Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tổng quan về Trị liệu bằng thú cưng (Pet Therapy)

Trị liệu bằng thú cưng là một loại hình tương tác có hướng dẫn rõ ràng giữa một người và một
loài động vật đã được huấn luyện. Hình thức này có khi còn có sự góp mặt của người điều khiển
con vật đó. Mục đích của trị liệu bằng thú cưng là giúp một ai đó hồi phục hoặc đối phó được
với một vấn đề sức khỏe hay rối loạn tâm thần nào đó.

Pet therapy is a guided interaction between a person and a trained animal. It also involves the
animal’s handler. The purpose of pet therapy is to help someone recover from or cope with a
health problem or mental disorder.
Chó và mèo là những loài động vật phổ biến nhất trong liệu pháp này. Tuy nhiên, cá, chuột lang
nhà, ngựa, và những loài động vật khác đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng được lựa chọn. Loại động
vật được chọn tùy thuộc vào mục tiêu trong kế hoạch điều trị của người bệnh.

Dogs and cats are most commonly used in pet therapy. However, fish, guinea pigs, horses, and
other animals that meet screening criteria can also be used. The type of animal chosen depends
on the therapeutic goals of a person’s treatment plan.
Trị liệu bằng thú cưng cũng được gọi là Liệu pháp điều trị có sự hỗ trợ của động vật (AAT).
AAT còn có tên gọi khác là Hoạt động có thú cưng hỗ trợ (AAA). AAT là một chuối các phiên
trị liệu có kết cấu giúp người bệnh đạt được mục tiêu cụ thể trong điều trị. AAA bao gồm các
buổi gặp mặt khi con vật và người điều khiến chúng tương tác với một hoặc nhiều người đang
cần an ủi và hỗ trợ.

Pet therapy is also referred to as animal-assisted therapy (AAT). AAT is sometimes confused
with animal-assisted activities (AAA). AAT is a formal, structured set of sessions that helps
people reach specific goals in their treatment. AAA involves more casual meetings in which an
animal and its handler interact with one or more people for comfort or recreation.
Lợi ích của trị liệu bằng thú cưng? What are the benefits of pet therapy?
Trị liệu bằng thú cưng được xây dựng dựa trên mối gắn bó từ xa xưa giữa con người và loài vật.
Tương tác với một con vật thân thiện có thể hỗ trợ cho nhiều người gặp vấn đề về thể chất và
tinh thần. Nó có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung. Nó cũng có
thể giúp giải phóng endorphin tạo hiệu ứng êm dịu. Từ đó giúp giảm bớt cơn đau, giảm căng
thẳng và cải thiện thể trạng tâm lý nói chung của người bệnh.
Pet therapy builds on the pre-existing human-animal bond. Interacting with a friendly pet can
help many physical and mental issues. It can help reduce blood pressure and improve overall
cardiovascular health. It can also release endorphins that produce a calming effect. This can
help alleviate pain, reduce stress, and improve your overall psychological state.
Trị liệu bằng thú cưng có thể được áp dụng bằng nhiều cách. Mục tiêu rõ ràng là một phần quan
trọng trong hình thức trị liệu này, và sự tiến bộ của bạn sẽ được ghi nhận và theo dõi theo từng
phiên trị liệu có kết cấu.

Pet therapy can be used in many different ways. Defined objectives are an important part of
therapy, and your progress will be recorded and tracked at structured sessions.
Mục tiêu của trị liệu bằng thú cưng bao gồm: The goals of a pet therapy program can include:
– cải thiện kỹ năng vận động cơ thể và chuyển động xương khớp. improving motor skills and
joint movement
– hỗ trợ giúp người bệnh tự vận động hoặc vận động có trợ giúp. improving assisted or
independent movement
– tăng lòng tự trọng. increasing self-esteem
– tăng giao tiếp bằng lời. increasing verbal communication
– phát triển các kỹ năng xã hội. developing social skills
– sẵn lòng tham gia vào các hoạt động khác. increasing willingness to join in activities
– cải thiện tương tác với mọi người. improving interactions with others
– tạo động lực tập thể dục thể thao. motivating willingness to exercise
Những lợi ích khác: Other benefits of pet therapy include:
– khiến bạn vui vẻ hơn, giảm trầm cảm, và cải thiện góc nhìn của bạn về cuộc sống. making you
happier, lessening depression, and improving your outlook on life
– bớt cô đơn và cô lập bằng cách mang đến cho bạn một người bạn. decreasing loneliness and
isolation by giving you a companion
- bớt nhàm chán. reducing boredom
– giảm lo âu nhờ hiệu ứng làm êm dịu. reducing anxiety because of its calming effects
– giúp trẻ học được các kỹ năng thấu cảm và che chở. helping children learn empathic and
nurturing skills
– cải thiện mối quan hệ giữa người bệnh và bác sĩ điều trị. improving the relationship between
you and your healthcare provider
Ai nên tiếp nhận hình thức trị liệu này? Who should consider pet therapy?
Trị liệu bằng thú cưng có thể rất hữu ích cho: Pet therapy can be useful for:
– Người đang điều trị bằng hóa chất. people undergoing chemotherapy
– Bệnh nhân nội trú trong thời gian dài. residents in long-term care facilities
– Bệnh nhân nhập viện điều trị suy tim mãn tính. people hospitalized with chronic heart failure
– Cựu chiến binh mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn. veterans with post-traumatic stress
disorder
– Trẻ đi khám bệnh hoặc khám răng. children having physical or dental procedures
– Người bị đột quỵ và người đang trải qua vật lý trị liệu để lấy lại kỹ năng vận động. stroke
victims and people undergoing physical therapy to regain motor skills
– Người mắc các rối loạn tâm thần. people with mental health disorders
Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể sẽ ít rơi vào tình trạng lo âu hơn khi có con vật hiện
diện. Trong quá trình hồi phục, người bệnh sẽ có động lực hồi phục và tham gia trị liệu hơn khi
làm việc với thú cưng. Người gặp các khuyết tật về giác quan đôi lúc có thể trò chuyện một cách
dễ dàng hơn với một con vật. Điều này khuyến khích người bệnh tương tác nhiều hơn với y bác
sĩ và những người khác.

