Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Tại sao ta lại quên?

Mặc dù bạn có thể thắc mắc tại sao trí nhớ mình lại kém như vậy, thì quên vẫn là một phần của
đời sống và con người ta quên mọi thứ nhanh một cách đáng kinh ngạc. Nghiên cứu đã phát
hiện có xấp xỉ 56% thông tin bị quên đi trong một tiếng, 66% sau một ngày và 75% sau 6 ngày.

While you might find yourself wondering why is my memory so bad, forgetting is part of life and
people forget surprisingly fast. Research has found that approximately 56% of information is
forgotten within an hour, 66% after a day, and 75% after six days.1

Nguồn: Knowable Magazine


Thực tế là mặc dù não bộ có thể lưu trữ một lượng thông tin khổng lồ, nhưng dung lượng lưu
trữ và khả năng nhớ lại các chi tiết vẫn bị hạn chế. Có một số cách thức và lý do tại sao chúng ta
quên.

The reality is that while the brain is capable of impressive feats, its capacity to store and recall
details is limited. There are a few different ways and reasons that we forget things.
Quên là gì? What Does It Mean to Forget?
Quên là việc mất đi hoặc thay đổi thông tin được lưu trữ trước đó trong bộ nhớ ngắn hạn hoặc
dài hạn. Nó có thể xuất hiện bất thình lình hoặc diễn ra từ từ khi những ký ức ngày xưa dần biến
mất. Mặc dù quên là hiện tượng bình thường nhưng quên quá nhiều hoặc bất thường có thể là
dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Forgetting is the loss or change in information that was was previously stored in short-term or
long-term memory. It can occur suddenly or it can occur gradually as old memories are lost.
While it is usually normal, excessive or unusual forgetting might be a sign of a more serious
problem.
Suy giảm lưu trữ. Decay
Bạn đã bao giờ cảm thấy một mẩu thông tin nào đó vừa mới biến mất ra khỏi bộ nhớ? Hoặc có
thể bạn biết là nó còn ở đó nhưng mãi mà bạn vẫn không nhớ ra được. Việc không thể trích xuất
lại một ký ức là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn quên.
Have you ever felt like a piece of information has just vanished from your memory? Or maybe
you know that it’s there, but you just can’t seem to find it. The inability to retrieve a memory is
one of the most common causes of forgetting.
Vậy tại sao ta lại không thể trích xuất lại thông tin từ bộ nhớ? Một cách giải thích cho tình trạng
này là thuyết suy giảm lưu trữ.

So why are we often unable to retrieve information from memory? One possible explanation of
retrieval failure is known as decay theory.
Theo đó, một đoạn ký ức được tạo ra mỗi khi một thuyết mới được hình thành. Thuyết suy giảm
lưu trữ cho rằng theo thời gian, những đoạn ký ức này bắt đầu phai mờ dần. Nếu thông tin
không được trích xuất và nhớ lại thì cuối cùng nó sẽ biến mất luôn.

According to this theory, a memory trace is created every time a new theory is formed. Decay
theory suggests that over time, these memory traces begin to fade and disappear. If the
information is not retrieved and rehearsed, it will eventually be lost.
Tuy nhiên, có một vấn đề với thuyết này đó là, nghiên cứu đã cho thấy, có những ký ức dù chưa
được nhớ lại hay truy hồi thì vẫn có khả năng lưu lại ổn định trong bộ nhớ dài hạn.

One problem with this theory, however, is that research has demonstrated that even memories
which have not been rehearsed or remembered are remarkably stable in long-term memory.
Nghiên cứu cũng cho thấy não bộ chủ động “tỉa bớt” những ký ức mà chủ thể không sử dụng,
một quá trình có tên là quên chủ động. Khi ký ức mỗi lúc mỗi tích lũy lại thì những đoạn ký ức
không được trích xuất cuối cùng sẽ biến mất.

