Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

Bài 1: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm
mà chuyển sang tăng.
C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi
Lời giải
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang
tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Đáp án: B
Bài 2: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện luân phiên đổi chiều
B. dòng điện không đổi
C. dòng diện có chiều từ trái qua phải
D. dòng điện có một chiều cố định
Lời giải
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang
tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.
Đáp án: A
Bài 3: Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ


B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ
C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc
D. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB
Lời giải
Ta có: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.
=> Các phương án
A, B, C - không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không đổi
D - xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thay đổi
Đáp án: D
Bài 4: Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.

Chọn phát biểu đúng.Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang
A. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không
B. Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều
C. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung luôn thay đổi
D. Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều không
Lời giải
Khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì các đường sức từ gửi qua khung dây vẫn luôn bằng không
tức là không có sự biến đổi của các đường sức từ.
Vì vậy, trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Đáp án: A
Bài 5: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều là:
+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
+ Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường
Đáp án: B
Bài 6: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cả hai đều quay quanh một trục
D. Đặt một cuộn dây kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó
Lời giải
Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng diện cảm ứng xoay chiều là khi cho cuộn dây quay trong từ
trường của nam châm và cắt các đường sức từ
Đáp án: B
Bài 7: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
Lời giải
Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là đặt trục Bắc Nam của thanh
nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
Đáp án: D
Bài 8: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm
Lời giải
Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang
tăng thì giảm hoặc ngược lại.
Đáp án: C
Bài 9: Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.
Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:
A. Dòng điện xoay chiều
B. Dòng điện có chiều không đổi
C. Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây
D. Không xác định được
Lời giải
Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín
B là dòng điện xoay chiều
Vì, khi thanh nam châm tiến lại gần vị trí cân bằng OA, số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây B sẽ tăng, dòng
điện cảm ứng theo một chiều nào đó thì khi thanh nam châm tiến ra xa vị trí cân bằng OA , số lượng đường sức từ
gửi qua cuộn dây B sẽ giảm, dòng điện theo chiều ngược lại => dòng điện xoay chiều
Đáp án: A
Bài 10: Bố trí thí nghiệm như hình:

Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn
dây.
A. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng
B. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.
C. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn
led còn lại sáng.
D. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ
trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng
Lời giải
Vì đèn led chỉ cho dòng điện một chiều đi qua.
Nên khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn
led còn lại sáng.
Điều đó cho thấy dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên ngược nhau.
Đáp án: C

