Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI THU HOẠCH

LỚP BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG

Họ và tên : Vũ Văn Nam


Chức vụ: Sinh viên
Lớp : QH 2021 E KTQT CLC 3
Mã sinh viên : 21050947
Ngày sinh: 22/01/2003
Quê quán: xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Hà Nội, 26/4/2022
ĐỀ BÀI
1. Vì sao cần phải học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách HCM, Phân
tích nội dung chủ yếu của phong cách HCM. Liên hệ thực tế việc học tập tư
tưởng đạo đức phong cách HCM tại cơ quan mình công tác tại cơ quan mình
công tác.
2. Vì sao vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa
quyết định. Cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên của
Đảng CSVN. Liên hệ thực tế công tác phát triển Đảng viên tại cơ quan đơn vị
mình công tác.
BÀI LÀM
Câu 1 :
Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong là sự thể hiện cụ thể hóa tư tưởng,
đạo đức. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động và luôn giáo dục cán bộ, đảng viên
những nội dung đó.
Do vậy, việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay là vô cùng
cần thiết.
Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh,
gắn liền với nhân cách siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Người với tư cách là một vĩ
nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học, vừa
cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành
một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức thẩm mỹ không trộn lẫn được.
Việc cán bộ, đảng viên rèn luyện theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách
nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong tình hình
hiện nay là rất cần thiết, bởi vì:
Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng
bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân- thiện- mỹ
của cuộc sống.
Học tập và làm theo phong cách của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách
mạng ở nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những
người có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống giản dị, trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân
dân. Người là tấm gương giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng,
điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu.
Học tập và làm theo phong cách của Người để không ngừng củng cố lòng tin của nhân dân với cán
bộ, đảng viên cũng như củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đối với sự nghiệp
cách mạng ở nước ta hiện nay.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước thời gian qua luôn gắn liền với vai trò
của đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó phải nhắc tới những cố gắng của họ trong việc rèn luyện
phong cách làm việc theo gương Bác Hồ. Phần đông đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thực hiện nói đi
đôi với làm, cấp trên nêu gương cho cấp dưới.
Mặc dầu vậy, thực tế hiện nay cho thấy, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh
đạo, quản lý vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế trong phong cách làm việc, nói không đi đôi
với việc làm, nói nhiều làm ít…
Một số cán bộ, đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý còn có những biểu hiện
thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, cố ý làm trái các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, quan liêu chuyên quyền, độc đoán, vì lợi ích cá nhân…
Thực tế này phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu trước tình hình mới hiện
nay, vừa phản ánh sự yếu kém trong nhận thức, năng lực và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên.
Khi đánh giá tình hình và nguyên nhân, với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham
nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi
mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng”.
Để khắc phục nguyên nhân trên, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng hiện
nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chọn ra 3 vấn đề đang thực sự cấp bách và cần làm
ngay với mong muốn tạo ra được những kết quả cụ thể, rõ rệt để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Vấn đề đặt ra hàng đầu trong 3 vấn đề đó là: “Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy
thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…”
Đồng thời để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong phong cách làm việc, thực hiện có hiệu quả
nói đi đôi với làm, góp phần xây dựng phong cách của cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên
cần nâng cao nhận thức hơn nữa, nhận thức đúng- hành động đúng, nhất quán giữa nói đi đôi với
làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Có thể nói những lời dạy về đạo đức cách mạng, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của
Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên cách nay hơn 60 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mang
tính thời sự và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Từ vấn đề trên, cán bộ, đảng viên hình thành phong cách thống nhất giữa lời nói và việc làm,
nghiên cứu xem xét, nắm chắc tình hình, gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hành dân chủ
rộng rãi, nêu gương, dũng cảm, quyết đoán, kịp thời, nhạy bén, dám làm và dám chịu trách nhiệm…
Chính vì vậy và hơn thế nữa, việc cán bộ đảng viên rèn luyện đạo đức theo phong cách quần chúng,
dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo
chủ chốt các cấp trong tình hình mới hiện nay là rất cần thiết.
Về phong cách Hồ Chí Minh:
Phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và
được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt
động, ứng xử hằng ngày: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực
tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử
văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói
đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...
Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh
của tinh hoa văn hoá Việt Nam. Người không chỉ là một nhà tư tưởng lỗi lạc về văn hoá, sáng tạo ra
một nền văn hoá mới, văn hoá cách mạng Việt Nam, kiến tạo ra một thời đại mới trong lịch sử phát
triển của văn hoá dân tộc, mà chính bản thân Người, cuộc sống của Người, những việc làm bình
thường hằng ngày của Người là hiện thân của nền văn hoá Việt Nam, là mẫu mực của con người
Việt Nam. Tư tưởng, tâm hồn, cốt cách của Người là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và
phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế.
Như vậy, so với các Chỉ thị trước đây của Bộ Chính trị, Chỉ thị 05 có nội dung rộng lớn và phong
phú hơn, yêu cầu cao hơn, không chỉ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mà còn
bao hàm cả nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc học tập và làm theo Người
là rất quan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa
cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Chỉ thị khẳng định: “Đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan
trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy
mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”.
Liên hệ với bản thân: Là một đảng viên, giáo viên với nhiệm vụ giảng dạy được nhà trường phân
công, tôi nhận thấy cần phải gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vào những việc làm cơ bản sau:
* Về tư tưởng chính trị:
- Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới
của Đảng;
- Tin tưởng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
- Chấp hành tốt mọi chủ chương đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước;
- Tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; bảo vệ lẽ
phải, bảo vệ người tốt;
- Gương mẫu thực hiện và có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện theo
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Bản thân luôn tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để tự học; tham gia đầy đủ các lớp tập huấn,
bồi dưỡng do nhà trường và cấp trên tổ chức, có ý thức học hỏi bạn bè đồng nghiệp để không ngừng
nâng cao trình độ lý luận chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác.
* Về phẩm chất đạo đức, lối sống:
- Thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có
tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp;
- Thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tích cực đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ để thu vén lợi ích
cho bản thân và gia đình;
- Bản thân luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và tính tiền phong, gương mẫu của
người đảng viên; thực hiện tốt các Quy định của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng
viên không được làm;
- Bản thân luôn nêu cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục nhân dân; giải quyết tốt các đề xuất,
kiến nghị về quyền và lợi ích chính đáng của đảng viên và quần chúng trong đơn vị tổ; tích cực đấu
tranh với các biểu hiện vô cảm, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thẳng thắn, sống sống đoàn kết tập thể, hoà nhã, gần gũi với
bạn bè đồng nghiệp và nhân dân nơi cư trú. Quan hệ mật thiết với nhân dân. Tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở;
- Có ý thức trong tự phê bình và phê bình; biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác; tích
cực đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè .

