Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Khẳng định Đúng/ Sai


7.1 Người say rượu gây ra thiệt hại luôn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại
-> Khẳng định sai
Vì không chỉ người say rượu chịu TN BTTH mà trong một số trường hợp khác
theo K2. Đ596 BLDS 2015 cũng phải chịu TN BTTH
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác
lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Tình huống 1
Trong trường hợp trên Nguyễn gây ra hành vi thiệt hại về tài sản và trường học
phải chịu trách nhiệm BTTH do hành vi Nguyễn gây ra theo K1,2. Đ584. BLDS
2015 và K1. Đ599. BLDS 2015
Trường hợp trên đã đủ các điều kiện phát sinh bao gồm:
+ Đã có thiệt hại xảy ra về tài sản là vỡ kính xe ô tô của ông Toàn
+ Có hành vi trái pháp luật là ném đá làm vỡ kính xe ô tô
+ Mối quan hệ nhân quả là ném đá dẫn đến vỡ kính xe ô tô
+ Có lỗi cố ý của người thực hiện hành vi gây thiệt hại là Nguyễn
Do đó Nguyễn đã gây ra những thiệt hại về tài sản. Và trong trường hợp trên
trường học phải bồi thường thiệt hại do hành vi của Nguyễn gây ra do Nguyễn
thực hiện hành vi khi chưa đủ 15 tuổi (lớp 5 tức là 10 tuổi) và Nguyễn thực hiện
hành vi trong thời gian trường học quản lý cụ thể là trong giờ học, Nguyễn đã
xin phép cô Vân đang dạy Toán cho phép ra ngoài với lý do có nhu cầu vệ sinh
cá nhân và cô Vân cho phép ra ngoài theo yêu cầu của Nguyễn và nhân cơ hội
đó Nguyễn đã vượt tường bao quanh trường ra ngoài, trong thời gian đó Nguyễn
ở ngoài trường đã ném đá làm vỡ kính xe ô tô.
Các thiệt hại về tài sản mà Nguyễn đã gây ra là vỡ kính xe ô tô của ông Toàn trị
giá 8.000.000 đồng (Đ589. BLDS 2015) và nhà trường bồi thường thiệt hại
theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại K1. Đ585. BLDS 2015. Do đó, nhà trường
sẽ có thể phải bồi thường cho ông Toàn là 8 triệu đồng
Trong trường hợp nhà trường chứng minh mình không có lỗi trong trường hợp
quản lý học sinh của mình do học sinh tự ý vượt tường bao quanh thì trường
hợp này, hành vi gây thiệt hại của Nguyễn dưới 15 tuổi thì cha, mẹ, người giám
hộ của Nguyễn sẽ là người phải BTTH cho ông Toàn theo K3. Đ599. BLDS
2015 và K2. Đ586. BLDS 2015. Việc bồi thường dựa trên nguyên tắc tại K1.
Đ585. BLDS 2015 và mức bồi thường do tài sản bị xâm phạm (Đ589.BLDS
2015) có thể là 8 triệu đồng.
Trường hợp, ông Toàn và nhà trường hoặc cha, mẹ, người giám hộ của Nguyễn
không đưa ra được thỏa thuận về bên chịu TN BTTH thì ông Toàn có quyền
khởi kiện yêu cầu BTTH theo Đ588.BLDS 2015.

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khá
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật
hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà
con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi
thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất
năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp
nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà
gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản
lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi,
người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường

You might also like