Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

CHƯƠNG 3.

ĐỘ CO GIÃN

3.1. Khái niệm, công thức xác định độ co giãn


3.1.1. Khái niệm độ co giãn
Luật cầu, luật cung chỉ ra rằng khi giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng lên
thì lượng cầu hàng hóa đó sẽ giảm xuống, lượng cung hàng hóa đó sẽ tăng lên và
ngược lại. Tuy nhiên, hai quy luật này mới chỉ ra mối quan hệ hàm số giữa giá và
lượng chưa xác định xem khi giá tăng lên một tỷ lệ % nhất định thì lượng cầu giảm
tỷ lệ bao nhiêu % và lượng cung tăng lên bao nhiêu %? Hoặc khi thu nhập của người
tiêu dùng tăng một tỷ lệ % nhất định thì lượng cầu đối với hàng hóa thông thường
sẽ tăng bao nhiêu %, lượng cầu đối với hàng thứ cấp sẽ giảm tỷ lệ bao nhiêu %; Hoặc
khi giá cả hàng hóa có liên quan (hàng thay thế hoặc hàng bổ sung) thay đổi thì
lượng cầu đối với hàng hóa đang nghiên cứu sẽ thay đổi như thế nào?...
Đối với các nhà hoạch định chính sách, đứng trước những hàng hóa có độ co
giãn về cung - cầu khác nhau, khi cần tăng thu ngân sách có nên tăng thuế hay áp
dụng các biện pháp kích thích tiêu dùng? nên tăng thuế tất cả các mặt hàng, hay chỉ
tăng thuế một số mặt hàng nhất định? Tỷ lệ thuế suất tăng lên và tăng lên là bao
nhiêu? Thuế đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng hay cả hai, mức độ chia
sẻ gánh nặng thuế này như thế nào?
Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta đi vào nghiên cứu độ co giãn của cầu và
độ co giãn của cung. Độ co giãn là đại lượng sẽ giúp chúng ta có thể đo lường mức
độ phản ứng người tiêu dùng và người sản xuất trước những thay đổi của thị trường.
Độ co giãn của cầu là đại lượng đo mức độ phản ứng của lượng cầu khi có sự
thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng tới cầu. Độ co giãn của cầu được tính bằng phần
trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng
tới cầu.
Độ co giãn của cung là đại lượng đo mức độ phản ứng của lượng cung khi có
sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng tới cung hàng hóa đó. Độ co giãn của cung
được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cung chia cho phần trăm thay đổi của
các nhân tố ảnh hưởng tới cung.
3.1.2. Công thức xác định độ co giãn
3.1.2.1. Công thức xác định độ co giãn của cầu
Hàm cầu tổng quát có dạng:
QD = f(PX, I, PY, n, T, E)
Trong đó: PX: Giá cả hàng hóa đang nghiên cứu
I: Thu nhập của người tiêu dùng
PY: Giá cả hàng hóa có liên quan
n: Số lượng người tiêu dùng
T: Thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng
E: Kỳ vọng của người tiêu dùng
Theo khái niệm về độ co giãn của cầu, công thức xác định sẽ là:
%QD
ED 
%X
Trong đó: ED: Độ co giãn của cầu theo các biến ảnh hưởng
%ΔQD: Là % thay đổi của lượng cầu hàng hóa
%ΔX: Là % thay đổi của biến ảnh hưởng X (một trong các biến
ảnh hưởng đến lượng cầu như PX, I, PY, n, T, E)
Độ co giãn của cầu là đại lượng dùng để đo lường sự phản ứng người tiêu
dùng trước những thay đổi của thị trường. Trên thực tế, có nhiều nhân tố ảnh hưởng
đến cầu, tuy nhiên một số nhân tố như thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng khó
có thể lượng hóa được nên khó có thể tính toán chính xác độ co giãn theo các nhân
tố này. Vì vậy, độ co giãn của cầu sẽ được xem xét với ba biến số có thể lượng hóa
được là giá cả của hàng hóa (PX); Thu nhập của người tiêu dùng (I); Giá cả của hàng
hóa có liên quan (PY). Tương ứng với các biến ảnh hưởng đó ta có độ co giãn của
cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo thu nhập, độ co giãn chéo của cầu theo giá cả
hàng hóa liên quan.
3.1.2.2. Công thức xác định độ co giãn của cung
Hàm cung tổng quát có dạng:
QS = f(PX, Pi, CN, G, m, ES)
Trong đó: PX: Giá cả hàng hóa đang nghiên cứu
Pi: Giá cả các yếu tố đầu vào
CN: Công nghệ sản xuất
G: Các chính sách tác động vào mặt cung thị trường của chính phủ
m: Số lượng người bán trên thị trường
ES: Kỳ vọng của người bán
Theo khái niệm về độ co giãn của cung, công thức xác định sẽ là:
%QS
ES 
%Y
Trong đó: ES: Độ co giãn của cung theo các biến ảnh hưởng
%ΔQS: Là % thay đổi của lượng cung hàng hóa
%ΔY: Là % thay đổi của biến ảnh hưởng Y (một trong các biến ảnh
hưởng đến lượng cung như PX, Pi, CN, G, m, ES)
Độ co giãn của cung là đại lượng dùng để đo lường sự phản ứng người sản
xuất trước những thay đổi của thị trường. Trong phần này chỉ tập trung vào xem xét
ảnh hưởng của biến số giá hàng hóa (PX) đến lượng cung hàng hóa đó; tương ứng ta
có độ co giãn của cung theo giá.
3.2. Độ co giãn của cầu
3.2.1. Độ co giãn của cầu theo giá
3.2.1.1. Khái niệm và cách tính
Độ co giãn của cầu theo giá là đại lượng đo mức độ phản ứng của lượng cầu
với sự thay đổi về giá cả của hàng hóa đó.
Độ co giãn của cầu theo giá được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu
chia cho phần trăm thay đổi của giá. Độ co giãn của cầu theo giá thường có giá trị
âm, phản ánh mối quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu.
Nếu ký hiệu QD và P là lượng cầu và giá của hàng hóa trên thị trường thì độ
co giãn của cầu theo giá được xác định như sau:

%QD
EDP 
%P
Trong đó: %ΔQD: Là phần trăm thay đổi của lượng cầu;
%ΔP: Là phần trăm thay đổi của giá.
Co giãn điểm
Khi thay đổi của giá là vô cùng nhỏ, ta có thể tính độ co giãn của cầu theo giá
tại một điểm trên đường cầu. Khi đó độ co giãn của cầu theo giá được xác định bằng
công thức:
dQD P
E DP  x
dP QD

P
Hay: ED  QP x
P D'