Câu 2:
Trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên, vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn lại
được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định vì:
Đảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức luôn luôn vận động và phát triển nên rất cần
những người ưu tú để cho Đảng hoạt động và phát triển bình thường để đáp ứng nhu cầu cách mạng
trong từng thời kỳ. Trong quá tình vận động và phát triển luôn xuất hiện những phần tử thoái hóa
biến chất, cần phải khai trừ ra khỏi Đảng. Việc khai trừ và kết nạp Đảng viên mới để bổ xung cho
Đảng những con người có phẩm chất năng lực nâng cao bản lĩnh chính trị để phục vụ cho Đảng
giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay. Chính vì vậy mà trong quá trình phấn
đấu để trở thành Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam thì mỗi người chúng ta phải xác định
được động cơ vào Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với điều lệ và cương lĩnh của Đảng. Có xác
định được như vậy thì người Đảng viên mới tận tâm tận lực phục vụ Đảng, vào Đảng là để chấp
nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều động của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân,
đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả,
xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh.

Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta: “Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân.” Vào Đảng là để phục
vụ nhân dân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thì đừng vào. Những
người mà ngay từ khi phấn đấu vào Đảng đã có động cơ không trong sáng thì khi đã đứng trong
hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ “quay lưng” phản bội lại Đảng khi có cơ hội. Điều đó là hết sức
nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Thực tế đã có những Đảng viên đã được thử
thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưng trong điều kiện hòa bình, trước sự cám dỗ
của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến chất, thoái hóa. Cũng có những Đảng viên sau khi vào
Đảng một thời gian dài, nắm trong tay chức quyền thì bắt đầu mới bộc lộ bản chất cơ hội, bản chất
của một con người mang danh Đảng viên để tiến thân. Những con người đó trước sau gì cũng làm
tổn hại đến thanh danh, uy tín của Đảng, làm hại đến lợi ích của nhân dân, của dân tộc và nguy
hiểm hơn nữa là đến một lúc nào đó, họ sẽ phản bội lại lý tưởng cách mạng của Đảng.
“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những việc khó khăn, gian khổ, Đảng viên phải gương
mẫu đi đầu, lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ. Tất nhiên, đi đôi với trách nhiệm,
nghĩa vụ Đảng viên thì cũng có cả quyền lợi. Nhưng vượt lên trên tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải
là đạo đức cách mạng, là phẩm chất của người Đảng viên tận tụy vì dân. Nếu Đảng viên mà đặt lợi
ích cá nhân, gia đình mình lên trên hết thì người Đảng viên đó không được lòng tin của nhân dân.
Mất lòng tin của dân và xa dời quần chúng nhân dân thì mọi việc đều thất bại. “Dễ trăm lần không
dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Chính vì vậy, việc xác định động cơ vào Đảng ở mỗi người là cực kỳ quan trọng. Nếu ngay từ đầu,
động cơ vào Đảng không đúng đắn, lệch lạc và vụ lợi thì không những không làm cho Đảng vững
mạnh mà ngược lại mặc dù Đảng sẽ nhiều Đảng viên, nhưng không có đoàn kết, không hình thành
một khối vững chắc, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ suy yếu, chia rẽ. Động cơ và mục đích của quần
chúng khi vào Đảng là điều hết sức quan trọng, nhưng đó cũng là điều khó nắm bắt nhất, bởi nó