Bài 1: Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn
Đáp án: B
Bài 2: Chọn phát biểu đúng.
A. Bộ phận đứng yên gọi là roto
B. Bộ phận quay gọi là stato
C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều
D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ
Lời giải
A - sai vì: Bộ phận đứng yên gọi là stato
B - sai vì: Bộ phận quay gọi là roto
C - đúng
D - sai vì: Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn
Đáp án: C
Bài 3: Có mấy loại máy phát điện xoay chiều
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
- Có hai loại máy phát điện xoay chiều:
+ Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai
thanh quét, khi khung dây quay thì vành khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện
một chiều ở bộgóp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh quét.
+ Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện): Rôto
Đáp án: B
Bài 4: Chọn phát biểu sai.
A. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là roto
B. Khi roto của máy phát điện xoay chiều quay được 1 vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 1 lần
C. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của roto
D. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 50Hz
Lời giải
A, C, D - đúng
B - sai vì: Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần
Đáp án: B
Bài 5: Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.
A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện
C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường
D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu
Lời giải
A - đúng
B - sai vì: Phần quay là nam châm tạo ra từ trường
C - sai vì: Phần đứng yên là cuộn dây tạo ra dòng điện
D - sai vì: Đinamô dùng nam châm vĩnh cửu, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm điện
Đáp án: A
Bài 6: Máy phát điện công nghiệp cho dòng điện có cường độ:
A. 1kA
B. 1A
C. 10kA
D. 100kA
Lời giải
Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 10kA và hiệu điện thế xoay chiều 10,5kV
Đáp án: C
Bài 7: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn
C. Cuộn dây dẫn và nam châm
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt
Lời giải
Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
Đáp án: C
Bài 8: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn
dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng
C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi
D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm
Lời giải
Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua
tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Đáp án: D
Bài 9: Trong máy phát điện xoay chiều, roto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên
B. Chuyển động đi lại như con thoi
C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều
D. Luân phiên đổi chiều quay
Lời giải
Trong máy phát điện xoay chiều, roto luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều
Đáp án: C
Bài 10: Chọn phát biểu sai khi nói về bộ góp điện
A. Động cơ điện một chiều không có bộ góp điện, máy phát điện xoay chiều có bộ góp điện
B. Trong động cơ điện một chiều, bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên ngoài tác dụng làm điện cực đưa dòng
điện một chiều vào động cơ nó còn có tác dụng chỉnh lưu
C. Bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ làm điện cực đưa dòng điện xoay
chiều trong máy phát ra mạch ngoài.
D. Bộ góp trong động cơ điện một chiều giúp đổi chiều dòng điện trong khung (roto) để làm khung quay liên tục
theo một chiều xác định
Lời giải
A - sai vì: Động cơ điện một chiều và máy phát điện xoay chiều đều có bộ góp điện
B, C, D - đúng
Đáp án: A
Bài 1: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?
A. Máy thu thanh dùng pin
B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V
C. Tủ lạnh
D. Ấm đun nước
Lời giải
Máy thu thanh dùng pin không sử dụng dòng điện xoay chiều vì pin là nguồn điện một chiều
Đáp án: A
Bài 2: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện
B. Máy sấy tóc
C. Tủ lạnh
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.
Lời giải
Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều.
Đáp án: A
Bài 3: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ?
A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.
B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn
C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn
D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường .
Lời giải
A - sai vì: Không thể trực tiếp nạp điện cho ắcquy bằng dòng điện xoay chiều được mà phải dùng chỉnh lưu.
B, C, D - đúng
Đáp án: A
Bài 4: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều :
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều
C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
Lời giải
A, B, C - sai
D - đúng vì dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi
Đáp án: D
Bài 5: Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng?
A. Có những thời điểm, hiệu điện thế lớn hơn 220V
B. Có những thời điểm, hiệu điện thế nhỏ hơn 220V
C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc
bằng giá trị này.
D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Lời giải
A, B, C - đúng
D - sai vì: 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị này.
Đáp án: D
Bài 6: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc
K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay
chiều?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng từ.
Lời giải
Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K
đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng
=>Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện
Đáp án: D
Bài 7: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V-15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng
định mức :
A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V
B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V.
C. Hiệu điện thế một chiều 9V
D. Hiệu điện thế một chiều 6V.
Lời giải
Để đạt độ sáng đúng định mức thì mắc đèn vào đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
Đáp án: B
Bài 8: Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng sinh lý
Lời giải
Tác dụng từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện
Đáp án: B
Bài 9: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá
thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
A. Cơ
B. Nhiệt
C. Điện
D. Từ
Lời giải
Lá thép dao động là do tác dụng từ của dòng điện
Đáp án: D
Bài 10: Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế :
A. Nối tiếp vào mạch điện
B. Nối tiếp vào mạch sao cho chốt dương của ampe kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của ampe kế nối
với cực dương của nguồn điện
C. Song song vào mạch điện
D. Song song vào mạch sao cho chốt dương của ampe kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của ampe kế
nối với cực dương của nguồn điện
Lời giải
Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện
Đáp án: A
Bài 11: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế
A. Nối tiếp vào mạch điện
B. Nối tiếp vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối
với cực dương của nguồn điện
C. Song song vào mạch điện
D. Song song vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế
nối với cực dương của nguồn điện
Lời giải
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế song song vào mạch điện
Đáp án: C
Bài 12: Một bóng đèn có ghi 6V - 3W lần lượt mắc vào mạch điện một chiều, rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu
điện thế 6V thì độ sáng của đèn ở :
A. Mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều.
B. Mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều.
C. Mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W.
D. Cả hai mạch điện đều sáng như nhau .
Lời giải
Đèn sáng đều như nhau khi mắc vào mạch điện một chiều cũng như xoay chiều
Đáp án: D
Bài 13: Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng:
A. Quang và hóa
B. Từ và quang
C. Nhiệt và quang
D. Quang và cơ
Lời giải
Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện thì đèn dây tóc nóng sáng thể hiện tác dụng nhiệt và tác dụng quang của
dòng điện.
Đáp án: C
Bài 4: Trong thí nghiệm như hình sau: Hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào
nam châm điện?

