Bạn thân mến

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bạn thân mến, Lik Hock Yap Ivan đã có một câu danh ngôn nổi tiếng như thế

này:
“Bạn đến sớm, nghĩa là bạn đến đúng giờ. Bạn đến đúng giờ, thực ra là bạn đã đến
muộn rồi”. Thật vậy, đúng giờ là một thói quen tốt đã được thực hiện phổ biến ở
nhiều nước, trong đó phải kể đến Nhật Bản - đất nước không chỉ coi đúng giờ là
một thói quen mà còn là một văn hóa hiện thân cho tính kỷ luật. Thế nhưng trong
mắt người nước ngoài, họ rất khó chịu với tính cách thường sống chung với thói
quen trễ giờ của người Việt. Vì vậy, trong bài viết này, tôi cùng với các bạn suy
nghĩ đôi điều để chúng ta cùng nhau từ bỏ thói quen trễ giờ này nhé.
Trễ giờ là việc bạn đi muộn giờ, không đúng hẹn so với thời gian ban đầu đã giao
ước. Đây là một thói quen không tốt, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc
sống của mỗi người. Người Việt Nam chúng ta lại biến điềú này thành thói quen
và coi nó là điều hiển nhiên, không có gì đáng lo ngại. Không khó để ta bắt gặp
hình ảnh bạn học sinh đi học muộn giờ, những nhân viên văn phòng vội vội vàng
vàng lao ra ngoài cửa đi làm mà vẫn không được chấm công bởi đến trễ. Bất kể ở
nơi nào trên đất nước hình chữ S này, chúng ta đều thấy hiện tượng trễ giờ. Và tôi
tin chắc rằng ngay cả tôi hay các bạn cũng đã ít nhất từng trễ giờ một, hai lần.
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi? Chắc cũng mới
gần đây thôi nhỉ. Dường như việc đi trễ đã trở thành thói quen của rất nhiều người
trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,… Nhiều người còn có quan điểm tiêu cực
là việc đi đúng giờ đã trở nên lỗi thời. Chúng ta có thể lỡ một cuộc hẹn đi chơi, đi
làm hay thậm chí là các sự kiện lớn, những thời khắc quan trọng của bản thân
cũng như của người khác hay đơn giản chỉ là thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều trường hợp bạn đi trễ có thể không sao, không gây ảnh hưởng gì nghiêm
trọng song việc đi trễ vẫn luôn để lại những hậu quả mà nhiều khi không cách gì
giải quyết được. Ngay từ khi còn nhỏ, khi đứng trên ghế nhà trường chúng ta đã
được rèn luyện thói quen đi học đúng giờ bằng cách, nếu đi học muộn sẽ bị… cờ
đỏ ghi tên, phạt trực nhật,… Song càng lớn hơn, trưởng thành hơn thì dễ dàng
nhận thấy căn bệnh đi trễ ngày càng phổ biến. Dễ thấy nhất trong cuộc sống là
việc cán bộ công chức đi làm trễ; học sinh, sinh viên đi học muộn,…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đi trễ đã trở thành một thói quen xấu của nhiều
người trong xã hội. Nhiều bạn trẻ chúng ta hiện nay quan niệm rằng việc hay đi
trễ đã trở thành “đặc trưng” của dân mình rồi. Việc đi trễ còn có tác động như một
hội chứng “dây chuyền – domino”, việc một người đi trễ có thể gây ảnh hưởng và
tác động đến nhiều người khác. Đối với một số người khi căn bệnh trễ giờ đã
ngấm vào máu rồi thì một số khác lại bị “nhiễm bệnh” từ những người xung
quanh. Một số người bình thường luôn đúng giờ trong mọi công việc, sinh hoạt
song nhiều khi phải chịu cảnh chờ đợi dài cổ người khác mới bắt đầu được công
việc khiến họ cảm thấy “bất mãn”, nên trả thù mọi người bằng cách đi trễ, dần dần
trở thành thói quen. Bạn đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc
đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen
ngấm vào máu. Bạn là người thích được người khác chờ đợi, không quan tâm đến
việc chính xác trong giờ giấc, giữ đúng lời hứa và cảm thấy tự hào khi được chờ
đợi; hay bạn muốn tỏ ra mình là người quan trọng, người khác phải chờ đợi bạn,
nhờ vả, cầu cạnh bạn… Dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói
quen không tốt cần được chúng ta loại bỏ ngay khỏi đời sống sinh hoạt.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Forbes chỉ ra rằng việc trễ giờ sẽ kéo theo hàng
loạt hậu quả ẩn đằng sau đó. Trước hết, trễ giờ khiến người khác mất niềm tin ở
bạn. Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn và người bạn thân của mình cùng hẹn nhau ra
quán cà phê học bài hay đi shopping cùng nhau nhưng người bạn đó thường
xuyên đến trễ, vậy lâu dần lòng tin của bạn đối với cô bạn đó có bị phai nhạt đi
không? Trong cuốn sách “Trên cả giàu có”, tác giả Alexander Green có nhắc đến
năm trở ngại khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó: không
có tiền, không có nhu cầu, không cần thiết phải mua ngay, không thích sản phẩm
và điều cuối cùng quan trọng nhất là không tin tưởng. Như vậy, trễ hẹn hết lần này
đến lần khác với lí do này đến lí do kia vô hình chung sẽ khiến cho người khác
dần mất niềm tin với bạn. Bên cạnh đó, việc trễ giờ của bạn còn làm ảnh hưởng
đến những người khác. Chẳng hạn khi bạn đi trễ, bắt người khác chờ đợi mình,
bạn đã cướp đi thời gian của họ mà sẽ chẳng bao giờ lấy lại được bởi thời gian
một đi không trở lại. Hơn nữa, sự chậm trễ của bạn còn khiến họ không được trải
nghiệm một cách trọn vẹn. Nếu chúng ta đi học muộn sẽ làm gián đoạn bài dạy
của cô giáo, một gia đình đến rạp chiếu phim muộn sẽ làm phiền người khác xem
phim...Người Việt chúng ta thường có câu nói dân gian: “Không ăn đậu không
phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”. Hầu như trên thế giới, ai cũng biết
người Việt luôn luôn trễ giờ hơn so với những người khác. Lâu dần, việc thường
xuyên trễ giờ sẽ khiến cuộc sống của bạn phức tạp hơn và trở thành người thường
xuyên nói dối bởi bạn cần phải nghĩ ra một cái cớ cho việc đến trễ, khó mà giữ
được lòng trung thực. Việc bạn thường xuyên trễ hẹn dẫn đến việc uy tín của bạn
dần mất đi, lời hứa không còn có trọng lượng và còn có thể gây nhiều hệ lụy xấu
đến nhiều người và xã hội. Thử nghĩ xem nếu bạn là một người nắm giữ trọng
trách quan trọng đối với một tập thể thì việc bạn lãng phí một chút thời gian của
mình bằng việc đi trễ tức là bạn đã gián tiếp làm lãng phí thời gian của cả một tập
thể. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không
coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Vì vậy , Chúng
ta cần từ bỏ thói quen trễ giờ này bởi nó là thói quen gây ra rất nhiều tác hại
nghiêm trọng.