Research also suggests that the brain actively prunes memories that become unused, a process
that is known as active forgetting. As memories accumulate, those that are not retrieved
eventually become lost.2

Nguồn: Forbes
Gây nhiễu. Interference
Đôi khi con người ta quên vì một hiện tượng gọi là gây nhiễu. Một số ký ức đối chọi với nhau
và gây nhiễu những ký ức khác. Khi thông tin mới khá tương đồng với những thông tin đã lưu
trữ trước đó thì hiện tượng này càng có khả năng xảy ra cao hơn.

Sometimes people forget due to a phenomenon known as interference. Some memories compete
and interfere with other memories. When information is very similar to other information that
was previously stored in memory, interference is more likely to occur.
Có hai dạng gây nhiễu: There are two basic types of interference:
– Gây nhiễu chủ động, xảy ra khi một đoạn ký ức cũ khiến não bộ khó hoặc không thể ghi nhớ
một đoạn ký ức mới.

Proactive interference is when an old memory makes it more difficult or impossible to


remember a new memory.
– Gây nhiễu ngược, xuất hiện khi một thông tin mới cản trở khả năng nhớ lại những thông tin đã
tiếp nhận trước đó.

Retroactive interference occurs when new information interferes with your ability to remember
previously learned information.
Có khi, hành động nhớ lại một thứ gì đó cũng khiến một số thứ khác bị quên đi. Nghiên cứu cho
rằng việc trích xuất lại một số thông tin từ bộ nhớ có thể gây ra tình trạng quên do trích xuất.
Điều này đặc biệt thường gặp khi những gợi ý trích xuất khá tương đồng.

Sometimes the act of remembering something can lead to other things being forgotten. Research
suggests that retrieving some information from memory can lead to retrieval-induced forgetting.
This is particularly common when memory retrieval cues are very similar.3
Mặc dù đây là mọt lý do khiến chúng ta quên nhưng nghiên cứu cũng chứng minh dạng quên
này có thể thực sự giúp con người thích nghi. Bằng cách quên đi một ký ức này để ưu tiên cho
ký ức khác, chúng ta sẽ giảm bớt được khả năng tái xuất hiện tượng gây nhiễu trong tương lai.

While this causes forgetting, research also suggests that this type of forgetting can actually be
adaptive. By forgetting one memory in favor of another, it reduces the chance of interference
happening again in the future.4
Mặc dù gây nhiễu có thể khiến bạn khó nhớ được nhiều thông tin, nhưng bạn vẫn có thể hạn chế
tác động của nó. Ôn lại thông tin mới thường là cách hiệu quả nhất. Bằng cách học thật kỹ
những điều mới, những thông tin cũ sẽ ít đối chọi với những thông tin mới hơn.
While interference can make it difficult to remember some things, there are things you can do to
minimize its effects. Rehearsing new information is often the most effective approach. By
essentially overlearning new things, it is less likely that old information will compete with new.
Không thể lưu trữ. Failure to Store
Đôi khi, việc mất đi thông tin không có liên quan gì nhiều đến việc quên mà có liên đới nhiều
hơn với thực tế rằng thông tin đó chưa bao giờ đi được vào bộ nhớ dài hạn ngay từ đầu. Việc
không thể mã hóa thông tin sẽ ngăn thông tin đi vào bộ nhớ dài hạn.

Sometimes, losing information has less to do with forgetting and more to do with the fact that it
never made it into long-term memory in the first place. Encoding failures sometimes prevent
information from entering long-term memory.
Trong một thí nghiệm kinh điển, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu tham dự viên xác định chính
xác đồng xu Hoa Kỳ trong một nhóm các hình vẽ đồng xu tương tự. Mặc dù mọi người đều khá
quen thuộc với đồ vật hàng ngày này nhưng điều đáng ngạc nhiên là họ rất tệ trong việc phát
hiện ra những chi tiết mấu chốt giúp phân biệt chúng.