A. Kim nam châm vẫn đứng yên


B. Kim nam châm quay một góc 900
C. Kim nam châm quay ngược lại
D. Kim nam châm bị đẩy ra
Lời giải
Khi đóng khóa K: đầu của nam châm điện gần cực Bắc của kim nam châm trở thành cực Nam (S) => kim nam châm
bị hút vào
Đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện, đầu của nam châm điện gần cực Bắc (N) của kim nam châm trở
thành cực Bắc (N) => kim nam châm bị đẩy ra.
Đáp án: D
Bài 5: Trong thí nghiệm như hình dưới. Hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam
châm điện?

A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước


B. Đinh sắt quay một góc 900
C. Đinh sắt quay ngược lại
D. Đinh sắt bị đẩy ra
Lời giải
Khi đóng khóa K: nam châm điện có từ tính => tác dụng lực từ hút đinh sắt
Đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện => nam châm điện vẫn hút đinh sắt
Đáp án: A
Bài 16: Trong thí nghiệm như hình dưới. Hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam
châm điện?

A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước


B. Đinh sắt quay một góc 900
C. Đinh sắt quay ngược lại
D. Đinh sắt bị đẩy ra
Lời giải
Khi đóng khóa K: nam châm điện có từ tính => tác dụng lực từ hút đinh sắt
Đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện => nam châm điện vẫn hút đinh sắt
Đáp án: A
Bài 17: Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện như
hình sau:

A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt


B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra
C. Miếng nam châm không bị ảnh hưởng gì
D. Miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy
Lời giải
Khi có dòng điện xoay chiều chạy trong nam châm điện. Mỗi khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi từ cực
Do đó, miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy
Đáp án: D
Bài 18: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ
B. Lực từ đổi chiều
C. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi
D. Tác dụng từ giảm đi
Lời giải
Lực từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Đáp án: B
Bài 19: Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ
giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều?
A. Giá trị cực đại
B. Giá trị cực tiểu
C. Giá trị trung bình
D. Giá trị hiệu dụng
Lời giải
Ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Đáp án: D
Bài 20: Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện?
A. Tác dụng quang
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng điện
Lời giải
Tác dụng nhiệt của dòng điện không phụ thuộc vào chiều dòng điện.
Đáp án: B
Bài 1: Chọn phát biểu đúng.Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn
A. Toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ
B. Có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây
C. Hiệu suất truyền tải là 100%
D. Không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây
Lời giải
A, C, D - sai vì: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng
tỏa nhiệt trên đường dây
B - đúng
Đáp án: B
Bài 2: Biểu thức nào sau đây tính công suất của dòng điện:

Lời giải
Công suất của dòng điện: P = UI
Đáp án: C
Bài 3: Biểu thức tính công suất hao phí (công suất tỏa nhiệt):
Lời giải

Công suất tỏa nhiệt (hao phí):


Đáp án: D
Bài 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về công suất hao phí trên đường dây tải điện:
A. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường
dây
B. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường
dây.
C. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ thuận với hiệu điện đặt vào hai đầu đường dây
D. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Lời giải

Công suất tỏa nhiệt (hao phí):


=>Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu
dây dẫn
Đáp án: B
Bài 5: Có mấy cách để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án:
+ Giảm điện trở R của đường dây tải điện
Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém)
Chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém)
+ Tăng hiệu điện thế (thường dùng)
Đáp án: B
Bài 6: Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại gây tốn kém?
A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột
chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột
chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột
chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột
chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém
Lời giải
Biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện gây tốn kém vì: Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây
dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém
Đáp án: A
Bài 7: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:
A. Tăng tiết diện dây dẫn
B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ
C. Tăng hiệu điện thế
D. Giảm tiết diện dây dẫn
Lời giải
Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây
dẫn bằng các máy biến thế
Đáp án: C
Bài 8: Một công suất P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 500000V với
khi dùng hiệu điện thế 100000V hơn kém nhau bao nhiêu lần?

