đối tượng không tự nguyện chấp
hành quyết định xử phạt thì sẽ bị “Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu
trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; …”5

Thứ ba, phương pháp hành chính là phương pháp quản lí bằng cách ra chỉ thị từ trên
xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lí. Đặc trưng của
phương pháp này là sự tác động trực tiếp tới đối tượng quản lý bằng cách quy định đơn
phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.6 Phương pháp này thể hiện
tính chất QLNN của hoạt động quản lý, với nguyên tắc tập trung dân chủ, cụ thể là sự phục
tùng của cấp dưới đối với cấp, giúp đảm bảo kỷ luật nhà nước và hoạt động QLHCNN được
tiến hành hiệu quả giữa các cấp, đối với xã hội. Ví dụ cho phương pháp hành chính là việc
Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 về tăng cường công tác
bảo đảm TTATGT, yêu cầu tiếp tục quyết liệt việc kiểm soát, xử lý đối với người điều khiển
phương tiện có nồng độ cồn nhằm tạo chuyển biến tích cực, tiến tới hình thành thói quen, văn
hóa “ Đã uống rượu bia, không lái xe”, trước hết trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang đến Nhân dân.7

Thứ tư, phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các
đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con
người.8 Bằng cách sử dụng đòn bẩy kinh tế như quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế
4
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 136
5
Khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
6
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 143
7
Hồ Sương – “Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ” – Nguồn:
https://congan.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/hoi-nghi-quan-triet-trien-khai-chi-thi-so-10-cua-thu-tuong-chinh-phu/
49987102 - Truy cập 14/4/2024
8
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 143
7
độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng,…, đối tượng quản lý được tạo điều kiện phát huy năng
lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ cho phương pháp kinh thế là
việc nhà nước đầu tư ngân sách cho bộ Giao thông vận tại nhằm nâng cấp và mở rộng cơ sở
hạ tầng, điển hình như hạng mục cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố và hầm chui nút giao Mai
Chí Thọ - Đồng Văn Cống thuộc dự án nút giao An Phú (Thủ Đức). Để tiến hành dự án này,
nhà nước đã kích thích đầu tư bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư
vào lĩnh vực giao thông, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, đồng thời cung cấp các ưu đãi về
thuế, phí cho các nhà đầu tư tham gia các dự án nâng cấp đường xá.

Câu 2: Nhận xét thực tiễn sử dụng các phương pháp QLHCNN để giảm ùn tắc và đảm
bảo an toàn giao thông được bộ tại Hà Nội thời gian qua
Câu chuyện về ùn tắc giao thông vẫn là nỗi ám ảnh thường trực của những người dân
đang sống ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội. Trong thời gian qua, Sở Giao thông
vận tải Hà Nội đã thực hiện nhiều phương pháp QLHCNN để giảm thiểu tình trạng ùn tắc và
đảm bảo ATGTĐB trên địa bàn thành phố.

Trước hết, phương pháp QLHCNN là cách thức thực hiện những chức năng của quản
lý của chủ thể quản lý với các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết. Hiện
nay, các phương pháp sau đang được sử dụng: Phương pháp thuyết phục, phương pháp
cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế. Với phương pháp thuyết phục,
căn cứ theo Kế hoạch Triển khai các nhiệm vụ được giao để cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu
quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của Thành phố năm 20209, Sở Giao thông vận tải
Hà Nội đã yêu cầu cần tăng cường các hình thức truyền thông sẵn có tới cộng đồng; khuyến
khích các phương thức truyền thông mới, phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ dân trí; chỉ
dẫn cách thức, thời gian, địa điểm, thời gian tiếp cận thông tin; hướng dẫn người dân xử lý
thông tin.

