Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nhiệm vụ 1 : Phân tích sự cần thiết và xu thế phát triển của chuyên ngành đào tạo em đang học.

Ngành học của em hiện nay đã giúp cho người học đáp ứng yêu cầu đặt ra của nguồn nhân lực
trong lĩnh vực được đào tạo trong bối cảnh hiện nay như thế nào?

Nhiệm Vụ 1: Phân tích sự cần thiết và xu thế phát triển của chuyên ngành đào
tạo em đang theo học.

- Sự cần thiết của chuyên ngành ngữ văn:

+ Sư phạm Ngữ văn là ngành đào tạo giáo viên có đầy đủ kiến thức giảng dạy
tại các trường phổ thông đại trà, trường chuyên, trường chất lượng cao và các cơ sở
giáo dục chuyên nghiệp. Giáo viên thuộc ngành Sư phạm Văn học vừa có năng lực
chuyên môn vừa có sức khỏe tốt để phục vụ cho việc đổi mới chương trình phố thông
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Đáp ứng yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Sinh viên theo học ngành này phải là những người thực sự yêu văn học, có
kiến thức và khả năng đánh giá, nhận định sâu sắc về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các
bạn sẽ cần có kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt thông tin nói và viết
thật tốt, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm nhanh nhạy…
+ Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và
giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo
dục và khoa học cơ bản, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu
nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới.
+ Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung
học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, làm cán bộ quản lý giáo
dục, phụ trách chuyên môn tại các sở giáo dục và đào tạo…; sinh viên có thể học tiếp
sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) các ngành: Văn học Việt Nam, Văn học
nước ngoài, Ngôn ngữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy Văn học; Lý luận và
phương pháp giảng dạy Tiếng Việt.
- Xu thế phát triển của ngành em đang theo học:
+ Nhu cầu tuyển dụng giáo viên đang tăng cao qua hằng năm, tuy nhiên để
kiếm được một giáo viên thực sự tận tâm với nghề và có đủ kiến thức thì rất khó. Vì
vậy sinh viên ra trường thất nghiệp và làm trái ngành rất nhiều trong những năm qua,
nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn tồn tại. Nhìn vào tình trạng sinh viên ra
trường thất nghiệp hằng năm lửa nhiệt huyết của các bạn cũng bị giảm đi dần. Những
học sinh giỏi không còn mấy thiết tha với sư phạm nữa, về nhu cầu tuyển dụng của
nghề giáo, ngành sư phạm bây giờ đã giảm sức hút đối với thí sinh, mặc dù số lượng
sinh viên hằng năm ra trường không nhỏ nhưng họ lại không đủ đam mê với nghề,
hoặc vì “lương giáo viên bèo” mà họ đành tập gác lại những khát vọng đứng trên bục
giảng của mình. Về chất lượng giáo viên ngày nay vẫn còn những giáo viên thực sự
yêu nghề họ luôn hy sinh tất cả vì học sinh của mình, cùng với sự vững chắc về
chuyên môn họ đã đưa những “chuyến đò” của mình cập bến thành công .
+ Tuy nhiên vì có một số người theo sư phạm chỉ vì tiếng nên họ thường bỏ qua
cái tâm của mình, tạo cho học sinh của mình không ít những khó khăn trong việc học
thêm vào đó là những người chưa vững kiến thức chuyên ngành nhưng lại không chịu
học hỏi đã tạo nên những lỗ hổng lớn trong quá trình học tập của học sinh.
+ Sự phát triển của ngành sư phạm ngữ văn trong tương lai sẽ góp phần rất lớn
trong việc đào tạo những nhân tài, biến những người chưa tốt trở nên có ích cho xã
hội. Vì xã hội đang phát triển nên việc đầu tư vào con người ngày càng cao và dĩ
nhiên người thực hiện nó không ai phù hợp hơn là những giáo viên ngữ văn có tâm
đó.
+ Kết hợp với chất lượng đào tạo giáo viên ngày càng tăng thì chắc chắn sẽ cho
ra lò một đội ngũ giáo viên ngữ văn có chất lượng. Từ đó người giáo viên văn tương
lai cũng sẽ phát triển hơn nhờ sự phát triển của công nghệ. Những cử nhân sư phạm
ngữ văn cũng có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn. Nếu như không muốn ngày ngày
phải lên giảng đường thì có thể tham gia dạy các lớp học trực tuyến, nó vừa mới lạ,
vừa linh hoạt đỡ bị nhàm chán.
+ Học ngành Sư phạm Ngữ văn không chỉ bó hẹp với phạm vi công việc là đi
dạy học. Đây là một ngành học có việc làm khá đa dạng, các bạn cư nhân ngành này