Lời giải
Gọi P1 là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là U1 = 500000V
P2 là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là U2 = 100000V

Ta có:
Đáp án: D
Bài 9: Để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần
B. Tăng 4 lần
C. Giảm 2 lần
D. Không tăng, không giảm
Lời giải
Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:
=> Khi đường dây tải điện dài gấp đôi l′ = 2l thì điện trở của dây dẫn tăng lên hai lần: R′ = 2R
=> Công suất hao phí cũng tăng lên 2 lần
Đáp án: A
Bài 10: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp
đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A. Tăng 2 lần
B. Giảm 2 lần
C. Tăng 4 lần
D. Giảm 4 lần
Lời giải
Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:

=>Nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng lên gấp đôi S′ = 2S thì điện trở của dây dẫn giảm đi hai lần:
=> Công suất hao phí cũng giảm đi 2 lần
Đáp án: B
Bài 11: Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau
đây có lợi hơn
A. Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần
B. Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần
C. Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần
D. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
Lời giải
Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:
=> Các phương án A, B, C chỉ làm công suất hao phí giảm 2 lần
Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2 lần thì công suất hao phí giảm 4 lần.
Đáp án: D
Bài 12: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng
dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng 2 lần
B. Tăng 4 lần
C. Giảm 2 lần
D. Giảm 4 lần
Lời giải
Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức:

+ Tiết diện

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện:

=>Dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa tức là thì điện trở của dây dẫn tăng 4 lần:
R′ = 4R
=> Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi đó tăng 4 lần
Đáp án: B
Bài 13: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế 100000V. Phải
dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi hai lần?
A. 200000V
B. 4000000V
C. 141421V
D. 500000V

Lời giải
Gọi P1, U1 là công suất hao phí và hiệu điện thế ban đầu (U1 = 100000V) P2, U2 là công suất hao phí và hiệu điện thế
cần dùng để giảm hao phí
Ta có:
Theo đầu bài:

Đáp án: C
Bài 14: Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp
A. Biến thế tăng điện áp
B. Biến thế giảm điện áp
C. Biến thế ổn áp
D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Lời giải
Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp biến thế tăng điện áp để giảm hao phí trên đường dây
truyền tải.
Đáp án: A
Bài 15: Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100000kW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền
tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là:
A. 10000kW
B. 1000kW
C. 100kW
D. 10kW
Lời giải
Ta có hiệu suất truyền tải là 90%

Đáp án: A
Bài 16: Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở 10. Hiệu điện thế giữa hai
đầu dây tải điện là 110kV . Công suất hao phí trên đường dây là:
A. 9,1W
B. 1100W
C. 82,64W
D. 826,4W
Lời giải

Công suất hao phí trên đường dây là:


Đáp án: D
Bài 17: Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có
điện trở tổng cộng là 20 . Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là:
A. 40V
B. 400V
C. 80V
D. 800V
Lời giải
Ta có:
200kW = 200000W

Cường độ dòng điện:


Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là: U’ = IR = 40.20 = 800V
Đáp án: D
Bài 18: Có hai đường dây tải điện đi cùng một công suất điện với dây dẫn cùng tiết diện, làm cùng một chất. Đường
dây thứ nhất có chiều dài 100km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 100000kV, đường dây thứ hai có chiều dài
200km và hiệu điện thế ở hai đầu dây là 200000kV. So sánh công suất hao phí vì tỏa nhiệt P1 và P2 của hai đường
dây.
A. P1 = P2
B. P1 = 2P2
C. P1 = 4P2
D. P1 = P2
Lời giải
Ta có:

+ Điện trở của dây tải:


+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên hai đường dây tải điện là:
Đáp án: B

Bài 1: Các bộ phận chính của máy biến áp gồm:


