Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề tài số 2 – Nhóm 3

Câu 1:
a.Đặc điểm của hình thức cho vay chiết khấu? Nguyên tắc và phương pháp kế toán
nghiệp vụ cho vay chiết khấu? Cho ví dụ minh họa?
Cho vay chiết khấu thực chất là nghiệp vụ cấp tín dụng trong đó, NHTM mua lại các giấy
tờ có giá theo giá trị theo giá trị hiện tại (PV) tại thời điểm mua lại, và có được trái quyền
(quyền đòi nợ) đối với người phát hành thương phiếu khi đến hạn.
Xét trên góc độ quyển lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, có 2 loại chiết khấu:
+ Chiết khấu miễn truy đòi: là loại chiết khấu trong đó TCTD mua hẳn thương phiếu
theo giá trị hiện tại và khi đáo hạn, chỉ có quyền đòi người phát hành, không có quyền đòi
KH vay chiết khấu.
+Chiết khấu truy đòi: là loại chiết khấu trong đó, TCTD mua lại thương phiếu theo giá
trị hiện tại và có quyền đòi người phát hành khi đáo hạn. Tuy nhiên nếu người phát hành
không có khả năng thanh toán thì TCTD có quyền truy đòi đến KH vay chiết khấu.
*Nguyên tắc và phương pháp kế toán nghiệp vụ cho vay chiết khấu.
o Tính toán số tiền chiết khấu
Số tiền cho vay chiết khấu (PV) được tính theo công thức toán tài chính, theo đó PV phụ
thuộc vào Lãi suất chiết khấu và thời hạn còn lại của thương phiếu.
PV=FV × (1+i)"
Trong đó:
+ PV: Số tiền cho vay chiết khấu (giá trị hiện tại)
+ FV: Giá trị nhận được khi đáo hạn trong tương lai
+ i: Lãi suất chiết khấu
+ n: Thời hạn còn lại của thương phiếu (Kỳ)
Từ công thức trên, ta có thể tính được DV (Số chênh lệch giữa giả trị nhận được trong
tương lai của thương phiếu FV với giá trị hiện tại PV) là số lãi phát sinh của nghiệp vụ
cho vay chiết khấu thương phiếu:
DV=FV-PV
o Hạch toán giai đoạn cho vay
Sau khi tính toán được số tiền cho vay (PV) kế toán lập chứng từ hạch toán:
Nợ TK chiết khấu thương phiếu và GTCG (2211)/ Nợ đủ tiêu chuẩn
Có: - TK Tiền gửi của KH vay chiết khấu (4211), hoặc
- TK tiền mặt (1011)
Thông thường khi vay chiết khẩu, KH phải trả một khoản lệ phí hoa hồng chiết khấu. Kế
toán lập chứng từ, hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt hoặc tiền gửi của KH vay: Phí
Có: TK thu phí nghiệp vụ chiết khấu (717) : Phí
- Định kỳ (hàng tháng), kế toán tính và hạch toán lãi dự thu:
Nợ: TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (3941): DV/n (kỳ)
Có: TK thu lãi cho vay (702): DV/n (kỳ)
o Hạch toán giai đoạn thu nợ
Đến hạn thanh toán, NH sẽ yêu cầu tổ chức phát hành thương phiếu, GTCG thanh toán.
Đối với loại chiết khấu truy đòi, nếu người phát hành thương phiếu không có khả năng
thanh toán thì NH có quyền truy đòi đến KH vay chiết khấu. Kế toán hạch toán:
Nợ TK tiền mặt (1011, 4211/KH) : FV = PV + DV
Có TK Cho vay chiết khấu (TK2211) : Số tiền cho vay chiết khấu (PV)
Có TK lãi phải thu (3941). : Lãi (DV)
Trường hợp khoản vay không được thanh toán đúng hạn thì kế toán sẽ chuyển sang tài
khoản nợ thích hợp và trích lập dự phòng rủi ro.
*Ví dụ minh họa:
Công ty An có một hợp đồng bán hàng trị giá 100.000 đô la. Tuy nhiên, công ty An cần
một số tiền ngay lập tức để đáp ứng chi phí mua nguyên vật liệu.
Ngân hàng B thỏa thuận cho An vay chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu là 80%. Theo thỏa
thuận, NH B sẽ cung cấp một khoản vay tương đương 80% giá trị hợp đồng bán hàng, tức
là 80.000 đô la, cho công ty An.
Sau khi ký kết thỏa thuận, công ty An nhận được ngay lập tức 80.000 đô la từ NH B và sử
dụng số tiền này để mua nguyên vật liệu.