nằm sâu trong nội tâm mỗi người. Vì vậy, trong công tác xây dựng Đảng, chúng ta cần tăng cường
giáo dục đạo đức cách mạng một cách có hệ thống cho các quần chúng ưu tú và cho các Đảng viên
mới để mỗi người Đảng viên và quần chúng tự ý thức, tự trau dồi, tự rèn luyện bản lĩnh chính trị và
tự phấn đấu vươn lên. Vì sự vững mạnh của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, quần chúng
cũng như cán bộ, quần chúng ưu tú và người Đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ
về đạo đức cách mạng: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

Trong quá trình phấn đấu vào Đảng, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn là điều có ý nghĩa
quyết định. Đảng chỉ kết nạp những người thực sự giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng, quyết
không thu nạp vào hàng ngũ mình những người mang động cơ thiếu trong sang, lệch lạc; càng
không để cho các phần tử có cơ hội lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn cần hiểu sâu
sắc bản chất, mục đích của Đảng, tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do
Đảng đề ra; thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sĩ cách mạng.

Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong điều kiện hòa
bình, Đảng ta cầm quyền và cơ chế kinh tế thị trường, mỗi người chúng ta nói chung, người Đảng
viên nói riêng, luôn phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách và những cám dỗ của quyền lực,
tiền tài. Nếu người vào Đảng không có đủ nghị lực và bản lĩnh, sẽ không vượt qua được những thử
thách, không thắng nổi cám dỗ vật chất thì Đảng sẽ xa dời tư tưởng cộng sản nền tảng, không vượt
qua được những thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Động cơ và mục đích vào Đảng đúng đắn không phải là cái cụ thể, không phải là thứ mà chúng ta
đem cân đong đo đếm được, mà nó đã tồn tại trong những người đoàn viên ưu tú, những quần
chúng tiến bộ và được bồi đắp thêm ngay trong quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu vào Đảng
của mỗi quần chúng ưu tú và người Đảng viên
-Để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người vào Đảng phải có đủ các điều kiện: Động
cơ vào Đảng đúng đắn, có giác ngộ chính trị, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nhiệm vụ của Đảng viên; hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng và phải là
người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm; mỗi Đảng viên phải gắn mình với tổ chức Đảng, coi tổ chức
Đảng là chỗ dựa vững chắc cho mình thực hiện nhiệm vụ Đảng viên.

Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn:

Bước đi theo con đường của Đảng là bước đi trong không gian lý tưởng của toàn dân tộc. Tôi không
đến với Đảng vì những gì quá cao siêu, vì dù ở đâu, vị trí nào, tôi nghĩ mình vẫn làm việc và cố
gắng làm việc tốt. Nhưng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, không chỉ là mục tiêu phấn đấu, mà
hơn thế, trong quá trình phấn đấu, tôi trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.

Phấn đấu vào Đảng phải xuất phát từ động cơ trong sáng, với thanh niên lại càng mang ý nghĩa
cống hiến, chứ không phải lợi dụng vào Đảng để làm “bình phong”, làm “chỗ dựa” để tiến thân.
Vào Đảng không phải là để tranh giành quyền lợi, thỏa mãn tham vọng cá nhân. Tuy nhiên, vào
Đảng không phải ai cũng toàn diện, không có khiếm khuyết mà quan trọng là xác định rõ vai trò,
trách nhiệm của một người đảng viên để rèn luyện và trưởng thành hơn. Không được vào Đảng
không có nghĩa là thôi phấn đấu, thôi rèn luyện, thôi cống hiến. Do đó tôi nghĩ rằng muốn trở thành
Đảng viên phải thực sự có quyết tâm phấn đấu, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao.