Tiếp theo, phương pháp cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với các chủ thể trong những trường hợp pháp luật quy

9
Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao về cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công
cấp tỉnh (PAPI) của Thành phố năm 2020
8
định. Từ năm 2017 đến năm 2021, với sự nỗ lực của lực lượng CSGT, Công an Thành phố
Hà Nội và các lực lượng khác tham gia, sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Công an, Cục
CSGT và Công an Thành phố Hà Nội, có thể nhận thấy, tình hình TTATGT nói chung, an
toàn giao thông đường bộ nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến
tích cực. Số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đường bộ giảm dần qua các năm từ
trên 500 người chết/ năm xuống dưới 400 người/ năm; bị thương từ trên 1000 người/ năm
xuống trên 500 người/ năm. Trong bối cảnh sự gia tăng của phương tiện giao thông đường bộ
thì việc đạt được những kết quả như trên là sự khích lệ to lớn đối với các lực lượng chức
năng. Cũng khoảng thời gian đó, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản xử lý
1.164.009 trường hợp vi phạm về TTATGT đường bộ với vi phạm chủ yếu như: Đi sai phần
đường, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; đi vào đường cấm; dừng, đỗ sai
quy định; vi phạm nồng độ cồn; vi phạm tốc độ; … Tổng số tiền phạt mà lực lượng CSGT
đường bộ, Công an Thành phố Hà Nội đã tiến hành xử phạt trong khoảng thời gian này là
517.568.430.000 đồng; tước 285.498 giấy phép lái xe các loại; tạm giữ 54.401 phương tiện;
tạm giữ 395.514 bộ giấy tờ10

Ngoài ra, với phương châm “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an
toàn”, trong năm 2023, Công an Thành phố Hà Nội đã tham mưu cho UBND Thành phố ban
hành các văn bản chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp, nhằm duy trì ổn định tình hình
TTATGT trên địa bàn Thủ đô; nhất là tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi
phạm về nồng độ cồn với chủ trương “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, góp phần tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đáng chú ý, Công an
Thành phố Hà Nội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch số 145 ngày
16/5/2023 về việc xây dựng và phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện cung cấp
các thông tin phản bác các hành vi vi phạm TTATGT. Phong trào này đã được lãnh đạo Bộ
Công an, UBND Thành phố đánh giá cao về sự chủ động, có ý nghĩa thiết thực; được lan tỏa,
thu hút toàn thể Nhân dân Thủ đô tích cực tham gia, quần chúng nhân dân đã thực sự trở

10
Nguyễn Văn Quyết - Tạp chí Dân chủ&Pháp luật, nguồn: https://danchuphapluat.vn/xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-
trong-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-cua-luc-luong-canh-sat-giao-thong-cong-an-thanh-pho-ha-noi truy cập ngày
13/4/2024
9
thành “cánh tay nối dài” cho lực lượng Cảnh sát Giao thông tại cơ sở, tác động hiệu quả đến
công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô

Qua những kết quả đã được trong nhiệm vụ chính trị của lực lượng CSGT, Công an
Thành phố Hà Nội, nhất là trong hoạt động đảm bảo TTATGT, xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhiều năm qua, Phòng CSGT, Công an Thành phố Hà
Nội đã được tặng nhiều huân, huy chương, bằng khen, giấy khen, thư khen,… từ các cấp
Lãnh đạo. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất khẳng định kết quả đã đạt được của lực lượng
CSGT, Công an Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, một số tình trạng như: lấn chiếm vỉa hè, họp chợ trái phép, đăng kí xe;…
vẫn diễn ra phổ biến, thường xuyên. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên được
xác định là do: Cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, số lượng phương tiện tham gia giao thông
quá lớn, đặc biệt là xe máy và ý thức chưa tốt của người dân; việc quản lý nhà nước và tổ
chức giao thông còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, hiệu quả xử lý vi phạm hành chính của các
cơ quan nhà nước, trong đó có lực lượng CSGT, Công an Thành phố Hà Nội chưa thực sự
triệt để, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và còn chưa đủ tính răn đe đối với các đối tượng
vi phạm, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác; công tác QLNN về sát hạch
giấy phép lấy xe, đăng kiểm phương tiện còn những tồn tại, hạn chế, dẫn tới chưa kiểm soát
được chất lượng phương tiện và bảo đảm các yếu tố về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường…