Ngược lại, nếu ta từ bỏ được thói quen trễ giờ, tức là đến đúng giờ và sớm hơn so
với giờ dự kiến thì bạn sẽ thấy bản thân thu được nhiều lợi ích đáng kể. Chắc các
bạn cũng biết đi đúng giờ sẽ thể hiện bạn là người có tính kỷ luật cao với bản thân,
có tinh thần trách nhiệm với những việc đang làm, đồng thời cho thấy bạn dành
nhiều sự tôn trọng đối với những người khác.
Vậy làm thế nào để khắc phục thói quen trễ giờ? Tôi đã thử và thấy những cách
sau hiệu quả với chính bản thân mình. Tôi xin chia sẻ ở đây một số giải pháp hữu
ích với các bạn. Trước hết, ta cần thay đổi tư duy về vấn đề thời gian. Thay vì chạy
theo trào lưu của giới trẻ, biến mình trở thành người luôn sở hữu “giờ cao su” thì ta
cần có ý thức làm việc gì hay đi đến đâu cũng phải đúng giờ hoặc sớm hơn dự
kiến. Chỉ khi ta biết quý trọng thời gian của bản thân và những người xung quanh
thì mới có thể khắc phục việc đi trễ. Bên cạnh đó, ta cần đặt đồng hồ sớm hơn
mười lăm phút so với giờ chuẩn. Là người không những đúng giờ mà còn đến sớm
hơn dự kiến, ta sẽ tạo được sự tin tưởng đối với người khác. Bạn biết không, khái
niệm đúng giờ của người Nhật là bạn phải có mặt trước giờ hẹn từ năm đến mười
lăm phút bởi đó là việc tối thiểu và cần thiết để có được niềm tin ở đối phương.
Ngoài ra, ta cần phải sắp xếp công việc và có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để đảm
bảo lối sống lành mạnh. Việc xây dựng lối sống khoa học, đảm bảo ăn uống - làm
việc - nghỉ ngơi đúng giờ sẽ giữ cơ thể bạn luôn tràn đầy năng lượng để hoàn thành
công việc, không trễ giờ khi đi học, đi làm.
Bạn của tôi ! Tôi biết bạn đang gặp khó khăn với thói quen đi muộn mà quá nhiều
người trong chúng ta đã và đang mắc phải. Tôi viết bài này để chia sẻ với bạn
những suy nghĩ, tâm tình, mong sao cho tất cả chúng ta chọn được lối sống phù
hợp, hài hòa với thế giới nhiều thay đổi này. Có thể nói trễ giờ là một thói quen đã
ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Từ bỏ một thói quen, một nếp sống không
phải là chuyện một lúc mà làm được nhưng nếu có sự nhận thức rành mạch, có
quyết tâm thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được những trở lực không hề nhỏ.
Mong rằng một ngày, khi có cuộc hẹn gặp nhau, đi chơi với nhau thì chúng ta có
thể trò chuyện trong không khí hết sức điềm nhiên, tĩnh tại, chủ động mà không ai
trong hai chúng ta phải trong trạng thái chờ đợi người còn lại nữa nhé!
Bác Hồ đã từng dạy cho chúng ta những bài học về thời gian rất quý báu. Khi ta trễ
giờ thì số giờ mà ta muộn không chỉ ta phải chịu mà những người khác cũng phải
chịu. Là một thói quen không những không tốt mà còn ảnh hưởng đến người khác
và cho thấy mình là người không tôn trọng thời gian. Chính vì vậy, bạn cần từ bỏ
thói quen trễ giờ ngay từ ngày hôm nay. Và cũng từ việc từ bỏ nó sẽ giúp bạn rèn
luyện kĩ năng kiểm soát thời gian hiệu quả, hình thành cho bạn những thói quen
tốt. "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân", đừng để thói quen xấu ấy trở
thành lí do ngăn cản chúng ta bước đến thành công. Hãy trở thành phiên bản tốt
hơn của chính mình, bạn nhé!

You might also like