In one classic experiment, researchers asked participants to identify the correct U.S. penny out
of a group of drawings of incorrect pennies.5 While people are familiar with this everyday
object, they were surprisingly bad at being able to detect key details.
Lý do ở đây là chỉ những thông tin cần thiết giúp phân biệt đồng xu cần tìm với các đồng xu
khác mới được mã hóa vào bộ nhớ dài hạn. Việc xác định một đồng xu không đòi hỏi ta phải
nhớ chính xác được hình ảnh hoặc chữ in trên đồng xu. Vì thông tin này không thực sự cần thiết
nên hầu hết mọi người chẳng bao giờ ghi nhớ và lưu nó vào trí nhớ.

The reason for this is that only details necessary for distinguishing pennies from other coins
were encoded into your long-term memory. Identifying a penny does not require knowing the
exact image or words found on the coin. Because this information is not really needed, most
people never memorize it and commit it to memory.
Ký ức cũng hay bị đơn giản hóa. Mặc dù bạn có thể nhớ “mại mại” một thứ gì đó nhưng khả
năng cao là bạn sẽ quên khá nhiều chi tiết về nó. Đây thực sự là một chức năng mang tính thích
nghi giúp bạn lưu trữ hiệu quả những thứ quan trọng cần nhớ lại cho tương lai.

Memories also tend to get simplified. While you might remember the overall gist of something,
you are likely to forget many of the details. This is actually an adaptive function that allows you
to efficiently store important things that you need to remember in the future.
Quên chủ động. Motivated Forgetting
Đôi lúc chúng ta chủ động quên đi một số ký ức, đặc biệt là ký ức về những trải nghiệm hoặc sự
kiện khó chịu hoặc gây sang chấn. Những ký ức đau khổ có thể cực kỳ khó chịu và gây lo âu
cho chủ thể, vậy nên nhiều lúc chúng ta muốn xóa bỏ chúng. Hai dạng quên chủ động là đè nén,
một dạng quên có ý thức, và đàn áp, một dạng quên trong vô thức.

Sometimes we may actively work to forget memories, especially those of traumatic or disturbing
events or experiences. Painful memories can be upsetting and anxiety-provoking, so there are
times we may desire to eliminate them. The two basic forms of motivated forgetting are
suppression, which is a conscious form of forgetting, and repression, an unconscious form of
forgetting.
Tuy nhiên, quan niệm những ký ức bị đè nén không được đông đảo các nhà tâm lý học chấp
thuận. Một trong những vấn đề với ký ức bị đè nén là rất khó, thậm chí không thể nghiên cứu
bằng khoa học để biết được liệu nó có phải là một ký ức đã bị đè nén hay không.

However, the concept of repressed memories is not universally accepted by all psychologists.
One of the problems with repressed memories is that it is difficult, if not impossible, to
scientifically study whether or not a memory has been repressed.
Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý rằng các hoạt động tinh thần như ôn lại và nhớ lại là những cách
quan trọng giúp tăng cường trí nhớ, và ký ức về những sự kiện đau buồn hoặc gây sang chấn sẽ
cực ký ít được chủ thể nhớ lại, thảo luận hoặc ôn lại.

Also note that mental activities such as rehearsal and remembering are important ways of
strengthening memory, and memories of painful or traumatic life events are far less likely to be
remembered, discussed, or rehearsed.
Việc quên đi những ký ức đau buồn và sang chấn có thể giúp ta ứng phó tốt hơn. Mặc dù những
sự kiện này sẽ không thể bị quên đi hoàn toàn nhưng việc quên đi những chi tiết nổi bật nhất có
thể giúp làm “nhòa bớt” những cảm xúc khó khăn gắn liền với những ký ức ấy và khiến ta dễ
dàng chung sống với chúng hơn.