A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện
B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt
C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu
D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện
Lời giải
Các bộ phận chính của máy biến áp:
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây
Đáp án: B
Bài 2: Chọn phát biểu đúng.
A. Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn dây thứ cấp xuất
hiện một hiệu điện thế xoay chiều
B. Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều
C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế
D. Máy biến thế gồm một cuộn dây và mội lõi sắt
Lời giải
A - đúng
B, C - sai vì: Không thể dùng dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được
D - sai vì: Máy biến thế gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau và một lõi sắt
Đáp án: A
Bài 3: Máy biến thế là thiết bị:
A. Giữ hiệu điện thế không đổi.
B. Giữ cường độ dòng điện không đổi.
C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.
D. Biến đổi cường độ dòng điện không đổi.
Lời giải
Máy biến thế là thiết bị biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
Đáp án: C
Bài 4: Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện
A. Xoay chiều
B. Một chiều không đổi.
C. Xoay chiều và cả một chiều không đổi
D. Không đổi.
Lời giải
Máy biến thế là thiết bị biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
Đáp án: A
Bài 5: Máy biến thế dùng để:
A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều
B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều
C. Tạo ra dòng điện một chiều
D. Tạo ra dòng điện xoay chiều
Lời giải
Máy biến thế dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều
+ Tăng hiệu điện thế => máy tăng thế
+ Giảm hiệu điện thế => máy hạ thế
Đáp án: B
Bài 6: Máy biến thế có cuộn dây
A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp
B. Đưa điện vào là cuộn cung cấp
C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp
D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp
Lời giải
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Đáp án: A
Bài 7: Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế
A. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp
B. Cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn sơ cấp.
C. Cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp
D. Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp.
Lời giải

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U1 > U2) ta có máy hạ thế
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp ( U1 < U2) ta có máy tăng thế
=> Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp
Đáp án: D
Bài 8: Trong máy biến thế :
A. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn sơ cấp.
B. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn thứ cấp.
C. Cuộn dẫn điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn thứ cấp.
D. Cuộn dẫn điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn sơ cấp.
Lời giải
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Đáp án: C
Bài 9: Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi
sắt từ sẽ:
A. Luôn giảm
B. Luôn tăng
C. Biến thiên
D. Không biến thiên
Lời giải
Khi đặt vào hai dầy cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì sẽ tạo ra trọng cuộn dây đó một dòng điện xoay
chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành nam châm có từ trường biến thiên.
Đáp án: C
Bài 10: Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ
trường trong lõi sắt từ của máy biến thế:
A. Chỉ có thể tăng
B. Chỉ có thể giảm
C. Không thể biến thiên
D. Không được tạo ra.
Lời giải
Vì máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nghĩa là dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi số
đường sức từ xuyên qua tiết diện S của ống dây dẫn biến thiên.
Trong khi đó, khi dòng điện một chiều chạy qua khung dây của máy biến thế thì từ trường sinh ra là từ trường
không đổi ( nghĩa là số đường sức từ không biến thiên ), từ trường không đổi này đi qua tiết diện S của ống dây
( không thỏa mãn điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng ) nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng ( ở cuộn thứ
cấp ).
Đáp án: C
Bài 11: Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ
cấp đã nối thành mạch kín
A. Có dòng điện một chiều không đổi.
B. Có dòng điện một chiều biến đổi.
C. Có dòng điện xoay chiều.
D. Vẫn không xuất hiện dòng điện.
Lời giải
Vì dòng điện một chiều không đổi sẽ tạo ra một từ trường không đổi, dẫn đến số đường sức từ xuyên qua tiết diện
của cuộn thứ cấp không đổi. Khi đó trong cuộn thứ cấp không có dòng điện cảm ứng.
Đáp án: D
Bài 12: Gọi n1; U1 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi n2; U2 là số vòng dây và hiệu điện
thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là:

Lời giải
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:
Đáp án: A
Bài 13: Với n1, n2 lần lượt là số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp; U1, U2 là hiệu điện thế giữa hai đầu dây
cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế ta có biểu thức không đúng là:

Lời giải

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:
Đáp án: D
Bài 14: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai
đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
A. Giảm 3 lần
B. Tăng 3 lần
C. Giảm 6 lần
D. Tăng 6 lần.
Lời giải