Câu 3: Chủ thể quản lí hành chính nhà nước cần sử dụng các hình thức quản lí hành
chính nhà nước nào? Ví dụ?
Hình thức QLHCNN là biểu hiện có tính chất tổ chức – pháp lí của những hoạt động
cụ thể cùng loại của chủ thể QLHCNN nhằm hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trước đó 11.
Đồng thời, thực tiễn cũng cho thấy hoạt động QLHCNN còn được tiến hành dưới những
hành vi không pháp lí nhưng mọi hoạt động của chủ thể QLHCNN vẫn phải tiến hành trên cơ
sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Từ đó, ta có thể phân loại các hình thức QLHCNN
thành hình thức quản lí pháp lí và hình thức không pháp lí.

11
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 115
10
Trước tiên, hình thức pháp lí của hình thức QLHCNN bao gồm: ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật, thực hiện những hoạt động khác
nhau mang tính pháp lí.

Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lí quan trọng
nhất trong hoạt động của các chủ thể QLHCNN nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình12. Các văn bản pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành như đạo luật,
nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội mới chỉ dừng lại ở những
quy định khung mang tính nguyên tắc, không bao hàm hết mọi vấn đề của đời sống xã hội.
Do đó nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan hành chính là phải ban hành các văn bản pháp luật
thuộc thẩm quyền để cụ thể hoá, chi tiết hóa những quy định chung đó.

Ví dụ cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là việc Quốc Hội ban hành
ban hành luật giao thông đường bộ 23/2008/QH12 giúp cho các cơ quan hành chính thuộc Bộ
Giao Thông Vận Tải và Bộ Công An giải quyết các vấn đề thuộc trách quyền hạn một cách
đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan, đồng thời buộc các chủ thể trong xã hội tuân theo
các quy định về trật tự, ATGT

Thứ hai, ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động chủ yếu của
các CQHCNN. Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào một
trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể.13 Hình thức này được sử dụng thường xuyên
để đưa các quy phạm pháp luật hành chính vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua các văn
bản áp dụng pháp luật như biển bản xử phạt hành chính, quyết định bổ nhiệm,…Các QPPL là
các quy tắc xử sự chung, thường ngắn gọn, bao quát và không chi tiết để giải quyết từng vụ
việc cụ thể. Do đó, việc ban hành các văn bản áp dụng QPPL hành chính giúp chủ thể
QLHCNN giải quyết một vụ việc hoặc một công việc cụ thể trong nhiều lĩnh vực.

Ví dụ cụ thể cho hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật là việc CSGT lập
biên bản xử phạt người điều khiển xe phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn và tiến hành thu giữ giấy phép lái xe, phạt tiền.

12
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 119
13
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 122
11
Thứ ba, thực hiện những hoạt động khác mang tính pháp lí là hình thức pháp lí
quan trọng của hoạt động QLHCNN. Hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh
những điều kiện tương ứng được định trước trong quy phạm pháp luật nhưng không cần ban
hành văn bản áp dụng pháp luật14. Hoạt động đó không chỉ bao gồm các biện pháp nhằm
ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật như kiểm tra giấy phép lái xe, làm giấy đăng kí
xe, lập biên bản vi phạm hành chính,... mà còn thực hiện trách nhiệm giải quyết công việc
liên quan quyền lợi cá nhân, tổ chức. Các hoạt động này góp phần hiện thực hóa các QPPL,
các chủ trương, chính sách của nhà nước đi vào cuộc sống thực tiễn và phát huy được hết vai
trò, tác dụng, hiệu quả của chúng, giúp cho đời sống xã hội được ổn định, trật tự.