QD

Ví dụ: Sau khi nghiên cứu thị trường, một công ty xác định được phương trình
cầu về sản phẩm A trên thị trường Hà Nội như sau: P = 100 – 0,5Q.
dQD P 1 P
Ta có: E D  với đường cầu tuyến tính E D  dP x
P P
x
dP QD QD
dQD

1 P
Hay: E D 
P
D'
x
PQ QD

Khi đó độ co giãn của cầu tại điểm P = 50, Q = 100 là:
1 50
EDP  x  1
 0,5 100

Có hai cách viết độ co giãn của cầu theo giá EDP  1 hoặc E = E DP = 1. Điều
đó có nghĩa là khi giá của hàng hóa tăng 1% sẽ tác động làm lượng cầu hàng hóa đó
giảm 1% và ngược lại, nếu giá hàng hóa giảm 1% thì lượng cầu về hàng hóa đó sẽ
tăng 1%.
Co giãn khoảng
Khi phần trăm thay đổi của giá là lớn, công thức tính tại điểm không còn thích
hợp nữa, khi đó để tính độ co giãn của cầu theo giá ta tính độ co giãn trên một khoảng
hữu hạn của đường cầu (đoạn AB). Với điểm A có tọa độ là (P 1, Q1) và tọa độ của
điểm B là (P2, Q2) (Hình 3.1).

A
P1

P2 B

0
Q1 Q2 Q

Hình 3.1. Co giãn khoảng


P2  P1
Khi giá giảm từ P1 xuống P2 ta có: %P12 
P1

P1  P2
Khi giá tăng từ P2 lên P1 ta có: %P21 
P2
Khi đó mẫu số để xác định giá trị của phần trăm thay đổi của giá sẽ khác nhau
khi giá tăng và giá giảm. Trong khi chúng ta đang quan tâm đến mức độ phản ứng
của lượng cầu trước sự thay đổi của giá trong một khoảng hữu hạn của đường cầu
(đoạn AB). Vì vậy để tính độ co giãn trên một khoảng hữu hạn của đường cầu ta lấy
giá trung bình giữa hai giá P1, P2 làm cơ sở xác định phần trăm thay đổi của giá. Khi
giá giảm từ P1 xuống P2 ta có:
P P  P1
% P   2
P P2  P1
2

Trong đó: P : Sự thay đổi giá hàng hóa; P  P2  P1

P2  P1
P : Giá trung bình; P 
2

Khi xác định %∆QD ta lấy lượng trung bình giữa hai lượng Q1, Q2 làm cơ sở
xác định. Khi giá giảm P1 xuống P2 ta có lượng cầu tăng từ Q1 lên Q2, khi đó:
QD Q2  Q1
%QD  
QD Q2  Q1
2

Trong đó: QD : Sự thay đổi lượng cầu hàng hóa; QD  Q2  Q1
Q2  Q1
QD : Lượng cầu trung bình; Q D 
2
Độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng hữu hạn AB có thể xác định như
sau:
%QD Q2  Q1 P2  P1
EDP   x
%P P2  P1 Q2  Q1

Ví dụ: Có số liệu về giá và lượng cầu về táo trong năm vừa qua như sau:

Giá (đồng/kg) 2.000 2.500 3.000 3.500

QD (nghìn tấn/năm) 7,6 7,4 7,2 7

Khi đó độ co giãn của cầu theo giá nếu giá thay đổi từ 2500 đến 3000 như sau:
7,2  7,4 3000  2500
EDP  x  0,15
3000  2500 7,2  7,4

E = E DP = 0,15 cho biết trong khoảng giá từ 2500 đến 3000, khi giá hàng hóa
tăng 1% sẽ làm cho lượng cầu hàng hóa giảm 0,15% và ngược lại.
3.2.1.2. Phân loại độ co giãn của cầu theo giá

Với E = E DP độ co giãn của cầu theo giá có thể có năm giá trị tương ứng như
sau:
E > 1: Cầu co giãn tương đối. Khi giá hàng hóa thay đổi 1% sẽ dẫn đến lượng
cầu thay đổi nhiều hơn 1%, hay một sự thay đổi nhỏ của giá hàng hóa sẽ dẫn đến sự
thay đổi lớn của lượng cầu hàng hóa đó.
E < 1: Cầu ít co giãn. Khi giá hàng hóa thay đổi 1% dẫn đến lượng cầu hàng
hóa thay đổi ít hơn 1%, hay một sự thay đổi lớn của giá hàng hóa nhưng dẫn đến sự
thay đổi nhỏ của lượng cầu hàng hóa.
E = 1: Cầu co giãn đơn vị. Khi giá hàng hóa thay đổi 1% dẫn đến lượng cầu
hàng hóa cũng thay đổi đúng bằng 1%
E = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn. Đường cầu là đường nằm ngang song song
với trục hoành. Người tiêu dùng sẽ mua hàng tại mức giá P*, một sự thay đổi trong
Q
giá sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn trong lượng cầu   .
P

E = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn. Đường cầu là đường thẳng đứng song
song với trục tung. Người tiêu dùng luôn mua tại một lượng Q* cố định dù giá cả
hàng hóa đó có thể thay đổi như thế nào (giá hàng hóa có thể tăng hoặc giảm nhưng
lượng cầu về hàng hóa đó luôn không đổi).

P
P P

D
(D) (D)

Q Q Q
(a) E > 1 (b) E < 1 (c) E = 1
P
P
(D)
(D)
P*

Q Q* Q
(d) E = ∞ (e) E = 0

Hình 3.2. Độ co giãn của cầu theo giá


P
Dọc theo đường cầu tuyến tính, độ dốc không đổi, EDP  QPD ' x , những điểm
QD
phía trên đường cầu giá cao và lượng cầu thấp làm độ co giãn của cầu có trị số lớn.
Ngược lại, tại những điểm phía dưới đường cầu, giá thấp và lượng cầu cao làm độ
co giãn của cầu có trị số nhỏ. Hay, những điểm có tung độ càng cao sẽ có độ co giãn
của cầu theo giá (tính theo giá trị tuyệt đối) càng lớn. Tại điểm giữa của đường cầu,
độ co giãn của cầu có giá trị tuyệt đối bằng 1.
P