Ta có:
Đáp án: A
Bài 15: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai
đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
A. Giảm 3 lần
B. Tăng 3 lần
C. Giảm 6 lần
D. Tăng 6 lần
Lời giải
Ta có:
Đáp án: B
Bài 16: Để nâng hiệu điện thế từ U = 25000V lên đến hiệu điện thế U' = 500000V, thì phải dùng máy biến thế có tỉ
số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là:
A. 0,005
B. 0,05
C. 0,5
D. 5
Lời giải

Ta có:
Đáp án: B
Bài 17: Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức 24V ở nguồn điện có hiệu điện thế 220V phải sử dụng máy
biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là:
A. Sơ cấp 3458 vòng, thứ cấp 380 vòng
B. Sơ cấp 380 vòng, thứ cấp 3458 vòng
C. Sơ cấp 360 vòng, thứ cấp 3300 vòng
D. Sơ cấp 3300 vòng, thứ cấp 360 vòng
Lời giải

=> Số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp
=>Dùng máy tính kiểm tra các phương án A và D thấy phương án D thỏa mãn:

Đáp án: D
Bài 18: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai
đầu cuộn sơ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:
A. 50V
B. 120V
C. 12V
D. 60V
Lời giải
Ta có:
Đáp án: C
Bài 19: Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có 1500 vòng và 150 vòng. Nếu
hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là:
A. 22000V
B. 2200V
C. 22V
D. 2,2V
Lời giải

Đáp án: B
Bài 20: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V và (12V.
Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là440 vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là:
A. 240 vòng
B. 60 vòng
C. 24 vòng
D. 6 vòng
Lời giải
Ta có:

vòng
Đáp án: C
Bài 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Lời giải
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị
gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Đáp án: D
Bài 2: Pháp tuyến là đường thẳng:
A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.
C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Lời giải

Pháp tuyến NN’ là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.
Đáp án: B
Bài 3: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Lời giải
Ta thấy:
+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
=> Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Đáp án: D
Bài 4: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách.
D. tia khúc xạ và điểm tới.
Lời giải

Góc khúc xạ r là góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới
(Góc N’IK)
Đáp án: A
Bài 5: Điều nào SAI khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.
B. Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.
C. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
D. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Lời giải
A, B, C - đúng
D - sai vì khi tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
Đáp án: D
Bài 6: Khi ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh thì:
A. Góc khúc xạ không phụ thuộc vào góc tới.
B. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
C. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.
D. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng.
Lời giải
Ta có, khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm)
Đáp án: D
Bài 7: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°.
D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.
Lời giải
Ta có, khi tia sáng truyền từ nước ra không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
Đáp án: A
Bài 8: Chọn phát biểu SAI trong các phất biểu sau.
A. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc khi truyền qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.
B. Tia khúc xạ và tia tới ở hai môi trường khác nhau.
C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia đường pháp tuyến so với tia tới.
D. Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ sẽ giảm (hoặc tăng).
Lời giải
A, B, C – đúng
D – sai vì: Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm)
Đáp án: D
Bài 9: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là:

A. Tia IQ B. Tia IK
C. Tia IN’ D. Tia IP
Lời giải
IK là tia khúc xạ
Đáp án: B
Bài 10: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia tới và mặt phân cách
D. tia tới và điểm tới
Lời giải

là góc tới, kí hiệu là i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
Đáp án: A
Bài 11: Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng là đường thẳng
B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường
D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi
trường trong suốt khác.
Lời giải
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị
gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Đáp án: D
Bài 12: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng đến mặt gương bị hắt ngược trở lại
B. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai
môi trường
C. Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu
D. Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ
Lời giải
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị
gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Đáp án: B
Bài 13: Quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện
tượng nào?
A. Phản xạ ánh sáng
B. Khúc xạ ánh sáng
C. Luôn truyền thẳng
D. Không tuân theo hiện tượng nào
Lời giải
Ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Đáp án: B
Bài 14: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt
B. Khi ta soi gương
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh
D. Khi ta xem chiếu bóng
Lời giải
Ta có:

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị
gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Ở phương án C: (Ánh sáng từ cá truyền đến mắt ta)
Môi trường trong suốt thứ nhất là nước
Môi trường trong suốt thứ hai là không khí
Đáp án: C
Bài 15: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh
sáng?
A. Trên đường truyền trong không khí
B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước
C. Trên đường truyền trong nước
D. Tại đáy xô nước
Lời giải
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân
cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Đáp án: B
Bài 1: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
A. góc tới bằng 0.
B. góc tới bằng góc khúc xạ.
C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Lời giải
Ta có:
Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 00
Đáp án: A
Bài 2: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì
A. r < I
B. r > i
C. r = I
D. 2r = i
Lời giải
Ta có: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn
góc tới.
↔r<i
Đáp án: A
Bài 3: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì
A. Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.
B. Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.
C. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.
D. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.
Lời giải
Ta có:
Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc
tới.
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)
Đáp án: D
Bài 4: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
C. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00
D. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ bằng 450
Lời giải
A, B, C - đúng
D - sai vì: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
Đáp án: D
Bài 5: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Lời giải
A, C, D - đúng
B - sai vì: Tia sáng từ viên sỏi tới mắt ta bị khúc xạ khi truyền từ nước ra không khí => bị gấp khúc
Đáp án: B
Bài 6: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không
thấy đồng xu, nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
A. có sự khúc xạ ánh sáng.
B. có sự phản xạ toàn phần.
C. có sự phản xạ ánh sáng.
D. có sự truyền thẳng ánh sáng.
Lời giải

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn
=> mắt nhìn thấy được đồng xu
Đáp án: A
Bài 7: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Điều nào sau đây là SAI?
A. I > r
B. Khi i tăng thì r cũng tăng
C. Khi i tăng thì r giảm
D. Khi I = 00 thì r = 00
Lời giải
Ta có:
Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc
tới.
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)
Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
=> Các phương án:
A, B, D - đúng
C - sai
Đáp án: C
Bài 8: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?
A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm
B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng
C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi
D. Cả b và c đều đúng
Lời giải
Ta có: Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)
=> Các phương án
A, C - sai => D - sai
B - đúng
Đáp án: B
Bài 9: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra
ngoài không khí thì:
A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới
B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới
C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra
Lời giải
Ta có:
Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc
tới.
Và ngược lại, khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
Đáp án: A
Bài 10: Ta có bảng sau: Phương án nào sau đây ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?
Ta có bảng sau:
A B
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi 1. góc khúc xạ lớn hơn góc tới
gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác
nhau thi
b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì 2. bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ
c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì 3. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới 4. góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy khúc khi
gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì truyển qua hai môi trường
e. Khi góc tới bằng 0 thì 5.bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào
môi trường trong suốt thứ hai. Góc khúc xạ không bằng
góc tới
Phương án nào sau đây ghép mối phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?
A. a – 2
B. b – 1
C. c – 3
D. e - 4
Lời giải
Ta có, mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B được ghép tương ứng là:
a - 5; b - 3; c - 1; d - 2; e - 4
=> Các phương án:
A, B, C - sai
D - đúng
Đáp án: D
Bài 1: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ.
D. chùm tia ló song song khác.
Lời giải
Ta có: Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu
kính.

Đáp án: B
Bài 2: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kỳ.
Lời giải
Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc
nhựa)