Ví dụ cụ thể cho các hoạt động pháp lí khác là việc CSGT giải quyết hành vi vi phạm
giao thông, sẽ yêu cầu chủ thể vi phạm xuất trình căn cước công dân, giấy tờ xe, bằng lái xe;
Nếu chủ thể vi phạm không có đủ giấy tờ yêu cầu, CSGT sẽ lập biên bản xử phạt, tạm giữ xe.

Ngoài những hình thức mang tính pháp lí, hoạt động QLHCNN còn bao gồm những
hình thức không mang tính pháp lí như: áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp, thực
hiện những công tác về nghiệp vụ - kĩ thuật.

Thứ nhất, áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp là hoạt động không thể thiếu
của quản lí nói chung và QLHCNN nói riêng. Những biện pháp tổ chức đa dạng được sử
dụng rộng rãi nhằm đảm bảo hoạt động chính xác và có hiệu quả của hệ thống QLHCNN
tương ứng từ trên xuống dưới, nghĩa là thường mang tính chất nội bộ. Đồng thời, chúng cũng
được sử dụng để tác động ra bên ngoài, tác động đến các tổ chức phi nhà nước và công dân15.

Áp dụng biện pháp tổ chức giúp các chủ thể QLHCNN có thể kiểm tra và hướng dẫn,
giáo dục thông qua các hoạt động xã hội nhằm cung cấp thông tin, giải thích pháp luật. Từ đó
các đối tượng quản lí có điều kiện nâng cao nhận thức về pháp luật, hiểu rõ quyền và nghĩa
vụ pháp lí của bản thân.

Hiện nay, khi các cơ quan hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn
giao thông đường thông qua sử dụng nhiều hoạt động tổ chức xã hội trực tiếp như tổ chức các

14
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 124
15
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 126
12
buổi diễn thuyết về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ kèm theo các băng-
rôn, biểu ngữ, poster.

Thứ hai, thực hiện những công tác về nghiệp vụ - kỹ thuật là những hoạt động sử
dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu của khoa học-kĩ thuật vào quá trình quản lí hành
chính nhà nước16; bao gồm các hoạt động như chuẩn bị tư liệu, thông tin cho việc ban hành
văn bản pháp luật cũng như quản lý máy tính. Chúng có ý nghĩa quan trọng khi bổ sung, trợ
giúp cho các hoạt động mang tính pháp lý.

Với việc những phương tiện kĩ thuật hiện đại như hệ thống máy tính cùng với các
chương trình tin học hóa ra đời đã giúp các chủ thể quản lí dễ dàng thu thập, bảo quản, xử lí
và truyền đạt thông tin; tự động hóa một phần công việc văn phòng, liên hệ nghiệp vụ, xử lí
tư liệu... giúp nâng cao hiệu suất công tác của bộ máy hành chính nhà nước đồng thời góp
phần tinh giản bộ máy hành chính.

Ngày nay, Chính phủ đang phát triển dịch vụ công thông qua ứng dụng định danh
điện tử quốc gia VneID của Bộ Công an khi khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng các
giấy tờ cá nhân dạng điện tử thay cho bản giấy, như căn cước công dân gắn chip, giấy phép
lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm,.. khi tham gia giao thông.

Câu 4: Nhận xét thực tiễn sử dụng các hình thức quản lí hành chính nhà nước trong
lĩnh vực giao thông đường bộ trong thời gian qua
Hình thức QLHCNN là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lí nhằm
thực hiện tác động quản lí. Đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà
nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà
tầng lớp cầm quyền theo đuổi; gồm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn
bản áp dụng pháp luật, thực hiện những hành động khác mang tính chất pháp lí, áp dụng
những biện pháp tổ chức trực tiếp, thực hiện những tác động về nghiệp vụ kĩ thuật. Hiện nay