E=∞

E>1

E=1

E<1

E=0
Q

Hình 3.3. Co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính


3.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá đối với các hàng hóa khác nhau là khác nhau. Độ
co giãn của cầu theo giá của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào các
nhân tố sau:
Tính chất của hàng hóa
Với những hàng hóa thiết yếu thì sự thay đổi của giá ít ảnh hưởng đến hành
vi của người tiêu dùng, những hàng hóa này có cầu ít co giãn (E<1).
Với những hàng hóa xa xỉ thì sự thay đổi của giá ảnh hưởng lớn đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng, cầu đối với hàng hóa này co giãn tương đối lớn
(E>1).
Sự sẵn có của hàng hóa thay thế
Đối với hàng hóa có ít hàng hóa thay thế, cầu về hàng hoá đó ít co giãn (E<1).
Đối với hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế, cầu hàng hóa đó là co giãn tương
đối (E>1).
Như vậy, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ co giãn của
cầu theo giá là việc người tiêu dùng có dễ dàng thay đổi việc tiêu dùng một hàng hóa
này sang hàng hóa khác nhưng có công dụng tương tự hay không. Đồng thời, khi
xem xét cần lưu ý về phạm vi, xem xét một nhãn hiệu, mặt hàng cụ thể hay là một
mặt hàng nói chung, vì nếu xem xét trong phạm vi càng hẹp thì độ co giãn của cầu
càng lớn.
Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi
Đối với hàng hóa không lâu bền như lương thực, xăng dầu, nhiên liệu, khi có
sự thay đổi giá cả, người tiêu dùng vẫn phải tiếp tục tiêu dùng một lượng hàng nhất
định tương tự như trước khi có sự thay đổi, cho đến khi tìm được mặt hàng thay thế
có thể chấp nhận được với chi phí thấp hơn. Trong ngắn hạn cầu về những mặt hàng
này sẽ ít co giãn (E<1), nhưng xét về dài hạn, lượng cầu về những mặt hàng không
lâu bền này bị ảnh hưởng đáng kể (E>1). Độ co giãn của cầu trong ngắn hạn thấp
hơn trong dài hạn. Những người sử dụng xe máy, giá xăng tăng trong ngắn hạn sẽ
không làm thay đổi lượng cầu về xe máy nhiều, tuy nhiên xét về dài hạn, khi thu
nhập không đổi, giá xăng tăng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chi tiêu, người tiêu
dùng sẽ phải tìm phương tiện khác thay thế như đi xe buýt hoặc xe đạp, lượng cầu
về xe máy sẽ giảm đáng kể, độ co giãn của cầu về xe máy theo giá trong dài hạn là
khá lớn.
Đối với những hàng hóa lâu bền như ti vi, máy điều hòa, tủ lạnh, máy tính,...
những mặt hàng có giá trị lớn. Khi giá những mặt hàng này tăng lên, người tiêu dùng
trước mắt có thể phải trì hoãn việc tiêu dùng. Nhưng những mặt hàng này lại là
những mặt hàng hết sức cần thiết trong đời sống hiện nay của các hộ gia đình nên
trong dài hạn họ vẫn phải mua. Vì vậy, cầu dài hạn ít co giãn hơn ngắn hạn đối với
hàng hóa lâu bền.
Tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa đó trong tổng thu nhập của người tiêu dùng
Đối với những hàng hóa tỷ lệ thu nhập dùng để chi mua hàng hóa càng lớn thì
giá tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân sách của người tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu
dùng phải cân nhắc đến quyết định mua hàng của mình, cầu hàng hóa đó là co giãn
tương đối (E>1). Ví dụ như quần áo thời trang, việc chi phí khá lớn cho những thời
trang có thương hiệu, nếu các hàng hóa này tăng giá, người tiêu dùng sẽ phải cân
nhắc khi quyết định mua, vì vậy cầu về hàng hóa này co giãn tương đối.
Đối với những hàng hóa mà người tiêu dùng chỉ phải dùng một phần nhỏ thu
nhập của mình chi dùng cho hàng hóa, thì khi giá cả hàng hóa đó thay đổi ảnh hưởng
ít đến ngân sách của người tiêu dùng, cầu hàng hóa đó là ít co giãn (E<1). Ví dụ như
mặt hàng rau xanh, chi phí mua rau cho bữa ăn hàng ngày không nhiều so với nhiều
chi phí khác, khi giá rau có tăng thì vẫn nằm trong khả năng chi trả và nhu cầu rau
không đổi của người tiêu dùng, lượng cầu về rau thay đổi không nhiều hay cầu ít co
giãn.
3.2.1.4. Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu, mức chi và doanh thu
Tổng doanh thu là lượng tiền thu được do bán sản phẩm, được xác định bằng
tích của lượng sản phẩm bán ra và giá bán của sản phẩm đó. Tổng doanh thu của
người bán cũng chính là tổng chi tiêu của người mua.
Để thấy được mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu và doanh thu chúng ta có
thể xem xét qua một ví dụ cụ thể. Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy
muốn tăng tổng doanh thu. Khi đó doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn là giảm
giá để tăng lượng bán hay giảm sản xuất để tăng giá. Để có thể trả lời câu hỏi này
doanh nghiệp phải xem xét độ co giãn của cầu về sản phẩm xe máy theo giá hay sự
thay đổi của lượng cầu trước sự thay đổi của giá bán xe máy.
Trường hợp cầu co giãn tương đối (E >1), đường cầu là đường tương đối thoải.
Giá bán ban đầu là P1 và lượng sản xuất và cung ứng là Q1, tổng doanh thu bằng
(P1xQ1) tương ứng với phần diện tích [(a)+(b)] (Hình 3.4).
P

P1
(b)
P2 (D)

(a) (c)

Q1 Q2 Q

Hình 3.4. Cầu co giãn tương đối (E>1)


Khi giá giảm từ P1 xuống P2, tại mức giá P2 sản lượng sản xuất và cung ứng
là Q2, tổng doanh thu khi đó là (P2xQ2) tương ứng với diện tích [(a)+(c)]. Có thể thấy
[(a)+(b)] < [(a)+(c)], khi giá của những hàng hóa có cầu tương đối co giãn giảm,
tổng doanh thu sẽ tăng và ngược lại khi giá tăng tổng doanh thu sẽ giảm.
Trường hợp cầu ít co giãn (E<1), đường cầu là đường tương đối dốc. Giá bán
ban đầu là P1 và lượng sản xuất và cung ứng là Q1, tổng doanh thu bằng (P1xQ1)
tương ứng với phần diện tích [(d)+(e)] (Hình 3.5).
P

P1

(e)

P2
(d) (f) (D)

Q1 Q2 Q

Hình 3.5. Cầu ít co giãn (E<1)


Khi giá giảm từ P1 xuống P2, tại mức giá P2 sản lượng sản xuất và cung ứng
là Q2, tổng doanh thu khi đó là (P2xQ2) tương ứng với diện tích [(d)+(f)]. Có thể thấy
[(d)+(e)] > [(d)+(f)], khi giá của những hàng hóa có cầu ít co giãn giảm, tổng doanh
thu sẽ giảm và ngược lại khi giá tăng tổng doanh thu sẽ tăng.
Trường hợp cầu co giãn đơn vị (E = 1). Giá bán ban đầu là P 1 và lượng sản
xuất và cung ứng là Q1, tổng doanh thu bằng (P1xQ1) tương ứng với phần diện tích
[(x)+(y)] (Hình 3.6).