Phấn đấu vào Đảng như là một nghĩa vụ, một trách nhiệm để được đóng góp, cống hiến nhiều hơn
cho tập thể, cho nhân dân và rộng hơn là cho quốc gia, dân tộc. Khi nhận thức đúng đắn ta sẽ có
động cơ đúng, có sức mạnh bên trong là động lực hướng dẫn hành động, thôi thúc ta sống, hoạt
động có lý tưởng cao đẹp cho Đảng và cho chính mình. Giữ vững phẩm chất của một đảng viên,
khó khăn sẽ không làm ta lùi bước, vững vàng trước những thử thách của mặt trái cơ chế thị trường,
trước cám dỗ của tiền bạc, chức quyền.

Phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những người cùng chung chí hướng đấu
tranh xây dựng một xã hội tốt đẹp, dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Vào Đảng
là phải dấn thân theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, phấn đấu đi theo con đường mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Cái được lớn nhất khi vào Đảng là được phục vụ cách mạng, được
phục vụ nhân dân, được Đảng và nhân dân tin cậy, yêu mến.

Xây dựng động cơ vào Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền và
lãnh đạo theo cơ chế thị trường, mỗi đảng viên đều phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách.
Nếu người vào Đảng không xác định cho mình động cơ đúng đắn sẽ không vượt qua được những
thử thách, khó khăn đó.

Trở thành đảng viên là vinh dự, tự hào nhưng trên hết là trách nhiệm; trách nhiệm tiếp tục cống
hiến, cống hiến không phải là cái gì đó quá cao siêu, mà trước hết đơn giản là phải hết sức cố gắng
trong học tập và công tác, là phấn đấu hết mình để chiếm lĩnh tri thức, nâng cao trình độ chuyên
môn.

Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng:
Bản lĩnh chính trị thể hiện ở nhận thức đúng đắn, kiên định với mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, thể
hiện khí tiết của người cách mạng đó là “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lay
chuyển, uy vũ không thể khuất phục”.

Để thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, người phấn đấu vào Đảng cần đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân, trước khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không mờ nhạt phương
hướng chính trị, có thái độ, chính kiến rõ ràng, kiên định.

Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng sự nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập,
nắm vững lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đạo đức cách mạng là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời; như Bác Hồ đã dạy: “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát
triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là phủ định vai trò, lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân
được tôn trọng khi nó không trái với lợi ích chung của cộng đồng. Đường lối của Đảng là kết hợp
hài hòa giữa 3 lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Đảng luôn luôn tôn trọng và
quan tâm đến lợi ích cá nhân, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, đặt lợi ích cá
nhân mình lên trên, lên trước lợi ích tập thể và toàn xã hội. Việc gì có lợi cho cách mạng, cho nhân
dân thì khó mấy, kể cả hy sinh cũng làm. Việc gì có hại cho cách mạng, cho nhân dân thì nhỏ mấy
cũng hết sức tránh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến
việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đội ngũ đảng viên. Ngay từ năm 1925, bài giảng đầu tiên của
Người cho những cán bộ cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam là vấn đề “tư cách một người cách
mệnh”; mối quan tâm hàng đầu của Người là xây dựng một đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Sự giác ngộ lý
tưởng cộng sản, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân, suốt
đời hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là
phẩm chất hàng đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cho mỗi đảng viên cộng sản.

Người căn dặn mỗi đảng viên “không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn
đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên
toàn thế giới”; phải biết đặt lợi ích của giai cấp, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, luôn vững
vàng trước mọi khó khăn, vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết;
nếu khi “lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì phải quyết hy sinh lợi
ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng”.

Mỗi đảng viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân. Nếu để cho chủ nghĩa cá nhân ám ảnh, chi phối, người đảng viên sẽ mất dần tư cách, đi tới
tự tước bỏ danh hiệu cao quý của mình. Vì vậy, muốn giữ được tư cách, đảng viên nhất thiết “phải
ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ, thì tức là thoái bộ,
là lạc hậu… sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải”.

Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu trở thành người sản xuất, công tác,
chiến đấu và học tập giỏi.