16
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, trang 127

13
Quốc Hội đã có quy định Chính phủ thống nhất về quản lý nhà nước về giao thông đường
bộ17.

Về hoạt động ban hành quy phạm văn bản quy phạm pháp luật, đây là hình thức
pháp lí quan trọng nhất của các chủ thể QLHCNN nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp
luật nhằm quản giao thông hiệu quả. Trong đó có Luật Giao thông đường bộ số
23/2008/QH12 năm được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 35/2018/QH14 năm 2018 bởi Quốc
hội. Việc sửa đổi, bổ sung Luật thường xuyên giúp điều chỉnh và cập nhật các quy định kịp
thời, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Năm 2019, Quốc Hội ban hành Luật Phòng,
chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 nhằm cảnh tỉnh xã hội về sự nguy hiểm của
việc sử dụng chất có cồn bằng cách nêu ra những triệu chứng, ảnh hưởng mà chất này gây ra.
Qua việc Nhà nước ban hành luật, đồng thời thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
rộng rãi qua nhiều loại hình phương tiện, người dân đã dễ dàng tiếp cận thông tin, nâng cao ý
thức bản thân. Điều đó cho thấy sự hiệu quả trong công tác QLHCNN của các cơ quan có
thẩm quyền.

Bên cạnh đó, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật cũng là hình thức
hoạt động chủ yếu của các CQHCNN, giúp giải quyết những việc cụ thể liên quan đến cơ
quan, tổ chức hay cá nhân trên cơ sở các quy định trong các văn bản pháp luật. Chính phủ đã
ban hành các Nghị định nhằm hướng dẫn áp dụng các quy định, biện pháp thi hành và quản
lý giao thông trong Luật Giao thông đường bộ và một số quy định khác liên quan. Trong đó
có Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đặc biệt, Nghị định
mới quy định mức xử phạt cao hơn đối với hành vi vi phạm giao thông khi tăng mức xử phạt
tối đa đối với vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cụ thể; căn cứ vào Điểm a, Khoản 10, Điều
5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm h, Khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường
mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá
0,4 miligam/1l khí thở, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24

17
Khoản 1, Điều 85, Luật giao thông năm 2008, SĐBS 2018
14
tháng. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng thường xuyên ban hành thông tư nhằm
hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ như:
Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức , quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Ngoài ban hành các văn bản pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước cũng tishc
cực thực hiện các hoạt động áp dụng pháp luật khác. Hình thức hoạt động này được tiến
hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được định trước trong quy phạm pháp luật
nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Nhà nước ta đã có các biện
pháp ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua việc
ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP, SĐBS bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể, đối với lỗi
chạy quá tốc độ với xe mô-tô, gắn máy, các quy định về mức phạt như sau: Phạt tiền
300.000-400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến
dưới 10km/h; 800.000-1.000.000 nếu chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h; Phạt
tiền 4.000.000-5.000.000 nếu chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Ngoài ra, người điều
khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng. Từ
đó, các chiến sĩ CSGT dễ dàng thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật trong xử lí vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đồng thời mang tính răn đe đối với công dân,
giúp nâng cao ý thức người tham gia giao thông đường bộ.

Với lĩnh vực giao thông đường bộ, nhiều hoạt động đã được tổ chức rộng rãi bao gồm
các hoạt động nghiên cứu, tổng kết công việc, phổ biến kinh nghiệm và áp dụng thành tựu
khoa học kĩ thuật vào quản lý, điều phối hoạt động. Trong đó, biện pháp tổ chức mang tính
nội bộ của các cơ quan như: hội thảo, hội nghị và tổng kết rút kinh nghiệm. Cụ thể, trong hai
ngày 02 và ngày 03 tháng 12 năm 2021, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức
“Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2021” theo hình thức trực tuyến toàn quốc,
nhằm đề cập đến những vấn đề an toàn giao thông của các phương thức vận tải đường bộ,
đường sắt, thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Trong đó lĩnh vực đường bộ được đặc biệt
chú trọng, có các phiên thảo luận chuyên sâu về quản lý ATGT, kết cấu hạ tầng giao thông và

15
tổ chức giao thông, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông, ứng phó sau tai nạn
giao thông và tuần tra kiểm soát xử lí vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