P1

(y)
P2

(x) (z) (D)

Q1 Q2 Q

Hình 3.6. Cầu co giãn đơn vị (E =1)


Khi giá giảm từ P1 xuống P2, tại mức giá P2 sản lượng sản xuất và cung ứng
là Q2, tổng doanh thu khi đó là (P2xQ2) tương ứng với diện tích [(x)+(z)]. Có thể
thấy [(x)+(y)] =[(x)+(z)] và như vậy, khi giá của những hàng hóa có cầu co giãn đơn
vị tăng hoặc giảm, tổng doanh thu không đổi.
Độ co giãn là khác nhau tại các điểm khác nhau nằm trên đường cầu. Vì vậy,
tại các khoảng giá khác nhau dọc theo đường cầu tuyến tính sự thay đổi của giá sẽ
ảnh hưởng khác nhau đến doanh thu. Tại điểm cầu co giãn đơn vị, nếu sự thay đổi
của giá là vô cùng nhỏ thì sự thay đổi đó không làm thay đổi tổng doanh thu. Nếu
giá tăng tương đối lớn, thì tổng doanh thu sẽ bị giảm đi. Đồng thời nếu giá giảm
tương đối lớn, tổng doanh thu cũng bị giảm đi. Hay, doanh thu tại điểm co giãn đơn
vị là lớn nhất. Hình (3.7) cho thấy mối liên hệ giữa độ co giãn của cầu và tổng doanh
thu dọc theo đường cầu tuyến tính.
Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá và doanh thu có thể tóm tắt như
Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu, giá vả và doanh thu
P tăng P giảm
E<1 TR tăng TR giảm
E>1 TR giảm TR tăng
E=1 TR lớn nhất TR lớn nhất
(TR không đổi) (TR không đổi)
P

E=∞

E>1

E=1

E<1

E=0

Q
(a) Đường cầu
TR
TR tối đa

Cầu co Cầu ít co
giãn, giảm giãn, giảm
giá sẽ làm giá sẽ làm
tăng giảm
doanh thu doanh thu

(b) Tổng doanh thu Q

Hình 3.7. Độ co giãn và tổng doanh thu dọc theo đường cầu tuyến tính
Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá và doanh thu giúp chỉ ra cho
người bán khi muốn tăng doanh thu thì cần tăng hay giảm giá sản phẩm. Không
những thế, khi xác định được độ co giãn của cầu theo giá sẽ giúp cơ quan quản lý
nhà nước đưa ra được quyết định nên tăng thuế loại hàng hóa nào và nên giảm thuế
loại hàng hóa nào khi muốn tăng thu cho ngân sách. Như đối với rượu và thuốc lá là
các hàng hóa tiêu dùng đặc biệt, người tiêu dùng vẫn mua hàng cho dù giá cao, thuộc
nhóm hàng hóa có cầu ít co giãn (E<1). Vì vậy, việc đánh thuế các hàng hóa này,
chính phủ thu thêm doanh thu thuế và người tiêu dùng phải chịu phần thuế lớn hơn
so với người sản xuất. Ngược lại, với những hàng hóa có cầu co giãn tương đối
(E>1), có nhiều hàng hóa thay thế thì chính phủ áp những mức thuế thấp, thậm chí
là có thể miễn thuế cho những hàng hóa này.
Đồng thời, mối quan hệ này minh họa cho một kết quả chung. Khi cầu không
co giãn doanh thu mà nông dân thu được khi mất mùa sẽ cao hơn khi được mùa. Độ
co giãn của cầu đối với một số hàng hóa thiết yêu như lương thực, xăng dầu thường
thấp vì thói quen tiêu dùng khó thay đổi ngay mặc dù giá tăng lên. Nên khi lượng
cung giảm, đường cung dịch chuyển lên trên sang trái, giá hàng hóa sẽ tăng lên. Điều
đó làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng và đồng thời cũng tăng doanh thu của người
sản xuất. Vì vậy, đối với mặt hàng lương thực. Nhiều trường hợp người nông dân
phải đối mặt với điệp khúc “được mùa rớt giá, mất mùa được giá” vì khi mất mùa
giá tăng, cầu ít co giãn sẽ làm tăng doanh thu và vụ mùa bội thu nhưng giá giảm
nhiều lại làm giảm tổng doanh thu
3.2.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
3.2.2.1. Khái niệm và cách tính
Độ co giãn của cầu theo thu nhập ( E ID ) là chỉ số đo lường sự phản ứng của
lượng cầu hàng hóa với sự thay đổi của thu nhập của người tiêu dùng. Chỉ số này
cho thấy khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi thì lượng cầu về hàng hóa nào
đó sẽ thay đổi theo như thế nào, nói cách khác, chỉ số này cho biết % thay đổi của
lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1%. Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính
bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hóa chia cho phần trăm thay đổi thu
nhập của người tiêu dùng.
Công thức tổng quát tính độ co giãn của cầu theo thu nhập như sau:

%Q XD
E D

%I
X ,I
Trong đó: %QXD : Là phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hóa X.

%I : Là phần trăm thay đổi của thu nhập.

Tương tự như độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo thu nhập
cũng được tính theo hai cách là co giãn tại một điểm và co giãn trên một khoảng hữu
hạn trên đường cầu
Co giãn điểm
Khi thay đổi của thu nhập là vô cùng nhỏ nhưng sự thay đổi này cũng có tác
động đến lượng cầu hàng hóa, do vậy có thể tính E ID theo co giãn điểm như sau:

dQ DX I I
E D
X ,I  x  QID ' x
dI QX QX

Ví dụ: Hàm số mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu của hàng hóa A và thu nhập
như sau: QD = 50 - 4I. Trong đó I là thu nhập tính bằng triệu đồng và Q tính bằng
chiếc. Với mức thu nhập 5.000.000đ/tháng, tính độ co giãn của cầu về hàng hóa A
tại mức thu nhập này.
Với mức thu nhập I = 5 thì lượng cầu hàng hóa A là QD = 30. Có hàm cầu QD
= 50 - 4I nên QD’ = -4. EID = QD’ x (I/Q) = - 4 x 5/30 = -0,67. Tại điểm I = 5, khi thu
nhập tăng 1% thì lượng cầu hàng hóa A giảm 0,67%.
Co giãn khoảng
Khi sự thay đổi của thu nhập khá lớn kéo theo sự thay đổi của lượng cầu trong
một đoạn hữu hạn trên đường cầu, công thức tính tại điểm không thích hợp nữa, khi
đó E ID được tính theo co giãn khoảng, công thức tính như sau:

I 2  I1
Q D
I Q  Q1 2 Q  Q1 I 2  I1
E XD, I  x  2 x  2 x
I Q I 2  I1 Q2  Q1 I 2  I1 Q2  Q1
2
Trong đó: Q D : Sự thay đổi lượng cầu hàng hóa; Q D  Q2  Q1
I : Sự thay đổi của thu nhập; I  I 2  I1

I 2  I1
I : Thu nhập trung bình; I 
2

Q2  Q1
Q: Lượng cầu trung bình của hàng hóa; Q X 
2

Ví dụ: Hàm số mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu của hàng hóa A và thu nhập
như sau: QD = 50 - 4I. Trong đó I là thu nhập tính bằng triệu đồng/tháng và Q tính
bằng chiếc. Mức thu nhập 5.000.000đ/tháng tăng lên 10.000.000đ/tháng, tính độ co
giãn của cầu về hàng hóa A theo sự thay đổi thu nhập này
Với mức thu nhập I1 = 5 thì lượng cầu Q1 = 30. Mức thu nhập I2 = 10 thì lượng
cầu Q2 = 10.
EID = (Q2 – Q1)/(I2 – I1) x (I2 + I1)/(Q2 + Q1)
EID= (10 – 30)/(10 - 5) x (10 + 5)/(10 + 30) = -1,5
Trong khoảng thu nhập từ 5.000.000đ/tháng đến 10.000.000đ/tháng, nếu thu
nhập tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa A giảm 1,5%.
3.2.2.2. Phân loại hàng hóa theo độ co giãn của cầu theo thu nhập
Dựa theo độ co giãn của cầu theo thu nhập, có thể phân loại hàng hoá như sau:
E XD, I >0: X là hàng hóa thông thường

0< E XD, I <1: X là hàng hóa thiết yếu

E XD, I >1: X là hàng hóa xa xỉ

E XD, I <0: X là hàng hóa thứ cấp

E XD, I =0: X là hàng hóa độc lập với thu nhập (tương đối)

Ví dụ: Có số liệu điều tra về thu nhập bình quân tháng của hộ gia đình ở một
vùng qua hai thời kỳ và lượng cầu về máy giặt như sau:
Thời kỳ điều tra thu Mức thu nhập bình Lượng cầu máy giặt
nhập quân tháng (1000đ/hộ) (1000 chiếc)
I 2100 44
II 2500 56
2100  2500 44  56
Khi đó: Q  12; I  400; I   2300; Q   50
2 2

12 2300
E XD, I  x  1,38  1 . Vì vậy, máy giặt là hàng hóa cao cấp đối với những
400 50
hộ gia đình trong cuộc điều tra trên và khi thu nhập tăng 1% sẽ làm cho lượng cầu
máy giặt tăng 1,38%.
Xác định độ co giãn của cầu theo thu nhập giúp doanh nghiệp có thể dự đoán
cầu của người tiêu dùng trong những điều kiện kinh tế nhất định. Khi nền kinh tế
tăng trưởng, thu nhập của người tiêu dùng tăng và họ trở nên giàu có hơn, lúc này,
lượng cầu về hàng hóa thông thường, hàng xa xỉ sẽ tăng lên trong khi lượng cầu về
hàng hóa thứ cấp sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu
nhập của người tiêu dùng giảm sút, họ cảm thấy nghèo hơn và sẽ bớt chi tiêu đi, lúc
này, lượng cầu về hàng hóa thông thường, hàng xa xỉ sẽ giảm xuống trong khi lượng
cầu về hàng hóa thứ cấp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp cần nắm bắt những đặc điểm này
để có thể cân nhắc khi quyết định sản xuất sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định.
3.2.3. Độ co giãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan
3.2.3.1. Khái niệm và cách tính
Độ co giãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan ( E XD,Y ) hay còn gọi là độ co
giãn của cầu theo giá chéo, là đại lượng đo lường sự phản ứng của lượng cầu một
hàng hóa X với sự thay đổi giá của hàng hóa Y có liên quan. Đại lượng này cho thấy,
với hai hàng hóa X và Y có liên quan đến nhau, khi giá hàng hóa Y thay đổi 1% thì
lượng cầu về hàng hóa X sẽ thay đổi bao nhiêu %. Độ co giãn của cầu theo giá hàng
hóa liên quan được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hóa X chia cho
phần trăm thay đổi giá của hàng hóa liên quan Y.
Công thức tổng quát tính độ co giãn của cầu theo giá hàng hóa liên quan như
sau:

%Q XD
E D

%PY
X ,Y

Trong đó:
%QXD : là phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hóa X;

% PY : là phần trăm thay đổi của giá hàng hóa Y.

Tương tự như độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo giá hàng
hóa có liên quan cũng được tính theo hai cách là co giãn tại một điểm và co giãn trên
một khoảng hữu hạn của đường cầu
Co giãn điểm
Khi thay đổi của giá hàng hóa Y là vô cùng nhỏ, có thể tính độ co giãn của
cầu theo giá hàng hóa có liên quan E XD,Y theo co giãn điểm như sau:

dQ XD PY P
E D
X ,Y  x  QPDY ' x Y
dPY QX QX
Trong đó:
QPDY ' : Đạo hàm bậc nhất lượng cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y

PY: Giá hàng hóa Y


QX: lượng cầu hàng hóa X
Ví dụ: Hàm số mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hoá A với giá hàng
hoá B như sau: QAD = 100 + 5PB. Trong đó QA là lượng cầu đối với hàng hóa A và
PB là giá của hàng hóa B có liên quan đến hàng hóa A. Độ số co giãn của cầu theo
giá chéo ( E AD,B ), tại mức giá PB = 5 có thể tính như sau:

Ta có: QAD = 100 + 5PB, lấy đạo hàm bậc nhất lượng cầu hàng hóa A theo giá
hàng hóa B, ta được: QAD’ = 5 . Thay PB = 5 vào hàm cầu ta được QAD = 125. E AD,B =
5 x 5/125 = 0,2. Tại mức giá PB = 5, khi giá hàng hóa B tăng 1% thì lượng cầu hàng
hóa A tăng 0,2%.
Co giãn khoảng
Khi phần trăm thay đổi giá Y (PY) là lớn, công thức tính tại điểm không thích
hợp nữa, khi đó độ co giãn chéo của cầu E XD,Y được tính theo co giãn khoảng, công
thức tính như sau:

PY 2  PY 1
Q X D
PY QX 2  QX 1 2 Q  QX 1 PY 2  PY 1
E XD,Y  x  x  X2 x
PY QX PY 2  PY 1 QX 2  QX 1 PY 2  PY 1 QX 2  QX 1
2
Trong đó: QXD : Sự thay đổi lượng cầu hàng hóa X; QXD  QX 2  QX 1

PY : Sự thay đổi giá hàng hóa Y; PY  PY 2  PY 1

PY 2  PY 1
PY : Giá trung bình của hàng hóa Y; P Y 
2

QX 2  QX 1
QX : Lượng cầu trung bình của hàng hóa X; Q X 
2

Ví dụ: Hàm số mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hoá A với giá hàng
hoá B như sau : QAD = 100 + 5PB. Trong đó QA là lượng cầu đối với hàng hóa A và
PB là giá của hàng hóa B có liên quan đến hàng hóa A. Do một số nguyên nhân, giá
hàng hóa B tăng từ 5 lên đến 10 (PB1 = 5; PB2 = 10)
Ta có: QAD = 100 + 5PB. Thay PB1 = 5 vào hàm cầu ta được QA1D = 125; PB2
= 10 vào hàm cầu ta được QA2D = 150.
E AD, B = (150 – 125) / (10 – 5) x (10 + 5) / (150 + 125) = 0,27. Trong khoảng giá

hàng hóa B từ 5 đến 10, nếu giá hàng hóa B tăng 1% thì lượng cầu hàng hóa A tăng
0,27%
3.2.3.2. Phân loại hàng hóa theo độ co giãn chéo của cầu
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai hàng hóa X và Y độ co giãn chéo của cầu
có thể mang dấu dương hoặc âm. Dựa vào độ co giãn chéo của cầu, có thể phân loại
các hàng hoá như sau:
E XD,Y >0: X, Y là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng

E XD,Y <0: X, Y là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng

E XD,Y =0: X, Y là hai hàng hóa độc lập (tương đối)

Có thể lấy số liệu ước lượng về độ co giãn của cầu đối với thức ăn (X), quần
áo (Y), du lịch (Z) và độ co giãn chéo giữa ba hàng hóa này ở Anh để thấy rõ mối
quan hệ giữa các hàng hóa này
Bảng 3.3. Độ co giãn chéo và độ co giãn của cầu hàng hóa ở Anh1
Do 1% thay đổi trong giá của
% thay đổi của lượng cầu Thức ăn Quần áo Du lịch
Thức ăn -0,4 0 0,1
Quần áo 0,1 -0,5 -0,1
Du lịch 0,3 -0,1 -0,5
Nguồn: R.Blundell et al., “what do we learn about consumer demand pattems from
micro data?”, American Economic Review,1993
E XD  0,4 ; E XD,Y  0 ; E XD,Z  0,1 ; Như vậy với thức ăn lượng cầu nhạy cảm hơn

khi chính giá của thức ăn thay đổi so với sự thay đổi giá của quần áo và du lịch. 0 là
độ co giãn chéo của cầu về thức ăn với quần áo (1% thay đổi trong giá của quần áo
không làm thay đổi lượng cầu về thức ăn). 0,1 là độ co giãn chéo của cầu về thức ăn
với du lịch (1% thay đổi trong giá của du lịch làm lượng cầu về thức ăn tăng lên
0,1%).
Xem xét tương tự với quần áo và du lịch. Độ co giãn của cầu đối với ba hàng
hóa này nằm trong khoảng –0,4 đến –0,5. Hay đối với cả ba hàng hóa này, lượng

1
David Begg – Stanley Fischer – Rudiger Dornbusch, Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản thống kê, 2010, (tr54)
cầu nhạy cảm hơn khi giá của chính bản thân hàng hóa đó thay đổi so với sự thay
đổi của giá các hàng hóa khác.
3.3. Độ co giãn của cung theo giá
3.3.1. Khái niệm và cách tính
Độ co giãn của cung theo giá (ESP) là đại lượng đo lường sự thay đổi của lượng
cung khi có sự thay đổi của giá cả hàng hóa đang nghiên cứu. Đại lượng này cho
biết khi giá hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cung hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu %.
Độ co giãn của cung theo giá được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cung chia
cho phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa. Do giá và lượng cung có quan hệ thuận
chiều nên độ co giãn của cung theo giá luôn mang dấu dương.
Nếu ký hiệu QS và P là lượng cung và giá của hàng hóa trên thị trường thì độ
co giãn của cung theo giá được xác định như sau:

%Q S
E 
S

%P
P

Trong đó:
%ΔQS là phần trăm thay đổi của lượng cung;
%ΔP là phần trăm thay đổi của giá.
Độ co giãn của cung theo giá có thể được tính theo hai cách là co giãn điểm
và co giãn khoảng (co giãn trên một khoảng hữu hạn của đường cung).
Co giãn điểm
Khi sự thay đổi của giá là vô cùng nhỏ, ta có thể tính độ co giãn của cung theo
giá tại một điểm trên đường cung. Khi đó độ co giãn của cung theo giá được xác
định bằng công thức:

dQS P
E SP  x
dP QS
P
Hay: ES  QP x
P S'

QS

Co giãn khoảng
Khi giá hàng hóa có sự thay đổi khá lớn kéo theo sự thay đổi của lượng cung
trên một đoạn hữu hạn của đường cung, công thức tính tại điểm không còn thích hợp
nữa, khi đó, độ co giãn của cung theo giá được tính trên một khoảng hữu hạn của
đường cung và được xác định theo công thức sau:

P2  P1
Q P Q Q
S S
2
S
Q2S  Q1S P2  P1
ES 
P
x S  x S2

1
x
P Q P2  P1 Q2  Q1S P2  P1 Q2S  Q1S
2
Trong đó: Q S : Sự thay đổi lượng cung hàng hóa; Q S  Q2S  Q1S

Q2S  Q1S
Q : Lượng cung trung bình; Q 
S

P : Sự thay đổi giá hàng hóa; P  P2  P1

P2  P1
P : Giá trung bình; P 
2

3.3.2. Phân loại độ co giãn của cung theo giá


Độ co giãn của cung theo giá EPS có thể nhận các giá trị tương ứng như sau:

0< EPS <1: Cung ít co giãn. Nếu giá tăng 1% làm lượng cung tăng ít hơn 1%.
Đường cung tương đối dốc. Đường cung của dầu lửa thường rất dốc cho thấy một
sự thay đổi lớn của giá chỉ tạo ra sự thay đổi nhỏ trong lượng cung.
EPS >1: Cung co giãn. Nếu giá tăng 1% làm lượng cung tăng nhiều hơn 1%.
Đường cung tương đối thoải. Đường cung của thịt lợn, thịt bò, thịt gà,… tương đối
thoải cho biết một sự thay đổi nhỏ của giá có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong
lượng cung.
EPS = 1: Cung co giãn đơn vị. Nếu giá tăng 1% làm lượng cung tăng 1%.
EPS = 0: Cung hoàn toàn không co giãn. Lượng cung được cố định Q* bất kể
giá cả, đường cung thẳng đứng.
EPS = ∞: Cung hoàn toàn co giãn. Ở mức giá P* nhà cung cấp sẵn sàng bán tại
bất cứ lượng cầu nào, đường cung là đường nằm ngang.