Forgetting painful memories and traumas may help people cope better. While these events
might not be entirely forgotten, forgetting the vivid details can help blunt the difficult emotions
that are attached to those memories and make them easier to live with.
Nguồn: Borderline24
Những lý do khác khiến bạn quên. Other Reasons Why You Forget
Có nhiều yếu tố khác đóng vai trò trong việc khiến bạn quên đi. Những nguyên do khác khiến
bạn quên bao gồm:

There are also a number of other factors that can play a role in why people forget. Other
common causes of forgetfulness include:
– Chất có cồn: Uống chất có cồn có tác động tiêu cực lên trí nhớ, vậy nên mỗi ngày bạn không
nên uống quá 1 hoặc 2 ly tiêu chuẩn.

Alcohol: Drinking alcohol can have a negative effect on memory, so it is best to stick to no more
than one or two drinks per day.
– Trầm cảm: Các triệu chứng thường gặp của trầm cảm bao gồm tâm trạng đi xuống, mất hứng
thú, nhưng tình trạng khó tập trung và hay quên cũng xuất hiện trong các rối loạn trầm cảm.

Depression: Common symptoms of depression include low mood and loss of interest, but
difficulty concentrating and forgetfulness can also occur with depressive disorders.
– Thiếu ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong củng cố trí nhớ, vậy nên thiếu ngủ có thể
tác động tiêu cực lên trí nhớ của bạn.

Lack of sleep: Sleep plays an important role in memory consolidation, so a lack of quality sleep
can have a negative impact on your memory.
– Thuốc điều trị: Một số thuốc điều trị có thể ảnh hưởng lên trí nhớ bao gồm thuốc chống trầm
cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng và cảm lạnh.

Medications: Some medications can affect memory including antidepressants, sedatives, and
cold and allergy medications.
– Căng thẳng: Căng thẳng quá mức, cả cấp tính và mãn tính, đều đóng vai trò khiến bạn hay
quên.

Stress: Excessive stress, both acute and chronic, can also play a role in causing forgetfulness.
Nguồn: Bustle
Nếu bạn lo lắng về tật hay quên của mình hoặc nó song hành với những triệu chứng khác, thì
hãy trao đổi với y bác sĩ. Can thiệp sớm có thể giúp cải thiện kết quả điều trị ở một số vấn đề và
bệnh lý về trí nhớ, vậy nên bạn cần tìm kiếm giúp đỡ ngay.

If you are concerned about your forgetting or if it is accompanied by other symptoms, talk to
your doctor. Early intervention may help improve outcomes for some memory problems and
conditions, so it is important to seek help right away.
Làm sao để hạn chế tình trạng quên. How to Minimize Forgetting
Mặc dù lâu lâu quên đôi chút là không tránh khỏi nhưng có một số thứ bạn có thể làm để giúp
lưu trữ lâu hơn những thông tin quan trọng. Một số thực hành có thể giúp giảm chứng hay quên
bao gồm:

While some forgetting is inevitable, there are some things you can do to help cement important
information in your memory. Some practices that may help reduce forgetfulness include:
– Tập thể dục: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp nhanh chóng cải thiện chức
năng ghi nhớ. Bạn không cần dành hàng giờ liền trên máy chạy bộ hay ở phòng gym. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chỉ cần tập luyện nhẹ nhàng bình thường là đã nhanh chóng giúp cải thiện
trí nhớ rồi.

Exercise: Research suggests that exercise can lead to rapid improvements in memory function.
There’s no need to spend hours on the treadmill or at the gym to get this benefit. Results suggest
that brief, very light exercise leads to quick enhancements in memory function.6
– Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc cực kỳ quan trọng cho sức khẻo thể chất và tinh thần. Mặc dù giấc
ngủ sẽ khác nhau ở mỗi người nhưng nhìn chung người trưởng thành khuyến nghị nên ngủ từ 7
đến 9 tiếng mỗi đêm.

Get plenty of sleep: Adequate sleep is essential for both physical and mental health. While sleep
needs can vary, the typical recommendation for adults is seven to nine hours per night.7
– Ôn lại thông tin: Đôi khi cách tốt nhất để lưu trữ điều gì đó vào trí nhớ và giảm khả năng quên
mất nó là sử dụng phương án dự phòng quen thuộc: ôn lại. Hãy thầm nhẩm thông tin nhiều lần
cho đến khi bạn thực sự “khảm” được nó vào bộ nhớ.