Đáp án: B
Bài 3: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
A. Truyền thẳng ánh sáng.
B. Tán xạ ánh sáng.
C. Phản xạ ánh sáng.
D. Khúc xạ ánh sáng.
Lời giải
Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Đáp án: D
Bài 4: Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là:
A. chùm song song.
B. lệch về phía trục chính so với tia tới.
C. lệch ra xa trục chính hơn so với tia tới.
D. phản xạ ngay tại thấu kính.
Lời giải
Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là lệch về phía trục chính so với tia tới.
Đáp án: B
Bài 5: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Lời giải
Ta có:
Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.
Đáp án: C
Bài 6: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. đi qua tiêu điểm.
Lời giải
Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
Đáp án: D
Bài 7: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Lời giải
Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Đáp án: C
Bài 8: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính
A. Thuỷ tinh trong.
B. Nhựa trong
C. Nhôm.
D. Nước.
Lời giải
Ta có: Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa)
=> Nhôm không được dùng làm thấu kính vì nhôm có màu ánh bạc chứ không phải là vật liệu trong suốt.
Đáp án: C
Bài 9: Ký hiệu của thấu kính hội tụ là:
A. hình 1
B. hình 2
C. hình 3
D. hình 4
Lời giải
Ta có: Kí hiệu của các hình tương ứng là:
- Hình 1: Gương cầu
- Hình 2: Thấu kính phân kỳ
- Hình 3: Thấu kính hội tụ
- Hình 4: Gương phẳng
Đáp án: C
Bài 10: Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm:
A. là một điểm bất kỳ trên trục chính của thấu kính.
B. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính.
C. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính.
D. mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
Lời giải

F, F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm
Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính
Đáp án: D
Bài 11: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ
A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kỳ.
B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính
D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Lời giải
A - sai vì: Trục chính của thấu kính là đường thẳng vuông góc với thấu kính, đi qua trung điểm của thấu kính

B - đúng
C - sai vì: Tiêu điểm của thấu kính không phụ thuộc vào diện tích của thấu kính
D - sai vì: Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF′ = f là tiêu cự của thấu kính
Đáp án: B
Bài 12: Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng
A. bất kỳ đi qua quang tâm của thấu kính.
B. đi qua hai tiêu điểm của thấu kính .
C. tiếp tuyến của thấu kính tại quang tâm.
D. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính.
Lời giải
Trục chính của thấu kính là đường thẳng vuông góc với thấu kính, đi qua trung điểm của thấu kính
=> Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng đi qua hai tiêu điểm của thấu kính
Đáp án: B
Bài 13: Ký hiệu của quang tâm và tiêu điểm của thấu kính lần lượt là:
A. O và F
B. f và F
C. f và d
D. O và f
Lời giải
Ta có:

O - quang tâm của thấu kính


F, F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm
f - tiêu cự của thấu kính
Đáp án: A
Bài 14: Một tia sáng chiếu tới quang tâm của một thấu kính như trong hình vẽ. Tia ló sẽ đi theo hướng.

A. a
B. b
C. c
D. d
Lời giải
Ta thấy tia sáng đi qua quang tâm => tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới
Đáp án: D
Bài 15: Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất.
A. hình 1
B. hình 2
C. hình 3
D. hình 4
Lời giải
Ta có:
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
+ Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
OF = OF′ = f gọi là tiêu cự của thấu kính
Từ các hình ta suy ra tiêu cự của hình 4 dài nhất hay lớn nhất
Đáp án: D
Bài 16: Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính hội tụ, hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường truyền của tia
sáng?

A.

B.

C.

D.

Lời giải
Ta có: Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
=> phương án B mô tả đúng đường truyền của tia sáng qua thấu kính
Đáp án: B
Bài 17: Câu nào sau đây không đúng khi nói về thấu kính hội tụ
A. Có ít nhất một mặt lồi
B. Các tia sáng không qua quang tâm đến thấu kính đều bị khúc xạ về phía trục chính so với tia tới.
C. Chỉ được làm bằng thủy tinh
D. Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự
Lời giải
A, B, D - đúng
C - sai vì thấu kính hội tụ được làm bằng các vật liệu trong suốt như nhựa, ...
Đáp án: C
Bài 18: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 20cm
B. 40cm
C. 10cm
D. 50cm
Lời giải
Ta có:
OF = OF′ = f - tiêu cự của thấu kính
Ta suy ra: FF′ = 2f = 2.20 = 40cm
Đáp án: B
Bài 19: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 60cm
B. 120cm
C. 30cm
D. 90cm
Lời giải
Ta có: OF = OF’ = f – tiêu cự của thấu kính
FF’ = 2f = 60cm

Đáp án: C
Bài 20: Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của thấu kính thì:
A. chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
B. chùm tia ló là chùm tia song song.
C. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ.
D. chùm tia ló tiếp tục truyền thẳng.
Lời giải
Ta có: Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu
kính.
Đáp án: A

You might also like