Thực hiện tác động về nghiệp vụ kĩ thuật là những hoạt động sử dụng kiến thức
nghiệp vụ, áp dụng thành tựu của khoa học - kĩ thuật vào quá trình QLHCNN. Với sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Bộ Công an đã trang cấp nhiều máy móc, thiết bị
nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm soát, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, xử lí các tối
tượng có hành vi vi phạm về TTATGT minh bạch; với mục tiêu xây dựng lực lượng Công an
trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Việc làm này cũng đã tác động mạnh
mẽ vào ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân khi mang tính chất răn đe cái đối
tượng có hành vi trái pháp luật, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, tính minh bạch trong
quản lý và xử lý vi phạm hành chính…

Câu 5: Giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong các dịp nghỉ lễ,
Tết ở Việt Nam
Trong xu thế đất nước ngày càng hiện đại và phát triển, mật độ phương tiện giao
thông của nước ta ngày càng gia tăng, đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ, Tết. Vì vậy, hệ thống giao
thông đường bộ ở Việt Nam cần có những biện pháp nhằm đảm bảo trật tự ATGT như:

Thứ nhất, tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
Các chủ thể có thẩm quyền cần tổ chức và điều hành giao thông theo Điều 37 Luật giao
thông đường bộ 2008 để đảm bảo, hiệu quả, hiệu lực và hợp lý. Trong các dịp lễ, Tết ở Việt
Nam, tại những thành phố đông dân, số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến
gây ùn tắc, mất trật tự ATGT. Vì vậy, lực lượng Cảnh sát và Thanh tra giao thông cần thực
hiện các biện pháp về tổ chức giao thông như phân làn, phân luồng kịp thời tại những điểm
hay xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm để giảm thiểu tối đa tình trạng ùn tắc. Ngoài
ra, người dân cần được khuyến khích theo dõi các kênh radio thông báo trực tiếp về tình hình
giao thông trên địa bàn sinh sống để hạn chế gây ùn tắc, tai nạn.

Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền QLNN trong
bảo đảm TTATGTĐB. Luật Giao thông đường bộ đã quy định cụ thể về “trách nhiệm quản

16
lý nhà nước về giao thông đường bộ”18 . Đặc biệt vào những dịp lễ Tết, các cơ quan chức
năng cần tăng cường sự phối hợp ăn khớp, nhịp nhàng hơn nữa, tránh tình trạng quản lý
chồng chéo lên nhau hoặc đùn đẩy làm giảm hiệu quả của công tác QLNN trong việc bảo
đảm TTATGTĐB.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vào dịp nghỉ lễ 30/4/2022, theo báo cáo của
Cục CSGT, cả nước xảy ra 29 vụ TNGT, làm chết 12 người, bị thương 9 người. So với cùng
kỳ năm trước đã tăng 5 vụ, giảm 1 người chết, giảm 2 người bị thương, tất cả đều xảy ra trên
đường bộ. Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc xử lý gần 7.800 trường hợp; ra quyết định
xử phạt hơn 12 tỷ đồng; tước GPLX 883 trường hợp; tạm giữ 102 ôtô, 1.108 môtô và 15
phương tiện khác. Qua phân tích các trường hợp vi phạm ATGT trên, các lỗi gây TNGT
thường do người tham gia giao thông đường bộ không nghiêm chỉnh thực hiện tốt quy định
của pháp luật.