P P
(S) (S)
(S)

Q Q Q
0<E<1 E>1 E=1

P
P
(S)
(S)
P*

Q Q* Q
E=∞
E=0

Hình 3.8. Các giá trị về độ co giãn của cung


3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá
Đối với các hàng hóa khác nhau độ co giãn của cung theo giá là khác nhau.
Độ lớn của độ co giãn phụ thuộc vào các nhân tố sau:
(1). Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất
Những hàng hóa, dịch vụ được sản xuất bởi các yếu tố đầu vào dễ có khả năng
thay thế thì cung về hàng hóa đó có độ co giãn nhiều và ngược lại nếu được sản xuất
bằng các yếu tố đầu vào ít có khả năng thay thế, hiếm hay duy nhất thì cung ít co
giãn. Với những sản phẩm mang yếu tố vùng, có chỉ dẫn địa lý như đặc sản bưởi
Diễn, bưởi Đoan Hùng, nhãn lồng của Hưng Yên, hay nước mắm Phú Quốc… sản
phẩm chỉ ngon khi được trồng, sản xuất tại những vùng gắn liền với tên sản phẩm
thì cung về những đặc sản này ít co giãn. Còn những sản phẩm mà việc sản xuất có
thể tiến hành tại nhiều vùng, nhiều khu vực khác nhau như thịt bò, thịt lợn, … mà
vẫn đảm bảo chất lượng khi đó cung hàng hóa này co giãn nhiều.
(2). Khoảng thời gian cho quyết định cung ứng
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp không thể thay đổi ngay các nguồn lực, đặc
biệt là nguồn lực về cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị để có thể tăng sản
lượng khi giá hàng hóa tăng lên. Vì vậy, cung ngắn hạn thường ít co giãn theo giá.

P
SNgắn hạn

SDài hạn

Hình 3.9. Độ co giãn của cung theo thời gian


Trong dài hạn, tất cả các điều kiện sản xuất bao gồm nhà xưởng, máy móc,
công nghệ sản xuất và cả công nhân… đều có thể điều chỉnh, vì vậy độ co giãn của
cung theo giá lớn hơn.
Có thể lấy cung về máy điều hòa nhiệt độ trên thị trường làm ví dụ, do thời
tiết nóng lên, nhu cầu sử dụng máy điều hòa tăng, giá máy điều hòa trên thị trường
tăng lên, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp sản xuất máy điều hòa nhiệt độ không
thể thay đổi ngay quy mô sản xuất nhằm tăng lượng cung đáp ứng nhu cầu kể cả khi
giá tăng, lúc này, cung về điều hòa ít co giãn theo giá. Tuy nhiên, về dài hạn, các
doanh nghiệp có đủ thời gian để thay đổi nguồn lực, mở rộng hoặc xây dựng mới
nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị, gia tăng thêm các nguồn lực, sản lượng
sẽ tăng lên và lượng cung về điều hòa sẽ co giãn nhiều hơn theo giá.
3.4. Các ứng dụng của độ co giãn
3.4.1. Ảnh hưởng thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng
Bằng việc đánh thuế, chính phủ tác động đến sự phân bổ nguồn lực khan hiếm
trong nền kinh tế.
Đối với mỗi mặt hàng, người sản xuất hay người tiêu dùng ai là người cuối
cùng phải trả thuế? Tỷ lệ thuế mà người tiêu dùng và người sản xuất phải chịu được
xác định như thế nào? Khi chính phủ đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm (t
đồng/đơn vị sản phẩm) điều này ảnh hưởng đến giá và lượng cân bằng. Sự thay đổi
nhiều hay ít của giá và lượng cân bằng phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu và
đường cung. Xét hình vẽ sau:

P P S’
S’