Rehearse the information: Sometimes the best way to commit something to memory and reduce
the chances it will be forgotten is to use the old standby: rehearsal. Go over the information
repeatedly until you’ve committed it to memory.
– Viết ra: Khi tất cả những cách trên thất bại thì hãy viết ra những thông tin quan trọng để xem
lại. Trong một số trường hợp, hành động viết ra thực sự có thể giúp bạn nhớ lâu hơn.

Write it down: When all else fails, write down important information so that you can refer to it
later. In some cases, the act of writing it down may actually help you remember it more later.

Nguồn: MomJunction
Mặc dù người ta hay có cái nhìn tiêu cực về tình trạng quên, nhưng nó thực sự có thể giúp cải
thiện trí nhớ. Việc có thể bỏ bớt những ký ức không liên quan và chỉ giữ lại những thông tin
quan trọng sẽ giúp những ký ức đã lưu trở nên vững mạnh hơn, một hiện tượng có tên gọi
là quên thích nghi.

While forgetting is often viewed negatively, it can actually help improve memory. Being able to
let go of irrelevant memories and only hold on to the important information helps keep those
saved memories stronger, a phenomenon known as adaptive forgetting.8
Kết luận. Final words
Mặc dù bạn không thể tránh được tình trạng quên nhưng việc hiểu rõ lý do tại sao ta quên sẽ rất
hữu ích. Có nhiều lý do quyết định tại sao bạn lại quên. Trong một số trường hợp, nhiều yếu tố
có thể ảnh hưởng lên lý do tại sao bạn lại khó nhớ lại thông tin và những trải nghiệm trước đây
như vậy. Việc hiểu được một số yếu tố tác động vào hành vi quên có thể giúp bạn dễ dàng thực
hành những phương thức giúp cải thiện trí nhớ hơn.

While forgetting is not something that you can avoid, understanding the reasons for it can be
useful. There are a number of reasons why you forget. In some cases, a number of factors may
influence why you struggle to recall information and experiences. Understanding some of the
factors that influence forgetting can make it easier to put memory-improvement strategies into
practice.
Tham khảo. Sources
Murre JMJ, Dros J. Replication and analysis of Ebbinghaus’ forgetting curve. Chialvo DR, ed.
PLoS ONE. 2015;10(7):e0120644. doi:10.1371/journal.pone.0120644
Davis RL, Zhong Y. The biology of forgetting—a perspective. Neuron. 2017;95(3):490-503.
doi:10.1016/j.neuron.2017.05.039
Storm BC, Levy BJ. A progress report on the inhibitory account of retrieval-induced forgetting.
Mem Cognit. 2012;40(6):827-43. doi: 10.3758/s13421-012-0211-7
Wimber M, Alink A, Charest I, Kriegeskorte N, Anderson MC. Retrieval induces adaptive
forgetting of competing memories via cortical pattern suppression [published correction
appears in Nat Neurosci. 2018 Oct;21(10):1493]. Nat Neurosci. 2015;18(4):582-589.
doi:10.1038/nn.3973
Nickerson RS, Adams MJ. Long-term memory for a common object. Cognitive Psychology.
1979;11(3):287-307. doi:10.1016/0010-0285(79)90013-6
Suwabe K, Byun K, Hyodo K, et al. Rapid stimulation of human dentate gyrus function with
acute mild exercise. Proc Natl Acad Sci U S A. 2018;115(41):10487-10492. doi:
10.1073/pnas.1805668115
Mander BA, Rao V, Lu B, et al. Prefrontal atrophy, disrupted NREM slow waves and impaired
hippocampal-dependent memory in aging. Nat Neurosci. 2013;16(3):357-364.
doi:10.1038/nn.3324
Nørby S. Why forget? On the adaptive value of memory loss. Perspect Psychol Sci.
2015;10(5):551-78. doi: 10.1177/1745691615596787

You might also like