Để trở thành đảng viên, người đang phấn đấu vào Đảng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của
mình và nhiệm vụ của tổ chức đảng, đoàn thể giao cho.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính
trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”. Muốn vừa thạo về chính trị,
vừa giỏi về chuyên môn, mỗi đảng viên phải ra sức “học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối,
chính sách của Đảng, học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ; không ngừng nâng cao trình độ chính
trị, tư tưởng và năng lực công tác của mình”.

Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội:
Đảng viên phải giữ vững và phát huy truyền thống của Đảng, là gắn bó mật thiết máu thịt với nhân
dân, trước hết thể hiện sự gắn bó với quần chúng ở nơi làm việc và nơi cư trú của mình.

Muốn trở thành đảng viên, người phấn đấu vào Đảng phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, với
đồng nghiệp, bạn bè trong đơn vị công tác, với bà con làng xóm, khối phố; tôn trọng, chia sẻ giúp
đỡ lẫn nhau.
Phấn đấu vào Đảng phải nhiệt tình tham gia sinh hoạt đoàn thể mà bản thân là thành viên, phải thể
hiện rõ vai trò, khả năng lãnh đạo, tập hợp quần chúng, phải phát huy tính tiền phong, gương mẫu
và những phẩm chất cần thiết để trở thành đảng viên của Đảng, nếu là đoàn viên TNCSHCM thì
phải là đoàn viên ưu tú.

Người muốn vào Đảng phải chú trọng mở rộng quan hệ xã hội, tích cực tham gia công tác xã hội,
gương mẫu và vận động gia đình, người thân tham gia các phong trào ở địa phương.

Muốn làm cho quần chúng phấn khởi, tin tưởng, người đảng viên “phải nâng cao tinh thần phụ
trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân,
phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng,
kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính
sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt, giấu khuyết điểm,
sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo…Phải luôn chăm lo đến đời
sống của quần chúng. Phải “chí công, vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người.
Đó là nhờ có kỷ luật. Kỷ luật của ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”. Người yêu cầu
mọi đảng viên phải ra sức góp phần xây dựng và giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Bởi lẽ,
đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công. “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục
vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã
đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác”, tất cả cán bộ, đảng viên, dù ở cương vị khác nhau, làm công tác khác nhau, cũng đều phải
đoàn kết nhất trí để làm tròn nhiệm vụ, “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình”.

Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở:


Tham gia xây dựng tổ chức Đảng ở cơ sở trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của người phấn đấu
vào Đảng.

Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển khai thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của
đảng bộ, chi bộ đề ra với tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực, phấn đấu cao nhất. Góp phần tích cực
đưa những chủ trương, nhiệm vụ đó vào cuộc sống, tạo ra bước phát triển mới của cơ sở, đơn vị,
nhất là về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người lao động, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực.
Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tình hình tư tưởng của quần chúng nhân dân, kết quả
thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, kịp thời phản ánh, đề xuất với tổ chức
Đảng.

Tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng và đội ngũ đảng
viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng
đội ngũ đảng viên.

Tham gia ý kiến khi được hỏi về việc giới thiệu những đảng viên ưu tú, đủ tiêu chuẩn để tổ chức
đảng xem xét, bầu vào cấp ủy; giới thiệu những quần chúng ưu tú có đủ điều kiện để tổ chức đảng
xét kết nạp.

Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động chính quyền và đoàn thể, góp phần xây dựng cơ sở chính trị
trong sạch, vững mạnh.

Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở cơ sở, đơn vị.
Góp phần làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu, các thế lực thù địch
lợi dụng dân chủ để cuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo, bôi nhọ những cán bộ,
đảng viên tích cực, trung thực; kích động, chia rẽ đoàn kết, gây rối nội bộ.

Liên hệ bản thân Đảng viên


Tôi luôn xác định mục tiêu rằng: Kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, trung
thành với lý tưởng cộng sản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ
chế độ XHCN, vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Ra sức phấn đấu
lập thân, lập nghiệp, đi đầu trong việc thực hiện Đường lối đổi mới đất nước của Đảng, không ngại
gian khổ, không sợ khó khắn, dám nghĩ, dám làm, quyết không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu; cống
hiến hết mình vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dâu chủ, công bằng, văn minh.

Tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, phê
phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoạn hay tư tưởng sai lệch.Học tập, nắm vững lý luận Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Sự giác ngộ lý tưởng cộng sản, lòng trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân, suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc
lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

You might also like