Trong thời gian tới, công ty An sẽ phải trả lại số tiền vay là 80.000 đô la cho NH B. Tuy
nhiên, công ty An sẽ không trả lại giá trị đầy đủ của hợp đồng bán hàng, mà chỉ trả lại
một phần của nó do đã được chiết khấu.
b. Đặc điểm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán vốn giữa các
ngân hàng thương mại? Những vấn đề đặt ra đối với thanh toán không dùng tiền mặt và
thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại? Trình bày nguyên tắc và phương pháp kế
toán thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại?
1, Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:
*Đặc điểm và những vấn đề đặt ra
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không có
sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người
chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông
qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, xét về góc độ kế toán, kế toán nghiệp vụ thanh toán KDTM là thực hiện các bút
toán bằng đồng tiền ghi sổ hay bút tệ.
Theo các văn bản pháp quy này thì hiện nay có 5 hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế, đó
là:
+ Séc
+ Ủy nhiệm chỉ hoặc lệnh chí
+ Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu
+ Thẻ ngân hàng
+ Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu...theo quy định của pháp
luật có liên quan.
- Vai trò:
+ Đối với Ngân hàng, ngân hàng được quản lý nguồn vốn trong thời gian thanh toán nên
thanh toán không dùng tiền mặt phát triển có thể giúp ngân hàng tăng cường nguồn vốn
huy động giá rẻ. Ngoài ra trong khi thực hiện hoạt động thanh toán cho khách hàng, ngân
hàng có điều kiện khai thác được thông tin của khách hàng và kiểm soát việc sử dụng vốn
vay của khách hàng đối với hoạt động tín dụng.
+ Đối với khách hàng, thanh toán qua ngân hàng mang đến một phương tiện thanh toán
an toàn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đẩy mạnh tốc độ tiêu dùng.
+ Đối với nền kinh tế, do thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bằng
chuyển khoản nên đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát hành cũng như lưu thông tiền
mặt, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Cuối cùng, khi thanh toán không dùng
tiền mặt phát triển, nhà quản lý có căn cứ để hoạch định và thực thi các chính sách tiền tệ.
*Nguyên tắc và phương pháp kế toán thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ nhất: Các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tài
khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản.
Thứ hai: Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở
lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. Người mua phải chuẩn bị
đầy đủ phương tiện thanh toán (số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán hoặc hạn mức thấu chi nếu có) để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy
đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán.
Nếu người mua chậm trễ thanh toán; hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt
theo chế độ thanh toán hiện hành.
Thứ ba: Người bán hay cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả
chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ
kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán; đồng thời phải kiểm soát
kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán.
Thứ tư: Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán:
- Chỉ trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng
khi có lệnh của người chỉ trả (thể hiện trên các chứng từ thanh toán). Trường hợp không
cần có lệnh của người chỉ trả (không cần có chữ ký của chủ tài khoản trên chứng từ) chỉ
áp dụng đối với một số hình thức thanh toán như uỷ nhiệm thu, hay lệnh của toà kinh tế.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách
hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh
doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hoá. Cung cấp đầy đủ các chứng từ sử
dụng trong quá trình thanh toán chọ khách hàng.
- Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, an
toàn tài sản. Nếu để chậm trễ hay hạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng
trong quá trình thanh toán thì phải chịu phạt để bồi thường cho khách hàng theo chế tài
chung.
- Tài khoản sử dụng:
Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ/ngoại tệ - 4211/4221
TK Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ - 427/428
Trong đó:
✓ TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc - 4271/4281
✓ TK Tiền gửi để mở thư tín dụng - 4272/4282
✓ TK Tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ - 4273/4283
2, Thanh toán vốn giữa các NHTM
*Đặc điểm và những vấn đề đặt ra
Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng
nhằm tiếp tục quá trình thanh toán tiền giữa các đơn vị tổ chức kinh tế cá nhân với nhau
mà họ không cùng mở tài khoản tại một NH và thanh toán vốn nội bộ giữa các đơn vị
trong ngành NH.
+ Xuất phát từ nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa các khách hàng không
cùng mở TK tại cùng một ngân hàng đòi hỏi phải tổ chức nghiệp vụ TT giữa các NH.
+ Xuất phát từ nhu cầu chuyển tiền của các tổ chức và cá nhân khác địa phương.
+ TT giữa các NH còn xuất phát từ yêu cầu tập trung và phân phối vốn thuộc NSNN, của
các ngành và nhu cầu điều hoà vốn của các NH.
- Ý nghĩa:
+ Thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các NH là góp phần quan trọng vào việc
đáp ứng tốt các yêu cầu của thanh toán của nền kinh tế: nhanh chóng, chính xác, thuận
tiện và an toàn tài sản. Từ đó tập trung được công tác thanh toán KDTM vào NH và phát
huy tốt tác dụng của thanh toán KDTM đối với sự phát triển của nền KTQD.
+ Góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí lưu thông
+ Thanh toán vốn giữa các NH góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm chi phí trong quá
trình tập trung và phân phối vốn. Tạo điều kiện dể tổ chức tốt công tác điều hòa vốn trong
hệ thống ngân hàng.
-Điều kiện để tổ chức thanh toán vốn giữa các NH:
+ Về điều kiện pháp lý: Các chế độ kế toán về nghiệp vụ thanh toán KDTM gồm các hình
thức thanh toán KDTM, phương thức thanh toán vốn giữa các NH phải được xây dựng
đồng bộ và hoàn thiện.
+Về điều kiện kinh tế: các NH phải quản lý vốn tốt, luôn đảm bảo có đủ khả năng thanh
toán.
+Về điều kiện kỹ thuật: Phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để đảm bảo thanh
toán nhanh nhạy, thông suốt nhằm đáp ứng được nhu cầu thanh toán đa dạng, an toàn.
Phải có đội ngũ cán bộ NH đã trình độ vận hành các thiết bị và phần mềm thanh toán hiện
đại
*Nguyên tắc và phương pháp kế toán thanh toán vốn giữa các NHTM
Có 4 phương thức thanh toán vốn giữa các NHTM.
o Thanh toán điện tử
Chứng từ sử dụng:
- Chứng từ thu tiền mặt
 Giấy nộp tiền (dùng cho KH nộp tiền vào NH)
 Phiếu thu (dùng cho nội bộ KH)
 Uỷ nhiệm thu
- Chứng từ chi tiền mặt
 Séc lĩnh tiền mặt (dùng cho KH lĩnh tiền từ TKTG)
 Giấy lĩnh tiền mặt (dùng cho trường hợp cho vay)
 Phiếu chi (dùng cho nội bộ NH)
 Ủy nhiệm chi
Tài khoản sử dụng:
- TK 5191: Điều chuyển vốn
- TK 4211: Tiền gửi ko kỳ hạn (tiền gửi của KH trong nước bằng đồng Việt Nam)
- TK 4599: Các khoản chờ thanh toán khác
- TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị (tiền mặt bằng đồng Việt Nam)
- TK thanh toán vốn giữa các NH
o Thanh toán bù trừ
Chứng từ sử dụng:
- Chứng từ gốc làm cơ sở lập Lệnh thanh toán: Các chứng từ thanh toán sử dụng để
chuyển tiền theo quy định hiện hành (chứng từ thanh toán không dùng tiền
- Chứng từ ghi sổ: Các Lệnh thanh toán và các Bảng kết quả TTBT điện tử do
NHNN quy định. Lệnh thanh toán dưới dạng chứng từ điện tử phải đáp ứng các
chuẩn dữ liệu do NHNN quy định.
Tài khoản sử dụng:
- TK 5011 - Thanh toán bù trừ NH chủ trì TK toán bù trừ NHTV
- TK 5012 – Thanh toán bù trừ NHTV
- Các TK khác: TK 4211, 1011, 1031,…
o Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN
Chứng từ sử dụng:
- Chứng từ gốc làm cơ sở lập Lệnh thanh toán: Các chứng từ thanh toán sử dụng để
chuyển tiền theo quy định hiện hành (chứng tử thanh toán không dùng tiền mặt)
- Chứng từ ghi sổ: Các Lệnh thanh toán và các Bảng kết quả TTBT điện tử do
NHNN quy định. Lệnh thanh toán dưới dạng chứng từ điện tử phải đáp ứng các
chuẩn dữ liệu do NHNN quy định.
Tài khoản sử dụng:
- Tại NHNN mở TK TG của các TCTD - TK 4531
- Tại các NHTM, TCTD mở TK tiền gửi tại NHNN - TK 1113
o Thanh toán điện tử liên ngân hàng
Chứng từ sử dụng:
- Chứng từ gốc: Các chứng từ thanh toán sử dụng để chuyển tiền theo quy định hiện
hành (chứng từ thanh toán không dùng TM). Chứng từ ghi số: Các Lệnh thanh
toán; yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh | toán, Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên,
Tổng hợp giao dịch thành viên
Tài khoản sử dụng:
*Tại hội sở chính (HSC) của các NHTM
- TK 1113 – Tiền gửi tại NHNN
- TK 5012-Thanh toán bù trừ của NHTV
- TK 5192 – Thu hộ, chỉ hộ (mở chi tiết cho từng đơn vị NHTV có tham gia hệ thống
thanh toán điện từ liên ngân hàng).
* Tại các đơn vị thành viên
- TK 5012-Thanh toán bù trừ của NHTV
- TK 5192 – Thu hộ, chỉ hộ (mở chi tiết TK thanh toán với HSC)

You might also like