Những năm vừa qua, mặc dù ý thức pháp luật của phận người TGGT đã nâng lên
đáng kể, song những hạn chế trong TTANGT vẫn còn tồn tại. Một số người vi phạm do
không hiểu biết pháp luật, nhưng cũng không ít người cố tình vi phạm các quy định về đảm
bảo TTATGT. Do đó, một trong những biện pháp hàng đầu là phải thường xuyên “tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ” 19 theo quy định của Luật giao
thông đường bộ, nhằm kiềm chế mức độ gia tăng số người tử vong vì TNGT. Các cơ quan có
thẩm quyền cần có hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú và thiết thực như: Tuyên
truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bằng khẩu hiệu, hội thảo
chuyên đề,…, đồng thời kết hợp giáo dục có tính cộng đồng và giáo dục theo đối tượng; Kết
hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội; Kết hợp với cưỡng chế thực hiện.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với công tác quản lý nhà
nước về trật tự ATGTĐB thì vấn đề “tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ”20
có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nó có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cả
quá trình công tác. Không có sự kiểm tra hướng dẫn đồng nghĩa với không có tổ chức thực
18
Điều 85 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, SĐBS 2018
19
Điều 7 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, SĐBS 2018
20
Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008, SĐBS 2018
17
hiện. Vì vậy đi đôi với việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia, lực lượng
Công an các cấp vẫn cần phải tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong quá
trình đảm bảo ATGTĐB, đặc biệt là vào các dịp lễ, mật độ dân số tham gia giao thông rất lớn
và dày đặc. Việc kiểm tra không phải chỉ tiến hành có tính chất định kỳ, hình thức mà phải
được tiến hành một cách thường xuyên có hệ thống bằng cách kết hợp giữa giáo dục, thuyết
phục với xử lý nghiêm minh trong việc giải quyết “các hành vi bị nghiêm cấm” 21 trong giao
thông đường bộ. Có như vậy đối tượng mới nhận thức được lỗi lầm của mình, hiểu được
chính sách, pháp luật từ đó thực hiện tốt các nội quy, quy định và sẽ không tái phạm.

21
Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, SĐBS 2018
18
C. KẾT LUẬN

Tựu chung lại, với tình hình giao thông đường bộ đáng báo động hiện nay, nhiều
trường hợp mất an toàn giao thông đã xảy ra do sự thiếu hiểu biết, đồng thời ý thức của người
tham gia giao thông chưa tốt, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông giờ cao điểm và nhiều ca
tai nạn giao thông thương tâm. Thực tế, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền đã
nhanh chóng áp dụng hiệu quả các hình thức, cũng như phương pháp quản lý hành chính để
đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Dù chưa triệt để hoàn toàn,
nhưng thông qua những phương pháp quản lý hành chính như thuyết phục, cưỡng chế, những
hình thức pháp lý như ban hành các văn bản pháp luật lẫn các hoạt động áp dụng pháp luật
như tổ chức tuyên truyền, giáo dục đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức của người dân
trong việc tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ. Hơn nữa, nhà nước cũng đã hỗ trợ tận tâm
các chủ thể quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông khi đầu tư, áp dụng nhiều thành tựu
khoa học, kỹ thuật hiện đại, giúp việc điều hành, quản lý được thực hiện hiệu quả, nghiêm
túc. Qua đó, vấn đề về ùn tắc, mất an toàn giao thông đường bộ dần sẽ được giải quyết ổn
thỏa.

19
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giao thông đường bộ 2008, SĐBS 2018


2. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, NXB
Công An Nhân Dân
4. Chu Dũng – “Hà Nội: 230.998 phương tiện đăng ký mới trong năm 2023” –
Nguồn: https://hanoimoi.vn/ha-noi-230-998-phuong-tien-dang-ky-moi-trong-
nam-2023-655385.html#:~:text=Trong%20n%C4%83m%202023%2C%20l
%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng,3.703%20xe%2C%20b
%E1%BA%B1ng%2063%25)
5. Hồ Sương – “Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 10 của Thủ tướng
Chính phủ” – Nguồn: https://congan.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/hoi-nghi-
quan-triet-trien-khai-chi-thi-so-10-cua-thu-tuong-chinh-phu/49987102
6. Nguyễn Văn Quyết - Tạp chí Dân chủ&Pháp luật, nguồn:
https://danchuphapluat.vn/xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-
thong-duong-bo-cua-luc-luong-canh-sat-giao-thong-cong-an-thanh-pho-ha-
noi

20

You might also like