E1 S
P1 E1
S E1 t
P1
t
P0 E0
P0 E0
D
D

Q
Q1 Q0 Q Q1 Q0

(a) Đường cầu dốc, (b) Đường cầu thoải,


đường cung thoải đường cung dốc

Hình 3.10. Tỷ lệ chịu thuế


Giả sử thị trường ban đầu đạt trạng thái cân bằng tại điểm E0 với đường cầu
(D) và đường cung (S) với giá và sản lượng cân bằng là P 0 và Q0. Khi chính phủ
đánh thuế t đồng/đơn vị sản phẩm, đường cung dịch chuyển song song sang trái (S
sang S’) tịnh tiến một khoản đúng bằng t. Điểm cân bằng mới được thiết lập tại E 1
với giá và lượng cân bằng mới là P1 và Q1. Với tác động của thuế đơn vị (t) người
tiêu dùng phải trả giá cao hơn để có sản phẩm. Phần thuế mà người tiêu dùng phải
chịu là (P1 - P0) còn phần thuế mà người sản xuất phải chịu là [t - (P1 - P0)]. Tuy
nhiên, gánh nặng thuế mà người tiêu dùng và người sản xuất phải phụ thuộc vào
mức độ tương quan giữa độ co giãn của cầu và cung theo giá.
- Nếu đường cầu dốc hơn đường cung, người tiêu dùng sẽ phải chịu phần thuế
lớn hơn người sản xuất [Hình 3.10. (a)]
- Nếu đường cầu thoải hơn đường cung, người tiêu dùng sẽ phải chịu phần
thuế ít hơn người sản xuất [Hình 3.10. (b)]
- Nếu cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng song song với trục
tung, người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ thuế.
- Nếu cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang song song với trục hoành,
người sản xuất sẽ chịu toàn bộ thuế.
- Nếu độ dốc của đường cầu bằng độ dốc của đường cung, gánh nặng thuế
chia đều cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
3.4.2. Độ co giãn với chính sách hối đoái
Chính sách hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng
của nhà nước. Việc quy định giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ sẽ tác động đến
xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại. Khi quy định giá trị đồng nội tệ
thấp so với đồng ngoại tệ sẽ có tác động khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
và ngược lại, khi quy định giá trị đồng nội tệ cao hơn so với đồng ngoại tệ sẽ có tác
động khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên việc quy định giá trị
đồng nội tệ thấp so với đồng ngoại tệ có thể không đạt được mục tiêu cải thiện cán
cân thanh toán khi mà lượng hàng hóa xuất khẩu tăng ít và lượng hàng hóa nhập
khẩu lại giảm ít.
Theo Marshall-Lerner2 việc thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ sẽ đạt
được mục tiêu cải thiện cán cân thương mại chỉ khi nào tổng độ co giãn theo giá của
cầu nhập khẩu và cầu xuất khẩu nhỏ hơn -1. Trong ngắn hạn, khi cầu ít co giãn thì
việc phá giá đồng nội tệ có thể làm xấu đi tài khoản vãng lai. Do vậy, việc phá giá
trước tiên sẽ làm xấu đi cán cân thương mại, sau đó nó sẽ cải thiện cán cân thương
mại, cách phản ứng như vậy được biết đến với tên gọi là đường cong J. Với thời gian
trôi đi sau khi phá giá, cán cân thương mại sẽ giảm xuống đáy đường cong J nhưng
sau đó sẽ tăng và vượt lên trên vị trí ban đầu.
3.4.3. Độ co giãn với chính sách thương mại và chính sách đầu tư
Đối với những hàng hóa cần thiết cho nền kinh tế nhưng với trình độ sản xuất
hiện tại trong nước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu. Những hàng hóa này
không có hàng hóa thay thế nên độ co giãn của cầu theo giá của hàng hóa này trong
nước là rất thấp (cầu ít co giãn). Khi chính phủ đưa ra những chính sách thương mại
cần hết sức chú ý đối với những hàng hóa này. Vì nếu chính phủ tiến hành đánh thuế
những hàng hóa này sẽ làm cho giá cả tăng lên, nhưng do cầu ít co giãn nên nhập
khẩu không thay đổi nhiều. Do vậy, có thể ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước
và làm lạm phát gia tăng.
Trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất cả các quốc
gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển không chỉ quan tâm đến việc
gia tăng đầu tư mà phải chú ý đến cơ cấu đầu tư. Như phần nghiên cứu trên về độ co
giãn của cầu đối với thu nhập, chúng ta biết rằng khi thu nhập tăng lên thì cầu đối
với hàng hóa xa xỉ có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập ( E XD, I >1), cầu hàng
hóa thiết yếu tốc độ tăng nhỏ hơn (0< E XD, I <1), hàng hóa thứ cấp cầu giảm đi ( E XD, I
<0). Vì vậy, khi thực hiện đầu tư các nhà đầu tư cần quan tâm đến cơ cấu đầu tư để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khi thu nhập của nền kinh tế ngày càng tăng,
góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

2
Marshall-Lerner condition, http://textbook.stpauls.br/International/page_86.htm
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1. Hãy phân biệt độ dốc và độ co giãn? Tại sao độ co giãn là đại lượng đo lường
không đơn vị?
Câu 2. Tại sao trên cùng một đường cầu tuyến tính độ co giãn theo giá khác nhau tại
mỗi điểm của đường cầu?
Câu 3. Tại sao độ co giãn của cung và cầu ảnh hưởng đến gánh nặng thuế mà người
sản xuất và người tiêu dùng phải chịu?
Câu 4. Tại sao để thu được nhiều thuế chính phủ nên đánh thuế các hàng hóa có cầu
ít co giãn?
Câu 5. Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá, mức chi và doanh
thu?
Câu 6. Tại sao độ co giãn của cung và cầu theo giá thay đổi theo thời gian?
Câu 7. Độ co giãn chéo của cầu theo giá của hàng hóa liên quan là gì? Tại sao độ co
giãn này có thể có giá trị dương và âm?
Câu 8. Độ co giãn của cầu theo thu nhập là gì? Ý nghĩa của độ co giãn này?
Câu 9. Tại sao khi được mùa người nông dân thường không phấn khởi?
Câu 10. Khi thu nhập của nền kinh tế tăng nhà đầu tư nên điều chỉnh cơ cấu đầu tư
như thế nào?
Câu 11. Cầu thị trường về vải thiều ở Việt nam tương đối ít co giãn.
a. Do thời tiết thuận lợi, vải thiều được mùa bội thu. Tuy nhiên, người trồng vải thiều
không cảm thấy vui vì điều này? Tại sao? Minh họa bằng đồ thị.
b. Theo bạn, Chính phủ cần làm gì để hỗ trợ người trồng vải thiều?
Câu 12. Cầu thị trường về chanh leo ở Việt Nam tương đối ít co giãn.
a. Thời tiết không thuận lợi, chanh leo không được mùa. Điều này khiến doanh thu
của người nông dân tăng hay giảm? Tại sao?
b. Viện Nông nghiệp vừa nghiên cứu và tìm ra giống chanh leo mới, ra quả quanh
năm với năng suất cao. Điều này tác động như thế nào đến thị trường chanh leo thời
gian tới?
Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị
Câu 13. Xét cầu hàng hóa A là đường thẳng, có hệ số co giãn của cầu theo giá EDP=
-1,3.
a. Nếu giá hàng A trên thị trường tăng 10%, lượng cầu hàng A thay đổi bao nhiêu
%?
b. Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng A tăng, điều này tác động đến giá và sản
lượng cân bằng trên thị trường hàng A như thế nào? Minh họa các câu trả lời trên
bằng đồ thị
Câu 14. Giả sử hàm cầu của hàng hóa X được biểu diễn như sau:
QD = -2I + 50.
Trong đó I là thu nhập tính bằng triệu đồng và Q tính bằng chiếc.
a. Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hóa X tại mức thu nhập I 0
= 8 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế? Hàng hóa X thuộc loại hàng hóa gì?
b. Tính hệ số co giãn khoảng của cầu đối với thu nhập nếu thu nhập tăng từ 8 triệu
đồng lên 12 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế?
Câu 15. Một công ty ước lượng được hàm cầu đối với sản phẩm của mình như sau:
QXD = 120 + 10PY.
Trong đó QXD là lượng cầu đối với hàng hóa X do công ty cung cấp và PY là giá của
hàng hóa Y có liên quan đến hàng hóa X.
a. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá PY = 3. Nêu ý nghĩa kinh tế? X và Y là hai
hàng hóa thay thế hay bổ sung nhau trong tiêu dùng?
b. Tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo giá khi PY nằm trong khoảng giá (3 –5).
Nêu ý nghĩa kinh tế.

You might also like