During a medical procedure, people may have less anxiety if a pet is present. In rehabilitation,
people may be more motivated to recover and practice their therapy when working with a pet.
People who have sensory disabilities can sometimes communicate more easily with an animal.
This encourages more interaction with healthcare providers and other people.
Nguy cơ của hình thức trị liệu này? What are the risks of pet therapy?
Một trong những nguy cơ lớn nhất trong trị liệu thú cưng là yếu tố an toàn và vệ sinh. Người dị
ứng với lông động vật có thể sẽ có phản ứng trong quá trình trị liệu. Những con vật trong hình
thức trị liệu này thường sẽ được tầm soát về sức khỏe và hành vi. Chủ của thú cưng và người
huấn luyện cũng phải tham gia tập huấn và các bài đánh giá nhằm đảm bảo những trải nghiệm
tích cực.

Some of the biggest risks of pet therapy involve safety and sanitation. People who are allergic to
animal dander may have reactions during pet therapy. Animals in pet therapy programs are
typically screened for behavior and health. An animal’s owner and handler must also undergo
training and an evaluation to help ensure a positive experience.
Mặc dù không thường hay gặp nhưng chấn thương trên người có thể xảy ra khi sử dụng loài vật
không phù hợp. Động vật cũng có thể bị thương hoặc bị lạm dụng khi không được đối xử đúng
cách. Trong một số trường hợp, người bệnh lại có tính chiếm hữu quá cao với loài vật đang giúp
mình và có thể do dự không muốn trả lại chúng sau phiên trị liệu. Điều này có thể làm suy giảm
lòng tự trọng của chính họ và dẫn đến trầm cảm.
While uncommon, human injury can occur when unsuitable animals are used. Animals may also
suffer injury or abuse when handled inappropriately. In some cases, people may become
possessive of the animals helping them and be reluctant to give them up after a session. This can
result in low self-esteem and depression.
Thực hiện trị liệu bằng thú cưng như thế nào? How is pet therapy administered?
Bác sĩ hoặc trị liệu viên kiểm soát quá trình điều trị sẽ thực hiện liệu pháp này. Một huấn luyện
viên đã qua đào tạo, thường là người chủ của con vật, sẽ mang con vật đến mỗi buổi thăm khám
và làm việc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trị liệu viên để giúp bạn đạt được mục tiêu điều trị.
Thường thì người huấn luyện sẽ làm việc với tư cách tình nguyện viên. Việc thảo luận cách
huấn luyện thú cưng phù hợp là vô cùng cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho cả người tiếp nhận
điều trị và thú cưng.

Your doctor or therapist managing your treatment will administer pet therapy. A trained
handler, often the pet’s owner, will take the animal to every meeting and work under your
doctor or therapist’s direction to help you reach your goals. In most cases, the handlers work as
volunteers. Discussion of proper pet handling is needed to ensure the safety of both the person
receiving treatment and the pet.
Bước đầu tiên trong quá trình trị liệu bằng thú cưng là chọn ra con vật phù hợp. Nhiều nhóm và
tổ chức huấn luyện và giúp kết nối những chủ nuôi và thú cưng với các cơ sở y tế. Trước khi
con vật và chủ nuôi tham gia vào hình thức trị liệu này, nhóm chuyên môn phải đảm bảo một số
yêu cầu nhất định. Nhìn chung, quá trình này sẽ bao gồm:

The first step in pet therapy is the selection of a suitable animal. Many groups and
organizations train and connect volunteer owners and pets with healthcare providers. Before an
animal and its handler can participate in pet therapy, the team has to fulfill certain
requirements. This process typically includes:
– khám sức khỏe cho con vật để đảm bảo chúng được chủng ngừa và không mắc bệnh. a
physical examination of the animal to confirm that it’s immunized and free of diseases
– một khóa huấn luyện giúp thú cưng biết cách nghe lời, từ đó đảm bảo rằng ta có thể kiểm soát
được con vật. an obedience training course to ensure proper animal control
– một khóa tập huấn giới thiệu giúp người huấn luyện biết được cách tương tác với những người
khác trong quá trình trị liệu. an instructional course to teach the trainer about interaction with
other people
– Một bài đánh giá tính khí và hành vi của vật nuôi với người huấn luyện. an evaluation of the
animal’s temperament and behavior with the handler
– một chứng nhận từ cơ quan tài trợ. a certification from the sponsoring organization
Một khi cặp thú cưng và người huấn luyện được thành lập và thông qua, các con thú sẽ sẽ được
chỉ định tham gia vào trị liệu bằng thú cưng theo nhu cầu cụ thể của người bệnh. Loại thú cưng,
giống, kích cỡ, độ tuổi và bản tính hành vi sẽ quyết định nơi nào phù hơp nhất với con vật.

Once a team of an animal and a handler is approved, animals are assigned for therapy based
on a specific person’s needs. The animal’s type, breed, size, age, and natural behavior will
determine where it will be most helpful.
Kết quả điều trị. Outlook
Thành công của hình thức trị liệu này tùy thuộc vào việc ta có lập ra được những mục tiêu và
mong đợi thực tế và đạt được chúng hay không. Bạn và bác sĩ hay trị liệu viên sẽ đặt ra những
mục tiêu này ngay từ đầu quá trình điều trị. Bạn cũng sẽ thảo luận cách làm sao để đạt được
những mục tiêu này và bao lâu thì đạt được.

The success of pet therapy depends on establishing realistic goals and expectations and meeting
those goals. You and your doctor or therapist will establish these goals at the beginning of your
treatment. You’ll also discuss how to reach those goals and how long it will take.
Bác sĩ hoặc trị liệu viên sẽ giám sát tiến trình điều trị và giúp bạn duy trì để đạt được mục tiêu
điều trị. Nếu tiến trình điều trị quá chậm hoặc quá nhanh, họ có thể thay đổi kế hoạch điều trị
của bạn.

Your doctor or therapist will monitor your progress and help you stay on track to meet your
goals. If your progress is slower or faster than expected, they may alter your treatment plan.
Trị liệu bằng thú cưng có giúp cả trẻ nhỏ và người lớn trong rất nhiều các vấn đề sức khỏe thể
chất và tinh thần. Liệu pháp này có thể giúp giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm, cũng như làm
tăng cường thái độ tích cực và khả năng hòa nhập xã hội.

Pet therapy can help both children and adults with a variety of physical and mental issues. It
can reduce stress, anxiety, and depression, and increase positivity and socialization.

Tham khảo. Sources


Animal-Assisted Activities/Therapy
101. (2012). Pet Partners. Retrieved
October 1, 2013, from
petpartners.org/AAA-Tinformation
ASPCA Animal-Assisted Therapy Programs. (n.d.). American Society for the Prevention of
Cruelty to Animals (ASPCA). Retrieved October 5, 2013, from aspca.org/nyc/aspca-animal-
assisted-therapy-programs
Cole, K. M., Gawlinski, A., Steers, N., & Kotlerman, J. (2007, November). Animal-Assisted
Therapy in Patients Hospitalized With Heart Failure. American Journal of Critical Care, 16(6),
575-585. Retrieved October 4, 2013, from ajcc.aacnjournals.org/content/16/6/575.full
Guidelines for Animal Assisted Activity, Animal-Assisted Therapy and Resident Animal
Programs. (2013). American Veterinary Medical Association. Retrieved October 1, 2013,
from https://www.avma.org/KB/Policies/Pages/Guidelines-for-Animal-Assisted-Activity-
Animal-Assisted-Therapy-and-Resident-Animal-Programs.aspx
Halm, M.A. (2008, July). The Healing Power of the Human-Animal Connection. American
Journal of Critical Care, 17(4) 373-376. Retrieved October 5, 2013, from
ajcc.aacnjournals.org/content/17/4/373.short
Pet Therapy: Man’s Best Friend as Healer. (2012, August 25). Mayo Clinic. Retrieved October
1, 2013, from mayoclinic.com/health/pet-therapy/MY02122
Nguồn: https://www.healthline.com/health/pet-therapy

You might also like