có thể làm việc ở nhiều vị trí chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị khác nhau. Ví dụ
như:
*. Giảng viên, giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS,
THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo chuyên ngành Văn học. Công
việc này chiếm phần đa trong những việc làm sinh viên Sư phạm Ngữ văn sẽ chọn
theo sau khi ra trường.
*. Cán bộ phụ trách môn Ngữ văn tại các phòng/sở Giáo dục và Đào tạo
từ cấp Trung ương đến địa phương.
* Nhà nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn
học, văn hóa, ngôn ngữ… trên cả nước. Công việc này đòi hỏi bạn có kiến thức sâu
rộng về ngành học cũng như khả năng đánh giá tính nghệ thuật trong văn học cao.
* Biên tập viên, phóng viên tại các đài phát thanh, truyền hình, biên tập
viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông. Có lẽ
các bạn nghĩ rằng học sư phạm thì không thể làm báo nhưng thực chất rất nhiều sinh
viên tốt nghiệp theo ngành báo chí và thành công đó nhé.
* Cán bộ công tác chuyên môn tại các cơ quan, tổ chức liên quan kiến
thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội chính phủ
và phi chính phủ,…
+ Hơn thế nữa sinh viên sư phạm ngày nay không còn cứng nhắc mà cực kỳ
năng động, các công việc biên chế không còn là tất cả đối với họ nữa, nếu không dạy
trường công được họ vẫn có thể dạy các trường tư để phát triển bản thân mình theo
một hướng khác. Hiện nay ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân muốn bước
chân vào lĩnh vực giáo dục, chính nó đã tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các
bạn sinh viên sư phạm mới ra trường. Chính vì những lý do trên mà ngành sư phạm
ngữ văn trong tương lai sẽ tiến bộ vượt bậc hơn tạo thêm nhiều điểm nhấn cho xã hội.
Ngành học Ngữ Văn hiện nay đã giúp cho người học đáp ứng yêu cầu đặt ra của
nguồn nhân lực trong lĩnh vực được đào tạo trong bối cảnh hiện nay như thế nào?
 Về phẩm chất :
- Hoàn thiện tiêu chí về phẩm chất, năng lực nhà giáo đáp ứng yêu cầu của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Yêu thiên nhiên; tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các
hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Hiểu và chấp hành
nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Yêu quê hương, yêu đất nước; giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Nhận thức được ba giá trị cốt lõi làm nền tảng cho hệ giá trị nghề dạy
học trong thời đại hiện nay là: giá trị liên quan đến người học; ý nghĩa
tác động sư phạm của giáo dục; trách nhiệm giáo dục mà xã hội giao
phó.
- Yêu nghề, tận tâm với nghề, tạo dựng được niềm tin và tự hào về nghề
dạy học.
 Về năng lực
- Dạy Văn là dạy ngôn ngữ và văn học, nhưng cũng thông qua đó để dạy
đạo làm người chuẩn mực góp phần xây dựng xã hội, phát triển, xây
dựng con người Việt Nam ngày càng tốt đẹp và tiến bộ.
- Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã
hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ để tranh luận về những vấn
đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau, có thái độ cầu thị và văn hoá
tranh luận phù hợp, chuẩn mực
- Có kĩ năng thuyết trình, diễn thuyết linh hoạt.
- Năng lực tự chủ và thích ứng với những thay đổi và các năng lực giao
tiếp và hợp tác
- Có hiểu biết cơ bản về nền văn hoá dân tộc và những vấn đề kinh tế - xã
hội
- Phát triển được văn hoá cá nhân để tạo dựng đời sống tinh thần phong
phú và lối sống có văn hoá phù hợp với chuẩn mực xã hội, phù hợp với
môi trường nhà trường.
- Vận dụng được năng lực thẩm mỹ , năng lực tư duy ngôn ngữ và văn
học.
- Vận dụng được năng lực của tiếp ngôn ngữ và văn học.
- Nhận biết được vai trò của Ngữ văn trong thế giới hiện đại, đặc biệt
trong kỉ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
- Giải thích được mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn học với thực tại đời
sống.
- Vận dụng được tiến trình sử dụng tri thức Ngữ văn để giải quyết các vấn
đề thực tiễn
- Vận dụng được trí thức giáo dục tổng quát và trí thức Ngữ văn vào việc
hình thành và phát triển năng lực chung, năng lực Ngữ văn cho người
học và năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực dạy học môn Ngữ Văn ở
nhà trường phổ thông.
- Năng lực sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn dẫn của giáo
viên.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động
chuyên môn

You might also like